1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình hình xuất khẩu thủy sản của việt nam

41 657 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 333,86 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết 2. Mục tiêu đề tài 2.1 Mục tiêu tổng quát 2.2 Mục tiêu cụ thể 3. Phương pháp nghiên cứu 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng 4.2 Không gian, thời gian PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM. 1.1Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái quát về thị trường 1.1.1.1 Khái niệm thị trường 1.1.1.2 Vai trò 1.1.2 Khái quát về xuất khẩu 1.1.2.1 Khái niệm về xuất khẩu 1.1.2.2 Vai trò 1.1.2.3 Nhiệm vụ 1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 1.1.3 Khái quát về ngành thủy sản 1.1.4 Vị trí và vai trò xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam 1.2Cơ sở thực tiễn Tình hình xuất khẩu thủy sản thế giới CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU 2.1 Các đặc điểm về nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam. 2.2 Mạng lưới xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 2.3 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản. 2.4 Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2.4.1 Thị trường Mỹ 2.4.2 Thị trường Nhật Bản 2.4.3 Thị trường EU 2.4.4 Các thị trường khác 2.5 Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam 2.5.1 Thị trường xuất khẩu tôm 2.5.2 Thị trường xuất khẩu cá basa, cá basa 2.6 Xu hướng chuyển dịch thị trường xuất khẩu thủy sản 2.7 Khả năng cạnh tranh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đối với các nước trên thế giới 2.8 Đánh giá tình hình thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2.8.1 Kết quả đạt được 2.8.2 Hạn chế tồn tại 2.8.3 Nguyên nhân hạn chế CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 3.1 Một số định hướng 3.2 Giải pháp PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận 2.Kiến nghị PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp thực phẩm cho con người. Đối với Việt Nam đây được coi là ngành kinh tế chiến lược của đất nước, ngành đã có nhiều đóng góp to lớn cho lĩnh vực xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động và góp phần đáng kể cho việc tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO để đảm bảo cho ngành thủy sản hội nhập với nền kinh tế thế giới thì Đảng và Nhà Nước đã có chương trình, chính sách hỗ trợ lớn cho việc chuyển đổi, phát triển ngành thủy sản. Ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt nhiều thành tựu. Đến nay trung bình mỗi năm ngành thủy sản đóng góp khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước và là một trong những nghành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Với tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ cấu mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao, quy mô không ngừng mở rộng ngành thủy sản đã và đang khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện tự do hóa thương mại đang diễn ra mạnh mẽ thì Đảng và Nhà nước chú trọng phát triển ngành thủy sản là điều tất yếu. Mặt hàng thủy sản Việt Nam đã xuất hiện trên 160 quốc gia, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đang được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thế giới đồng thời kèm theo những khó khăn mà ngành thủy sản Việt Nam phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế. Đứng trước những thời cơ và thách thức đó, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh hàng thủy sản của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, mà cụ thể là nâng cao chất lượng các mặt hàng thủy sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là điều rất quan trọng.Vì vậy nhóm chúng em đã chọn đề tài “Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam” nhằm nghiên cứu hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tìm ra những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân gây ra, từ đó đưa ra giải pháp hữu ích nhằm khắc phục những khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản, thực hiện phát triển thủy sản theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá tình hình sản xuất xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang các thị trường khác trong thời gian qua. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn về thị trường xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam - Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu ngành thủy sản và những kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại trong quá trình xuất khẩu thủy sản, từ đó chỉ ra các vấn đề cần giải quyết hoàn thiện và phát triển xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. - Đưa ra các quan điểm, phương hướng và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản trong giai đoạn tới nhằm thực hiện mục tiêu của ngành trước tiến trình hội nhập KTQT và phát triển bền vững ngành thủy sản. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu và các thông tin liên quan đến đề tài qua các báo cáo. - Phương pháp phân tích và xử lí số liệu: Xử lí các số liệu đã thu thập để thiết kế bảng biểu, so sánh được sự biến động xuất khẩu thủy sản qua các năm. -Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu có sẵn để làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu từ năm 2009-2013 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM. 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái quát về thị trường 1.1.1.1. Khái niệm: Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hóa hay dịch vụ cũng như của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hóa. Đó là những mối quan hệ giữa tổng số cung cầu của từng loại hàng hóa cụ thể. Thị trường là nơi mà người mua và người bán đến với nhau thông qua trao đổi thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần thiết. Trên thị trường các quyết định người lao động, người tiêu dùng và của các doanh nghiệp đều tác động đến quan hệ cung cầu thông qua giá cả. Tuy nhiên hiện nay ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường, tác động đến quan hệ cung cầu theo cơ chế gián tiếp còn có các quyết định của chính phủ từng nước. 1.1.1.2 Vai trò Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Qua thị trường có thể nhận biết được sự phân phối của các nguồn lực sản xuất thông qua hệ thống giá cả. Trên thị trường giá cả hàng hóa về tư liệu sản xuất, các nguồn lực về tư liệu sản xuất, sức lao động,… luôn luôn biến động nhằm đảm bảo các nguồn lực giới hạn này được sản xuất đúng hàng hóa, dịch vụ mà xã hội có nhu cầu. Thị trường là khách quan do đó từng doanh nghiệp không có kahr năng làm thay đổi thị trường. Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và thế mạnh kinh doanh của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của thị trường. 1.1.2 Khái quát về xuất khẩu 1.1.2.1 Khái niệm về xuất khẩu Xuất khẩu là một công cụ hay nói đúng hơn là 1 hình thức hoạt động giao lưu thương mại nhằm dung hòa lợi ích của mọi người trên thế giới. Như vậy xuất khẩu được hiểu trước hết là một hình thức trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường mà thị trường đó là thị trường thế giới nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của một quốc gia không thể tự đáp ứng cho chính mình, đồng thời phát huy hết nội lực kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia xuất khẩu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Xuất khẩu là một hình thức thương mại nhằm thu được doanh lợi từ việc bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. 1.1.2.2 Vai trò : Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, điều này được thể hiện qua các vai trò sau: - Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thõa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy sản xuất. - Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền giúp cho ngành kinh tế khác phát triển, làm tăng tổng sản phẩm xã hội. - Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới. - Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước. - Đẩy mạnh xuất khẩu làm tăng sản lượng sản xuất của quốc gia thông qua việc mở rộng thị trường quốc tế. - Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả nâng cao mức sống của nhân dân. - Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để đất nước thành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay. 1.1.2.3 Nhiệm vụ - Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa nhằm tạo ra nguồn thu ngoại tệ, giảm tình trạng nhập siêu. - Đảm bảo kim ngạch xuất khẩu hàng năm của đất nước. - Khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước. - Góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế. - Từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của người dân. - Phát triển quan hệ đối ngoại với tấc cả ác nước trên thế giới. 1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu Đặc điểm của thị trường: những thông tin về những nét văn hóa và thị hiếu tiêu dùng của thị trường. Quy chế chính sách của thị trường xuất khẩu: • Thuế quan • Hạn ngạch • Hạn chế xuất khẩu tự nguyện • Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ , lao động, về vệ sinh an toàn thực phẩm , môi trường, … • Chính sách ngoại thương • Nguyên tắc tối huệ quốc MFN ( Most Favoured Nation ) • Thuế quan ưu đãi phổ cập GSP ( Generalized System of Preference ) Đối thủ cạnh tranh: là những doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nước. Đối thủ cạnh tranh gồm có: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tương lai, đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Thị trường nguyên liệu: là nơi diễn ra hoạt động mua bán nguyên liệu , cung cấp cho các doanh nghiệp nguyên liệu sản xuất sản phẩm. Chính sách, kế hoạch phân phối sản phẩm của công ty. 1.1.3. Khái quát về nghành thủy sản Ngành thủy sản là ngành nghiên cứu về khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thuỷ sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. 1.1.4 Vị trí và vai trò xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam - Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam Số liệu cho thấy 50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bác Bộ , Trung Bộ và 40% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam . Nuôi trông thủy sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa , góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Viêt nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dòa. Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sủ dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. - Đảm bảo an ninh lương thực , thực phẩm Ngành thủy sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, Ngành thủy sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực , thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói Ngành Thủy sản đóng vai trò quan trọng trong công việc cung cấp thực phẩm cho người dân , không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển. Những năm gần đây, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhân ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ. - Xóa đói giảm nghèo Ngành thủy sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thủy sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến , bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hóa lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thủy sản. - Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tế biển. Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong những thập kỷ qua, nhiều công trình hồ thủy điện đã được xây dựng, khiến nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm họa, nhưng với nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thủy sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước. Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ. Đây là hình thức nuôi cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. - Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai. Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thủy sản ở các vùng nông thôn Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao. - Là nguồn xuất khẩu quan trọng. Trong nhiều năm liền, ngành thuỷ sản luôn giữ vị trí cao trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước. 1.2 Cơ sở thực tiễn Tình hình xuất khẩu thủy sản của Thế Giới 1.Nhu cầu tăng mạnh: Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), thủy sản hiện đang là mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ mạnh nhất với khoảng 102 tỉ đô la năm 2008. Cũng theo số liệu của FAO thì từ nay cho đến năm 2015, tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 0,8%/năm, tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản sẽ tăng khoảng 2,1%/năm. Như vậy, có thể thấy, nhu cầu thủy sản thế giới năm 2012 sẽ tiếp tục tăng so với năm 2011. Đây là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2012, nhất là với các thủy sản nuôi trồng như tôm, cá tra, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cá ngừ 2.Nguồn cung tiếp tục gặp khó khăn: Nếu như trong năm 2011, nguồn cung thủy sản gặp không ít khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngành thủy sản Nhật bị đe dọa sau thảm họa kép động đất, sóng thần, ngành tôm Thái Lan và Việt Nam thiệt hại nặng nề do lũ lụt và dịch bệnh, ngành cá da trơn chịu ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào, thức ăn, con giống thì theo dự báo của nhiều chuyên gia trong ngành, năm 2012, nguồn cung thủy sản thế giới có khả năng sẽ tiếp tục thiếu. Theo Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam Trương Đình Hòe, rất nhiều kho lạnh của Thái Lan tập trung ở thủ đô Bangkok và hầu hết những kho này đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, phải mất thêm một thời gian nữa mới có thể hoạt động trở lại. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu tôm của Thái Lan trong năm 2012. Bên cạnh đó, một số nước xuất khẩu tôm lớn khác như Trung Quốc, Indonesia cũng đang gặp nhiều khó khăn. Trung Quốc đang trải qua thời kỳ giá lạnh, làm ảnh hưởng đến sản lượng tôm. Indonesia đang phải đối mặt với dịch bệnh. Đồng thời, ở những thị trường tiêu thụ lớn là Mỹ, EU và Nhật Bản, nguồn cung tôm nội địa được dự báo là sẽ thấp trong năm tới. Về mặt hàng cá da trơn, trong năm 2011, lũ lụt ở Mississippi – một trong 4 bang nuôi cá da trơn Mỹ cũng đã làm ảnh hưởng đến diện tích nuôi loài này ở Mỹ, giảm 39% so với năm 2010. Và theo dự báo, ở Việt Nam, tình hình thiếu cá tra nguyên liệu sẽ xảy ra trong năm 2012. Theo báo cáo của FAO, thủy sản nuôi hiện là nguồn cung cấp đạm động vật tăng trưởng nhanh nhất của thế giới và đáp ứng gần một nửa sản lượng thủy sản tiêu thụ toàn cầu. Báo cáo nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2010 cho thấy, sản lượng thủy sản nuôi của thế giới đã tăng hơn 60% từ 32,4 - 52,5 triệu tấn trong giai đoạn 2000 - 2008. Và dự kiến trong năm 2012, thủy sản nuôi sẽ đáp ứng hơn 50% lượng tiêu thụ thủy sản của thế giới. Trước tình hình sản lượng thủy sản khai thác toàn cầu đang sụt giảm trong khi dân số ngày càng bùng nổ thì nuôi trồng thủy sản được cho là có tiềm năng lớn nhất trong tương lai và có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm có chất lượng và an toàn. Hiện, thủy sản nuôi đang góp phần giảm nghèo và cải thiện an ninh lương thực ở nhiều khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản phát triển không đồng đều ở các khu vực. Châu Á - Thái Bình Dương được xem là khu vực có ảnh hưởng nhất về nuôi trồng thủy sản của thế giới. Trong số 15 nước nuôi trồng thủy sản đứng đầu thế giới, có 11 nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Một số nước dẫn đầu về sản lượng nuôi trồng một số loài chính như Trung Quốc dẫn đầu về cá chép; Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ chiếm ưu thế về tôm cỡ nhỏ và cỡ lớn; Na Uy và Chilê dẫn đầu về sản xuất cá hồi. CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU. 2.1 Các đặc điểm về nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam. Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ từ 8 o 23' bắc đến 21 o 39' bắc. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000 km 2 với vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu km 2 rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. Trong vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, trong đó có nhiều đảo lớn như Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Hòn Mê, Phú Quí, Côn Đảo, Phú Quốc … có cư dân sinh sống, là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch đồng thời đã, đang và sẽ được xây dựng thành một tuyến căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần, trung chuyển sản phẩm cho đội tàu khai thác hải sản, đồng thời làm nơi trú đậu cho tàu thuyền trong mùa bão gió. Bên cạnh đó Việt Nam cũng có nhiều vịnh, vụng, đầm, phá, cửa sông, chẳng hạn vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vịnh Cam Ranh, phá Tam Giang … và trên 400 nghìn hecta rừng ngập mặn, là những khu vực đầy tiềm năng cho phát triển giao thông, du lịch, đồng thời cũng rất thuận lợi cho phát triển nuôi, trồng thủy sản và tạo nơi trú đậu cho tàu thuyền đánh cá. Về mặt kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác hải sản, người ta thường chia vùng biển nước ta thành 4 vùng nhỏ, nhiều khi cũng ghép thành 3 vùng, đó là vùng biển Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và vùng Đông - Tây Nam Bộ. Vùng biển Bắc Bộ và Đông - Tây Nam Bộ có độ sâu không lớn, độ dốc nền đáy nhỏ, trên 50% diện tích vùng biển có độ sâu nhỏ hơn 50m. Trong đó vùng biển miền Trung có nét khác biệt lớn với các vùng trên, mang đặc tính biển sâu, nền đáy rất dốc. Điều kiện địa lý vùng biển và các mặt nước nội địa của Việt Nam đã tạo nên những vùng sinh thái khác nhau đối với các loài thủy sinh vật. Có thể chia thành 4 dạng môi trường sống cơ bản đối với các loài thủy sinh vật: vùng nước mặn xa bờ, vùng nước mặn gần bờ, vùng nước lợ và vùng nước nội địa (vùng nước ngọt). Theo các nghiên cứu khoa học, nguồn lợi hải sản Việt Nam có: 75 loài tôm, 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc, 653 loài rong biển, trong đó rong kinh tế chiếm 14% (90 loài), san hô (loài san hô cứng) tạo rạn có 298 loài, thuộc 76 giống, 16 họ và trên 10 loài san hô sừng. Cá có trên 2.100 loài, trong đó hơn 130 loài có giá trị kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Bị chi phối bởi đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản nước ta có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học, làm cho sự phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ. Phân bố trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy tập trung chủ yếu ở vùng biển có độ sâu dưới 50m (56,2%), tiếp đó là vùng sâu từ 51 - 100m (23,4%). Theo số liệu thống kê, khả năng cho phép khai thác cá biển Việt Nam bao gồm cả cá nổi và cá đáy ở khu vực gần bờ có thể duy trì ở mức 600.000 tấn/năm. Nếu kể cả các hải sản khác, sản lượng cho phép khai thác ổn định ở mức 700.000 tấn/năm, thấp hơn so với sản lượng đã khai thác ở khu vực này hằng năm trong một số năm qua. Trong khi đó, nguồn lợi vùng xa bờ còn lớn chưa khai thác hết. Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Đông Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác cả nước, tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%), biển miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ (11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%). Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 – 60 nghìn tấn/năm, có giá trị kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 – 70 nghìn tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45 đến 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ… và còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai …. 2.2 Mạng lưới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Theo số liệu của Tổng Cụ Hải quan Việt Nam, tháng 5/2010 cả nước đã xuất khẩu được khoảng 3,9 nghìn tấn thủy sản chế biến, đạt giá trị 17,7 triệu USD, giảm 0,5 về lượng nhưng lại tăng về giá trị so với tháng 4/2010. Xuất khẩu thủy sản chế biến trong tháng 5/2010 của cả nước bị “chững lại” một phần do nguồn nguyên liệu thủy sản trong nước thiếu trầm trọng từ đầu năm đến nay. Khó khăn này sẽ càng chồng chất khi mà việc nhập khẩu nguyên liệu gia công, chế biến nguyên liệu gia công, chế biến hàng xuất khẩu lại phải chịu sự kiểm soát chồng chéo. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cho biết, đơn đặt hàng từ các nhà NK bắt đầu tăng nhưng nguồn nguyên liệu trong nước vẫn chưa được cải thiện. 5 tháng đầu năm 2010, sản lượng hải sản khai thác giảm mạnh so với cùng kì năm ngoái nên họ phải NK và thu gom nguyên liệu với giá cao hơn để đáp ứng các đơn đặt hàng đã ký. Ngoài ra, một số doanh nghiệp tại miền Nam và Trung Bộ cũng đang phải cạnh tranh nguyên liệu với các ông chủ Trung Quốc do phía Trung Quốc mua phá giá. Biểu đồ 4: Xuất khẩu hàng thủy sản sang các thị trường chính năm 2011 và năm 2012 Nguồn: Tổng cục Hải quan Trong 4 thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam, EU là thị trường duy nhất có mức suy giảm trong năm 2012, đạt 1,13 tỷ USD, giảm mạnh tới 16,7% so với năm 2011. Xuất khẩu thủy sản sang ba thị trường chính Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có mức tăng trưởng dương, lần lượt là 0,6%, 6,7% và 3,9%. Trong năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sang các thị trường Trung Quốc (đạt 275 triệu USD), Ôxtrâylia (182 triệu USD) và Ai Cập (80 triệu USD), tuy không nhiều về quy mô nhưng lại có mức tăng trưởng khá ấn tượng, đạt lần lượt là 23,1%, 11,7% và 26,6%. Bên cạnh đó một số thị trường khác cũng đạt được tốc độ tăng trưởng dương như: Đài Loan đạt 135 triệu USD, tăng 4%; Hồng Kông đạt 131 triệu USD, tăng 8,9%; Ngược lại, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong năm 2012 sang một số thị trường khác lại suy giảm với các mức độ khác nhau như: Canađa đạt 130 triệu USD, giảm 9,6%; Mêxicô đạt 110 triệu USD, giảm 2,5%; Nga đạt 100 triệu USD, giảm 5,9%; Braxin đạt 79 triệu USD, giảm 8,3%; Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường là thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm qua cũng đạt mức tăng trưởng khả quan, đạt kim ngạch 344 triệu USD, tăng 8,7% so với năm trước. Hiện nay, trong số các thành viên ASEAN thì Thái Lan, Singapore và Malaixia là ba thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam với tỷ trọng gần 80% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả Hiệp hội Các doanh nghiệp thủy sản cho biết, Cục Y dược và thực phẩm Nhật đã đánh giá cao công tác quản lý và kiểm soát an toàn vệ sinh thủy sản của Việt Nam. Kể từ khi Quyết định 06/2007 được thực thi tỉ lệ lô hàng thủy sản của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản giảm đáng kể từ 4% xuống còn 0,39% năm 2009. Mặc dù cánh cửa vào thị trường EU đang bị thu hẹp dần do quy định IUU nhưng XK chế biến sang thị trường này vẫn lạc quan. Tháng 5/2010, EU là thị trường NK thủy sản chế biến lớn thứ 2 của Việt Nam với gần 1,4 nghìn tấn, trị giá trên 4,5 triệu USD, [...]... tình hình thị trường xuất khẩu thủy sản của việt nam 2.8.1 Kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Mặc dù sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lý thực phẩm EU được cụ thể hóa bằng Luật IUU (illegal unreported and unregulated fishing-Luật phải chứng minh được nguồn gốc thủy sản) , kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn không ngừng tăng, đưa thủy sản lên vị trí dẫn đầu trong số các sản. .. 2012 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 6,09 tỷ USD, giảm nhẹ 0,4 % (tương ứng giảm 24 triệu USD về số tuyệt đối) so với năm 2011 Biểu đồ 1: Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn năm 2006-2012 Nguồn: Tổng cục Hải quan Từ nhiều năm qua, hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo loại hình xuất kinh doanh và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (xuất sản xuất xuất... xuất nhập khẩu của Mỹ trong 7 tháng đầu năm giảm mạnh, tuy nhiên mặt hàng thủy sản của Việt Nam vào Mỹ không hề suy giảm mà còn tăng đáng kể Đây là một điểm sáng trong thị trường xuất khẩu của Việt Nam 7 tháng đầu 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 2.17 tỷ USD, giảm 8.9% so với cùng kỳ năm trước Mỹ là thị trường XK thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau Nhật Bản Xuất khẩu thủy sản 7... trường xuất khẩu cá tra, cá basa Cá tra tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chiến lược thứ 2 của Việt Nam, hiện chiếm hơn 90% sản lượng cá tra xuất khẩu của thế giới Năm 2011, giá trị xuất khẩu cá tra cả nước đạt 1,85 tỷ USD và 10 tháng đầu năm 2012, giá trị xuất khẩu đã đạt 1,46 tỷ USD Mặc dù giá trị xuất khẩu không đạt mức dự kiến, nhưng cá tra vẫn chiếm hơn 28% tổng thị phần thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. .. xuất khẩu) Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong năm 2012 tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo hai loại hình này đạt 5,77 tỷ USD, giảm nhẹ 1% so với năm trước và chiếm 95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này của cả nước Biểu đồ 2: Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng thủy sản năm 2012 Nguồn: Tổng cục Hải quan Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam thực hiện theo 2 loại hình. .. CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM I ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM Hiện nay Đảng và nhà nước ta nhận thức được vai trò to lớn của ngành thủy sản trong nền kinh tế nói chung và trong xuất khẩu nói riêng Chính vì vậy quan điểm cơ bản đã được để ra để phát triển xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn 2011-2020: (1) Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để... nhất thủy sản của Việt Nam Những năm gần đây, giá trị XK sang Mỹ thường chiếm khoảng 16-22% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam; riêng 9 tháng đầu năm 2010 chiếm 19%, tăng đáng kể so với mức trên 16% của cả năm 2009 Bảng 3: Số liệu xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ năm 2011-2012 Chỉ tiêu Kim ngạch xuất khẩu hàng (A) thủy sản sang Hoa Kỳ (tỷ USD) Kim ngạch xuất khẩu hàng(B) thủy sản cả... hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapore thì nay sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại 170 quốc gia trên thế giới và được nhiều quốc gia ưa chuộng Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thị trường EU được coi là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam với thị phần chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (so với Mỹ 16% và Nhật Bản 19% ) Mặc dù gặp khủng hoảng... của mặt hàng thủy sản Việt Nam Năm 2009, giá trị xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang EU đạt 1,1 tỉ USD (đứng thứ 2 sau giày da về khối lượng xuất khẩu) Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, khối EU có 4 quốc gia đó là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia Các thị trường nhập khẩu lớn khác là Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Australia và Đài Loan Đặc điểm nổi bật trong xuất khẩu. .. thấy được tầm quan trọng của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam Biểu đồ 8: Xuất khẩu thủy sản vào Mỹ 7T/2009 theo các mặt hàng Nguồn: Bộ công thương và Vietstock tổng hợp Các mặt hàng thủy sản XK chính gồm tôm, chiếm 26,4% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam; cá tra (11% tổng XK cá tra); cá ngừ (45,3%); nhuyễn thể (3,7%) Tôm là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào Mỹ phân theo mặt hàng, . nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam. 2.2 Mạng lưới xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 2.3 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản. 2.4 Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2.4.1. thủy sản 2.7 Khả năng cạnh tranh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đối với các nước trên thế giới 2.8 Đánh giá tình hình thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt

Ngày đăng: 28/02/2014, 09:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kim ngạch và tỷ trọng của 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2012 - tình hình xuất khẩu thủy sản của việt nam
Bảng 1 Kim ngạch và tỷ trọng của 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2012 (Trang 11)
Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam năm 2012 theo mã HS trong danh mục biểu thuế - tình hình xuất khẩu thủy sản của việt nam
Bảng 2 Cơ cấu xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam năm 2012 theo mã HS trong danh mục biểu thuế (Trang 11)
Từ nhiều năm qua, hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo loại hình - tình hình xuất khẩu thủy sản của việt nam
nhi ều năm qua, hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo loại hình (Trang 13)
khẩu thủy sản theo hai loại hình này đạt 5,77 tỷ USD, giảm nhẹ 1% sovới năm trước và chiếm 95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này của cả nước - tình hình xuất khẩu thủy sản của việt nam
kh ẩu thủy sản theo hai loại hình này đạt 5,77 tỷ USD, giảm nhẹ 1% sovới năm trước và chiếm 95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này của cả nước (Trang 13)
Nếu phân theo loại hình kinh tế thì xuất khẩu hàng thủy sản của khối các doanh - tình hình xuất khẩu thủy sản của việt nam
u phân theo loại hình kinh tế thì xuất khẩu hàng thủy sản của khối các doanh (Trang 14)
Bảng 3: Số liệu xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ năm 2011-2012    - tình hình xuất khẩu thủy sản của việt nam
Bảng 3 Số liệu xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ năm 2011-2012 (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w