Đánh giá tình hình thị trường xuất khẩu thủy sản của việt nam.

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu thủy sản của việt nam (Trang 28 - 30)

2.8.1 Kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Mặc dù sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lý thực phẩm EU được cụ thể hóa bằng Luật IUU (illegal unreported and unregulated fishing-Luật phải chứng minh được nguồn gốc thủy sản), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn không ngừng tăng, đưa thủy sản lên vị trí dẫn đầu trong số các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu vào EU, đem lại cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Chất lượng hàng thủy sản của Việt Nam không ngừng được nâng cao, hoạt động đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản luôn được đổi mới, công nghệ chế biến thủy sản (theo tiêu chuẩn HACCP- là loại giấy

chứng nhận được phép xuất khẩu thủy sản vào EU) luôn được cải tiến. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản đều có đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được EU chấp nhận. Những thành tựu và đổi mới đó đã tạo được uy tín trên thị trường EU.

2.8.2 Hạn chế tồn tại:

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại không ít khó khăn làm cản trở cho việc thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường:

Thứ nhất, hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít, cho nên chưa vận dụng tốt những ưu đãi về thuế mà WTO và ở các thị trường nhập khẩu mang lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú, chủ yếu tập trung ở một số các mặt hàng: Tôm, cá Tra, Basa, cá Ngừ, Mực. Mẫu mã, kiểu dáng còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng. Thương hiệu cho thủy sản Việt Nam vẫn chưa được xây dựng ít nhiều ảnh hưởng đến cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trong thời kì hội nhập WTO.

Thứ hai, chất lượng hàng thủy sản dù đã được cải thiện nhưng chất lượng chưa cao nên trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có các doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn HACCP mới được xuất khẩu vào các thị trường khó tính, số còn lại không đủ tiêu chuẩn bị tái xuất. Tình trạng các lô hàng bị nhiễm hóa chất, dư lượng Trifluralin vẫn còn tiếp diễn. Vì vậy vẫn có nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam bị các đối tác cảnh báo do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ các thị trường dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp đã bị đình chỉ tạm thời sang các thị trường.

Thứ ba, nhiều đơn đặt hàng bị nhỡ do việc mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản đem lại khối lượng lớn các đơn đặt hàng lớn trong khi số lượng doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ bé, hạn chế về tài chính, năng suất lao động thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn định, nguồn cung chế biến nguyên liệu thủy hải sản khan hiếm, thường thì có tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài từ 70-80%, trong đó, chủ yếu nhập khẩu các loại thủy sản như: cá Ngừ, Bạch tuộc, Mực, Tôm đỏ kích cỡ lớn. Chính vì vậy làm lỡ đơn đặt hàng từ các nước bạn hàng.

Thứ tư, hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp Việt Nam còn thụ động phụ thuộc nhiều vào phía đồi tác, chưa thiết lập được hệ thống phân phối thủy sản trên thị trường nhập khẩu. Giữa các doanh nghiệp xuất khẩu đã không có được sự liên kết và sự cạnh tranh lành mạnh, làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam khi sang các thị trường khác.

Thứ năm, hiện tượng các sản phẩm các sản phẩm thủy sản xuất khẩu Việt Nam bị kiện bnas phá giá tại các thị trường Mỹ, EU vẫn còn tồn tại và có xu hướng ngày càng nhiều gây khó khăn cho doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản.

Thứ sáu, vấn đề nuôi trồng thủy sản và sản xuất vẫn còn nhiều bất cập, nhìn chung công nghệ của Việt Nam vẫn còn hạn chế.Khâu tổ chức vùng nuôi, ao nuôi vẫn phát triển tự phát, manh mún, không được quy hoạch bài bản, dẫn đến môi trường nuôi trồng không an toàn, việc quản lí chất lượng còn khó khăn. Trong đánh bắt công nghệ bảo quản sản phẩm sau khai thác còn lạc hậu, ý thức người nuôi trồng, đánh bắt chưa cao, nhiều người vẫn dùng những hóa chất không an toàn để bảo quản sản phẩm tạo cơ sở cho

một số thị trường nhập khẩu thủy sản của ta bôi nhọ, nói xấu, làm mất lòng tin của người tiêu dùng gây ra hiện tượng sụt giảm về số lượng cũng như giá trị của thủy sản Việt Nam sang các thị trường.

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu thủy sản của việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w