CÂU HỎI Câu 1. Anh chị phân tích hoạt động tự học và làm rõ những kỹ năng tự học. Vận dụng các kỹ năng tự học vào quá trình học tập như thế nào để mang lại hiệu quả. Câu 2. Anh chị làm rõ ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch học tập. Làm rõ các bước trong lập kế hoạch học tập hiệu quả. Anh chị chia sẻ những kinh nghiệm thực tế về kỹ năng lập kế hoạch học tập của bản thân mình thời gian qua.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-♦ -♦ -♦ -
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương
Ngày sinh: 26/01/1988 Nơi sinh: Hà Nội
Đơn vị công tác: Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội
Năm 2021
Trang 2PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
ĐIỂM
Hà Nội, ngày … tháng … Năm 2021
Giảng viên
Trang 3CÂU HỎI
Câu 1 Anh chị phân tích hoạt động tự học và làm rõ những kỹ năng tự học Vận
dụng các kỹ năng tự học vào quá trình học tập như thế nào để mang lại hiệu quả
Câu 2 Anh chị làm rõ ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch học tập Làm rõ các
bước trong lập kế hoạch học tập hiệu quả Anh chị chia sẻ những kinh nghiệm thực
tế về kỹ năng lập kế hoạch học tập của bản thân mình thời gian qua
Trang 4MỤC LỤC
I - MỞ ĐẦU 5
II – HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC 5
2.1 Bản chất hoạt động tự học của sinh viên trong trường đại học 5
2.2 Kỹ năng tự học của sinh viên trong trường đại học 6
III – VẬN DỤNG KỸ NĂNG TỰ HỌC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP 9
IV- KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP 10
4.1 Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch học tập 10
4.2 Các bước lập kế hoạch học tập hiệu quả 11
4.3 Kinh nghiệm lập kế hoạch học tập của bản thân 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 5I - MỞ ĐẦU
Trường đại học khác cơ bản với mọi nhà trường ở các cấp đào tạo khác là khả năng
tự học và tự nghiên cứu của sinh viên Nhà trường đại học giúp cho sinh viên biết cách học, tự học, tự nghiên cứu và biết vận dụng những hiểu biết để lý giải các vấn
đề thực tiễn đặt ra Tự học là một nhu cầu thiết thực đối với bản thân sinh viên Tự học không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà là công việc cần làm suốt cả cuộc đời Bởi vì, khối lượng kiến thức mà sinh viên tiếp thu được ở nhà trường không phải là ít nhưng vô cùng nhỏ bé so với bể kiến thức nhân loại Để đối mặt với nền kinh tế tri thức sinh viên cần phải tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn nữa dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy là rất cần thiết
Tự học là một thuộc tính vốn có của con người, là con đường phát triển nội lực của mỗi cá nhân, của cả dân tộc, là động lực chính của quá trình giáo dục - đào tạo Việc tự học cần thiết đối với sinh viên, vì nó không chỉ trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, mà còn hình thành ở họ năng lực tự học, thích ứng với cuộc sống ngày càng phát triển “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để thành người”, vì thế đòi hỏi sinh viên phải rèn luyện năng lực tự học cho bản thân để phù hợp với yêu cầu của xã hội
Vấn đề kỹ năng, kỹ năng tự học, tự rèn luyện là một trong những vấn đề cơ bản của Tâm lý học Sư phạm Kỹ năng tự học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trong quá trình học tập rèn luyện của sinh viên ở trường đại học mà còn có ý nghĩa trong suốt cả quá trình công tác sau này Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa thì bản thân mỗi người phải phát huy nội lực tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, độc lập, sáng tạo để thích ứng được với “xã hội học tập” - học thường xuyên và học suốt đời
Thực tế cho thấy trong các trường đại học hiện nay, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên còn nhiều hạn chế Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên đã trở thành yêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ quan trọng trong công tác đào tạo
II – HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
2.1 Bản chất hoạt động tự học của sinh viên trong trường đại học
- Hoạt động tự học của sinh viên là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên nhằm chiếm lĩnh những tri thức khoa học bằng hành động của bản thân và đạt được mục tiêu của giáo dục và đào tạo
- Hoạt động tự học là một hoạt động tìm ra ý nghĩa làm chủ kỹ xảo nhận thức, tạo ra cầu nối nhận thức trong tình huống học tập; tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi trường sống xung quanh mình;
tự tìm kiến thức bằng hành động của chính mình, cá nhân hoá việc học tập đồng
Trang 6thời hợp tác với bạn bè trong cuộc sống cộng đồng lớp học dưới sự huớng dẫn của thầy cô giáo
- Tự học của sinh viên với tư cách là một hoạt động nên nó có đặc điểm và cấu trúc của hoạt động nói chung Nó được thúc đẩy bởi động cơ và hướng tới mục đích với đối tượng cụ thể đồng thời được thực hiện thông qua hành động cụ thể bằng những thao tác trí tuệ linh hoạt, sáng tạo trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau
- Hoạt động tự học mang màu sắc của hoạt động tâm lý thực hiện chủ yếu thông qua hành động trí tuệ, thao tác tinh thần rất căng thẳng và phức tạp Tính chất này thể hiện ở tính cơ bản thống nhất, tính khoa học và tính khái quát cao
- Đặc trưng của hoạt động tự học khác hẳn các hoạt động khác Nó không chủ yếu hướng vào làm biến đổi khách thể của hoạt động (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo), những phương thức hành vi, những giá trị mà chủ yếu hướng vào làm biến đổi chủ thể của hoạt động – biến đổi nhân cách sinh viên Tự học của sinh viên là hoạt động mang tính chất nghiên cứu (tự tìm tòi tự phát hiện tự nghiên cứu mức độ cao) Như vậy trong hoạt động tự học, việc tích cực, độc lập nhận thức của sinh viên không tách rời vai trò tổ chức điều khiển của giáo viên đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò Theo các nhà sư phạm: Qúa trình dạy tự học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm ba thành tố: Thầy (dạy) – Trò (tự học) và tri thức, chúng tương tác, thâm nhập vào nhau và qui định lẫn nhau… tạo ra chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo
2.2 Kỹ năng tự học của sinh viên trong trường đại học
2.2.1 Khái niệm kỹ năng và kỹ năng tự học
Kỹ năng là “cách thức thực hiện hành động đã được chủ thể tiếp thu, được đảm bảo bằng tập hợp các tri thức và kỹ xảo đã được lĩnh hội” Nói cách khác, kỹ năng chính
là khả năng sử dụng tri thức vào hành động một cách có hiệu quả trong những điều kiện xác định
Kỹ năng còn được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế
Kỹ năng tự học của sinh viên là khả năng thực hiện một cách có kết quả các hành động tự học, các thao tác tự học bằng cách lựa chọn và thực hiện các phương thức hành động phù hợp với hoàn cảnh nhất định nhằm đạt được mục đích nhiệm vụ học tập đặt ra
2.2.2 Các nhóm kỹ năng thành phần trong kỹ năng tự học của sinh viên
- Nhóm kỹ năng lập kế hoạch tự học
Trang 7Lập kế hoạch tự học là biết xây dựng một chương trình hợp lý, có cơ sở khoa học phù hợp với từng cá nhân, tối ưu hoá hoạt động tư học của bản thân Kỹ năng này bao gồm kỹ năng phát hiện, xác định và lựa chọn vấn đề tự học, các thứ tự công việc cần làm, sắp xếp thời gian cho từng công việc một cách hợp lý với điều kiện và phương tiện hiện có, cụ thể là sinh viên biết đặt kế hoạch tự học phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ học tập
- Nhóm kỹ năng tổ chức việc tự học
+ Kỹ năng đọc sách, tài liệu tham khảo
Đây là kỹ năng đặc trưng của kỹ năng tự học trong hoạt động tự học của sinh viên Sinh viên có kỹ năng đọc sách tốt không những nâng cao kết quả tự học mà còn là điều kiện để giáo dục và hình thành nhân cách hoàn hảo Thực tế có nhiều loại sách khác nhau, do đó sinh viên phải có kỹ năng đọc sách, khai thác thông tin quí giá từ nhiều nguồn sách, nhằm tiếp thu lĩnh hội tri thức Để có kỹ năng đọc sách thuần thục, sinh viên phải trang bị cho mình những tri thức về phương pháp, cách thức làm việc độc lập với sách qua những nghiên cứu của thành tựu như Triết học, Tâm
lý học, Giáo dục học, Logic học Muốn vậy, giáo viên phải trang bị cho sinh viên cách đọc sách một cách khoa học, phối hợp các kỹ năng hợp lý
+ Kỹ năng hệ thống hóa kiến thức
Là kỹ năng tập hợp nhiều yếu tố đơn vị tri thức cùng loại, cùng chức năng có mối quan hệ hay liên hệ chặt chẽ với nhau làm thành một thể thống nhất
Tự hệ thống hoá kiến thức trong hoạt động tự học là tự bản thân sinh viên biết phân tích tổng hợp xâu chuỗi từng nội dung chính thành tổ hợp hệ thống hoá logic dựa trên kết quả điểm tiếp cận cấu trúc hệ thống và có thể trình bày bằng bảng hay sơ đồ
hệ thống và trình bày theo logic nhất định Thực hiện kỹ năng này giúp sinh viên Cao đẳng, Đại học rèn luyện kỹ năng ghi chép tài liệu tham khảo và sách phát triển năng lực nhận thức, tự học và có thói quen tự học suốt đời
+ Kỹ năng làm đề cương - seminar
Seminar là hình thức học tập đặc biệt ở Đại học, Cao đẳng trong đó một tập thể sinh viên thảo luận với nhau trên cơ sở có sự chuẩn bị trước về vấn đề khoa học, có liên quan đến nội dung học tập dưới sự hướng dẫn của thầy cô Việc chuẩn bị trước một vấn đề khoa học là sự tự giác nỗ lực riêng của bản thân sinh viên phát huy tối đa tính độc lập sáng tạo thông qua việc sưu tầm tư liệu, trình bày thảo luận và bảo vệ quan điểm khoa học của mình
Trang 8Tự học, tự nghiên cứu theo hình thức Seminar sẽ làm cho sinh viên trưởng thành về
cả lập trường khoa học tinh thần đấu tranh phê và tự phê, tính kiên trì, cẩn thận, tỉ
mỉ đặc biệt rèn luyện đức tính trung thực về kết quả nghiên cứu của mình Điều này chỉ đạt kết quả mong muốn khi người học có sự chuẩn bị kỹ về vấn đề có liên quan + Kỹ năng ôn tập, dự thi và kiểm tra
Kỹ năng ôn tập và dự thi là khả năng thực hiện có kết quả các hành động ôn tập (xác định thông tin, bổ sung thông tin và vận dụng chúng bằng cách lựa chọn, vận dụng tri thức và kinh nghiệm phù hợp với điều kiện phương tiện đã xác định trong mục đích ôn tập) Nó là tổ hợp các hành động ôn tập được người học nắm vững biểu hiện mặt kỹ thuật và năng lực của hành động ôn tập có ý nghĩa quyết định kết quả của hoạt động tự học Kỹ năng ôn tập là một hệ thống mở rộng tính phức tạp nhiều tầng bậc và mang tính phát triển
- Nhóm Kỹ năng tự kiểm tra - tự đánh giá rút kinh nghiệm tự học của bản thân
Tự kiểm tra, tự đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động tự học của bản thân sinh viên là
Kỹ năng không thể thiếu trong việc thực hiện mục đích đề ra Tự kiểm tra là bản thân sinh viên xem xét lại tất cả các hành động tự học bằng kỹ năng tự học để biết kết quả thực hiện của mình như thế nào?
Nhiệm vụ của tự học tự nghiên cứu của sinh viên không chỉ dừng lại ở chỗ lĩnh hội tri thức mà phải biết kiểm tra - đánh giá kết quả của sự lĩnh hội đó Tự đánh giá trong hoạt động tự học của bản thân giúp sinh viên viên phát hiện những sai sót, tìm
ra nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến hiệu xuất của quá trình tự học,
tự nghiên cứu Từ đó cần phải điều chỉnh kịp thời bằng cách bổ sung, nếu cần phải thay đổi cả phương pháp, kỹ năng – kỹ xảo để phù hợp với tình huống tự học Tự kiểm tra, tự đánh giá, tổng kết kinh nghiệm với thái độ khách quan “khi thành công phải xem xét vì sao thành công, khi thất bại cũng phải xem xét để mà tránh đi” Việc tự kiểm tra, tự đánh giá có thể tiến hành thường xuyên theo từng kỳ, từng môn, từng kỹ năng cụ thể
Tự kiểm tra, tự đánh giá rút kinh nghiệm các kỹ năng tự học hay các công việc tự học thông qua kết quả học tập của bản thân Sinh viên có thể thực hiện kỹ năng này bằng nhiều cách khác nhau: So sánh tri thức về vấn đề trước và sau khi vận dụng các phương pháp, kỹ năng tự học, so sánh tỉ lệ kiến thức cần thiết đã biết, chưa biết với những bài viết có tính khoa học, tính thực tế cao, những bài kiểm tra, thi học phần, học trình tốt nghiệp Sinh viên xác định đúng và sai những điều cần làm và
tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả của mình, so sánh kết quả điểm, nhận xét của thầy
cô và những người xung quanh
Trang 9III – VẬN DỤNG KỸ NĂNG TỰ HỌC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP
Trước hết, cần khẳng định rằng chính bản thân sinh viên đóng vai trò quyết định trong hoạt động tự học của mình Để có thể tăng hiệu quả học tập, sinh viên cần ứng dụng năng lực tự học với những nội dung sau
- Sinh viên cần nghiên cứu bài học trước khi đến lớp, đánh dấu những nội dung chưa hiểu Như vậy khi đến lớp, sinh viên sẽ nhanh hiểu bài hơn và biết được vấn
đề nào cần chú ý hoặc hỏi thầy, hỏi bạn Sinh viên cần ôn bài ngay sau khi học xong để suy ngẫm, hiểu sâu và nhớ bài tốt hơn Kinh nghiệm cho thấy, nếu một vấn đề được ôn tập lại kĩ càng sẽ rất khó quên
- Sinh viên cần biết cách lựa chọn tài liệu Tài liệu có thể mua, tìm ở thư viện, trên Internet Sinh viên cần học cách tra cứu tài liệu thành thạo để không mất thời gian khi tra cứu Khi chọn sách, nên chú ý tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản Ngoài tài liệu do giảng viên giới thiệu, sinh viên cần tham khảo thêm nhiều loại tài liệu bổ trợ; nếu giỏi ngoại ngữ, sinh viên có thể đọc được tài liệu gốc của các tác giả nước ngoài Sinh viên cũng nên dành thời gian đọc thêm các loại sách khác, ví dụ sách về công nghệ thông tin, sách hướng dẫn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình để có kiến thức tổng hợp và rèn luyện các kỹ năng mềm cơ bản
- Cách đọc sách:
o Tùy theo từng mục đích của việc đọc sách mà người học có cách đọc phù hợp Chẳng hạn, nếu chỉ đọc để lấy dẫn chứng thì có thể đọc lướt qua Nếu là sách học, cần đọc đi đọc lại nhiều lần Lần thứ nhất nên đọc mục lục, lời giới thiệu của tác giả, đọc nhanh qua toàn bộ nội dung (nội dung này có thể là một bài, một chương ) với những nội dung chưa hiểu có thể đánh dấu lại, tạm thời bỏ qua; tiếp tục đọc lại, chú ý vào các vấn đề chưa hiểu để tự giải thích Những lần đọc sau có thể đọc chậm hơn, nên đọc đi đọc lại ít nhất khoảng bốn lần Nếu đọc quá nhanh hoặc quá chậm sẽ đều không đạt hiệu quả cao;
o Tập thói quen đọc nhanh, không đọc lần lượt từng chữ theo từng dòng
mà có thể “lướt mắt" theo một khoảng, dừng, rồi đọc tiếp Khi đọc nhanh, yêu cầu phải rất tập trung
o Đọc giáo trình cần kết hợp với tài liệu gốc, vì các tài liệu gốc thường cung cấp nhiều nội dung hơn ;
Trang 10o Khi đọc tài liệu, phải ghi chép, có thể gạch chân, đánh dấu những nội dung chính, quan trọng và ghi ra ngoài lề, ghi lại theo ý hiểu của mình;
o Trong quá trình đọc, phải có tư duy phản biện, có thể đặt ra những câu hỏi, dự đoán những vấn đề tác giả sẽ trình bày tiếp theo Khi đọc xong, cần suy ngẫm, ôn lại những điều đã đọc, làm bài tập áp dụng, tự kiểm tra lại xem mình đã nắm được vấn đề đến đâu
- Sinh viên phải biết lập và thực hiện kế hoạch học tập Các hoạt động chủ yếu của sinh viên trong quá trình học tập thường là học trên lớp; học ôn tập tại nhà; học tập, nghiên cứu theo nhóm sinh hoạt cá nhân, tham gia các hoạt động xã hội Sinh viên cần lập thời gian biểu cho từng ngày, từng tuần từng tháng, từng học kì đánh dấu vào những việc quan trọng phải làm, các mốc thời gian để hoàn thành mục tiêu (ví dụ ngày kiểm tra, ngày thi ) Cuối mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng sinh viên cần tự tổng kết lại xem mình đã thực hiện theo kế hoạch đề ra hay chưa nếu chưa, cần điều chỉnh thời gian biểu của những ngày tiếp theo
- Quá trình học tập phải được tiến hành liên tục, đều đặn, có kỉ luật, không nên học suốt ngày đêm, sau đó lại “chơi dài” nhiều ngày, như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và không rèn luyện được tác phong làm việc khoa học Khi học, cần có thời gian nghỉ ngơi để đầu óc được thư giãn; cần tập trung cao độ, không suy nghĩ lan man và nói chuyện riêng Có thể suy nghĩ sâu vấn đề ở bất cứ nơi đâu, chẳng hạn: khi tập thể dục, khi đi trên đường, khi chờ xe buýt Thực tế nhiều nhà khoa học đã có các ý tưởng mới trong các trường hợp như vậy
IV- KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP
4.1 Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch học tập
Tự học là một quá trình khó và cũng không quá khó Khó vì phải luôn tự giác để đảm bảo tiến độ tự học được duy trì, được lặp đi lặp lại liên tục để tạo thành một thói quen Không quá khó nếu như bản thân có ý chí, nhu cầu tự học cao kèm theo
kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả Chính vì thế kỹ năng lập kế hoạch học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và nâng cao khả năng tự học ở sinh viên:
- Quản lý thời gian hiệu quả: Khi nói đến sự thành công trong quá trình học tập của
sinh viên, điều quan trọng là họ biết sử dụng thời gian hiệu quả và tuân thủ một cách nghiêm túc về thời gian biểu học tập Một kế hoạch học tập cung cấp cho sinh viên thời gian để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra Chính vì thế, khi có một nhân tố bất ngờ xuất hiện làm cản trở quá trình học tập cũng không thể làm khó được người