1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu một số phương pháp phát triển trí tuệ cho trẻ em mầm non và tiểu học (In lần thứ tư): Phần 1

135 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Trí Tuệ Cho Trẻ Em Mầm Non Và Tiểu Học
Tác giả Nguyễn Cộng Khanh
Trường học Trường Đại học Sư phạm
Thể loại sách
Thành phố Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 11,15 MB

Nội dung

(BQ) Cuốn sách Tìm hiểu một số phương pháp phát triển trí tuệ cho trẻ em mầm non và tiểu học là một tài liệu bổ ích nhằm giúp giáo viên, các bậc phụ huynh hiểu biết tốt hơn về sự phát triển tâm lý – sinh lý trẻ mầm non, tiểu học; cung cấp những tri thức, phương pháp; giúp giáo viên, phụ huynh hiểu được sự phát triển trí tuệ của trẻ; đồng thời nắm được các phương pháp giáo dục trí tuệ cụ thể như: biết cách thiết lập các câu hỏi, các bài tập/tình huống/nhiệm vụ,… Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách.

Trang 2

E8

UNIVERSITY OF EDUCATION PUBLISHING HOUSE

PHƯƠNG PHAP PHAT TRIEN TRI TUE CHO TRE EM (MAM NON VA TIEU HOC)

Nguyễn Công Khanh

Bản quyền xuất bản thuộc Về Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm

Mọi hình thức sao chếp toàn bộ hay một phần hoặc các hình thức phát hành

can Hư tin Super dai pgm php

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đông góp của quỷ vị độc giả

“để sách ngày càng hoàn thiền hơn Mọi góp ÿ về sách, liên hệ về bàn thảo và dịch vụ bản quyền, xin vui lòng gửi về địa chỉ email kehoachernxbdhsp.edu.vn

Trang 3

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

sø Trí thông minh là gì?

ø Bản chất của trí thông minh

s Phương pháp dạy học kích thích não phải của trẻ

s Giúp trẻ phát triển trí tuệ từ những câu hỏi tại sao

s Phát triển trí tuệ ở trẻ em theo mô hình đa trí thơng minh

« 10 cách phát triển IQ cho trẻ em

s Giúp trễ phát triển trí tuệ thông qua trò chơi

s Nhận diện trẻ có năng khiếu và bồi dưỡng năng khiếu

cho trẻ như thế nào?

s Những khả năng kì diệu của trẻ sơ sinh s Dạy gì cho trễ 1 tuổi?

s Mua sách gì để dạy con 18 tháng tuổi

s Trẻ 22 tháng tuổi biết nói rất ít có phải kém phát triển

về trí tuệ? 47

se Dạy gì cho trẻ 2 tuổi

se Dạy trẻ có cá tính theo cách nào?

se Dạy trẻ bướng bỉnh thế nào? se Xử lí thế nào khi trễ ăn va?

se Làm gì khi trẻ hay cắn?

s Phương pháp giáo dục phát triển trí tuệ cho trẻ

ở lứa tuổi vườn trễ đi

s Phương pháp phát triển trí nhớ cho trẻ mầm non (2 - 3 tuổi)

s Phương pháp giáo dục phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo

« Đừng vội thất vọng khi thấy trẻ nghịch ngợm và hiếu động 80

Trang 4

s Trẻ hơi chậm trong nhận thức nhưng lại thích âm nhạc

« Đối phó với tính vòi vĩnh của trẻ se Có nên đánh trẻ hay không?

se Cách nào giúp trẻ 3 tuổi chậm nói?

« Làm thế nào để kiểm tra IQ và biết trẻ thông minh có s6 phi

là thần đồng hay không?

e Lam thé nao để phát hiện các thiên hướng thông minh

của trẻ em?

se Nuôi dưỡng trẻ thông minh bằng cách nào?

© Day tré chậm nói, nói không rõ bằng cách nào?

s Khi phụ huynh đi học làm cha mẹ

se Truyền hình, DVD khiến trẻ chậm nói _

s Luyện chữ trước tuổi đến trường: lợi HẦU dân hại

e Làm thế nào để giúp trẻ vượt cửa ải lớp 1?

s Trắc nghiệm IQ cosets

Phung pháp giáo dục phát triển tính chủ động, độc lập,

tự tin ở trễ em

s Giáo dục biểu tượng về ban than va người khác phát triển

sự tự tôn của trẻ em

s 8 kĩ thuật nuôi dưỡng hỗ trợ trẻ phát triển cảm xúc

s Tư vấn về phát triển trí tuệ của trẻ

Trang 5

Lời giới thiệu

Sự phát triển của trẻ em là sản phẩm của sự tương tác giữa

các yếu tố bên trong và bên ngoài, là sự phát triển nương tựa lẫn

nhau của các quá trình sinh học và tâm lí Đó cũng chính là kết

quả của sự tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và giàu tương

tác giữa trẻ với môi trường sống xung quanh Tuy nhiên sự phát

triển này không phải là sự lập trình được mã hoá trong gen,

không diễn ra đồng đều, tốc độ phát triển cũng không giống nhau mà phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ kịp thời, đúng phương

pháp của người lớn

Các nhà nghiên cứu tâm lí trẻ em đều cho rằng mỗi trẻ em là một chủ thể tích cực, đang phát triển Sự phát triển này phụ thuộc nhiều vào quá trình nhập tâm những gì trẻ khám phá, trãi

nghiệm, học được nhờ sự tương tác với môi trường, đặc biệt là

với người khác (cha mẹ, cô giáo, nhóm bạn ) Nhiều nhà tâm lí

học phát triển cho rằng: nếu một đứa trẻ ngay từ lứa tuổi mẫu

giáo đã được dạy cách suy luận lôgic (phát hiện các chỉ tiết thiếu/

không hợp lí của sự vật; so sánh, phát hiện sự khác biệt, phân loại

sự vật, hiện tượng theo đặc điểm/ thuộc tính ;), suy luận nhân quả, suy luận đối lập , các phương pháp tư duy sáng tạo, thì cơ

hội thành công học đường là rất lớn

Vậy trẻ ở độ tuổi mầm non, tiểu học có những khả năng gì và

cần phải được dạy như thế nào? Liệu có những phương pháp khoa

học nào thực sự phù hợp, để hỗ trợ kịp thời, sớm kích hoạt các

năng lực trí tuệ tiềm ẩn, nuôi dưỡng phát triển thành tài năng?

Sau nhiều năm nghiên cứu, ứng dụng mô hình phát triển đa

Trang 6

tiểu học, PGS.TS Nguyễn Công Khanh đã thành công trong việc

xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo bổ trợ, tư vấn học

đường giúp giáo viên, các bậc phụ huynh tiếp cận với các phương

pháp khoa học về giáo dục phát triển trí tuệ cho trẻ em Các

chương trình này đã thu hút hàng ngàn trẻ em cùng các bậc phụ

huynh tham dự và đã gặt hái được những thành công thực sự

Xuất phát từ nguyện vọng của rất nhiều giáo viên, phụ huynh

qua những lần tư vấn trực tuyến trên VnExpress.net, qua tập

huấn đào tạo giáo viên cho các trường mâm non và tiểu học về

phương pháp phát triển trí tuệ cho trẻ em, chúng tôi đã phát

triển và biên tập những tài liệu này của PGS.TS Nguyễn Công

Khanh thành một cuốn sách

Cuốn sách Phương pháp phát triển trí tuệ cho trẻ em (mâm

non uà tiểu học) là tài liệu hướng dẫn, tư vấn có chiều sâu, dựa

trên những trải nghiệm, thực nghiệm những ý tưởng nghiên cứu, triết lí, mô hình giáo dục mới Cuốn sách là một tài liệu bố ích

nhằm giúp giáo viên, các bậc phụ huynh hiểu biết tốt hơn về sự

phát triển tâm - sinh lí trẻ mẩm non, tiểu học; cung cấp những trí

thức, phương pháp, giúp giáo viên, phụ huynh hiểu được sự phát

triển trí tuệ của trẻ; đồng thời nắm được các phương pháp giáo

dục trí tuệ cụ thể như biết cách thiết lập các câu hỏi, các bài tập/

tình huống/ nhiệm vụ kĩ năng tổ chức trò chơi để trẻ tích cực

khám phá, tương tác, trải nghiệm nhằm kích hoạt sự phát triển trí tuệ ngay từ tuổi ấu thơ, nuôi đưỡng phát triển thành tài năng

khi trẻ trưởng thành

Trân trọng giới thiệu tới độc giả và rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý vị

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

TRÍ THƠNG MINH LÀ GÌ?

Trí thơng mình là gì? Căn cứ uào đâu để nói rằng ai đó là

người thông mình hoặc người này thông mình hơn người khác?

Để trả lời những câu hỏi này người ta thường nhấn mạnh đến

các năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thích ứng và những hiểu biết về thế giới Không có gì ngạc

nhiên khi có những câu trả lời khác nhau và phụ thuộc đáng kể

vào mức độ ở đó cá nhân bộc lộ khả năng Vì trí thông minh được

những người khác nhau sử dụng với những, nghĩa khác nhau và

được đánh giá bởi các thành viên của một xã hội

Khái niệm trí thông minh

Mặc dù thừa nhận ý nghĩa khác nhau của thuật ngữ này, các

nhà tâm lí học vẫn cho rằng trí thông minh có một ý nghĩa cơ bản

chung trong các khoa học Trí thông minh nhân tạo, trí thông

minh con người tất cả đều liên quan đến tập hợp thông tin, học

hay hiểu biết về thông tin đó và suy luận với thong tin do Tất cả

các loại trí thông minh đều liên quan đến năng lực tâm thân, liên

quan đến các hoạt động nhận thức

Một nghiên cứu nổi tiếng nhất về khái niệm trí thông minh

của các chuyên gia là hội thảo “Trí thông minh và đo lường trí thông minh” do ban biên tập của tạp chí Tâm lí giáo dục (the

Journal of Educational Psychology) tổ chức vào năm 1921 Tại hội

thảo, 14 nhà tâm lí học nổi tiếng về lĩnh vực này được đề nghị

đưa ra quan niệm của mình để trả lời câu hỏi: Trí thông minh là gì? Mặc dù ý kiến cụ thể có sự khác nhau nhưng có hai điểm

chung: trí thông minh là (1) năng lực học từ sự trải nghiệm và (2)

năng lực thích ứng với môi trường xung quanh Vào năm 1986,

Trang 8

tương tự được tổ chức nhằm cập nhật bản chất của khái niệm

này Tại hội thảo này, 24 chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu trí

thông minh lại được đề nghị đưa ra những định nghĩa về trí thông minh Một lần nữa các loại năng lực trên lại được các

chuyên gia này nhắc đến - đó là các quá trình tâm thần cơ bản

(chính là năng lực nhận thức hay năng lực học), năng lực thích

ứng với môi trường và tư duy trừu tượng Tuy nhiên họ nhấn

mạnh đến vai trò của siêu nhận thức (metacognition) (chẳng hạn

như năng lực giải quyết van dé, năng lực suy luận trừu tượng và năng lực ra quyết định), đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của

văn hoá

Nhu vậy các cuộc hội thảo vẻ trí thông minh trong những

năm qua đã nhắc lại kết luận đã rút ra trước đó nhiễu thập kỉ

rằng “đặc tính cơ bản hàng đầu của trí thông minh là năng lực

tâm thân ở mức độ cao, chẳng hạn như năng lực suy luận trừu

tượng” (Sternberg, 1997)

Nếu mục đích chính của việc nghiên cứu và đo lường trí

thông minh là để nhận diện những cá nhân thông minh, tìm kiếm mối quan hệ giữa trí thông minh và sự thành công của cá

nhân, từ đó phát hiện con đường hay các giải pháp để giáo dục,

bồi đưỡng phát triển tài năng thì quan niệm và cách đo lường trí thông minh bằng IQ có rất nhiều hạn chế Đặc biệt là khả năng

dự đoán sự thành công của cá nhân trong cuộc sống Vì hệ số thông minh (IQ) cla các phép đo trí thông minh được các nghiên

cứu phát hiện chỉ giải thích cho khoảng 20% biến thiên về sự

thành công của cá nhân (do hệ số tương quan được phát hiện

trong các nghiên cứu thực nghiệm thường chỉ ở mức r = 45) Như

Trang 9

Từ lâu các nhà nghiên cứu trí thông minh đã không hài lòng

với việc chỉ xem trí thông minh là những gì do các trắc nghiệm đo

lường IQ đo được Thực tế, Wechsler đã nhiều lần định nghĩa trí

thông minh như là “năng lực tổng thể hoặc năng lực chung của

cá nhân để hành động có mục đích, để suy nghĩ hợp lí và để ứng

phó có hiệu quả với môi trường của mình” Wechsler cũng cho

rằng: những cá nhân có hệ số IQ giống hệt nhau có thể khác

nhau rất đáng kể tuỳ thuộc vào năng lực đương đầu một cách có

hiệu quả với môi trường của họ

Nhà tâm lí học Robert Sternberg cho rằng các nhà tâm lí

học phải cố gắng mở rộng cái mà các trắc nghiệm trí thông

minh đo đạc (Sternberg, 1988) Ông đã liệt kê số lượng các năng

lực là thành phần của trí thông minh nhưng lại không được đưa

vào các trắc nghiệm IQ truyền thống Thứ nhất, năng lực thích

ứng với những tình huống mới hoặc không mong đợi - vi dụ,

nhanh chóng tìm ra cách đi đến điểm hẹn quan trọng khi ô tô bị

hỏng (Sternberg & Gastel, 1989) Thi hai, nang lực khái quát

hoá những ý tưởng bất chợt xuất hiện trong đầu khi đang giải quyết các vấn đề, như đột nhiên nhìn thấy “dấu gạch nối” giữa

vấn đề đang đặt ra với vấn đề đã được giải quyết trước đây Tứ

ba, năng lực học trong hoàn cảnh thực tế, chứ không phải trực

tiếp từ việc giảng dạy ở nhà trường Thứ f, năng lực thực hiện

những nhiệm vụ khác nhau cùng một lúc (đồng thời), chẳng

hạn như đang tiến hành một cuộc đàm thoại đầy khó khăn trong khi vẫn tiếp tục sửa chữa một đồ chơi bị hỏng (Lansman &

Hunt, 1980) Ông đặt câu hỏi: Nếu những năng lực này là thành

phân của trí thông minh, thì tại sao lại không đưa chúng vào các

trắc nghiệm 1Q?

Để khắc phục hạn chế này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra

những cách tiếp cận thay thế Trước hết, cần xem đời sống

Trang 10

của con người như là một phức hợp của sự kết hợp giữa yếu tố tự

nhiên và yếu tố xã hội và nó tuỳ thuộc cả vào những sự kiện do

ngẫu nhiên lẫn các hoạt động tương tác đa chiều phức hợp Lí

thuyết sinh thái của Ceci (Ceci et al, 1997) đề nghị xem trí thông

mình như là chức năng của sự tương tác giữa các năng lực tiềm

năng bẩm sinh, hoàn cảnh môi trường và động cơ bên trong của

chủ thể Ceci tin rằng có những năng lực có tính tiềm năng bẩm

sinh, chúng được ni dưỡng bởi những hồn cảnh cụ thể Một

cá nhân có thể mạnh ở một số năng lực nào đó và yếu ở một số

năng lực khác

Cách tiếp cận thay thế thứ hai là lí thuyết đa trí thông minh Cách tiếp cận này xem trí thông minh như là một hệ thống phức

hợp bao gồm sự tác động qua lại giữa các quá trình tâm trí, ảnh

hưởng của hoàn cảnh và hàng loạt các năng lực Theo lí thuyết

này, trí thông minh có tính động và có thể thay đổi khi các điều

kiện môi trường thay đổi Chẳng hạn, theo lí thuyết ba nhân tố

của Sternberg (1997), có ba khía cạnh tương tác qua lại tạo thành

trí thông minh thành công (successful intelligence) Thứ nhất đó

là các quá trình bên trong đối với cá nhân, gồm các kĩ năng xử lí

thông tin, chúng hướng dẫn các hành vi thông minh Khía cạnh

thứ hai liên quan đến năng lực tạo ra sự phù hợp tối ưu giữa kĩ

năng của một cá nhân và môi trường bên ngoài của người đó

Thanh phần ¿hứ ba liên quan đến năng lực huy động (tư bản

hoá) kinh nghiệm của cá nhân để xử lí những thông tin mới, không quen thuộc, một cách thành công

Còn Gardner thì xem trí thông minh như là một năng lực

hoặc một loạt các năng lực, chúng được dùng để giải quyết vấn

để hoặc tao ra các sản phẩm có giá trị cho những ngữ cảnh văn

hoá cụ thể (Gardner, 1993) Theo Gardner, các cá nhân phát triển

một hoặc nhiễu kiểu trí thông minh thông qua sự di truyền

Trang 11

của gen, giáo dục và xã hội hoá của các giá trị văn hoá Nói cách

khác, các kiểu trí thong minh này tiến hoá qua sự tương tác giữa

các tố chất sinh học và những cơ hội do môi trường sống của cá nhân mang lại Gardner đã nhận diện được 8 kiểu trí thông minh: âm nhạc, vận động - cơ thể (chẳng hạn các vận động viên điển

kinh, vũ công), không gian (sử dụng các bản dé tâm thần), ngôn

ngữ hoặc lời, lơgic, tốn học, về bản thân (tự hiểu mình), ngoài

bản thân (hiểu người khác) và trí thông minh thiên nhiên

Gardner cố gắng phác thảo bản đồ trí thông minh của một người

trên 8 đường cong, mỗi đường cong này đại điện cho một kiểu trí

thông minh hơn là chỉ có một loại trí thông minh duy nhất Một

người có thể là nhà toán học lỗi lạc nhưng lại là người có thứ bậc

thấp nhất về trí thông minh ở lĩnh vực âm nhạc hoặc có thứ bậc trí thông minh thấp trong quan hệ liên cá nhân

Cách tiếp cận thay thế thứ ba nhằm khắc phục năng lực dự

đoán hạn chế của trí thông minh đo bằng các trắc nghiệm IQ truyền thống là mở rộng khái niệm trí thông minh Cách tiếp cận

này xem trí thông minh như là sự kết hợp năng lực tâm thần với

các loại năng lực khác, ví dụ năng lực xúc cảm Chẳng hạn,

Daniel Goleman (2001) đã dẫn câu chuyện sau đây để chứng

minh sự có mặt của một loại trí thông minh khác với cách hiểu và

cách đo lường truyền thống:

“Đó là một ngày chủ nhật có cúp Super Bouul Vào ngày

chí thánh đó, hầu hết những người đàn ông Mĩ đều ngôi xem trận

cầu lớn nhất trong năm Chuyến bay từ Neu York đến Detroit đã

bị chậm 2 giờ uà sự căng thẳng của hành khách - đa số là doanh

nhân - đã lên đến đỉnh cao Cuối cùng những hành khách này

cũng tới Detroit, tuy nhiên cô cái gì đó trục trặc khó hiểu liên quan

đến thang dẫn đón khách ở sân bay làm máy bay phải dừng lại

Trang 12

cách cổng đón khách của sân bay khoảng 100 feet (30m) Bực bội uì máy bay đến muộn, mọi người trên máy bay nhốn nháo đứng

đậy tìm cách chen ra cửa bằng mọi cách Lúc đó một tiếp viên

của chuyến bay bước nhanh đến phòng phát thanh Chị không thông báo uới giọng nghiêm khắc: “Luật của Liên bang quy định

rằng mọi hành khách phải ngôi yên uị tại chỗ đến khi máy bay

đỗ an toàn uào cổng” Thay uào đó chị nói uới một âm điệu nhẹ

nhàng nghe như lời hát mà hàm ý như nhắc nhở đùa uui uới một đứa trẻ đáng yêu mà hay làm nững nhưng cũng dễ tha thứ: “You re staaaaanding" Vừa nghe xong, mọi người cười ð lên uà

tất cả ngôi xuống chờ máy bay đỗ hẳn uào cổng Hành khách sau

đó rời khỏi máy bay trong một tâm trạng uui uẻ thoải mái đến

ngạc nhiên”

Sự can thiệp tài tình của cô tiếp viên nói lên một năng lực đặc biệt trong số các năng lực của con người, năng lực này nằm

giữa nhận thức và xúc cảm, được gọi là: trí thông minh cảm xúc

Điều này tương phản rõ nét với những khía cạnh thuần tuý nhận

thức của trí thông minh kiểu truyền thống mà ở mức độ chung nhất, các máy tính có thể được lập trình để thực hiện giống như

con người

Trong chuyến bay vào ngày chủ nhật vừa kể trên, người ta có thể sử dụng kĩ thuật số thu lại giọng nói rồi phát lại “Luật của

Liên bang quy định rằng tất cả hành khách phải ngôi tại chỗ đến

khi máy bay đỗ an toàn vào cống” Mặc dù nội dung cơ bản của thông báo được ghi băng và nói trực tiếp là như nhau, nhưng

cảm giác của người tiếp viên kia về thời gian sự việc diễn ra, sự

hóm hỉnh đây tính nghệ thuật và sự nhạy cảm tình cảm là những

thứ mà kĩ thuật số không thể tạo ra được Hành khách trên chuyến bay có thể buộc phải tuân thủ sự chỉ dẫn, nhưng không

Trang 13

thể có được tâm trạng thoải mái vui vẻ như người tiếp viên kia đã

tạo ra cho họ Cô tiếp viên này đã có năng lực tác động vào chính

những xúc cảm, điều này nếu chỉ có riêng các năng lực nhận thức

là chưa đủ, vì theo định nghĩa, các năng lực thuần tuý nhận thức

thiếu sự nhạy cảm tình cảm

Như vậy trí thông minh như thực chất là một cấu trúc phức

hợp hoà nhập nhiều loại năng lực, có tính độc lập tương đối, ổn

định nhưng không tĩnh tại mà phát triển nhờ sự trải nghiệm của cá nhân qua sự tương tác giữa các tố chất sinh học và mơi trường

văn hố xã hội, nơi cá nhân đó lớn lên Mỗi cá nhân thông minh theo những kiểu khác nhau, do vậy khi xem xét đánh giá trí thông

minh của cá nhân điều quan trọng không phải là xem người đó thông minh bao nhiêu, mà quan trọng hơn là thông minh như

thế nào?

BẢN CHẤT CỦA TRÍ THƠNG MINH

Nếu xem trí thông minh như là năng lực tổng thể giúp cá

nhân áp dụng các kĩ năng nhận thức, xúc cảm và sự hiểu biết để học, để giải quyết vấn đề và để đạt các mục đích, thì vẫn đề đánh

giá nó và đặc biệt làm thế nào để giáo dục phát triển nó vẫn là

một câu hỏi khó Để giải quyết vấn để này, các nhà nghiên cứu

cần phải làm sáng tỏ bản chất của trí thông minh Trí thông minh mang bản chất xã hội

Liệu trí thông mình có phải là một thuộc tính của các cá nhân

hay nó chỉ đơn giản là một cấu trúc xã hội hoặc sự phán xét uề giá

trị? Liệu trí thông mình là cấu trúc đơn nhất hay phúc hợp? Đó là

cấu trúc có tính ổn định kiểu tĩnh tại hay là cấu trúc động, có tính

ổn định tương đối uà phát triển?

Trang 14

Để trả lời những câu hỏi này, các nhà nghiên cứu buộc phải

mở rộng phạm vi suy nghĩ về bản chat tri thong minh, họ không chỉ quan tâm đến cá nhân thể hiện trí thông minh ở mức nào

mà quan trọng hơn, trí thông minh được cá nhân thể hiện như

thế nào

Trong những năm gần đây các nhà tâm lí học đã nhận thức

được rằng trí thông minh là cấu trúc có nhiều mặt/ đa diện, gấn

với chức năng và chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hoá — xã hội

Trí thông mình có cấu trúc đa diện: Điều này có nghĩa là các

khía cạnh của trí thông minh có thể xuất hiện ở nhiều miền hay khu vực khác nhau Hầu hết chúng ta đều biết những người có

năng lực vượt trội trong các nhiệm vụ xã hội và nhiệm vụ học tập

cũng là những người có tài sửa chữa cơ khí và pha chế thực phẩm

để nấu những bữa ăn ngon (mà không cần sách hướng dẫn hoặc

không cẩn qua khoá đào tạo nào) Trái lại, những người khác

vượt trội trong một lĩnh vực nào đó nhưng lại làm ngạc nhiên

những người xung quanh vì họ hoàn toàn không có năng lực

trong những lĩnh vực khác

Như vậy chúng ta thấy rằng, nói về “một kiểu trí thông minh”

(intelligence) có thể không lợi bằng nói về “các kiểu trí thông minh” (intelligences) Theo lí thuyết đa tri thong minh cia

Gardner (1983, 1998) có ít nhất 8 kiểu trí thông minh Ba kiểu trí

thông minh: ngôn ngữ, lôgic— tốn học và khơng gian liên quan đến

những năng lực được đo bằng các trắc nghiệm IQ truyền thống Trí

thông minh ngôn ngữ liên quan tới các năng lực sử dụng ngôn

ngữ để giải thích, thuyết phục, ghi nhớ thông tin và để làm sáng

tư ý nghĩa thơng tin Trí thơng minh tốn - lôgic là năng lực mổ xẻ các quan hệ trong các hệ thống biểu tượng trừu tượng và để đánh giá những ý tưởng và số lượng một cách cé logic Tri thong

minh không gian liên quan đến các kĩ năng nhận biết và biến đổi

các quan hệ không gian của thị giác Năm kiểu trí thông minh

Trang 15

còn lại: âm nhạc, vận động (về cơ thể), về bản thân, về người

khác và thiên nhiên có giá trị trong hầu hết các nền văn hoá, mặc

dù chúng không được đo bằng các trắc nghiệm 1Q Trí thông

minh âm nhạc liên quan đến tính nhạy cảm đối với các đạo cụ

âm nhạc, năng lực thưởng thức, sáng tác nhạc và năng lực kết

hợp cao độ, âm điệu, nhịp Trí thông minh vận động ~ cơ thể là khả năng sử dụng thành thạo cơ thể của người đó Trí thông minh về bản thân phản ánh khả năng hiếu biết động cơ, xúc cảm, các điểm mạnh, điểm yếu của mình Trí thông minh về người khác liên quan đến năng lực hiểu và nhạy cảm với động cơ, hành

vi và xúc cảm của người khác Trí thông minh thiên nhiên liên

quan đến sự hiểu biết các kiểu, mẫu được phát hiện trong môi

trường tự nhiên Mặc dù Gardner tin rằng các kiểu trí thông minh

này tương đối độc lập với nhau nhưng ông cũng thừa nhận rằng

chúng có thể làm việc cùng nhau trong một khu vực Chẳng hạn,

những bài toán đố phức tạp trong toán học đòi hỏi trí thông

minh ngôn ngữ và trí thơng minh lơgic - tốn học

Trí thông mình có tính chức năng: Hành vi thông minh luôn

luôn được định hướng nhằm thực hiện những nhiệm vụ hoặc giải

quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống hoặc tạo ra sản

phẩm có ý nghĩa đối với cá nhân, xã hội Từ cách nhìn theo quan

điểm tiến hoá, hành vi thông minh giải quyết những vấn đề về

thích ứng và do đó làm tăng khả năng sống sót và tăng khả năng

sinh sản Từ quan điểm đo lường tâm lí truyền thống, mọi người

sử dụng trí thông minh của mình để làm thoả mãn những mong

muốn, đạt mục đích và tránh những gì mình sợ hãi Từ quan

điểm nhận thức, trí thông minh được dùng để nhận thức Tức là sử dụng các kĩ năng nhận thức để giải quyết vấn đề hoặc đạt các

mục tiêu mong muốn

Trí thông minh chịu sự chỉ phối của các yếu tố văn hoá - xã hội:

Nếu chức năng của trí thông minh là giúp mọi người giải quyết

Trang 16

các nhiệm vụ mà họ gặp phải trong cuộc sống, lúc đó hành vi

thông minh có thể khác nhau qua các xã hội hay các nền văn hố Vì mơi trường mà các thành viên của mỗi xã hội phải thích

nghi là khác nhau đáng kể về mặt xã hội và văn hoá Thực tế, các

loại suy nghĩ và hành vi được nhận biết như là những suy nghĩ và

hành vi thông minh khác nhau đáng kể Chẳng hạn chúng tôi yêu cầu các bà mẹ quan sát trẻ chơi và mô tả xem những suy nghĩ nào, hành vi nào của trẻ được họ coi là thông minh , câu trả lời

nhận được từ các bà mẹ rất khác nhau

Những đặc tính, mà một nền văn hố xem là thơng minh,

không phải là sự tuỳ tiện Những phẩm chất của cá nhân, những

kĩ năng và phong cách nhận thức có xu hướng liên quan đến môi trường sinh thái và cấu trúc xã hội Sự thực hành văn hoá đã dạy

người ta cách thức giải quyết những vấn đề hàng ngày một cách

có hiệu quả và những chiến lược này trở thành một bộ phận

không thể thiếu trong cách các cá nhân suy nghĩ (Miller, 1997)

Những cách nhìn của phương Tây về trí thông minh nhấn mạnh

đến các kĩ năng ngôn ngữ (chẳng hạn năng lực hiểu một đoạn

văn viết) và các loại năng lực toán và không gian có ích cho lao

động công nghiệp Điều này có ý nghĩa trong xã hội tư bản phát

triển về công nghệ và kĩ thuật Trái lại, ở hầu hết các nền văn hoá

châu Phi, trí thông minh có xu hướng được định nghĩa như là các

khả năng và năng lực thực hành (Serpell, 1989)

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã đề

nghị những người nhập cư vào Mĩ từ Campuchia, Mêhicô,

Philippin và Việt Nam cũng như người Mĩ gốc Anh và người Mĩ gốc Mêhicô hãy mô tả các khái niệm về trí thông minh ở trẻ em

(Okagaki và Sternberg, 1993) Chỉ có các cặp cha mẹ người Mĩ gốc Anh mô tả các khả năng nhận thức là trung tâm của trí thông minh hơn cả động cơ, các kĩ năng xã hội và các kĩ năng thực hành

ở trường phổ thông

Trang 17

Theo Sternberg (2000), cái chung mà các cá nhân thông minh ở mọi nền văn hoá đều có là năng lực tư bản hoá (nhân lên)

những điểm mạnh của họ và cải thiện hoặc đền bù cho những

khu vực họ yếu Cũng vậy, một số những đặc tính chẳng hạn như

tốc độ tư duy hoặc năng lực nảy sinh giải pháp khi đối mặt với

những vấn đề mới luôn có giá trị ở bất kì nền văn hoá nào Hon

nữa, trong số các nền văn hoá có trình độ phát triển công nghệ

tương đương nhau, các khái niệm về trí thông minh thường có

chung nhiều thành phần vì những yêu cầu đối với cá nhân là

tương tự nhau

Hiện tại chúng ta vẫn chưa có những phép đo năng lực tổng

thể, được thiết kế phù hợp, dựa trên các mô hình lí thuyết xem trí

thông minh là một hệ thống phức hợp hoà nhập nhiều loại năng

lực Nhưng đã có các phép đo khác nhau được thiết kế dựa trên

những mô hình lí thuyết hiện đại hơn về trí thông minh

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KÍCH THÍCH NÃO PHẢI CỦA TRẺ IZe Tay trái Tay phai Vỏ não Vỏ não trước trán trước trần G Trung tam phat Am Phan tich Viết bằng cách (tay phải) sở mó Vỏ não thính giác ai phải) thính giác Võ não (tai trái)

Trung tâm trình diễn XX<SZ ` 5

nghệ thuật chung ` b King

(ngôn ngữ và tính toán toán học — Không Đi

Võ não thị giác Võ não thị giác (trường nhìn phải) (trường nhìn trái)

TRUONG C80 DANG SU PHEM TAUM® UNG: MHA TRANG

U

| mm

17

Trang 18

Não bộ có 4 phân chính: cầu não, tiểu não, hành não và tuỷ não Cầu não là phần lớn nhất, được chia làm 2 phần là bán cầu

não phải (não phải) và bán câu não trái (não trái) Não trái có vai trò chỉ huy các mặt nói, viết, tính toán, tư duy lôgic, tư duy trừu

tượng và phán đoán Còn não phải chủ đạo về các mặt như kĩ

năng khéo léo, mĩ thuật, âm nhạc, tình cảm, lòng say mê, óc

thẩm mĩ Do đa số nhân loại thuận tay phải nên rất nhiều thông

tin liên tiếp đưa đến não trái (trung khu chỉ huy sự vận động của các chỉ bên phải là não trái) và tăng cường phát triển công năng

của nó Vì vậy, não trái còn được gọi là “bán cầu ưu thế”, còn bán

câu não phải nhận được ít thông tin hơn nên gọi là “bán cầu yếu thế” Dù não trái là nơi tiếp nhận thông tin chủ yếu nhưng khi dữ liệu nhập vào phải sau một khoảng thời gian nhất định nó mới

cập nhật được Ở não phải thì thông tin được xử lí đồng thời,

nghĩa là não phải rất có ích trong việc hiểu nhanh và nhớ nhanh

Thế nhưng, hầu hết các nên giáo dục và các bậc phụ huynh đều

chỉ nhấn mạnh vào các môn tốn học, ngơn ngữ, khoa học lôgic

Trang 19

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não của các thiên tài có khả năng tự tổ chức khác thường Một trong những điều khác

thường đó là khả năng vận dụng và phối hợp cả hai bán cầu não

cùng lúc tốt hơn người thường Do đó, muốn khai thác được

nhiêu hơn tiềm lực của não, chúng ta phải coi trọng việc khai

thác công năng của bán câu não phải Shichida Makato — một

nhà giáo dục mầm non Nhật Bản đã đưa ra một số phương pháp

nhằm hướng dẫn việc sử dụng não phải của trẻ nhỏ Theo ông,

việc rèn luyện khả năng sử dụng não phải ngay từ bé sẽ giúp trẻ

phát triển toàn điện hơn, thông minh hơn và là một bước quan

trọng để trở thành thiên tài Tại các lớp học thử nghiệm của Shichida Makato, các giáo viên sẽ không cố trình bày kiến thức

dưới dạng các nguyên tắc Thay vào đó, họ cung cấp cho trẻ một lô các dữ liệu thô Lí do chính như trên đã trình bày là vì khi các

dữ liệu xuất hiện quá nhanh, não trái không thể hiểu ngay được

để chuyển chúng thành ngôn ngữ Chúng sẽ từ bỏ việc tiếp nhận và nghỉ ngơi, đồng thời cho phép não phải có cơ hội nắm bắt thông tin Sau khi não phải hiểu được dữ liệu, vỏ não có thể tự thiết lập hệ thống và đường dẫn cho chính nó Tại một lớp thí điểm khác, giáo viên tung ra hàng tá tấm thiệp trong 1 hay 2 phút Bọn trẻ sẽ nhìn chằm chằm vào những tấm thiệp khi giáo

viên rải xung quanh chúng Theo Shichida, việc ném các tấm

thiệp theo cách này sẽ kích hoạt khả năng vốn có của não phải

Khi não phải được kích hoạt, học sinh có thể ghi nhớ một lượng

thông tin lớn nhanh chóng và dễ đàng Phương pháp thứ ba bao

gồm những dạng bài tập luyện trí nhớ Chương trình giảng dạy của Shichida bao gồm các trò chơi nhằm dạy cách “tưởng tượng bằng đường dẫn thị giác” (direct visual imaging), cách đọc tốc độ

và cách liên tưởng bằng trí nhớ Trong lớp, giáo viên đặt 10 tấm

thiệp có nét phác hoạ đơn giản khác nhau đối diện bảng Các cô

bé, cậu bé sau đó sẽ nối mỗi tấm thiệp với một câu chuyện,

Trang 20

sáng tạo ra một bức tranh khác dễ ghi nhớ trong đầu Shichida

nói rằng với bài tập này “bọn trẻ không cân những kết nối bằng

lời, chúng có thể dễ dàng nhớ một lúc 40 - 50 tấm thiệp Với nhiều đứa thậm chí 100 tấm thiệp cũng không thành vấn dé gi.”

Các nhà chuyên môn cũng khuyến khích các bậc phụ huynh để

con em mình sử dụng tay thuận của bé, cho đù đó là tay trái (để

não phải được phát triển) Ngoài ra, các môn học nghệ thuật như hội hoạ, âm nhạc cũng giúp kích hoạt não phải

GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TỪ NHỮNG CÂU HOI

TẠI SAO

Trẻ mẫu giáo rất hay hỏi tại sao Nhiều khi những câu hỏi tại

sao của trẻ làm người lớn cảm thấy bí, không biết trả lời như thế nào Nhiều bà mẹ nói rằng, con mình rất hay hỏi, chẳng hạn: “Tại

sao trăng cứ đi theo con? Vì trăng yêu con Thế tai sao trang

cũng đi theo người khác? "; “Tại sao đèn xanh lại được đi, còn đèn đỏ mọi người phải dừng lại?”; “Tại sao nước biển lại có màu

xanh?” Nhiều khi trẻ hỏi rất nhiều, hỏi đến cùng, làm người lớn

thực sự lúng túng

Liệu cha mẹ có nên giải thích cặn kẽ, cố gắng trả lời chính xác

tất cả những câu hỏi của trẻ? Hay tìm cách lảng tránh những câu hỏi

kiểu này? Có cách nào để vừa thoả mãn nhu cầu của trẻ vừa giúp trẻ phát triển trí tuệ từ chính những câu hỏi tại sao của chúng?

Trẻ đặt câu hỏi vừa là nhu cầu vừa là cách để khám phá,

tương tác với thế giới xung quanh

Đặc điểm của trẻ tuổi mầm non là rất hay tò mò, thích khám

phá thế giới xung quanh Với vốn kinh nghiệm và hiểu biết non

nét của trẻ, thì ngay những điều đơn giản nhất cũng có thế là

điều mới lạ và trẻ cần người lớn giải thích Mỗi sự kiện, hiện

Trang 21

của trẻ, làm xuất hiện nhu cầu muốn hiểu biết, muốn khám phá nhưng cũng có khi trẻ đặt câu hỏi chỉ là “hỏi đế mà hỏi”,

thực chất là muốn được giao tiếp với người lớn: muốn được nói

chuyện, muốn được người lớn quan tâm, muốn được thế hiện,

muốn lôi kéo sự chú ý của người lớn Có cả trăm lí do để trẻ luôn

đặt ra những câu hỏi tại sao, cái gì, như thế nào

Có cần phải trả lời chính xác những câu hỏi của trẻ?

Theo các chuyên gia tâm lí trẻ em, không phải câu hỏi nào

của trẻ cũng cần cha mẹ phải trả lời, giải thích chính xác theo

cách nghĩ hay hiểu biết của người lớn Thực tế cha mẹ không thể

trả lời hay giải thích chính xác tất cả các câu hỏi của trẻ, vì có

những câu hỏi tại sao của trẻ chính cha mẹ cũng không biết,

hoặc biết nhưng khó có thể giải thích ngắn gọn hoặc có cố gắng

giải thích thì trẻ cũng khó mà hiểu được Hơn nữa nhiều khi cha

mẹ giải thích cho trẻ, nhưng trẻ vẫn cứ hỏi đi hỏi lại, hoặc muốn “mẹ nói lại đi” dù mẹ đã vài lần nhắc lại là vì cha mẹ không nói trúng ý muốn của trẻ

Nên ứng phó thế nào với những câu hỏi của trẻ để kích

hoạt trẻ tư duy?

Khi trẻ hỏi tại sao (Tại sao trăng lại đi theo con? Tại sao con chó nó lại ghét con mèo? Mẹ ơi con được sinh ra bằng cách nào? Tại sao nước lại ăn được chân? ) thì cách tốt nhất là cha mẹ

đừng vội trả lời, hãy cho trẻ một cơ hội để suy nghĩ về điều đó

bằng cách hỏi lại chính trẻ: “Thế theo con thì tại sao?” Hãy cho

trẻ cơ hội để trẻ thể hiện, để trẻ nói ra những ý nghĩ của mình

Nếu trẻ nói đúng, hãy khen trẻ kịp thời để nuôi dưỡng sự tự

tin nếu trẻ nói không đúng hãy hỏi lại tại sao con nghĩ vậy, để

hiểu được tính lôgic, tính hợp lí theo kinh nghiệm, theo cách

nghĩ riêng của trẻ để khuyến khích hay bôi đắp

Trang 22

Cũng có khi trẻ nói: “Con không biết, mẹ nói đi " Người lớn

cần xem đây là cơ hội để khuyến khích trẻ động não: “Mẹ cũng không biết”, “vậy hai mẹ con mình cùng nghĩ nhề ” Người lớn có thể vờ giải thích sai để kích thích tư duy phê phán của trẻ,

cũng có thể khuyến khích trẻ hỏi anh chị, ông bà, thây cô để tạo

cơ hội cho trẻ chủ động tương tác với người khác

Khi trả lời những câu hỏi của trẻ, cha mẹ không nên quá coi trọng tính chính xác, tính khoa học (ví dụ: khó có thể giải thích

để trẻ hiểu được tình yêu là gì ) của sự vật hiện tượng, mà quan

trọng hơn là chú ý đến mong muốn, xúc cảm, hứng thú, niềm tin

của trẻ Xem đó là cơ hội tốt để kích thích hứng thú nhận thức,

gieo nhu cầu, giúp trẻ khám phá, mở rộng sự hiểu biết về thế giới

xung quanh

Cũng có khi cha mẹ không cần trực tiếp trả lời vào câu hỏi

của trẻ, mà nhân đó kể cho trẻ nghe một câu chuyện mà nội

dung của câu chuyện cuốn hút trẻ, giúp trẻ tự tìm được câu trả

lời thích hợp Bằng những cách này, chính cha mẹ sẽ tìm ra

những cách thức phù hợp giúp trẻ phát triển trí tuệ va ki nang

xã hội

Các bậc phụ huynh muốn biết sâu hơn về phương pháp và

các kĩ năng đặt câu hỏi, trả lời các câu hỏi giúp trẻ động não, kích

hoạt tư duy sáng tạo, hình thành sự tự tin có thể tham khảo các

tài liệu và tư vấn trực tiếp với các chuyên gia về tâm lí trẻ em qua

địa chỉ Website: www.truonghoanggia.vn

PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Ở TRẺ EM THEO MƠ HÌNH ĐA TRÍ

THƠNG MINH

Tiến sĩ tâm lí Howard Gardner của Đại học Harvard đã

nghiên cứu về để tài “sự thông minh” của con người trong nhiều

năm và đưa ra lí thuyết đa trí thông minh Lí thuyết này ngày càng được nhiều người ủng hộ Theo Gardner có sự tổn tại của

Trang 23

8 dạng thức/ kiểu thông minh khác nhau và các kiểu thông minh này đều ảnh hưởng đến sự thành công của một người Đó là:

1 Thông minh về ngôn ngữ

2 Thông minh về lơgic - tốn học

3 Thông minh về tri giác không gian

4 Thông minh về âm nhạc

5 Thông minh về cơ thể, cử chỉ, động học

6 Thông minh về xã hội, giao tiếp

7 Thông minh về nội tâm 8 Thông minh về tự nhiên

Theo Gardner, các cá nhân phát triển một hoặc nhiều kiểu trí

thông minh thông qua sự di truyền của gen, giáo dục và xã hội hoá của các giá trị văn hoá Nói cách khác, các kiểu trí thông minh này tiến hoá qua sự tương tác giữa các tố chất sinh học và

những cơ hội do môi trường sống của cá nhân mang lại Như vậy,

về bản chất, trí thông minh là một cấu trúc tâm thần phức hợp,

đa diện, đa thành tố, hoà nhập nhiều loại năng lực, có tính độc

lập tương đối, ốn định, nhưng không tĩnh tại mà phát triển nhờ

sự trải nghiệm của cá nhân qua sự tương tác giữa các tố chất sinh học và những cơ hội do môi trường sống của cá nhân đó

Như vậy, theo Gardner, mỗi trẻ em sở hữu một hoặc một số kiểu thông minh này, rất hiếm khi một đứa trẻ hội đủ các kiểu

thông minh Do vậy phụ huynh thay vì quan tâm đến con mình

có trí thông minh bao nhiêu, thì hãy quan tâm xem con mình thông minh như thế nào Và vấn dé quan trong là người lớn hỗ trợ và nuôi dưỡng các kiểu thông minh này thé nao? Dinh hướng

cho các em chọn nghề gì phù hợp với khả năng trí tuệ khi các em

lớn lên

Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm và biện pháp phát

triển 8 đạng thức/ kiểu thông minh ở trẻ mà Gardner đưa ra

Trang 24

1 Thông mình uề ngôn ngữ: Là khả năng suy nghĩ bằng từ

ngữ và sử dụng ngôn ngữ để diễn tả những khái niệm phức tạp

Sự thông minh này cho phép trẻ hiểu được trật tự, ý nghĩa của từ,

học ngữ pháp rất nhanh và áp dụng các kĩ năng ngôn ngữ thành

thạo Trẻ em có trí thông minh kiểu nay thường có sự tỉnh nhạy

về khả năng đọc hiểu ngôn ngữ, hiểu từ và dùng từ biểu thị câu, viết văn, làm thơ Đối với những trẻ này, từ ngữ mang rất nhiều

ý nghĩa Các em thường say mê viết thơ, văn, đọc sách, kể chuyện Đây là dấu hiệu cho thấy lớn lên trẻ sẽ trở thành luật sư,

thi sĩ, nhà văn, nhà hùng biện tài ba Đây cũng là kiểu thông

minh có ở nhiều người nhất, và thể hiện rõ rằng ở các nhà văn,

nhà thơ, phóng viên, biên tập viên hay các diễn giả

Để giúp trẻ phát triển trí thông minh ngôn ngữ, ngay từ tuổi

ấu thơ, cha mẹ phải thường xuyên trò chuyện với trẻ, dạy trễ hát,

đọc thơ, được nghe đọc và nghe kế chuyện thật nhiều, sau đó

khuyến khích trẻ kể lại theo ngôn ngữ riêng của mình (không cần

nhớ nguyên si) Cha mẹ cần tạo ra những tình huống để giúp trẻ tập đưa ra các nhận xét, tập thuyết trình, lí giải một vấn để quen

thuộc, thường xảy ra với trẻ (chẳng hạn: Tại sao bé phải đánh

răng mỗi buổi tối? Tại buổi tối không nên ăn kẹo?) , đố từ đồng

nghĩa, gần nghĩa, ngược nghĩa, ghép một nhóm từ thành nhiều

nhất các câu, cấu trúc lại câu nhưng không làm thay đổi nội dung

thông tin Đặc biệt đưa ra những tình huống có vấn đề buộc trẻ

phải suy nghĩ, giúp trẻ biết cách đặt câu hỏi và tìm cách trả lời các câu hỏi (chẳng hạn một em bé đứng dưới gốc cây, chợt phát

hiện thấy một tổ kiến, những chú kiến giương càng lên nhìn em

bé Hỏi em bé nghĩ gì và những chú kiến nghĩ gì?)

2 Thông minh về lôgic — toán học: Là khả năng tính toán, xác

định số lượng, cân nhắc các giả thiết và thực hiện những hoạt

động tốn học hồn hảo Trẻ sở hữu kiểu thông minh này thường

sớm bộc lộ năng khiếu về lôgic toán học liên quan đến khả năng

Trang 25

tư duy xử lí những bài toán, những phương trình thường gặp

trong bài trắc nghiệm Nó cũng cho phép trẻ hiểu những khái

niệm trừu tượng, có kĩ năng tranh luận, suy nghĩ theo lối quy nạp

và suy diễn Nếu cha mẹ phát hiện thấy con mình ưa thích những con số, mô hình, các trò chơi chiến lược và thí nghiệm thì chắc

chắn trẻ có năng khiếu trong lĩnh vực này, khi trẻ lớn lên có thể

trở thành nhà toán học, thương gia, kĩ sư, lập trình viên Để giúp trẻ phát triển trí thông minh về lôgic, hãy cùng trẻ chơi các trò chơi xếp hình, lắp ghép tranh, phát hiện các chỉ tiết thiếu, các chỉ tiết không phù hợp trên một bức tranh/ hình vẽ, phát hiện những thứ không đi cùng những thứ khác;

phân loại sự vật/ con vật theo đặc điểm, thuộc tính; phát hiện sự

vật đi với nhau theo cặp, đôi, bộ nhóm; phát hiện quy luật lôgic trong một dãy số, sử dụng các kí hiệu toán học phù hợp cho một

day số; chơi các trò chơi đố em giải được (Quả gì mà chua chua

thế Con gì vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn?), các trò chơi trời (nói tên con vật sống trên trời), đất (nói tên con vật sống

trên mặt đất), biến (nói tên con vật sống đưới nước)

3 Thông mình uê tri giác không gian: Là khả năng nghĩ “ba

chiều”, bao gồm trí tưởng tượng, suy luận trong không gian, vận

dụng hình ảnh, các kĩ năng đồ hoạ và nghệ thuật Với những trẻ

có năng khiếu này, chúng rất nhạy cảm với chất liệu, màu sắc, hình khối , thế giới của các em luôn đầy màu sắc qua những trò

chơi ghép hình, xếp hình khối, các trò chơi mê lộ/ mê cung hoặc

Trang 26

vẽ tranh, nặn tượng Đó là dấu hiệu cho thấy trong tương lai trẻ

sẽ thành đạt ở lĩnh vực kiến trúc, đỏ hoạ, hội hoạ, nghệ thuật,

hoặc thiết kế thời trang

Để giúp trẻ phát triển trí thông minh vẻ tri giác không gian,

hãy thường xuyên chơi các trò chơi tìm đường qua ma trận, tìm

đường trên bản đô hỏi trẻ về đường đi về nhà mình rẽ lối nào

mỗi khi qua ngã ba, ngã tư Chơi cờ ca rô, phát hiện những chỉ tiết khác nhau giữa hai bức tranh, đọc hiểu các kí hiệu trên sơ đồ

Vi du: Hãy sử dụng các kí hiệu, biểu tượng để định vị sơ đồ cát dưới đây Hãy giúp chó và thỏ đi qua mê cung nấm để đến được chỗ mèo con

4 Trí thông minh âm nhac: La kha nang cam nhận độ cao thấp, nhịp

điệu, âm sắc, nói chung là nhạy cảm với các kiểu âm

thanh Trẻ có khiếu âm

nhạc thường sở hữu đôi tai rất nhạy Chỉ cần nghe

âm thanh là có thể cảm

nhận giai điệu, nhịp độ

cao thấp, hiểu âm luật, hát được theo nhạc Trẻ còn nhận biết

được những nốt nhạc hay âm thanh mà bạn đồng lứa bỏ qua, không để ý Nếu trẻ có trí thông minh âm nhạc hoạt động mạnh,

không nhất thiết trẻ phải chơi hay một bản nhạc, nhưng chắc chấn phải là một người nghe nhạc nhạy cảm, có thể nhận biết

những ý nghĩa sâu sắc dù chỉ nghe giai điệu

Để “bôi bổ” cho trí thông minh âm nhạc, trẻ cần thường

Trang 27

khi lớn lên rất có thế trở thành những nhà soạn nhạc, soạn kịch

hoặc ca sĩ xuất sắc

5 Trí thông mình cơ thể, cử chỉ, động học: Là khả năng vận

động và dùng rất nhiều kĩ năng đa dạng của cơ thể Nó bao gồm

khả năng điều khiển hoàn hảo những cử động của mình, gồm cả cảm giác về tính toán thời gian và sự kết hợp giữa tâm trí và cơ

thể Trẻ em sở hữu kiểu thông minh này biết cách phối hợp cơ

bắp tốt, nhạy bén trong việc điều khiển cơ thể để có hành động

và phản ứng trước những tình huống tự nhiên Các em rất dễ trở thành những vũ công duyên dáng, cầu thủ bóng đá, vận động

viên chuyên nghiệp, bác sĩ phẫu thuật, hay những người thợ thủ công khéo tay — nghệ nhân nếu được bồi đắp từ nhỏ

Để giúp trẻ phát triển trí thông minh về cơ thể, hãy khuyến

khích trẻ tập múa, tập thể dục nhịp điệu, đá cầu, chơi bóng, diễn

kịch câm, chơi các trò chơi tạo dáng, tập uốn dẻo, tập chuyển

bóng trên tay, ném bóng trúng rổ, ném bóng nảy vào tường rôi

bắt bóng, leo cầu thăng bằng, thi trèo trên lưới Các bài tập này

có giá trị kích hoạt não không kém các bài tập suy luận lôgïc

6 Trí thông mình xã hội, giao tiếp: Là khả năng hiểu và

tương tác hiệu quả với người khác, bao gồm khả năng giao tiếp

hiệu quả bằng lời và không bằng lời, khả năng nhận biết sự độc

đáo của mỗi người, nhạy cảm với tâm trạng của người khác

Người sở hữu trí thông minh kiểu này có khả năng thấu tâm

người khác: hiểu tâm trạng, tính khí, động cơ, mục đích nhạy

cảm với tâm lí của người khác Trẻ có năng khiếu này tiếp xúc,

giao lưu, thông cảm, an ủi, chia sẻ, tạo cảm hứng, thấu hiểu và

dẫn dụ người khác rất đễ dàng Tương lai các em có thể trở

thành nhà quản lí, thay giáo, nhà trị liệu, nhân viên kinh doanh,

Trang 28

Để rèn luyện kiểu thông minh này, trẻ cần được giao tiếp

rộng, được tham gia các trò chơi ứng xử, giải quyết các tình huống xung đột (Con sẽ làm gì nếu bạn trêu con? Con sẽ làm gì

nếu bạn lấy bút của con? Con sẽ làm gì nếu bố/ mẹ bị đau

đầu? ), khuyến khích trẻ đưa ra những nhận xét, khám phá

những điểm đặc biệt ở mỗi người, cùng trẻ chơi các trò chơi đóng

vai, diễn kịch mô tả lại một tình huống khó xử, một câu chuyện

nhạy cảm trẻ thường gặp trong quan hệ với người khác, học

cách cảm ơn, xin lỗi học cách khen người khác mỗi khi người

khác làm tốt một điều gì đó

7 Trí thông minh nội tam: La kha nang hiéu được bản thân

một cách sâu sắc, cũng như những suy nghĩ và cảm xúc của

chính mình, sử dụng những hiểu biết đó trong việc lập kế hoạch

và định hướng cuộc sống Năng khiếu về sự thông hiểu nội tâm

chính là khả năng hiểu và cảm nhận được chính bản thân, chính

cái “tôi” của mình Trẻ có thiên hướng trong lĩnh vực này thường

có lòng tự trọng, kiêu hãnh, cá tính mạnh mẽ, tâm tính tốt nhưng

trầm tĩnh và kín đáo Bác sĩ, triết gia, nhà văn hoặc chuyên gia tư vấn hay những nhà tâm thần học là tương lai phù hợp với các em

Để rèn luyện kiểu thông minh này, hãy giúp trẻ quan sát, nhận

biết các trạng thái xúc cảm của mình và suy nghĩ về những thói quen, sở thích học cách nuôi dưỡng các xúc cảm tích cực, thể hiện các xúc cảm tiêu cực đúng lúc, đúng chỗ và nhanh chóng ra khỏi các trạng thái tiêu cực Học cách tự thưởng mỗi khi làm

được một việc tốt, tự động viên mình mỗi khi gặp khó khăn

8 Trí thông minh uề tự nhiên: Là thiên hướng thích khám

phá, tìm hiểu về đời sống của các loài trong tự nhiên, tỏ ra nhạy

cảm với những thay đổi của các hiện tượng tự nhiên diễn ra xung

quanh mình Trẻ có năng khiếu về tự nhiên rất nhạy bén với những thay đối về thời tiết hoặc phân biệt thành thạo trạng thái, sắc thái khác nhau của một số lượng lớn vật thể giống nhau

Trang 29

Với năng khiếu này, lớn lên trẻ có thể trở thành nhà sinh vật học,

nhà nghiên cứu khoa học, xã hội, tự nhiên hay những nghệ sĩ

Đế rèn luyện kiểu thông minh này, hãy tạo mọi cơ hội để trẻ

gần gũi với thiên nhiên, đi dã ngoại, tham gia các nhiệm vụ bảo

vệ môi trường sống, chăm sóc vườn cây

Theo Gardner, con người có nhiều loại trí tuệ vì họ có nhiễu mô đun thần kinh (neuron modules) Mỗi mô đun có những cách

thức đại diện riêng, có những quy luật riêng hoặc thủ tục riêng và

có những hệ thống hoạt động xử lí riêng Mỗi kiểu thông minh là

một cách sử dụng não bộ khác nhau Mỗi kiểu đều có thể được

phát triển và bồi đấp chứ không phải là một điều bẩm sinh và không bao giờ chỉnh sửa được (điều này có ý nghĩa rất quan

trọng vì có thể giáo dục để phát triển những kiểu trí thông minh

khác nhau ở các cá nhân khác nhau) Chính khái niệm mở rộng

về trí thông minh này đã giải thích tại sao có rất nhiều người lúc

còn đi học thì rất bình thường, thậm chí kết quả học tập rất tệ,

nhưng sau đó lại rất thành công trong cuộc sống Có những bằng

chứng nói lên rằng năng lực của một người ở một khu vực nào đó

có thể khơng dự đốn năng lực ở các khu vực khác, điều này càng chứng minh cho tính chất mô đun của trí tuệ Mặt khác, có những bằng chứng thương tổn não ở một vùng nào đó sẽ làm

hỏng một số hệ thống nhưng không nhất thiết các hệ thống khác đều hỏng (Gardner, 1983) Thần đồng là những người phát triển

tài năng rất sớm ở một lĩnh vực nào đó nhưng có thể các lĩnh vực khác năng lực của họ lại rất bình thường Ngày càng có nhiều

nghiên cứu ủng hộ quan niệm: có những hệ thống trí tuệ tách

biệt nhau Hơn nữa quá trình phát triển các năng lực trí tuệ có sự

khác nhau Trong quá trình này có những khu vực phát triển

nhanh hơn hoặc chậm hơn các khu vực khác Kết quả nghiên cứu

cho thấy trẻ em học ngơn ngữ và tốn ở những tiến độ rất khác

nhau Sự tôn tại của những thân đông, chẳng hạn Mozart có thể

sáng tác nhạc trước khi ông biết đọc, lúc đó các hệ thống thần kinh

Trang 30

liên quan đến trí tuệ âm nhạc phải được tách biệt với những hệ

thống thân kinh liên quan đến trí tuệ ngôn ngữ

10 CÁCH PHÁT TRIEN IQ CHO TRE EM

Trí thông minh có ảnh hưởng rất lớn đến khả nang thành

công học đường của trẻ em Để giúp trẻ phát triển trí thông

minh, cha mẹ phải tạo được môi trường thuận lợi nhất để trẻ tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tương tác Muốn vậy, cha

mẹ cẩn tạo ra một thế giới các trò chơi xuất phát từ ý thích của

trẻ, tạo cảm xúc tích cực trong khi chơi, cố vũ, khen ngợi mỗi khi

trẻ thực thiện thành công Không phê phán mà kịp thời động

viên khi trẻ chưa làm được (hôm nay trẻ không làm được thì hôm

sau trẻ sẽ làm được) Cha mẹ dành thời gian học nghệ thuật chơi

với trẻ và kiên trì chơi cùng trẻ là cách tốt nhất đầu tư cho sự phát

triển trí tuệ của con

Người lớn luôn cảm thấy bận rộn, hiếm khi có thời gian để

cùng trẻ chơi những trò không đầu, không cuối hoặc không

mang lại lợi nhuận Thật sai lâm nếu người lớn luôn cho rằng có rất nhiều công việc quan trọng hơn, đáng làm hơn là dành thời

gian để chơi cùng trẻ, bởi thông qua việc chơi cùng trẻ, bạn hiểu

được tính cách của con mình và khả năng của trẻ trong mỗi giai

đoạn phát triển, phát hiện ra những cách thức phù hợp để khơi

nguồn các năng lực trí tuệ, bồi dưỡng, phát triển thành tài năng Dưới đây là 10 phương pháp để cha mẹ có thể giúp trẻ phát

triển trí thông minh (IQ):

1 Chơi những trò chơi kích hoạt, khích lệ trí não: như xếp

hình, cắt/ xé đán, tô màu, vẽ, tạo hình các con vật từ các vật liệu như củ quả, lá cây; phân biệt màu sắc, hình dạng, kích thước; so

sánh, phân loại con vật, đồ vật theo đặc điểm/ thuộc tính, suy

luận nếu thì , suy luận nhân quả Tất cả những trò chơi này

Trang 31

tư duy cho trẻ, giúp trẻ phát triển các dạng thức thông minh khác

nhau Cần tạo cảm xúc tích cực trong khi chơi, chuyển trò khác khi trẻ tỏ ra không hứng thú hoặc chán

2 Trò chơi ngôn ngữ: đố chữ (tên em/ tên của bạn gồm

những chữ cái nào ghép lại ), xếp một nhóm chữ cái thành

nhiều nhất những cái tên có ý nghĩa (ví dụ: tên con vật, quả, tên

người) giúp trẻ phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ Hầu hết các bài trắc nghiệm IQ đêu nhấn mạnh đến phần sử dụng ngôn ngữ Do đó trễ cần cha mẹ trợ giúp để diễn tả ngôn ngữ: từ vựng,

thành ngữ Kể chuyện, đọc thơ, nhìn tranh tưởng tượng kể

thành một câu chuyện phù hợp với nội dung bức tranh, đọc sách cùng trẻ đều đóng một vai trò quan trọng để phát triển ngôn

ngữ cho trẻ

3 Thường xuyên trò chuyện uới trẻ, nuôi dưỡng uà khuyến

khích các xúc cảm tích cực: Cha mẹ sử dụng bữa ăn tối như là

một thời điểm để nói và lắng nghe cũng như giúp trẻ diễn đạt khả

năng ngôn ngữ của mình Trẻ sẽ học được hầu hết mọi thứ từ cha

mẹ, trễ cảm thấy được lắng nghe và trẻ có cảm giác được đánh

giá tốt hơn sẽ thông minh hơn Kể cho trẻ nghe về ngày làm việc

của mình, thảo luận về những sự kiện (sinh nhật bé, học ở trường ), thậm chí có thể thảo luận với trẻ về một bài báo, một

câu chuyện, một bộ phim, một bức tranh

Tăng cường tổ chức các chuyến dã ngoại như tới viện bảo

tàng, vườn thú, công viên, đi siêu thị, ra sân bay, đến nhà hát kịch, đi nghe hoà nhạc, về quê, đi dã ngoại, tham dự những sự

kiện văn hoá Khuyến khích trẻ đưa ra những nhận xét, nói về

những gì chúng nhìn thấy, những gì chúng cảm nhận trước,

trong và sau những chuyến đi này là cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, xúc cảm Chính ngôn ngữ và xúc cảm tích

cực là “bệ phóng” để phát triển trí tuệ

Trang 32

4 Học âm nhạc: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng học âm nhạc có thể làm tăng trí thông minh về âm nhạc (năng lực thẩm âm, hiểu

các tiết tấu, nhịp điệu ) và làm tăng đáng kể thành tích học tập

của trẻ Nếu trẻ có hứng thú học tập với một dụng cụ âm nhạc

nào, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ học và thường xuyên yêu cầu

trẻ thể hiện kết quả cho cha mẹ Lắng nghe con bạn chơi kèn Trombon không phải lúc nào cũng là một niềm vui thích nhưng

những bài học âm nhạc có thể là một cách thú vị để lôi kéo chúng vào việc rèn luyện trí não Các nhà nghiên cứu ở Đại học

Toronto cho biết những bài học nhạc có sự sắp xếp dường như có

lợi cho chỉ số IQ của trẻ và những thành tích học tập Trẻ học

nhạc càng lâu thì hiệu quả tăng trí thông minh càng cao Nghiên

cứu cũng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với âm nhạc từ thời thơ ấu đã là

một kim chỉ nam cho kết quả tốt hơn ở bậc trung học và chỉ số

thông minh cao hơn khi trưởng thành Vì vậy, bạn hãy tách con

khỏi âm nhạc của Mozart và cho chúng tham gia ban nhạc của

trường hay các khoá học nhạc riêng

5 Nuôi bằng sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn thức ăn cơ bản cho

não Các nghiên cứu từ trước đến nay vẫn chứng tỏ rằng việc

nuôi con bằng sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển

của trẻ sơ sinh Nó ngăn ngừa sự nhiễm trùng và cung cấp dưỡng

chất cần thiết giúp trẻ khoẻ mạnh và thông minh hơn Những

đứa trẻ được bú mẹ khoảng 9 tháng khi lớn lên sẽ thông minh

hơn nhiều so với trẻ chỉ được bú 1 tháng hoặc ít hơn Việc cho

con bú chính là bạn đã đầu tư sớm cho sức khoẻ của bé và đem

lại lợi ích lâu dài không chỉ về sự phát triển thể chất mà cả sự phát triển về não bộ

6 Chế độ nuôi dưỡng tốt: Một đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt và có sức khoẻ sẽ có một bộ óc khoẻ mạnh, cũng như mức độ tập

trung tốt hơn Thức ăn cho trẻ nên có một số thực phẩm tốt cho

não như cá, dầu thực vật, trứng cút, trứng gà, vịt, sữa, hoa quả

Trang 33

tươi, rau xanh Các nhà khoa học của Dai hoc King’s College

(2006) đã công bố kết quả về việc ăn nhiều trái cây và rau xanh có

thể giúp tăng cường trí nhớ Kết quả nghiên cứu đã tìm ra 5 loại

trái cây và rau xanh như bông cải xanh, cà chua, cam, táo và củ

cải có chứa nhiều các hợp chất tăng cường trí nhớ, trong đó bông cải xanh có hàm lượng cao nhất Cắt bớt lượng đường, chất béo và những đô ăn vặt khác khỏi khẩu phần ăn của trẻ và thay thế

bằng những thực phẩm giàu đinh dưỡng có thế làm nên những

điều kì diệu cho sự phát triển thể chất va tinh thần của trẻ nhỏ, đặc biệt ở hai năm đầu đời Ví dụ, trẻ cần sắt để phát triển não khoẻ mạnh vì khi trẻ bị thiếu sắt, sự cảm nhận của các dây thần kinh sẽ chậm hơn Các nghiên cứu cũng nhận thấy trẻ thiếu chất

gặp rắc rối nhiều với các bệnh nhiễm trùng - nguyên nhân khiến

chúng bỏ học và lưu ban Các bậc phụ huynh hãy chú ý tới chế

độ ăn của con để cải thiện tình hình học tập của trẻ

Một cơ quan nghiên cứu có tiếng từ những năm 70 đã chỉ ra rằng ăn sáng giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung và khả năng học

tập Không bao giờ được để trẻ đến trường mà trong dạ dày

không có gì Bữa ăn sáng cho trẻ nên có nhiều hydrat-carbon

như bánh mì hay ngũ cốc Những trẻ không ăn sáng thường dễ bị

mệt mỏi, cáu kinh và phản ứng kém nhanh nhạy hơn những trẻ

thường bắt đầu ngày mới bằng một bữa ăn đủ chất Với nhịp

sống sôi nối ngày nay, việc ngồi ăn một bữa sáng nghiêm chỉnh

không phải lúc nào cũng thực hiện được Tuy nhiên, một cốc sữa

và chiếc bánh ngọt cũng có thế giúp con bạn tập trung và tỉnh táo suốt buổi học

7 Chơi uideo game: Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi được khuyên

nên cho con chơi trò chơi điện tử vì lâu nay video game vẫn bị

mang tiếng xấu Đúng, nhiều trò chơi khá bạo lực, đơn lẽ và

không cần động não nhiều, nhưng việc chơi một trò nào đó mà

Trang 34

khả năng làm việc tập thể và tính sáng tạo cho trẻ cũng có thể

chấp nhận được Các công ty sản xuất đồ chơi mang tính giáo

dục như LeapFrog hiện đang chế tạo các trò chơi về khả năng vận động và tăng cường trí nhớ cho trẻ nhỏ, kế cả trẻ chập chững biết

đi Một nghiên cứu gần đây được tiến hành tại Trường Đại học

Rochester cho thấy những học sinh tham gia chơi video game có

khả năng về thị giác và tố chức nhanh hơn những trẻ không chơi game Các giáo viên ở Anh đã bắt đầu sử dụng một số trò chơi

điện tử vào các bài giảng của mình Điều quan trọng là kiểm soát

về thời gian (không nên chơi quá 30 phút mỗi ngày) và người lớn

cùng tham gia, định hướng và lựa chọn trò chơi

8 Cổ uũ, khuyến khích sự ham học hỏi: Các chuyên gia tâm lí

trẻ em luôn cho rằng cha mẹ nào quan tâm và khuyến khích trẻ

khám phá những ý tưởng mới là đã dạy chúng một bài học giá trị

bởi tìm kiếm tri thức là rất quan trọng Người lớn nên ủng hộ

những sở thích và mối quan tâm của trẻ bằng cách đặt các câu hỏi, giúp trẻ tìm kiếm các câu trả lời, đạy chúng những kĩ năng

khám phá, thu thập và xử lí thông tin để phát triển tính ham

học hỏi

9 Rèn trí thông minh: Làm các bài tập rèn trí thông minh

càng sớm càng tốt, có thể ngay từ tuổi mầm non Chẳng hạn cho

trẻ làm các bài tập suy luận légic: Cai gì đi cùng/ không đi cùng?

Cai gi đi với nhau theo đôi, theo cặp, theo bộ/ nhóm Phát hiện

các chỉ tiết thiếu, chỉ tiết không hợp lí trong các bức tranh/ bức

vẽ Nếu cha mẹ cùng trẻ thực hành các bài tập phát triển IQ

dưới dạng các trò chơi thì kết quả có thế giúp trẻ tăng đáng kể chỉ

số 1Q

Chơi cờ, giải ô chữ, tìm mật mã và trả lời câu đố cũng là những cách tốt, giúp ích rất nhiều cho sự phát triển trí tuệ Hãy

bày những trò chơi rèn luyện trí tuệ quanh nhà và kích thích bọn

trẻ giúp bạn giải quyết những vấn đề khó khăn ấy

Trang 35

10 Khuyến khích tập luyện: Các nhà nghiên cứu ở Đại học

Illinois da chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa điểm thể dục và

thành tích học tập của những trẻ ở bậc Tiểu học Việc tham gia các môn thể thao có tổ chức khuyến khích sự tự tin, khả năng

làm việc theo nhóm và lãnh đạo Nghiên cứu cũng cho biết 81%

phụ nữ làm công tác quản lí đã từng chơi thể thao khi còn trẻ Vì vậy, thay vì nghỉ ngơi xem tivi sau bữa tối, bạn nên khuyến khích con chơi bóng hoặc đi bộ Tốt hơn nữa, bạn nên động viên con tham gia vào một hoạt động thể chất có tổ chức hay các môn thể

thao học đường

GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ THÔNG QUA TRÒ CHƠI

Bạn sẽ học được rất nhiều thứ từ con của mình cũng như từ

chính bản thân bạn khi chơi cùng trẻ Khoảng thời gian bạn và

con chơi với nhau đem lại cho bé một thông điệp “Mẹ luôn sẵn

sàng dành thời gian cho con vì con là người mẹ vô cùng yêu quý”

Hơn nữa, chính bạn cũng học được nhiều điều từ những trò chơi

này cùng trẻ, chẳng hạn cách thể hiện cảm xúc, cách nhìn nhận

thế giới xung quanh theo con mắt trẻ thơ Chơi cùng trẻ còn

giúp bạn nhận thấy mình trẻ lại, giảm stress, bớt cáu giận và kì

diệu hơn nếu phát hiện ra rằng nhìn cuộc sống này dưới con mắt

trẻ thơ mới đáng yêu làm sao

Ai cũng biết rằng trò chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm

non, trẻ em học qua trò chơi, nhưng không phải ai cũng biết cách

chơi cùng trẻ và chơi như thế nào để giúp bé phát triển trí tuệ

Cha mẹ hãy học cách chơi cùng trẻ

Các nghiên cứu của nhóm chuyên gia Trường Mầm non Hoàng Gia cho thấy thời gian cha mẹ dành để chơi cùng con tỉ lệ

thuận với sự phát triển trí tuệ (tức là cha mẹ càng dành nhiều

thời gian chơi cùng trẻ thì trẻ càng có nhiều cơ hội để phát triển

trí tuệ)

Trang 36

Khi chơi cùng trẻ, bạn sẽ giúp trẻ cải thiện hành vi bằng cách

giúp trẻ đạt thành tích và cảm nhận được tầm quan trọng của trẻ Đó là cách tốt nhất giúp trẻ hình thành sự tự tin và nhận ra mình

có giá trị như thế nào để xây dựng lòng tự tôn Thay vì nghĩ rằng

thời gian chơi với trẻ chỉ là một điêu nhỏ nhặt, cảm thấy mất thời

gian vì những trò chơi “vô bổ”, bạn hãy tận dụng nó và cùng trẻ

sáng tạo ra những trò chơi hấp dẫn kích thích sự phát triển trí

não của con mình

Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian để chơi với trẻ nhưng lại

sẵn sàng ngồi hàng giờ trước tivi, sử dụng nhiều giờ để tán chuyện gẫu để rồi sẽ có ngày phải trả giá Hãy dành ít nhất mỗi ngày 30 phút và nhiều hơn thế để chơi cùng con Chơi thực

sự, chơi hứng thú, say sưa, bạn có thế giúp trẻ tăng chỉ số IQ đến 10 điểm

Rồi một lúc nào đó bạn bắt đầu nhận ra rằng cả bạn và con

cùng có được nhiều thứ từ các trò chơi cùng nhau, thì thời gian

bạn dành cho con trở nên vô cùng có ý nghĩa

Chơi cùng trẻ là một phương thuốc trị liệu kì điệu không chỉ

có ích cho trẻ mà còn có ích cho chính bạn Đó là khoảng thời gian để bạn tách mình ra khỏi sự chìm ngập những toan tính trong công việc, những lo âu, dằn vặt trong cuộc sống muôn mặt mặt đời thường và chỉ dành sự chú ý của mình cho một thiên

thần bé bỏng - người có thể dạy cho bạn cách thư giãn, cảm

nhận được tình yêu thương Thông qua các trò chơi cùng trẻ

bạn sẽ hiểu được tính cách của con mình và khả năng của trẻ trong mỗi giai đoạn phát triển

Trẻ thường bộc lộ bản thân mình cho cha mẹ thấy qua các

trò chơi một cách rõ ràng hơn Thông qua việc chơi cùng nhau,

mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng được thất chặt

Thời gian chơi với con giúp cha mẹ đặt mình vào vị trí của trẻ,

hiểu được cái nhìn và cách suy nghĩ của trẻ Vì vậy, cha mẹ

Trang 37

hãy dành thời gian và học cách chơi cùng trẻ, đơn giản là các trò chơi cùng người lớn giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn, và cũng để

chính cha mẹ được thưởng thức những niềm vui mà việc chơi với

con đem lại

Chơi cùng trẻ là một hình thức đầu tư tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ của trẻ

Hãy nhìn nhận thời gian chơi với con là sự đầu tư tốt nhất của bạn cho sự phát triển trí tuệ của trẻ Bạn có thể nghĩ rằng

mình đang lãng phí thời gian chỉ để ngôi chơi xếp hình với con

trong khi lẽ ra bạn có thể làm được rất nhiều việc khác Có nhiều cha mẹ cảm thấy hoang mang với ý nghĩ đó và đã phải đấu

tranh hết sức với bản thân mới có thể gạt được lịch làm việc của mình sang một bền để dành thời gian chơi với con

Tất nhiên, bạn không cần phải chơi với con suốt cả ngày và

con bạn cũng không muốn chơi với bạn suốt cả ngày Hãy nhớ rằng một hoạt động dường như là không có nghĩa đối với bạn lại

có rất nhiều ý nghĩa đối với trẻ Bạn càng sớm thể hiện cho trẻ

biết bạn thích thú khi chơi với trẻ bao nhiêu thì trẻ cũng sẽ

thích thú chơi cùng bạn bấy nhiêu khi trẻ lớn dân lên Khi con

bạn lớn lên, hãy thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động của bạn

vì được ở gần bạn là phẩn thưởng lớn nhất đối với trẻ Hãy ghi

nhớ một điều: Bạn đang nuôi dưỡng một con người, khơi nguồn

để phát lộ những khả năng tiềm ẩn để nuôi dưỡng thành tài

năng, có nghĩa là bạn đang làm một công việc quan trọng nhất

trên thế giới này

Chơi với trẻ như thế nào?

Hãy để trẻ khởi xướng các trò chơi

Một nguyên tắc tối quan trọng mà các bậc cha mẹ cần phải

ghi nhớ là: bất kì một hoạt động nào do trẻ khởi xướng sẽ thu hút

Trang 38

trẻ lâu hơn so với hoạt động do người lớn cùng chơi gợi ý Khi trẻ

chọn chơi gì thì trẻ sẽ học được nhiều điều hơn từ trò chơi ấy

Các trò chơi do trẻ khởi xướng cũng góp phần nâng cao giá trị

bản thân cho trẻ: “Trẻ rất thích trò chơi của mình”

Trong thực tế, có thể bạn đang nghĩ “Lại là trò xếp hình cũ

rích”, hoặc “Chúng ta đã đọc câu chuyện này mấy chục lần rồi”,

đó chính là thử thách của việc làm cha mẹ Bạn sẽ cảm thấy chán

câu chuyện “con mèo trong chiếc mũ” từ rất lâu trước khi con bạn

cảm thấy chán Đó là vì người lớn quá chú trọng vào kết quả, vào

tính mục đích Còn trẻ luôn khám phá, phát hiện ra nhiều điều

mới lạ, thú vị, qua mỗi lần chơi, do trẻ tập trung vào chỉ tiết Trẻ

cảm thấy hứng thú với chính quá trình chơi mà ít quan tâm đến

mục đích hay kết quả Quá trình phát triển trí tuệ được hình thành

từ chính những khám phá mới qua mỗi lần chơi, từ sự tương tác

với người cùng chơi, từ hứng thú với chính quá trình chơi

Người lớn có thé dựa theo sở thích và sự lựa chọn trò chơi của

chính trẻ để gợi ý tổ chức lại cách chơi ngầm đưa ra những tình

huống, lồng vào đó những nhiệm vụ đòi hỏi trẻ tập trung chú ý,

học cách quan sát, ghi nhớ, học cách suy nghĩ, lí giải nhờ đó kích

hoạt tư duy sáng tạo Chẳng hạn, trẻ thích vẽ, thay vì để trẻ tự vẽ, tô màu tuỳ hứng, bạn vẽ cho trẻ một cái thân và cái đầu con sâu

như hình vẽ dưới đây sau đó yêu cầu trẻ vẽ thêm các chỉ tiết thành con sâu có 5 mắt, 5 chân, 4 đuôi, trên mình có 7 chấm tròn rồi

Trang 39

Nếu người lớn muốn trẻ chơi một trò chơi khác thì tốt nhất

không nên nói với trẻ thôi không chơi trò này nữa mà hãy tìm

cách thay đổi trò chơi như thể trò chơi cũ vẫn đang tiếp tục Ví

dụ, bạn có thể dừng câu chuyện đang đọc lại và hỏi bé: “Con sẽ

làm gì nếu chú mèo này ra khỏi mũ và đi ra ngoài chơi?” hoặc

“Chúng ta hãy cùng nhau nghĩ xem: điều gì sẽ xảy ra nếu ?”

Hãy giúp con bạn cảm thấy mình thật đặc biệt

Trong quá trình chơi với con, hãy dành sự chú ý của mình

vào trẻ Nếu bạn ngồi chơi với trẻ mà tâm trí còn mải lo lắng đến

công việc thì trẻ sẽ cảm nhận được điều đó và kết quả là không có

ai thu được lợi ích gì từ trò chơi cả Điều tệ hơn là trẻ sẽ không

nhận ra giá trị của việc bạn dành thời gian cho trẻ và đi tới kết luận là “trẻ không quan trọng đối với bạn” Ngược lại, bạn cũng

đánh mất cơ hội được hiểu thêm về con và thư giãn cùng con hay

học cách làm tươi mới lại cách suy nghĩ của mình từ các trò chơi

của trễ

Hãy làm cho trẻ cảm nhận mình là người thật đặc biệt vì

được bạn chơi cùng trẻ Trẻ được chơi theo ý tưởng và cách chơi

của mình nhưng dưới sự tổ chức, hướng dẫn, định hướng của người lớn Nếu bạn không biết cách chơi với trẻ, hoặc cảm thấy

khó khăn trong việc thiết kế các trò chơi có mục đích kích hoạt tư

duy sáng tạo, phát triển trí tuệ xúc cảm thì hãy tham khảo tư vấn trên

NHẬN DIEN TRE CO NĂNG KHIEU VA BOI DUGNG NANG KHIEU CHO TRE NHU THE NAO?

Nhiều phụ huynh băn khoăn không biết nên cho con học các

lớp năng khiếu như thế nào, làm sao để phát hiện năng khiếu ở

trẻ, học lúc nào và như thế nào là thích hợp, năng khiếu lúc nhỏ

có trở thành “tài năng” khi lớn lên hay không)

Trang 40

Năng khiếu là khái niệm chỉ những đứa trẻ có sự đam mê và

khả năng vượt trội so với các trẻ khác cùng tuổi về một mặt nào

đó Sự đam mê, vượt trội này phải được biểu hiện một cách có hệ

thống và cần được các chuyên gia đánh giá

Chẳng hạn: Năng khiếu âm nhạc thể hiện qua việc trễ có cái tai rất nhạy cảm, có thể thuộc ngay tiết tấu, nhịp điệu của một

bản nhạc, hay bài hát nào đó dù mới chỉ nghe bản nhạc đó một

lần Trẻ có năng khiếu hội hoạ thì sau khi được nhìn người khác

vẽ tranh, không những có thể vẽ lại được ngay mà còn có thể

sáng tạo thêm làm bức tranh đó sinh động hơn, có hồn hơn Trẻ

có năng khiếu toán thể hiện sự nhanh nhạy trong tính toán, biết

phân biệt những con số ở những ngữ cảnh khác nhau, thậm chí

chẳng ai dạy Tất cả các trẻ trên đều phải thể hiện sự đam mê

đối vời lĩnh vực mà trẻ có năng khiếu

Muốn phát hiện năng khiếu ở trẻ, cha mẹ có thể quan sát

hành vi của con, so sánh với các trẻ khác Tuy nhiên, không phải lúc nào đánh giá của cha mẹ cũng đúng vì nhiều khi do thiếu hiểu biết và thường bị tình cảm chỉ phối Tốt nhất trẻ được các chuyên gia tâm lí đánh giá thông qua các bài test chuyên biệt, chang han IQ, CQ, EQ hoặc do các chuyén gia am hiéu sau vé

một lĩnh vực chuyên biệt nào đó đánh giá, phát hiện, chuẩn đoán

(ví dụ về âm nhạc, bóng đá )

Thời điểm học năng khiếu: Không có một câu trả lời chính xác

về độ tuổi khi nào trẻ nên bắt đầu học các môn học năng khiếu,

nhưng nhìn chung cần phát hiện và bồi dưỡng càng sớm càng

tốt, ngay từ tuổi mầm non Vấn đề là làm sao cha mẹ phát hiện

được trẻ có năng khiếu gì Nếu trẻ yêu thích, thể hiện rõ sự say

mê với một lĩnh vực nào đó và việc học trở nên hứng thú thì đó

là sự lựa chọn tốt nhất, thích hợp nhất cho trẻ Chẳng hạn, được

đi học đàn, trẻ hứng thú khi đến lớp, về nhà say mê luyện tập,

Ngày đăng: 17/07/2022, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN