1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Quản trị ngành công tác xã hội: Phần 1 - Trịnh Thị Trinh

194 32 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Quản Trị Ngành Công Tác Xã Hội: Phần 1
Chuyên ngành Quản Trị Ngành Công Tác Xã Hội
Định dạng
Số trang 194
Dung lượng 7,36 MB

Nội dung

Giáo trình Quản trị ngành công tác xã hội giúp trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cho người cán sự xã hội trong lĩnh vực quản trị các cơ sở dịch vụ xã hội, giúp họ đảm nhận tốt chức năng nhà quản lý, tổ chức cơ sở và người cán sự xã hội tận tụy với công việc giúp đỡ con người. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 giáo trình dưới đây.

Trang 2

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN TRI NGANH CONG TAC XÃ HỘI

I Khái niệm, mục đích, vai trò của quản trị CTXH 1 Khái niệm quản trị và quản trị CTXH

2 Mục đích, tầm quan trọng của quản trị CTXH 3 Vai trò của quản trị CTXH

II Yêu cầu và nhiệm vụ của nhà quản trị công tác

xã hội

1 Yêu cầu kiến thức, thái độ, năng lực của nhà quan tri CTXH

2 Nhiém vu cua nha quan tri CTXH

II Nguyên tắc hành động của nhà quản tri CTXH

1 Chấp nhận, tin tưởng lẫn nhau

Trang 3

5 Tính hoạch định 6 Tính tổ chức

7 Truyền thông, giao tiếp cởi mở

8 Sang tạo, linh hoạt

IV Quy điều đạo đức nghề nghiệp với nhà quản trị

CTXH

1 Những quy định về đạo đức nghề nghiệp của nhà quản trị CTXH

2 Những cam kết thực hiện quy điều đạo đức nghề nghiệp của nhà quản trị CTXH

V Một số lý thuyết cơ bản vận dụng trong quản trị

CTXH

1 Lý thuyết quản trị thời Trung Hoa cổ đại

2 Lý thuyết quản trị hành chính kinh điển

3 Lý thuyết tâm lý - xã hội trong quản trị

4 Lý thuyết tiếp cận văn hóa cua William Ouchi Câu hỏi ôn tập chương I

thương II QUAN TRI CONG TAC XA HOI 0 CAP DO NHAN VIEN

Trang 4

4 Các nhiệm vụ khác của nhà quản trị 182

II Kiểm huấn trong công tác xã hội 134 1 Khái niệm kiểm huấn trong công tác xã hội 135

2 Mục đích, vai trò của kiểm huấn 137 3 Yêu cầu chuyên môn của nhà kiểm huấn 141

4 Đặc điểm của người kiểm huấn hiệu quả 143

5 Những nguyên tắc kiểm huấn cơ bản 147

6 Tiến trình kiểm huấn 151

7 Những kiểu kiểm huấn trong thực hành nghề

nghiệp 153

III Giai toa stress với nha quan tri CTXH 162 1 Định nghĩa stress cá nhân và stress công việc 162 2 Ảnh hưởng của stress công việc 165

3 Tam quan trong cua giai toa stress công việc

vdi nha quan tri CTXH 167

4 Nhận dạng hiện tượng stress T70

5 Các nguyên nhân gây stress Li 6 Cánh thức giải toả stress công việc với nhà

quản trị CTXH 176

Trang 5

Chuang Ill QUAN TRI CTXH 0 CAP nO 10 cHUC 197 I Tổ chức trong quản tri nganh CTXH 197 1 Khái niệm, phân loại tổ chức trong quản trị CTXH 197 2 Hệ thống hành chính tập trung và ứng dụng

trong tổ chức dịch vụ CTXH 203 3 Yếu tố cấu trúc trong tổ chức 208 4 Yếu tố con người trong tổ chức 218 5 Hoạt động của tổ chức không chính thức trong CTXH 220 6 Vai trò của nhân viên xã hội trong quản trị tổ chức 223 7 Các kỹ thuật nhằm cải tiến tổ chức cơ sở trong quản trị CTXH 225 8 Ung dụng quản trị tổ chức trong hoạt động trị liệu những người bị lạm dụng tình dục 229 II Hoạch định trong quản trị công tác xã hội 233 1 Khái niệm và vai trò của hoạch định 338

2 Cơ sở khoa học của hoạch định 238 3 Chức năng, nguyên tắc của hoạch định 239

4 Nội dung hoạch định 240

Trang 6

7 Ung dung quy trinh hoach dinh trong quan tri

CTXH 248

Ill Lãnh đạo trong quản trị công tác xã hội 352

1 Khái niệm và vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực

CTXH 253

2 Một số phong cách của người lãnh đạo 258 3 Các nguyên tắc cơ bản trong lãnh đạo, điều khiển con người 262 4 Tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của nhà quản trị 264 5 Kỹ năng cơ bản của người lãnh đạo trong quản trị CTXH 268 6 Mô tả hoạt động của người lãnh đạo trong quản trị CTXH 273

IV Giao tiếp, truyền thông trong tổ chức 276 1 Vai trò, đặc điểm của giao tiếp trong quản trị

CTXH 276

2 Các nguyên tắc giao tiếp trong góp ý, giúp đỡ

Trang 7

V Xử lý xung đột trong quản trị tổ chức 320 1 Nguyên nhân của các xung đột 321 2 Các cách phan ting của cá nhân khi có xung đột 326 3 Các giải pháp xứ lý xung đột 330 4 Xử lý xung đột giữa tổ chức chính thức và phi

chính thức 342

Trang 8

ngành CTXH

1 Khái niệm, mục đích của đánh giá, giám sát 2 Một số vấn đề cần tránh trong quá trình đánh

giá nhân viên

3 Trình tự thao tác trong đánh giá

4 Các tiêu chí đánh giá nhân viên và tổ chức 5 Cách thức, kỹ thuật đánh giá nhân viên va tổ chức hoạt động CTXH

6 Các hình thức giám sát nhân viên của nhà quản trị CTXH

7 Nội dung giám sát nhân viên

Trang 9

POL ze Ad

Quản trị ngành công tác xã hội là môn khoa học chiếm vi trí quan trọng trong nội dung chương trùnh đào tạo ngành

công tác xã hội thuộc các khối trường có đào tạo ngành công

tác xã hội Môn học giúp trang bị những biến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cho người cán sự xã hội trong lĩnh uực quản trị các cơ sở dich vu xd hoi; giúp họ đảm nhận tối chức năng nhà quản lý, tổ chúc cơ sở uà người cán sự xã hội lận tụy uới công uiệc giúp đỡ con người

Trong một cơ sở xã hội, nhà quan tri cong tac xã hột có thể đảm đương nhiéu vai trò ở nhiều cương uị công tác khác nhau, uí dụ: Người hoạch định, nhà lãnh đạo, người điều hành công uiệc chuyên môn, nhà tham uấm - hiểm huấn nhân

Uuiên, người cộng tác tích cực uổi đồng nghiệp uà nhà ngoại giao tài ba trong công tác huy động nguồn lực giúp cho sự phát triển uững mạnh của tổ chức Vì thế, yêu cầu uới nha quản trị công tác xã hội không chỉ giỏi uề chuyên môn, tay

nghề trong quản lý ca, làm uiệc nhóm, tổ chức cộng đồng, mè còn phải giỏi uê các kỹ năng quản trị, dieu khiển con người

trong các lĩnh uực hoạt động công tác xã hột rộng lớn hơn Việc đào tạo nhân uiên công tác xã hột chuyên nghiệp hiện nay được nhấn mạnh uào trang bị các phương pháp

Trang 10

tính chất bhái quát hoá cao Nó giúp xây dựng các tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp cho người cún sự xã hội uà

định hướng tâm nhìn, chiến lược, mục tiêu của các cơ quan,

tổ chúc hoạt động trong lĩnh uực công tác xã hội

Công tác xã hội là một nghề còn rất mới mẻ ở Việt Nam,

vi thé hệ thống giáo trình, bài giảng các môn khoa học cơ sở va chuyên ngành còn rất thiếu uà chưa có sự thống nhất trong các trường đào tạo uê công tác xã hội Để có thể cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhằm đáp ứng cho nhu cầu học tập uà giảng dạy môn quản trị ngành công tác xã hội trong trường Đại học Lao động - Xã hội, nhóm tác giả đã mạnh dạn biên soạn cuốn tài liệu này Nội dung được bết cấu làm 3 chương:

Chương I: Khái quát chung uề quản trị ngành công tác

xã hột _

Chương l1: Quản trị công tác xã hội ở cấp độ nhân uiên Chương 1H: Quản trị công tác xã hội ở cấp độ tổ chức

Đây lò sự nỗ lực, cố gắng của nhóm tác giả biên soạn uò hội đồng khoa học khoa công tác xã hội trường Đại học Lao động - Xã hội Để nội dung được hoàn thiện hơn nữa, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý biến chân thành của

người học uà đồng nghiệp

Trang 11

Chương I Khái quát chung về quản trị ngành công tác xã hội Chương Ï KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI | KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ CỦA QUẢN TRI CONG TÁC XÃ HỘI 1 Khái niệm quản trị và quản trị công tác xã hội (CTXH)

1.1 Khái niệm quản trị

Theo gốc La tỉnh, chữ “Quản trị” có nghĩa là: “Giúp đỡ

cho ai đó thực hiện một hoạt động theo một loạt các mẫu hay quy định” Sự giúp đỡ bao gồm các hoạt động hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ những hoạt động chuyên môn theo các quy định hay các khuôn mẫu ứng xử của một tổ chức, hay của người có quyền lực Người giúp đỡ được hiểu là nhà quản trị tổ chức

Theo các tác giả James H.Donnelly, JR, James

L.Gibson và John M.Ivancevich cho rằng: “Quản -trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp

các hoạt động của những người khác để đạt được những kết

Trang 12

được” Theo định nghĩa này, quản trị được hiểu là quá trình

phối hợp các hoạt động của nhiều người để hoàn thành công việc chung với các mục tiêu, kết quả mong đợi

Hai tác giả Stoner và Robbins cho rằng: “Quản trị là một tiến trình bao gầm việc hoạch định, tổ chức, quản trị con

người và kiểm tra các hoạt động trong một đơn vị một cách

có hệ thống nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị đổi Ở

đây, công tác quản trị nhấn mạnh là quá trình hoạch định,

tổ chức, kiểm tra, giám sát các hoạt động của một cơ sở Theo Stein: “Quản trị là một tiến trình xác định và đạt tới những mục tiêu của một tổ chức thông qua một hệ thống phối hợp và hợp tác nỗ lực” (Giáo trình Quản trị học căn bản, NXB Thống kê-2001, tr12)

Từ các định nghĩa trên, có thể khái quát: Quản trị là một phương pháp, một tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo/điều khiển, kiểm tra và đánh giá các hoạt động của một hay nhiều người nhằm hoàn thành các mục tiêu và kết quả mong đợi

1.2 Một số khái niệm có liên quan Khái niệm quản trị xã hội

1 2 ~ Ae - ` z Z

Theo Hanlan,' quân trị xã hội chú trọng vào các chính

? Hanlan, Archie, (1978) “Social Work to Social Administration”

in Simon Slavin, ed Social Administration New York: The Hayworth Press, p.56

Trang 13

Chương I Khái quát chung về quản tri ngành công tác xã hội

sách, hoạch định, quản trị hàng hoá và dịch vụ có liên quan

tới các thiết chế chính trị, xã hội, kinh tế và liên quan tới các quyết định phân bổ tài nguyên quốc gia đối với những nhu cầu an sinh xã hội Nói chung quản trị xã hội nói tới quản trị

trong các lĩnh vực sức khỏe, giáo dục và những lĩnh vực phát triển xã hội khác Quản trị xã hội là một khái niệm quản trị rộng lớn.bao hàm quản trị nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội khác nhau, trong đó lĩnh vực an sinh xã hội và công tác xã

hội cũng là đối tượng của quản trị xã hội Khái niệm quản trị an sinh xã hội

Đây là lĩnh vực quản trị xã hội đề cập cụ thể hơn tới các

tiến trình quản trị trong một cơ sở an sinh xã hội, sự hình thành các chính sách và kế hoạch của cơ sở và việc thực hiện

bằng các chương trình và dịch vụ cho từng nhóm thân chủ cụ thể Nó cũng được xem như là quân trị cơ sở xã hội.” Ngoài các

cơ sở xã hội có chăm sóc, trợ giúp các đối tượng xã hội, quản trị

an sinh xã hội còn nhằm tới quản lý các đối tượng xã hội ở các

sở, phòng lao động - xã hội cũng như các cơ quan xã hội tại các

thành phố, quận, huyện và xã, phường của từng quốc gia Công tác xã hội là công cụ, phương tiện để thực hiện

hiệu quả các chính sách, dịch vụ, chương trình của an sinh

Trang 14

xã hội, vì vậy quản trị công tác xã hội có mối quan hệ chặt

chẽ và là một lĩnh vực thuộc về an sinh xã hội

1.3 Khái niệm quản trị công tác xã hội

Quản trị công tác xã hội là một phương pháp của công tác xã hội có liên quan tới việc cung ứng và phân phối các nguồn tài nguyên xã hội giúp con người đáp ứng nhu cầu của họ và phát huy tiểm năng bản thân

Theo Kidneigh (1950), “Quản trị công tác xã hội là tiến

trình chuyển đổi chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội trong một tiến trình hai chiều: (1) chuyển đổi chính

sách thành các dịch vụ xã hội cụ thể, và (2) sử dụng kinh nghiệm đó góp phần sửa đổi, điều chỉnh chính sách xã hội”

Ở khái niệm này, nhà quản trị công tác xã hội áp dụng

một sự tổng hợp các phương pháp công tác xã hội vào tiến

trình quản trị Tác giả nhấn mạnh vai trò của quản trị công tác xã hội tham gia và can thiệp vào việc quản lý, thúc đẩy

các chính sách, các dịch vụ xã hội nhằm hỗ trợ cho Nhà nước và cộng đồng thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội

và giải quyết các vấn đề xã hội Ở đây có thể hiểu quản trị CIXH thuộc lĩnh vực thực hành triển khai các chính sách, chsh ‘trink, dich vụ xã hội ở cấp cơ sở hay cộng đồng Nó là

quá trình liên quan đến việc giải trình, thực thi các tiêu

3 Ibid p.4

Trang 15

Chương ! Khái quát chung về quản trị ngành công tác xã hội

chuẩn, chế độ chính sách của Nhà nước với các đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội Nó cũng bao gồm các hoạt động huy

động nguồn lực, quản lý, hướng dẫn việc triển khai các hoạt

động dịch vụ trợ giúp con người tại các cơ sở thực tế nhằm đảm bảo chính sách công khai, mình bạch và sát thực

Theo Walter Friedlander, quản trị công tác xã hội là một phương pháp của công tác xã hội dựa vào các nguyên tắc và kỹ thuật của khoa học quản trị nói chung nhưng đề cập đến những công việc đặc thù của công tác xã hội là nhận diện và giải quyết các vấn đề của con người và thỏa mãn các nhu cầu con người."

Theo quan điểm của Duham, ông mô tả quản trị công

tác xã hội là: “Một tiến trình hỗ trợ hay tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cần thiết và chủ yếu đối với việc cung

cấp trực tiếp dịch vụ của một cơ sở xã hội Các hoạt động này bao gồm từ việc xác dinh chức năng, nhiệm vụ, các chính sách, việc lãnh đạo điều hành, các hoạt động tác nghiệp của

một người nhân viên như lưu giữ hồ sơ đối tượng, kế toán sổ sách hay các dịch vụ bảo dưỡng thiết bị ” ở khái niệm này chúng ta nhận thấy rõ hơn vai trò, chức năng, nhiệm vụ và các kỹ năng của nhà quản trị công tác xã ậi-trongmôt.cơ sở _ xã hội chăm sóc các đối tượng xã hội cụ the} —— THU VIER 6.0.5.2 1 ì

——

i

i ID [SSSI |

4 Friedlander, Walter (1958) Concepts — Social

Work New Jersey: Prentice Hall Inc p.288

Trang 16

Để làm sáng tỏ hơn các hoạt động vi mô của nhà quản trị công tác xã hội tại các cơ sở xã hội, Skidmore (1995) cho rằng: “Quản trị là một tiến trình được thực hiện với việc điều

hành một tổ chức có liên quan đến các mục tiêu, chính sách,

đội ngũ cán bộ, nhân viên, công tác quản lý, các dịch vụ và lượng giá.”

Một quan điểm khác của tác giả Trecker lại quan tâm nhiều hơn đến khơi dậy các tiểm năng con người trong một

cộng đồng xã hội Ông cho rằng: “Quởn trị công tác xã hội là một tiến trình làm uiệc uới con người bằng cách phát huy uò

liên bết năng lực của họ để họ sử dụng tài nguyên sẵn có

thực hiện mục đích cung cấp cho cộng đồng những chương trình uà dịch uụ cần thiết"® Theo quan điểm này, quan tri

công tác xã hội hướng đến việc xây dựng, tổ chức và quản lý các chương trình, dịch vụ xã hội trong công tác tổ chức cộng

đồng Quản trị công tác xã hội nhằm đảm bảo sử dụng các

nguồn lực và tiểm năng cộng đồng một cách hiệu quả vào

aoe nw, 2 ^^ ^ A a

g1a1 quyết các vấn để của cộng đồng

Các khái niệm trên có những điểm chung: Là một tiến

trình hoạch định các nguồn lực và tổ chức quản lý, điều hành

5 Skidmore, Rex A (1995) Social Work Administration: Dynamic Management and Human Relationships 3rd ed MA: Allyn & Bacon

6 Trecker, Harleigh B (1971).Social Work Administration New

York: Association Press, pp 24-25

Trang 17

Chương I Khái quát chung về quan trị ngành công tác xã hội các nguồn lực đó nhằm đạt được mục tiêu đề ra Các nguồn lực bao gồm con người, tài nguyên, chính sách, dịch vụ, năng

lực đội ngũ nhân viên và lãnh đạo Song mỗi lĩnh vực hoạt

động khác nhau, các nhà quản trị sẽ nhằm vào các đối tượng đích khác nhau để nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức và

của đối tượng giúp đỡ Ta biết rằng đối tượng của công tác xã hội là an sinh con người và các vấn đề xã hội của con người, vì thế nó có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực quản trị xã hội và quản trị an sinh xã hội

Tóm lại, đặc trưng cơ bản của quản trị ngành công tác

~ ae

._ xã hội:

- Là một tiến trình liên tục và năng động, sử dụng các nguyên tắc và kỹ thuật của quản trị tổng quát

- Sử dụng triết lý, mục đích và các chức năng của công

tác xã hội, các phương pháp chẩn đoán xã hội, phân tích và

tổng hợp các nhu cầu của cá nhân, nhóm hay cộng đồng

nhằm thay đổi và phát triển các mục đích và chức năng của cơ sở và đáp ứng nhu cầu của đối tượng

- Nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực về con người và

tài nguyên để thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các dịch vụ xã hội và chính sách xã hội

- Là quá trình làm việc với con người dựa vào kiến thức

Trang 18

- Là hành động của nhà quản trị để thực hiện các chức năng quản lý trong một tổ chức, bao gồm: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và đánh giá

Tóm lại, quản trị ngành công tác xã hội là một khoa học về quá trình tổ chức, quản lý, điểu phối các chính sách,

nguồn lực và các dịch vụ xã hội giúp đỡ con người Nó có tính

thực tiễn và ứng dụng cao trong các hoạt động thực hành về

công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm và tổ chức

cộng đồng

2 Mục đích, tầm quan trọng của quản trị công

tác xã hội

2.1 Mục đích

Thứ nhất, quản trị công tác xã hội nhằm nâng cao

trách nhiệm của người nhân viên trong một tổ chức

Vì sao cần phải nâng cao trách nhiệm của người nhân viên trong một tổ chức hoạt động về công tác xã hội và an sinh xã hội? Chúng ta biết rằng hầu hết các dịch vụ xã hội và

chính sách xã hội là hoạt động phi lợi nhuận Kết quả của các dịch vụ này là mang lại lợi ích tốt nhất cho thân

chủ/khách hàng Nguồn kinh phí và tài nguyên hỗ trợ cho

hoạt động dịch vụ được cung cấp từ chính phủ và các nhà từ thiện Các nhân viên và cán bộ làm việc trong các chương

trình, dịch vụ xã hội phải có trách nhiệm quản lý, phân phối, giám sát một cách công khai, minh bạch và hiệu quả các

Trang 19

Chương I Khái quát chung về quản trị ngành công tác xã hội

nguồn tài nguyên được tài trợ cho các đối tượng phục vụ và

sự phát triển của trung tâm Đồng thời, họ có trách nhiệm giải trình thông suốt các khoản chi tiêu về các hoạt động cụ thể của cơ sở cho các cấp lãnh đạo có thẩm quyền, các nhà tài trợ và các nhà từ thiện Điều gì sẽ xảy ra nếu các nhân viên thiếu tỉnh thần trách nhiệm trong công việc chuyên môn mà họ đảm trách?

Để thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản trị công tác xã hội trong các trung tâm, cơ sở xã hội, tổ chức xã hội hay cộng đồng, việc đánh giá, phát huy và duy trì trách nhiệm trong công việc của cán bộ, nhân viên là một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi cá nhân trong một tổ chức Vì thế, mục đích của quản trị công tác xã hội là khai thác và phát huy cao nhất tỉnh thần, thái độ làm việc tự giác, nỗ lực của đội

ngũ cán bộ, nhân viên để mang lại lợi ích và chất lượng phục

vụ địch vụ tốt nhất, đồng thời nâng cao uy tín, đạo đức nghề nghiệp của nhà quản trị công tác xã hội

Dưới đây là những yêu cầu về tính trách nhiệm của

người nhân viên xã hội làm việc trong các cơ sở/dịch vụ xã

hội là: : f |

, + Am

} *

- Có khả năng tổ chức, điều hành, duy trì các quan hệ

tích cực với đồng nghiệp, với đối tượng và tổ chức

Trang 20

- Chấp hành và thực hiện nghiêm túc các quy định của

đơn vị và nhiệm vụ được giao

- Thái độ, tỉnh thần phục vụ, giúp đỡ đối tượng, đồng

nghiệp tận tình, không phân biệt đối xử

- Không ngừng học hỏi, thực hành nghề nghiệp, nâng

cao năng lực chuyên môn và uy tín nghề nghiệp

Đây là các điều kiện để nhà quản trị có thể giúp đỡ,

hướng dẫn, đánh giá nhân viên đạt các danh hiệu hay phần thưởng về chuyên môn đề ra

Việc đánh giá, giám sát trách nhiệm trong công việc của người nhân viên do nhà quản trị công tác xã hội tiến

hành Nó là nhiệm vụ thường xuyên của nhà quản trị và

người lãnh đạo cơ sở Đây cũng là nhiệm vụ chuyên môn và

công tác chính trị tư tưởng mà nhà quấn trị đảm trách

Nhiều trung tâm/cơ sở xã hội đưa ra đánh giá góp ý trực tiếp bằng lời và bằng văn bản thường xuyên hai lần một năm

Nhiều trung tâm khuyến khích các nhân viên của mình liệt

kê ít nhất một lần trong năm những mục tiêu và kế hoạch

hành động cụ thể của họ cho năm tới

Thứ hai, quản trị công tác xã hội nhằm nâng cao trách

nhiệm của cơ quan, tổ chức hoạt động công tác xã hội

Cùng với trách nhiệm về mặt cá nhân của nhà quản trị công tác xã hội, sẽ không đủ thuyết phục nếu các nhà quản trị công tác xã hội chỉ thực hiện việc tư vấn, đi vãng gia, quan ly ca, lam việc nhóm hay chỉ cần nói rằng tôi đã thực

Trang 21

Chương I Khái quát chung về quản trị ngành công tác xã hồi

hiện những hoạt động chuyên môn được giao một cách tốt đẹp Mỗi cá nhân cần làm việc trong một nhóm, một tổ chức nhất định Họ cần được hướng dẫn, tạo điều kiện, sự giúp đỡ của người lãnh đạo và tổ chức của họ Điều gì sẽ xảy ra nếu

cơ quan/tổ chức của họ không có sự quan tâm đến hoạt động

của nhân viên? Sự quản lý lỏng lẻo, vô trách nhiệm của lãnh đạo và tổ chức sẽ dẫn đến hậu quả và chất lượng của các dịch vụ xã hội như thế nào? Và nhiều các câu hỏi khác có thể

quy kết về tính trách nhiệm của tổ chức trong công tác quản trị tổ chức

Một lý do khác là các nguồn lực thường rất khan hiếm

và các trung tâm dịch vụ xã hội phải cạnh tranh với các cơ quan khác trong việc xin kinh phí, họ phải tính toán sao cho

chi phí thấp nhất để có thể duy trì được hoạt động bình thường của tổ chức Thực tế là các nhà tài trợ luôn đặt ra những ưu tiên của họ với các cơ sở và các tổ chức dịch vụ về

chất lượng và hiệu quả của việc giúp đỡ con người, vì thế các cơ sở xã hội phải thể hiện được khả năng giải trình và tính hiệu quả trong hoạt động công việc của cơ sở họ

Để phát huy hiệu quả công tác quản trị tổ chức, những

yêu cầu về tính trách nhiệm của cơ quan/tổ chức được thể hiện ở các hoạt động cụ thể dưới đây:

- Thực hiện công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu của

Trang 22

- Nỗ lực tìm kiếm, khai thác các nguồn lực, tài nguyên

để duy trì các dịch vụ và phát triển tổ chức

- Xây dựng và giải trình kế hoạch hoạt động ngắn hạn

và dài hạn của cơ sở/trung tâm với các cấp có thẩm quyển và nhà tài trợ

- Tổ chức, triển khai các hoạt động của cơ sở

- Chăm ]o đời sống vật chất, tỉnh thần cho cán bộ, nhân

viên

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và thực hành công tác xã hội cho đội ngũ cán bộ, nhân viên

- Mở rộng mối quan hệ hợp tác, liên kết với các cá nhân,

tổ chức bên ngoài

- Báo cáo, tổng kết các hoạt động của cơ sở tháng/quý/năm công khai, mình bạch

Công tác đánh giá cần có các câu hỏi định tính và định

lượng theo các chủ để và nội dung sát thực để có thể hiểu bản chất của sự việc và những con số xác đáng

Khi công tác quần trị tổ chức được quan tâm đúng đắn,

sẽ có rất nhiều nỗ lực thiện chí được đưa ra để xây dựng chương trình lượng giá và thực hiện những dạng nghiên cứu

phát triển tổ chức nhằm nắm bắt được các nhu cầu của đối

tượng, nhân viên và các sự việc đang diễn ra tại một cơ sở xã

hội hay các chương trình hoạt động xã hội tại cộng đồng

Trang 23

Chương I Khái quát chung về quản trị ngành công tác xã hội

Công tác đánh giá không phải lúc nào cũng có thể chắc

chắn đo được tất cả những gì đang diễn ra trong các mối quan

hệ của con người Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia có chuyên

môn về đánh giá đều thống nhất rằng dựa trên những căn cứ

khoa học về quản trị tổ chức và công tác hoạch định rõ ràng

theo các chương trình mục tiêu cụ thể của cơ sở, nhà quản trị có

thể phân tích và hiểu được nhiều hơn những gì đã xảy ra trong

quá khứ ở một cơ sở/dịch vụ phục vụ nhu cầu con người

Thực tế cho thấy, nếu như một trung tâm, hay cơ sở xã hội không có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, thì sẽ dẫn đến lãng phí thời gian cho những nguồn lực chung vào việc thu thập các thông tin đã có sẵn

Tóm lại, mục đích của quản trị công tác xã hội là nhằm gắn trách nhiệm của cá nhân với tổ chức và ngược lại Đồng thời quản trị nhằm làm cho các bên tham gia vào các hoạt động dịch vụ xã hội trợ giúp con người thực hiện tốt các cam kết của họ trong việc sử dụng và quản lý các nguồn lực của cơ quan, tổ chức và cá nhân từ thiện một cách hiệu quả

Quản trị công tác xã hội tốt sẽ đảm bảo khả năng giải trình ở cả cấp độ của tổ chức và cá nhân các thành viên trong tổ chức của họ

9.9 Tầm quan trọng của quản trị ngành công tác xa hột

Trang 24

là một bộ phận rất quan trọng của chính sách xã hội và công tác xã hội nhằm bảo đảm an sinh cho cá nhân, gia đình và cộng đồng

Ở Mỹ, ngân sách liên bang dùng gần 50% vào việc trợ

giúp giải quyết các vấn để xã hội, còn ở các tiểu bang chi

dùng từ 25-30% ngân sách chi cho các hoạt động cua dịch vụ

an sinh xã hội * (Quởn trị ngành công tác xã hội - NXB

Thanh Hod, 2007, Tr 6)

Ở Thụy Điển, phát triển mô hình nhà nước phúc lợi, ngân sách nhà nước thu từ nhiều nguồn, đặc biệt là từ thuế thu nhập của người dân, nguồn ngân sách chi cho các dịch vụ phúc lợi chiếm trên 50% Các dịch vụ phúc lợi tập trung vào ba lĩnh vực: 1) Giáo dục công không thu phí; 2) Hệ thống

chăm sóc sức khỏe công bảo đấm cho tất cả người dân sự chăm sóc tốt nhất với chi phí dịch vụ thấp nhất; 3) Hệ thống bảo hiểm xã hội cho đối tượng người già, người thất nghiệp,

trẻ em, người ốm đau (7rích tài liệu tập huấn an sinh xã

hột - Bộ Lao động - Thương bình uà Xã hội 2007)

Ở Việt Nam các dịch vụ xã hội phục vụ cho nhu cầu của

nhóm đối tượng yếu thế thuộc diện chính sách xã hội được Nhà nước bảo đảm chế độ nuôi dưỡng tập trung tại các trung

tâm bảo trợ xã hội và ở tại các cộng đồng do Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội quản lý Công tác quản trị trong các cơ sở này thường được vận hành theo cơ chế quản lý hành

Trang 25

Chương I Khái quát chung về quản trị ngành công tác xã hội

ứng nhu cầu của đối tượng và hạn chế năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân viên Các chương trình, dự án, dịch vụ hỗ

trợ người dân và cộng đồng theo mục đích của công tác xã hội

ở cả hai khu vực nhà nước và phi nhà nước cũng đang có nhiều khó khăn và bất cập về khâu hoạch định, tổ chức, tuyển dụng nhân sự, chế độ lương bổng và sử dụng các

nguồn quỹ từ thiện, nhân đạo Đây cũng là những thách thức đặt ra cho các cơ quan, tổ chức, các nhà chuyên môn và

nhà quản trị hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội và công tác xã hội ở Việt Nam

Một nhà quản trị giỏi có thể điều khiển một cơ sở xã hội đạt kết quả và hiệu quả cao Một nhà quản trị tôi có thể gây

cần trở hoạt động của các dịch vụ, nhân viên và tổ chức Để

làm sáng tỏ tầm quan trọng cua quản trị ngành công tac xa

hội, nhà quan trị công tác xã hội Rex A Skidmore đã đưa ra

quan điểm đánh giá của mình là:

“Quản trị công tác xã hội đang thay đổi từ hình kim tự

tháp sang hình tròn Không còn cảnh một người ở trên cao có uy quyền tuyệt đối thống trị và kiểm soát các chính sách và cách thực hành của cơ sở Quyền lực như vậy ngày càng được

chia sẻ cho các nhân viên và thân chủ, những người đang

được thử thách để nâng cao kiến thức, kỹ năng xây dựng kế

hoạch và làm cho các dịch vụ hoạt động có hiệu qua Trong

nhiều cơ sở, dưới nhiều kiểu mẫu khác nhau, những nhà

Trang 26

ra quyết định và cung cấp các dịch vụ xã hội”* (3) (Quản trị

ngành công tác xã hội, 2007, lex A Sbidmore Tr 6)

Việc đào tạo môn học quản trị công tác xã hội cũng

nhấn mạnh vào cách thức tổ chức thực hành công tác xã hội như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất Những sinh viên có

chuyên ngành quản trị CTXH đòi hỏi phải có khối lượng kiến

thức cơ bản, thái độ, kỹ năng thực hành quản trị để triển

khai cung cấp các dịch vụ xã hội thích hợp cho đối tượng Tại các khu vực có ngành công tác xã hội phát triển từ

lâu như Mỹ, Thụy Điển, Canada, nhiều sinh viên khoa quản trị kinh doanh và khoa chính trị với học vị thạc sỹ quản trị

đã xin vào làm việc trong ngành dịch vụ xã hội và họ được tuyển dụng vào các chức vụ đòi hỏi trách nhiệm công việc rất

cao Các chức vụ quản trị trong các cơ sở xã hội không chỉ

dành riêng cho nhân viên xã hội, vì thế có sự cạnh tranh về địa vị xã hội trong công tác tuyển dụng nhân sự của tổ chức Tuy nhiên, hầu như các nhà lãnh đạo đều khẳng định rằng, sinh viên được đào tạo về quản trị CTXH là những người có đầy đủ điều kiện hơn cả để dảm nhận các chức vụ quản lý tại cơ sở xã hội

Ở Mỹ, người ta ước tính vài năm sau khi tốt nghiệp thạc sỹ công tác xã hội, hơn ð0% thạc sỹ công tác xã hội sẽ hoặc đã đảm nhận chức vụ nhà quản trị Những chức vụ quản trị có sức hút mạnh mẽ do lương bổng cao hơn và có nhiều cơ hội sáng tạo hơn cũng như quyền lực nhiều hơn

Trang 27

Chương I Khái quát chung về quản trị ngành công tác xã hội

Năm 1969, nghiên cứu của hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW) đã chỉ ra rằng trong 2.857 hội viên tham gia

trả lời bằng hỏi, có khoảng 50% đã nắm giữ các chức vụ quản

trị cơ sở Về thang bảng lương của những người này trung bình hàng năm là cao nhất trong các nhóm nghiên cứu

Trên đây là những nhìn nhận ban đầu về nhu cầu và

tầm quan trọng của nhà quản trị công tác xã hội Tương tự

những người có xu hướng là nhà quản trị thường phải đối mặt với sự thay đổi của những cảm xúc xáo trộn, bởi vì trong khi họ học hỏi các kỹ thuật và giành được các phần thưởng của người lãnh đạo, thì đồng thời họ cũng lo lắng việc giảm kỹ năng thực hành trực tiếp với đối tượng Nhưng thực tế, những kỹ năng thực hành trong CTXH như quản lý ca, quản

lý nhóm đối tượng đồng thời cũng là những kỹ năng quản

trị, thì hầu hết các cán sự xã hội đều phải trải nghiệm một cách đồng thời Đây cũng là những thách thức cho các nhà

quản trị mới vào nghề

Thực tế vào những năm 1980 ở Mỹ, các nhà quản trị CTXH luôn sẵn sàng tận tuy với công việc quản trị suốt thời gian và người ta kính trọng những con người luôn say mê

công việc Các nhà quản trị trong tương lai nên được chú ý ở

Trang 28

pháp ngăn ngừa ốm dau, bệnh tật cho nha can su CTXH va nha quan tri CTXH

Cũng như các nguồn lực quản lý, nhân viên xã hội va

nhân viên chăm sóc xã hội ở tất cả mọi trình độ cần tham gia học tập, hội thảo thường xuyên để nâng cao năng lực và chất

lượng phục vụ dịch vụ Ví dụ, trong chính sách chăm sóc trẻ

em, chương trình “Đảm bảo chất lượng giúp đỡ” đưa ra các

mục tiêu cụ thể cho các tổ chức dịch vụ xã hội để đáp ứng cho

CTXH cá nhân là hiểu rõ các thông tin cần thu thập về chăm

sóc trẻ em, những hành động tích cực và sự hướng dẫn về việc chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như quan tâm đến nơi cư trú của trẻ một cách đồng bộ

Sự cải tiến quản lý và chuyển giao quyển lực các dịch

vụ chăm sóc đối tượng xã hội từ chính quyền địa phương đến

các ban ngành chức năng và sự đăng kí của Uỷ ban chăm sóc trẻ em về đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm sóc trẻ là xu hướng tích cực về hiện đại hoá công tác xã hội của Chính phủ; đồng thời làm giảm thiểu cơ chế điều hành tập trung sẽ làm giảm gánh nặng cho Chính phủ về giải quyết các vấn đề xã hội

Phương thức và tiến trình quản trị trong những tổ chức

tình nguyện và cá nhân làm công tác xã hội là một phần của những yêu cầu mới về CTXH chuyên nghiệp Tất cả các nhà

cung cấp dịch vụ độc lập hoạt động trong một khuôn khổ

định sẵn, thì nhân viên xã hội phải nhận thức được các tiêu

Trang 29

Chương I Khái quát chung về quản trị ngành công tác xã hội

chuẩn chất lượng và yêu cầu thực tế của công tác quản trị để hướng dẫn cho các hoạt động của họ sát thực với như cầu của đối tượng Các nhà đào tạo, tư vấn viên, cố vấn viên, người bảo hộ và những nhà chuyên môn khác, họ là những người

sử dụng khả năng và kinh nghiệm về CTXH để làm việc tại

địa phương, họ cũng cần hướng tới các tiêu chuẩn nghề nghiệp của công tác xã hội được Nhà nước công nhận

Vì những lý do trên, quân trị CTXH có tầm quan trọng là:

- Quan tri CTXH la céng cu giúp các nhà cán sự xã hội thực hành chức năng quản trị tại cơ sở dịch vu hỗ trợ con

người một cách hiệu qua hon

Rất nhiều các nhân viên xã hội ở các quốc gia có nền CTXH phát triển, khi theo đuổi nghề nghiệp CTXH, họ muốn

lựa chọn công việc của nhà quản trị vì hy vọng giúp được nhiều người gặp rủi ro hơn và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn

về con đường sự nghiệp Tuy nhiên, các tổ chức CTXH hoạt động trong hàng trăm năm qua vẫn còn mang nặng tính

kinh nghiệm, không đồng bộ, chưa có sự thống nhất về các lý thuyết tiếp cận, các kiến thức, kỹ năng cũng như các tiêu chuẩn nghề nghiệp Việc quảng bá nghề CTXH ở các quốc gia đang phát triển còn có nhiều hạn chế Mỗi nhà quản trị CTXH cũng cần nghĩ đến việc ngày càng mở rộng mạng lưới

hoạt động CTXH nhiều hơn trước Tất cả những đòi hỏi trên có liên quan đến những người sử dụng dịch vụ và các nhà

Trang 30

việc đánh giá nhu cầu của dịch vụ xã hội, kiểm soát, lập kế

hoạch, xác định mục đích và mục tiêu, hướng đi cho cơ sỞ phục vụ của mình một cách cụ thể và rõ ràng hơn Vì vậy các phương pháp, kỹ năng quản trị có tầm quan trọng như là bộ

công cụ chuẩn mực để các nhà quản trị CTXH thực hành nghề nghiệp hiệu quả hơn

- Quản trị CTXH giúp định hướng rõ ràng hơn các

chính sách, tiêu chuẩn nghề nghiệp cho người cán sự xã hội Uò ngành C1 XH

Các cơ quan quản lý chính sách xã hội và dịch vụ xã hội thuộc khu vực nhà nước và phi nhà nước hàng năm thường

tổ chức các chương trình nghiên cứu, hội thảo, sinh hoạt

chuyên môn nhằm đưa ra những khung chính sách, dịch vụ

xã hội phù hợp cho từng nhóm đối tượng xã hội trong mỗi khu vực và mỗi nền văn hoá khác nhau Vai trò của các nhà

quản trị CTXH trong các cơ sở là rà soát, đánh giá nhu cầu

đối tượng trợ giúp, xem xét năng lực, tiêu chuẩn đội ngũ

nhân viên, đánh giá các nguồn lực, tài nguyên hiện có, sắp xếp bộ máy nhân sự

Nhà quản trị CTXH rất cần có các tiêu chuẩn nghề nghiệp làm công cụ quản lý dịch vụ một cách rõ ràng, cụ thể, hợp lý và hữu ích cho cả đối tượng phục vụ và tổ chức Nhà

quản trị cũng có thể cho phép các nhân viên xã hội phê phán sự tiêu cực trong các tổ chức, dịch vụ của họ và những tiêu

Trang 31

Chương I Khái quát chung về quản trị ngành công tác xã hội

cũng chỉ ra những tiêu chuẩn nghề nghiệp chưa đủ tốt thì cần thiết phải được thay đổi

- Quản trị CTXH thực hành là công cụ để thực thi các nguyên tắc, quy trình uê quản lý ca, làm uiệc nhóm uà tổ

chức cộng đồng tại các cơ sở thực tiễn một cách hiệu quả Sự phát triển của quản trị theo phương pháp tiếp cận gắn liền với những hoạt động thực tiễn đang diễn ra ở nhiều mô hình hoạt động trợ giúp xã hội và CTXH là: Mối quan tâm về lợi ích và sự giúp đỡ công bằng vô tư để giải quyết vấn đề của thân chủ như: xem xét các dịch vụ quản lý ca,

làm việc với nhóm đối tượng sẽ được phân bổ nguồn lực và

đội ngũ nhân viên xã hội phục vụ như thế nào? Hay mỗi lần

tiếp cận tới bàn lễ tân của một cơ sở xã hội nào đó, hoặc tới

thăm một nhóm đối tượng cần sự giúp đỡ, ta có thể cảm thấy

liệu những người phục vụ ở đây, họ là người sử dụng dịch vụ

khoa học hay chỉ là một người cung cấp dịch vụ thông thường, hoặc chỉ là những nhà từ thiện thuần túy? Để đảm bảo tính chuyên nghiệp của người cán sự xã hội, nhất thiết

cần có sự hướng dẫn, giám sát thực hành nghề nghiệp của

nhà quản trị CTXH cấp cơ sở và nhà dào tạo CTXH chuyên nghiệp của nhà trường

Trang 32

dịch vụ trợ giúp đối tudng nhu thé nao Qua trinh thu¢

hành nghề nghiệp được sự giám sát, hướng dẫn chặt chẽ của các nhà giảng dạy công tác xã hội chuyên nghiệp, các kiểm huấn viên cơ cổ có kinh nghiệm và các lãnh đạo cơ sở dịch vụ

- Quản trị CTXH giúp ngăn ngừa các động cơ sdi lệch, góp phần làm trong sạch va lành mạnh đạo đức nghề nghiệp của người cán sự xã hội

Thông qua việc nghiên cứu quản trị ngành CTXH,

chúng ta có thể cố gắng ngăn ngừa chính bản thân mình về

những động cơ cá nhân, coi trọng hình ảnh bản thân như là những công cụ của quá trình quản lý Ví dụ, một nhân viên xã hội quản lý ca kiêm vai trò nhà kiểm huấn, họ có vị trí cấp bậc và chịu trách nhiệm trong việc đào tạo và giúp đỡ

những nhân viên mới như thế nào? Và họ quan tâm giúp dé trực tiếp thân chủ của họ ra sao? Họ có chấp hành và thực

thi tốt quy điều đạo đức nghề nghiệp không? Họ có lợi dụng những điểm yếu của đối tượng và các nhân viên khác để phán xét, hay vụ lợi cá nhân không?

Muc dich cua quan tri CTXH 1a nang cao tinh trách

nhiệm trong công việc giúp đỡ con người của mỗi nhân viên

và cả tổ chức, vì thế là một nhà quản trị tốt cần hướng tới

hoàn thiện hai mục dích này, sẽ ngăn ngừa được các động cơ,

hành vi sai lệch về đạo đức nghề nghiệp

Tóm lại, tầm quan trọng của quản trị CTXH là thúc

đẩy mối liên hệ bển vững, hiệu quả giữa công tác quản trị với

Trang 33

Chương I Khái quát chung về quản trị ngành công tác xã hội

các hoạt động CTXH trong mỗi loại hình dịch vụ xã hội cụ thể Từ đó giúp chúng ta nhận ra rằng mỗi lĩnh vực hoạt động CTXH là một hệ thống đồng bộ gồm nhiều bộ phận, nhiều chức năng, nhiệm vụ có mối liên hệ chặt chế với nhau Mục tiêu cuối cùng nhằm hướng tới việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của đối tượng phục vụ, thúc đẩy dịch vụ xã hội hoạt động tốt hơn và củng cố tổ chức vững mạnh hơn

3 Vai trò của quản trị công tác xã hội

Công tác xã hội nhằm thúc dẩy một cách hiệu quả các

mối quan hệ của con người, nâng cao năng lực tự giải quyết vấn để của con người, thúc đẩy biệu quả các chính sách xã

hội và dịch vụ xã hội trong trợ giúp an sinh cho con người

ngày một tốt hơn Để đạt được các mong muốn trên, chúng ta có thể nghiên cứu vai trò của quản trị công tác xã hội ở các

khía cạnh dưới đây

3.1 Quan trị là một phương phap

Nhà quản trị công tác xã hội Skidmore đã chỉ ra, có năm phương pháp cơ bản của CTXH, trong đó quản trị là một phương pháp Những phương pháp còn lại là CTXH cá nhân, CTXH nhóm, phát triển cộng đồng và nghiên cứu trong CTXH Theo ông, quản trị là một phương pháp làm cho

những phương pháp khác có thể thực hiện được một cách

hiệu quả hơn

Trang 34

sở, đồng thời nó hỗ trợ những phương pháp thực hành CTXH cá nhân, nhóm và tổ chức cộng đồng của cơ sở Quản trị liên quan đến con người, bao gồm các mối quan hệ và các vấn đề của con người, nó có chung nhiều kỹ thuật và các nguyên tắc trong tiến trình giúp đỡ con người như các phương pháp khác Ví dụ, nguyên tắc chấp nhận

là nguyên tắc quan trọng và cơ bản dối với tất cả năm

phương pháp Cũng như vậy, kỹ năng lắng nghe, sự tham gia và kỹ năng giao tiếp đều là các yếu tố được đề cao cho tất cả các phương pháp

Tuy nhiên, quản trị có phương pháp đặc thù riêng của nó Quản trị con người hiệu quả bao gồm các phương phấp

về: Tâm lý xã hội, chính trị, kinh tế, hoạch định, tổ chức,

điều hành Các phương pháp này luôn có sự giao thoa,

tương tác lẫn nhau Ví dụ, một cơ sở xã hội có chức năng giáo dục và hướng nghiệp cho các đối tượng người khuyết tật, đây là loại dịch vụ phi lợi nhuận Chúng ta không thể dùng

phương pháp đòn bẩy kinh tế thuần tuý để tăng thu nhập

cho cơ sở xã hội, mà cần ưu tiên phương pháp tâm lý xã hội lên hàng đầu Nó có tác dụng động viên khích lệ cán bộ,

nhân viên chia sẻ trách nhiệm, tình cảm của họ, tạo bầu không khí thân thiện, cổ mở, tôn trọng, chấp nhận lẫn nhau và chấp nhận đối tượng Trong thực tế cần kết hợp hài hoà

các phương pháp để duy trì, phát triển tốt các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức và thực hiện tốt các chính

sách, chế độ với đối tượng phục vụ và nhân viên

Trang 35

Chương I Khái quát chung về quản trị ngành công tác xã hội

3.2 Quản trị là một hỹ năng

Nhân viên xã hội sau khi tốt nghiệp bậc cử nhân và có ít nhất hai năm kinh nghiệm, họ thường có nhu cầu trở

thành nhà quản trị CTXH Đó là những người đòi hỏi vừa có

lòng nhiệt tình giúp đỡ con người, vừa có trình độ kiến thức, khả năng quản lý và những kỹ năng trong quản trị Các nhà giáo dục và cán sự xã hội nhận ra rằng có sự nhiệt tình và quan tâm thôi chưa đủ, mà cần có kỹ năng quản trị để cung cấp các dịch vụ xã hội đạt hiệu quả tối ưu

Ở góc độ cá nhân, những kỹ năng quản trị bao gồm: kỹ

năng soạn thảo văn bản, viết thư, viết báo cáo ca, quản lý sự căng thẳng thần kinh, lập kế hoạch hành động

Ở góc độ tổ chức, thông thường với một người cán sự xã hội lâu năm, người quản lý của trung tâm hay những người

lãnh đạo của cơ quan, cần có các kỹ năng quản trị gồm: Giao tiếp, khích lệ, kiểm soát xung đột, lập kế hoạch tài chính cho

cơ quan, lãnh đạo, tuyển dụng nhân viên, sắp xếp đội ngũ

cán bộ, nhân viên và những kỹ năng ngoại giao, vận động

nguồn lực

Mối quan tâm rõ ràng nhất của nhà quản tri CTXH 1a

việc quản trị con người trong các dịch vụ như thế nào Có thể

đó là những người sử dụng dịch vụ, những người chăm sóc, người có khả năng viết dự án và thuyết trình rõ ràng, đồng

Trang 36

Mặt khác, họ còn có năng khiếu về kỹ năng con người, điều đó giúp họ nhận thức được việc quản trị và giao tiếp với con người là trung tâm Đó cũng là cách thức cung cấp các dịch

vụ đến cá nhân, gia đình và cộng đồng thông qua các phương

pháp của công tác xã hội một cách hiệu quả

Các nguyên tắc và kỹ năng liên quan đến quản trị nhân sự là nguyên tắc chung cho mọi tổ chức - cá nhân, tập thể và

nhà tình nguyện về CTXH Đó là việc tạo lập mối quan hệ

với mọi người, giúp đỡ họ đạt được mục tiêu, giám sát sự nỗ lực của họ, tư vấn một loạt các nguồn lực, ra quyết định, giải

quyết vấn đề, quản lý sự khủng hoảng là nhiệm vụ chung của người thực hành và nhà quản trị CTXH

Nhà quản trị cần phải có các kỹ năng linh hoạt từ những phương pháp đặc biệt và những nguyên tắc của sự

can thiệp trong CTXH với đối tượng Sự suy nghĩ có hệ thống phải xác định được các kỹ thuật trong phương pháp trị liệu

gia đình Khi điều hành một nhóm, có nhiều ý kiến cá nhân

tham gia do làm việc theo nhóm cũng có nhiều lợi thế hơn cho nhà quan trị Allan Brown (1999) cho rằng, đó là mặt trải nghiệm, hiểu, hợp tác lẫn nhau và những nhóm sáng tạo

làm cho các thành viên tích cực hơn, chắc chắn sẽ đóng góp

tỉnh thần của cả nhóm, sự hợp tác làm việc giữa các thành viên và những người lãnh đạo nhóm Tất cả những điều đó có thể được trao đổi trực tiếp với vai trò của nhà quan trị nhóm,

cho dù điều kiện và các mục đích có khác nhau

Trang 37

Chương I Khái quát chung về quản trị ngành công tác xã hội

Một tiêu chí tích cực hơn nữa trong việc quản trị là vai

trò của một người quản trị chu đáo Các kỹ năng có giá trị

bao hàm sự định liệu, cân nhắc, thương lượng/thuyết phục, giữ liên lạc và biện hộ để đảm bảo cho việc sử dụng tốt nhất các nguồn lực Người ta có thể biện hộ rằng, các cán sự xã hội là những người nhận thức rõ về tài chính, ngay cả khi không nắm giữ nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, về sau họ sẽ là những nhà quấn trị tốt hơn

Đối với những cán sự xã hội nắm giữ ngân sách nhà

nước, có thể cũng xảy ra một số sai sót, vấn đề ở chỗ, khi các

nhà cán sự xã hội chuyên nghiệp phải chịu trách nhiệm phân bổ nguồn tài chính quá nhiều, đặc biệt là ngân sách Nhà nước

phân bổ cho phúc lợi xã hội, họ cũng có thể bị xao nhãng

những mục tiêu chuyên môn cá nhân Thường thì, những cán

sự xã hội thiếu năng lực, họ thường được định hướng công việc do lợi ích kinh tế nhiều hơn là định hướng cho đáp ứng những

nhu cầu đòi hỏi của thực tế Để trở thành nhà quản trị giỏi,

nhà cán sự xã hội phải bỏ nhiều thời gian để thăm quan, tham

gia hội thảo, thương lượng và các vấn để liên quan khác

Quản trị là một khoa học và nghệ thuật, vì thế nhà quản trị vừa là người cán bộ mẫu mực, vừa là người nhạc trưởng, vừa là người bạn, người đồng nghiệp thân thiện và

còn là nhà ngoại giao tài ba

3.3 Quản trị là một tiến trình năng động uà linh hoạt

Trang 38

thống tổ chức phục vụ của con người Vì thế, tất cả các cán bộ

và nhân viên đều là một phần trong tiến trình quản trị năng

động, hoặc là tích cực, trung lập hay tiêu cực Trong đó, những nhà quản trị chính thức bao gồm: Giám đốc điều

hành, trợ lý giám đốc, cán bộ kiểm huấn và tư vấn viên Về mặt lý thuyết, họ có thể là những người lãnh đạo, trong

nhiều phương diện, họ giữ các trọng trách, vai trò của nhà

quản trị cấp cao và cấp trung Tuy nhiên, để công tác quản

trị ở cơ sở có hiệu quả, tất cả những cán bộ trực tiếp, ví dụ như cán sự xã hội về quản lý ca, cán sự xã hội trong CTXH nhóm, tổ chức cộng đồng và những cán bộ khác kỳ cả các

nhân viên bảo vệ, lễ tân họ cũng cần được tham gia tích cực vào tiến trình quản trị Khi họ là những thành viên trong nhóm cung cấp các dịch vụ ở cơ sở, họ có thể có tác động mạnh mẽ vào việc đưa ra những đề xuất để cải tiến

trung tâm và nâng cao chất lượng công tác quản trị của trung tâm Khi cần thiết họ có thể đấu tranh và mang lại

những thay đổi trong các chính sách và mối quan hệ trong trung tâm Hoặc những người lãnh đạo và các thành viên

trong nhóm làm việc cùng nhau, họ cần có sự hợp tác tích cực để tạo ra nhiều loại dịch vụ mong muốn đa dạng và thiết

thực cho nhu cầu giúp đỡ con người

Ví dụ, một giám đốc phụ trách trung tâm chăm sóc

người tâm thần và trẻ em khuyết tật, ông ta thực hiện ca trực tại trung tâm, trong tình trạng trung tâm đang điều

động các nhân viên xã hội tăng cường cho công tác tập huấn

Trang 39

Chương I Khái quát chung về quản trị ngành công tác xã hội

dối tượng, vị giám đốc này có thể làm thay các nhiệm vụ của các nhân viên đi học là động viên, giám sát đối tượng Ông

cũng có thể gặp mặt các thân nhân của đối tượng hay các nhà cung cấp dịch vụ đó trao đổi về vấn đề chăm sóc đối tượng như thế nào? Ngược lại, trong ca trực khác của một nhân viên xã hội, anh ta có thể giúp lãnh đạo giải quyết các công việc có liên quan đến chế độ của đối tượng với những cam kết cho phép Tất cả các nhân viên và lãnh đạo đều ý thức được sự hợp tác và trách nhiệm trong công việc là phương châm chiến lược của cơ sở để cung cấp các dịch vụ trợ giúp xã hội hiệu quả hơn

Nghề công tác xã hội là nghề giúp đỡ con người, đặc biệt là người yếu thế, họ ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực xã hội, vì vậy dù là nhà lãnh đạo hay nhân viên xã hội, họ đều có chung các nguyên tắc hành động nghề nghiệp là tôn trọng, chấp nhận và giúp đỡ đối tượng trong mọi khả

năng có thể,

II YÊU CÂU VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHÀ QUẢN TR] CONG TÁC

XÃ HỘI

1 Yêu cầu kiến thức, thái độ, năng lực của nhà

quản trị công tác xã hội

Hầu hết các nhân viên xã hội trở thành các nhà quản

Trang 40

vụ lãnh đạo Mặc dù số lượng sinh viên học chuyên ngành

quản trị CTXH còn rất hạn chế, song những năm gần đây các trường đào tạo về CTXH ở các nước có ngành CTXH phát

triển, số sinh viên đăng ký học ngành quản trị CTXH đang gia tăng, vì họ hy vọng có nhiều cơ hội thăng tiến và giúp đỡ

được nhiều người hơn Những kiến thức và thái độ cần thiết của một nhà quản trị công tác xã hội chuyên nghiệp là:

1.1 Kiến thức nghề nghiệp

Nha quan tri cong tác xã hội cần có các kiến thức:

- Hiểu biết uê mục đích, chúnh sách, dịch uụ uè tài nguyên

của cơ sở

Nhà quản trị am hiểu rõ ràng những mục dích và mục tiêu cụ thể của cơ sở mình làm việc và có trách nhiệm hoàn thành được những mục tiêu đó Họ phải thực hành thành thạo về các chính sách của cơ sở, am hiểu các chế độ, thủ tục và có thể thực hiện chính sách hiệu quả với các đối tượng thụ hưởng Nhà quản trị còn hiểu sâu sắc tầm quan trọng của

các chính sách cũng như tiến trình thay đổi chính sách đó cho phù hợp với nhu cầu của đối tượng tại cơ sở thực tế,

Nhà quần trị am hiểu rõ ràng về các dịch vụ đang được

thực hiện hoặc có thể thực hiện Họ phải nhận thức được thân

chủ đang gặp vấn để và các nhu cầu khó khăn gì, các phương tiện và điều kiện phục vụ như thế nào là phù hợp? Nhà quản

Ngày đăng: 16/07/2022, 14:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w