Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua khảo sát cảnh huống song ngữ Việt - Hoa ở An Giang, chúng tôi muốn tìm hiểu trạng thái song ngữ xã hội của người Hoa ở Việt Nam, như sự phân
Trang 1-oo0oo -
HOàNG QuốC
Những đặc tr−ng ngôn ngữ học x∙ hội Của hiện t−ợng song ngữ TạI AN GIANG (trên cứ liệu cảnh huống song ngữ Việt - Hoa)
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học ứng dụng Mã số : 62.22.01.05
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ NGÔN Ngữ HọC
Hà Nội – 2009
Trang 2Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ Nhờ
chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam được
thể hiện ở Hiến pháp “bình đẳng dân tộc trong đó có bình đẳng về
ngôn ngữ”, tiếng Việt được bảo vệ và phát triển trở thành ngôn ngữ
giao tiếp chung của cả nước, các ngôn ngữ của 53 dân tộc thiểu số
được bảo tồn và phát huy, thực hiện chức năng là công cụ giao tiếp
trong nội bộ của dân tộc mình Hàng loạt các vấn đề về ngôn ngữ dân
tộc thiểu số đã được quan tâm nghiên cứu và đạt được những thành
tựu đáng kể Tuy nhiên, đáng tiếc là, tiếng Hoa với tư cách là ngôn
ngữ dân tộc thiểu số của dân tộc Hoa ở Việt Nam thì chưa có công
trình nghiên cứu đáng kể nào Đây chính là lí do chúng tôi chọn đề tài
này Và, để có thể tập trung khảo sát sâu hơn, chúng tôi chọn địa bàn
An Giang - nơi có người Hoa sinh sống làm đối tượng khảo sát
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua khảo sát cảnh huống song ngữ Việt - Hoa ở An
Giang, chúng tôi muốn tìm hiểu trạng thái song ngữ xã hội của người
Hoa ở Việt Nam, như sự phân bố chức năng giữa tiếng Việt với tiếng
Hoa (cũng như với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số khác) Để đạt được
mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: (1) Hệ
thống hoá những kiến thức về lí luận liên quan đến đề tài (2) Giới
thiệu một số nét khái quát về tiếng Hán và các phương ngữ Hán có
liên quan đến khái niệm tiếng Hoa của người Hoa ở Việt Nam (3)
Miêu tả cảnh huống ngôn ngữ ở An Giang (4) Khảo sát đặc điểm sử
dụng ngôn ngữ của người Hoa ở An Giang (5) Khảo sát việc sử dụng
ngôn ngữ của học sinh người Hoa trong nhà trường và thái độ ngôn
3 Đối tượng và giới hạn tư liệu khảo sát
Đối tượng khảo sát là những người Hoa đang sinh sống tại
An Giang Hiện nay tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện Tuy nhiên, do điều kiện có hạn, chúng tôi chỉ tập trung vào một số
địa bàn tiêu biểu cho trạng thái song ngữ Việt - Hoa
4 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương
pháp điều tra ngôn ngữ học xã hội bằng anket kết hợp với quan sát và phỏng vấn sâu; phương pháp quy nạp trong nghiên cứu, hệ thống hoá vấn đề; phương pháp phân tích định lượng, có sử dụng phần mềm SPSS trong xử lí tư liệu; phương pháp đối chiếu và thống kê Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các thủ pháp thu thập, phân tích tư liệu mà ngôn ngữ học truyền thống thường sử dụng
4.2 Mẫu nghiên cứu: Điều tra khảo sát được lựa chọn trên mật độ cư
trú của người Hoa (nơi người Hoa cư trú tập trung và nơi họ sống xen
kẽ với cả người Kinh, người Khmer; và nơi người Hoa chỉ cư trú xen
kẽ với người Kinh); theo giới tính, tuổi tác, nơi sinh, nơi ở, trình độ học vấn và nghề nghiệp
5 ý nghĩa lí luận và thực tiễn
5.1 ý nghĩa lí luận: Kết quả khảo sát trạng thái song ngữ Việt - Hoa
ở An Giang góp phần vào việc nghiên cứu hiện tượng song ngữ xã hội
từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội, như cảnh huống ngôn ngữ, vấn
đề giao tiếp trong xã hội song ngữ, sự phân bố chức năng giữa các ngôn ngữ Cũng vậy, kết quả khảo sát về thái độ ngôn ngữ cũng như tình hình sử dụng ngôn ngữ của học sinh, phụ huynh người Hoa sẽ
Trang 35.2 ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu một mặt góp phần vào
việc nghiên cứu các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, mặt khác
sẽ giúp cho Nhà nước mà trước hết là lãnh đạo tỉnh An Giang có cái
nhìn đầy đủ hơn về tình hình tiếng nói, chữ viết của người Hoa ở Việt
Nam Trên cơ sở đó, có thể đưa ra chính sách cũng như các biện pháp
thực thi phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của
người Hoa nói riêng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số khác nói chung
Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho việc xem xét vấn đề giáo dục song
ngữ tiếng Việt - tiếng dân tộc thiểu số; việc lựa chọn, đưa một số
ngôn ngữ dân tộc thiểu số vào thành môn học trong nhà trường
6 Cái mới của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ
thống về trạng thái song ngữ Việt - Hoa của người Hoa ở Việt Nam
tại An Giang Vì thế, lần đầu tiên các vấn đề về song ngữ xã hội Việt
- Hoa được khảo sát toàn diện tại địa điểm tương đối có đông người
Hoa sinh sống là An Giang
7 Bố cục của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phục lục,
luận án gồm bốn chương: Chương 1 Những cơ sở lí luận liên quan
đến luận án Chương 2 Bức tranh tổng quát về người Hoa với tiếng
Hoa ở An Giang Chương 3 Năng lực ngôn ngữ và tình hình sử dụng
ngôn ngữ trong giao tiếp của người Hoa ở An Giang Chương 4 Đặc
điểm sử dụng ngôn ngữ của học sinh người Hoa và thái độ ngôn ngữ
của học sinh và phụ huynh đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà
trường
1.1 Một số vấn đề cơ bản về hiện tượng song ngữ
1.1.1 Khái niệm song ngữ x∙ hội: Khái niệm song ngữ, theo cách
hiểu chung nhất, đó là hiện tượng một người có thể biết và sử dụng hai hoặc trên hai ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp Hiện nay khái
niệm này đã được mở rộng Thứ nhất, xu hướng người biết không chỉ
hai mà trên hai ngôn ngữ ngày càng tăng, theo đó, thuật ngữ đa ngữ xuất hiện Tuy nhiên, theo thói quen, người ta vẫn sử dụng một trong hai thuật ngữ này (hoặc song ngữ hoặc đa ngữ) cho cùng một hiện tượng vừa nêu Trong luận án này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “song
ngữ” cũng với nghĩa như vậy Thứ hai, nói đến song ngữ không chỉ
nhằm đến các cá nhân song ngữ mà muốn nhằm đến song ngữ trong một cộng đồng, đó là, hiện tượng song ngữ xã hội Thứ ba, yếu tố
quan trọng bậc nhất liên quan đến song ngữ xã hội là phải có người
song ngữ Thứ tư, giữa khái niệm tiếng mẹ đẻ với sự hiểu biết về ngôn
ngữ được coi là tiếng mẹ đẻ dường như không phải lúc nào cũng trùng nhau Khái niệm tiếng mẹ đẻ còn liên quan đến ý thức tự giác tộc người của các thành viên trong xã hội Chẳng hạn, một cá nhân có thể là dân tộc này nhưng lại nhận ngôn ngữ khác là tiếng mẹ đẻ
1.1.2 Nguyên nhân nảy sinh hiện tượng song ngữ x∙ hội: Hiện
tượng song ngữ là hệ quả tất yếu dưới tác động của hàng loạt các nhân tố xã hội - ngôn ngữ, như di dân, giáo dục song ngữ, sự cộng cư giữa các dân tộc, chính trị, kinh tế, v.v ; mối quan hệ giữa các ngôn ngữ về loại hình, cội nguồn
1.1.3 Sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ trong x∙ hội song ngữ
1.1.3.1 Tiếp xúc ngôn ngữ: Tiếp xúc ngôn ngữ là sự tác động lẫn
nhau của hai hay hơn hai ngôn ngữ Xét về mặt lí thuyết, đây là sự tác
động tương hỗ, nhưng về mặt thực tế, thường là tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng tới ngôn ngữ được tiếp thu sau này
Trang 4hoặc các phương ngữ khác nhau Khi có sự giao thoa sẽ dẫn đến
những biến đổi, hay nói cách khác là có hiện tượng chệch chuẩn ở các
bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
1.1.3.3 Vay mượn ngôn ngữ: là hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ, bao
gồm cả tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp Vay mượn ngôn ngữ,
theo truyền thống chỉ được hiểu là sự vay mượn do “thiếu”, tức là
ngôn ngữ đi vay sẽ tiếp nhận một yếu tố của ngôn ngữ cho vay khi
mà ngôn ngữ đi vay không có yếu tố này Tuy nhiên, từ góc độ ngôn
ngữ học xã hội, tác giả Nguyễn Văn Khang (2006) cho rằng, vay
mượn diễn ra không chỉ do “thiếu” mà ngay cả khi “có rồi” vẫn đi
vay Đây là lí do tạo nên sự phức tạp trong vay mượn
1.1.4 Giao tiếp trong x∙ hội song ngữ: Trong xã hội song ngữ, các
thành viên phải lựa chọn ngôn ngữ để giao tiếp Thường có ba kiểu:
chọn một trong những ngôn ngữ, chuyển mã và trộn mã trong giao
tiếp Chọn cách giao tiếp nào là phụ thuộc vào hàng loạt các nhân tố
ngôn ngữ - xã hội
1.1.4.1 Hiện tượng trộn mã: là trộn các yếu tố của ngôn ngữ hoặc
phương ngữ khác vào một ngôn ngữ hay phương ngữ chính dùng để
giao tiếp
1.1.4.2 Hiện tượng chuyển mã: là hiện tượng luân chuyển sử dụng
ngôn ngữ hay phương ngữ trong giao tiếp của người song ngữ
1.2 Khái niệm về cảnh huống ngôn ngữ
1.2.1 Định nghĩa cảnh huống ngôn ngữ: Có thể hiểu là “Toàn bộ
các ngôn ngữ hoặc toàn bộ các hình thức tồn tại của một ngôn ngữ có
quan hệ tương hỗ về mặt lãnh thổ và xã hội, có sự tác động qua lại với
nhau về mặt chức năng trong phạm vi một vùng địa lí hoặc một thể
thống nhất về chính trị - hành chính nhất định” (Nguyễn Như ý,
1996) Khi nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ cần chỉ ra được các
tương tác giữa các nhóm ngôn ngữ; các nhân tố ngoài ngôn ngữ như kinh tế, văn hoá, chính trị.v.v
1.2.2 Giới thiệu đôi nét về cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam nói chung và ở An Giang nói riêng
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đại đa
số Do cộng cư giữa các dân tộc đã khiến cho trạng thái song ngữ ở nước ta trở nên rất đa dạng An Giang là một tỉnh đa dân tộc và đa ngôn ngữ Trong tổng số dân 2.044.367 thì người dân tộc Kinh là 1.940.996, người dân tộc thiểu số là 103.380 cho 16 dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Chăm (12.434), dân tộc Khmer (78.706), và dân tộc Hoa (11.256) (thống kê năm 1999) Tình trạng sống đan xen giữa các dân tộc, đã tạo nên một trạng thái song ngữ phức tạp trong giao tiếp, trong tiếp xúc ngôn ngữ và trong giáo dục song ngữ
1.3 Một số vấn đề về tiếng Hán và phương ngữ Hán liên quan
đến đề tài nghiên cứu
1.3.1 Đôi nét về tiếng Hán: Tiếng Hán thuộc ngữ hệ Hán Tạng
Tiếng Hán là ngôn ngữ có thanh điệu, gồm bốn thanh và một biến thể của thanh gọi là “khinh thanh” (thanh nhẹ) Tiếng Hán lấy trật tự từ
và hư từ để biểu thị ngữ pháp
1.3.2 Phân loại phương ngữ trong tiếng Hán hiện nay: Cách phân
loại loại truyền thống: tiếng Hán có 08 phương ngữ Cách phân loại gần đây: vào những năm 80 của thế kỉ 20, viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã phân phương ngữ tiếng Hán làm 10 vùng phương ngữ
1.3.3 Phương ngữ Hán và biến thể của chúng trong cộng đồng người Hoa ở An Giang: Tiếng Hoa ở An Giang gồm năm phương
ngữ chính: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Hẹ Sự khác biệt giữa các phương ngữ này đã được phản ánh bằng sự “Việt
hoá” khác nhau trong từ vựng Ví dụ: từ canh chua trong tiếng Việt,
Trang 5Chương 2 Bức tranh tổng quát về người Hoa Với tiếng
hoA ở An Giang 2.1 Khái quát về người Hoa ở miền Nam Việt Nam
2.1.1 Vị trí của người Hoa ở Việt Nam: Người Hoa ở Việt Nam
được xác định là “những người gốc Hán và những người thuộc dân
tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hoá di cư sang Việt Nam và con
cháu của học đã sinh ra, lớn lên tại Việt Nam, đã nhập quốc tịch Việt
Nam, nhưng vẫn còn giữ những đặc trưng văn hoá, chủ yếu là ngôn
ngữ, phong tục tập quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người
Hoa” (Chỉ thị số 62- CT/TW ngày 08 -11 -1995 của Ban Bí thư Ban
Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam) Người Hoa ở Việt Nam một
mặt hoà nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mặt khác vẫn bảo
tồn và phát huy được bản sắc văn hoá, ngôn ngữ riêng của mình, góp
phần làm phong phú, đa dạng hoá nền văn hoá của Việt Nam
2.1.2 Các tên gọi khác nhau đối với người Hoa: Người Hoa mang
nhiều tên gọi khác nhau tuỳ theo từng thời kỳ khác nhau Đáng chú ý
là: Thời Pháp thuộc, người Hoa có các tên gọi là Hán, Minh Hương,
Trung Quốc, Hoa Kiều; Thời Mỹ Nguỵ, người Hoa lại có thêm gọi:
Việt gốc Hoa Từ khi Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời (1945)
đến nay, trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước ta đều
gọi là người Hoa
2.1.3 Lịch sử di dân của người Hoa vào miền Nam Việt Nam: Do
biến động về lịch sử, chính trị ở Trung Quốc, người Hoa có bốn lần di
cư lớn sang cư trú ở miền Nam Việt Nam, đó là: vào năm 1679; vào
đầu thế kỷ thứ XVIII; vào thế kỷ thứ XIX; vào năm 1949
2.1.4 Dân số và phân bố dân cư của người Hoa ở miền Nam Việt
Nam: Người Hoa ở Việt Nam có 862.371 người (số liệu thống kê
phố Hồ Chí Minh (chiếm 54,5%) Địa bàn cư trú của người Hoa hết sức đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã, thị tứ
2.2 Khái quát về người Hoa ở An Giang
2.2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên và x∙ hội tỉnh An Giang
2.2.1.1 Đặc điểm địa lí tự nhiên: Tỉnh An giang nằm ở vĩ tuyến 1000
và 110 0 vĩ bắc, giữa kinh tuyến 104 0 ,70’ và 105 0 ,50’ kinh đông, ở phía Tây Nam của nước Việt Nam, phía Bắc giáp nước Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ và phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp
2.2.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội: An Giang có nền kinh tế đặc thù
là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản An Giang là một trong 13 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có núi, sông chảy qua (sông Tiền, sông Hậu), biên giới và cũng là tỉnh duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long có 17 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 4 dân tộc chiếm dân số đông là dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và Chăm
2.2.2 Khái quát về người Hoa ở An Giang
2.2.2.1 Người Hoa ở An Giang trong lịch sử: Dân số tỉnh Châu Đốc
năm 1901 là 145.399 người, trong đó có: 1.816 người Hoa và 1.944 người Minh Hương (Hoa lai) Năm 1921, hai tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên có số dân là 397.000 người, trong đó có 5.040 người Hoa Năm 1926, người Minh Hương ở Châu Đốc là 2.215, người Trung Quốc là 2.178, còn ở An Giang là 1.850 người Minh Hương và 2.201 người Trung Quốc Sau khi thống nhất đất nước (1975), tỉnh An Giang và Châu Đốc lại lần nữa hợp thành tỉnh An Giang: năm 1976,
có 1367.335 người, người Hoa chiếm 1,2%; năm 1979, có 1.532.382 người, người Hoa chiếm 1,06% (giảm so với năm 1976); năm 1983,
có 17.000 người Hoa Năm 1989 dân số An Giang là 1.773.666 người, trong đó người Hoa chiếm 1,01% (giảm so với năm 1979)
Trang 6tỉnh Theo số liệu thống kê của Ban dân tộc và tôn giáo tỉnh năm
2005, dân số người Hoa ở An Giang là 14.089 người, chiếm 0,63%
(tăng so với năm 1999) Số dân tuy ít nhưng người Hoa phân bố khắp
tỉnh An Giang, cộng cư cùng với các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm
2.2.3 Khái quát về đời sống người Hoa ở An Giang
2.2.3.1 Đời sống kinh tế: Người Hoa An Giang sinh sống bằng nhiều
nghề khác nhau, nhưng thế mạnh của họ trong hoạt động kinh tế vẫn
là buôn bán
2.2.3.2 Đời sống văn hoá- xã hội: Gia đình truyền thống Hoa theo
chế độ phụ hệ, con cái mang họ cha Khi kết hôn, người Hoa không
lấy người cùng họ, yếu tố thân tộc được coi trọng và là mối dây liên
kết những người cùng họ với nhau qua nhiều thế hệ
2.2.3.3 Dòng họ: Nhiều dòng họ người Hoa sống tập trung và cư trú
lâu đời trong tỉnh như các họ: Lâm, Lý, Trần, Tăng, Lưu, La, Lương,
Ngô, Quách, Hà, Thôi, Tống, Nguyên, Trang, Tô, Giang Quan hệ
dòng họ được gắn kết qua các buổi cúng giỗ tổ tiên
2.2.3.4 Tín ngưỡng- tôn giáo: Người Hoa ở Việt Nam ngoài tín
ngưỡng đa thần, còn thể hiện niềm tin vào vật linh Một số người Hoa
cũng theo một số tôn giáo như Phật giáo, Công giáo và Tin Lành
2.2.3.5 Phong tục, tập quán, văn hoá dân gian: Phong tục tập quán
của người Hoa ở An Giang vừa thể hiện đặc điểm của văn hoá truyền
thống, vừa có sự giao lưu với người Việt và người Khmer
2.2.3.6 Truyền thống yêu nước và cách mạng: Người Hoa trong tỉnh
đoàn kết, gắn bó với các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, và cùng nhau
đấu tranh chống lại thiên tai địch hoạ và giặc ngoại xâm, bảo vệ biên
giới Tây Nam của tổ quốc
3 2.4 Khái quát về tiếng Hoa ở An Giang
Phúc kiến, Hải Nam và Hẹ (Hakka)
3.2.4.2 Khái quát về tiếng Hoa của người Hoa ở An Giang: Người
Hoa ở An Giang cũng thuộc năm phương ngữ khác nhau, đó là: Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam và Hẹ
Chương 3 năng lực ngôn ngữ và tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của người Hoa ở An Giang 3.1 Giới hạn đối tượng khảo sát
Tổng số đối tượng điều tra là 1071 người, được phân bố ở các địa bàn cư trú như sau: Long Xuyên: 176 người, Châu Đốc: 298 người; Tân Châu: 138 người; Châu Phú: 77 người; Châu Thành: 67 người; Thoại Sơn: 109 người; Tịnh Biên: 112 người; Tri Tôn: 94 người
3.2 ý thức tự giác tộc người và vấn đề tiếng mẹ đẻ của người Hoa
ở An Giang
3.2.1 Vấn đề ý thức tự giác tộc người: Mặc dù 1071 người (hộ) được
điều tra đều có nguồn gốc là người Hoa, nhưng khi hỏi về thành phần dân tộc của họ thì 919 người tự khai là dân tộc Hoa, 140 người dân
tộc Kinh, 12 người dân tộc Khmer Trong số 919 tự nhận, gồm: 140
người Quảng Đông; 457 người Triều Châu; 26 người Phúc Kiến; 225 người Hẹ và 6 người Hải Nam; 65 người không trả lời
3.2.2 Vấn đề tiếng mẹ đẻ
3.2.2.1 Khái quát về tình hình tự nhận tiếng mẹ đẻ của người Hoa:
tiếng Quảng Đông là 99 người, chiếm 10,9%; tiếng Triều Châu là 323 người, chiếm 35,5%; tiếng Phúc Kiến là 18 người, chiếm 2,0%; tiếng
Hẹ là 157 người, chiếm 17,3%; tiếng Hải Nam là 05 người, chiếm 0,5% Kết quả cho thấy, số người chủ động nhận tiếng mẹ đẻ là đa số, gồm 602 người, chiếm 66,2% Số người không có ý kiến gì là 317
người, chiếm 33,8% (Xem bảng 3.10, phần Phụ lục)
Trang 7nữ giới (nam: 62,5% > nữ 47,6%) (Xem bảng 3.11, phần Phụ lục)
3.2.2.3 Tình hình tự nhận tiếng mẹ đẻ của người Hoa từ góc độ tuổi
tác: Người Hoa ở nhóm tuổi 40 - 60 tự nhận tiếng Hoa là tiếng mẹ đẻ
chiếm tỉ lệ cao hơn cả (chiếm 74,0%) (Xem bảng 3.12, phần Phụ lục)
3.2.2.4 Tình hình tự nhận tiếng mẹ đẻ của người Hoa từ góc độ dân
tộc: 140/1071 người tự nhận mình là dân tộc Kinh, nhưng chỉ có
93/140 người tự nhận tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ; 12/1071 người Hoa tự
nhận là dân tộc Khmer, nhưng có đến 33/1071 người (chiếm 3,1%) tự
nhận tiếng Khmer là tiếng mẹ đẻ (Xem bảng 3.13, phần Phụ lục)
3.2.2.5 Tình hình tự nhận tiếng mẹ đẻ của người Hoa từ góc độ nơi
sinh: Vấn đề tự nhận tiếng mẹ đẻ của người Hoa An Giang không phụ
thuộc vào nơi sinh của họ (3.14, phần Phụ lục)
3.2.2.6 Tình hình tự nhận tiếng mẹ đẻ của người Hoa từ góc độ nơi ở:
Người Hoa ở Châu Thành tự nhận tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ cao hơn
so với các địa bàn khác (Xem bảng 3.15, phần Phụ lục)
3.2.2.7 Tình hình tự nhận tiếng mẹ đẻ của người Hoa từ góc độ học
vấn: Những người có trình độ học vấn càng cao thì tỉ lệ tự nhận tiếng
Hoa là tiếng mẹ đẻ càng cao (Xem bảng 3.16, phần Phụ lục)
3.2.2.8 Tình hình tự nhận tiếng mẹ đẻ của người Hoa từ góc độ nghề
nghiệp: Người làm nghề buôn bán tự nhận tiếng Hoa là tiếng mẹ đẻ
cao nhất (chiếm 70,5%) (Xem bảng 3.17, phần Phụ lục)
3.3 Năng lực ngôn ngữ của người Hoa ở An Giang
3.3.1 Đặt vấn đề: Khảo sát tập trung vào năng lực ngôn ngữ của
người Hoa đối với tiếng Hoa, tiếng Việt và tiếng Khmer Lí do là vì:
tiếng Hoa là tiếng mẹ đẻ của người Hoa; tiếng Việt là ngôn ngữ giao
tiếp chung; tiếng Khmer đang được dùng rộng rãi ở An Giang
3.3.2 Khảo sát năng lực ngôn ngữ của người Hoa, từ các góc độ
khác nhau
17,7%> nam: 13,5%) (Xem bảng 3.18, phần Phụ lục)
3.3.2.2 Năng lực ngôn ngữ của người Hoa từ góc độ tuổi tác: Độ tuổi
càng cao thì năng lực tiếng Hoa càng cao và ngược lại (Xem bảng
3.19, phần Phụ lục)
3.3.2.3 Năng lực ngôn ngữ của người Hoa từ góc độ nơi sinh: Người
Hoa sinh tại thành phố Hồ Chí Minh thành thạo mọi kỹ năng về tiếng Hoa và tiếng Việt cao hơn cả (Xem bảng 3.20, phần Phụ lục)
3.3.2.4 Năng lực ngôn ngữ của người Hoa từ góc độ nơi ở: Người
Hoa ở Long Xuyên, Châu Đốc và Tân Châu thành thạo mọi kỹ năng
tiếng Hoa cao hơn các địa bàn khác (Xem bảng 3.21, phần Phụ lục)
3.3.2.5 Năng lực ngôn ngữ của người Hoa từ góc độ học vấn: Những
người có trình độ học vấn càng cao thì khả năng thành thạo tiếng Việt
càng cao và ngược lại (Xem bảng 3.22, phần Phụ lục)
3.3.2.6 Năng lực ngôn ngữ của người Hoa từ góc độ nghề nghiệp:
Người Hoa làm nội trợ và người buôn bán biết được hai kỹ năng nghe
hiểu - nói được tiếng Hoa khá cao (Xem bảng 3.23, phần Phụ lục)
3.3.2.7 Năng lực ngôn ngữ của người Hoa theo góc độ các nhóm người Hoa: Có sự khác nhau về năng lực ngôn ngữ (tiếng Việt, Hoa,
Khmer) giữa các nhóm người Hoa (Xem bảng 3.24, phần Phụ lục)
3.4 Đặc điểm giao tiếp ngôn ngữ trong gia đình người Hoa ở An Giang
3.4.1 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với người thân: Tính bình
quân, tần số sử dụng tiếng Hoa chưa đến 20%, còn tiếng Việt là khoảng 70% Cùng với đó là sử dụng theo cách chuyển mã, trộn mã (khoảng 6,0%) hoặc sử dụng tiếng Khmer (khoảng 4,0%)
3.4.1.1 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với người thân theo góc
độ giới tính: Nam giới thường dùng tiếng Hoa để giao tiếp với ông bà,
bố mẹ bao giờ cũng cao hơn nữ giới (Xem bảng 3.25, phần Phụ lục)
Trang 8với người thân trong gia đình (bao gồm cả ba thế hệ) càng cao và
giảm dần theo lứa tuổi (Xem bảng 3.26, phần Phụ lục)
3.4.1.3 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với người thân theo góc
độ nơi sinh: Người Hoa sinh tại Trung Quốc thường dùng tiếng Hoa
để giao tiếp với ông bà cao nhất (chiếm 56,3%) và thấp nhất là người
Hoa sinh tại An Giang và Campuchia (Xem bảng 3.27, phần Phụ lục)
3.4.1.4 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với người thân theo góc
độ nơi ở: Người Hoa ở Long Xuyên, Châu Đốc và Tân Châu thường
dùng tiếng Hoa để giao tiếp với bố mẹ, con, cháu cao hơn người Hoa
cư trú tại các nơi khác trong tỉnh (Xem bảng 3.28, phần Phụ lục)
3.4.1.5 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với người thân theo góc
độ học vấn: Dù ở bất kỳ trình độ học vấn nào, kể cả mù chữ, người
Hoa cũng dùng tiếng Việt để giao tiếp với ông bà, bố mẹ, con, cháu
chiếm tỉ lệ cao hơn dùng tiếng Hoa (Xem bảng 3.29, phần Phụ lục)
3.4.1.6 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với người thân theo góc
độ nghề nghiệp: Người làm nghề buôn bán dùng tiếng Hoa để giao
tiếp với ông bà cao nhất với 29,1% (Xem bảng 3.30, phần Phụ lục)
3.4.2 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với khách
3.4.2.1 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với khách theo góc độ
giới tính: Nam giới dùng tiếng Hoa để giao tiếp với khách quen,
khách lạ là người cùng dân tộc bao giờ cũng cao hơn nữ giới (Xem
bảng 3.31a & bảng 3.31b, phần Phụ lục)
3.4.2.2 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với khách theo góc độ
tuổi tác: Người Hoa từ 46 tuổi trở lên thường dùng tiếng Hoa khi giao
tiếp với khách quen cùng dân tộc cao hơn những người từ 46 tuổi trở
xuống (Xem bảng 3.32a & bảng 3.32b, phần Phụ lục)
3.4.2.3 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với khách theo góc độ nơi
sinh: Người Hoa sinh tại thành phố Hồ Chí Minh thường dùng tiếng
Trung Quốc (Xem bảng 3.33a & bảng 3.33b, phần Phụ lục)
3.4.2.4 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với khách theo góc độ nơi ở: Tỉ lệ người Hoa ở Long Xuyên, Châu Đốc và Tân Châu dùng tiếng Hoa để giao tiếp với khách quen, khách lạ là người cùng dân tộc bao giờ cũng cao hơn người Hoa sống tại các địa bàn khác trong tỉnh
(Xem bảng 3.34a & bảng 3.34b, phần Phụ lục)
3.4.2.5 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với khách theo góc độ học vấn: Đa số những người có trình độ tiểu học đến PTTH đều dùng
tiếng Việt để giao tiếp với khách quen, khách lạ là người Kinh và
người dân tộc khác (Xem bảng 3.35a & bảng 3.35b, phần Phụ lục)
3.4.2.6 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với khách theo góc độ nghề nghiệp: Những người làm nghề buôn bán có khả năng giao tiếp
theo kiểu chuyển mã giữa tiếng Việt - tiếng Hoa với khách quen, khách lạ cùng dân tộc khá linh hoạt (có khi còn sử dụng cả tiếng
Khmer) (Xem bảng 3.36a &bảng 3.36b, phần Phụ lục)
3.5 Đặc điểm giao tiếp ngôn ngữ ngoài xã hội của người Hoa ở
ngôn ngữ trong các cuộc họp các cấp (Xem bảng 3.37, phần Phụ lục)
3.5.1.2 Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hành chính theo góc độ tuổi tác: Độ tuổi 46 - 60 dùng tiếng Hoa để phát biểu trong tất cả các cuộc
họp ở phường, xã cao nhất với 28,4% (Xem bảng 3.38, phần Phụ lục)
3.5.1.3 Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hành chính theo góc độ nơi sinh: Người Hoa sinh tại thành phố Hồ Chí Minh trả lời dùng tiếng
Trang 93.5.1.4 Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hành chính theo góc độ nơi ở:
Người Hoa ở Tri Tôn dùng tiếng Hoa để phát biểu (chiếm 34,9%) cao
hơn người Hoa sống ở các nơi khác (Xem bảng 3.40, phần Phụ lục)
3.5.1.5 Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hành chính theo góc độ học
vấn: Khi điều tra bằng anket, thì người Hoa có trình học vấn tự nhận
dùng tiếng Hoa để phát biểu trong cuộc họp ở các cấp chính quyền
khá cao Nhưng khi quan sát thực tế thì tình hình ngược lại Điều này
được giải thích là, do đề cao quá mức tính dân tộc của một số trí thức
người Hoa nên đã “tự khai” như vậy (Xem bảng 3.41, phần Phụ lục)
3.5.1.6 Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hành chính theo góc độ nghề
nghiệp: Người Hoa làm nghề buôn bán và nội trợ dùng tiếng Hoa để
phát biểu trong các cuộc họp tại phường, xã cao hơn tất cả những
người Hoa làm các ngành nghề khác (Xem bảng 3.42, phần Phụ lục)
3.5.1.7 Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hành chính xét theo các nhóm
người Hoa: Nhóm người Hoa Phúc Kiến dùng tiếng Hoa để phát biểu
trong cuộc họp cao nhất với 31,8% (Xem bảng 3.43, phần Phụ lục)
3.5.2 Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp phi quy thức
3.5.2.1 Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp phi quy thức theo góc độ giới
tính: Tỉ lệ sử dụng tiếng Hoa để trao đổi riêng trong các cuộc họp tại
xã với người cùng dân tộc cao nhất cũng chỉ là 12,7% và không có sự
chênh lệch nhiều giữa nam và nữ (Xem bảng 3.44, phần Phụ lục)
3.5.2.2 Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp phi quy thức theo góc độ tuổi
tác: Đáng chú ý là, người Hoa ở độ tuổi 20 -30 trả lời có sử dụng
tiếng Hoa để trao đổi riêng với người cùng dân tộc trong các cuộc họp
ở cấp xã khá cao (chiếm 21,5%) (Xem bảng 3.45, phần Phụ lục)
3.5.2.3 Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp phi quy thức theo góc độ nơi
ở: Người Hoa sống tại Long Xuyên, Châu Thành, Thoại Sơn và Tịnh
Biên hầu như không dùng tiếng Hoa để trao đổi riêng trong các cuộc
họp tại ấp với người cùng dân tộc (Xem bảng 3.46, phần Phụ lục)
quen cùng dân tộc, khác dân tộc, kể cả người mù chữ quốc ngữ (Xem
bảng 3.47, phần Phụ lục)
3.5.2.5 Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp phi quy thức theo các nhóm người Hoa: Người Quảng Đông và người Triều Châu dùng tiếng Hoa
để trao đổi riêng với người cùng dân tộc trong các cuộc họp cao hơn
các nhóm người Hoa khác (Xem bảng 3.48, phần Phụ lục)
3.6 Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của người Hoa ở An Giang trong một số trường hợp khác
3.6.1 Đặt vấn đề: Khả năng sử dụng ngôn ngữ khi nói chuyện điện
thoại, ghi chép riêng, xem sách báo, nghe đài, xem truyền hình, cầu cúng, hoạt động văn nghệ,…cũng thể hiện được năng lực ngôn ngữ của người Hoa
3.6.2 Người Hoa sử dụng ngôn ngữ khi nói chuyện điện thoại
3.6.2.1 Nói chuyện điện thoại với người cùng dân tộc: 674/1024
người hoàn toàn dùng tiếng Việt khi nghe, gọi điện thoại cho người cùng dân tộc; 209/1024 người dùng tiếng Hoa; 15/1024 người sử
dụng tiếng Khmer (Xem từ bảng 3.49 đến bảng 3.55, phần Phụ lục)
3.6.2.2 Nói chuyện điện thoại với người Kinh và người dân tộc khác:
Khi nghe, gọi điện thoại với người Kinh (Việt), người Hoa hiếm khi
dùng tiếng Hoa (Xem từ bảng 3.49 đến bảng 3.55, phần Phụ lục)
3.6.3 Ngôn ngữ được thể hiện trong ghi chép riêng: Đa số người
Hoa cảm thấy thoái mái với việc ghi chép riêng bằng tiếng Việt
(chiếm 85,9%) (Xem từ bảng 3.56a đến bảng 3.56f, phần Phụ lục)
3.6.4 Ngôn ngữ được thể hiện trong các hoạt động văn nghệ: Chỉ
có 6,6% người Hoa ở độ tuổi từ 46 trở lên ca hát một mình bằng tiếng
Hoa (Xem từ bảng 3.56a đến bảng 3.56f, phần Phụ lục)
3.6.5 Ngôn ngữ được thể hiện khi cầu cúng, tế lễ: Việc dùng tiếng
Hoa khi cầu cúng, tế lễ cũng chỉ còn tồn tại ở những người Hoa ở
Trang 103.6.6 Ngôn ngữ thường dùng để đọc sách báo: Hầu hết người Hoa
đều đọc sách báo bằng tiếng Việt (chiếm 95,7%); 3,1% đọc sách báo
tiếng Hoa; và 1,2% đọc sách báo bằng tiếng Khmer (Xem từ bảng
3.57 đến bảng 3.61, phần Phụ lục)
3.6.6.1 Mức độ hiểu biết khi đọc sách báo: 93,8% người Hoa ở An
Giang đều có khả năng đọc hiểu sách báo bằng tiếng Việt (Xem từ
bảng 3.62 đến bảng 3.67, phần Phụ lục)
3.6.6.2 Những khó khăn khi đọc sách báo: Khó khăn lớn nhất đối với
người Hoa lớn tuổi là gặp nhiều từ mới khi đọc sách báo tiếng Việt
(Xem từ bảng 3.68 đến bảng 3.73, phần Phụ lục)
3.6.7 Mức độ hiểu biết khi xem truyền hình: 95,8% người Hoa hiểu
rõ khi xem truyền hình phát bằng tiếng Việt (Xem từ bảng 3.74 đến
bảng 3.79, phần Phụ lục)
3 7 Tiểu kết chương 3
Nhìn chung, năng lực ngôn ngữ của người Hoa ở An Giang
chủ yếu là họ sử dụng tốt tiếng Việt, sau đó là năng lực sử dụng song
ngữ Việt - Hoa Ngoài ra, có một số ít người Hoa có năng lực song
ngữ Việt - Hoa- Khmer Tiếng Hoa phương ngữ với tư cách là tiếng
mẹ đẻ của họ dường như có xu hướng mai một theo thời gian
Chương 4
Đặc Điểm Sử Dụng NGÔN Ngữ Của Học SINH
Người Hoa và tháI độ ngôn ngữ của học
sinh và phụ huynh đối với việc sử dụng
ngôn ngữ trong nhà trường
4.1 Khái quát về đối tượng khảo sát
4.1.1 Đặt vấn đề: Lấy đối tượng là học sinh người Hoa và tách thành
chương riêng để khảo sát, trong khi tại An Giang không có trường
riêng cho học sinh người Hoa, chúng tôi muốn nhằm đến một mục
thay thế các tiếng Hoa phương ngữ trong cộng đồng người Hoa hay không 3/ Vấn đề thụ hưởng giáo dục song ngữ Việt - Hoa
4.1.2 Khái quát về học sinh người Hoa với việc giáo dục tiếng Hoa tại An Giang
4.1.2.1 Giai đoạn trước năm 1975: Có 7 trường dạy tiếng Hoa cho
con em người Hoa do các nhóm người Hoa tự tổ chức
4.1.2.2 Giai đoạn sau năm 1975: Con em người Hoa học chung với
các em người Việt (Kinh) và các dân tộc khác Hiện nay ở An Giang
có hai trung tâm dạy tiếng Hán phổ thông vào ban đêm
4.1.2.3 Đối tượng khảo sát: Gồm học sinh người Hoa tại các trường
phổ thông; con em người Hoa đang học tại trung tâm Hoa ngữ; và phụ huynh học sinh người Hoa
4.2 Tình hình sử dụng ngôn ngữ của học sinh người Hoa
4.2.1 Đối tượng khảo sát cụ thể: Gồm 10 trường phổ thông, có 3
trường trung học phổ thông, 3 trường trung học cơ sở và 4 trường tiểu học tại 8 địa bàn Tổng số học sinh điều tra là 300 em, với độ tuổi từ
7 - 17 tuổi Trong đó: 163 học sinh nam; 137 học sinh nữ, được phân chia theo các cấp học: 91 học sinh tiểu học; 99 học sinh trung học cơ
sở; và 110 học sinh PTTH (Xem từ bảng 4.1 đến 4.4, phần Phụ lục)
4.2.2 Năng lực ngôn ngữ của học sinh người Hoa
4.2.2.1 Đánh giá chung: 100% học sinh người Hoa đều biết tiếng
Việt 171/300 học sinh biết tiếng Hoa ở các mức độ khác nhau và
35/300 học sinh biết tiếng Khmer (Xem bảng 4.5, phần Phụ lục) 4.2.2.2 Năng lực ngôn ngữ của học sinh người Hoa, xét từ góc độ địa
bàn cư trú: Tỉ lệ học sinh Tri Tôn biết nói, biết chữ Hoa (55,6%) cao
hơn học sinh sống tại các địa bàn khác (Xem bảng 4.6, phần Phụ lục)
4.2.2.3 Năng lực ngôn ngữ của học sinh người Hoa, xét từ góc độ học vấn: Học sinh PTTH biết tiếng Hoa nhiều hơn so với học sinh tiểu
Trang 114.2.3 Ngôn ngữ của học sinh người Hoa thường dùng để giao tiếp
trong gia đình
4.2.3.1 Ngôn ngữ của học sinh người Hoa thường dùng để giao tiếp,
xét từ góc độ giới tính: Khi giao tiếp với ông bà, tỉ lệ học sinh nữ dùng
tiếng Việt cao hơn so với học sinh nam (nữ: 54,1% > nam: 48,3%)
Ngược lại, tỉ lệ học sinh nam dùng tiếng Hoa lại cao hơn học sinh nữ
(13,8% > 12,3%) (Xem bảng 4.8 & bảng 4.9, phần Phụ lục)
4.2.3.2 Ngôn ngữ của học sinh người Hoa thường dùng để giao tiếp,
xét từ góc độ địa bàn: Tân Châu là địa bàn có tỉ lệ học sinh dùng tiếng
Hoa để giao tiếp với ông bà, bố mẹ và anh chị cao hơn học sinh ở các
địa bàn khác (Xem bảng 4.11 &bảng 4.10, phần Phụ lục)
4.2.3.3 Ngôn ngữ của học sinh người Hoa thường dùng để giao tiếp,
xét từ góc độ cấp học: Học sinh PTTH dùng song ngữ Việt - Hoa để
giao tiếp với ông bà, bố mẹ bao giờ cũng cao hơn so với học sinh các
cấp học dưới (Xem bảng 4.12, phần Phụ lục)
4.2.4 Ngôn ngữ dùng thường dùng để giao tiếp trong trường học
và trong các trường hợp sinh hoạt khác: 100% học sinh đều dùng
tiếng Việt để giao tiếp với thầy cô giáo trong và ngoài giờ học, cho dù
thầy cô giáo là người Kinh, người Hoa, hay người Khmer (Xem từ
bảng 4.14 đến bảng 4.16, phần Phụ lục)
4.2.5 Những khó khăn của học sinh người Hoa khi học tiếng Việt:
100% học sinh cả nam lẫn nữ đều trả lời là không gặp bất kỳ khó
khăn nào khi học tiếng Việt (Xem bảng 4.17, phần Phụ lục)
4.3 ý kiến của học sinh và phụ huynh người Hoa đối với việc sử
dụng ngôn ngữ trong nhà trường
4.3.1 Khái niệm về thái độ ngôn ngữ: ý kiến của học sinh và phụ
huynh người Hoa đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường
chính là thái độ ngôn ngữ của họ
Hoa trong việc lựa chọn ngôn ngữ dùng làm phương tiện giảng dạy trong nhà trường: 1/ Đối với các môn tiếng Việt, toán, đạo đức, tự nhiên xã hội, khoa học và thể dục, 100% học sinh đều thích dùng tiếng Việt 2/ Đối với các môn lịch sử, địa lý, âm nhạc, mỹ thuật, kinh
tế gia đình, tức là những môn học gắn liền với việc thể hiện và học tập văn hoá, bản sắc của dân tộc mình thì một số học sinh người Hoa thích dùng tiếng Hoa (tức tiếng Hán phổ thông) hoặc song ngữ Việt- Hoa để giảng dạy và học tập Có một số ít lại cho rằng, sử dụng tiếng Hoa để dạy cũng rất cần thiết, nhưng phải dùng tiếng Việt để hỗ trợ 3/ Mong muốn chung của học sinh người Hoa, trước hết là được học tiếng Việt và sau đó học thêm tiếng Hoa để giữ gìn bản sắc văn hoá
dân tộc (Xem từ bảng 4.18 đến bảng 4.22, phần Phụ lục)
4.3.3 ý kiến của phụ huynh học sinh người Hoa đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường
4.3.3.1 ý kiến chung: Đa số phụ huynh cho rằng, nên dạy bằng tiếng
Việt (Xem bảng 4.24, phần Phụ lục)
4.3.3.2 ý kiến cụ thể: 1/ Gần như 100% người Hoa ở độ tuổi 20 - 30
mong muốn dùng tiếng Việt để giảng dạy ở cả 3 cấp học 2/ ý kiến đề nghị dạy song ngữ tiếng Việt - tiếng Hoa trong nhà trường không
đáng kể (Xem bảng 4.25 & bảng 4.26, phần Phụ lục)
4.4 Tiểu kết chương 4
1/ 100% học sinh người Hoa sử dụng tiếng Việt để giao tiếp trong phạm vi gia đình và trong nhà trường ở mọi tình huống Điều này cho thấy, sự “mai một” tiếng mẹ đẻ (tiếng Hoa phương ngữ) là
đích thực - là nhãn tiền 2/ Về ý kiến của học sinh người Hoa cũng như phụ huynh học sinh người Hoa đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường thì có thể thấy sự thống nhất tuyệt đối là phải sử dụng tiếng Việt
Trang 12dân tộc cùng chung sống, trong đó có 4 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa,
Chăm chiếm số lượng đông và như thế An Giang là một tỉnh đa dân
tộc, đa ngôn ngữ
1.1 Người Hoa là một trong những dân tộc xuất hiện khá sớm ở An
Giang (theo ước tính đã được 7- 8 thế hệ) Dân tộc Hoa cộng cư với
dân tộc Kinh và các dân tộc khác, vì thế tiếng Việt đã sớm trở thành
ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc ở đây và cũng là ngôn ngữ
giao tiếp chung ngay chính trong nội bộ cộng đồng người Hoa
1.2 Do vấn đề lịch sử và hàng loạt các nhân tố chính trị xã hội, người
Hoa đến vùng đất Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng từ các
hướng khác nhau với các nhóm địa phương khác nhau và theo đó là
các phương ngữ khác nhau Do các phương ngữ Hán khác nhau rất xa
nên khái niệm tiếng mẹ đẻ của người Hoa dường như có phần phức
tạp hơn so với các thành phần dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam:
tiếng mẹ đẻ ở đây vừa có thể được hiểu là tiếng Hoa phương ngữ của
họ, lại có thể hiểu là tiếng Hán phổ thông - ngôn ngữ quốc gia của
nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
1.3 Quan hệ giữa người Hoa ở An Giang không chỉ đối với người
Kinh mà còn đối với cả người Khmer, người Chăm Vì thế có thể nói
rằng song ngữ ở đây rất phong phú và đa dạng
2 Từ bình diện ngôn ngữ học xã hội, luận án khảo sát trạng thái song
ngữ Việt - Hoa của người Hoa ở An Giang, với kết quả như sau:
2.1 Trước hết, việc người Hoa đến từ những nơi khác nhau cũng là
nhân tố tác động không nhỏ đến năng lực ngôn ngữ và việc sử dụng
ngôn ngữ của họ Chẳng hạn, nhóm người Hoa trực tiếp từ Trung
Quốc đến tỉnh An Giang thì khả năng tiếng Việt của họ tốt hơn tiếng
Hoa rất nhiều Người Hoa từ thành phố Hồ Chí Minh chuyển về An
Giang, do có những mối liên hệ với người Hoa ở thành phố Hồ Chí
2.2 Thứ hai, là một trong những dân tộc di cư đến đồng bằng sông
Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng khá sớm, người Hoa có quan hệ rất chặt chẽ với người Việt và cũng vì vậy mà ngay trong ý thức về tộc người cũng có những cách nhìn thay đổi Điều này tác
động trực tiếp đến việc sử dụng ngôn ngữ
2.3 Thứ ba, xét về năng lực ngôn ngữ, nhìn một cách tổng thể có thể
thấy: 100% người Hoa đều có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt Ngay cả những gia đình người Hoa sống khép kín, có ý thức chỉ sử dụng tiếng Hoa thì năng lực tiếng Việt của họ cũng tốt, người già cũng vậy Về năng lực tiếng Hoa của người Hoa, khác với các dân tộc khác, tình hình khá phức tạp Người Hoa ở An Giang hiện nay đang tồn tại các nhóm phương ngữ tiếng Hoa như: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Hẹ Mặc dù đều là phương ngữ của tiếng Hán nhưng những người thuộc các nhóm phương ngữ khác nhau này lại không thể giao tiếp với nhau được Lí do là vì phương ngữ này
đã hình thành một cách tự nhiên các nhóm nhỏ trong cộng đồng dân tộc Hoa ở đây Cùng với hàng loạt các lí do, lí do về ngôn ngữ đã tạo nên phong tục và thói quen riêng của mỗi nhóm nhỏ này, và do đó họ
có ý thức về từng nhóm nhỏ của mình Trải qua nhiều thăng trầm, qua các thế hệ, tiếng Hoa phương ngữ của người Hoa dường như đang mai một dần Nhưng bù lại, một thứ tiếng mẹ đẻ thứ hai (tạm gọi như vậy)
là tiếng Hán phổ thông bắt đầu hình thành trong cộng đồng người Hoa và được người Hoa sử dụng để giao tiếp giữa những người Hoa với nhau, bất kể họ thuộc nhóm phương ngữ Hoa nào Năng lực tiếng Việt, tiếng Hoa phương ngữ và cả tiếng Hán phổ thông của người Hoa phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như giới tính, nhóm tuổi, nơi ở, nơi sinh, trình độ học vấn và nghề nghiệp
Trang 13dụng tiếng Hoa phương ngữ và tiếng Hán phổ thông Vì 100% người
Hoa ở An Giang đều có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt Tiếng
Việt đã trở thành một phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất đối với họ
Tiếng Hoa phương ngữ cũng được dùng một phần trong giao tiếp gia
đình Tuy nhiên, nó xuất hiện nhiều ở những gia đình có ba thế hệ và
gia đình có con trai hoặc cháu trai Đối với những gia đình có con trai
hoặc cháu trai thì trước hết là ông bà sau đó là bố mẹ rất có ý thức để
giúp cho những người con trai, cháu trai biết được, biết nhiều và có
khả năng giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ - tiếng Hoa phương ngữ Việc sử
dụng tiếng Hoa phương ngữ nhiều hay ít, tiếng Việt nhiều hay ít cũng
phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác, nơi sinh, nơi ở, nghề nghiệp và trình
độ học vấn Chẳng hạn, những người có trình độ học vấn càng cao thì
càng ít sử dụng tiếng Hoa phương ngữ mà sử dụng tiếng Việt là chủ
yếu; nam giới người Hoa có tần số sử dụng tiếng Hoa để giao tiếp
trong phạm vi gia đình cao hơn nữ giới;… Nếu so với các vùng dân
tộc thiều số khác thì hiện tượng chuyển mã trong giao tiếp của người
Hoa ở An Giang không nhiều Người Hoa hoặc là nói tiếng Việt hoặc
là nói tiếng Hoa phương ngữ trong phạm vi gia đình Khi ra ngoài xã
hội họ sử dụng tiếng Hoa ít hơn Nhìn chung, sự chuyển mã là rất ít
và nếu có chuyển mã thì chủ yếu là chuyển sang tiếng Việt Người
Hoa làm nghề buôn bán thường chuyển mã trong giao tiếp nhiều hơn
cả Việc trộn mã thường xảy ra khi người Hoa sử dụng tiếng Hoa
trong giao tiếp gia đình Vì vốn từ tiếng Hoa có hạn nên họ phải
“trộn” các từ tiếng Việt khi giao tiếp theo cách phát âm “lơ lớ tiếng
Việt” Chúng tôi chỉ coi đây là hiện tượng trộn mã chứ không phải
vay mượn Giao tiếp bằng tiếng Việt hay tiếng Hoa mà chúng tôi nêu
ở trên là giao tiếp nói (khẩu ngữ)
Hoa phương ngữ của người Hoa ở An Giang đang mất dần ở thế hệ hiện nay Theo khảo sát thực tế cho thấy, thế hệ học sinh người Hoa hiện nay (thuộc thế hệ thứ 7, thứ 8) hầu như giao tiếp đơn ngữ bằng tiếng Việt và thực sự họ không mấy mặn mà với tiếng Hoa phương ngữ Trong khi đó, cũng vì nhiều lí do mà họ biết tiếng Hán phổ thông chưa nhiều Vì thế, nguyện vọng của một số học sinh, phụ huynh người Hoa là muốn đuợc đưa tiếng Hán phổ thông vào giảng dạy trong nhà trường Thiết nghĩ, đây là nguyện vọng chính đáng, nhưng để thực hiện được nó là cả một vấn đề Chẳng hạn, nên gọi môn này là môn gì? Nếu coi đây là môn học tiếng mẹ đẻ thì học sinh phải học thêm ngoại ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, Điều này
sẽ tăng thêm gánh nặng học hành cho học sinh, nhất là học sinh phổ thông ở vùng xa khi mà tiếng Việt còn là cả một vấn đề Nhưng nếu gọi là môn ngoại ngữ thì chắc chắn người Hoa sẽ không chấp nhận
Đó mới chỉ là xét về mặt thái độ ngôn ngữ, còn bao điều kiện khác phải tính đến khi mở thêm một môn học
4 Trạng thái song ngữ Việt - Hoa của người Hoa ở An Giang đang
yếu dần vì hầu hết người Hoa ở đây đã sử dụng thành thạo tiếng Việt
và quên dần tiếng Hoa phương ngữ Đây là trạng thái song ngữ bất bình đẳng Việt - Hoa trong đó tiếng Việt chiếm ưu thế và song ngữ ở
đây có dáng dấp là song thể ngữ
5 Để có những đánh giá chính xác hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn về
trạng thái song ngữ Việt - Hoa ở nước ta, thiết nghĩ công việc này cần
được tiếp tục Bởi, công việc này không chỉ làm rõ bản chất xã hội của hiện tượng song ngữ Việt - Hoa của người Hoa ở Việt Nam mà còn góp phần quan trọng vào việc đề ra những chính sách ngôn ngữ đúng đắn, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
Trang 141 Hoàng Quốc (2003), “Góp thêm suy nghĩ về thành ngữ Hán
Việt”, T/c Ngôn ngữ & Đời sống, (6), tr.11- 12
2 Hoàng Quốc (2005), “Tình hình dạy và học ở trường tiểu học
cho học sinh Khmer huyện Tri Tôn tỉnh An Giang”, trong Kỷ
yếu Hội thảo khoa học nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ngữ văn THPT ở trường Đại học Sư phạm,
Trường ĐHSP Huế, (Huế, tháng 6/2005), tr.115 - 120
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS Nguyễn Văn Khang
TS Phạm Tất Thắng
Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Ngọc SAN
3 Hoàng Quốc (2005), “Tình hình giao tiếp bằng ngôn ngữ của người Hoa trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang”,
trong Ngữ học trẻ 2005 Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - Sở
Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế, Hà Nội, tr.186 - 188
Phản biện 2: GS.TS Trần Trí DõI
Phản biện 3: GS.TS Nguyễn Thiện GIáP
4 Hoàng Quốc (2006), “Thực trạng sử dụng ngôn ngữ của người
Hoa ở Châu Đốc (An Giang)”, trong Ngữ học trẻ 2006 Hội
Ngôn ngữ học Việt Nam - Viện Đại học mở Hà Nội, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.235 -239
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
họp tại Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
5 Hoàng Quốc (2007), “Một số đặc điểm về trạng thái song ngữ
Việt - Hoa của người Hoa ở An Giang, T/c Ngôn ngữ (10),
tr.66-70
Vào lúc: …giờ……ngày tháng……năm 2009
6 Hoàng Quốc (2008), “Một số vấn đề về tiếng Hán và phương
ngữ Hán”, trong Hội thảo khoa học đổi mới nội dung và
phương pháp dạy học Ngữ văn - Ngoại ngữ trong trường đại
học, Đại học Cửu Long, tháng 05/2008, tr.96 - 101
Có thể tìm hiểu Luận án tại:
1 THƯ VIệN QuốC GIA
2 THƯ VIệN VIệN NGÔN NGữ HọC
Trang 15VIệN NGôN NGữ HọC
HOàNG QUốC
Những đặc tr−ng ngôn ngữ học x∙ hội Của hiện t−ợng song ngữ TạI AN GIANG (trên cứ liệu cảnh huống song ngữ Việt - Hoa)
LUậN áN TIếN sĩ NGôn ngữ học
Hà Nội - 2009
Trang 16VIệN NGôN NGữ HọC
HOàNG QUốC
Những đặc tr−ng ngôn ngữ học x∙ hội Của hiện t−ợng song ngữ TạI AN GIANG (trên cứ liệu cảnh huống song ngữ Việt - Hoa)
Trang 17Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng c¸ nh©n t«i C¸c kÕt qu¶ nghiªn cøu lµ trung thùc vµ ch−a cã mét t¸c gi¶ nµo kh¸c c«ng bè
T¸c gi¶ luËn ¸n
Hoµng Quèc
Trang 18MụC LụC
Trang
Lời cam đoan 1
Mục lục 2
QUY ướC VIếT Tắt .5
Danh mục các bảng 6
Phần mở đầu 8
1 Lí do lựa chọn đề tài 8
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
3 Đối tượng và giới hạn tư liệu khảo sát .11
4 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu .12
5 ý nghĩa lí luận và thực tiễn .13
6 Cái mới của luận án .14
7 Bố cục của luận án 14
Chương 1 Những cơ sở lý luận liên quan ĐếN luận áN 16
1.1 Một số vấn đề cơ bản về hiện tượng song ngữ 16
1.1.1 Khái niệm song ngữ xã hội 16
1.1.2 Nguyên nhân nảy sinh hiện tượng song ngữ xã hội 22
1.1.3 Sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ trong xã hội song ngữ 24
1.1.4 Giao tiếp trong xã hội song ngữ 30
1.2 Khái niệm về cảnh huống ngôn ngữ 34
1.2.1 Định nghĩa cảnh huống ngôn ngữ 34
1.2.2 Giới thiệu đôi nét về cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam nói chung và ở An Giang nói riêng 36
1.3 Một số vấn đề về tiếng Hán và phương ngữ Hán 37
1.3.1 Đôi nét về tiếng Hán 37
1.3.2 Phân loại phương ngữ trong tiếng Hán hiện nay 41
1.3.3 Phương ngữ Hán và biến thể của chúng trong cộng đồng người Hoa ở An Giang 44
1.4 Tiểu kết chương 1 46
Chương 2 Bức tranh tổng quát về người Hoa với tiếng Hoa ở An Giang 47
2.1 Khái quát về người Hoa ở miền Nam Việt Nam 47
2.1.1 Vị trí của người Hoa ở Việt Nam .47
2.1.2 Các tên gọi khác nhau đối với người Hoa 48
2.1.3 Lịch sử di cư của người Hoa vào miền Nam Việt Nam 52
2.1.4 Dân số và phân bố dân cư của người Hoa ở miền Nam Việt Nam 56
2.2 Khái quát về người Hoa ở An Giang 64
2.2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên và xã hội tỉnh An Giang 64
Trang 192.2.2 Khái quát về người Hoa ở An Giang 67
2.2.3 Khái quát về đời sống người Hoa ở An Giang 74
2.2.4 Khái quát tiếng Hoa ở An Giang 80
2.3 Tiểu kết chương 2 84
Chương 3: năng lực ngôn ngữ và tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của người Hoa ở An Giang 86
3.1 Giới hạn đối tượng khảo sát 86
3.2 ý thức tự giác tộc người và vấn đề tiếng mẹ đẻ của người Hoa ở An Giang 89
3.2.1 Vấn đề ý thức tự giác tộc người 89
3.2.2 Vấn đề tiếng mẹ đẻ 90
3.3 Năng lực ngôn ngữ của người Hoa ở An Giang 96
3.3.1 Đặt vấn đề 96
3.3.2 Khảo sát năng lực ngôn ngữ của người Hoa, từ các góc độ khác nhau 97
3.4 Đặc điểm giao tiếp ngôn ngữ trong gia đình người Hoa ở An Giang 107
3.4.1 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với người thân 107
3.4.2 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với khách 117
3.5 Đặc điểm giao tiếp ngôn ngữ ngoài xã hội của người Hoa ở An Giang 124
3.5.1 Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp quy thức (giao tiếp hành chính) 124
3.5.2 Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp phi quy thức .129
3.6 Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của người Hoa ở An Giang trong một số
trường hợp khác 133
3.6.1 Đặt vấn đề 133
3.6.2 Người Hoa sử dụng ngôn ngữ khi nói chuyện điện thoại 133
3.6.3 Ngôn ngữ được thể hiện trong ghi chép riêng 136
3.6.4 Ngôn ngữ được thể hiện trong các hoạt động văn nghệ 137
3.6.5 Ngôn ngữ được thể hiện khi cầu cúng tế lễ 138
3.6.6 Ngôn ngữ thường dùng khi đọc sách báo 139
3.6.7 Mức độ hiểu biết khi xem truyền hình 144
3.7.Tiểu kết chương 3 147
Chương 4: Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của học sinh người
Hoa và tháI độ ngôn ngữ của học sinh và phụ
huynh đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường 150
4.1 Khái quát về đối tượng khảo sát 150
4.1.1 Đặt vấn đề 150
4.1.2 Khái quát về học sinh người Hoa với việc giáo dục tiếng Hoa tại An Giang 150
4.2 Tình hình sử dụng ngôn ngữ của học sinh người Hoa 157
Trang 204.2.1 Đối tượng khảo sát cụ thể 157
4.2.2 Năng lực ngôn ngữ của học sinh người Hoa 158
4.2.3 Ngôn ngữ của học sinh người Hoa thường dùng để giao tiếp trong gia đình 165
4.2.4 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp trong trường học và trong các trường hợp sinh hoạt khác 174
4.2.5 Những khó khăn của học sinh người Hoa khi học tiếng Việt…… 175
4.3 ý kiến của học sinh và phụ huynh người Hoa đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường 176
4.3.1 Khái niệm về thái độ ngôn ngữ 176
4.3.2 ý kiến của học người Hoa đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường 178
4.3.3 ý kiến của phụ huynh học sinh người Hoa đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường 182
4.4 Tiểu kết chương 4 185
Kết luận 187
Các công trình đ∙ công bố .191
Tài liệu tham khảo 192
Trang 22Danh mục các bảng biểu
I danh mục các bảng biểu Trong luận án:
1.1 Các bảng:
Bảng 1 Dân số dân tộc Hoa ở miền Nam Việt Nam phân theo giới tính 57 Bảng 2 Thống kê thành phần dân tộc ở ĐBSCL năm 1926 58 Bảng 3 Dân số của người Hoa ở các tỉnh ĐBSCL 60 Bảng 4 Dân số người Hoa trong cơ cấu dân số ở các tỉnh ĐBSCL năm 1989 62 Bảng 5 Dân số người Hoa trong cơ cấu dân số ở các tỉnh ĐBSCL năm 1999 63 Bảng 6 Dân số tỉnh Long Xuyên từ năm 1874 đến năm 1919 68 Bảng 7 Dân số người Hoa ở An Giang chia theo đơn vị hành chính 71 Bảng 8 Mạng lưới giáo dục người Hoa ở An Giang 156
1.2 Các bản đồ:
Bản đồ 1 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 65 Bản đồ 2 Bản đồ phân bố dân tộc ở An Giang 73
Trang 23II danh mục các bảng biểu trong phụ lục
(Phụ lục đóng riêng kèm theo luận án này)
Phụ lục 1. Các bảng hỏi: gồm 03 bảng hỏi 1- 9
Phụ lục 2. Bảng từ đối chiếu các phương ngữ Hán được Việt hoá qua cách đọc
của người Hoa ở Việt Nam 10 -16
Phụ lục 3 Mẫu nghiên cứu và thông tin về các vấn đề nghiên cứu
(dùng cho chương 3): gồm 96 bảng 17- 131
Phụ lục 4 Mẫu nghiên cứu và thông tin về các vấn đề nghiên cứu
(dùng cho chương 4): gồm 31 bảng 132- 161
Trang 24PHần mở Đầu
1 Lí do lựa chọn đề tài
Song ngữ (hay đa ngữ) là hiện tượng phổ biến trên thế giới Đây không chỉ là hiện tượng mang tính ngôn ngữ học thuần tuý mà là một hiện tượng ngôn ngữ - xã hội phức tạp Chẳng hạn, là một hiện tượng ngôn ngữ, đa ngữ làm nảy sinh hàng loạt vấn đề về ngôn ngữ học như sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ trong xã hội đa ngữ và hệ quả của tiếp xúc đó Từ góc độ chức năng giao tiếp, đó là sự phân bố chức năng giao tiếp giữa chúng trong xã hội đa ngữ Là một hiện tượng xã hội, đa ngữ liên quan đến đời sống chính trị - xã hội của mỗi dân tộc với tư cách là thành viên trong xã hội đa ngữ, liên quan đến sự phát triển xã hội, thậm chí vận mệnh của quốc gia Điều này lí giải vì sao, đa ngữ xã hội không chỉ được giới khoa học chú ý mà còn được nhà nước của mỗi quốc gia quan tâm Vì thế, những kết quả nghiên cứu của hiện tượng đa ngữ không chỉ góp phần vào nghiên cứu ngôn ngữ học mà còn là cơ sở khoa học quan trọng cho mỗi quốc gia hoạch định chính sách ngôn ngữ đúng đắn phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ của quốc gia đó
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc đa ngôn ngữ Nhờ chính sách đoàn kết, thống nhất dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam được thể hiện ở Hiến pháp “bình đẳng dân tộc trong đó có bình đẳng về ngôn ngữ”, ngôn ngữ tiếng Việt được bảo vệ và phát triển trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung của cả nước, các ngôn ngữ của 53 dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát huy, thực hiện chức năng là công cụ giao tiếp trong nội bộ của dân tộc mình Trong những thành quả đạt được về vấn đề dân tộc ở Việt Nam không thể không kể
đến những đóng góp của giới ngôn ngữ học Hàng loạt các vấn đề về ngôn ngữ dân tộc thiểu số đã được quan tâm nghiên cứu và đạt được những thành tựu
đáng kể Chẳng hạn:
Trang 25- Nghiên cứu các vấn đề chung đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số như: Giới thiệu một bức tranh chung về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Phạm Đức Dương, 1978; Hoàng Tuệ, 1981; Như ý, 1992; Trần Trí Dõi, 1997; ); Nghiên cứu, khảo sát cảnh huống ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ
ở Việt Nam (Hoàng Văn Hành, 2002; Lý Toàn Thắng - Nguyễn Văn Lợi, 2002; Nguyễn Văn Khang, 2003); Nghiên cứu về chữ viết của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (Hoàng Văn Mãn, 1959; Hoàng Tuệ, 1985; Tạ Văn Thông, 2002; Hà Văn Thư và Nguyễn Đức Hợp, 1963); Khảo sát vấn đề giáo dục song ngữ vùng dân tộc thiểu số Việt Nam (Trần Trí Dõi, 2003; Đinh Lê Thư, 2005; Bùi Ngọc Diệp, 1999); Nghiên cứu vấn đề sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp trong xã hội đa ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam (Nguyễn Văn Khang, 2003; Nguyễn Thị Thanh Bình, 2004; Nguyễn Hữu Hoành, 2002; Tạ Văn Thông, 2002); v.v
- Đối với việc nghiên cứu từng ngôn ngữ dân tộc thiểu số cụ thể, có thể thấy hầu như các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở nước ta đều đã được quan tâm ở các mức độ khác nhau, đó là: Tiếng Tày Nùng (Hoàng Văn Ma, 2002; Lục Văn Pảo, 1970; Vương Toàn, 1986; Đặng Thanh Phương, 2001); Tiếng Thái (Tòng Kim Ân, 1977; Hoàng Văn Ma, 1986; Trần Trí Dõi; 1998; Vũ Bá Hùng
- Phạm Văn Hảo - Hà Quang Năng, 2002); tiếng Bru-Vân Kiều (Hoàng Văn
Ma - Tạ Văn Thông, 1998); tiếng KaTu (Nguyễn Hữu Hoành - Nguyễn Văn Lợi, 1998); tiếng Khmer (Phan Xuân Biên, 1995;); Tiếng Mường (Nguyễn Văn Tài, 1992; Nguyễn Văn Khang, 2002); …
- Cùng với việc nghiên cứu, việc biên soạn sách giáo khoa ngôn ngữ dân tộc thiểu số cũng như sách công cụ mà cụ thể là từ điển song ngữ tiếng Việt - tiếng dân tộc thiểu số cũng rất đáng kể Ví dụ: Từ điển Thái - Việt của Tòng Kim Ân, 1990; Từ điển Tày - Nùng - Việt của Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí, 1971; Từ điển Việt - Tày - Nùng của Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, 1984; Từ điển Chăm - Việt của Bùi Khánh Thế (chủ biên), 1996; Từ
Trang 26điển Việt - Mông của Phan Xuân Thành, 1999; Từ điển Mường - Việt của Nguyễn Văn Khang (chủ biên), 2003;
Tuy nhiên, đáng tiếc là, tiếng Hoa với tư cách là ngôn ngữ dân tộc thiểu
số của dân tộc Hoa ở Việt Nam thì chưa có công trình nghiên cứu đáng kể nào Nếu có nhắc đến chăng thì chỉ là một vài ví dụ cho nội dung về dân tộc, văn hoá (Tsai Maw Kuey, 1968; Châu Hải, 1992; Trần Khánh, 1993; Nguyễn Văn Huy, 1993; Mạc Đường, 1994; Phan Xuân Biên, 1995; Nguyễn Thị Hoa Xinh, 1997; Phan An, 2005; Trần Hồng Liên, 2005) Đây chính là lí do chúng tôi chọn tiếng Hoa của người Hoa ở Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu Và,
để có thể tập trung khảo sát sâu hơn, chúng tôi chọn địa bàn An Giang - nơi có người Hoa sinh sống làm đối tượng khảo sát
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở do Nhà xuất bản Tổng cục thống kê xuất bản năm 2001: người Hoa ở Việt Nam có số lượng dân là 862.371/76.323.173 dân số cả nước Trong đó, người Hoa ở An Giang là 11.256/2.044.476 số dân cả tỉnh Người Hoa ở An Giang hiện sống tập trung chủ yếu tại thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và sống rải rác ở một số huyện thị khác Người Hoa đến từ các địa phương Trung Quốc như Quảng
Đông, Phúc Kiến, Hải Nam và theo đó tiếng Hoa của họ chủ yếu là tiếng Hoa phương ngữ ở An Giang người Hoa sống hoà đồng, đan xen không chỉ với người Kinh mà với các dân tộc khác như dân tộc Khmer, dân tộc Chăm, v.v Tình hình này tạo nên một trạng thái song ngữ phức tạp trong giao tiếp, trong tiếp xúc ngôn ngữ và trong giáo dục song ngữ
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua khảo sát cảnh huống song ngữ Việt - Hoa ở An Giang, chúng tôi muốn tìm hiểu trạng thái song ngữ xã hội của người Hoa ở Việt Nam cũng như sự phân bố chức năng giữa ngôn ngữ giao tiếp chung tiếng Việt với ngôn ngữ dân tộc thiểu số tiếng Hoa cũng như tiếng Hoa với các ngôn ngữ
Trang 27dân tộc thiểu số khác trong vùng song ngữ có sự cộng cư giữa người Hoa với người Kinh và giữa người Hoa với các dân tộc khác (Khmer, Chăm, )
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Hệ thống hoá những kiến thức về lí luận liên quan đến đề tài, như khái niệm song ngữ, người song ngữ, xã hội song ngữ; khái niệm cảnh huống ngôn ngữ, vấn đề giao tiếp trong xã hội song ngữ
- Giới thiệu một số nét khái quát về tiếng Hán và các phương ngữ Hán
có liên quan đến khái niệm tiếng Hoa của người Hoa ở Việt Nam
- Miêu tả cảnh huống ngôn ngữ ở An Giang như chỉ ra những nét khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội ở An Giang, đặc điểm về sự phân bố dân cư cũng như đời sống của người Hoa ở An Giang, đặc điểm về tiếng Hoa ở An Giang
- Khảo sát đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của người Hoa ở An Giang, đó
là việc sử dụng ngôn ngữ của người Hoa trong phạm vi giao tiếp gia đình và ngoài xã hội
- Khảo sát việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh người Hoa trong nhà trường và thái độ ngôn ngữ của phụ huynh học sinh người Hoa đối với trạng thái song ngữ Việt - Hoa tại địa phương
3 Đối tượng và giới hạn tư liệu khảo sát
Đối tượng khảo sát là những người Hoa sinh sống tại An Giang Hiện nay tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện: An Phú, Phú Tân, Tân Châu, Chợ Mới, Châu Thành, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn và Thoại Sơn; với 140 đơn vị xã, phường, thị trấn, trong đó có huyện Tri Tôn và Tịnh Biên là hai huyện miền núi Tuy nhiên, do điều kiện có hạn, chúng tôi chỉ tập trung vào một số
địa bàn tiêu biểu cho trạng thái song ngữ Việt - Hoa như sau:
Trang 28- Chọn một số xã, phường của thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên Đây là vùng trung tâm và là hai địa bàn có người Hoa cư trú tương đối tập trung của tỉnh An Giang
- Chọn một số ấp, xã của ba huyện vùng trung gian là huyện Châu Thành, huyện Tân Châu và huyện Thoại Sơn
- Chọn một số xã, thị trấn của hai huyện miền núi, biên giới là huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn
4 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên về cơ bản, phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội Cụ thể:
- Tiến hành điều tra thực tế bằng anket kết hợp với quan sát và phỏng vấn sâu
Khi khảo sát sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ của người đa ngữ tại một cộng đồng ở phương Tây sự phân tầng theo địa vị như kinh tế, giáo dục, (vì là xã hội có giai cấp), còn trong luận án này sự phân tầng theo giới tính, tuổi tác, nơi ở, nơi sinh, trình độ học vấn và nghề nghiệp
- Phương pháp phân tích định lượng, có sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu và thống kê SPSS (Statistic Package for Social Science) trong xử lí tư liệu.
Đây là chương trình xử lí thống kê hiện đại nhất mà ngành kinh tế học, xã hội học và ngôn ngữ học xã hội áp dụng
Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp và thủ pháp như sau:
- Phương pháp quy nạp trong nghiên cứu, hệ thống hoá vấn đề
- Phương pháp của ngôn ngữ học đối chiếu để khảo sát theo hướng đối chiếu phần từ vựng giữa tiếng Hoa với tiếng Việt
Các thủ pháp thu thập, phân tích tư liệu mà ngôn ngữ học truyền thống thường sử dụng
Trang 294.2 Mẫu nghiên cứu
Cũng như trong nghiên cứu xã hội học, xã hội học - tộc người, trong nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội, chọn mẫu là công đoạn cần thiết và quan trọng, được tiến hành sau khi xác lập đề cương nghiên cứu “Mẫu” của luận án
được lựa chọn trên mật độ cư trú của người Hoa (nơi người Hoa cư trú tập trung và nơi họ sống xen kẽ với cả người Kinh, người Khmer và người Chăm; nơi họ sống xen kẽ với người Kinh và người Khmer; và nơi người Hoa chỉ cư trú xen kẽ với người Kinh); theo giới tính, tuổi tác, nơi sinh, nơi ở, trình độ học vấn và theo nhóm nghề nghiệp - xã hội (cán bộ - công nhân viên, nông dân, buôn bán và học sinh - sinh viên)
5 ý nghĩa lí luận và thực tiễn
5.1 ý nghĩa lí luận
Kết quả khảo sát trạng thái song ngữ Việt - Hoa ở An Giang góp phần
vào việc nghiên cứu hiên tượng song ngữ xã hội từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội, như cảnh huống ngôn ngữ, vấn đề giao tiếp trong xã hội song ngữ, sự phân bố chức năng giữa một ngôn ngữ cao (H) như tiếng Việt, ngôn ngữ giao tiếp chung với một ngôn ngữ thấp (L) như ngôn ngữ dân tộc thiểu số tiếng Hoa Cũng vậy, kết quả khảo sát về thái độ ngôn ngữ cũng như tình hình sử dụng ngôn ngữ của học sinh người Hoa sẽ góp phần vào việc nghiên cứu lí luận về chính sách ngôn ngữ - nhất là trong tình hình hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay
5.2 ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu của chúng tôi một mặt góp phần vào việc nghiên cứu các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, mặt khác kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho nhà nước mà trước hết là lãnh đạo tỉnh An Giang có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình tiếng nói, chữ viết của người Hoa ở Việt Nam Trên cơ sở đó,
có thể có được những nhận xét, đánh giá khách quan để đưa ra chính sách
Trang 30cũng như các biện pháp thực thi phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc Hoa nói riêng và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số khác nói chung Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho việc xem xét vấn đề giáo dục song ngữ tiếng Việt - tiếng dân tộc thiểu số; việc lựa chọn, đưa một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số vào thành môn học trong nhà trường phổ thông
6 Cái mới của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về trạng thái song ngữ Việt - Hoa của người Hoa ở Việt Nam tại An Giang Vì thế, lần đầu tiên các vấn đề về song ngữ xã hội Việt - Hoa được khảo sát toàn diện tại địa điểm tương đối có đông người Hoa sinh sống là An Giang
Như vậy, những vấn đề đặt ra trong luận án này cũng sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo Đó là, mở rộng địa bàn nghiên cứu về trạng thái song ngữ Việt - Hoa của người Hoa ở Việt Nam nói chung và các tỉnh Nam Bộ nói riêng, nhằm đưa ra một cái nhìn tổng thể và nêu ra những dự báo về sự phát triển ngôn ngữ của người Hoa trong tiến trình phát triển của họ ở nước ta
7 Bố cục của luận án
Luận án ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, gồm bốn chương:
Chương 1 Những cơ sở lí luận liên quan đến luận án
Chương này trình bày một số vấn đề mang tính lí thuyết liên quan đến nghiên cứu, khảo sát của luận án Đồng thời giới thiệu những nét khái quát về tiếng Hán và phương ngữ tiếng Hán có liên quan đến tiếng Hoa của người Hoa
Trang 31trình bày trên cơ sở các thông số về lượng, chất và thái độ của cảnh huống ngôn ngữ
Chương 3 N ăng lực ngôn ngữ và tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của người Hoa ở An Giang
Khảo sát đặc điểm giao tiếp của người Hoa ở trong gia đình và ngoài xã hội Chú ý tới các tình huống giao tiếp quy thức và phi quy thức, luận án tập trung làm rõ năng lực song ngữ của người Hoa và quá trình linh hoạt sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp
Chương 4 Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của học sinh người Hoa và thái độ ngôn ngữ của học sinh và phụ huynh đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường
Chương này lần lượt khảo sát tình hình sử dụng ngôn ngữ của học sinh người Hoa bao gồm năng lực ngôn ngữ của học sinh người Hoa, tình hình sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong giao tiếp cũng như những khó khăn của học sinh khi học tiếng Việt Đồng thời, chương này cũng dành một phần để khảo
sát thái độ ngôn ngữ đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường của học
sinh, phụ huynh người Hoa
Trang 32Chương 1
Những cơ sở lý luận liên quan đến luậN án
1.1 Một số vấn đề cơ bản về hiện tượng song ngữ
1.1.1 Khái niệm song ngữ x∙ hội
Khái niệm song ngữ, theo cách hiểu chung nhất, đó là hiện tượng một người có thể biết và sử dụng hai hoặc trên hai ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp Ví dụ, một người ngoài biết tiếng mẹ đẻ còn có thể biết thêm một thứ tiếng của dân tộc hay quốc gia khác như người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long ngoài biết tiếng Hoa còn biết tiếng Việt, thậm chí cả tiếng Khmer Như vậy, ở đây xuất hiện hai khái niệm liên quan là hiện tượng song ngữ và người song ngữ
Thoạt đầu, khi nói đến song ngữ người ta chỉ tập trung vào các cá nhân song ngữ với mục đích làm sao để một người có thể học và sử dụng thêm được một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ của mình Phan Ngọc và Phạm Đức Dương (1983) khi dẫn ra quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Nga, Mỹ, Tiệp Khắc (cũ), đã mô tả hiện tượng song ngữ như sau: Đó là hiện tượng một người
có tiếng mẹ đẻ là A, nhờ biết ít nhiều về ngôn ngữ B mà có thể giao tiếp với một tộc người khác chỉ nói được ngôn ngữ B Nhờ biết được hai ngôn ngữ nên người đó được gọi là người song ngữ, và sự giao tiếp của họ là giao tiếp song ngữ [85, tr.22-23] Nói cách khác, nghiên cứu song ngữ theo hướng này chủ yếu tập trung vào các cá nhân song ngữ Và, cũng ở thời kỳ này, số lượng ngôn ngữ được chú trọng ở hiện tượng song ngữ thường là hai Sau này, cùng với sự phát triển của khoa học ngôn ngữ, nhất là ở thời kỳ hậu cấu trúc với sự
ra đời của chuyên ngành ngôn ngữ học xã hội, khái niệm song ngữ đã được
mở rộng và theo đó là một số vấn đề được đặt ra:
Thứ nhất, xu hướng người biết không chỉ hai mà trên hai ngôn ngữ ngày
càng tăng, theo đó, thuật ngữ đa ngữ xuất hiện Tuy nhiên, theo thói quen,
Trang 33người ta vẫn sử dụng một trong hai thuật ngữ này (hoặc song ngữ hoặc đa ngữ) cho cùng một hiện tượng vừa nêu Như vậy, khi sử dụng song ngữ cũng chính
là đa ngữ (chứ không phải với nghĩa đen “song” là “hai”), và ngược lại, khi sử dụng đa ngữ cũng chính là song ngữ Trong luận án này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “song ngữ” cũng với nghĩa như vậy
Thứ hai, nói đến song ngữ không chỉ nhằm đến các cá nhân song ngữ
mà muốn nhằm đến song ngữ trong một cộng đồng ở đấy, các cá nhân song ngữ có thể sử dụng những ngôn ngữ mà họ cùng biết để giao tiếp với nhau và các ngôn ngữ trong cộng đồng này có thể tương tác với nhau, tạo nên hiện tượng song ngữ xã hội Cho nên song ngữ xã hội có thể được hiểu là hai hoặc hơn hai ngôn ngữ cùng hành chức trong một cộng đồng, “là hiện tượng sử dụng hai hay trên hai ngôn ngữ của người song ngữ trong xã hội song ngữ [52, tr.38] Cộng đồng song ngữ ở đây có thể là một nhóm người, có thể là một quốc gia hoặc một khu vực thậm chí là cả thế giới Ví dụ, cộng đồng song ngữ chủ yếu ở tỉnh An Giang hiện nay gồm: ở vùng cư dân có người Việt, người Hoa cộng cư (Ví dụ như thị xã Châu Đốc, thành phố Long Xuyên, thị trấn Tân Châu ) thì có trạng thái song ngữ tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Hoa phương ngữ; ở vùng cư dân có người Việt, người Hoa, người Khmer cộng cư (Ví dụ như thị trấn Tri Tôn, thị trấn Nhà Bàng và xã Xuân Tô huyện Tịnh Biên ) thì
có trạng thái song ngữ tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Hoa phương ngữ và tiếng Khmer
Thứ ba, yếu tố quan trọng bậc nhất liên quan đến song ngữ xã hội là
phải có người song ngữ Cách hiểu đơn giản về người song ngữ là một người
có khả năng sử dụng luân phiên hai hoặc trên hai ngôn ngữ Để rõ hơn, người
ta giải thích thêm, đó là nắm một cách có hiệu quả hai hoặc trên hai ngôn ngữ Các nhà ngôn ngữ học Mỹ cho rằng, song ngữ là việc nắm như nhau hai ngôn ngữ Theo Fishman, J A (1966), song ngữ là phản ánh sự biết cách nói năng trong giao tiếp nhờ vào phương tiện của hơn một ngôn ngữ Điều gây nên
Trang 34tranh luận chính là ở “sự biết” hai hoặc trên hai ngôn ngữ của người song ngữ Thế nào là “biết” - năng lực song ngữ của người song ngữ? Hiện có hai quan niệm chính như sau:
1/ Nếu năng lực sử dụng ngôn ngữ của người song ngữ thành thạo đến mức họ có thể sử dụng một cách thuần thục như nhau cả hai ngôn ngữ, nghĩa
là người song ngữ có thể tư duy bằng hai hoặc trên hai ngôn ngữ mà không
cần qua khâu phiên dịch, thì kiểu người song ngữ này được gọi là người song
ngữ hoàn toàn hay người song ngữ đầy đủ Tuy nhiên, thực tế cho thấy những
người thuộc loại song ngữ hoàn toàn là rất hiếm bởi vì việc một người nắm vững hoàn hảo cả hai ngôn ngữ ở mức độ như nhau là rất ít gặp Ngay cả đến người đơn ngữ (ngôn ngữ thứ nhất đồng thời là tiếng mẹ đẻ) cũng chưa thể nói
là nắm vững một cách hoàn hảo toàn bộ vốn từ của ngôn ngữ với mọi phong cách giao tiếp khác nhau Theo Holmogrob A.I (1972), ở Liên Xô (cũ) trước
đây số người có năng lực song ngữ như vậy chỉ chiếm khoảng 2 - 5% Theo Gai xingzhi (1997), chỉ có những trẻ em ngay từ khi sinh ra ở môi trường song
ngữ thì mới hy vọng là người song ngữ hoàn toàn [Dẫn theo 52, tr.40] Vì thế,
có thể coi đây là song ngữ lí tưởng và những người song ngữ thuộc loại này là
người song ngữ lí tưởng
2/ Trên thực tế, người song ngữ là người ngoài tiếng mẹ đẻ có thể biết thêm ngôn ngữ khác ở mức đủ để họ có thể trao đổi được với một trong những lĩnh vực nào đó mà họ quan tâm Ví dụ người nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ có thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp xung quanh nội dung chuyên môn
về ngôn ngữ mà họ nghiên cứu Kiểu người song ngữ này được gọi là người
song ngữ không hoàn toàn hay người song ngữ bộ phận Đây là kiểu song ngữ
phổ biến trong nhiều quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ trên thế giới Với cách hiểu này, việc nghiên cứu song ngữ được mở rộng và hàng loạt các vấn đề song ngữ cũng như liên quan đến song ngữ có điều kiện đặt ra để giải quyết
Trang 35Liên quan đến người song ngữ còn có những vấn đề khác nữa, chẳng hạn, có những người song ngữ vừa có khả năng giao tiếp nói vừa có khả năng giao tiếp viết; ngược lại, có những người song ngữ chỉ có khả năng giao tiếp nói, còn khả năng giao tiếp viết thì có khi chỉ biết một trong các văn tự của một ngôn ngữ nào đó hoặc có khi hoàn toàn “mù chữ” Ví dụ, ở đồng bằng sông Cửu Long, có một số người Việt gốc Hoa chỉ có khả năng đọc được văn bản Việt mà không có khả năng đọc được văn bản Hán (tức là không biết chữ Hán), mức độ biết cũng rất khác nhau Trong trường hợp này, chúng tôi vẫn coi họ là những người song ngữ
Thứ tư, khi nói đến hiện tượng song ngữ, như là mặc nhiên, có một
ngôn ngữ được gọi là "ngôn ngữ thứ nhất"
Nói đến ngôn ngữ thứ nhất, người ta thường nghĩ ngay đó là tiếng mẹ
đẻ Vậy, thế nào là tiếng mẹ đẻ? Tiếng mẹ đẻ thường được hiểu là tiếng của cha mẹ mình và, do vậy, cũng là tiếng của dân tộc mình Tuy nhiên, thực tế nhiều khi lại không diễn ra đơn giản như vậy Ví dụ, một đôi vợ chồng người Việt sinh con ở Mĩ và đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã học nói tiếng Anh Mĩ, lớn lên chỉ biết sử dụng tiếng Anh Mĩ mà không biết tiếng Việt thì tiếng mẹ đẻ của nó là tiếng Việt hay tiếng Anh Mĩ Một ví dụ khác, một người đàn ông Việt Nam kết hôn với người phụ nữ là người dân tộc Acmêni ở Nga và đứa trẻ sinh ra chỉ biết nói tiếng Nga (không biết nói tiếng mẹ đẻ của cha mẹ là tiếng Việt và tiếng Acmêni) Sau đó, cả gia đình chuyển sang sinh sống ở Mỹ, cùng với năm tháng, đứa trẻ thành thạo tiếng Anh Mĩ và dần quên hẳn tiếng Nga Vậy, tiếng mẹ đẻ của đứa trẻ là ngôn ngữ nào: tiếng Nga, tiếng Việt, tiếng Acmêni hay tiếng Anh - Mỹ? Nêu ra hai ví dụ trên cho thấy tính phức tạp của khái niệm tiếng mẹ đẻ Vì thế, hiện có những quan niệm khác nhau về tiếng
mẹ đẻ
- Khái niệm "tiếng mẹ đẻ" được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp
Trang 36Theo định nghĩa rộng thì bất cứ thứ tiếng nào mà không có truyền thống chữ viết thì đều được coi máy móc là phương ngữ của một ngôn ngữ địa phương và đứa trẻ mà nói thứ ngôn ngữ địa phương nhóm nhỏ chưa có chữ viết
đó lập tức sẽ được coi là tiếng mẹ đẻ của nó (cho dù đứa trẻ ấy không biết nhiều lắm về ngôn ngữ này)
Theo định nghĩa hẹp, tiếng mẹ đẻ là tiếng nói dùng trong gia đình (bất kì trình độ phát triển của thứ tiếng ấy như thế nào) Đây là cách nhìn nhận tiếng mẹ đẻ từ tình hình ngôn ngữ ở ấn Độ ấn Độ là một quốc gia có tới 200 ngôn ngữ được xếp loại (còn thực tế có khoảng 1652 ngôn ngữ và phương ngữ) ấn Độ lại là một quốc gia có lập trường đa nguyên về giáo dục đa ngữ, vì thế cần phải có một khái niệm mang tính tác nghiệp về tiếng mẹ đẻ
- Từ một cách nhìn nhận khác, Uriel Weinreich cho rằng, nhóm người nói tiếng mẹ đẻ là nhóm người trong điều kiện đa ngữ chỉ học được một trong các ngôn ngữ là ngôn ngữ thứ nhất
- Theo André Martinet, nếu chỉ lấy cảm giác để gán cho một ngôn ngữ nào đó là ngôn ngữ thứ nhất là một việc làm không hợp chuẩn, vì cảm giác này không ổn định theo thời gian Có thể, khi người ta còn bé thì cho ngôn ngữ này là ngôn ngữ thứ nhất, nhưng khi lớn lên, do hàng loạt các nhân tố xã hội trong đó chủ yếu là môi trường ngôn ngữ, người ta lại có thể cho ngôn ngữ khác là ngôn ngữ thứ nhất Từ đó, André Martinet đi đến kết luận, cần kiên quyết gạt bỏ quan điểm cho rằng, khái niệm tiếng mẹ đẻ được bảo tồn ở vị trí thống trị của một con người từ thời ấu thơ cho đến lúc chết
- Một số nhà nghiên cứu khác, như V Page chẳng hạn, lại cho rằng, trong xã hội đa ngữ mà một người từ lúc biết đến hai hoặc hơn hai ngôn ngữ thì khái niệm tiếng mẹ đẻ chỉ có giá trị tương đối, không cố định Lí do là vì: thứ nhất là việc xác định tiếng mẹ đẻ sẽ dựa trên cảm giác của người nói; thứ hai là, coi tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ thứ nhất thì tiếng mẹ đẻ phải được học trước tiên so với các tiếng khác
Trang 37- Nhiều khi, khái niệm tiếng mẹ đẻ còn phụ thuộc vào nhóm tộc người nhất định, tức là liên quan đến ý thức tộc người, đó là ý thức tự xưng, tự nhận dân tộc, và cũng vậy, đó là ý thức tự nhận tiếng mẹ đẻ
Rõ ràng là, một khái niệm tưởng chừng như đơn giản, nhưng ở trong một xã hội song ngữ, với sự di chuyển, hội nhập, theo thời gian, việc xác định tiếng mẹ đẻ cho thế hệ sau (thế hệ tiếp theo) là điều không hề đơn giản Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) khi xem xét vấn đề giáo dục bằng bản ngữ đã đưa ra khái niệm về tiếng mẹ đẻ:
"Tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ mà con người học được trong những năm đầu của đời mình và thường trở thành công cụ tư duy và truyền thống tự nhiên" (UNESCO, 1953)
"Tiếng mẹ đẻ không cần phải là thứ tiếng mà cha mẹ đứa trẻ dùng, cũng không cần phải là ngôn ngữ ngẫu nhiên mà đứa trẻ học để nói, bởi vì có những hoàn cảnh đặc biệt làm cho nó vào một tuổi rất sớm đã bỏ một phần hay bỏ hoàn toàn ngôn ngữ đó” (UNESCO, 1968)
Vernacular (tiếng bản địa, tiếng địa phương, thổ ngữ): "Đó là tiếng mẹ
đẻ của một nhóm bị một nhóm khác nói một thứ tiếng khác thống trị về xã hội hay chính trị Chúng tôi không coi ngôn ngữ của một nhóm thiểu số trong một nước là bản ngữ nếu đó là ngôn ngữ chính thức của nước khác” (UNESCO 1953)
Liên quan đến tiếng mẹ đẻ còn có một khái niệm nữa gọi là SWONAL (speakers without a native language; người không có tiếng mẹ đẻ) Năng lực ngôn ngữ chủ yếu của người không có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng mẹ đẻ của họ cũng không phải ở ngôn ngữ thứ hai mà họ học được mà là ở một ngôn ngữ trung gian Người không có tiếng mẹ đẻ thường sống ở xã hội mà ở ngôn ngữ thứ hai của họ đang thịnh hành trong giao tiếp Ví dụ, hậu duệ của người Hoa Bắc Mĩ: ngôn ngữ thứ nhất của họ là tiếng Hán nhưng hầu như không có
ai biết tiếng Hán mà là tiếng Anh theo kiểu pha trộn Đây là một hiện tượng ngôn ngữ đang ngày càng phổ biến
Trang 38Như vậy, giữa khái niệm tiếng mẹ đẻ với sự hiểu biết về ngôn ngữ được coi là tiếng mẹ đẻ dường như không phải lúc nào cũng trùng nhau Khái niệm tiếng mẹ đẻ còn liên quan đến ý thức tự giác tộc người của các thành viên trong xã hội Chẳng hạn, một cá nhân có thể là (hoặc tự nhận là) dân tộc này nhưng lại nhận ngôn ngữ khác là tiếng mẹ đẻ
1.1.2 Nguyên nhân nảy sinh hiện tượng song ngữ x∙ hội
Hiện tượng song ngữ là hệ quả tất yếu dưới tác động của hàng loạt các nhân tố xã hội Chẳng hạn như, di dân vì các lý do khác nhau, vấn đề giáo dục song ngữ, sự cộng cư giữa các dân tộc, mối quan hệ giữa các ngôn ngữ về loại hình, cội nguồn,…Trong đó nổi lên một số nguyên nhân chính như sau:
1/ Trước hết là sự cộng cư của những người nói các ngôn ngữ khác nhau Những người dùng các ngôn ngữ khác nhau lại chung sống với nhau trên cùng một lãnh thổ Có nhiều lí do dẫn đến hiện tượng cộng cư nhưng trong đó có một lí do quan trọng là xuất phát từ tình trạng di dân từ vùng lãnh thổ này sang vùng lãnh thổ khác Lịch sử cho thấy, hiện tượng di dân do nguyên nhân về kinh tế, chiến tranh hay chính trị Chẳng hạn, trong suốt thế
kỷ XX đều có sự di dân của người Việt ra nước ngoài và, tại nước ngoài dù muốn hay không người Việt cũng sống trong môi trường song ngữ tiếng Việt - tiếng của nước sở tại
53 dân tộc thiểu số của Việt Nam sống không biệt lập mà xen kẽ với nhau trải dài từ Bắc đến Nam Theo số liệu điều tra năm 1999, ở các tỉnh miền núi phía Bắc có tới 20 trong số 107 các huyện có từ 10 dân tộc trở lên cùng sinh sống Đa số các xã có từ 3 - 4 dân tộc cùng cư trú Số xã có duy nhất một dân tộc cư trú chỉ chiếm khoảng 2,7% Chính đặc điểm này đã khiến cho trạng thái song ngữ ở nước ta trở nên rất đa dạng
2/ Sự thay đổi về chính trị trong các quốc gia đa dân tộc cũng tạo nên trạng thái song ngữ Ví dụ: Liên Xô (cũ) trước đây là một quốc gia đa dân tộc,
đa ngôn ngữ, tiếng Nga được coi là ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc
Trang 39Tại các nước cộng hoà, bên cạnh tiếng Nga là ngôn ngữ quốc gia, các ngôn ngữ dân tộc vẫn được sử dụng trong giao tiếp Chính sách này đã tạo nên một trạng thái song ngữ bằng sự phân bố chức năng giữa tiếng Nga và tiếng dân tộc khá đa dạng Tuy nhiên từ tháng 8/1991, sau khi Liên Xô bị tan rã, tình hình song ngữ ở đây đã phát triển theo chiều hướng rất phức tạp do các nước Cộng hoà vùng Ban Tích tách ra thành quốc gia độc lập và theo đó vị thế của các ngôn ngữ vốn là ngôn ngữ dân tộc thiểu số đã thay đổi, lại “trở thành ngôn ngữ quốc gia độc lập”, còn tiếng Nga trở thành ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở các nước cộng hoà này
3/ Giáo dục song ngữ trong các cộng đồng dân tộc cũng là nguyên nhân tạo nên trạng thái song ngữ
Như đã biết, thoạt đầu giáo dục song ngữ để tạo nên trạng thái song ngữ cá nhân Tuy nhiên, một số cá nhân không thể làm nên xã hội song ngữ Chính vì thế, giáo dục song ngữ cộng đồng đang đẩy nhanh để tạo ra sự phát triển song ngữ xã hội Hiện tượng này có thể nhận thấy ở chính sách giáo dục ngoại ngữ của một số quốc gia Ví dụ, việc dạy ngoại ngữ tiếng Anh, Nga, Pháp, Hán, … trong các nhà trường phổ thông và đại học ở Việt Nam đã tạo nên một trạng thái song ngữ tiếng Việt - tiếng nước ngoài Hiện tượng song ngữ xã hội nhờ giáo dục còn có thể thấy rõ ở các vùng dân tộc thiểu số Do nhu cầu giao tiếp và nhu cầu của cuộc sống, người dân tộc thiểu số đều có quyền lợi và nghĩa vụ học ngôn ngữ giao tiếp chung - tiếng Việt Kết quả là hiện tượng song ngữ tiếng Việt - tiếng dân tộc thiểu số xuất hiện
ở Việt Nam là một ví dụ, để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận và đảm bảo về mặt pháp lý quyền
có ngôn ngữ riêng của tất cả các dân tộc, quyền bình đẳng và phát triển tự do cho tất cả các ngôn ngữ dân tộc Chủ trương chính sách này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong
đời sống và trong lĩnh vực hoạt động xã hội Nhờ đó, đã khuyến khích các dân tộc thiểu số học tiếng Việt (hay tiếng phổ thông) trên nguyên tắc tự nguyện và
Trang 40tôn trọng sự phát triển tự do, bình đẳng ngôn ngữ của các dân tộc khác Từ
đây, đã tạo ra trạng thái song ngữ tiếng dân tộc - tiếng Việt Chính sách này
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trạng thái song ngữ ở nước ta
1.1.3 Sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ trong x∙ hội song ngữ
1.1.3.1 Tiếp xúc ngôn ngữ
Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về tiếp xúc ngôn ngữ của giới ngôn ngữ học trong nước và nước ngoài Có thể hiểu một cách khái quát: tiếp xúc ngôn ngữ là sự tác động lẫn nhau của hai hay hơn hai ngôn ngữ, ảnh hưởng tới cấu trúc và từ vựng của một hay nhiều ngôn ngữ Hệ quả của nó là ảnh hưởng tới cấu trúc và từ vựng của các ngôn ngữ tham gia tiếp xúc Ví dụ:
Tiếp xúc giữa tiếng Hoa phương ngữ ở Nam bộ và tiếng Việt đã tạo ra những âm tiếng Việt mô phỏng theo phương ngữ Quảng Đông như: “dách” (nhất, một), “lì xì” (cho tiền lấy may), “lạp xưởng” (thịt nhồi ruột heo), “xí quách” (món xương heo), “ngầu pín” (gân bò), “bạc sỉu” (cà phê cho ít sữa),
“xì dầu” (nước tương), “xườn xám” (áo dài Trung Hoa),…
Nếu như ngôn ngữ học cấu trúc chú ý tới tiếp xúc ở mặt cá nhân thì ngôn ngữ học xã hội chú ý đến tiếp xúc ở cộng đồng giao tiếp Khi nói đến hệ quả của tiếp xúc từ vựng ở ngôn ngữ học cấu trúc, người ta hay nói đến hiện tượng chệch chuẩn ở một cá nhân Song, ở ngôn ngữ xã hội người ta chú ý đến hiện tượng chệch chuẩn của cả cộng đồng
Có thể nói, trên thế giới hiện nay tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng phổ biến trong đời sống giao tiếp ngôn ngữ Hay nói cách khác, khi một cá nhân hay cộng đồng sử dụng từ hai ngôn ngữ trở lên thì sẽ nảy sinh tiếp xúc ngôn ngữ
Tiếp xúc ngôn ngữ thường thấy nhất ở việc học ngôn ngữ, tức là khi một cá nhân học thêm một ngôn ngữ khác bên cạnh tiếng mẹ đẻ thì sẽ nảy sinh hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ Ví dụ, người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long ngoài biết tiếng mẹ đẻ, còn học thêm tiếng Việt hoặc tiếng Khmer để