1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty cổ phần kim khí hà nội

110 619 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 186,83 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã thực sự hoà mình vào nền kinh tế toàn cầu, chúng ta vừa trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới. Ngành công nghiệp thép n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ===============

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ KINH DOANH THÉP NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI

Họ và tên sinh viên : Trần Ngọc Khoái

Giảng viên hướng dẫn : TS Đàm Quang Vinh

Hà Nội năm 2007

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ===============

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ KINH DOANH THÉP NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận thực tập này được hoàn thành nhờ sự hướngdẫn tận tình của TS Đàm Quang Vinh cùng với sự nghiên cứu và tìm hiểu củabản thân em qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần kim khí Hà Nội.

Em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Sinh viên: Trần Ngọc Khoái

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂUDANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINHDOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.1 Tổng quan về nhập khẩu 6

1.1.1 Khái niệm về nhập khẩu 6

1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của nhập khẩu 6

1.1.3 Vai trò của nhập khẩu 7

1.1.4 Các hình thức nhập khẩu: 9

1.1.4.1 Theo hình thức quản lý của nhà nước 9

1.1.4.2.Theo khối lượng hàng hoá nhập khẩu 10

1.1.4.3.Theo nguồn gốc và hình thức giao hàng 10

1.1.4.4Căn cứ vào phương thức nhập khẩu 11

1.1.4.5.Căn cứ vào mối quan hệ trong hoạt động nhập khẩu 11

1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 14

1.2.1 Một số vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 14

1.2.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 14

1.2.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 16

1.2.1.3 Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 16

1.2.1.4 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 19

1.2.1.5 Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 20

1.2.2 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 21

1.2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 21

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 22

1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu củadoanh nghiệp 25

Trang 5

1.2.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH THÉP NHẬPKHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI 34

2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội 34

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần kim khí HàNội 34

2.1.1.1 Những thông tin chung 34

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 34

2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ 36

2.1.2 Mô hình tổ chức sản xuất và bộ máy quản trị 37

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian 37

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 38

2.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 38

2.1.3 Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty 43

2.1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm 43

2.1.3.2 Đặc điểm về lao động 44

2.1.3.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị và tài sản cố định 47

2.1.3.4 Đặc điểm về tài chính của công ty 48

2.2 Hoạt động nhập khẩu và thực trạng hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu củaCông ty cổ phần Kim khí Hà Nội 49

2.2.1 Tình hình kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty 49

2.2.1.1 Khối lượng nhập khẩu 49

2.2.1.2 Thị trường nhập khẩu: 51

2.2.1.3 Cơ cấu nhập khẩu 54

2.2.2 Tổ chức tiêu thụ hàng thép nhập khẩu 56

2.2.3 Kết quả kinh doanh mặt hàng thép nhập khẩu của Công ty 58

2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép của Công ty cổphần Kim Khí Hà Nội 60

2.3.1 Những thành tựu đã đạt được 60

Trang 6

2.3.1.1 Duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp nước

2.3.1.2 Tổ chức có hiệu quả quá trình tiêu thụ hàng nhập khẩu 61

2.3.1.3 Cung ứng sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu thị trường 61

2.3.2 Những hạn chế 62

2.3.2.1 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép nói chung rất thấp 62

2.3.2.2 Cơ cấu và hình thức nhập khẩu không đa dạng 67

2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế 67

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan 67

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan: 70

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANHTHÉP NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI 72

3.1 Dự báo tình hình thị trường thép trong những năm tới 72

3.1.1 Tình hình thị trường thép thế giới 72

3.1.2 Tình hình thị trường thép trong nước 73

3.2 Phương hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩucủa công ty trong thời gian tới 75

3.2.1 Định hướng hoạt động kinh doanh chung của Công ty 75

3.2.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới 75

3.2.2.1 Kế hoạch kinh doanh thép 75

3.2.2.2 Kế hoạch kinh doanh dịch vụ kho bãi 77

3.2.2.3 Kế hoạch kinh doanh chung cư cao tầng , văn phòng cho thuê 77

3.2.2.4 Một số mục tiêu chính giai đoạn 2006- 2008 77

3.2.3 Phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thépcủa công ty 78

3.2.4 Mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của Côngty cổ phần kim khí Hà Nội 78

3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của Công tycổ phần kim khí Hà Nội 79

3.3.1 Hoàn thiện quy trình nhập khẩu thép: 79

Trang 7

3.3.1.1.Hoàn thiện nghiệp vụ hải quan 79

3.3.1.2 Hoàn thiện quá trình lựa chọn thị trường và ký kết hợp đồng 80

3.3.1.3 Hoàn thiện quá trình giao nhận và vận chuyển hàng từ cảng 81

3.3.1.4 Hoàn thiện khả năng thuê tàu vận chuyển và mua bảo hiểm 82

3.3.1.5 Hoàn thiện khâu thanh toán và thủ tục thanh toán 82

3.3.2 Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng thép nhập khẩu 83

3.3.3 Tăng cường công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường thép nhậpkhẩu 85

3.3.4 Hạ thấp chi phí lưu thông phân phối thép nhập khẩu 86

3.3.5 Mở rộng các hình thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sửdụng vốn 88

3.3.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 89

3.3.7 Mở rộng mối liên hệ, tổ chức liên doanh với các doanh nghiệpkhác ở trong nước 90

3.3.8 Xây dựng và duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng của công ty 91

3.3.9 Một số kiến nghị đối với nhà nước 92

3.3.9.1 Chính sách về thuế nhập khẩu thép 92

3.3.9.2 Đơn giản hoá các thủ tục hành chính đối với hoạt động nhập khẩuthép 93

3.3.9.4.Kiểm tra chặt chẽ và xử lý nghiêm minh 94

3.3.9.5 Hỗ trợ thông tin v à bình ổn thị trường 95

KẾT LUẬN 96

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Kim khí Hà NộiHình 2: Biểu đồ khối lượng, nhập khẩu thép của công ty các năm2004,2005,2006

Hình 3: Biểu đồ tỷ lệ khối lượng nhập khẩu thép của Công ty tại các thịtrường nhập khẩu năm 2005

Hình 4: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của công ty

Hình 5: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối trực tiếp của công tyHình 6: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối gián tiếp của công ty

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đã thực sự hoà mình vào nền kinh tế toàn cầu, chúng ta vừatrở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới Ngành công nghiệpthép ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn chuyển mình của tiếntrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Tuy nhiên hiện nay Việt Namvẫn phải nhập khẩu một khối lượng lớn sản phẩm thép để phục vụ nhu cầutrong nước Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải nâng cao hiệu quảkinh doanh nhập khẩu thép, tối đa hoá lợi nhuận đáp ứng được yêu cầu sựnghiệp xây dựng đất nước Trong thời gian thực tập vừa qua tại phòng kinhdoanh của công ty cổ phần kim khí Hà Nội em nhận thấy rằng hoạt động kinhdoanh thép nhập khẩu đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đến kết quả kinhdoanh của công ty Tuy nhiên, cũng giống như rất nhiều doanh nghiệp nhànước khác mới bước vào cổ phần hoá, hoạt động kinh doanh thép nhập khẩucủa công ty đạt hiệu quả rất kém và có biến động lớn Sở dĩ có điều này là dosự biến động phức tạp của thị trường thép cả ở trong nước và trên thế giới,trong khi đó đội ngũ công nhân viên không có được nhiệt huyết, và động lựclàm việc cao vì tuy đã cổ phần hoá nhưng nhà nước vẫn đóng góp gần 90% sốvốn, nên công nhân viên không có sự gắn kết giữa quyền lợi và trách nhiệmnhư mục tiêu của cổ phần hoá Khi mà Việt nam hội nhập ngày càng sâu rộngvào nền kinh tế thế giới, tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thì bản thândoanh nghiệp cần có một tiềm lực lớn cũng như quyết tâm cao độ để giúpdoanh nghiệp tồn tại và phát triển đi lên Xuất phát từ thực tế đó tôi đã lựa

chọn đề tài “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập

Trang 11

khẩu của Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội" để nghiên cứu trong khóa luận

tốt nghiệp của mình với mong ước đưa ra được những giải pháp để góp phầnnào đó tăng cường hiệu quả nhập khẩu của công ty ngày càng lớn trong tươnglai

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phát hiện các tồn tại và nguyên

nhân của các tồn tại trong việc tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhậpkhẩu của công ty cổ phần kim khí Hà Nội trong những năm gần đây mà đềxuất những giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanhthép nhập khẩu cho công ty.

* Để thực hiện được mục tiêu này, nhiệm vụ của khóa luận là:

-Hệ thống hoá lý luận về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu-Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công tytrong thời gian gần đây

-Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh thépnhập khẩu cho công ty trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

* Đối tượng nghiên cứu của khóa luận : Hoạt động kinh doanh thép

nhập khẩu của công ty cổ phần kim khí Hà Nội

* Phạm vi nghiên cứu: trong khóa luận này tác giả chỉ tập trung

nghiên cứu hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty trong giai đoạn2004 trở lại đây

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 12

Trong khóa luận tốt nghiệp có sử dụng các phương pháp như so sánh,thống kê, phân tích để hoàn thành bài viết

5.Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanhthép nhập khẩu của doanh nghiệp.

Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu củaCông ty cổ phần Kim Khí Hà Nội.

Chương III: Một số giải pháp tăng cường hiệu qủa kinh doanhthép nhập khẩu của Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội.

Em xin chân thành cảm ơn TS Đàm Quang Vinh cùng toàn thể cán bộcông nhân viên, đặc biệt là nhân viên phòng kinh doanh của Công ty cổ phầnKim Khí Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Trang 13

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINHDOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về nhập khẩu

1.1.1 Khái niệm về nhập khẩu

Dựa trên những tiêu chí và giác độ hay khía cạnh khác nhau thì lại cómột cách định nghĩa khác nhau về khái niệm nhập khẩu Nhập khẩu là hoạtđộng tiếp nhận các hàng hóa và dịch vụ vào quốc gia này từ quốc gia khác.

Dưới giác độ kinh doanh, nhập khẩu là việc mua các hàng hóa và dịch vụ.Dưới giác độ phi kinh doanh như làm quà tặng hoặc viện trợ khônghoàn lại thì nhập khẩu là việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ qua biên giớiquốc gia.

Trên giác độ của nghiệp vụ ngoại thương thì nhập khẩu là hoạt độngkinh doanh, buôn bán quốc tế Đó không chỉ là những hành vi mua bán riênglẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong nền kinh tế thương mạicó tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hànghóa phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, ổn định và từng bướcnâng cao mức sống nhân dân Vì vậy nhập khẩu được coi là hoạt động kinh tếđem lại hiệu quả cao hoặc có thể gây thiệt hại vì nó phải đương đầu với mộthệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể tham gia không dễ dàngkhống chế được.

1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của nhập khẩu

Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn khác nhaunhư điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán thương mại quốc tế.

Mọi hoạt động nhập khẩu hàng hóa điều phải được tiến hành thông quahình thức hợp đồng kinh tế.

Trang 14

Hoạt động nhập khẩu được thanh toán theo những phương thức đa dạngnhư trả trước, phương thức nhờ thu, phương thức thanh toán đối lưu, phươngthức tín dụng chứng từ, tùy thuộc từng hợp đồng kinh tế Tuy nhiên, phươngthức thanh toán tín dụng chứng từ được dùng nhiều nhất hiện nay Ngoại tệdùng trong thanh toán thường là các ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi cao nhưUSD, EURO… trong đó USD được sử dụng nhiều nhất.

Điều kiện giao hàng được thỏa thuận và vận dụng linh hoạt Hiện naythường tuân theo inconterm 2000 với 2 điều kiện phổ biến nhất FOB và CIF.Ngoài ra, hoạt động kinh doanh nhập khẩu chịu ảnh hưởng sâu sắc của kiếnthức kinh doanh, trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, sự nhanhnhậy nắm bắt thông tin của các nhà quản trị và cán bộ lãnh đạo.

Nhập khẩu được tiến hành trên phạm vi quốc tế nên địa bàn rộng, thịtrường lớn, khó kiểm soát, thủ tục phức tạp và chịu sự tác động của nhiều yếutố khác nhau như luật pháp, chính trị, văn hóa, kinh tế, các chính sách điềutiết của các quốc gia.

Nhập khẩu có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển Để đề phòng cácrủi ro và giảm thiểu những thiệt hại thì các bên có thể thỏa thuận mua bảohiểm.

1.1.3 Vai trò của nhập khẩu

Thứ nhất, nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuấtkinh doanh vì nó có thể cung cấp cho nền kinh tế một số lượng các yếu tố đầuvào chính yếu, quan trọng phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước Đồng thờinó cũng cung cấp các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu dân chúng mà trongnước chưa sản xuất được hoặc việc sản xuất ra chưa đáp ứng nhu cầu ngườidân.

Thứ hai, nhập khẩu gây biến động đột phá vào các trang thiết bị, trìnhđộ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp Từ đó nâng cao năng suất lao

Trang 15

động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh vì nhờ có nhậpkhẩu, những thiết bị và công nghệ tiên tiến được ứng dụng vào quá trình sảnxuất kinh doanh Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước thúc đẩyxuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới.

Thứ ba, nhập khẩu có những ảnh hưởng nhất định đến việc cải tiến,nâng cao mức sống người dân, bởi thông qua nhập khẩu, sẽ tạo thêm công ănviệc làm do người lao động giúp họ tăng thu nhập Đồng thời nhập khẩu làmphong phú cơ cấu hàng hóa lưu thông trên thị trường, làm thỏa mãn nhu cầungười dân, đặc biệt với hàng hóa trong nước chưa sản xuất được.

Thứ tư, nhập khẩu giúp tạo lập sự ổn định giá cả và ổn định thị trường,làm cân đối giữa cung và cầu về hàng hóa trên thị trường Đồng thời nó gópphần hạn chế sự khan hiếm hàng hóa và tình trạng leo thang của giá cả trênthị trường.

Thứ năm, nhập khẩu sẽ làm đa dạng hóa về chủng loại cũng như quycách của mặt hàng, xóa bỏ tình trạng độc quyền, tạo ra sự cạnh tranh bìnhđẳng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu chính điềunày sẽ là động lực buộc các nhà sản xuất trong nước không ngừng cải tiếnmẫu mã, nâng cao chất lượng, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành để đủ sức cạnhtranh với hàng nhập khẩu, thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển.

Thứ sáu, nhập khẩu là cầu nối thông suốt giữa các nền kinh tế, thịtrường trong và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện phân công lao động xã hộivà hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trên cơ sởchuyên môn hóa

Hoạt động nhập khẩu đưa đến sự cạnh tranh gay gắt giữa trong nước vàngoài nước Người tiêu dùng có điều kiện lựa chọn sản phẩm chất lượng tốtvới giá rẻ nhất, nhưng những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả sẽ đi đến

Trang 16

phá sản Nhập khẩu tạo động lực các doanh nghiệp khác vươn lên, phát triểntốt hơn để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường rất năng động này.

Nước ta là nước đang phát triển, trang thiết bị máy móc và trình độcông nghệ còn cũ kỹ và lạc hậu nên hàng hóa trong nước còn thiếu hoặc chưađủ sức cạnh tranh với hàng nước ngoài Do vậy việc huy động vốn nhập khẩumáy móc, công nghệ tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trongnước là vấn đề quan trọng Hơn nữa máy móc, công nghệ hiện đại tạo điềukiện để chúng ta khai thác những nguồn tài nguyên chưa từng được khai thác.

1.1.4 Các hình thức nhập khẩu:

Nhập khẩu có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào khả năng về năng lực và tài chính của công ty Họ sẽ lựa chọn cho mình hình thức nhập khẩu thích hợp với mục đích kinh doanh Theo các góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau mà ta có các hình thức tiếp cận khác nhau.Trong giới hạn chuyên đề này chỉ xin giới thiệu mốt số cách tiếp cận phân loại, cũng như chỉ đi sâu vào một số hình thức nhập khẩu được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng nhiều trong thực tế hiện nay

1.1.4.1 Theo hình thức quản lý của nhà nước

-Nhập khẩu uỷ thác -Nhập khẩu tự doanh

Nhập khẩu ủy thác là hình thức nhập khẩu mà trong đó doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu sẽ tiến hành ủy thác cho một công ty khác có chức năng giao dịch ngoại thương, có chuyên môn giỏi và trả họ một phần thù lao gọi là phí ủy thác

Nhập khẩu tự doanh được coi là hoạt động nhập khẩu độc lập của doanh nghiệp bao gồm hai hình thức

+Nhập khẩu mậu dịch là hình thức nhập khẩu mà trong đó hàng hóa do nhà nước trực tiếp quản lý theo kế hoạch, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng

Trang 17

của xã hội Đối với hàng hóa nhập khẩu mậu dịch thì phải đăng ký kế hoạch với bộ chủ quản, bộ thương mại Bộ thương mại sẽ lập kế hoạch nhập khẩu dựkiến trong năm

+Nhập khẩu phi mậu dịch là hình thức nhập khẩu mà trong đó hàng hóa được nhâp khẩu không trực tiếp đưa vào kinh doanh Nhà nước không có quyền quản lý trực tiếp và không nằm trong kế hoạch của nhà nước Thủ tục nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch là do hải quan cấp giấy phép

1.1.4.2.Theo khối lượng hàng hoá nhập khẩu

-Nhập khẩu tiểu ngạch -Nhập khẩu chính ngạch

Nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức nhập khẩu thường chỉ áp dụng với những hàng hóa không chịu sự quản lý của nhà nước về thủ tục hành chính, hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch phải làm thủ tục kê khai hải quan và đóng thuế tiểu ngạch do bộ tài chính quy định, và bán hàng thống nhất trong cả nước nhập khẩu tiểu ngạch là nhập khẩu hàng hóa qua biên giới với khối lượng từng đợt nhỏ lẻ

Nhập khẩu chính ngạch là hình thức nhập khẩu có chịu sự quản lý của nhà nước thông qua bộ thương mại Nhập khẩu chính ngạch mang tính kinh doanh lớn và có thị trường ổn định

1.1.4.3.Theo nguồn gốc và hình thức giao hàng

-Nhập khẩu trực tiếp -Nhập khẩu gián tiếp -Tạm nhập tái xuất

Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu mà trong đó các bên trực tiếp quan hệ bàn bạc với nhau, đi đến thống nhất các vấn đề thỏa thuận Nhập khẩu gián tiếp là hình thức nhập khẩu thông qua các trung tâm thương mại, trung tâm môi giới

Trang 18

Tạm nhập tái xuất là hình thức nhập khẩu vào trong nước nhưng không nhằm mục đích tiêu dùng mà để xuất khẩu sang nước thứ ba.

1.1.4.4Căn cứ vào phương thức nhập khẩu

-Nhập khẩu theo phương thức hàng đổi hàng

-Nhập khẩu theo phương thức mua bán thông thường

Nhập khẩu theo phương thức hàng đổi hàng là hình thức nhập khẩu gắnliền với xuất khẩu Người nhập khẩu cũng đồng thời là người xuất khẩu, và khối lượng hàng hóa trao đổi giữa hai bên là có giá trị tương đương.

Nhập khẩu theo phương thức mua bán thông thường chính là việc bên mua bên bán trực tiếp giao dịch với nhau dựa trên quan hệ mua bán tiền hàng.Bên mua có thể chỉ mua mà không bán, ngược lại bên bán có thể chỉ bán không mua

1.1.4.5.Căn cứ vào mối quan hệ trong hoạt động nhập khẩu

-Nhập khẩu trực tiếp -Nhập khẩu uỷ thác -Liên doanh nhập khẩu

Nhập khẩu liên doanh là hình thức kinh doanh nhập khẩu có sự kết hợp từ hai bên trở lên trong đó có ít nhất một bên là doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp.

Để tránh sự trùng lặp các hình thức nhập khẩu do các cách tiếp cận khác nhau, dưới đây chỉ xin đi sâu vào một số hình thức nhập khẩu tiêu biều * Nhập khẩu trực tiếp

Nhập khẩu trực tiếp là phương thức nhập khẩu mà trong đó nhà xuấtkhẩu và nhà nhập khẩu có mối quan hệ trực tiếp với nhau để bàn bạc thỏathuận về giá cả, phương thức giao dịch hàng hoá, loại hình vận chuyển, và cácđiều kiện khác.

Trang 19

Ưu điểm: phương thức này sẽ cho phép Công ty có thể thiết lập chặtchẽ mối quan hệ làm ăn với nhà cung cấp Công ty không mất chi phí trunggian nên sẽ nâng cao được sức cạnh tranh cho Công ty Mặt khác quá trìnhgiao dịch trực tiếp cũng tạo ra sự dễ dàng, thống nhất giữa 2 bên về các vấnđề, ít xảy ra hiểu lầm, sai sót đáng tiếc, giúp nâng cao hiệu quả nhập khẩu.

Hạn chế, phương thức này sẽ tốn kém cho chi phí giấy tờ, đi lại, vàkhảo sát thị trường nên sẽ chỉ phù hợp với những hợp đồng có khối lượnggiao dịch lớn Mặt khác phương thức này lại đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủtiềm lực về tài chính, nhân lực và kinh nghiệm làm việc mới bảo đảm tránhđược rủi ro, thực hiện thành công hoạt động nhập khẩu.

* Nhập khẩu ủy thác

Nhập khẩu ủy thác là phương thức nhập khẩu được hình thành khi cácdoanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu nhưng vì không có giấy phép nhập khẩu,hay không có quota nhập khẩu hoặc là không có kinh nghiệm nhập khẩu trựctiếp nên doanh nghiệp sẽ ủy thác cho một Công ty khác có chức năng giaodịch ngoại thương, chuyên môn giỏi tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu củaCông ty mình Bên nhận ủy thác phải làm tất cả các thủ tục như đàm phán vớinước ngoài, ký kết hợp đồng nhập khẩu và được nhận một phần thù lao gọi làphí ủy thác

Ưu điểm: phương thức này giúp cho Công ty không phải bỏ nhiều vốnđầu tư nghiên cứu khảo sát thị trường nước ngoài Công ty cũng sẽ không gặpkhó khăn khi giao dịch, vận chuyển hàng hóa, chịu rủi ro thấp.

Hạn chế: Thực hiện thép phương thức này sẽ không thể kiểm soát đượcnguồn hàng, mất dần các mối quan hệ làm ăn với các nguồn hàng tốt, ổn định.Công ty không thể thích nghi nhanh với các thay đổi trên thị trường quốc tế.Công ty phải bỏ ra 1 khoản chi phí trung gian làm giảm lợi nhuận của mình.* Nhập khẩu đối lưu:

Trang 20

Nhập khẩu đối lưu là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu.Người nhập khẩu đồng thời cũng là người xuất khẩu, lượng hàng hóa trao đổigiữa 2 bên có giá trị tương đương với nhau Hoạt động này mang lại lợi íchcho các bên không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị Hình thức nhập khẩunày không được sử dụng phổ biến trong điều kiện hiện nay vì có sự bị độngnhiều doanh nghiệp nhiều khi gặp khó khăn khi tiến hành đồng thời cả nhậpkhẩu và xuất khẩu Hoạt động này mang lại lợi ích cho cả hai bên bởi cùngmột đồng mà vừa xuất khẩu được vừa nhập khẩu được mà không phải mất chiphí liên quan Đối tác xuất khẩu cũng chính là đối tác nhập khẩu, và hình thứcnày thường chỉ áp dụng với trường hợp có nhu cầu buôn bán đối lưu giữa hainước, và hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu tương đương nhau về giá trị và cânbăng về giá cả

* Nhập khẩu tái xuất

Nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập khẩu vào trong nước không nhằmmục đích tiêu dùng mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm mục đíchthu lợi nhuận Hoạt động nhập khẩu tái xuất có các đặc điểm sau

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở nước tái xuất phải tính chi phí ghépmối đối tác xuất và đối tác nhập, đảm bảo lợi nhuận

Doanh nghiệp nước tái xuất phải lập hai hợp đồng: Một hợp đồng nhậpkhẩu và một hợp đồng xuất khẩu và không phải chịu thuế xuất nhập khẩu

Để đảm bảo thanh toán, hợp đồng tái xuất thường được thanh toán bằngthư tín dụng giáp lưng.

* Nhập khẩu liên doanh

Nhập khẩu liên doanh là hình thức kinh doanh nhập khẩu hàng hóa dựatrên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp trong đócó ít nhất một bên là doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp, nhằm phốihợp các kỹ năng để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương, biện pháp có liênquan đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu, hướng hoạt động này sao cho có

Trang 21

lợi nhất cho tất cả các bên, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ theo tỷ lệ gópvốn liên doanh

So hình thức nhập khẩu trực tiếp thì hình thức này sẽ ít rủi ro hơn rấtnhiều, quyền hạn và trách nhiệm của các bên được chia sẻ theo tỷ lệ góp vốn.Ưu điểm đặc biệt của hình thức này là nó cho phép doanh nghiệp với một sốvốn nhất định nhưng có khả năng thực hiện thương vụ kinh doanh lớn hơnkhả năng của họ rất nhiều Tuy nhiên việc lựa chọn đối tác phù hợp có ảnhhưởng lớn tới thành bại của liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh nhập khẩu trực tiếp sẽ phải ký hai loại hợpđồng, một hợp đồng với đối tác bán hàng nước ngoài, và một hợp đồng liêndoanh với doanh nghiệp hợp tác

Trong liên doanh thì doanh nghiệp đứng ra nhập khẩu được tính kimngạch nhập khẩu nhưng khi đưa hàng về tiêu thụ chỉ được tính doanh số trênsố hàng theo tỷ lệ vốn góp

1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 1.2.1 Một số vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trên những tiêu chí khác nhau mà chúng ta có các cách nhìn khác nhauvề khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Do sự tác động của yếutố lịch sử và dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu,nhà kinh tế đã đưa ra các quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh doanh.

Quan điểm một: "Hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong hoạtđộng kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa" Theo quan điểm trên, có sựđồng nhất giữa hiệu quả kinh doanh với kết quả kinh doanh và các chỉ tiêuphản ánh kết quả hoạt động kinh doanh Tuy nhiên đây là một quan điểmchưa xét đến ảnh hưởng của chi phí bởi trên thực tế với cùng một kết quả sản

Trang 22

xuất kinh doanh nhưng lại có mức chi phí khác nhau sẽ dẫn đến hiệu quả khácnhau.

Quan điểm hai, "hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kếtquả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó" Quan điểm này đã phảnánh bản chất của hiệu quả kinh doanh vì nó gắn kết giữa kết quả và chi phí bỏra coi kết quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các chi phí Tuy nhiên quanđiểm này chưa biểu hiện được mối tương quan về lượng và về chất giữa kếtquả và chi phí, chưa phản ánh được mức độ chặt chẽ của mối liên hệ này vìkết quả và chi phí đều luôn vận động và biến đổi trong suốt quá trình diễn rahoạt động sản xuất kinh doanh.

Quan điểm ba: "hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăngthêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí" Quan điểm này đã nói lênđược quan hệ so sánh một cách tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí bỏra để đạt kết quả đó, nhưng chúng mới chỉ xét tới phần kết quả và chi phí bổsung của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Quan điểm bốn: "Hiệu quả kinh doanh phải thể hiện được mối quan hệgiữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó,đồng thời phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất" Ở quan điểmnày đã có sự so sánh giữa tốc độ vận động của kết quả và chi phí Mối quanhệ này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp.Nhưng nó lại chưa phản ánh được các mục tiêu nhất định mà mỗi doanhnghiệp muốn đạt được khi sử dụng các nguồn lực vào quá trình sản xuất kinhdoanh của mình.

Như vậy "hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinhtế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức quản lýcủa doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội vớichi phí thấp nhất" Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gắn chặt với hiệu

Trang 23

quả kinh tế của toàn xã hội, nên nó cần được xem xét toàn diện cả về mặt địnhtính, định lượng, không gian và thời gian.

Về mặt định tính, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạmtrù kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất nói riêng,nhu cầu của xã hội và đạt các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một đạilượng biểu thị mối tương quan và sự vận động giữa kết quả mà doanh nghiệpđạt được với các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt kết quả đó.

Về mặt thời gian hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là hiệu quả màdoanh nghiệp đạt được trong từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau của quátrình sản xuất kinh doanh và không làm giảm hiệu quả của các giai đoạn, cácthời kỳ kinh doanh tiếp theo Đây là cơ sở giúp doanh nghiệp không nên vì lợiích trước mắt mà làm mất đi lợi ích trong lâu dài của mình.

1.2.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chính là quá trình phảnánh các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Chúng taphải đi vào phân tích, đánh giá các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để thấyđược doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không và nếu hiệu quả thì đạtđược đến đâu Nói cách khác bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpchính là quá trình phản ánh mối quan hệ và sự tương quan giữa kết quả và chiphí cùng với mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo hướng tích cực củadoanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định với hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mình.

1.2.1.3 Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 24

Theo các góc độ khác nhau chúng ta có các cách phân loại khác nhauvề hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Điều này có ý nghĩa to lớn trongcông tác quản lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

+ Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả

Hiệu quả tuyệt đối: là phạm trù chỉ lượng hiệu quả của từng phương ánkinh doanh, từng thời kỳ kinh doanh từng doanh nghiệp kinh doanh hay nóphản ánh sự chênh lệch giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.

 kết quả  chi phí =  lợi nhuận

Hiệu quả tương đối là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các yếu tốsản xuất của doanh nghiệp hay so sánh các đại lượng thể hiện giữa kết quả vàchi phí.

+ Căn cứ vào phạm vi tính hiệu quả

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp là hiệu quả kinh doanh được tính chungcho cả doanh nghiệp cho các bộ phận trong doanh nghiệp hay nó phản ánhkhái quát mối quan hệ giữa kết quả và chi phí để thực hiện mục tiêu mà doanhnghiệp đã đặt ra trong một giai đoạn nhất định.

Hiệu quả kinh doanh bộ phận: là hiệu quả kinh doanh tính riêng chotừng bộ phận doanh nghiệp hoặc từng yếu tố sản xuất.

+ Căn cứ vào thời gian tính hiệu quả

Trang 25

Hiệu quả ngắn hạn là hiệu quả được xem xét là trong khoảng thời gianngắn Lợi ích được xem xét trong loại hiệu quả này là lợi ích trước mắt, mangtính tạm thời.

Hiệu quả dài hạn là hiệu quả được xem xét trong thời gian dài gắn vớicác chiến lược, kế hoạch dài hạn liên quan đến sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp.

+ Căn cứ vào khía cạnh khác của hiệu quả

Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánhgiá về mặt kinh tế tài chính, được biểu hiện qua các chỉ tiêu thu - chi trực tiếptrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả chính trị - xã hội là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpđược xem xét về mặt chính trị xã hội đem lại cho nền kinh tế quốc dân Đây làsự đóng góp vào quá trình phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăngnăng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăng thu ngân sách, giải quyếtviệc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

+ Căn cứ vào đối tượng xem xét hiệu quả

Hiệu quả kinh doanh trực tiếp là hiệu quả do chính việc thực hiện hoạtđộng kinh doanh đó mang lại

Hiệu quả kinh doanh gián tiếp là hiệu quả kinhd oanh nhưng do mộthoạt động kinh doanh khác mang lại

Giữa hiệu quả kinh doanh trực tiếp và hiệu quả kinh doanh gián tiếp cómối quan hệ biện chứng với nhau Việc đạt được hiệu quả kinh doanh trựctiếp sẽ có thể có tác động tích cực đến việc đạt hiệu quả kinh doanh gián tiếpvà ngược lại Tuy nhiên, cũng có trường hợp để hoạt động kinh doanh này cóhiệu quả thì sẽ gây khó khăn trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh kháccủa doanh nghiệp Khi đó, tùy theo tình hình cụ thể mà doanh nghiệp cần phải

Trang 26

dung hòa các hoạt động kinh doanh đó để sao cho hiệu quả kinhd oanh củatoàn doanh nghiệp là cao nhất

+Căn cứ vào phạm vi của hoạt động thương mại

Hiệu quả hoạt động kinh doanh nội thương là hiệu quả do hoạt độngkinh doanh trong nước tạo ra

Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại thương là hiệu quả do hoat độngkinh doanh quốc tế mang lại

Khi một quốc gia đạt được hiệu quả kinhd oanh nội thương thì sự pháttriển nền kinh tế của quốc gia đó sẽ được đảm bảo Điệu đó tạo ra môi trườngkinh doanh hấp dẫn cho các nhà kinh doanh quốc tế tiến hành hợp tác kinhdoanh với các doanh nghiệp trong nước Hiệu quả kinh doanh nội thương đạthiệu quả sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để đạt được hiệu quả kinh doanh ngoạithương và ngược lại Còn ở cấp doanh nghiệp, khi hoạt động kinhd oanhtrong nước đạt hiệu quả thì sẽ tạo tiền đề để đạt được hiệu quả kinh doanhngoại thương và ngược lại.

1.2.1.4 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp

a Đối với doanh nghiệp

Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời với việc nâng cao trìnhđộ sử dụng các yếu tố sản xuất nói riêng, trình độ tổ chức và quản lý nóichung, từ đố giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đạt ra với chi phí thấpnhất, góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Sự gia tăng lợi nhuậnchính là cơ sở để doanh nghiệp có thể tồn tại, và tiến hành tái sản xuất kinhdoanh, mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trênthương trường Đây chính là mục tieu xuyên suốt quá trình hình thành và pháttriển của công ty.Hiệu quả kinh doanh được nâng cao không chỉ giúp cho

Trang 27

doanh nghiệp có thể tồn tại trên thị trường, mà còn tạo ra nhiều cơ hội hơncho họ để hợp tác kinh doanh để doanh nghiệp ngày cang phát triển đi lên b Đối với người lao động

Như đã trình bày ở trên, việc nâng cao hiệu quả kinh doanhđảm bảocho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường Đócũng chính là cơ sở đảm bảo cho người lao động có công ăn việc làm ổn địnhlâu dài, chất lượng lao động được nâng cao, cải thiện được điều kiện lao động,từ đó sẽ giúp người lao động hăng say và làm việc ngày càng có trách nhiệmhơn Điều đó lại có tác động ngược trở lại đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp , làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng nâng caohơn

c Đối với nền kinh tế quốc dân

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một bộ phận của hiệu quảtoàn bộ nền kinh tế quốc dân, chính vì vậy giữa chúng có mối quan hệ chặtchẽ với nhau trong tương quan tỷ lệ thuận Doanh nghiệp kinh doanh có hiệuquả sẽ góp phần quan trọng vào hiệu quả nền kinh tế quốc dân và xã hộithông qua đóng góp ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người laođộng, giúp nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực và ngược lại nếu doanhnghiệp kinh doanh đạt hiệu quả yếu kém thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đếnhiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ngân sách bíuy giảm ảnh hưởngđến kế hoạch chi tiêu nhà nước Đồng thời có thể dẫn đến tình trạng thấtnghiệp, gây nên các bất ổn xã hội.

1.2.1.5 Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Thứ nhất, tăng doanh thu là một con đường cơ bản để nâng cao hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần có biện pháp để tiêuthụ được nhiều hàng hóa, hoặc sản xuất ra các hàng hóa có chất lượng tốt hơntrước để có thể bán nhiều hàng hoặc bán với giá cao hơn nhằm mục đích tăng

Trang 28

doanh thu Để thực hiện mục tiêu trên doanh nghiệp cần có kế sách để thu hútngày càng nhiều khách hàng đến với mình, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu đadạng của khách, tăng được số lượng sản phẩm bán ra, mở rộng được thị phần.

Thứ hai: "Giảm chi phí cũng là một con đường để nâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp Chi phí giảm là do cơ hội và điều kiện doanhnghiệp giảm giá và thậm chí thấp hơn đối thủ cạnh tranh mà vẫn có lợi nhuận.Giảm chi phí sẽ làm tăng lợi nhuận, tăng và làm hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp tăng theo Mặt khác việc giảm chi phí được thực hiện dướinhiều hình thức khác nhau như đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, tập lýhóa quá trình sản xuất… để góp phần giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguyênvật liệu đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng vàphong phú của khách hàng, tăng sức cạnh tranh nhờ đó đẩy nhanh việc tăngdoanh thu, đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp.

Thứ ba: "làm cho tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí".Thực hiện theo phương cách này là không dễ dàng vì sản lượng tăng quá lớnkhó có thể làm giảm được tổng chi phí Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có biệnpháp tận dụng lợi thế của mình như trình độ máy móc hiện đại, hay trình độ,kỹ thuật quản lý để làm sao sử dụng các chi phí sản xuất một cách tiết kiệmvà hợp lý, tránh lãng phí Đồng thời nâng cao công tác quản lý bằng cáchnâng cao trình độ, kỹ năng bán hàng, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàngkhi họ sản xuất nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp mình Như vậychi phí bỏ ra không đáng kể nhưng doanh nghiệp lại tăng tốc độ tiêu thụ hànghóa, nhờ đó làm tăng doanh thu, tức làm cho hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp tăng lên.

1.2.2 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

1.2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Trang 29

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp là một phạm trù kinhtế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhập khẩu và trình độ tổ chức,quản lý của doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu để thực hiện các mục tiêukinh tế xã hội ở mức cao nhất với chi phí thấp nhất trong quá trình nhập khẩu.

Xét trên giác độ doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpchỉ có thể đạt được hiệu quả khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra Đồngthời thể hiện trình độ, khả năng sử dụng các yếu các nguồn lực cần thiết phụcvụ cho quá trình kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.

Xét trên giác độ xã hội Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu chỉ thực sự đạtđược khi kết quả thu được từ hoạt động nhập khẩu lớn hơn so với kết quả đạtđược khi tiến hành hoạt động sản xuất những mặt hàng đó trong nước Nógóp phần nâng cao hiệu quả lao động xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thunhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, tăng chất lượng và hạgiá thành sản phẩm.

Như vậy, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp là mộtphạm trù phức tạp vì nhiều yếu tố tác động Nó không chỉ phản ánh mức hiệuquả mang lại cho doanh nghiệp và người lao động, mà còn phản ánh nhữnglợi ích mang lại cho xã hội và cho nền kinh tế quốc dân.

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Để đánh giá một cách khoa học và chính xác hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thốngcác chỉ tiêu phù hợp Như đã trình bày ở trên, trong thực tế người ta phân loạihiệu quả kinh doanh theo nhiều tiêu thức khác nhau, và mỗi cách tiếp cận sẽcó các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh khác nhau Tuy nhiên người tathường xây dựng hệ thống chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉtiêu bộ phận Hệ thống các chỉ tiêu đó vừa phản ánh được hiệu quả kinh

Trang 30

doanh chung, vừa phản ánh được suất hao phí cũng như mức sinh lời của từngyếu tố phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu

a Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu tổng hợp* Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp tuyệt đốiHiệu quả = doanh thu nhập khẩu - chi phí nhập khẩu

Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu trong một thời gian nhất định Lợi nhuận luôn làyếu tố đầu tiên được xem xét khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Lợinhuận là cơ sở giúp doanh nghiệp có thể tồn tại trên thị trường và tái sản xuấtmở rộng hoạt động kinh doanh Tối đa hóa lợi nhuận luôn là mục tiêu cuốicùng của doanh nghiệp Tuy nhiên, lợi nhuận mới chỉ phản ánh được lượnghiệu quả mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh, chứ chưa phảnánh được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất để tạo ra lượng hiệu qủa đó

* Chỉ tiêu hiệu qủa kinh doanh nhập khẩu tổng hợp tương đối: + Doanh lợi của vốn kinh doanh nhập khẩu

Hnk =

Chỉ tiêu này thể hiện cứ một đơn vị vốn bỏ vào hoạt động kinh doanhnhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận từ hoạt động đó Dựavào chỉ tiêu này doanh nghiệp có thể đánh giá sức sinh lời của mỗi đơn vị vốnkinh doanh Chỉ tiêu này được sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu khác để doanhnghiệp có thể đưa ra quyết định có nên bỏ them vốn vào hoạt động kinhdoanh nhập khẩu nữa hay không.

+ Doanh lợi của chi phí kinh doanh nhập khẩuH1 =

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí được bỏ vào hoạt động kinhdoanh nhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận từ hoạt động đó.Dựa vào chỉ tiêu này có thể biết được trình độ sử dụng chi phí của doanh

Trang 31

nghiệp ở mức nào Cùng với việc so sánh với chỉ tiêu của các kỳ kinh doanhtrước sẽ cho biết doanh nghiệp nên tăng thêm hay giảm bớt chi phí cho hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu

+Doanh lợi của doanh thu bán hàng nhập khẩuH2 =

Chỉ tiêu này cho biết trong một đơn vị doanh thu từ hoạt độngkinh doanh nhập khẩu có bao nhiêu đơn vị lợi nhuận Việc nghiên cứu chỉ tiêunày cho biết khi doanh thu tăng lên hoặc giảm xuống thì lợi nhuận sẽ thay đổitheo chiều hướng nào, để từ đó có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao mứcdoanh lợi của doanh thu từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu củadoanh nghiệp.

b Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu bộ phận* Hiệu quả sử dụng vốn

+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩuHVCĐ =

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn cố định bỏ vào hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận Chỉtiêu này cho biết việc sử dụng vốn cố định trong hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu của doanh nghiệp đã hợp lý và mang lại hiệu quả hay chưa

+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu - Sức sinh lời của vốn lưu động nhập khẩuELVĐ =

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị vốn lưu động được đầu tư vàohoạt động kinh doanh nhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

- Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩuLVLĐ =

Trang 32

DDT(%) = x 100%

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị vốn lưu động đầu tư vào hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị doanh thu hoặcthể hiện số vòng luân chuyển vốn lưu động trong một kỳ kinh doanh nhấtđịnh Nếu số vòng quay càng nhiều thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càngtăng lên.

+ Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhập khẩuLVKD =

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn đầu tư vào hoạt động kinhdoanh nhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị doanh thu, thể hiện số vòngluân chuyển của vốn nhập khẩu

* Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu+ Năng suất lao động bình quân

W =

Chỉ tiêu này cho biết cứ bình quân một lao động tham gia vào hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu cho doanhnghiệp Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càngcao

+ Mức sinh lợi của lao động bình quân

Trang 33

thức khác nhau Việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả kinhdoanh nhập khẩu của donah nghiệp tạo cơ sở nên tảng để doanh nghiệp có thểđưa ra các phương hướng biện pháp tác động thích hợp vào các nhân tố cóthể, nhằm nâng cao được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của donah nghiệp

a Các nhân tố khách quan* Môi trường luật pháp

+ Thuế quan nhập khẩu: là thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhậpkhẩu vào một nước Thuế quan nhập khẩu được áp dụng dưới nhiều hình thứckhác nhau tùy thuộc cách tính thuế Thuế tính theo giá trị được xác định bằngmột tỷ lệ phần trăm nhất định đối với mức giá mặt hàng nhập khẩu Thuế tínhtheo số lượng là khoản tiền nhất định mà người nhập khẩu phải trả khi nhậpkhẩu một đơn vị hàng hóa Hàng hóa nhập khẩu có thể được tính bằng cáchkết hợp cả 2 loại thuế trên Thuế nhập khẩu sẽ tạo điều kiện cho nhà sản xuấttrong nước mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu chongân sách, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở trong nước.Tuy nhiên với doanh nghiệp nhập khẩu thì thuế nhập khẩu sẽ làm tăng chi phíđầu vào, làm họ phải bán với giá cao hơn, làm giảm sức cạnh tranh của doanhnghiệp Chính điều này làm giảm khả năng tiêu thụ hàng hóa và giảm doanhthu dẫn đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp bị giảm xuống.

+ Hạn ngạch nhập khẩu: chính là quy định của Nhà nước về số lượngtối đa một mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng được phép nhập khẩu từ một thịtrường trong một khoảng thời gian nhất định Nó bảo vệ các nhà sản xuấttrong nước bằng cách hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vàovà nhằm tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu nước ngoài Các doanhnghiệp nhập khẩu bị hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu làm ảnh hưởngđến giá cả hàng hóa trên thị trường nội địa và làm giá cân bằng của hàng hóanhập khẩu tăng lên Điều này gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và tình

Trang 34

hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nhập khẩu và từ đó ảnh hưởng đếnhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu.

* Môi trường kinh tế

Doanh nghiệp tham gia nhập khẩu chịu tác động và ảnh hưởng của sựbiến động hay ổn định của các nền kinh tế ở các nước nói riêng và thế giới nóichung Trong đó đặc biệt phải kể đến các nhân tố sau: các quan hệ kinh tếquốc tế, sự phát triển của nền sản xuất trong và ngoài nước, sự biến động củathị trường trong và ngoài nước, sự biến động của hệ thống ngân hàng tàichính, sự biến động của tỷ giá hối đoái.

+ Các quan hệ kinh tế quốc tế

Khi một quốc gia gia nhập các tổ chức quốc tế như: APEC, WTO…đều tạo ra những cơ hội to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế nước mìnhtrước xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới Cácdoanh nghiệp nhập khẩu sẽ có điều kiện tiếp xúc với nhiều bạn hàng, tìmđược nhiều nguồn cung cấp đầu vào đáp ứng nhu cầu phát triển của doanhnghiệp vốn ưu đãi và giá cả hợp lý Chính nhờ vậy sẽ nâng cao hiệu quả kinhdoanh nhập khẩu Điều này đã thúc đẩy các quốc gia tích cực trong quan hệngoại giao với nước khác, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế.

+ Sự phát triển của nền sản xuất trong và ngoài nước

Nếu nền sản xuất trong nước phát triển, sự cạnh tranh của hàng hóatrong nước trước sự xâm nhập hàng hóa nhập khẩu càng mạnh mẽ, gay gắt,làm cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp sẽ giảm xuống Ngược lại cácdoanh nghiệp nhập khẩu sẽ nhập khẩu nhiều hơn đặc biệt với những sản phẩmmang tính công nghệ cao, kỹ thuật cao mà nền sản xuất nước ngoài đáp ứngđược còn nền sản xuất trong nước chưa phát triển đủ sức đáp ứng Chính vìvậy mà nền sản xuất trong nước và ngoài nước có ảnh hưởn to lớn tới hoạtđộng nhập khẩu và hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.

Trang 35

+ Sự biến động của thị trường trong nước và nước ngoài Hoạt độngnhập khẩu chính là sự phản ánh biến động của mỗi thị trường về sự tồn đọnghàng hóa, giá cả, giảm nhu cầu về hoạt động nhập khẩu Thị trường nướcngoài quyết đính ự thỏa mãn nhu cầu trong nước trước sự biến động của nó vềkhả năng cung cấp, về sản phẩm mới, về sự đa dạng của hàng hóa.

Sự biến động thị trường trong nước và nước ngoài có sự tác động qualại và bổ sung cho nhau Thị trường nước ngoài như nhu cầu nhập khẩu để tácđộng đến thị trường trong nước Tất cả những điều trên ảnh hưởng trực tiếptới hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.

+ Sự biến động của hệ thống tài chính ngân hàng

Tài chính ngân hàng có tác động đến nhập khẩu vì chức năng của nó làthực hiện thanh toán cho các doanh nghiệp Các ngân hàng ngày càng pháttriển các nghiệp vụ thanh toán diễn ra ngày càng thuận tiện, nhanh chóng,chính xác Hệ thống ngân hàng còn đảm bảo được lợi ích của các doanhnghiệp khi tham gia hoạt động nhập khẩu.

+ Sự biến động của tỷ giá hối đoái

Hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng to lớn do sự biến động tỷ giá hốiđoái gây ra Khi tỷ giá hối đoái giảm đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoạitệ, nếu không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác thì sẽ khuyến khích nhậpkhẩu vì doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng nội tệ ít hơn để mua hàng từ nướcngoài với cùng một số lượng và làm giá cả hàng nhập khẩu rẻ một cách tươngđối Chi phí nhập khẩu giảm làm kết quả kinh doanh tăng lên và ngược lại tỷgiá hối đoái tăng sẽ làm giảm hiệu quả nhập khẩu.

b Các nhân tố chủ quan:+ Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động nhậpkhẩu, vì con người là chủ thể trực tiếp quyết định việc diễn ra và thực hiện

Trang 36

hoạt động nhập khẩu Muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu thìđòi nguồn nhân lực phải có trình độ quản lý tổ chức kinh doanh, trình độ amhiểu thị trường trong và ngoài nước, khả năng tiếp thị, trình độ ngoại ngữ, cáckỹ năng thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin môi trường kinh tế cạnh tranhngày càng quyết liệt thì nguồn nhân lực có ảnh hưởng càng to lớn tới hiệu quảkinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.

+ Nguồn vốn:

Nguồn vốn có vai trò quyết định trong hoạt động nhập khẩu của doanhnghiệp Vốn của doanh nghiệp có thể là vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn góp …và doanh nghiệp tìm mọi cách để huy động số vốn ngày càng lớn Chính sựchủ động của nguồn vốn đảm bảo khả năng thanh toán cho hoạt động nhậpkhẩu từ đó sẽ đưa lại hiệu quả cao hơn cho hiệu quả kinh doanh của nhậpkhẩu.

+ Cơ sở vật chất và uy tín của doanh nghiệp

Các nhà xưởng, kho tàng, bến bãi… dùng làm nơi bảo quản, nơi bánhàng, giữ gìn hàng hóa, các phương tiện cần thiết cho doanh nghiệp kinhdoanh Nếu một doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật càng hiện đại sẽ tiếtkiệm chi phí, tạo điều kiện cho kinh doanh, giảm tỷ lệ phế phẩm, tăng năngsuất lao động… hệ thống kho tàng hiện đại giúp cho việc bảo quản, giữ gìnhàng hóa được tốt hơn, phương tiện vận chuyển tốt cũng tiết kiệm được chiphí trong khâu vận chuyển và lưu thông hàng hóa.

Một doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu tốt đảm bảo được độ tincậy và uy tín cao trong quá trình hợp tác giữa các bên thì sẽ tạo điều kiện đểhoạt động nhập khẩu diễn ra được thuận lợi và đem lại lợi ích cho các bên, từđó góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu.

1.2.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Trang 37

Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanhnhập khẩu nói riêng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho doanh nghiệp có thểtồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường như hiện nay Bởi vì ,trong môi trường kinh doanh luôn có các yếu tố cả chủ quan và khách quanảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà không phải yếu tốnào doanh nghiệp cũng có khả năng kiểm soát đượcđể điều chỉnh Do đó nếudoanh nghiệp không tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mìnhthị doanh nghiệp đó sẽ bị tụt hậu và khó có thể cạnh tranh được trên thịtrường.

- Sự khan hiếm nguồn lực sản xuất xã hội đòi hỏi phải nâng cao hiệuqủa kinh doanh nhập khẩu của công ty

Trong sản xuất kinh doanh , các doanh nghiệp đều mong muốn làm saođể tối đa hoá lợi nhuận Tuy nhiên, mọi nguồn lực được đưa vào sản xuất kinhdoanh đều có giới hạn Do đó nếu sử dụng nguồn lực một cách lãng phí, cácnguồn lực sớm bị cạn kiệt , không đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trongkhi đó nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng Vì vậy các doanh nghiệp cầnphải coi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề quan tâm hàng đầu củadoanh nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh không có nghĩa là sử dụng mộtcách tiết kiệm thái quá, việc cần làm thì không làm, mà doanh nghiệp cầnphải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu nhất, có hiệuquả nhất trong việc sử dụng các nguồn lực như vốn, lao động ,kỹ thuật, côngnghệ…Để có được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất.Với các doanhnghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu, nếu không biết sử dụng một cách tiếtkiệm và hợp lý các nguồn lực đầu vào làm tăng chi phí, dẫn đến tăng chi phí,tăng giá, làm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu giảm sút.

Trang 38

Ở nước ta hiện nay, trong tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đấtnước, nhu cầu thép ngày càng lớn và ngành thép trong nước chỉ đáp ứng mộtphần nhu cầu thị trường Việc nhập khẩu thép từ bên ngoài đáp ứng nhu cầutrong nước là tất yếu, và đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển đấtnước Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép củacông ty không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu trong nước mà còn tạo điều kiện thuậnlợi thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp ngay càng đi lên

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đòi hỏi phải nâng cao hiệu quảkinh doanh nhập khẩu của công ty

Khoa học kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng đặc biệt vào sự phát triểncủa thế giới Khoa học kỹ thuật là điều kiện thuận lợi để công ty nâng caohiệu quả kinh doanh nói chung và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩuthép nói riêng Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nói chung vàcủa công nghệ thông tin nói riêng cho phép công ty sử dụng các nguồn lựcsản xuất một cách hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trongviệc tổ chức quản lý việc sử dụng các nguồn lực đó Sự phát triển của khoahọc kỹ thuật giúp cho các công ty tìm ra được nhiều phương pháp khác nhauđẻ tiến hành hoạt đông kinh doanh, và hoàn thiện công tác quản trị, nâng caođược chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hiện naydưới sự phát triển của công nghệ thông tin, các nghiệp vụ của hoạt động nhậpkhẩu thép có thể được tiến hành hoàn toàn trên máy móc như giao dịch vớikhách hàng, mở L/C chi phí, kê khai hải quan Điều này giúp công ty tiếtkiệm được rất nhiều chi phí như chi phí đi lại hay chi phí văn thư Từ đó gópphần nâng cao được hiệu quả nhập khẩu của công ty

-Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thép ở nước ta đòi hỏi công typhải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép

Trang 39

Trước đây, khi nước ta còn trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, thì mọiquyết sách của công ty đều dựa trên kế hoạch nhà nước, và mục tiêu củadoanh nghiệp chỉ là hoàn thành được kế hoạch mà nhà nước giao, cho dù chiphí có thế nào thì cũng do nhà nước cấp nên doanh nghiệp không cóđộng lựcđể nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Hiện nay, trong cơ chế thị trường, công ty đã tiến hành cổ phần hoá ,họ phải tự đưa ra các quyết định kinh doanh của mình Quyết định đúng haysai sẽ tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty Mặt khác hiệnnay tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép không chỉ còn có rấtnhiều các doanh nghiệp tư nhân , doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Thịtrường Việt nam là vô cùng tiềm năng để các nhà đầu tư tiếp tục đầu tưvào.Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và quyết liệt, nó tuântheo quy luật đào thải, kẻ mạnh sẽ tồn tại, còn kẻ yếu bị loại khỏi thị trường.Công ty nào có khả năng cạnh tranh cao nhờ vào uy tín mẫu mã, chát lượngsản phẩm thì công ty đó sẽ đứng vững trên thị trường như vậy để tồn tại vàphát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc nângcao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nóiriêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng

-Nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu nói riêng chính là nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người laođộng, phát triển kinh tế đất nước

Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp khôngchỉ đóng góp vào sự phát triển chung của cả doanh nghiệp mà nó còn gópphần vào việc cải thiện và nâng cao mức sống cho người lao động trongdoanh nghiệp nói riêng và lợi ích của cả cộng đồng nói chung Khi doanhnghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì thu nhập của người lao

Trang 40

động được cải thiện.Họ sẽ có điều kiện tốt hơn để chăm lo đời sống vật chấtvà tinh thần của bản thân và gia đình Mặt khác, nhờ thu nhập tăng lên sẽ làcơ sở động lực để họ hăng say làm việc hơn, làm năng suất làm việc ngàycàng nâng cao Chính điều này lại làm doanh nghiệp nâng cao được hiệu quảkinh doanh nhập khẩu của mình thêm nữa Rõ ràng rằng nâng cao hiệu quảkinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp là hết sức cần thiết, góp phần vào sựphát triển chung của doanh nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, manglại lợi ích cho cộng đồng xã hội

Như vậy , chương I, đã nêu lên được một cách khái quát những vấn đề

cơ bản về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, xây dựng được cácchỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, làm cơ sở khoa học đểđánh g á thực trạng h ệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung vàcông ty cổ phần kim khí Hà Nội nói riêng ở chương II dưới đây

Ngày đăng: 28/11/2012, 15:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Lao động chia theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Một số giải pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty cổ phần kim khí hà nội
Bảng 1 Lao động chia theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ (Trang 49)
Bảng 2: Tình trạng tài sản cố định của công ty - Một số giải pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty cổ phần kim khí hà nội
Bảng 2 Tình trạng tài sản cố định của công ty (Trang 51)
Nhìn bảng trên ta nhận thấy Nga là một thị trường truyền thống nhưng rất có tiềm năng - Một số giải pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty cổ phần kim khí hà nội
h ìn bảng trên ta nhận thấy Nga là một thị trường truyền thống nhưng rất có tiềm năng (Trang 56)
Bảng 6: Tình hình nhập khẩu thép Hàn Quốc của Công ty các năm 2004, 2005, 2006 - Một số giải pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty cổ phần kim khí hà nội
Bảng 6 Tình hình nhập khẩu thép Hàn Quốc của Công ty các năm 2004, 2005, 2006 (Trang 56)
Bảng 7: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Công ty các năm 2004, 2005, 2006 - Một số giải pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty cổ phần kim khí hà nội
Bảng 7 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Công ty các năm 2004, 2005, 2006 (Trang 57)
Hình 4: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của Công ty - Một số giải pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty cổ phần kim khí hà nội
Hình 4 Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của Công ty (Trang 58)
LNNH/VKDNK - Một số giải pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty cổ phần kim khí hà nội
LNNH/VKDNK (Trang 66)
Bảng 11: Một số mục tiêu chính của công ty năm 2006-2008 - Một số giải pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty cổ phần kim khí hà nội
Bảng 11 Một số mục tiêu chính của công ty năm 2006-2008 (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w