Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần du lịch và thương mại - TKV
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 3 Chương I : Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu và khái quát về công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV 4 1.1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu .4 1.1.1.Tổng quan về thanh toán hàng nhập khẩu 5 1.1.1.1 Đặc điểm của thanh toán hàng nhập khẩu .5 1.1.1.2.Vai trò của hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu trong xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 6 1.1.1.3. Các điều kiện của thanh toán hàng nhập khẩu .7 1.1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của doanh nghiệp 9 1.1.2. Các phương thức thanh toán hàng nhập khẩu chủ yếu 10 1.1.2.1.Phương thức chuyển tiền .10 1.1.2.2.Phương thức nhờ thu .11 1.1.2.3.Phương thức tín dụng chứng từ .13 1.1.3 Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại doanh nghiệp 15 1.1.3.1.Các bộ phận tham gia vào hoạt động thanh toán .15 1.1.3.2. Quy trình thanh toán .15 1.2.Khái quát về công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV 16 1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển .16 1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty 18 1.2.3. Bộ máy tổ chức 19 1.2.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật .25 1.2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian gần đây .27 Chương II : Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV 30 2.1 Đặc điểm hoạt động nhập khẩu và thanh toán hàng nhập khẩu của công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV 30 2.1.1 Đặc điểm hoạt động nhập khẩu của công ty : .30 2.1.2 Đặc điểm hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty 32 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty .33 2.2.1 Các nhân tố chủ quan .33 2.2.2 Các nhân tố khách quan 35 2.3 Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV .36 Sinh viên : Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT 46 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.3.1 Sơ lược về hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV 36 2.3.2 Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty 42 2.3.2.1 Tổ chức hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty .42 2.3.2.2 Cơ cấu các phương thức thanh toán được sử dụng khi thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty 43 2.3.2.3 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ 44 2.3.2.4 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức nhờ thu D/P .48 2.3.2.5 Tình hình thanh toán bằng phương thức chuyển tiền 50 2.4 Đánh giá về hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV 53 2.4.1 Ưu điểm 53 2.4.2 Nhược điểm 54 2.4.3 Nguyên nhân .56 Chương III : Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV 58 3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới .58 3.1.1 Mục tiêu và phương hướng kinh doanh .58 3.1.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2008 61 3.2 Biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch thương mại –TKV 62 3.2.1 Hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán 63 3.2.2 Nâng cao năng lực đàm phán hợp đồng .65 3.3.3 Lựa chọn các điều kiện thanh toán có lợi .67 3.3.4 Xây dựng uy tín của công ty .68 3.3.5 Các biện pháp khác .69 3.3 Một số kiến nghị 72 3.3.1 Đối với ngân hàng Vietcombank 72 3.3.2 Đối với tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam 73 3.3.3 Đối với nhà nước 74 KẾT LUẬN 75 Sinh viên : Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT 46 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỞ ĐẦU Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới trong xu thế chung của kinh tế thế giới, xu thế tự do hoá thương mại. Hoạt động thương mại quốc tế trở thành hoạt động tất yếu đảm bảo cho hàng hoá lưu thông giữa các quốc gia, đảm bảo có được nhiều sự lựa chọn hàng hoá nhất và có được hàng hoá tốt nhất cho tiêu dùng, máy móc tốt nhất cho sản xuất và bán được hàng hoá tới được nhiều người tiêu dùng nhất. Công ty cổ phần du lịch và thương mại TKV cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, ngoài hoạt động dịch vụ du lịch, công ty cũng kinh doanh xuất khẩu than, khoáng sản và nhập khẩu máy móc thiết bị cho Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam. Trong các hoạt động của công ty thì hoạt động chính mang lại phần lớn doanh thu cho công ty là hoạt động nhập khẩu. Thanh toán hàng nhập khẩu lại là hoạt động quan trọng hộ trợ cho hoạt động nhập khẩu. Nếu thực hiện tốt việc thanh toán hàng nhập khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu của công ty, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao uy tín cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, trong phạm vi báo cáo chuyên đề này, em xin mạnh dạn đề cập đến một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. Báo cáo gồm ba phần : - Chương một : Những vấn đề cơ bản về thanh toán hàng nhập khẩu và khái quát về công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. Sinh viên : Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT 46 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Chương hai: Thực trạng hoạt đồng thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. - Chương ba: Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. Với kiến thức và nghiên cứu có hạn nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em mong muốn nhận được sự phê bình và góp ý của các thầy cô giáo và các cán bộ nhân viên công ty để giúp em nâng cao trình độ, hiểu biết về cả lý luận cũng như thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỗ chu đáo, tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Liên Hương cũng như sự giúp đỡ của các cán bộ thương mại của công ty cổ phần du lịch và thương mại –TKV đã giúp em hoàn thành báo cáo chuyên đề này. Chương I : Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu và khái quát về công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. 1.1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu. Sinh viên : Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT 46 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.1.Tổng quan về thanh toán hàng nhập khẩu. 1.1.1.1 Đặc điểm của thanh toán hàng nhập khẩu. Thanh toán hàng nhập khẩu là một bộ phận của hoạt động thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.(định nghĩa thanh toán quốc tế theo giáo trình thanh toán quốc tế cập nhật CPU 600 do PGS. TS Nguyễn văn tiến chủ biên). Từ đó thanh toán hàng nhập khẩu là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả của nhà nhập khẩu cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng cho lượng hàng hoá mà nhà nhập khẩu đã hoặc sẽ nhập khẩu. - Đặc điểm của thanh toán hàng nhập khẩu Thứ nhất,đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong giao dịch. Hai chủ thể trong giao dịch mang hai quốc tịch khác nhau, do vậy trong thanh toán chỉ có thể chọn đồng tiền của một trong hai quốc gia làm đồng tiền thanh toán. Ngoài ra, trong thanh toán hai bên thường lựa chọn một đồng tiền của nước thứ ba có thể tự do chuyển đổi do tính ổn định và khả dụng của nó. Thứ hai, việc thanh toán phải thông qua ngân hàng. Với khoảng cách về địa lý, việc thanh toán trực tiếp là không khả thi, đặc biệt việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ gặp phải vô số rủi ro, do vậy trong thanh toán hàng nhập khẩu, thanh toán thông qua ngân hàng là sự lựa chọn tối ưu, mức độ phụ thuộc ngân hàng do phương thức thanh toán được lựa chọn quyết định tuỳ vào mối quan hệ của hai bên trong giao dịch. Thứ ba, thanh toán quốc tế phải tuân thủ luật pháp của cả hai quốc gia và các quy định, thông lệ quốc tế. Mỗi bên trong giao dịch đều phải tuân thủ đầy đủ luật pháp nước mình trong mọi hoạt động không ngoại trừ hoạt động Sinh viên : Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT 46 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thanh toán. Ngoài ra do tính chất quốc tế của giao dịch, khi thanh toán cần phải tuân thủ các quy định, thông lệ quốc tế. Thứ tư, hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu chứa đựng nhiều rủi ro. Do khoảng cách địa lý, hai bên rất khó tìm hiểu thông tin về nhau, lại càng khó có thể giám sát các hoạt động của đối tác, nên nhà nhập khẩu thanh toán rồi có thể sẽ không nhận được hàng nếu áp dụng phương thức thanh toán ít đảm bảo như ứng trước hoặc đặt cọc. Thứ năm, hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu thông thường không sử dụng tiền mặt mà sử dụng tiền tín dụng do tính an toàn và nhanh chóng trong thanh toán. Đây cũng là hai yêu cầu hàng đầu trong thanh toán, đảm bảo thời gian nhanh nhất và độ an toàn cao nhất. Ngoài ra tiền tín dụng còn mang tính tiện dụng và tạo nguồn vốn thanh khoản cao cho doanh nghiệp. Thứ sáu, thanh toán quốc tế sử dụng hình thức thanh toán điện tử nên phải ứng dụng công nghệ trong thông tin, dữ liệu khi thanh toán. Các ngân hàng thực hiện việc thanh toán hoàn toàn trên các dữ liệu điện tử, không thể trực tiếp gặp nhau để thanh toán bằng tiền mặt hay để làm giấy tờ bằng tay. Hiện nay quy trình thanh toán giữa ngân hàng và doanh nghiệp cũng đang dần được điện tử hoá nhằm tiết kiệm thời gian và công sức. Do vậy trong thanh toán quốc tế rất cần ứng dụng công nghệ thông tin. 1.1.1.2.Vai trò của hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu trong xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Đối với nền kinh tế quốc dân, hoạt động thanh toán đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thanh toán hàng nhập khẩu giúp thúc đẩy nhập khẩu, làm cho hoạt động này diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn, đáp ứng các nhu cầu hàng hoá, máy móc thiết bị, công nghệ trong nước. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu cũng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Sinh viên : Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT 46 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đầu tiên thanh toán hàng nhập khẩu là cầu nối giữa doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu. Trong hợp thực hiện hợp đồng nhập khẩu, đây là công việc cả hai bên phải thực hiện cùng nhau, và liên quan tới cả hai bên, được hai bên cùng nhất trí lựa chọn phương thức thích hợp. Tiếp đến thanh toán hàng nhập khẩu là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Thanh toán hàng nhập khẩu được thực hiện tốt giải quyết được các vấn đề về thanh toán tạo điều kiện thuận lợi phát triển và mở rộng hoạt động nhập khẩu.Việc thanh toán hàng nhập khẩu được thực hiện nhanh chóng là lợi thế lớn để nhập khẩu hàng hoá. Thứ nữa, thanh toán hàng nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích các bên trong giao dịch, do đó nó cũng là cách điều hoà lợi ích một cách tốt nhất. Trong thương mại quốc tế, bên nhập khẩu cần hàng và bên xuất khẩu muốn thu được tiền. Một phương thức thanh toán thích hợp là công cụ để cả hai bên đạt được lợi ích của mình. 1.1.1.3. Các điều kiện của thanh toán hàng nhập khẩu Một là, điều kiện về tiền tệ : - Đồng tiền tính giá : Thông thường đồng tiền được lựa chọn làm đồng tiền tính giá phải là đồng tiền ổn định, đồng tiền mạnh như USD, EURO, GPB, . - Đồng tiền thanh toán : Có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia hoặc là đồng tiền của một nước thứ ba, nếu là đồng tiền của nước thứ ba thông thường phải là đồng tiền mạnh, tự do chuyển đổi. - Bảo đảm rủi ro về tỷ giá : Để đảm bảo không gặp các rủi ro về tỷ giá trong hợp đồng phải có quy định trước tỷ giá ngoại tệ hoặc tỷ giá linh hoạt dựa vào giỏ các ngoại tệ được chọn trước. Hai là, điều kiện về địa điểm thanh toán : Địa điểm thanh toán được chọn là tại trụ sở một trong hai bên hoặc ở một nước thứ ba. Sự lựa chọn này phụ thuộc vào tương quan lực lượng của hai bên, phụ thuộc vào phương thức thanh toán, thông thường nếu đồng tiền Sinh viên : Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT 46 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thanh toán là của một trong hai quốc gia thì địa điểm thanh toán sẽ là tại quốc gia đó. Ba là điều kiện về thời gian thanh toán. Xét theo thời gian, có ba điều kiện thanh toán : - Trả tiền trước: Đây có thể là nhà nhập khẩu đặt cọc một khoản tiền cho nhà xuất khẩu hoặc là một khoản tín dụng có tính lãi nhà nhập khẩu cấp cho nhà xuất khẩu. - Trả tiền ngay : Đây là phương thức thanh toán ngay thời điểm nhận được chứng từ hoặc nhận được hàng hoá tại cảng đến. - Trả tiền sau : Nhà nhập khẩu sẽ thanh toán sau một khoảng thời gian kể từ ngày nhận hàng theo thoả thuận trước giữa hai bên được ghi trong hợp đồng, Bốn là điều kiện về phương thức thanh toán, tuỳ theo từng giao dịch có những phương thức thanh toán phù hợp, thông thường gặp các phương thức thanh toán : - Ghi sổ : Nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu nợ tiền hàng và sẽ thanh toán sau, điều kiện áp dụng hoàn toàn tương tự phương pháp ứng trước, cần có sự tin cậy. - Chuyển tiền : Sau khi nhận được hàng, nhà nhập khẩu sẽ ra ngân hàng chuyển cho nhà xuất khẩu khoản thanh toán đã thoả thuận, việc chuyển tiền riêng rẽ với việc giao hàng. - Nhờ thu : Sau khi giao hàng nhà xuất khẩu lập hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng, hối phiếu thường được lập riêng không ràng buộc với bộ chứng từ hàng hoá (Nhờ thu hối phiếu trơn) hoặc hối phiếu được lập kèm với chứng từ ( Nhờ thu kèm chứng từ). - Tín dụng chứng từ : Ngân hàng của người nhập khẩu sẽ mở một thư tín dụng cam kết thanh toán cho người xuất khẩu, sau đó người xuất khẩu mới tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán, nếu bộ chứng từ hợp lệ, người xuất khẩu chắc chắn sẽ được thanh toán. Sinh viên : Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT 46 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của doanh nghiệp. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của doanh nghiệp. Đầu tiên phải kể tới các nhân tố chủ quan: Thứ nhất là uy tín của doanh nghiệp,doanh nghiệp hoạt động tốt, tạo dựng được uy tín với đối tác sẽ hết sức thuận tiện trong thanh toán, dễ thoả thuận được những phương thức thanh toán có lợi cho mình như chuyển tiền, ghi sổ hoặc ít nhất là phương thức nhờ thu. Thứ hai là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình thanh toán hàng nhập khẩu trong doanh nghiệp tức là rút ngắn thời gian hoàn tất thủ tục duyệt thanh toán của doanh nghiệp. Thứ ba là trình độ cán bộ thanh toán, đây là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định trực tiếp đến việc thanh toán của doanh nghiệp. Cán bộ thanh toán cần phải thành thạo nghiệp vụ để tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc thanh toán và có sự nhanh nhạy để tranh thủ tốt nhất nguồn vốn cho doanh nghiệp đồng thời giảm bớt các sai sót, hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu. Thứ tư là quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng. Điều này giúp cho thủ tục thanh toán tại ngân hàng được thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn, đồng thời doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong việc chiếm dụng vốn như được ký quý một phần hoặc được cho vay toàn bộ. Ngoài các nhân tố chủ quan cũng còn cần kể đến các nhân tố khách quan : Nhóm các nhân tố trong nước bao gồm : Chính sách tỷ giá, chính sách ngoại thương, chính sách ngoại hối. Các chính sách này ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu thông qua việc điều tiết hoạt động nhập khẩu cũng như điều tiết thị trường hối đoái do tỷ giá là yếu tố hết sức nhạy cảm đối Sinh viên : Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT 46 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp với thanh toán quốc tế. Các chính sách này ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng, đến lượt mình, các ngân hàng chính là người tác động trực tiếp đến hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu. Nhóm các nhân tố quốc tế bao gồm : Quy chuẩn, thông lệ quốc tế, sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Các quy chuẩn, thông lệ quốc tế về thanh toán mang tính khuôn mẫu, là chuẩn mực chung, việc thanh toán phải tuân theo chuẩn mực đó. Hệ thống ngân hàng phát triển cao như hiện nay tạo ra điều kiện hết sức thuận lợi cho thanh toán quốc tế, dù khoảng cách xa đến đâu việc thanh toán cũng có thể diễn ra ngay lập tức với tính chính xác cao, các loại hình thanh toán cũng được các ngân hàng mở rộng phong phú hơn trước đây. 1.1.2. Các phương thức thanh toán hàng nhập khẩu chủ yếu. 1.1.2.1.Phương thức chuyển tiền. Đây là phương thức thanh toán mà nhà nhập khẩu sẽ viết lệnh chuyển tiền đến ngân hàng đề nghị chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở địa điểm quy định. - Những người liên quan đến phương thức chuyển tiền gồm có : Người chuyển tiền, ngân hàng chuyển tiền, ngân hàng trả tiền, người hưởng lợi. - Phương thức chuyển tiền mang các đặc điểm sau : Người mua, người bán thanh toán trực tiếp với nhau; Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian hưởng lợi hoa hồng và không có trách nhiệm gì, việc giao hàng và việc thanh toán tách rời nhau. - Quy trình thanh toán sử dụng phương thức chuyển tiền. (1)Sau khi kí hợp đồng thương mại, nhà xuất khẩu giao hàng và chứng từ cho người nhập khẩu (2) Nhà nhập khẩu sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy hợp lý thi viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng chuyển tiền. Sinh viên : Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT 46 10 [...]... quy trình và tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ thanh toán cho nhân viên của công ty 2.3 Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV 2.3.1 Sơ lược về hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV Hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm vừa qua mặc dù được xem là hoạt động bổ trợ cho du lịch nhưng là hoạt động mang lại phần lớn... doanh số 84.597.780.000 đồng so với mức kế hoạch là 23.300.000.000 đồng, dầu xuất khẩu đạt doanh thu 21.690.600.000 đồng so với kế hoạch là 20.478.000.000 đồng Chương II : Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV 2.1 Đặc điểm hoạt động nhập khẩu và thanh toán hàng nhập khẩu của công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV 2.1.1 Đặc điểm hoạt động nhập. .. Phòng xuất nhập khẩu tiến hành các thủ tục với ngân hàng để ngân hàng chấp thuận thanh toán cho nhà xuất khẩu (4) : Ngân hàng tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu 1.2.Khái quát về công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV 1.2.1 .Lịch sử hình thành và phát triển -Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI TKV -Tên giao dịch tiếng Anh: VINACOMIN –TOURISM & TRADING JOINT STOCK COMPANY -Tên viết... được các sai sót và hoàn thành hồ sơ thanh toán hàng nhập khẩu nhanh hơn 2.2.2 Các nhân tố khách quan Thứ nhất là chính sách nhập khẩu của nhà nước Các chính sách nhập khẩu của nhà nước điều tiết hoạt động nhập khẩu trong nước, bao gồm cả hoạt động nhập khẩu của công ty Từ đó các chính sách nhập khẩu của nhà nước tác động gián tiếp đến hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty Nhà nước ta có... công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Than Việt Nam .Công ty chính thức đi vào hoạt động theo luật Doanh ngiệp từ ngày 01/11/2004 Ngày 11/06/2007 Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Than Việt Nam đổi tên thành Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại TKV theo quyết định số 8389/QĐ-HĐQT ngày 07/11/2006 của Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam V/v bổ sung sửa đổi tên gọi các công. .. khảo sát thị trường, cũng như kết hợp du lịch và làm việc.Tuor du lịch của công ty được xây dựng phong phú và đa dạng với nhiều loại hình như: Du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, du lịch thể thao, du lịch hội thảo, chuyên đề, kết hợp cùng các công ty du lịch nước ngoài tổ chức tuor du lịch quốc tế Bảng 1.3: Hoạt động du lịch của công ty Chỉ tiêu Số đoàn du lịch Số lượt người Đơn vị đoàn người 2002 327... 35 phải ký quỹ một phần Phần lớn giá trị thanh toán hàng nhập khẩu đều được ngân hàng cho vay tín dụng Đây là lợi thế cho công ty cổ phần thương mại và du lịch – TKV, vì nhờ được ngân hàng cho vay tín dụng công ty đã tận dụng được vốn, huy động cho hoạt động khác, khả năng thanh khoản của công ty do đó mà cũng cao hơn Ngoài ra, ngân hàng còn tư vấn cho các cán bộ của công ty trong việc hoàn thành các... hiện; Thống kê cập nhật và quản lý hồ sơ, làm vida, hộ chiếu và dịch vụ khác 1.2.4 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật - Đặc điểm về nhân lực : Công ty cổ phần du lịch và thương mại - TKV là công ty kinh doanh trong lịch vực dịch vụ gồm du lịch va thương mại nên mang đặc điểm cơ cấu lao động của một công ty dịch vụ Số lượng lao động không lớn, toàn công ty chỉ có 293 lao động Cơ cấu lao động cụ thể được thể hiện... 2,21%; vôn cổ đông khác công ty chiếm 0,95 % - Đặc điểm về thị trường : + Thị trường du lịch của công ty ngoài các cán bộ, công nhân viêảntong tập đoàn chủ yếu mới là khách du lịch trong nước, đối với khách nước ngoài chủ yếu là các bạn hàng, đối tác của công ty sang Việt Nam tham quan, trao đổi, xúc tiến đầu tư thương mại + Đối với thương mại : Công ty cổ phần du lịch và thương mại - TKV nhập khẩu máy... đến hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty 2.2.1 Các nhân tố chủ quan Thứ nhất phải kể đến yếu tố nguồn nhân lực.Đây là nhân tố có tác động trực tiếp tới hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty, quyết định phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, đồng tiền thanh toán, đồng thời quyết định thời gian và tính chính xác trong nghiệp vụ thanh toán Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động . đến một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. Báo cáo gồm ba phần : - Chương một. : Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. .................58 3.1 Định hướng hoạt