1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Đề tài: Thị trường bán lẻ hàng hóa ở khu kinh tế Nghi Sơn pot

51 562 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 587 KB

Nội dung

Được thành lập vào giữa năm 2006 tại huyện Tĩnh Gia,phía Nam tỉnh Thanh Hóa nhằm mục đích phát huy lợi thế địa lý trên quốc lộ1A, đường sắt Bắc – Nam cùng với hệ thống cảng Nghi Sơn để t

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU……… 3

1 Sự cần thiết của đề tài………3

2 Mục tiêu nghiên cứu……… 5

3 Tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế……….5

4 Phạm vi nghiên cứu……… 7

5 Phương pháp nghiên cứu……… ……7

6 Bố cục của đề tài………8

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……… 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ……… 9

1 Định nghĩa về thị trường bán lẻ……… 9

2 Cấu trúc kên phân phối của thị trường bán lẻ……… …9

3 Các loại hình bán lẻ………14

4 vai trò của hoạt động bán lẻ………17

5 Chức năng của hoạt động bán lẻ………18

6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thị trường bán lẻ19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ Ở KKT NGHI SƠN I Giới thiệu chung về khu kinh tế Nghi Sơn………22

1 Vị trí địa lý……… 22

2 Tiềm năng ……… ……… 22

3 Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật……… 24

4 Dân số………25

5 Lực lượng lao động:……… 25

6.Tổng dự án đầu tư……… … 26

II Thực trạng thị trường bán lẻ ở khu kinh tế Nghi Sơn………… … 28

1 Nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm ……… 28

1.1 Trước năm 2000……… 28

1.2 Từ năm 2000 đến năm 2011……… … 30

Trang 2

1.3 Dự tính trong tương lai……… … 32

2 Tập quán tiêu dùng ……… 32

3 Sự đa dạng về hàng tiêu dùng……… 35

4 Nguồn cung hàng và phương thức vận chuyển, phân phối……… 37

4.1.Nguồn cung hàng……….… 37

4.2.Phương thức phân phối – vạn chuyển……….… 37

5 Quy mô và số lượng các cửa hàng (mật độ phân bổ cửa hàng / diện tích) 39 6 Mức độ cạnh tranh của các cửa hàng bán lẻ và các đại lý lớn……… 40

7 Doanh thu của KKT Nghi Sơn về hoạt động bán lẻ qua các năm……… 41

III Nhận xét, đánh giá về thị trường bán lẻ tại KKT Nghi Sơn………… 45

1 Ưu điểm……… 45

2 Những hạn chế cần khắc phục……… 45

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ Ở KHU KINH TẾ NGHI SƠN……… ……46

1 Quy hoạch mạng lưới bán lẻ ……… 46

2 Tiếp tục mở rộng thị trường ………47

3 Tiếp tục mở rộng kênh phân phối……….… 49

4 Tăng cường các hoạt động quảng bá tiếp cận người tiêu……….… 50

PHẦN 3: KẾT BÀI……… 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 53

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài:

Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường thế giới, đất nước ta tiếp

tục công cuộc công nghiệp hóa với sự tham gia của nhiều công ty cổ phần, công

ty TNHH, các tập đoàn kinh tế tư nhân do mua bán đã thu hút nền kinh tế nước

ta từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới

Trong xu thế hội nhập ngày nay nhất là quá trình gia nhập WTO của nước

ta Việt Nam đã khẳng định quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ lànhững chủ nhà đón tiếp những vị khách mới để tự giới thiệu, tự học hỏi và tựphát triển Song song đó Việt Nam sẽ đón nhận những sản phẩm mới, tiếp xúcnhững công nghệ mới, cách quản lý mới chặt chẽ và hiệu quả của các doanhnghiệp nước ngoài Cơ hội đến rất nhiều, song các doanh nghiệp Việt Nam cũngphải đối mặt không ít những thách thức Vì thế thị trường đối với các doanhnghiệp là vấn đề quan trọng, để hàng hóa của doanh nghiệp tiêu thụ được trênthị trường thì phải nắm bắt được cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường củadoanh nghiệp Điều đó đặt ra thách thức lớn cho doanh nghiệp, đòi hỏi cácdoanh nghiệp không ngừng cải tiến và nâng co hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa mình đạt kết quả ao nhất mới có thể tồn tại và phát triển Đồng thời thịtrường càng trở nên nóng bỏng hơn đối với các doanh nghiệp đòi hỏi doanhnghiệp phải giữ vững thị trường đồng thời tiếp cận thị trường mới, luôn theo sátthị trường, không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin,quan sát tìm hiểu đối thủ, nắm bắt cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp mình

Đó là vấn đề tự lực cánh sinh để tìm chỗ đứng và hướng phát triển cho chínhmình

Xuất phát từ thực tế nêu trên cùng với sự mong muốn học hỏi và tìm hiểucủa bản thân, kết hợp lý luận và thực tiễn tại trường Đại học nên em đã chọn đề

tài “Thị trường bán lẻ hàng hóa ở khu kinh tế Nghi Sơn” làm đề tài ngiên cứu

khoa học Sau đây là vài điểm giới thiệu sơ lược về khu kinh tế Nghi Sơn – Thịtrường mà em đã chọn

Trang 4

Khu kinh tế Nghi Sơn nằm phía Nam tỉnh Thanh Hóa, trên trục giao lưuBắc – Nam của đất nước, cách thủ đô Hà Nội 200km về phía Nam, là cầu nốigiữa vùng Bắc Bộ, Tây Bắc và Nam Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông BắcThái Lan, Nghi Sơn có cảng biển nước sâu,đã được quy hoạch xây dựng cụmcảng cho tầu 50.000 DWT cập bến Cảng Nghi Sơn có tiềm năng phát triểnthành một trong những cảnh biển lớn nhất cả nước với năng lực xếp dỡ lên đếnhàng trăm triệu tấn/năm Được thành lập vào giữa năm 2006 tại huyện Tĩnh Gia,phía Nam tỉnh Thanh Hóa nhằm mục đích phát huy lợi thế địa lý trên quốc lộ1A, đường sắt Bắc – Nam cùng với hệ thống cảng Nghi Sơn để tạo ra một độnglực phát triển KT – XH cho tỉnh Thanh Hóa, cho khu vực kém phát triển NamThanh Hóa – Bắc Nghệ An và cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam nói chung

Theo quyết định của thủ tướng chính phủ, KKT Nghi Sơn có tổng diệntích là 18611,8 ha, trên phạm vi 12 xã thuộc huyện Tĩnh Gia.Nghi Sơn được xâydựng với mục tiêu phát triển thành KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực vớitrọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: CN lọc hóa dầu, CNluyện cán thép cao cấp,CN sửa chữa và đóng mới tàu biển, CN nhiệt điện, CNvật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu… Với tiềmnăng lợi thế và vị trí thuận lợi, KKT Nghi Sơn sẽ trở thành một khu vực pháttriển năng động, một trọng điểm phát triển ở phía Nam của vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ, tạo động lực mạnh để thúc đẩy, lôi kéo KT – XH của tỉnh ThanhHóa và các tỉnh lân cận phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách với vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bô với cả nước Theo đánh giá về tiềm năng phát triển của NghiSơn đoàn chuyên gia thuộc Viện phát triển kinh tế Nhật Bản (JICA) khảo sát đãnhận định: “Nằm ở cuối phía Nam bờ biển Thanh Hóa, sau khi xây dựng mộtnhà máy xi măng lớn, một cảng chuyên dùng và tuyến kỹ thuật hạ tầng vào khucông nghiệp, đồng thời với sự đầu tư tổng hợp sẽ cho phép vùng Nghi Sơn trởthành một trong các trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng Bắc Trung Bộ vàcủa cả nước, sẽ là cửa ngõ chính của tam giác kinh tế phía Bắc

Trang 5

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Nghiên cứu thực trạng về thị trường bán lẻ tại khu kinh tế Nghi Sơn từ đó

đề ra một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ tại khu kinh tế Nghi Sơn

3 Sơ lược tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Đây là đề tài nghiên cứu ở phạm vi trong nước, nhưng nội dung của đề tài

có mối liên hệ với sự phát triển,vận động của thị trường hàng hóa trên toàn thếgiới Vấn đề của các doanh nghiệp Viêt Nam cần làm là duy trì và phát triển thịtrường của mình cho hiệu quả.Các doanh nghiệp không chỉ tham gia vào cuộcchiến tranh giành thị trường với các đối thủ cạnh tranh trong nước mà đáng quantâm hơn là sự chen chân của doanh nghiệp nước ngoài.Các doanh nghiệp nướcngoài khi bước vào thị trường Việt Nam luôn mang theo công nghệ tiên tiến,phương thức sản xuất khoa học nên mức độ cạnh tranh luôn nằm ở con số báođộng đối với những doanh nghiệp trong nước Thị trường là một phạm trù rộnglớn, có sự biến động không ngừng nên các doanh nghiệp trong nước cần nắm bắtthông tin kịp thời để có chiến lược cho doanh nghiệp mình trong tương lai

Tình hình trong nước:

Những năm gần đây, marketing là lĩnh vực mà các doanh nghiệp ViệtNam đang cố gắng phát triển và tự tìm cho mình hướng đi phù hợp Trong tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn về việcphát triển và mở rộng thị trường, đây là một bài toán mà các chuyên gia kinh tếđang cố gắng tìm cách giải quyết Hiện nay, trong nước đã và đang có rất nhiềunhà kinh tế nghiên cứu vấn đề này như: GS.TS Trần Minh Đạo, PGS TS VũTrí Dũng với bài giảng của những GS.TS khác tại các trường ĐH trongnước.Bên cạnh đó là sự đóng góp của các thạc sĩ, tiến sĩ, các ngiên cứu của cáchọc viện kinh tế…thế nhưng hầu hết các bài ngiên cứu của những tác giả trêncòn mang nặng tính lý thuyết, phần ngiên cứu ứng dụng còn chưa sâu

Trang 6

Về các tài liệu nghiên cứu thị trường bán lẻ hàng hóa tại khu kinh tế NghiSơn cũng có một số tài liệu liên quan “thị trường tiêu thụ tại KKT Nghi Sơn”,

“KKT Nghi Sơn – điểm hẹn đầu tư” nhưng chỉ dưới hình thức các bài tiểu luận,luận văn… nhưng chỉ mới đề cập sơ lược về thị trường tiêu thụ tại Nghi Sơn,chưa đi sâu vào phân tích ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn đọng Quantrọng là chưa chỉ ra được tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp tại KKTNghi Sơn

Tình hình nghiên cứu thị trường bán lẻ quốc tế

Trang 7

Trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển lĩnh vực Marketing trong kinh doanh đã được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng từ rất lâu “

Quảng bá sản phẩm và thương hiệu cung cấp sự phục vụ trực tiếp đếnkhách hàng là tiêu chuẩn đối với hầu hết các nhà bán lẻ quốc tế ” Khi cóđược bộ phận Marketing làm việc xuất sắc thì công cuộc phát triển doanhnghiệp đã được đặt xây một viên gạch vững chắc

Theo Philip Kotler, một trong bốn tên tuổi Marketing lớn nhất thế giới đãsáng lập ra bộ môn Marketing hiện đại, tác giả của cuốn sách “quản trịMarketing” và nhiều tác phẩm đặc sắc khác Ông nhấn mạnh:Marketingkhông chỉ bán hàng mà còn là nỗ lực tìm ra nhu cầu, đáp ứng nhu cầu ấy vàlàm khách hàng ngày càng hài long với sản phẩm Trong lần ghé thăm ViệtNam năm 2007, Ông đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm và thông tin bổ íchcho các doanh nghiệp trong nước Bài giảng của ông đã truyền tải lượnglớn kiến thức không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác

GS John Quelch hiện là Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Quốc tế châu Âu

- Trung Quốc (CEIBS) GS John Quelch được đánh giá là một trong mườichuyên gia marketing có ảnh hưởng nổi tiếng nhất trên thế giới (theo Laura

Mazur và Louella Miles).Ông là tác giả của gần 20 cuốn sách như: Những

Nhãn hiệu toàn cầu mới (The New Global Brands) (2006), Quản trịMarketing Toàn cầu (Global Marketing Management) (5th edition, 2006),Các ví dụ về Quản trị Quảng cáo và Xúc tiến thương mại (Cases in Advertising and Promotion Management) (4th Edition, 1996)

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Thị trường bán lẻ hàng hóa tại khu kinh tế Nghi Sơn

- Hình thức phân phối hàng hóa - sản phẩm của các công ty về thị trường NghiSơn

Trang 8

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Thực hiện nghiên cứu và khảo sát tại KKT Nghi Sơn

- Thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2011

5 Phương pháp nghiên cứu:

5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Sử dụng một hệ thống tài liệu phù hợp về thời gian và không gian, đặcđiểm tình hình của từng đối tượng nghiên cứu

5.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp đánh giá:

- Phương pháp phân tích: Tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế

-xã hội, căn cứ vào tình hình thực tế và đặt chúng trong mối liên hệ ràng buộctác động qua lại lẫn nhau, đồng thời áp dụng các phương pháp phân tích phù hợpvới điều kiện hoàn cảnh cụ thể

- Phương pháp tổng hợp, đánh giá: Tập trung chỉnh lý hệ thống hoá các

tài liệu thu được để chuyển thành các thông tin chung của hiện tượng nghiêncứu, làm cơ sở cho việc phân tích tiếp theo

- Phương pháp phỏng vấn: Được thực hiện thông qua quá trình hỏi – đáp

giữa người điều tra và người cung cấp thông tin, gồm 2 loại: phỏng vấn trực tiếp

và phỏng vấn gián tiếp

6 Bố cục của đề tài:

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tàigồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường bán lẻ

Chương II: Thực trạng thị trường bán lẻ ở khu kinh tế Nghi Sơn

Chương III: Một số giải pháp về thị trường bán lẻ tại khu kinh tế Nghi Sơn

Trang 9

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ.

2 Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ

Sơ đồ 1: Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ

NGƯỜI

NGƯỜI TIÊU DÙNG

Trang 10

• Dù hàng hóa được phân phối như thế nào thì kênh phân phối của thịtrường bán lẻ về cơ bản bao gồm ba thành viên: người sản xuất, người trunggian và người tiêu dùng cuối cùng.

• Người sản xuất: là người trực tiếp sản xuất ra hàng hóa đó Đôi khi ngườisản xuất cũng là người bán thẳng hàng hóa đó tới tay người tiêu dùng khôngcần qua trung gian

• Người trung gian: là những người tham gia vào việc phân phối hàng hóatới người tiêu dùng Người trung gian có thể gồm: đại lý môi giới, người bánbuôn, người bán lẻ (cửa hàng tiện dụng, siêu thị và đại lý siêu thị, cửa hàngbách hóa, cửa hàng đại hạ giá, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm thươngmại…)

Sơ đồ 2: Minh họa cho các cửa hàng làm người trung gian bán lẻ

Người

sản

xuất

Người tiêu dùng

Môi giới

Cửa hàng nhượng quyền

thương mại

Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm Cửa hàng bán lẻ độc lập

NGƯỜI

SẢN XUẤT

Trang 11

• Người tiêu dùng: là người cuối cùng nhận được hàng hóa đó Họ nhậnhàng hóa đó với mục đích để tiêu dùng.

• Do sự đa dạng của khâu trung gia mà hàng hóa có thể đén tay của ngườitiêu dùng theo nhiều con đường dài ngắn khác nhau:

• Người sản xuất trực tiếp đưa hàng háo của mình tới tận tay người tiêudùng mà không qua một khâu trung gian nào khác Hàng hóa được bán tạicác cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của mình hoặc qua điện thoại, quamạng, qua đơn đặt hàng…

+ Ưu điểm: Ưu điểm của trường hợp này là hàng hóa tiêu thụ nhanh chóng

Vì hàng hóa đến thẳng tay người tiêu dùng nên giá cả hợp lý hơn Đồng thời,

di không phải qua khâu trung gian nên nhà sản xuất có thể thu được nhiều lợinhuận hơn Đặc biệt, ưu điểm lớn nhất đó là nhà sản xuất có thể dễ dàng nắmbắt, nhận biết nhu cầu của khách hàng

+ Nhược điểm: Để thực hiện đưa hàng hóa theo con đường này và đảm bảođược nguyên tắc lợi nhuận thì người tiêu dùng ở đây phải là người có nhucầu tiêu thụ lớn và ổn định Trên thực tế, doanh nghiệp rất khó có thể tìmkiếm được những người tiêu dùng đáp ứng được yêu cầu đó Dễ gây xungđột lợi ích giữa nhà bán sản phẩm cho công ty và công ty

+Ứng dụng: Con đường trực tiếp thường được áp dụng trong trường hợp bánnhững hàng hóa có giá trị lớn, những hàng hóa có tính chất thương phẩm đặcbiệt (hàng tươi sống, hàng lâu bền…) Ví dụ: bán ô tô, cửa hàng bán và giớithiệu sản phẩm

• Người sản xuất đưa hàng hóa của mình tới tay người tiêu dùng thông quakhâu trung gian là những nhà bán lẻ hoặc là thông qua nhà bán buôn rồi đénngười bán lẻ cuối cùng là đến người tiêu dùng

Trườn hợp hàng hóa theo con đường ngắn chỉ có một người trung gian làngười bán lẻ:

+ Ưu điểm: Trong trường hợp này thì người sản xuất có thể tận dụng được vịtrí bán hàng, hệ thống phân phối của người bán lẻ Qua đó, nhà sản xuất cóthể tăng được uy tín của hàng hóa Ngoài ra, người sản xuất cũng dễ dàngđiều chỉnh hoạt động bán hàng của mình

Trang 12

+ Nhược điểm: Rõ ràng trong trường hợp này, lợi nhuận đã bị phân chia mộtphần cho nhà bán lẻ Người sản xuất cũng khó điều phối được hàng hóa củamình do các địa điểm bán hàng thuộc sở hữu của nhiều người bán lẻ khácnhau.

+ Ứng dụng: Nhà sản xuất có quy mô nhỏ nên thường kiêm cả hoạt động bánbuôn tì áp dụng trường hợp này Các nhà bán lẻ cần phải đáp ứng được yêucầu là phải có vốn lớn và mạng lưới rộng rãi

Trường hợp hàng hóa theo con đường trung bình là qua người bán buôn,đến người bán lẻ, rồi đến người tiêu dùng

+ Ưu điểm: Để mở rộng được thị trường của mình thì người sản xuất cànphải có vốn lớn, quan hệ rộng rãi, có bí quyết trong sản xuất, phân phối, bảoquản hàng hóa Không phải người sản xuất nào cũng có thể đáp ứng đượcyêu cầu đó Khi đó, để mở rộng thị trường thì những người sản xuất này sẽnhờ đến vai trò của người bán buôn

+ nhược điểm: Chi phí sản xuất hàng hóa chắc chắn sẽ tăng lên, từ đó ngườisản xuất bị chia sẻ lợi nhuận nhiều hơn Người sản xuất cũng không thể tựmình điều chỉnh được thị trường phân phối của mình do còn phải phụ thuộcvào người bán buôn

+ Ứng dụng: Mở rộng thị trường phân phối hàng hóa

• Ngoài ra, hàng hóa có thể đến tay người tiêu dùng qua những con đườngdài hơn Hàng hóa đi từ nhà môi giới đến những nhà bán buôn rồi đến nhữngnhà bán lẻ cuối cùng mới là người tiêu dùng

+ Ưu điểm: Trong trường hợp này người sản xuất có thể chuyên tâm vào sảnxuất, khâu phân phối được giao phối các người môi giới

+ nhược điểm: Chi phí tăng lên rất nhiều

+ Ứng dụng: Trường hợp này áo dụng khi hàng hóa phải thâm nhập vào nhữngthị trường có những luật lệ, quy tắc khó khăn hoặc là những thị trường đầu tiên

mà người sản xuất bán hàng hóa của mình Tại những thị trường này, để có thểbán được hàng hóa thì cần những người am hiểu sâu sắc thị trường, có mối quan

hệ tốt với người bán buôn Người đó chính là người môi giới

Trang 13

Cụ thể phân tích trên thành sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: Các kênh phân phối sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng

Trên thực tế, người sản xuất không chỉ áp dụng duy nhất một con đường đểđưa hàng hóa của mình tới tay người tiêu dùng Họ có thể bán hàng trực tiếptới tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bnas và giới thiệu sản phẩm,bán buôn cho những người bán lẻ để phân phối được nhiều sản phẩm, đồngthời họ có thể bán hàng thông qua môi giới khi đưa hàng hóa của mình sangthị trường nước ngoài Kết hợp nhiều con đường phân phối khác nhau giúpngười sản xuất vừa am hiểu nhu cầu của thi trường để điều chỉnh sản xuất,vừa tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn khi lựa chọn các con đường phân phốihàng hóa của mình thì người sản xuất cần căn cứ vào:

Nhà

sản

xuất

Người bán buôn

Người bán lẻ

Người tiêu dùng

Người bán lẻ

Người bán lẻ

Người môi giới

Nhà

sản

xuất

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng

Trang 14

+ Nhu cầu của thị trường: Nhu cầu của thị trường được xem xét trên các gócđộ: số lượng của hàng hóa thi trường nhiều hay ít, quy mô, những khu vực cónhu cầu đối với sản phẩm hàng hóa, chu kỳ sống của sản phẩm.

+ Điều kiện của người sản xuất: điều kiện ở đây là thực tế về vốn, về mạnglưới phân phối của người sản xuất Điều kiện cũng có thể hiểu đó là ngườisản xuất muốn tung ra sản phẩm mới hay là mở rộng thị trường

+ Chiến lược phân phối hàng hóa của người sản xuất

3 Các loại hình bán lẻ

Các loại hình bán lẻ vô cùng phong phú và đa dạng Dựa trên các tiêu chíkhác nhau người ta có thể phân loại ra nhiều loại hình bán lẻ khác nhau Ví dụphân loại theo quy mô thì các loại hình bán lẻ có các cơ sở bán lẻ lớn, vừa vànhỏ Hay phân loại theo các chủ thể tham gia bán lẻ thì các loại hình bán lẻ gồm

có doanh nghiệp bán lẻ, hợp tác xã bán lẻ, cá thể hộ gia đình… Tuy nhiên, phổbiến và dễ hiểu nhất thì người ta thường phân loại thị trường theo tiêu thức cáchthức bán hàng và hàng hóa kinh doanh

Theo đó trong thị trường bán lẻ, các loại hình bán lẻ gồm có bán lẻ tại cửa hàng,bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ

Bán lẻ tại cửa hàng: Đây là loại hình bán lẻ phổ biến nhất hiện nay Theo

loại hình bán lẻ này, các tổ chức hay cá nhân bán lẻ có một địa điểm kinhdoanh cố định Tại đây, người ta tổ chức trưng bày hàng hóa và người tiêudùng tới đây để mua và thanh toán trực tiếp các địa điểm bán hàng này tùytheo quy mô, tính chất của từng loại cửa hàng khác nhau Hiện nay có cácloại cửa hàng bán lẻ như sau:

Chợ: chợ là một loại hình bán lẻ truyền thống lâu đời và phổ biến khắp

nơi trên thế giới Chợ có thể hiểu là một nơi quy tụ nhiều người bán lẻ vàngười tiêu dùng để tiêu thụ các loại hàng hóa khác nhau Hoạt động buôn báncủa chợ có thể diễn ra hàng ngày hoặc định kỳ theo một khoảng thời giannhất định

Siêu thị: Siêu thị là một loại hình bán lẻ hiện đại, mới xất hiện tại Việt

Nam Siêu thị được hiểu là một cửa hàng bán lẻ kinh doanh theo phương thức

Trang 15

tự phục vụ, được trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện đại, bày bán nhiềumặt hàng đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân Giá cả tại siêu thịthường cố định theo sự ấn định của người kinh daonh, không linh hoạt nhưgiá cả ngoài chợ là kết quả thương lượng giữa người bán và người mua Siêuthị thường phải đáp ứng được một số quy định nhất định về cơ sở vật chất:quy mô, địa điểm, kho… Quy định này tùy thuộc vào cơ quan quản lý.

• Cửa hàng bán lẻ độc lập: loại hình bán lẻ này tồn tại rất phổ biến Các cửahàng này thường thuộc sở hữu của các cá nhân hay hộ gia đình Nó tồn tạidưới hình thức các cửa hàng, cửa tiệm nhỏ tại các mặt phố, khu dân cư Cácloại hàng hóa tại các cửa hàng này thường là các hàng tiêu dùng, dân dụngphục vụ cho tiêu dùng hàng ngày

• Cửa hàng bán lẻ dạng hợp tác xã: Hợp tác xã bán lẻ được hình thành bởimột nhóm người bán lẻ liên kết với nhau để cùng buôn bán, phân phối hànghóa Sự liên kết này dựa trên sự tự nghuyên, đồng thời các thành viên cóquyền tự do gia nhập, tách khỏi hợp tác xã và tự cung ứng hàng hóa từ cácnguồn ngoài hợp tác xã

• Cửa hàng bách hóa: Đây là loại hình cửa hàng lớn cả về quy mô và sốlượng hàng hóa Các cửa hàng bách hóa thường được xây dựng tại các khudân cư tập trung đông đúc Hàng hóa tại đây phong phú về chủng loại và mẫu

mã nên thường được bày bán chuyên biệt tại các khu vực riêng của cửa hàng

• Cửa hàng đại lý: Các cửa hàng này được người sản xuất hoặc người phânphối trung gian cho việc tiêu thụ hàng hóa trên cơ sở hợp đồng đại lý Hoạtđộng của các cửa hàng này thường độc lập và hưởng một khoản hoa hồngnhất định

• Cửa hàng nhượng quyền thương mại: Đây là một hình thức mới mẻ, nóbắt đầu xuất hiện tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và ngày càng phát triển mạnh mẽ.Cửa hàng này thường được ký hợp đồng để được nhượng quyền kinh doanhmột loại hàng hóa dịch vụ nhất định từ nhà sản xuất Các cửa hàng nhượngquyền là các cửa hàng có vốn sẵn định và có địa điểm kinh doanh Các cửahàng này kinh doanh dựa vào thương hiệu một hang đã nổi tiếng trên thịtrường Ngoài ra, cửa hàng này cũng nhận được sự tư vấn, cung cấp bí quyết

Trang 16

về marketing, tổ chức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực… từ đơn vị traoquyền kinh doanh.

Để đổi được điều đó, thì ngoài số tiền đóng lúc đầu, các cửa hàng cònphải đóng thêm một khoản phí nhất định

Cửa hàng chuyên doanh: Đây là hình thức cửa hàng kinh doanh chuyênsâu Nó chỉ cung cấp một hay một nhóm hàng hóa nhất định hay chỉ phục vụmột nhóm người tiêu dùng nhất định Ví dụ: cửa hàng chuyên doanh là cửahàng chỉ bán một loại hàng hóa như quần áo, giày dép… hay một nhóm sảnphẩm như hàng tươi sống, hàng đông lạnh, cửa hàng chuyên bán cho trẻ em,người già…

Cửa hàng giảm giá, hạ giá: Cửa hàng này bán các loại hàng hóa với giáthấp hơn với giá bán lẻ theo yêu cầu của người sản xuất hoặc tính chất củasản phẩm

Cửa hàng kho: Cửa hàng này mang tính chất như một kho hàng Các cửahàng này thường không trưng bày hàng hóa, không quảng cáo nhằm tận dụngdiện tích và chi phí

Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: Cửa hàng thuộc sở hữu của ngườisản xuất Đây là kênh phân phối trực tiếp của người sản xuất tới người tiêudùng

• Bán lẻ không qua cửa hàng: theo đó các tổ chức và cá nhân bán lẻ khôngcần thiết phải có một địa điểm bán hàng cố định Người ta có thể bán hàngtận nhà, bán hàng qua bưu điện, bán hàng qua mạng…

• Bán lẻ dịc vụ: Ở đay hàng hóa là dịch vụ chứ không phải là hàng hóa đơnthuần Các loại hình bán lẻ hàng hóa dịch vụ như: cho thuê phòng ở, giặt là,cho thuê phương tiện…

Cùng với sự phát triển của cuộc sống thì các loại hình bán lẻ không quacửa hàng và bán lẻ dịch vụ ngày càng phổ biến Do sự phát triển mạnh mẽcủa công nghệ, công nghệ viễn thông đặc biệt là mạng internet thì hiện nayhoạt động thương mại điệ tử (giới thiệu, bán hàng và thanh toán qua mạng)đang rất phát triển Đồng thời thu nhập của người tiêu dùng tăng lên dẫn tới

Trang 17

nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống… tăng lên kéo theo các laoij hình dịch vụtăng lên không ngừng.

4 Vai trò của hoạt động bán lẻ

Khi hoạt động bán lẻ phát triển tốt, lành mạnh thì nhờ đó sản xuất tăng,phục vụ được nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy tăng trưởngcủa nền kinh tế

Hoạt động bán lẻ có vai trò điều tiết hàng hóa Nó điều tiết hàng hóa từnơi sản xuất tới người tiêu dùng Nó điều tiết hàng hóa ở tất cả các vùngmiền từ thành phố, nông thôn, vùng sâu vùng xa bất kể nơi đâu có nhu cầu.Hoạt động bán lẻ phát triển nó đảm bảo cung cấp hàng hóa công bawngfchomọi người dân trên khắp các vùng trên cả nước

Do vậy, hoạt động bán lẻ cũng có vai trò góp phần vào việc giảm khoảngcách giàu nghèo giữa các khu vực

Cơ cấu thương mại có những biến đổi sâu sắc khi mà hoạt động bán lẻ pháttriển Khi đó thị trường ngày càng lành mạnh, cạnh tranh hiệu quả hơn

Sự phát triển của hoạt động bán lẻ cũng tăng cường khả năng tự điều tiết,

ít chịu ảnh hưởng của nhà nước, của thị trường hơn Khi hoạt động bán lẻphát triển tức là hàng hóa phong phú và với nhiều nhà phân phối cộng vớicác quy định cạnh tranh lành mạnh thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ nhậnđược hàng hóa tốt nhất với giá cả hợp lý nhất

Trong nền sản xuất hàng hóa kinh tế thị trường có xuất hiện mâu thuẫn cơbản giữa một nền sản xuất hàng hóa lớn và nhu cầu đa dạng của người tiêudùng Sở dĩ có mâu thuẫn đó là do vô số người tiêu dùng khác nhau lại cónhững nhu cầu, sở thích khác nhau Khi xã hội ngày càng phát triển thì sự đadạng của những nhu cầu ngày càng tăng Trong khi đó các doanh nghiệp phảităng quy mô sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận Và hoạt động bán lẻ có vai trògiải quyết được mâu thuẫn cơ bản đó

5 Chức năng của hoạt động bán lẻ

Hoạt động bán có rất nhiều chức năng Nhưng các chức năng chính củabán lẻ là mua, bán, vận chuyển, lưu kho, phân loại, tài chính, chịu rủi ro vàthông tin thị trường

Trang 18

- Chức năng cỏ bản nhất của hoạt động bán lẻ là chức năng mua và bán:Chức năng mua tức là tìm kiếm, đánh giá, so sánh các loại hàng hóa dịch vụ.Chức năng bán là tiêu thụ, phân phối các loại sản phẩm này Lợi nhuận của cácnhà bán lẻ chính là nhờ vào sự chênh lệch giữa giá hàng hóa bán ra và mua vào.

Do đó để tối đa hóa lợi nhuận các nhà bán lẻ cố gắng mua hàng với giá rẻ và bán

ra với số lượng lớn và giá cao

- Chức năng cung cấp tài chính: Chức năng này thể hiện ở việc các nhàbán lẻ cung cấp tài chính tín dụng cần thiết cho một hoạt động sản xuất hàng hóanào đó Có thể nhà bán lẻ cung cấp tài chính trước một phần cho nhà sản xuất.Việc thực hiện chức năng này tùy thuộc vào khả năng tài chính của nhà bán lẻ

và mối quan hệ giữa nhà bán lẻ với nhà sản xuất

- Chức năng thông tin: Chức năng thông tin của hoạt động bán lẻ được thểhiện ở hai chiều Thông qua các hoạt động quảng bá, marketing của các nhà bán

lẻ thì các thông tin về sản phẩm được giới thiệu tới người tiêu dùng Đồng thời,qua hoạt động bán lẻ các nhà bán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp với người tiêudùng Họ là những người hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu, thu nhập của người tiêu dùngnhất Qua đó, nhà bán lẻ sẽ cung cấp những thông tin phản hồi tới nhà sản xuất

để nhà sản xuất có thể điều chỉnh sản xuất để đưa ra những sản phẩm tốt nhất,phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng

- Chức năng vận tải: Dựa vào việc mua bán hàng hóa Người tiêu dùng cónhu cầu, thu nhập rất đa dạng người tiêu dùng ở nông thôn có thu nhập khác vớingười tiêu dùng ở thành thị Người trẻ có yêu cầu về mẫu mã chất lượng hànghóa khác với người già Hoạt động bán lẻ đã thực hiện chức năng sắp xếp, phânloại số lượng hàng hóa gần nhất với nhu cầu của người tiêu dùng Tiêu chuẩnhóa là công việc tìm kiếm những sản phẩm đồng nhất giữa các nhà sản xuất cóthể thay thế cho nhau

- Chức năng lưu kho, bảo quản sản phẩm: Đối với mọi hàng hóa phải cóthời ạn sử dụng và điều kiện bảo quản nhất định Chức năng nà của hoạt độngbán lẻ là đảm bảo hàng hóa đảm bảo chất lượng nguyên gốc nhất có thể khi đến

Trang 19

tay người tiêu dùng Thước đo của chức năng này là khả năng đảm bảo sự ănkhớp về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng.

- Chức năng chia sẻ rủi ro: Mức độ chia sẻ rủi ro tùy thuộc vào mối quan

hệ giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất nếu như nhà sản xuất tự phân phối hàng hóacủa mình thì sự chia sẻ rủi ro bằng không Nếu như nhà bán lẻ mua đứt hàng hóacủa nhà sản xuất thì sau đó họ sẽ tự chịu trác nhiệm về bảo hành, vận chuyểnhàng hóa cho khách hàng Khi đó rủi ro đối với nhà sản xuất đã được chuyển tớinhà bán lẻ tại thời điểm bán xong sản phẩm đó Trong trường hợp các nhà sảnxuất gửi bán sản phẩm, hay nhà bán lẻ là đại lý hoa hồng, tiêu thụ cho nhà sảnxuất thì rủi ro được chia sẻ đối với cả người sản xuất và bán lẻ đến khi bán, bảohành xong sản phẩm

- Một số chức năng khác: Các nhà bán lẻ như các siêu thị hiện đại còn thựchiện chức năng chế biến nhất là đối với thực phẩm Ngoài ra, các nhà bán lẻ cònthực hiện các công việc khác như đóng gói, gắn nhãn mác…

Tóm lại, hoạt động bán lẻ có vai trò, chức năng vô cùng quan trọng Nóđược coi là một mắt xích không thể thiếu của quá trình tái sản xuất mở rộng đểđảm bảo cho quá trình này thông suốt từ đó đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội

6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thị trường bán lẻ

Các chính sách của Nhà nước: Đây là yếu tố có tác động quyết định tới sựhình thành và phương thức hoạt động của thị trường bán lẻ Các phương thứchoạt động của thị trường bán lẻ như: phân phối kế hoạch hóa, tự do buôn bánhay hoạt động theo cơ chế thị trường có quản lý… Các chính sách của Nhà nướcthông qua các văn bản pháp luật sẽ quyết định phương thức hoạt động của thịtrường bán lẻ Hiện nay, chính sách của Nhà nước Việt Nam là thị trường bán lẻphát triển theo kiểu kinh tế thị trường có quản lý Chính sách của Nhà nước cũngthể hiện ddinnhj hướng, chiến lược phát triển thị trường bán lẻ theo từng nhómhàng, nhóm đối tượng… tham gia vào thị trường Ví dụ như tại Việt Nam cácchính sách liên quan tới thị trường bán lẻ đều có những quy định hạn chế tiêu

Trang 20

dùng những mặt hàng cao cấp hay hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp, cơ sởbán lẻ tron nước.

Các chính sách của Nhà nước còn có via trò trong việc tạo ra môi trườngcạnh tranh giữa các nhóm đối tượng tham gia vào thị trường bán lẻ Các thịtrường bán lẻ càng phát triển thì các chính sách của Nhà nước càng có xu hướngthông thoáng và tạo ra môi trường kinh doanh công bằng hơn Ngoài ra, cácchính sách của Nhà nước cũng thể hiện mức độ can thiệp của mình vào các hoạtđộng kinh doanh thương mại

+ Các yếu tố kinh tế: Đối với thị trường bán lẻ thì các yếu tố kinh tế đượchiểu là tổng cung và cầu về hàng hóa dịch vụ bán lẻ Một số yếu tố kinh tế cóliên quan tới thị trườn bán lẻ:

• Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: thể hiện mức độ gia tăng lượnghàng hóa- dịch vụ cung ứng trên thị trường bán lẻ

• Lạm phát: tác động tới giá cả hàng hóa

• Tình hình thu hút vốn FDI: thể hiện lượng vốn, sức cạnh tranh trênthị trường bán lẻ

+ Dân cư (người tiêu dùng): Đây là yếu tố tác động tới sự sống còn của thịtrường bán lẻ Thị trường bán lẻ được coi là thị trường trung gian giữa các nhàsản xuất cung ứng với người tiêu dùng Do vậy, sức mua thị hiếu mua sắm củangười tiêu dùng là yếu tố định hướng sự phát triển của thị trường Rõ ràng, nơi

có mật độ dân cư đông thì thi trường bán lẻ sẽ phát triển thuận lợi hơn nơi cómật độ dân cư thưa Nơi người dân giàu có, mức chi tiêu lớn, thị trường bán lẻ

sẽ phát tiển hơn nơi dân cư nghèo đói, mức chi tiêu nhỏ bé

+ Cơ sở hạ tầng: Các yếu tố về cơ sở hạ tầng có liên quan về sản xuất kinhdoanh trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, tập thể, cá nhân tham giathị trường bán lẻ Sự phát triển của cơ sở hạ tầng góp phần to lớn vào sự pháttriển của thị trường bán lẻ Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế liên quan tới sự pháttriển của thị tường bán lẻ bao gồm một số yếu tố sau:

• Trình độ hiện đại của hệ thống giao thông đường xá, bến bãi, thông

tin liên lạc…

Trang 21

• Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hóa.

• Chi phí xây mới, thuê, mua mặt bằng kinh doanh

+ yếu tố khoa học – kỹ thuật: Các yếu tố khoa học kỹ thuật quyết định và chiphối việc ứng dụng KH – KT trên thị trường, quyết định sự ra đời của sản phẩmmới, hình thành phương thức kinh doanh mới, ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùngcủa người dân Một số yếu tố KH- KT tác động sđến thị trường bán lẻ:

• Trình độ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế

• Mức độ đầu tư khoa học công nghệ và tốc độ triển khai của ứngdụng mới trên nền kinh tế

• Chiến lược phát triển khoa học, kỹ thuật của quốc gia

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ Ở KHU KINH TẾ NGHI SƠN

I Giớ thiệu chung về KKT Nghi Sơn.

1 Vị trí địa lí:

KKT Nghi Sơn được thành lập vào giữa năm 2006 tại huyện Tĩnh Gia, phíaNam tỉnh Thanh Hóa nhằm mục đích phát huy lợi thế địa lý trên quốc lộ 1A,đường sắt Bắc – Nam cùng với hệ thống cảng Nghi Sơn để tạo ra một động lựcphát triển KT – XH cho tỉnh Thanh Hóa, cho khu vực kém phát triển NamThanh Hóa – Bắc Nghệ An và cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam nói chung

Với vị trí: KKT Nghi Sơn Nằm phía Nam tỉnh Thanh Hóa, cách thủ đô HàNội 200km về phía Nam, cách TP Hồ Chí Minh 1500km về phía Bắc, Cách

TP Thanh Hóa 60km về phía Bắc

- Phía Tây giáp với huyện Như Thanh – Thanh Hóa

- Phía Bắc giáp xã Nguyên Bình – Tĩnh Gia – Thanh Hóa

Trang 22

- Phía Đông giáp với Biển Đông

- phía Nam giáp với Quỳnh Lưu - Nghệ An

Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm 23,4 độ C, độ ẩm không khí trung bìnhnăm 85 – 86%, lượng mưa trung bình năm là 1.833mm

Địa hình: Địa hình đa dạng, bao gồm vùng núi, vùng đồng bằng và vùngven biển trong đó đất đồng bằng chiếm khoảng 60% tổng diện tích KKT.Diện tích: Diện tich tự nhiên 18.611,8 ha, trong đó diện tích quy hoạchđất công nghiệp và dịch vụ trên 3.200 ha

2 Tiềm năng

Khu kinh tế Nghi Sơn nằm phía Nam tỉnh Thanh Hóa, trên trục giao lưu Nam của đất nước, cách thủ đô Hà Nội 200km về phía Nam, là cầu nối giữavùng Bắc Bộ, Tây Bắc và Nam Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc TháiLan, Nghi Sơn có cảng biển nước sâu,đã được quy hoạch xây dựng cụm cảngcho tầu 50.000 DWT cập bến Cảng Nghi Sơn có tiềm năng phát triển thành mộttrong những cảnh biển lớn nhất cả nước với năng lực xếp dỡ lên đến hàng trămtriệu tấn/năm

Bắc-Từ những tiềm năng và lợi thế trên, ngày 15/05/2006 Thủ tướng Chính phủ

đã có Quyết định số 102/QĐ-TTG về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạtđộng của Khu Kinh Tế Nghi Sơn, đây thật sự là thời cơ và cơ hội rất thuận lợi,tạo đà giúp Thanh Hóa có bước phát triển mới, nhanh, mạnh, vững chắc rên conđường Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Theo Quyết định của Thủ tướng, KKT Nghi Sơn có tổng diện tích 18.611,8

ha, trên phạm vi 12 xã thuộc huyện Tĩnh Gia Nghi Sơn được xây dựng với mụctiêu phát triển thành KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là côngnghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như : Công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệpluyện cán thép cao cấp, công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu biển, côngnghiệp nhiệt điện, công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chếbiến và xuất khẩu… Với tiềm năng lợi thế và vị trí thuận lợi KKT Nghi Sơn sẽtrở thành một khu vực phát triển năng động, một trọng điểm phát triển ở phía

Trang 23

Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tạo động lực mạnh để thúc đẩy, lôikéo kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận phát triển nhanh,thhu hẹp khoảng cách với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và với cả nước.

Để thực hiện mục tiêu phát triển KKT Nghi Sơn, Chính phủ Việt Nam đã banhành và cho áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất của nhà nước Việt Nam dànhcho các nhà đầu tư có dự án đầu tư vào KKT Nghi Sơn Phát triển KKT NghiSơn là mục tiêu và nhiệm vụ trọng yếu của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2006– 2015 Sau hơn 6 năm thành lập, được sự ưu tiên của chính phủ Việt Nam, tỉnhThanh Hóa đã ưu tiên dành nguồn lực tài chính cao nhất cho đầu tư xây dựng hạtầng kỹ thuật KKT: các công trình biển (bến cảng, đê chắn sóng, nạo vétluồng…), công trình xây dựng đường giao thông, xây dựng hệ thống cấp nước,cấp điện, các khu tái định cư… đồng loạt được triển khai xây dựng với tổng vốnđầu tư hàng ngàn tỷ đồng ông tác giải phóng mặt bằng đã và đang được tỉnhThanh Hóa thực hiện với sự quyết tâm nỗ lực cao nhất nhằm tạo điều kiện thuậnlợi cho nhà đầu tư được giao đất triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ

Sau hơn 6 năm thành lập, KKT Nghi Sơn đã thu hút được 41 Dự án đầu tư,tổng mức vốn đăng ký đầu tư trên 9 tỷ USD Trong đó , Dự án Khu liên hiệp lọchóa dầu Nghi Sơn có vốn đầu tư trên 6 tỷ USD là một trong những dự án đầu tưnước ngoài lớn nhất của Việt Nam Ngoài ra còn có các dự án khác như: Nhàmáy xi măng Nghi Sơn (liên doanh với Nhật Bản), Nhà máy xi măng CôngThanh, nhà máy nhiệt điện, Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn vv… đang hoạtđộng hoặc triển khai xây dựng, góp phần thúc đẩy KKT Nghi Sơn nhanh chóngphát triển trở thành Trung tâm công nghiệp lớn của đất nước

Theo đánh giá về tiềm năng phát triển của Nghi Sơn, đoàn chuyên gia thuộcViện phát triển kinh tế Nhật Bản (JICA) khảo sát đã nhận định “Nằm ở cuốiphía Nam bờ biển Thanh Hóa, sau khi xây dựng một nhà máy xi măng lớn, mộtcảng chuyên dùng và tuyến kỹ thuật hạ tầng vào khu công nghiệp, đồng thời với

sự đầu tư tổng hợp sẽ cho Nghi Sơn trở thành một trong các trung tâm công

Trang 24

nghiệp hiện đại của vùng Bắc Trung Bộ và của cả nước, sẽ là cửa ngõ chính củatam giác kinh tế phía Bắc.

Đến với KKT Nghi Sơn, nhà đầu tư sẽ được hướng dẫn và giải quyết các thủtục hành chính theo cơ chế “một cửa, một đầu mối” nhanh chóng và thuận lợi.với tiềm năng và lợi thế đặc thù riêng biêt so với các khu vực khác cùng với môitrường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi, KKT Nghi Sơn là cơ hội, là điểmđến thành công của các nhà đầu tư

3 Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật.

Hệ thống giao thông đường bộ.

Nằm trên trục giao thông Bắc – Nam của Việt Nam, KKT Nghi Sơn cóđường quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc Quốc Gia Bắc – Nam đi qua Hệthống giao thông đường bộ liên hoàn giữa các vùng miền trong tỉnh và khu vực.Các trục đường giao thông nối từ khu đô thi trung tâm đến các khu công nghiệp

và cảng Nghi Sơn, các trục đông Tây nối từ cảng Nghi Sơn với đường cao tốcBắc – Nam

Hệ thống giao thông đường sắt

KKT Nghi Sơn có tuyến đường sắt Quốc Gia chạy qua, có ga KhoaTrường dự kiến nâng cấp mở rộng thành gat rung tâm

• Từ ga Hà Nội đến ga Khoa Trường : 200km

• Từ ga TP Hồ Chí Minh đến ga Khoa Trường : 1200km

Cảng biển: Cảng biển lớn, có thể cho nhiều tàu với trọng tải lớn cập bờ

4 Dân số.

Tổng dân số toàn tỉnh Thanh Hóa khoảng 3,4 triệu người, trong đó dân sốtrong độ tuổi lao động là gần 2 triệu người Dân số KKT Nghi Sơn là trên80.000 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động khoảng 43.000 người(chiếm 54%)

5 Lực lượng lao động.

Lao động địa phương: Đặc điểm lực lượng lao động phần lớn là lao động trẻ,

có trình độ văn hóa, được phổ cập giáo dục tốt nghiệp trung học cơ sở và trunghọc phổ thông, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và đào tạo thành lao động

có tay nghề cao Hiện nay có hàng ngàn sinh viên KKT Nghi Sơn đang theo học

Trang 25

tại các trường đại học,cao đẳng trogn nước và quốc tế Đây là nguồn lao độngtiềm năng, sẵn sàng về KKT Nghi Sơn để lao động xây dựng quê hương.

Đến năm 2015 dự kiến quy mô dân số KKT Nghi Sơn khoảng 230.000 trên tổngdiện tích 18.611.8 ha Trong đó lực lượng lao động sẽ lên đến 160.000 người

• Lao động từ các tỉnh, thành phố khác trong nước: Với đội ngũ lao độngđông đảo tới từ mọi thỉnh thành trên cả nước, đa dạng về trình độ chuyênmôn Khu kinh tế Nghi Sơn đang là địa điểm hấp dẫn các lực lượng lao động,KKT hứa hẹn sẽ đem lại rất nhiều việc làm cho ngườ dân KKT nói riêng vàtoàn nước nói chung

• Lao động tới từ nước ngoài: Lao động nước ngoài làm việc tại KKT NghiSơn đến từ nhiều nước, nhưng chiếm số lượng lớn nhất là Trung Quốc,philipin, Thái Lan, Nhật Bản Các dự án có số lao động nước ngoài làm việcđông nhất là Dự án Nhiệt điện Nghi Sơn I với 458 người và Dự án dây truyền

II Nhà máy Xi măng Công Thanh với 376 người

Thời gian qua, thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý lao độngnước ngoài, Ban Quản Lý KKT Nghi Sơn đã tăng cường quản lý theo hướng tạomọi điều kiện thuận lợi để họ được làm việc, góp phần đấy nhanh tiến độ thựchiện các dự án

6 Tổng dự án đầu tư.

Hiện nay BQL KKT Nghi Sơn đã và đang triển khai 32 dự án quy hoạch

và 43 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại KKT và các khu công nghiệptrong tỉnh do BQL làm chủ đầu tư Trong số này có 13 dự án chuyển tiếp, 11 dự

án khởi công mới, 15 dự án chuẩn bị đầu tư và 4 dự án sử dụng vốn ứng trướccủa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

Phó trưởng BQL KKT Nghi Sơn Bùi Huy Hùng cho biết: “Đến thời điểmhiện tại, KKT Nghi Sơn đã thu hút được 41 dự án đầu tư Trong đó có 35 dự ánđầu tư trong nước với tổng nguồn vốn gần 50.000 tỷ đồng và 6 dự án FDI tổngtrị giá gần 6,9 tỷ USD Điểm nhấn của Nghi Sơn là những dự án xứng tầm quốcgia và khu vực” Đó là khu liên hiệp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nguồn vốn đầu tưgần 6,2 tỷ USD, công suất giai đoạn 1 là 10 triệu tấn dầu thô/ năm

Ngày đăng: 26/02/2014, 08:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bằng phương pháp ước lượng ta có bảng doanh thu về hoạt động bán lẻ của các đại lý, cửa hàng tạp hóa trong 1 ngày qua các năm từ 2006 dến 2012 như sau (DTTB: Doanh thu trung bình) –  đv tính 1.000.000đ - Tài liệu Đề tài: Thị trường bán lẻ hàng hóa ở khu kinh tế Nghi Sơn pot
ng phương pháp ước lượng ta có bảng doanh thu về hoạt động bán lẻ của các đại lý, cửa hàng tạp hóa trong 1 ngày qua các năm từ 2006 dến 2012 như sau (DTTB: Doanh thu trung bình) – đv tính 1.000.000đ (Trang 40)
Bảng 2: doanh thu của toàn KKT qua các năm. - Tài liệu Đề tài: Thị trường bán lẻ hàng hóa ở khu kinh tế Nghi Sơn pot
Bảng 2 doanh thu của toàn KKT qua các năm (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w