Một trong các yếu tố liên quan đến vấn đề này là sự hiểu biết và hành vi của chính các thai phụ khi mang thai và sinh đẻ; Nhận thức đúng để tự chăm sóc trước sinh hợp lý; khám thai định
Trang 1Tìm hiểu sự hiểu biết và thực hành chăm sóc
trước sinh của phụ nữ mang thai xã Hương Long,
thành phố Huế
Đinh Thanh Huề, Dương Thu Hương
Trường Đại học Y Huế
áp dụng phương pháp nghiên cứu ngang mô tả trên mẫu ngẫu nhiên những phụ nữ mang thai xã Hương Long thành phố Huế cho thấy:
- 22,0% thai phụ có mức hiểu biết khá, 29,5% có mức hiểu biết trung bình, và 48,5% có mức hiểu biết kém về các nội dung cần thiết của chăm sóc trước sinh;
- 72,0% thai phụ chủ động mang thai; 60,6% đi khám thai đầy đủ; 22,7% có khám thai trong 3 tháng đầu; 83,3% tiêm phòng uốn ván đủ liều; 14,4% có uống viên sắt/axit folic; 60,6% khi mang thai ăn nhiều hơn bình thường; 78,0% lao động trung bình hoặc nhẹ khi mang thai; 43,2% nghỉ trước sinh ≥ 30 ngày; 67,4% thai phụ tăng đủ cân trong thai kỳ;
- Các yếu tố: chủ động mang thai, mức học vấn, mức hiểu biết về chăm sóc trước sinh của thai phụ liên quan chặt chẽ đến việc khám thai của họ;
- Tỷ lệ trẻ không bình thường khi sinh là 18,3%;
- Có mối liên quan giữa tình trạng trẻ lúc sinh với các yếu tố: số lần khám thai, tính chất
lao động, và mức tăng cân trong thai kỳ
i Đặt vấn đề
Mỗi lần mang thai và sinh đẻ, tính mạng
của người phụ nữ và trẻ sơ sinh luôn bị đe
doạ Theo WHO, trong 10 năm qua có 6
triệu phụ nữ chết vì biến chứng khi sinh, 76
triệu trẻ sơ sinh chết do sức khỏe của
người mẹ kém hay biến chứng sau sinh; ở
Việt Nam, mỗi năm có khoảng 3000 phụ
nữ chết liên quan tới thai nghén và sinh đẻ
[3]; tỷ lệ trẻ thấp cân, bị ngạt khi sinh còn
cao Các chương trình “Bảo vệ sức khoẻ
bà mẹ trẻ em”, “Sức khoẻ sinh sản”, đã
cải thiện tình hình rõ rệt Nhưng kết quả
thu được vẫn chưa được như mong muốn
Một trong các yếu tố liên quan đến vấn đề
này là sự hiểu biết và hành vi của chính
các thai phụ khi mang thai và sinh đẻ;
Nhận thức đúng để tự chăm sóc trước
sinh hợp lý; khám thai định kỳ đầy đủ tại
các cơ sở y tế để được phát hiện sớm các bất thường để có thể được can thiệp kịp thời là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc “làm mẹ an toàn” Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài “Tìm hiểu
sự hiểu biết và thực hành chăm sóc trước sinh của phụ nữ mang thai tại xã Hương Long, thành phố Huế ” nhằm:
1 Tìm hiểu sự hiểu biết về chăm sóc trước sinh của phụ nữ mang thai;
2 Tìm hiểu việc thực hành chăm sóc trước sinh và kết quả sinh
Ii ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
1 Đối tượng:
Quần thể phụ nữ mang thai xã Hương Long thành phố Huế
2 Phương pháp:
Trang 2• Loại nghiên cứu: dùng phương pháp
nghiên cứu mô tả; bằng hai đợt nghiên cứu
ngang (đợt 1: lúc mang thai ≥ 3 tháng, đợt
2: sau khi sinh) trên cùng một mẫu;
• Loại mẫu sử dụng: mẫu ngẫu nhiên
đơn;
• Cỡ mẫu: dùng công thức
2
2
1
c
p p
n = γ ư ;
với xác suất 95% có γ =1,96; dự đoán
tỷ lệ thực hành đúng chăm sóc trước sinh
; chấp nhận
50
,
0
=
p c=0,10; tính được
;
100
=
n
• Thu thập số liệu: dựa trên “phiếu điều
tra ” được chuẩn bị trước; phiếu này được
xây dựng dựa trên các nội dung về chăm
sóc trước sinh (CSTS) của Bộ Y tế [1];
phân loại tình trạng trẻ lúc sinh theo tiêu
chuẩn của WHO [4, 8];
• Thời gian nghiên cứu: năm 2002;
• Xử lý số liệu: bằng phương pháp
thống kê thông thường
IIi KếT QUả
1 Hiểu biết về CSTS của thai phụ
Kết quả phỏng vấn nhằm đánh giá sự hiểu biết về chăm sóc trước sinh của thai phụ (với các nội dung chủ yếu về: các biện pháp tránh thai, ngày sinh dự đoán, chế độ dinh dưỡng, lao động, nghỉ ngơi trong thai
kỳ, sự cần thiết của việc khám thai, các dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay, sự cần thiết của tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt/axít folic ) cho kết quả chung ở bảng 1
Bảng 1 Hiểu biết chung về chăm sóc
trước sinh của thai phụ
Mức hiểu biết về CSTS n % Khá (biết > 80% các nội
dung cần thiết về CSTS) Trung bình (biết 50 - 80%
các nội dung) Kém (biết < 50 % các nội dung)
29
39
64
22,0
29,5
48,5 Tổng 132 100,0
Từ bảng 1 cho thấy: mức hiểu biết về CSTS như vậy là thấp
2 Thực hành CSTS của thai phụ
2.1 Tình trạng chung:
Bảng 2 Tỷ lệ thai phụ thực hành đúng các nội dung CSTS
Thực hành đúng về: Tần số Tỷ lệ % 95%CI Chủ động mang thai
Số lần khám thai
Khám thai trong 3 tháng đầu
Tiêm phòng uốn ván
Uống viên sắt/axit folic
Chế độ ăn uống
Chế độ lao động
Thời gian nghỉ trước sinh
95
80
30
110
19
80
103
57
72,0 60,6 22,7 83,3 14,4 60,6 78,0 43,2
63,5 - 79,4 51,7 - 69,0 15,9 - 30,8 75,9 - 89,2 8,9 - 21,6 51,7 - 69,0 70,0 - 84,8 34,6 - 52,1
Từ bảng 2 thấy: tỷ lệ thực hành đúng các nội dung CSTS của thai phụ còn thấp và không đồng đều; tỷ lệ khám thai trong 3 tháng đầu và uống viên sắt/axit folic quá thấp
Trang 32.2 Các yếu tố liên quan đến số lần khám thai của thai phụ:
• Mức học vấn:
Bảng 3 Phân bố tỷ lệ khám thai đầy đủ theo mức học vấn của thai phụ
Mức học vấn Số đối tượng Số khám đủ Tỷ lệ % khám đủ p
≤ Cấp I
Cấp II
≥ Cấp III
50
61
21
23
39
18
46,0 63,9 85,7
p < 0,01
Bảng 3 thấy: có mối liên quan rất chặt chẽ giữa mức học vấn và việc khám thai đầy đủ;
• Mức hiểu biết về CSTS:
Bảng 4 Phân bố tỷ lệ khám thai đầy đủ theo mức hiểu biết về CSTS của thai phụ
Mức hiểu biết về CSTS Số đối tượng Số khám đủ Tỷ lệ % khám đủ p
Khá
Trung bình
Kém
29
39
64
23
24
33
79,3 61,5 51,6
p < 0,05
Từ bảng 4 thấy: có mối liên quan chặt chẽ giữa mức hiểu biết về chăm sóc trước sinh của thai phụ và việc khám thai đầy đủ;
• Chủ động mang thai:
Bảng 5 Phân bố tỷ lệ khám thai đầy đủ theo việc chủ động mang thai
Chủ động mang thai Số đối tượng Số khám đủ Tỷ lệ % khám đủ p
Có
Không
95
37
63
17
66,3 45,9
p < 0,05
Từ bảng 5 thấy: nhóm bà mẹ chủ động mang thai có tỷ lệ khám thai đầy đủ cao hơn rõ rệt so với nhóm bà mẹ mang thai ngoài ý muốn;
2.3 Tăng cân trong thai kỳ:
Bảng 6 Mức tăng cân trong thai kỳ của thai phụ
Mức tăng cân/ thai kỳ Số đối tượng Tỷ lệ %
> 9kg
≤ 9kg Không nhớ cân khi bắt đầu mang thai
89
28
15
67,4 21,2 11,4
Trang 43 Liên quan giữa thực hành chăm sóc trước sinh với kết quả sinh
3.1 Tình trạng trẻ lúc sinh:
Bảng 7 Tỷ lệ trẻ có tình trạng lúc sinh không bình thường (n = 131)
Tình trạng Số trẻ Tỷ lệ % 95%CI
Nhẹ cân
Non tháng
Ngạt
11
4
9
8,4 3,0 6,9
4,3 - 14,5 0,8 - 7,6 3,2 - 12,6 Tổng 24 18,3 12,1 - 26,0
3.2 Các yếu tố liên quan tới tình trạng trẻ lúc sinh:
• Việc khám thai của mẹ:
Bảng 8 Phân bố tỷ lệ trẻ không bình thường lúc sinh theo số lần khám thai của mẹ
Số lần khám thai/
thai kỳ của mẹ
Số trẻ được nghiên cứu
Số trẻ không bình thường lúc sinh
Tỷ lệ % trẻ không bình thường lúc sinh
p
Không đủ (< 3lần)
Đủ (≥ 3 lần)
50
81
14
10
28,0 12,3
p < 0,05
Từ bảng 8 thấy: có mối liên quan giữa số lần khám thai của mẹ với tỷ lệ trẻ không bình thường lúc sinh
• Tính chất lao động khi mang thai của mẹ:
Bảng 9 Phân bố tỷ lệ trẻ không bình thường theo tính chất lao động của mẹ
Tính chất
lao động của mẹ
Số trẻ được nghiên cứu
Số trẻ không bình thường lúc sinh
Tỷ lệ % trẻ không bình thường lúc sinh
p
Nặng
Trung bình, nhẹ
9
15
29
102
31,0 14,7
p < 0,05
Từ bảng 9 thấy: có mối liên quan giữa tính chất lao động của mẹ khi mang thai và tình trạng trẻ lúc sinh
• Mức tăng cân trong thai kì của mẹ:
Bảng 10 Phân bố tỷ lệ trẻ không bình thường khi sinh theo mức tăng cân/thai kì của mẹ
Mức tăng cân
trong thai kì
Số trẻ được nghiên cứu
Số trẻ không bình thường lúc sinh
Tỷ lệ % trẻ không bình thường lúc sinh
p
≤ 9 kg
> 9 kg
28
89
10
14
35,7 15,7
p < 0,05
Trang 5*15 bà mẹ không nhớ cân nặng trước
khi có thai
Từ bảng 10 thấy: có mối liên quan giữa
mức tăng cân/thai kì của mẹ và tình trạng
lúc sinh của con
IV BàN LUậN
1 Hiểu biết về CSTS của thai phụ:
Hiểu biết đầy đủ sẽ có hành vi đúng
trong việc tự chăm sóc sức khoẻ nói chung
kể cả chăm sóc trước sinh Bảng 2.1.cho
thấy mức hiểu biết chung về CSTS của
thai phụ còn thấp; một số tác giả trong và
ngoài nước [8] cũng nêu số liệu tương tự
Điều này sẽ liên quan tới hành vi CSTS
của họ, và có thể tới cả kết quả sinh
2 Thực hành CSTS của thai phụ:
• Chủ động mang thai: trong nghiên cứu
này thấy 72,0% đối tượng nghiên cứu chủ
động mang thai, phần còn lại (28,0%)
mang thai ngoài ý muốn; tỷ lệ này không
khác số liệu của WHO và của một số tác
giả khác [8] Vì thiếu hiểu biết về cách
tránh thai nên mới có thai ngoài ý muốn
Khi đã ngoài ý muốn, không trông đợi thì
sẽ thờ ơ, đôi khi bực bội với chính bào thai
của mình; và dẫn tới giảm bớt, hoặc hoàn
toàn không quan tâm tới CSTS
• Số lần khám thai: trong nghiên cứu
này thấy 60,6% thai phụ được khám thai ít
nhất 3 lần trong một thai kỳ, cao hơn so với
nghiên cứu ở Thuỷ Vân (44,1%), nhưng
thấp hơn so với toàn quốc (80%) [4]
• Khám thai trong 3 tháng đầu: chỉ có
22,7% thai phụ có khám thai trong 3 tháng
đầu, tỷ lệ này quá thấp ở các tỉnh có dự
án "Làm mẹ an toàn" của Bộ Y tế tỷ lệ này
cao hơn rất nhiều 64,4% [3]; ở California
năm 1999 có 95% bà mẹ khám thai trong
3 tháng đầu [5]
• Tiêm phòng uốn ván: Tỷ lệ thai phụ tiêm phòng uốn ván đủ liều trong nghiên cứu này là 83,3%, không khác so với số liệu của các tác giả khác [4]; lý tưởng thì tỷ lệ này phải đạt 100%
• Uống viên sắt/axit folic bổ sung: Trong
nghiên cứu này thấy chỉ có 14,4% thai phụ uống viên sắt/axit folic, tỷ lệ này quá thấp;
ở Nepal tỷ lệ này là 17% [6] và ở ý là 51%;
Dự án bổ sung sắt/axit folic hàng tuần của WHO tại tỉnh Hải Dương cho kết quả khá tốt: tỷ lệ phụ nữ mang thai sử dụng viên sắt/axit folic đạt 100% trong 4 tháng cuối của dự án [1]
• Ăn uống, lao động, nghỉ ngơi trong thời kỳ mang thai:
Ăn uống: Trong nghiên cứu này thấy:
chỉ có 60,6% thai phụ thực hiện đúng việc
ăn uống khi mang thai; nghiên cứu ở Bình Lục cũng nêu số liệu tương tự (62,8%); nhưng các nghiên cứu ở Kim Sơn và Vĩnh Bảo thì cho số liệu thấp hơn (43,6% và 44,3%) [3]; tỷ lệ này phải đạt 100%
Lao động: Lao động nặng trong khi
mang thai và không nghỉ ngơi đúng trước khi sinh là các yếu tố nguy cơ của đẻ non
và có cân nặng thấp lúc sinh; nghiên cứu này cho thấy chỉ có 78,0% thai phụ thực hiện đúng chế độ lao động khi mang thai
và 43,2% thai phụ thực hiện nghỉ việc đủ thời gian cần thiết trước khi sinh; các tỷ lệ này quá thấp; một số nghiên cứu khác [7] cũng nêu số liệu tương tự;
a Các yếu tố liên quan đến số lần
khám thai của thai phụ:
• Mức học vấn: mức học vấn luôn liên
quan tới nhiều vấn đề sức khỏe; mức học vấn càng cao càng thuận lợi cho mọi nhận thức, và dẫn tới hành vi đúng đắn Bảng 3 cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa
Trang 6mức học vấn của thai phụ và việc khám
thai, nhóm có mức học vấn càng cao thì tỷ
lệ khám thai đầy đủ càng cao; một số tác
giả [6] cũng nêu kết luận tương tự; nhưng
một số tác giả khác [8] lại thấy không có
mối liên quan này
• Mức hiểu biết về CSTS của thai phụ:
Nhận thức đầy đủ sẽ có hành vi đúng đắn;
nhận thức sai đã ngăn cản người phụ nữ
sử dụng sự chăm sóc có thể cứu lấy cuộc
sống của họ, và chậm trễ trong việc tìm
kiếm sự chăm sóc là do thiếu hụt về kiến
thức [6] Bảng 4 cho thấy có mối liên quan
chặt chẽ giữa mức hiểu biết về CSTS của
thai phụ và việc khám thai, tỷ lệ khám thai
đầy đủ tăng theo sự tăng của mức hiểu
biết, điều này cũng đã được một số tác giả
[7] đề cập tới;
• Chủ động mang thai: Bảng 5 cho thấy
nhóm bà mẹ chủ động mang thai có tỷ lệ
khám thai đầy đủ (66,3 %) cao hơn rõ rệt
so với nhóm mang thai ngoài ý muốn (45,9
%)
M.A Magadi [6] thấy rằng sự khát khao
mang thai là yếu tố quan trọng liên quan
đến việc khám thai Những người phụ nữ
không muốn mang thai và mang thai
không đúng thời điểm thì không đi khám
thai thường xuyên; Một nghiên cứu ở
California cũng nhận thấy rằng trong số
những bà mẹ không khám thai sớm trong 3
tháng đầu thai kỳ, có đến 66% là không dự
định mang thai; Theo M.R Sable, mang
thai ngoài ý muốn là yếu tố hạn chế bà mẹ
nhận sự chăm sóc sớm và thường xuyên
trong quá trình mang thai
b Tăng cân của thai phụ:
Tăng cân trong thai kì phụ thuộc vào
chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi và
tình trạng dinh dưỡng trước khi có thai
Bảng 6 cho thấy có 67,4% thai phụ tăng >
9kg trong thai kỳ Hà Huy Khôi thấy tăng cân trung bình của phụ nữ ở nông thôn là 6,6 kg và ở thành phố là 8,5kg trong thai kì [2]
3 Liên quan giữa thực hành CSTS với kết quả sinh:
• Tình trạng trẻ lúc sinh: Trong nghiên
cứu này thấy: 8,4% nhẹ cân, 6,9% ngạt, 3,0% non tháng; một số tác giả khác [2] cũng đưa ra các số liệu tương tự; Tỷ tệ đẻ non tại Viện Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh năm
2000 là 10%, tại bệnh viện Trung ương Huế năm 2001 là 8,5% [1], cao hơn rõ rệt
so với số liệu của chúng tôi; điều này cũng hợp lý vì bệnh viện tuyến trung ương thường phải nhận nhiều hơn các trường hợp được tiên lượng là không bình thường khi sinh
• Liên quan giữa việc khám thai trước sinh với tình trạng trẻ lúc sinh: Từ bảng 8
thấy: có mối liên quan giữa số lần khám thai của mẹ với tỷ lệ trẻ không bình thường lúc sinh; mối liên quan này đã được mô tả nhiều trong các nghiên cứu [7] trong và ngoài nước
• Liên quan giữa mức tăng cân của thai
phụ trong thai kỳ và tình trạng trẻ lúc sinh: Tăng cân không đủ trong thai kì sẽ liên quan tất yếu tới tình trạng trẻ lúc sinh; trong nghiên cứu này cũng thấy rõ điều đó: nhóm bà mẹ tăng đủ cân có tỷ lệ con không bình thường lúc sinh thấp hơn rõ rệt
so với nhóm bà mẹ tăng không đủ cân; nhiều tác giả cũng đã nêu lên điều này
v KếT LUậN
Từ các kết quả nghiên cứu trên đây, có thể có các kết luận sau:
1 Sự hiểu biết về chăm sóc trước sinh:
22,0% thai phụ có mức hiểu biết khá, 29,5% có mức hiểu biết trung bình, và
Trang 73 Phạm Minh Tâm (2001), "Tình hình tai biến sản khoa từ 1996-2000 ở Thành phố Hà Nội", Hội nghị Phụ Sản toàn quốc,
tr 52
48,5% có mức hiểu biết kém về các nội
dung cần thiết của chăm sóc trước sinh;
2 Thực hành chăm sóc trước sinh và
kết quả sinh:
4 Cao Ngọc Thành (2001), "Chăm sóc sơ sinh", Tài liệu tập huấn bác sĩ trung tâm y tế huyện và bệnh viện tỉnh về cấp cứu sản khoa, tr 86-90
- Có 72,0% thai phụ chủ động mang
thai; 60,6% đi khám thai đầy đủ; 22,7% có
khám thai trong 3 tháng đầu; 83,3% tiêm
phòng uốn ván đủ liều; 14,4% có uống
viên sắt/axit folic; 60,6% khi mang thai ăn
nhiều hơn bình thường; 78,0% lao động
trung bình hoặc nhẹ; 43,2% nghỉ trước sinh
≥ 30 ngày; 67,4% thai phụ tăng đủ cân
trong thai kỳ
5 Green D.C., Koplan J.P., Cutler C.M (1999), "Prenatal care in the first trimester: misleading findings from HEDIS Health Plan Employer Data and
Information Set", Int J Qual Health Care,
11 (6), pp 465-73 (MEDLINE)
- Các yếu tố: chủ động mang thai, mức
học vấn, mức hiểu biết về chăm sóc trước
sinh của thai phụ liên quan chặt chẽ đến
việc khám thai của họ
6 Magadi M.A., Madise N.J., Rodrigues R.N (2000), "Frequency and timing of antenatal care in Kenya: explaining the variations between women
of different communities", Soc Sci Med, 51
(4), pp 551-61 (MEDLINE)
- Tỷ lệ trẻ không bình thường khi sinh là
18,3%;
- Có mối liên quan giữa tình trạng trẻ lúc
sinh với các yếu tố: số lần khám thai, tính
chất lao động, và mức tăng cân trong thai
kỳ
7 Prozialeck L.L., Pesole L (2000),
"Performing a program evaluation in a family case management program: determining outcomes for low birthweight
deliveries", Public Health Nurs, 17 (3), pp
195-201 (MEDLINE)
TàI LIệU THAM KHảO
1 Bộ Y tế (2002), Chuẩn quốc gia về
các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản,
tr 28 -39
2 Huỳnh Thị Kim Chi (1999), “Những
ảnh hưởng trên việc thực hiện chăm sóc
trước sanh ở vùng nông thôn tỉnh Sông
Bé", Hội nghị Phụ Sản toàn quốc, tr 38
8 World Health Organization (2001), The work of WHO in the Western Pacific region 1 july 2000 -30 june 2001, Fifty-second session, Regional Office for the Western Pacific Manila -Philippines, pp 106-122
Trang 8Summary THE SURVEY ON KNOWLEDGE AND PRATICE RELATED TO PRENATAL CARE OF HUONG LONG COMMUNE PREGNANT
WOMEN AT HUE CITY
A cross-sectional survey on random sample of pregnant women of the Huong Long commune at Hue city, results showed:
- 20.0% of pregnant women had rather good knowledge level on need contents of prenatal care, 29.5% had average level and 48.5% had poor level of knowledge;
- 72.0% of pregnancies were previously planned; 60.6% had full pregnant care; 22.7% had pregnant care during first trimeste; 83.3% had full dose of tetanus vaccin; 14.4% used acid folic and ferrous pills; 60.6% ate more during pregnant period than normal condition; 78.0% did light or average work loads during pregnant period; 43,2% stopped working ≥
30 days before delivery; 67,4% had full weight increasing during pregnancy;
- The factors such as planned pregnancy, educational level, knowledge level on prenatal care of pregnant women were close relationship with their pregnant care;
- Prevalence of new born after being given birth with low general status were 18.3%;
- Having close relationship of new born infant status and the factors such as: frequency
of pregnant care, work loads and weight increasing level during pregnant period