1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Kinh điển: Thuyết quản lý khoa học của F.W.Taylor doc

5 3,5K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 21,47 KB

Nội dung

Kinh điển: Thuyết quản khoa học của F.W.Taylor Các tư tưởng và trường phái quản Hoạt động quản đã có từ xa xưa khi con người biết lao động theo từng nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động. Vai trò của nó đã được thể hiện một cách giản dị qua câu nói dân gian “Một người biết lo bằng cả kho người hay làm”. Về sau, Các Mác đã khẳng định: “Mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung khi thực hiện trên một quy mô tương đối lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý”; và ông hình dung quản giống như công việc của người nhạc trưởng trong một dàn hợp xướng. Bắt đầu từ quản theo kinh nghiệm, đến thế kỷ XX (đặc biệt vào những năm 40) ở phương Tây mới nghiên cứu có hệ thống vấn đề quản với sự xuất hiện hàng loạt công trình, như một “rừng luận quản lý” rậm rạp. Những thuyết đó được đúc kết từ thực tiễn quản và thể hiện các tư tưởng triết học khác nhau, phát triển qua từng giai đoạn lịch sử. Ở Trung Hoa thời cổ đại, tư tưởng đức trị của Khổng Tử với triết Đạo Nhân đã chi phối hoạt động quản lý, chủ yếu đối với việc quản xã hội, đất nước (“trị quốc, bình thiên hạ”) bởi lẽ nền kinh tế thời đó chỉ là tiểu nông, thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Cặp phạm trù Nhân - Lợi đã có ảnh hưởng nhất định đến quản qua tư tưởng nhân bản “làm cho dân giàu, nước mạnh”; được các đời sau kế thừa và phát triển. Đến thời Chiến quốc (280 - 233 trước CN), kinh tế khá phát triển song lại kém ổn định về chính trị - xã hội, Hàn Phi Tử đã chủ xướng tư tưởng pháp trị, coi trọng pháp chế nghiêm khắc và đề cao thuật dùng người. Đó là tư tưởng duy lý, duy lợi được tái hiện sau hơn 2000 năm ở phương Tây trong triết “con người kinh tế”. Các thuyết quản sau này kết hợp cả hai tư tưởng triết học đó để ngày càng coi trọng hơn nhân tố văn hóa trong quản lý. Với sự phát triển thương mại (thế kỷ XVI) và cách mạng công nghiệp ở châu Âu (thế kỷ XVIII), hoạt động quản được tách ra thành một chức năng riêng như một nghề chuyên nghiệp từ sự phân công lao động xã hội. thuyết quản từng bước tách ra khỏi triết học để trở thành một khoa học độc lập - khoa học quản - từ đầu thế kỷ XX cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và sau đó là chủ nghĩa xã hội. Từ “rừng luận quản lý” đó, các thuyết quản lần lượt được quy nạp thành các trường phái quản với đặc trưng khác nhau. Sự phân loại đó thực ra chỉ có ý nghĩa tương đối; số lượng trường phái lúc đầu là 5, 6 và sau đó phát triển thành 11 trường phái gồm: - Trường phái quản theo quá trình làm việc (chính thống, cổ điển) - Trường phái quan hệ giữa người và người (thông qua con người) - Trường phái hành vi quần thể (hành vi của tổ chức) - Trường phái kinh nghiệm (so sánh các phương án) - Trường phái hệ thống hiệp tác xã hội (quan hệ văn hóa các tổ chức) - Trường phái hệ thống kỹ thuật xã hội (sản xuất, văn phòng, con người) - Trường phái phương pháp hệ thống (quan hệ hữu cơ trong tổng thể) - Trường phái luận về quyết sách (chọn phương án khả thi) - Trường phái toán học (dùng quan hệ toán học để thể hiện quyết sách) - Trường phái luận quyền biến (quản theo hoàn cảnh quan hệ với đối sách quản lý) - Trường phái vai trò giám đốc (qua hoạt động thực tiễn của người điều hành các cấp). (“Rừng luận quản lý” - Harold Koong - 1961) Mỗi trường phái về luận quản đều có cống hiến nhất định, cung cấp cho các nhà quản những kiến giải và phương pháp hữu hiệu (với tư cách là công cụ, phương tiện thay vì là nội dung quản lý). Với cuộc cách mạng thông tin phôi thai từ đầu thế kỷ XX, thế giới bắt đầu bước vào một xã hội “hậu công nghiệp” với các cách định danh chưa thống nhất. Từ đó, bắt đầu xuất hiện một số thuyết quản mới, đầu tiên là thuyết “tổng hợp và thích nghi” do Peter Drucker (1909, người Anh) đề xướng qua tác phẩm nổi tiếng “Quản trong thời đại bão táp”. Tuy nhiên hãy còn quá sớm để định hình một trường phái quản “hậu hiện đại”. Việc phân loại các trường phái chủ yếu có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu về luận quản lý. Điều đáng quan tâm hơn đối với các người làm quản thực tiễn là nội dung cụ thể của từng thuyết quản lý, bất kể thuộc trường phái nào miễn là có thể vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của môi trường quản hiện hữu. Trường phái cổ điển - Thuyết Taylor Xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, trường phái quản cổ điển - còn gọi là trường phái phổ biến - gồm hai thuyết quản chính: thuyết quản theo khoa học (do F.W.Taylor là đại diện chủ yếu) và tiếp đó là thuyết quản tổng quát (do H.Fayol đề xướng). Trường phái cổ điển đã đặt nền móng đầu tiên cho khoa học quản với những đóng góp có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ hoạt động quản trong xã hội công nghiệp, mà những nội dung cơ bản của nó vẫn có giá trị cao cho đến bây giờ. Frederick Winslow Taylor (1856 - 1916) xuất thân là một công nhân cơ khí ở Mỹ, kinh qua các chức vụ đốc công, kỹ sư trưởng, tổng công trình sư. Với kinh nghiệm dày dặn của mình, ông đã phân tích quá trình vận động (thao tác) của công nhân, nghiên cứu quy trình lao động hợp (với các động tác không trùng lặp, tốn ít thời gian và sức lực) để đạt được năng suất cao. Đó là sự hợp hóa lao động, theo nghĩa rộng là tổ chức lao động một cách khoa học. Với các công trình nghiên cứu “Quản ở nhà máy” (1903), “Những nguyên lý quản theo khoa học” (Principles of scientific management) năm 1911, ông đã hình thành thuyết Quản theo khoa học, mở ra “kỷ nguyên vàng” trong quản ở Mỹ. Thuyết này sau đó được Henry Ford ứng dụng qua việc lập ra hệ thống sản xuất theo dây chuyền dài 24km trong Nhà máy ôtô con đạt công suất 7000 xe mỗi ngày (là kỷ lục thế giới thời đó). Ngoài ra, Taylor còn viết nhiều tác phẩm có giá trị khác. Ông được coi là “người cha của luận quản theo khoa học”. Nội dung quản theo khoa học dựa trên các nguyên tắc sau: a. Xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của công nhân với các thao tác và thời gian cần thiết để bố trí quy trình công nghệ phù hợp (chia nhỏ các phần việc) và xây dựng định mức cho từng phần việc. Định mức được xây dựng qua thực nghiệm (bấm giờ từng động tác). b. Lựa chọn công nhân thành thạo từng việc, thay cho công nhân “vạn năng” (biết nhiều việc song không thành thục). Các thao tác được tiêu chuẩn hóa cùng với các thiết bị, công cụ, vật liệu cũng được tiêu chuẩn hóa và môi trường làm việc thuận lợi. Mỗi công nhân được gắn chặt với một vị trí làm việc theo nguyên tắc chuyên môn hóa cao độ. c. Thực hiện chế độ trả lương (tiền công) theo số lượng sản phẩm (hợp lệ về chất lượng) và chế độ thưởng vượt định mức nhằm khuyến khích nỗ lực của công nhân. d. Phân chia công việc quản lý, phân biệt từng cấp quản lý. Cấp cao tập trung vào chức năng hoạch định, tổ chức và phát triển kinh doanh, còn cấp dưới làm chức năng điều hành cụ thể. Thực hiện sơ đồ tổ chức theo chức năng và theo trực tuyến; tổ chức sản xuất theo dây chuyền liên tục. Với các nội dung nói trên, năng suất lao động tăng vượt bậc, giá thành thấp; kết quả cuối cùng là lợi nhuận cao để cả chủ và thợ đều có thu nhập cao. Qua các nguyên tắc kể trên, có thể rút ra các tư tưởng chính của thuyết Taylor là: tối ưu hóa quá trình sản xuất (qua hợp hóa lao động, xây dựng định mức lao động); tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp; phân công chuyên môn hóa (đối với lao động của công nhân và đối với các chức năng quản lý); và cuối cùng là tư tưởng “con người kinh tế” (qua trả lương theo số lượng sản phẩm để kích thích tăng năng suất và hiệu quả sản xuất). Từ những tư tưởng đó, đã mở ra cuộc cải cách về quản doanh nghiệp, tạo được bước tiến dài theo hướng quản lý một cách khoa học trong thế kỷ XX cùng với những thành tựu lớn trong ngành chế tạo máy. Người ta cũng nêu lên mặt trái của thuyết này. Trước hết, với định mức lao động thường rất cao đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực. Hơn nữa, người thợ bị gắn chặt với dây chuyền sản xuất tới mức biến thành những “công cụ biết nói”, bị méo mó về tâm - sinh lý, và như vậy là thiếu tính nhân bản. Từ đó, đã từng có ý kiến cho rằng thuyết này đã né tránh, dung hòa đấu tranh giai cấp mang tính cách mạng. Tuy nhiên, tương tự nhiều thành tựu khác của khoa học - kỹ thuật, vấn đề là ở người sử dụng với mục đích nào. Chính vì thế, trong khi Lênin phê phán đó là “khoa học vắt mồ hôi công nhân”, ông vẫn đánh giá rất cao như một phương pháp tổ chức lao động tạo được năng suất cao, cần được vận dụng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó điều kiện lao động được cải thiện và lợi nhuận từ lao động thặng dư được sử dụng để nâng cao mức sống vật chất, tinh thần toàn xã hội. Từ tinh thần cốt lõi ban đầu, đã thu hút nhiều nhà quản tài năng tham gia “Hiệp hội Taylor” để hoàn thiện, phát triển thuyết quản theo khoa học. Qua đó, đã hạn chế tính cơ giới của tư tưởng “con người kinh tế”, đặt nhân tố con người lên trên nhân tố trang bị kỹ thuật, nhân bản hóa quan hệ quản lý, dân chủ hóa sản xuất, phát huy động lực vật chất và tinh thần với tính công bằng cao hơn và đề cao quan hệ hợp tác hòa hợp giữa người quản với công nhân. Đóng góp đáng kể vào quá trình đó có công lao của Henry L. Gantt (1861 - 1919) về hệ thống tiền thưởng; của Ông bà Gilbreth về việc loại bỏ các động tác thừa và về cơ hội thăng tiến của người công nhân, v.v… Thuyết quản theo khoa học chủ yếu đề cập đến công việc quản ở cấp cơ sở (doanh nghiệp) với tầm vi mô. Tuy nhiên, nó đã đặt nền móng rất cơ bản cho thuyết quản nói chung, đặc biệt về phương pháp làm việc tối ưu (có hiệu quả cao), tạo động lực trực tiếp cho người lao động và việc phân cấp quản lý. Các thuyết quản và trường phái quản khác vừa kế thừa thành tựu đó, vừa nâng cao những nhân tố mới để đưa khoa học quản từng bước phát triển hoàn thiện hơn. . Kinh điển: Thuyết quản lý khoa học của F. W. Taylor Các tư tưởng và trường phái quản lý Hoạt động quản lý đã có từ xa xưa khi con. gồm hai thuyết quản lý chính: thuyết quản lý theo khoa học (do F. W. Taylor là đại diện chủ yếu) và tiếp đó là thuyết quản lý tổng quát (do H.Fayol đề

Ngày đăng: 25/02/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w