- Tranh quy trình khâu đột mau
- Mẫu đường khâu đột mau được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu ,mũi khâu dài 2 cm; một số sản phẩm có đường may bằng máy.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, kích thước 20 cm x 30 cm + Len (hoặc sợi) khác màu vải
+ Kim khâu len , thước kẻ, phấn vạch.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:1. Kiểm tra bài cũ: 1. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn khâu được các mũi khâu đột thưa thẳng và đều , em phải làm như thế nào? - Khâu đột thưa thường được áp dụng khi nào?
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ HS chuẩn bị
Giáo viên Học sinh
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ học cách KHÂU ĐỘT MAU.
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu:
+ GV giới thiệu mẫu đường khâu đột mau, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu trên mặt phải, mặt trái của mẫu và kết hợp với quan sát hình 1a, 1b (SGK) để trả lời câu hỏi về đặc điểm của mũi khâu đột mau
- GV giới thiệu đường may bằng máy - GV giải thích thêm: Nếu chia chiều dài mũi khâu trước làm 2 phần bằng nhau, thì mũi khâu sau lấn lên 1 phần của mũi khâu trước.
- Vậy thế nào là khâu đột mau?
- GV cho HS quan sát mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu đột
- HS quan sát các mũi khâu đột mau ở mặt phải, mặt trái của mẫu, kết hợp với quan sát hình 1a, 1b (SGK) nêu đặc điểm của các mũi khâu đột mau
+ Đặc điểm mũi khâu đột thưa: Ở mặt phải các mũi khâu bằng nhau và nối tiếp nhau. Ở mặt trái , mũi khâu sau lấn lên 1/2 mũi khâu trước liền kề
- HS quan sát so sánh sự giống, khác nhau của đường khâu đột mau và đường khâu (may) bằng máy khâu
+ Đường khâu đột mau và đường khâu (may) bằng máy khâu, giống nhau ở mặt phải, khác nhau ở mặt trái. Mặt trái của đường khâu (may) bằng máy khâu giống mặt phải.
- Khâu đột mau là cách khâu từng mũi một để tạo thành các mũi khâu bằng nhau và nối tiếp nhau ở mặt phải đường khâu. Ở mặt trái , mũi khâu sau lấn lên 1/2 mũi khâu trước liền kề
- HS quan sát mẫu, rút ra nhận xét về độ khít, độ chắc chắn của đường khâu ghép
Giáo viên Học sinh
mau với đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Mũi khâu đột mau có tác dụng như thế nào?
- GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
+ GV treo tranh quy trình khâu đột mau và tranh quy trình khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát
+ Hướng dẫn HS quan sát hình 2 (SGK) để nêu cách vạch dấu đường khâu đột mau
+ Hướng dẫn HS quan sát các hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK) để trả lời câu hỏi về cách khâu các mũi khâu đột mau
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ hai bằng kim khâu len
- Nêu cách kết thúc đường khâu đột mau - GV hướng dẫn HS một số điểm lưu ý sau:
+ Khâu đột mau theo chiều từ phải sang trái
+ Khâu đột mau theo quy tắc “lùi 1, tiến 2
+ Khâu theo đúng đường vạch dấu
+ Không rút chỉ chặt quá để được đường khâu thẳng, phẳng
hai mép vải bằng mũi khâu đột mau với đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- Mũi khâu đột mau có tác dụng là khâu được đường khâu chắc, bền
- HS quan sát để rút ra điểm giống nhau, khác nhau trong quy trình và kĩ thuật khâu đột thưa, khâu đột mau
+ Giống nhau: là khâu mũi một và lùi lại 1 mũi để xuống kim
+ Khác nhau: về khoảng cách lên kim - HS quan sát hình 2 (SGK) để nêu cách vạch dấu đường khâu đột mau: giống như cách vạch dấu đường khâu đột thưa - HS đọc nội dung của mục 2, quan sát các hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK), trả lời cách khâu các mũi khâu đột mau: Khâu đột mau theo chiều từ phải sang trái và thực hiện theo quy tắc lùi 1 mũi, tiến 2 mũi trên đường dấu
- 1 – 2 HS dựa vào quan sát thao tác của GV và hướng dẫn trong SGK để thực hiện thao tác khâu các mũi khâu đột mau thứ ba, thứ tư
- 1 – 2 HS trả lời và thực hiện thao tác khâu lại mũi, nút chỉ cuối đường khâu
- 2 – 3 HS đọc mục 2 của phần ghi nhớ
3/ Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là khâu đột mau?
- Nêu đặc điểm của các mũi khâu đột mau và so sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột mau với mũi khâu đột thưa?
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS - Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để thực hành bài “ Khâu đột mau”
Tiết : 8 Kĩ thuật
KHÂU ĐỘT THƯA (TT)I. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa - Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu - Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận