1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học: Phần 1

58 20 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Năng Lực Cảm Thụ Văn Học Cho Học Sinh Tiểu Học
Tác giả Chu Thị Phương
Trường học Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Chuyên ngành Giáo Dục Tiểu Học
Thể loại Luận Văn
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 4,21 MB

Nội dung

Cuốn sách được biên soạn dành cho đối tượng sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học các trường Đại học, Cao đẳng khi học Học phần Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học. Nội dung cuốn sách gồm có 3 chương và được chia thành 2 phần, phần 1 trình bày những vấn đề chung phát triển năng lực tiếp nhận và cảm thụ văn học ở Tiểu học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Trang 1

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TIẾP NHẬN

Trang 2

KHOA GIAO DUC TIEU HOC T5 Chu Thị Phương

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TIẾP NHẬN

VA CAM THU VAN HOC CHO HOC SINH TIEU HOC

Trang 4

ti NĨI ĐẤU

Chương 1

'NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NẴNG LỰC TIẾP NHẬN VA CAM THU VĂN HỌC CH0 HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1 TACDUNG CUA VAN HOCVA Ý NGHĨA CỦA ĐỌC VĂN, TIẾP NHẬN VAN HOC DOI Vt

LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC

1.1.1 Van học và đọc văn mở rộng thế giới tâm hồn, thế giới hiểu biết và hình thành nhân cách,

tình ảm thẩm mĩ đo học ính a tui ho

1.12.Vän học vã đọc vẫn phát tiển ngơn ngữ, tự duy cho họcsinh Tiểu học

1.13.Văn học vả đọc văn ổ khả năng phát iển năng lựcliên tưởng, tưởng tượng cho họcsinh Tếu học 1.2 QUAN NIEM VETIEP NHAN VA CAM THU VAN HOC

1.11.Quan niệm v tiếp nhẫn vẫn học

13 MỘTSỐVẤN ĐỀ VỀ NẴNG LỰC ĐỌC VÂN, wr NHẬNVÀ Adugtlt HỤC

123.1 Nang uc?

133 Đánh giá năng lực đọc văn tiếp nhận và cảm thụ văn học ca họcsinh Tiếu học

1.4, BAC BIEM COA HOAT BONG ĐỌC VĂN, TIẾP NHẬN VÀ CẮM THU VAN HOC

1.4.1 Tinh sng tao ca ban oc trong qua tinh doc van, iép nhận và cảm thụ văn họ 1.4.2.Tinh chi quan và tính khách quan trong cảm thụ vẫn hoc

14 COSO KHOA HOC CUA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỨC TIẾP NHẪN VA CAM THU VAN HOC

(H0 HỌC SINW TIỂU HOC

1-41.Từ quanniệm về ân bản văn học và tác phẩm văn chương -đối tượng nhân thú thẩm mĩ đến Việc phát iển năng lựiếp nhân và cảm thụ vấn học đo họcsinh Tiểu học

1.42 Đặc điểm tâm lílúa tuổi học sinh Tiểu học rong tiếp nhận và cảm thụ vấn học

Trang 5

6 PHATTRIEN NANG LUCTIEP NHAN VA CAM THU VAN HOC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

15 BAC DIEM NOI DUNG DAY HỌC ĐỌC HIỂU, CẢM THU VAN HOCTRONG CHUONG TRINH, SACH GIAO

KHOA DAY BOC OTIEU HOC

1.5.1 Văn bản dạy đọc hiểu và cảm thụ vấn học trong ch giảo khoa tiếng Việt a van ban

vân học cĩ khả năng phát tiến hing tha vn hoc cho họ sinh Tiểu học 53 1.5.2 Vn bn day doc iéu va im thu vn hoctrong sch gio kno “Ting it” la vn bin vừa tíh hợp giữa dạy

Văn và dạy Tiếng vừa hát tiển năng lựcđọc vân cho học nh Tiết học 58

TOM TAT CHUONG 1 ST

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 58 3 (hương? PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NẴNG LỰC ĐỌC,

TIẾP NHẬN VÀ CẢM THỤ VÂN CH0 HỌC SINH TIỂU HỌC

2.1 NGUYENTACPHATTRIEN NANG LUCDOC, TEP NHAN VA CAMTHU VAN HOC CH0 HỌC SINHTIỂU HOC 61

61 61

2.11.ảm bảntính dỉnh thế của văn bản trang tiếp nhận và cảm thy van hoc 2.1.2 Bim bio ich hap ita day Ting Viet va day doc Van cho học sinh tiếu học

1.13 Tạo điều kiện để họcsinh được học đọc Văn và tiếng Việt bằng hình thức trả nghiệm

và sảng tạ -6 1.1 Bảm bảo sựkếthợp hài hủa giữa giáo dục thẩm mĩ với các chức năng nhận thức, giáo dục trong phát

triển năng lựtiếp nhận và cảm thụ vẫn học cho họcsinh Tiểu học .6Ÿ 3.15 (hủ trọng rèn Mĩ ing doc van với việc hình thành và phát triển văn hĩa đọc trong phát triển nâng lực tiếp nhận tà cm thụ văn học 64 2.2 861 DUONG, PHAT TRIEN CAC NANG LUCTRONGTEPRHANVA CM TAW VHC (H0 H0C SINH TIỂU HỌC 66 1.21.Bối đưỡng, phát iển ác năng lực trong tiếp nhận, cảm thụ văn họccho họcính Tiểu học 66 3.2.2 Hướng dẫn phát triển năng lực đọc văn trong tiếp nhận và cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học 70 -132.Sidụng hệthống câu bỏi để hưởng dẫn họcsinh họcsinhTiểu học đọ vân tiếp nhân và cảm thụ võn học,

2.23 Hướng dẫn họcsinh tham gia đặt cu hồi trung quá trình tiếp nhận và cảm thụ văn học, _- 23, TOCHUCTIEP NHAN VA CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HOC SINH TIỂU H0! „110

23.1 Hung dn chung -110

3.2 uy trình hướng dẫn họcsinh cảm thụ vẫn học mal)

2.3.3 Hướng dẫn hoe sinh viét bai cam thu van hoc

Trang 6

TOM TAT CHUONG 2 3

CÂU HOI VA BÀI TẬP § ỹ ỹ 116

Chương3

'HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BÀI TẬP CẢM THỤ VĂN HỌC Ở TIỂU HỌC

3.1 NGUYÊN TÁC LƯA CHỌN NGỮ LIÊU XAY DUNG BAI TAP CAM THU VAN HOC, 3.2 CAUTAO BAITAP CAMTHU VAN HOC Sst u/ggQ0 06

3.3 GIOITHIEU BAITAP LUYENTAP CÂMTHỤ VÂN HỌC CH0 HỌC SINH TIỂU HỌC 33.1.B tập cảm thụ văn họccho học ỉnh lớp 1

33.2 Bãi tập cảm thụ vẫn học cho họcsinh lớp 2 3⁄33 Bãi tập cảm thụ vẫn học cho hocsinh kip 3 343⁄4.Bài tập dm thụ văn học cho hocsinh lp 4 3.35 Bãi tập cảm thụ vẫn học cho họcsinh lp 5

TĨM TẤT (HƯƠNG 3 CAU HOI VA BAI TAP

Trang 7

LỜI NĨI ĐẦU

Lí thuyết tiếp nhận văn học ra đời đã làm thay đổi cách nhìn trong tiếp nhận và cảm thụ văn chương ở nhà trường Việt Nam từ bậc Phổ thơng cho đến Đại học Từ những năm 80 của thế ki XX đến nay, nhiều thành tựu nghiên cứu vẻ khoa học tiếp nhận và cảm thụ văn học đã đặt nền mĩng vững chắc cho việc nghiên cứu tiếp nhận, cảm thụ, giải mã loại hình nghệ

thuật này Vậy thế nào là cảm thụ văn học? Thế nào là đồng sáng tạo trong,

tiếp nhận và cảm thụ văn học? Bản chất dạy văn, đọc văn là gi? Hoc sinh lứa tuổi Tiểu học đã đủ khả năng để tiếp nhận, cảm thụ văn chương hay

chưa? Những câu hỏi đĩ đã đần được hé mở và làm sáng tỏ qua nhiều

cơng trình nghiên cứu cĩ giá trị khoa học như: Cảm thy van học, giảng day săn học (1983), Giáo trình Phương phép day hoc van, Van chương, bạn đọc, sáng

tgo (2011), Phương pháp luận giải ma van bản pãn học (2014) và rắt nhiều cơng,

trình nghiên cứu khác của cĩ Giáo sư Phan Trọng Luận; Hiểu vin, day vin, Kĩ năng dọc hiểu ăn (GS.TS Nguyễn Thanh Hùng); Đọc hiểu păn - một khẩu đội phá trang nội dung tà phương pháp dạ tăm hiện nay của GS.TS.Trần Đình Sử; Dạy học nấm ở trường phổ thơng (GS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương); Dạy

lip doc & Tiéu hoc (GSTS Lé Phuong Nga) và nhiều cơng trình nghiên cứu

khác của các nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực này Các nghiên cứu đã khẳng định được hướng đi đúng đắn trong việc tiền hành, tổ chức dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường từ bậc Phố thơng đến bậc Đại hoc

Cuốn sách Phát triển nang lực liếp nhậm tà cảm thụ ăn học cho học sinh Tiểu học được biên soạn trên cơ sở kế thừa, phân tích, vận dụng các thành tựu nghiên cứu vẻ lí thuyết tiếp nhận văn học để vận dụng trong phát

triển năng lực đọc, tiếp nhận và cảm thụ văn học cho đối tượng học sinh

Trang 8

đến với học sinh Tiểu học là cả một quá trình nghiên cứu, tìm tịi và đã được trải nghiệm thực tế Mong muốn của tác giả là dạy Tập đọc ở Tiểu học hiện nay sẽ là giờ học sinh được học cách đọc để các em tự mình biết đọc và hiểu văn bản Biết cách đọc hiểu thì tự các em sẽ tiếp nhận được các loại văn bản và cao hơn sẽ cảm thụ được bất kì bài thơ, bài văn, câu

chuyện nào trong sách giáo khoa Tiếng Việt cũng như sách, báo ngồi

chương trình Biết cách đọc, trong mỗi em sẽ tự hình thành văn hĩa đọc - một thứ văn hĩa khơng thể thiếu trong hành trang của mỗi bạn đọc từ khi cịn nhỏ tuổi Cách đọc được hình thành và phát triển qua trải nghiệm ở

từng bài học cụ thể đĩ là con đường đề phát triển năng lực đọc tiếp nhận

và cảm thụ văn cho học sinh một cách bền vững Biết cách đọc - đĩ là con

đường để tự học thường xuyên và lâu dài Cuốn sách cĩ 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung phát triển năng lực tiếp nhận và

cảm thụ văn học ở Tiểu học

Chương 2: Phương pháp phát triển năng lực đọc tiếp nhận và cảm

thụ văn học cho học sinh Tiểu học

Chương 3: Hướng dẫn xây dựng bài tập luyện tập tiếp nhận và cảm

thụ văn học trong chương trình Tiểu học

Cuốn sách được biên soạn dành cho đối tượng sinh viên Khoa Giáo

dục Tiểu học các trường Đại học, Cao đẳng khi học Học phần Bồi dưỡng, năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học Chúng tơi hi vọng đây

sẽ là một tài liệu hữu ích tham khảo cho giáo viên Tiểu học khi dạy đọc

trong nhà trường, đây sẽ là một tài liệu hỗ trợ cho phụ huynh học sinh

Tiểu học khi hướng dẫn các em đọc hiểu các bài văn, bài thơ; đồng thời là tài liệu tham khảo cho bạn đọc nĩi chung quan tâm đến cách đọc văn

Trang 9

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

TIẾP NHẬN VÀ CẮM THỤ VĂN HỌC CH0 HỌC SINH TIỂU HỌC IỤCTIÊU

1 Phan tich và hiểu được tác dụng của vẫn học và ý nghĩa của việc đọc văn, iếp nhận và cảm thụ văn họcđối vớ lúa tuổi học inhTiểu học

2 Hiểu đượccáckháiniệm iễn quan đến đọc văn tiếp nhân văn học và cảm thụ văn học 3 Hiểu đượcmộtsố vấn đềíluận về tiếp nhận và cảm thụ văn học ởTiề học

4 Phân tích và hiểu được những đặc điểm tâm lí la tui học sinh tiếu học trong tiếp nhận và cảm thự văn học

5, Phân ích được đặc điểm nội đung ngữ êu đọc vấn, tiếp nhận vận và cảm thụ vn học trung sảch giáo khoa Tiếng Việt ấp Tiếu học

1.1 TÁC DỤNG CỦA VĂN HỌC VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỌC VĂN, TIẾP NHẬN VĂN HỌC ĐỐI Với LỮA TUỔI HOC SINH TIEU HOC

1 Van hoc va doc van mé rng thé gidi tim hén, thé gid hiểu biết và hình thành nhân cách, tình cảm thẩm mí cho học sinh lứa tuổi Tiểu học

Kinh nghiệm trong đời sống văn hố dân tộc và nhà trường Việt

Nam cũng như thế giới từ trước đến nay cho thấy, văn chương cĩ tac dụng vơ cùng sâu sắc đối với việc mở rộng thế giới tâm hẳn con người,

hình thành nhân cách, nuơi dưỡng, phát triển cảm xúc thẩm mĩ đồng thời để lại Ấn tượng lâu bên trong quá trình làm người, lập nghiệp ở mỗi con người Những trang hỏi kí, những dịng tự thuật của các nhà văn hố lớn,

các nhà văn, nhà thơ đã khẳng định và nhân mạnh tác dụng của văn chương trong đời sống tỉnh thần con người, đặc biệt đỗi với trẻ em Khi

Trang 10

nhà trường, dạy học văn chương cho học học sinh, dạy cho học sinh biết cách đọc văn là một trong những yếu tổ cĩ tính chiến lược Bàn vẻ vẫn để dạy văn trong nhà trường, Viện sĩ Mikhancỗp cho rằng, khơng thể giảm

bớt việc day học Văn trong nhà trường, như thé chỉ cĩ nghĩa làm giảm

nhẹ việc giáo dục nhân văn cho học sinh, Để nhằm mục đích giáo dục

con người phát triển tồn diện, ở trường tiểu học, việc tăng cường dạy Hơn nữa, thực tế cho thầy, trong

đời sống con người, từ lâu, văn chương đã trở thành nhu cảu khơng thể thiếu Lồi người đường như từ lúc bắt đầu sống và tổ chức cuộc sống xã

hội là bắt đầu làm nghệ thị ậ thấy tác

phẩm văn chương là tiếng nĩi đồng cảm lớn lao, là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, là sự gắn bĩ mật thiết giữa từng cá thể và cộng đồng, là sự

giải quyết mâu thuẫn giữa cái hữu hạn của cuộc sống và cái khát vọng,

Vĩnh hằng của con người Theo C Mác, nghệ thuật là niềm vui lớn nhất

con người tự tạo cho mình được, Khơng phải ngẫu nhiên mà tác p

văn chương lại gắn bĩ sâu sắc với cuộc sống con người, với vận mệnh lồi người như vậy Đĩ là do vị thế của văn chương trong đời sống văn hố

sống con người Cũng bởi, văn chương khơng đơn thuần là trị chơi giải trí mà cái lẽ tổn tại của nĩ bắt rễ sâu xa trong chính sự tồn tại và hồn thiện của con người Vì vậy, quan tâm đến việc dạy Văn cho học sinh từ bậc Tiểu học là tắt yêu va can tl van cho học sinh là điều thật cần thi: xã hội và đ

Văn học trong nhà trường, dù là mơn học độc lập hay tồn tại dưới

hình thức tích hợp thì nĩ vẫn “như một thứ dưỡng chất nuơi sống và phát triển tâm hồn con người” Bởi học văn là “để tự học, tự nhận thức ra cái

hay, cái đẹp ở bản thân người học sinh trước khi cĩ sự bổ sung, bù đắp của người khác” Văn chương cĩ sức mạnh đặc biệt, cĩ khả năng thay đổi cả nếp sống, nếp nghĩ của con người

“Tác phẩm văn chương là loại văn bản giàu tính nghệ thuật, tính sáng tạo và cĩ khả năng tồn lại lâu bền trong lịch sử văn hố, tư tưởng dân tộc Mặc dù cĩ những đặc trưng khu biệt, tác phẩm văn chương tơn tại

với tư cách là một hình thái nhận thức mở

người Mỗi tác phẩm văn chương là một “cuốn sách giáo khoa của đời

Trang 11

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE PHATTRIEN NẴNG LỰC TIẾP NHẶN VÀ CẢMTHỤ VĂN HộC —_ 13

thấy, nhiều tác phẩm văn chương đã để lại ấn tượng lầu bẻn trong kí ức

tuổi thơ và nĩ cẳn thiết như thế nào với họ trong quá trình làm người,

lập nghiệp Giáo sư Đặng Thai Mai qua “Hồi kí thời thanh thiếu niên” da

tâm sự: “Tơi lớn lên trong mơi trường yêu thích văn chương” Dưới ảnh

hưởng của giáo dục gia đình, của thế hệ cha chú, của thầy, của bạn, tơi

cũng đã biết những giờ phút mê li khi được đọc một bài thơ hay, một tap sách tốt và văn chương đã tác động đem lại hiệu quả để rồi gĩp phần làm nên một nhân cách lớn, một nhà văn hố lớn” và “chỉ mong muốn làm

sao chứng minh một cách trung thành, khoa học những yếu tố nào đã

hình thành nên con người tơi, tư tưởng tơi, nhận thức tơi” Theo Lé Quy Đơn, “văn chương là gốc lớn của sự lập thân, là việc lớn của sự kinh tế”

Tác phẩm văn chương với tuổi thơ trở thành người bạn đồng hành

khơng thể thiểu trong đời sống tỉnh thần của các em Mỗi lần đọc sách,

các em cảm thấy dường như được đi du lịch trong thế giới tự nhiên, xã hội

phong phú và sinh động Mỗi câu chuyện diễn tả một cảnh đời gắn liền

với từng số phận và những cách lí

trong trang sách khơng những mang đến cho các em sự nhận thức mới, cuộc sống khác nhau Mọi điều

cảm giác khoan khối khi khám phá ra điều kì lạ mà cịn gĩp phần nâng, cao tam hiểu biết Các em cứ đọc, cứ ngẫm rồi tự lúc nào thấy mình “lớn

hơn” Khám phá và thể hiện đời sống tâm lí, văn chương giúp bạn đọc

nhỏ tuổi dẫn dẫn liên hệ đến cuộc sống của bản thân để rồi tự phát hiện

ra chính mình Sự nhận thức đĩ cĩ khả năng biến thành quá trình tự ý

thức ở mỗi người đặc bi

xúc Chuyện văn chương là chuyện con người, chuyện tình cảm “Cái gì của con người, thuộc vẻ tâm hỗn thì khơng xa lạ với trẻ em” Việc để cho

trẻ được tiếp xúc với cái đẹp của hình tượng nghệ thuật, rất cĩ thể sẽ cĩ

những tác dụng thiết thực mà ta khơng ngờ tới Theo VA Xukhomlinxki (người thẳy đã từng dạy đỗ và chăm sĩc cuộc sống trẻ em lứa tuổi tiểu

đối với trẻ em, lứa tuổi rất nhạy cảm về mặt cảm

Trang 12

mà vơ cùng sâu sắc, thám thía đến đời sống tính thần con người Nhà thơ

Phạm Hồ đã tâm sự: “Tơi sống với biển Quy Nhơn từ lúc cịn bé Vậy mà

cĩ hiểu gì biển đâu Biển chỉ là nơi chúng tơi tắm, đá bĩng, hoặc mang,

chiếu ra ngủ Nhưng đến khi được nghe thẩy Mùi giảng bài “Đêm đại

dương” của Víchto Huygơ thì tơi mới hiểu ra là biển khơng phải như vậy

Lần đầu tiên tơi ngồi nghe tiếng sĩng võ mà đúng là trong đĩ cĩ tiếng

người vợ, người con, người mẹ đang than thở, nhớ tiếc những người chồng, người cha, người con ra đi trên mặt biển rồi khơng bao giờ trở vẻ

nữa Lần đầu tiên nhìn vẻ nơi chân trời mặt biển tơi mới hiểu đầy khơng

chỉ là ranh giới giữa cái sống và cái chết, giữa sưm họp và chia li” Văn

chương khơi dậy cảm xúc, làm cho con người ta biết khĩc, biết cười, biết

vui, buồn, yêu, ghét, nĩ bồi dap cho họ một thứ vốn liếng văn hố quan

trọng Thật khĩ hình dung một con người sống mà khơng cĩ cảm xúc, khơng cĩ tình cảm Thực tế cho thấy, “khơng một sự nghiệp lớn nào trong, cuộc sống cĩ thể làm nền mà khơng cĩ tình cảm lớn” Tỉnh cảm, đĩ là đất sinh sơi của những hành vi đạo đức cao cả Theo VA, Xukhomlinxki, “ở

dau thiếu sự nhạy cảm, sự tỉnh tế trong việc tri giác thế giới xung quanh

thì ở đấy cĩ những con người nhẫn tâm và tàn nhẫn Sự nhạy cảm, sự

tỉnh tế của tâm hẳn được hình thành trong thời thơ âu Nếu bỏ lỡ những

năm tháng thơ ấu thì về sau sẽ khơng bao giờ bù đắp được” Tinh cam thường trực tiếp đẫn đến hành động, Cĩ tình cảm tích cực thì mới cĩ

hành động tích cực Nguyễn Đình Thí đã nhận xét, văn chương “đốt lửa

trong lịng người ta”, cĩ sức cổ vũ và cảm hố con người vơ cùng mạnh

mê và bền vững

B.T Li-kha-chốp khi đánh giá về khả năng tác động của nghệ thuật

trong giáo dục thấm mĩ cho học sinh, trong một cơng trình nghiên cứu về “Lí luận giáo dục thẩm mĩ cho học sinh phổ thơng”, đã nhận xét: “Vì

Trang 13

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE PHATTRIEN NÀNG LỰC TIẾP NHẶN VÀ CẢM THỤ VĂN HỌC —_ 15

tranh với cái xấu xa trong con người, biết tìm cái tốt của con người và thức tỉnh trong tâm hẳn họ sự xâu hố, chí căm thù và lịng dũng cảm, biết

làm tất cả để con người trở nên lành mạnh hơn và tắm đẫm cuộc sống con người trong sáng thiêng liêng của vẻ đẹp” M Gorki (trong Tơi đã

học lập như thể nào) đã viết: “Càng đọc, trong lịng tơi càng tràn đầy tỉnh

than lành mạnh và hãng hái Tơi trở nên điểm tĩnh hơn, tin ở mình hon, làm việc hợp lí hơn và ngày càng ít để ý đến vơ số những chuyện bực bội

trong cuộc sống Và mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi

bước lên tơi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và sự thèm khát cuộc sống ấy ”

Sức mạnh kì diệu của văn chương là như vậy Văn chương ngầm tác động vào tâm hồn, làm cho con người cĩ sự chuyển biến trong suy nghĩ, hành động Đĩ “là một lĩnh vực khoa học phản ánh phạm trù tiến hĩa của

con người Nĩ cĩ tính chất truyền thơng, di truyền “gien” cho thế hệ sau và hình thành phát triển “sự đột biến trong quá trình hồn thiện con người”

Văn chương bồi đắp và thanh lọc cảm xúc làm cho con người trở nên trong sáng, cĩ cuộc sống nội tâm phong phú và sâu sắc Hơn bắt cứ hoạt động ý thức tỉnh thần nào, văn chương cĩ khả năng đặc biệt trong việ

phát hiện và diễn tả sự bí ẩn, huyền diệu của đời sống tâm linh, của từng số phận và tính cách con người Văn học chân chính giúp con người sống, sâu sắc hơn với nhân vật, với tác giả để tự nhận thức vẻ mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và tự hồn thiện nhân cách Nhà văn Võ Quảng đã khẳng định: “Vai trị thơ ca hố ra vĩ đại Nĩ xây dựng được cả tính cách con người, nĩ gĩp phẩn vững chắc và cĩ tính chiến lược để làm nảy sinh yếu tố nhân đạo, đặt nền mĩng cho một nếp sống cao quý, sống cĩ lí tưởng và hiểu nghĩa vụ làm người”

Mỗi loại hình nghệ thuật đều cĩ khả năng tác động riêng biệt Văn chương khơng miêu tả cảnh trí tài tình bằng hội hoạ, cũng khơng bộc

lộ cảm xúc mãnh liệt như âm nhạc , nhưng nĩ là con đường cùng một lúc đi tới trái tim lẫn khối ĩc con người, khiến họ nhận thức sáng rõ hơn

sống sinh động với vơ vàn mối quan hệ xã hội, những điều hay, lẽ

phải và hướng tới tự điều chỉnh, tự bổ sung để hồn thiện về tri thức, về

Trang 14

kém phần quan trọng như chăm lo phát triển trí tuệ, Cảm xúc thuộc về tình cảm, tâm hỗn Một con người tình cảm yếu đuối, đửng dưng khơng biết xúc động, một con người ích kỉ, nhỏ nhen tỉ tiện - con người ấy chỉ

gop phan đầu độc cuộc sống và gây tai hoạ cho xã hội Lê-vơn Ba-đa-li-an

(Chủ tịch hội Quốc tế nghiên cứu về đặc tính trí não trẻ em) đã khuyên nên cho trẻ em đọc và thuộc nhiều thơ hay để ngăn ngừa tai hoạ

Bản thân trẻ em là cái dep, cái dẹp ấy chưa hồn chỉnh, chưa đủ mầu sắc, đường viễn Vì thế, cản giáo dục cái đẹp cho trẻ em từ rất sớm Lứa tuổi học sinh tiểu học thích đọc truyện cổ tích, cũng bởi truyện cổ tích gắn liễn với cái đẹp Truyện cổ tích chứa đựng những mơ hình, những biểu tượng,

đầu tiên về chính nghĩa và phí nghĩa Nĩ gĩp phần phát triển những cảm

xúc thẩm mĩ ở các em: lịng cao thượng, sự mẫn cảm chân thành trước nỗi bắt hạnh, đau đớn và khổ ải của mỗi con người Thiếu tình cám, con người trở nên khơ cần, trồng trải Đọc truyện cổ tích, trẻ em nhận thức thế giới khơng chỉ bằng trí tuệ mà cịn bằng trái tim Lứa tuổi học sinh tiểu học là tuổi của sự vươn lên để trở thành người lớn, gánh vác những cơng việc của

người lớn Các em cần những tình cảm tích cực giống như con người cần

khơng khí và ánh sáng Làm quen với việc phân tích, lí giải và giải quyết vấn để cuộc sống trong sách vở, đĩ là con đường để các em tích luỹ dẫn kinh nghiệm để mạnh mẽ hơn và biết cư xử trong cuộc đời thực Theo Nguyễn Đình Thị, “Nghệ thuật cĩ sứ mệnh quan trọng là nâng cao sự hiểu

biết của con người nhưng sứ mệnh hết sức quan trọng nữa của nĩ là nuơi

sống tình cảm làm cho tình cảm của con người luơn mới mẻ như một bơng, hoa lúc nào cũng vừa mới mở ra xong khơng bao giờ héo”

Trẻ em giầu cảm xúc, dễ xúc động Giáo dục và hình thành nhân cách học sinh ở lứa tuổi này nên bát đầu từ việc khơi dậy cảm xúc Văn học cĩ khả năng đi sâu vào nội tâm, phát hiện và diễn tả sự bí ẩn trong đời sống, tâm linh con người Một mơn học như vậy rất cần cho trẻ em Boi “vic

giáo dục nghệ thuật cho ta khơng phải những kiến thức và khơng hẳn là

những kĩ năng mà chủ yếu là phong cách sống, hoặc cĩ lẽ đúng hơn - cái nên của hoạt động sống”, Muốn cĩ được “cái nền của hoạt động sống”, con người cần được rèn luyện và tu dưỡng từ khi cịn rất nhỏ Việc hình

Trang 15

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE PHATTRIEN NÀNG LỰC TIẾP NHẶN VÀ CẢMTHỤ VĂN HỌC —_ 17

từ khi cịn thơ bé Chủ tịch Hỗ Chí Minh đã từng căn Boi đưỡng thế

hệ cách mạng cho đời sau là một việc rit quan trong va can thiết” “Phải xây dựng con người mới ngay từ lúc mới lọt lịng và ở mọi lứa tuổi”

Văn chương cĩ sức mạnh kì điệu đối với đời sống tỉnh thắn con

người Song điều đĩ phụ thuộc hồn tồn vào giá trị tác phẩm cũng hiệu quả tiếp nhận ở người đọc Tất cả những cuốn sách tốt đều giống nhau

ở chỗ chúng sẽ thật hơn sự thật và sau khi đọc xong, người đọc cảm thầy

dường như tắt cả những điều trong sách đã xảy ra và mình cĩ quyền lựa

chọn giữa tốt và xấu, sự hồi hận và buơn rằu, cá nhân và mọi người Vì

vậy, văn chương cho trẻ em cần phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em và cĩ

khả năng khơi động đến nơi sâu kín nhất của tình cảm con người, rọi

ột nguồn ánh sáng vào tâm linh để làm cho các em sống tốt hơn, cao

quý hơn Mặt khác, giáo dục văn học cho các em khơng cĩ nghĩa là biến trang sách xinh đẹp thành những bài học khơ khan, cứng nhắc, đưa các em vào kỉ luật trong sự bẻ nát, vụn vặt theo ý muốn của người lớn Trẻ em cĩ những ý thích, cách nhìn và cách nghĩ riêng Văn chương cĩ sức mạnh đặc biệt nhưng chỉ cĩ tác dụng và gây ra hiệu quả ở người đọc khi

nào “cái bên ngồi” chuyển trực tiếp thành “cái bên trong” của chủ thể “Lời gửi của nghệ thuật khơng những là một bài học luân lí hay một triết li về đời người hay những lời khuyên xử thế, hay một sự thực tâm lí hoặc

ơi Mỗi tác phẩm lớn như r‹

sáng riêng khơng bao giờ nhồ đi, ánh sáng ấy từ bấy giờ biển thành của

ta và chiều toả lên mọi sự việc ta sống, mọi con người ta gap, làm thay đồi

vào tắt cả bên trong chúng ta một ánh

hẳn mắt ta nhìn, ĩc ta nghĩ”

1.1.2 ăn học và đọc văn phát triển ngơn ngữ, tư đuy cho học sinh Tiểu học

Tác phẩm văn chương xây đựng hình tượng bằng hệ thống ngơn từ

Ngơn từ nghệ thuật là ngơn từ được chọn lọc giống như vàng đã qua bàn

tay người thợ kim hồn mới trở thành đồ trang sức quý giá, cĩ giá trị thẩm

mĩ cao Ngơn từ là lời nĩi và được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng: lời nĩi miệng (thể hiện qua âm thanh), lời nĩi viết (biểu hiện qua chữ viết)

Trang 16

phong phú, đa dạng Lấy ngơn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng, văn

chương vừa cĩ điều kiện thuận lợi trong việc tái hiện quá trình tư duy và phát triển tư đuy, vừa cĩ khả năng tác động gợi lên những liên tưởng, tưởng tượng trong tâm trí người đọc Văn bản văn học, ngơn ngữ và tư

duy cĩ mối quan hệ rất gắn bĩ Trong quá trình đọc văn bản, học sinh

đồng thời vừa đọc, vừa quan sát để phát hiện được trong hệ thơng ngơn

từ các từ ngữ quan trọng, những từ ngữ then chốt (từ ngữ mang thơng

tin của văn bản mà nhà văn Nguyễn Tuân đã gọi đĩ là những chữ mới) đồng thời vừa xử lí các thơng tin mà mắt tiếp nhận được Hoạt động đọc đã làm cho não thường xuyên vận động và luơn nảy sinh cảm xúc hưng phần Cái hay của văn học chính là ở chỗ luơn mang đến cho người đọc những trạng trái cảm xúc khác nhau một cách tự nhiên đo chủ thể tự cảm nhận chứ khơng phải do người khác mang đến Đọc sách nĩi chung và

đọc sách văn học là con đường để phát triển ngơn ngữ (làm giàu vốn từ, tích cực hĩa vốn từ) và phát triển tư duy

Mật khác, tác phẩm văn chương thường chứa đựng những vấn đề Vấn để trong tác phẩm gợi ra ở người đọc như cầu tìm hiểu, suy ngẫm, phan đốn, phân tích và so sánh, tổng hợp Vì vậy, vẫn để đặt ra trong tác

phẩm thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng và khả năng tác động,

Hình tượng trong tác phẩm văn chương cĩ khả năng tác động trực tiếp

và muốn lĩnh hội, địi hỏi người đọc phải sử dụng những thao tác tư duy khác nhau Thơng qua hình tượng nghệ thuật, bạn đọc nhận thức các sự

vật, hiện tượng bằng các thao tác cắt nghĩa, phân tích, liên tưởng, tưởng

tượng Do vậy, khơng cĩ gì lạ khi đọc xong tác phẩm, bạn đọc - đặc biệt là

bạn đọc nhỏ tuổi đã đặt ra hàng loạt các câu hỏi Vì sao? Và tại sao? Quá trình trẻ em suy nghĩ tìm lời giải đáp là quá trình các em tư duy, quá trình

tập luyện suy nghĩ trước những tình huống co van đề Nhìn từ gĩc độ

này, tác phẩm văn chương thực sự là nguồn kích thích vơ tận, tạo điều

kiện cho tư duy phát triển

Trang 17

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE PHATTRIEN NĂNG LỰC TIẾP NHẶN VÀ CẢM THỤ VĂN HỌC —_ 19

Khi

đọc tác phẩm, học sinh khơng; những cĩ khả năng trỉ giác về tác phẩm mà

các em càng cĩ điều kiện hiểu sâu quy luật của tự nhiên bấy nhiêu cịn cĩ khả năng phác hoạ, sáng tạo nghệ thuật một cách độc đáo Những, hình ảnh được các em xây dựng trong quá trình trí giác thường chứa đựng

sắc thái tươi sáng của cảm xúc Sự phong phú về cảm xúc của tri giác là

điều kiện để phát triển năng lực sáng tạo ở lứa tuổi học sinh tiểu học Ở lứa tuổi này, sự hứng khởi của cảm xúc cĩ liên quan đến sự phát triển của tế

bào thân kinh Quá trình sinh lí diễn ra trong não trẻ một phần gắn liễn với

tinh dé xúc cảm Khi trẻ ở trong trạng thái căng thẳng, hứng khởi, say mê

thường xảy ra sự tăng cường đỉnh dưỡng cho các tế bào của vỏ bán cầu đại

não Những lúc như vậy, sự suy nghĩ của trẻ em trở nên đặc biệt trong sing,

và hoạt động trí nhớ diễn ra mạnh mẽ hơn Vì thế, trong giảng dạy, chúng ta cần tạo cho trẻ sự hứng thú trong tiếp nhận trì thức và sử dụng trí thức

Bởi nếu thiếu cảm hứng và xúc cảm thẩm mĩ thì khơng thể cĩ sự phát triển trí tuệ của trẻ em với đầy đủ giá trị của nĩ

Trẻ em thích đọc sách văn học, đặc biệt thích đọc truyện cổ tích và

các câu chuyện cĩ nhiều yếu tổ li kì Truyện cổ tích cĩ kha nang phát triển

ngơn ngữ và tư duy mạnh mẽ, Những hình ảnh trong truyện cổ tích

cĩ sức lay động và gợi cảm sâu xa Ngơn ngữ truyện cổ tích sống động, trong nhận thức của các em Đọc truyện cổ tích, trái tim trẻ ngây ngất bởi

những từ ngữ giàu âm thanh, giầu hình ảnh Những từ ngữ ấy khơng chỉ

gĩp phần làm giàu vốn từ mà cịn giúp các em cảm nhận được những sắc

thái tỉnh tế nhất của cái đẹp Với trẻ em, truyện cổ tích, trị chơi, trí tưởng

tượng là ngọn nguồn sinh động của tư duy, của tình cảm và khát vọng

cao đẹp Những hình tượng kì vĩ nhưng gần gũi, sinh động; những lời

nĩi mang sắc thái tinh tế trong các câu chuyện thần thoại, cố tích, các tác

Trang 18

và ngơn ngữ của trẻ Học sinh lứa tuổi Tiểu học khơng những thích nghe kể chuyện, thích đọc truyện (trong đĩ cĩ truyện cổ tích), các em cịn cĩ khả năng sáng tác truyện cổ tích và các câu chuyện bằng trí tưởng tượng phong phú nhưng hồn nhiên như chính con người các em vay,

Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học, tác phẩm văn chương cịn được coi là trực quan sinh động của việc sử dụng từ ngữ Đọc tác phẩm, các em

vừa học được cách dùng từ, cách viết câu, vừa tự mở rộng vốn từ và tích cực hố vốn từ cho bản thân Các em ngạc nhiên và phần chắn nhận ra vẻ đẹp lung linh, huyền ảo nhưng rất chân thật của từ tiếng Việt khi xuất hiện đúng với từng ngữ cảnh Do vậy, thơng qua đọc tác phẩm, học sinh cịn được rèn kĩ năng quan sát từ ngữ, rèn phản xạ nhanh, nhạy trong, việc phát hiện những từ ngữ được dùng khác với cách nĩi thơng thường

Đĩ là con đường làm giàu vốn từ cho học sinh

Ví dụ, đọc đoạn văn tả cảnh làng mạc ngày mùa của nhà văn Tơ Hồi (Bài Quang cảnh làng mạc ngàu mùa, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5), các

em thường chú ý tới những từ ngữ miêu tả sắc độ của những màu vàng,

khác nhau được hiện lên đa dạng, “biến hố” khơn lường: vàng hoe, vàng

xuộm, vàng lịm, vàng xãm, màu vàng nhìn thấy bằng mắt và cả những màu vàng chỉ được cảm nhận bằng tâm tưởng (vàng trù phú, đầm 4m, vàng như những vạt áo nắng )

Quan sắt nhận ra và ngạc nhiên đến kì lạ trong cái “biến hố” linh hoạt của từ tiếng Việt ở từng ngữ cảnh cụ thể, điều đĩ sẽ kích thích khả năng sáng tạo của học sinh trong quá trình tập nĩi, tập viết cũng như quá trình sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày Từ những nhận thức về sự giầu và đẹp của tiếng Việt qua tác phẩm văn chương, các em biết

yêu và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, một trong những yếu tố vun dap tinh yéu con người, yêu quê hương, đất nước Văn chương cĩ tác

dụng kích thích sự sáng tạo ở các lĩnh vực của đời sống Đọc một áng văn

hay, tự nhiên người ta muốn sống tốt hơn, muốn làm một cái gì đĩ cĩ ích cho đời Nĩi về kinh nghiệm viết văn, nhà văn Nguyễn Tuân tâm sự mỗi

khi cảm thấy sức sáng tạo đuối đi, “chữ nghĩa rủ nhau bỏ đi đâu mắt cả”,

ơng lại đọc Truyện Kiểu Những vẫn thơ tuyệt tác của Nguyễn Du giúp

Trang 19

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE PHATTRIEN NANG LUCTIEP NHẶN VÀ CẢMTHỤ VĂN HỌC —_ 21

khi học lớp Ba, tình cờ anh đọc truyện ngắn viết cho trẻ con của nhà văn Tơ Hồi, anh rất thích câu chuyện “Ị ớ ø” và câu chuyện này gợi cho anh viết bài tho “O 6 0” với nội dung hồn tồn khác Chỉ “nhặt một vài chữ mới” trong mỗi câu chuyện, song với “vài chữ mới” ấy đã kích thích khả năng sáng tạo khơng cùng đối với những tâm hồn nhạy cảm Hình thành

và phát triển ở học sinh năng lực quan sát ngơn ngữ nhằm phát hiện

những từ hay, những chữ mới trong hoạt động khi đọc sách nĩi chung, đọc tác phẩm văn học đĩ cũng là hình thức làm giàu vốn từ và sử dụng, von từ của học sinh 1.1.3 Van học và đọc văn cĩ khả năng phát triển năng lựcliên tưởng, tưởng tượng cho học sinh Tiếu học

Liên tưởng và tưởng tượng là gì? “Liên tưởng là từ chuyện này nghĩ đến chuyện khác, từ chuyện người ngẫm ra chuyện mình Liên tưởng trong, văn chương cũng là từ một câu, một đoạn hoặc một bài văn gợi ra những

suy nghĩ, cảm xúc về những gì con người đã sống, đã trải, đã cảm, đã thấy”

“Tưởng tượng là tạo ra trong tâm trí hình ảnh về những cái khơng cĩ trước mặt hoặc chưa hẻ cớ”! Liên tưởng và tưởng tượng là những phẩm chất của

tư duy Trong quá trình tiếp nhận văn chương, nhờ liên tưởng, tưởng tượng,

bạn đọc cĩ thể làm sống lại những hình tượng văn học Theo L X Vugotxki, “Trí tưởng tượng khơng phải là một trị đùa vu vơ của trí tuệ, khơng phải là

một hoạt động lơ lửng trên khơng mà là một chức năng cần thiết cho cuộc

sống” Tưởng tượng là một phẩm chất vồ cùng quý giá của trí tuệ và phẩm

chất ấy cần được bồi dưỡng một cách thận trọng ngay từ tuổi ấu thơ Lênin

đã nĩi vẻ tưởng tượng sau: “Thật là sai lam nếu nghĩ rằng chỉ cĩ nhà thơ

mới cần cĩ tưởng tượng Đĩ là một định kiến ngu xuẩn! Ngay cả trong tốn

học cũng cần cĩ tưởng tượng, khơng cĩ nĩ thì khơng thể tìm ra phép tính vi

phân và tích phân được Tưởng tượng là một phẩm chất cực kì quý báu” VJ Kiếc-pơ-trép (tác giả những cuốn sách về “C sở tĩnh học” và “Giấo trình sức sặt liệu”) đã khẳng định: “Truyện cổ tích là người bạn đồng g minh, , một kĩ sư mà hơi tho ấu khơng được bồi dưỡng bằng truyện cổ tích thì khĩ mà cĩ thể trở thành một người sáng tạo được” EM Đơ-xtợ-ep-xki hồi cuối đời

Trang 20

mình đã viết cho một người làm cha như sau: “Bác bảo bác chưa từng bao giờ cho con gái mình đọc một tác phẩm văn học nào, vì sợ sẽ ảnh hưởng lầm

phát triển ĩc tưởng tượng của cháu Tơi thiết nghĩ như thể hồn tồn khơng, đúng đầu Ốc tưởng tượng vốn là một sức mạnh tự nhiên trong con người, lại cảng là sức mạnh trong mọi đứa trẻ Ở trẻ em, ngay từ khi cịn rất ít tuổi ĩc tưởng tượng đã phát triển và địi được thoả mãn hơn tắt cả các phẩm chất

khác Khơng thoả mãn ĩc tưởng tượng thì hoặc sẽ làm cho nĩ thụ chột đi hoặc ngược lại để cho nĩ phát triển một cách quá sức (cũng là cĩ hại) bằng,

những sức mạnh của bản thân mình Sự căng thẳng quá đáng như thế chỉ cĩ

tác dụng lâm mệt mỏi tỉnh thần của đứa bé quá sớm” Điều đĩ cho thấy, đối với trẻ em ở lứa tuổi học sinh tiểu học, việc đọc sách văn học rất cần thiết cho

việc phát triển ĩc tưởng tượng và năng lực tư duy

Con người trong thời thơ âu phải trải qua thời kì của các bài luyện tập suy nghĩ Những bài tập luyện này bao hàm sự nhìn nhận các sự vật và hiện tượng Trẻ em nhìn hình ảnh trực tiếp, sau đĩ tưởng tượng và xây dựng hình ảnh trong ĩc mình Quan sát sự vật và xây dựng hình ảnh tưởng tượng trong ĩc, hai cấp độ của hoạt động tư duy khơng mâu thuẫn Khi đọc truyện cổ tích hoặc bắt kì một tác phẩm văn chương nào, hình tượng nghệ thuật được

các em tri giác, hình dung và hình ảnh ấy được xây dựng như một thực tại

rõ rệt Xây dựng những hình ảnh tưởng tượng, đĩ là mảnh đắt màu mỡ để

phát triển tư duy

Thế giới của các câu chuyện viễn tưởng, cổ tích, thơ ca là thế giới của

những ước mơ và tưởng tượng Tính chất mộng tưởng này cĩ sức truyền

cảm mạnh và cĩ vị trí quan trọng trong các tác phẩm nghệ thuật Nĩ mở rộng

thế giới thực để người đọc cĩ thể cảm nhận ở phạm vỉ rộng rãi hơn quá khứ, hiện tại và tương lai về cái cĩ thật, cái cĩ thể cĩ và cái nên cĩ, cái đang sống và cái mã con người mong ước Phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, phát triển

tư duy cho học sinh lứa tuổi tiểu học bằng văn chương vừa phù hợp với đặc trưng văn học, vừa phù hợp với tâm lí lứa tuổi

Thời thơ ấu là thời kì quan trọng nhất của một đời người Đĩ khong

Trang 21

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE PHATTRIEN NẴNG LỰC TIẾP NHẶN VÀ CẢMTHỤ VĂN HộC —_ 23

em đã trải qua thời thơ ấu ra sao Theo Lép Tơnxtơi, đứa trẻ từ lúc ra đời đến

khi lên năm tuổi tiếp nhận để bồi bổ cho lí trí, tình cảm, ý chí và tính cách của mình nhiều hơn gap nhiều lẫn so với từ khi lên 5 tuổi đến hết cuộc đời A.X.Makarenco cũng nhắc lại tư tưởng đĩ: lên 5 đứa trẻ như thế nao thì lớn

lên trở thành người như thế Rõ ràng, việc giáo dục, hình thành nhân cách,

bởi đưỡng năng lực nhận thức và tư duy cho trẻ phải bắt đầu từ rất sớm

Ngay từ bậc tiểu học, nhà trường cần hình thành cho học sinh những cơ sở

ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài vẻ tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động Qua các tác phẩm văn chương, các em cịn học tập cách làm việc hết sức hết lịng, cĩ

tinh than trach nl

„ cĩ đạo đức của nhà văn, nhà thơ Văn chương cĩ sức mạnh kì điệu như thế, cho nên, học sinh tiểu học cần được sớm tiếp cận với

tác phẩm văn chương và đạy học văn ở bậc học này là tắt yếu trong mối quan hệ tích hợp với dạy Tiếng

1.2 QUAN NIỆM VỀ TIẾP NHẬN VÀ CẢM THỤ VĂN HỌC

1.1.1 Quan niệm về tiếp nhận văn học

Tiếp nhận văn học, về thực chất là một cuộc giao tiếp, đối thoại tự do

giữa người đọc và tác giả thơng qua tác phẩm Nĩ địi hỏi người đọc tham

gia với tắt cả trái tim, khối ĩc, hứng thú và nhân cách, trỉ thức và sáng tạo

"rong tiếp nhận văn học, người đọc ở vào một tâm trạng đặc biệt, vừa quên

mình, nhập thân, vừa sống và thể ngÌ nội dung của tác phẩm, vừa phân thân và duy trì khoảng cách thẩm mĩ để tiếp nhận tác phẩm từ bên ngồi, để thưởng thức tài nghệ hoặc nhận ra điều bắt cập, hoặc cắt nghĩa khác với

tác giả

Theo Lí luận tấn học tắn đề từ suy nghĩ (1995), nĩi đến sáng tạo và tiếp nhận là nĩi đến cuộc đối thoại giữa tác giả và người đọc thơng qua tác phẩm, sau đĩ là cuộc đối thoại giữa người đọc với người đọc về và từ tác phẩm đĩ”

Bản chất của tiếp nhận văn học là cuộc giao tiếp, đối thoại Cuộc giao tiếp này cĩ nhiều chiều khác nhau: giao tiếp giữa người đọc và tác giả thơng qua tác phẩm, giữa các thế hệ người đọc khác nhau thuộc các nền

Trang 22

1.1.2 Quan niệm vế cảm thụ vẫn học

Cảm thụ văn học (theo Từ điển Tiếng Việt) là nhận biết được cái tế nhị bằng cảm tính tỉnh vi Ví dụ: cảm thụ cái hay, cái đẹp; Khả năng cảm thụ nghệ thuật

A France cho rang, tiếp nhận văn học đĩ là một cuộc đối thoại tay đơi giữa tác giả và độc giả

V.Huygo coi đĩ là một trận đầu mà kết quả khĩ biết trước được A, Tơnxtơi khẳng định, cảm thụ nghệ thuật cũng khĩ như sáng tác nghệ thuật vậy

Nhà văn Anh Đức: “Khi đọc, tơi khơng chỉ thấy dịng chữ mà cịn thấy cảnh tượng ở sau dịng chữ, trí tưởng tượng nhiễu khi dẫn tơi đi xa,

vẽ thêu ra lắm điều thú vị”

Theo Nguyễn Lai, trong “ Ngơn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn

học” (1996), thụ cảm (cảm thụ) là một hình thức phản ánh cao, nĩ khơng, phải là sự phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vật mà là một sự vật tồn vẹn Quá trình thụ cảm là quá trình tạo ra một sự phản ánh bằng cách làm giàu thêm hệ thống những hình ảnh, những kiến thức đang tiểm năng dưới dạng này hoặc dạng khác trong nhận thức của con người”

Cảm thụ văn học là đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở mức độ cao nhất Người đọc khơng chỉ nắm bắt thơng tin mà cịn phải thẩm thấu được thơng tin, phân tích, đánh giá được khả năng sử dụng ngơn từ của

tác giả, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc và cĩ thể

truyền thụ cách hiểu đĩ cho người khác

Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều

u sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể trong tác phẩm (cuốn truyện,

bài văn, bài thơ ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ thậm chí một từ ngữ cĩ giá trị trong câu văn, câu thơ),

Cảm thụ văn học là một quá trình tiếp nhận, hiểu, cảm được văn chương, tính hình tượng của văn chương, đặc trưng ngơn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn chương

Trang 23

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE PHATTRIEN NÀNG LỰC TIẾP NHẶN VÀ CẢM THỤ VĂN HộC —_ 25

tính hàm ẩn trong tác phẩm, cĩ thể mang đến cho tác phẩm những giá

trị mới qua đĩ tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi bản thân theo chuẩn mực của cái đẹp

Quá trình cảm thụ văn học địi hỏi ở người đọc những năng lực khác

nhau, trong đĩ cĩ năng lực đọc hiểu, năng lực quan sát ngơn ngữ để phát

hiện những tín hiệu nghệ thuật, năng lực phân tích, cắt nghĩa và năng lực

khái quát, tổng hợp, năng lực phát hiện chủ đề, tư tưởng chủ đẻ của tác phẩm và năng lực tự nhận thức - năng lực đọc văn

1.3 MOT SO VAN DE VE NANG LUC DOC VAN, TIẾP NHẬN VÀ CẢM THỤ VÂN HỌC

1.3.1 Nang lực là gì?

Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn cĩ để thực hiện một hoạt động nào đĩ; là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho

con người khả năng hồn thành mộtloại hoạt động nào đĩ với chất lượng, cao”, Năng lực là “ khả năng được hình thành và phát triển, cho phép con người đạt được thành cơng trong hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ” Năng lực của con người chỉ hình thành và phát triển trong hoạt động

Năng lực (competence) cĩ nguồn gốc tiếng La-tinh là “competenlia”

cĩ nghĩa là gặp gỡ Trong tiếng Anh, từ năng lực được sử dụng với nhiều nghĩa cụ thể gắn với các lĩnh vực khác nhau, trong những tĩnh huống va ngữ cảnh riêng Cĩ lẽ vì thế mà trong tiếng Anh xuất hiện một số từ cùng,

nghĩa với từ năng lực như: Competence, Ability, Capability, Efficiency, Capacity, Potentiality, Aptitude Tuy nhiên, thuật ngữ được sử dụng, phé bién nhat van la Competence (hoac Competency)

Cũng giống như tiếng Anh, trong tiếng Việt, từ năng lực gan nghia với một số từ khác như tiêm năng, kha nang, ki nang, tai nang, thậm chí cịn cĩ nét nghĩa gần với năng khiếu Theo Từ điển Tiếng Việt „ tiềm năng

Trang 24

cái vốn cĩ về vật chất hoặc tỉnh thân để cĩ thể làm được việc gì” Kĩ năng, là “khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh

vực nào đĩ vào thực tiễn” Tài năng là “năng lực xuất sắc, khả năng làm

giỏi và cĩ sáng tạo một việc gì” Năng khiếu là “tổng thể nĩi chưng những

phẩm chất sẵn cĩ giúp con người cĩ thể hồn thành tốt một loại hoạt

động khi chưa được học tập và rèn luyện trong hoạt động đớ” Cũng theo Từ điển Tiếng Việt thì năng lực là (1) “khả năng, điều kiện chú quan hoặc tự nhiên sẵn cĩ để thực hiện một hoạt động nào đĩ; (2) Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hồn thành một loại hoạt động,

nào đĩ với chất lượng cao” Theo cuốn “Gĩc 0à nghĩa từ Việt thong dung”,

năng lực là một từ Hán - Việt, trong đĩ “năng là làm nổi việc; lực là sức mạnh; năng lực là sức mạnh làm nổi việc nào đĩ” Từ những diễn giải

trên của Từ điển Tiếng Việt, cĩ thể thấy giữa năng lực và các từ đã nêu cĩ

điểm chung giống nhau: cùng chỉ khả năng của con người cĩ thể thực hiện một hoặc một số việc nào đĩ Năng lực bao gồm cả khả năng sẵn cĩ và được đào tạo để thực hiện cơng việc một cách hiệu quả ở chất lượng,

cao Khác với tiểm năng, năng lực chủ yêu hiện ra trong hiện thực chứ

khơng ở dạng tiểm tàng Khác với khả năng nĩi chung, năng lực là “một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị ở việc hồn thành cĩ

kết quả một hoạt động nào dé” Nang luc cing khơng giống với tài năng

vì tài năng là “mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hồn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đĩ”, và càng khác với năng khiếu - khá năng cĩ tính bẩm sinh Cịn so với kĩ năng, năng lực lại cĩ phạm vi nghĩa

rong hơn Về điều này, ta cĩ thể tham khảo D.S Rychen và L.H Salganik :

“Năng lực khơng chỉ là kiến thức và kĩ năng, nĩ nhiều hơn thế Năng lực

bao gồm khả năng đáp ứng các yêu cầu phức tạp dựa trên việc huy động

các nguồn lực tâm lí (bao gồm cả kĩ năng và thái độ) trong một hồn cảnh cụ thể Ví dụ, khả năng giao tiếp hiệu quả là một năng lực dựa trên kiến thức của mỗi cá nhân về ngơn ngữ, kĩ năng thực hành và thái độ hướng

tới những người mà ta đang giao tiếp”

Từ bình điện Triết học, năng lực “hiểu theo nghĩa rộng là những đặc tính tâm lí của cá thể điều tiết hành vi của cá thể sống củ

Trang 25

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE PHATTRIEN NÀNG LỰC TIẾP NHẶN VÀ CẢM THỤ VĂN HộC —_ 27

tâm lí của con người khiến cho nĩ thích hợp với một hình thức hoạt động, nghề nghiệp nhất định đã hình thành trong lịch sử” Cũng theo quan

điểm này, “Năng lực của con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội”,

nĩ “khơng những do hoạt động của bộ não quyết định mà trước hết là do trình độ phát triển lịch sử mà lồi người đã đạt được Theo ý nghĩa đĩ thì năng lực của con người khơng thể tách rời với tổ chức lao động xã hội và với hệ thống giáo dục thích ứng với tổ chức đĩ”

Từ bình diện Tâm lí học, năng lực “là tập hợp các tính chất hay phẩm

chất của tâm lí cá nhân, đĩng vai trị là điều kiện bên trong, tạo thuận

lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định” Đĩ là “tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu câu của hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đĩ cĩ kết quả tốt Năng lực

“khơng phải là một thuộc tính tâm lí xuất sắc nào đĩ mà là tổ hợp các

thuộc tính tâm lí của cá nhâi

Từ bình điện Giáo dục học, năng lực là “khả năng được hình thành

và phát triển cho phép con người đạt được thành cơng trong một hoạt

động thể lực, trí lực hoặc nghẻ nghiệp Năng lực được thể hiện ở khả năng thi hành một hoạt động, thực thí một nhiệm vụ”

Trong Lí luận dạy học hiện đại, năng lực được quan niệm là “điểm hội Jn sàng tụ của nhiều yếu tổ như trí thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự s hành động và trách nhiệm đạo đ

Trong khoa học vẻ xây dựng và phát triển Chương trình giáo dục của một số quốc gia, “năng lực cĩ thể định nghĩa như là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cĩ gắng dựa trên nhiều nguồn lực Những khả

năng này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất cả những gì học

được từ nhà trường cũng như những kinh nghiệm; những kĩ năng, thai

độ và sự hứng thú; ngồi ra cịn cĩ những nguồn bên ngồi ” (Chương

trình giáo dục Québec của Canada) Đĩ là “một khả năng hành động hiệu quả hoặc là sự phản ứng thích đáng trong các tình huống phức tạp nào đĩ” (Chương trình giáo dục của New Zealand); “là những kiến thức (knowledge), ki nang (skills) và các giá trị (values) được phản ánh trong

Trang 26

và hành động kiên tì, liên tục cĩ thể giúp một người trở nên cĩ năng lực, với ý nghĩa làm một việc gì đĩ trên cơ sở cĩ kiến thức, kĩ năng và các giá trị cơ bản” (Chương trình giáo dục của Indonesia)

Từ lĩnh vực kinh tế học, khái niệm năng lực cũng đã được đề c:

dưới các gĩc nhìn của các chuyên gia Trong Hội nghị chuyên đề

những năng lực cơ bản của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ~ Organization for Economic Cooperation and Development), RE.Weinert cho rằng “năng lực được thể hiện như một hệ thống khả năng, sự thành

thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, cĩ thể giúp con người đủ điều kiện

vươn tới một mục đích cụ thể” Cũng tại diễn đàn này, J-Coolahan quan niệm: năng lực là “những khả năng cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và thiên hướng của một con người được phát triển thơng qua thực hành giáo dục”

Từ gĩc độxã hội học, Rycher quan niệm: “Năng lực làm việc là khả năng

đáp ứng các các yêu cầu hoặc tiến hành thành cơng một cơng việc Năng lực này bao gồm cả khía cạnh nhận thức và phi nhận thức” Cịn theo Winch

và Foreman-Peck, “năng lực làm việc là một hỗn hợp bao gồm các hành

động, kiến thức, giá trị và mục đích thay đổi bối cảnh” MeLagan cho rằng:

“năng lực được hiểu là mị hợp các kiến thức, thái độ, và kĩ nãng hoạ

cách chiến lược tư đuy mà tập hợp này là cốt lõi và quan trong cho việc

tạo ra những sản phẩm đầu ra quan trọng”

Theo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể (Chương trình dự thảo năm 2018), năng lực là khả năng thực hiện thành cơng hoạt động

trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức,

kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niễm tin, ý chí, Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt

động của cá nhân đĩ khi giải quyết các vẫn để của cuộc sống

Cĩ thể nhận thấy, năng lực là khả năng tổng thể tiềm ẩn bên trong,

mỗi con người và được biểu hiện ra bên ngồi bằng việc đáp ứng, xử lí và giải quyết tốt những đồi hỏi, yêu cầu trong cơng việc, học tập, cuộc sống, của người đĩ trong những hồn cảnh và mơi trường sống khác nhau

Trang 27

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE PHATTRIEN NÀNG LỰC TIẾP NHẶN VÀ CẢM THỤ VĂN HộC —_ 29

chung trong các định nghĩa trên, đĩ là: năng lực là khả năng thực hiện (performanece), làm việc dựa trên hiểu biết chắc chắn, kĩ năng thuần thục và thái độ phù hợp Năng lực là những kiến thức (knowledge), kĩ năng (skills) va các giá trị (values) được phản ánh trong thĩi quen suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân

Trong đọc văn, tiếp nhận và cảm thụ văn học, năng lực là khả năng tái hiện, phát hiện, lí giải, đánh giá đúng, trúng những tín hiệu nghệ

thuật và phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực tư duy, hiểu và cĩ khả

năng sáng tạo khi đọc văn bản văn học Năng lực văn là năng lực tiềm ẩn n cĩ trong mỗi bạn đọc va khả năng ấy được bộc lộ, phát triển trong quá trình đọc tiếp nhận văn học

1.3.3 Đánh giá năng lực đọc văn, tiếp nhận và cảm thụ văn học của học sinh Tiểu học

Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học, năng lực đọc văn, tiếp nhận và cảm thụ văn học được biểu hiện ở những thành tố và mức độ khác nhau

Thành tố và mức độ Những biểu hiện cụ thể

Nhận biết

~ Nhận biết được thể loại, thể tài của văn bản ~ Nhận biết được bồ cục của văn bản

~ Nhận biết được các yếu tổ ngơn ngữ của văn bản (từ ngữ, biện

pháp tu từ, các kiểu câu, đoạn văn )

- Nhận biết được nội dung của văn bản

~ Nhận biết được thơng tin phản ánh, miêu tả trong văn bản (sự vật, hiện tượng, con người, sự kiện, diễn biến các sự kiện .)

Phát hiện

~ Phát hiện được các tín hiệu nghệ thuật trong văn bản (từ ngữ, hình ảnh, câu, các biện pháp tu từ, phương tiện tu từ )

Trang 28

Phân tích, lí giải

~ Kết nối các thơng tin trong văn bản (ngơn ngữ, hành động của nhân

vật, lời bình của tác giả ) để giải thích các tín hiệu nghệ thuật trong văn bản

~ Kết nối các thơng tin ngồi văn bản (bối cảnh thời đại, tác giá, hồn

cảnh sáng tác, tri thức vẻ thể loại, kiến thức văn hĩa, xã hội, kinh nghiệm cá nhân ) để cất nghĩa các tín hiệu nghệ thuật trong văn bản

~ Kết nối thơng tin trong văn bản, ngồi văn bản để hiểu được van ban

Đánh giá

~ Nhận xét được nội dung và nghệ thuật của văn bản

~ Nhận xét được thơng điệp nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ - Phản biện được những nội dung đặt ra trong văn bản Vận dụng

~ Rút ra được bai hoc cho ban than

~ Sử dụng các thơng tin trong van ban vao giai quyét cdc tinh huéng, trong cuộc sống

- Khái quát hĩa quá trình đọc hiểu thành các quy tắc, cách thức, phương pháp đọc hiểu

~ Đọc hiểu được các văn bản tương tự ~ Viết được những cảm nhận của mình Sang tao

- Bé sung nhitng gid trị mới cho văn bản

~ Viết tiếp văn bản

~ Chuyển thể loại hình văn bản (kịch bản, biểu diễn, vẽ thành bức tranh dựa theo nội dung văn bản )

Ở mỗi độ tuổi, học sinh cĩ những biểu hiện năng lực khác nhau trong quá trình đọc, tiếp nhận và cảm thụ văn học

Trang 29

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE PHATTRIEN NANG LUCTIEP NHẶN VÀ CẢMTHỤ VĂN HỌC —_ 31

coi là ngơi nhà thứ hai của em? Em hình dung ngơi trường và vẽ lại thành

bức tranh? Hoặc viết lại những cảm xúc của em về ngơi trường

1.4 ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỌC VAN, TIEP NHAN VA CAM THU VAN HOC

1.4.1 Tinh sang tao ca ban doc trong quả trình đọc văn, tiếp nhận và cằm thụ vẫn học ng tạo trong tiếp nhận và cảm thụ văn học đã tồn tại

: đồng sáng tạo, đồng sáng tác Cĩ ý kiến cho rằng, cảm thụ văn học là một quá trình đồng sáng tác (M Gorki) Tsêkhơp cũng đã cĩ lần nĩi, luơn chờ đợi ở bạn đọc đưa đến những giá trị cho

tác phẩm của mình V Asmus - nhà mĩ học Xơ Viết, đề

sáng tạo trong tiếp nhận văn học cho rằng, tác phẩm văn học là một

bộ xương và người đọc sẽ thêm vào đĩ phần máu thịt Thực tế, trong, quá trình dạy học tác phẩm văn chương, hàng loạt các câu hỏi đã được dat ra liên quan đến khái niệm đọc văn, tiếp nhận văn học, cảm thụ văn học như; đến van dé

ng tạo trong tiếp nhận, cảm thụ văn học và sáng tạo trong sáng tác văn học của nhà văn cĩ phải là một khơng? Hai quá trình sáng tạo này giống nhau và khác nhau như thể nào? Cĩ phải đĩ

là quá trình đồng sáng tạo hay khơng? Sáng tạo trong tiếp nhận văn

học là gì? Cảm thụ văn học là hoạt động mang tính chủ quan, càng chủ quan càng sâu sắc nhưng giáo dục trong nhà trường lại cĩ tính định hướng Vậy giải quyết mâu thuẫn này như thể nào trong dạy học tác phẩm văn chương? Đọc văn cĩ phải là đọc hiểu khơng? Đọc văn cĩ phái là tiếp nhận văn học khơng? Tính mức độ của tiếp nhận văn học và cảm thụ văn học?

Quá trình sáng tác của nhà văn, nhà thơ là quá trình sáng tạo Để

cho ra đời tác phẩm văn chương - sản phẩm tỉnh thần, nhà văn, nhà

thơ đã trải qua quá trình nhận thức, tìm hiểu, khám phá hiện thực cuộc sống (HTCS) bậc (1) - thơng qua lãng kính chủ quan sáng tạo ra văn bản văn học - HTCS bậc 2 (hiện thực cuộc sống trong tác phẩm văn học) Hiện thực cuộc sống (2) này bất nguồn từ HTCS (1) nhưng đã được hiện thực hĩa, khái quát hĩa Nhân vật và cuộc sống trong

Trang 30

trong xây dựng hình tượng, sáng tạo các chỉ tiết nghệ thuật ) Hiện

thực trong tác phẩm được tái hiện bằng hệ thống ngơn từ Hệ thơng ngơn từ này cũng là ngơn từ được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày:

nhưng được nâng lên thành ngơn từ nghệ thuật Ngơn từ nghệ thuật

cĩ đặc tính khác với ngơn ngữ đời sống ở tính hình tượng, tính biểu

cảm, tính hàm súc, tính tổ chức cao và tính chính xác Từ ngữ sử dụng, trong tác phẩm đã được nhà văn, nhà thơ lựa chọn kĩ càng và phải đạt tới độ tỉnh, rất tỉnh sao cho phù hợp với từng ngữ cảnh Đặc biệt nhà văn, nhà thơ trước và trong sáng tạo nghệ thuật thì luơn hình dung trước mắt mình hình ảnh của bạn đọc, hướng đến bạn đọc, chờ đợi ở bạn đọc Cĩ thể hình dung quá trình sáng tạo của nhà văn như sau:

NHÀ VÃNRHTCS (1) 8 VBVH (HTCS 2) BẠN ĐỌC

Cảm thụ văn học cũng là hoạt động sáng tạo Nếu nhà văn bằng vốn

sống, vốn hiểu biết, bằng sự trải nghiệm cuộc sống, bằng ngơn ngữ nghệ

thuật và bằng cảm xúc mãnh liệt để tạo nên văn bản văn học thì người

đọc cũng bằng vốn sống, vốn hiểu biết và bằng các năng lực khác nhau, với nhiều trạng thái tâm lí khác nhau để đọc, tiếp nhận tác phẩm và cảm

thụ văn học Điều đĩ đúng như Marx đã nhận định: sản phẩm khơng chỉ

tạo ra một đối tượng cho chủ thể mà cịn tạo ra cho chủ thể đối tượng

Bạn đọc tiếp nhận hiện thực cuộc sống bậc (1) qua hình ảnh của hiện thực cuộc sống bậc (2) được phản ánh trong tác phẩm Và trong quá trình tiếp nhận, rất cĩ thể xuất hiện ở bạn đọc hình ảnh của hiện thực cuộc sống bậc (3) và nhiều giá trị mới khác Hiện thực cuộc sống (3) là hiện thực cuộc

sống được tạo nên trong sự tưởng tượng, liên tưởng của người đọc, bằng,

năng lực tiếp nhận của người đọc Dựa trên hệ thơng hình tượng trong tác phẩm, người đọc đã phát hiện và cảm nhận được những giá trị thẩm mí,

những điều nhà văn gửi gắm đến bạn đọc bằng cách nĩi hàm ngơn trong tác phẩm Những giá trị bạn đọc phát hiện và mang đến cho tác phẩm nhiều khi nhà văn, nhà thơ cịn chưa tính đến trong quá trình sáng tác Sáng tạo của người đọc trong tiếp nhận văn học đã gĩp phần làm phong phú, sinh động sự sống hình tượng tác phẩm Quá trình sáng tạo giữa nhà

Trang 31

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE PHATTRIEN NẴNG LỰC TIẾP NHẶN VÀ CẢMTHỤ VĂN HộC —_ 33

động tự điều chỉnh theo hướng vừa phân tích vừa tổng hợp để thâm nhập

vào nội dung và hình thức của tác phẩm Trong tiếp nhận và cảm thụ văn học, nếu người sáng tác điều chỉnh ngơn ngữ để thể hiện mình thì người

tiếp nhận điều chỉnh mình để thâm nhập, khám phá hệ thống ngơn ngữ Đĩ là hai quá trình khác nhau giữa hai chủ thể sáng tác và tiếp nhận nhưng,

điều đĩ lại hồn tồn cĩ thể xảy ra nhằm đạt tới một đích chung là hướng, tới sự cân bằng trong cảm thụ Cĩ thể hiểu quá trình tiếp nhận, cảm thụ văn học của bạn đọc như sau:

BẠN ĐỌC->TPVH(HTCS2) —›HTCS(J) + HTCS3 + GIÁTRỊMỚI—:BẠN ĐỌC

Quá trình sáng tạo văn bản nghệ thuật của nhà văn và tiếp nhận, cảm thụ văn học của bạn đọc được khái quát như sau:

NHÀ VĂN — HTCS(1)—VBVH (HTCS2)—= BẠN ĐỌC —+TPVH (HTCS2)

— HTCS(1) + HTCS(3) + GIÁ TRỊ MỚI —› BẠN ĐỌC

Đọc tiếp nhận tác phẩm là hoạt động tìm ra ý nghĩa trong thơng

điệp được tổ chức bằng một hệ thống kí hiệu Nghĩa là quan hệ văn bản

với cái mà nĩ biểu đạt Ý nghĩa là quan hệ văn bản với người tiếp nhận

Người đọc muốn phát hiện ra ý nghĩa của văn bản thì trước hết phải hiểu nghĩa Nghĩa của văn bản văn học là một thực tại đã được cải tạo một cách đặc thù gắn liền với chính văn bản ấy, Nghĩa của nghệ thuật khơng thể được miêu tả bằng “quan niệm ngữ nghĩa” độc lập với cách diễn đạt

bằng ngơn từ này Thay đổi cách diễn đạt cĩ nghĩa là kéo theo sự phá vỡ nghĩa của nĩ hoặc là tạo ra nghĩa mới Như vậy, ý nghĩa gắn liên với ngữ

cảnh Bản thân ngữ cảnh của văn bản tạo ra tính đa nghĩa Nghĩa được xét đến trong ba quan hệ: ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm, ý nghĩa vốn

cĩ trong văn bản tương quan với một hiện thực nào đĩ, ý nghĩa do mối

Trang 32

năng lực quan sát phát hiện từ ngữ, hình ảnh, năng lực phân tích, tổng,

hợp và trái tìm giầu cảm xúc Quá trình này cũng đồi hỏi sự chủ động, sự

van động từ bên trong bản thân chủ thể trước những tình huống cĩ vẫn

để Bởi vì mỗi người cĩ sự cảm nhận riêng, tình cảm riêng, cung bậc cảm rong tiep nhận và cảm thụ nghệ thuật, cảm thụ cái đẹp đều khơng cĩ chỗ cho việc làm thay hoặc cảm thự cái đẹp nhưng dựa theo ý của người khác,

Cảm thụ văn học là hoạt động tiếp nhận cĩ quá tình tâm lí phức tạp

và sáng tạo ở người đọc Hoạt động này chịu sự chỉ phối bởi đối tượng tiếp

nhận là tác phẩm - đối tượng nhận thức thẩm mĩ cĩ tính đặc thù Tác phẩm văn học là một khối đa điện nhiều màu sắc và chứa đựng trong nĩ những lớp nghĩa khác nhau: nghĩa hiển ngơn (cịn gọi là nghĩa tường minh) và nghĩa

hàm ngơn Nghĩa hàm ngơn là nghĩa chưa nĩi ra và ẩn trong từng câu chữ:

của tác phẩm Muốn tiếp nhận và hiểu được tác phẩm, người đọc phải cĩ

vốn sống, vốn hiểu biết, năng lực ngơn ngữ để cĩ thể đọc ra, nhìn ra bên trong câu chữ ấy những thơng điệp mà nhà văn muốn nĩi nhưng nĩi hàm

ẩn Con đường tiếp nhận tác phẩm của bạn đọc là con đường ngược chiều

của nhà văn nếu lấy mốc là hình tượng nghệ thuật và bắt đầu từ ngơn từ

nghệ thuật Nếu quá trình sáng tác là quá trình khách quan hĩa vốn sống của nhà văn thì quá trình cảm thụ văn học cũng là quá trình khách quan hĩa vốn

sống, vốn hiểu biết của người đọc để tiếp nhận nghệ thuật

Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau:

Trên đường hành quân xa Dừng chân liên xĩm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục Cục tác ! Cục la

"Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đữ mỏi

Trang 33

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE PHATTRIEN NĂNG LỰC TIẾP NHẶN VÀ CẢMTHỤ VĂN HộC —_ 35

Đoạn thơ mang đến cho bạn đọc nhiều cảm xúc và gợi những cảm

nhận khác nhau Cần bám sát văn bản (từ ngữ, hình ảnh) để hiểu được những điều nhà thơ muốn gửi gắm đến bạn đọc Trong đoạn thơ, cĩ lẽ điều tác giá muốn gửi đến bạn đọc đĩ khơng chỉ là âm thanh của

“tiếng gà trưa” trên đường hành quân xa mà chính là sự tác động của

tiếng gà trưa ấy đã làm trỗi day trong anh bộ đội bao nỗi nhớ, niềm

cảm xúc vơ tận về tuổi thơ, về quê nhà Tiếng gà làm xao động tâm hơn Tiếng gà xua tan những vất vả nhọc nhẳn Tiếng gà làm cho xĩm nhỏ bên đường hành quân xa bỗng trở nên quen thuộc và ấm áp lạ thường Hiểu như thế cĩ nghĩa là giữa nhà thơ và bạn đọc đã cĩ những

đồng cảm trong tâm hồn

Hoạt động cảm thụ văn học là hoạt động tự giác, là sự vận động

nhiều năng lực nhận thức, trong đĩ cĩ năng lực liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức Sức hoạt động liên tưởng tưởng tượng càng mạnh bao nhiêu thì

sức cảm thụ càng sâu sắc bấy nhiều Theo Pautovski, cơng việc của nhà văn chính là ở chỗ truyền đạt, hoặc mang liên tưởng của mình tới người đọc và gợi lên ở người đọc những liên tưởng, tưởng tượng Liên tưởng, tưởng tượng là hoạt động giúp cho người đọc gặp gỡ nhà văn Liên tưởng,

tưởng tượng khơng những cần thiết để lĩnh hội bên trong hình tượng tác

phẩm mà cịn giúp cho người đọc mở rộng và đào sâu sức chứa trong đĩ

Trong nhà trường, hoạt động cảm thụ văn học của bạn đọc học sinh luơn tuân theo những quy luật chung của quá trình tiếp nhận văn học Đặc tính của cảm thụ văn học là mang tính chủ quan và càng chủ quan càng chuyển hĩa đến độ cá biệt hĩa sâu sắc Song giáo dục trong nhà

trường lại cĩ tính định hướng Đây là điểm cần chú ý trong phát triển

năng lực tiếp nhận và cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học

1.4.2, Tính chủ quan và tính khách quan trong cảm thụ văn học

1.4.2.1 Đặc điềm của tính chủ quan trong cảm thự văn học

Chủ quan, theo từ nguyên, chủ (Ì:) thường hiểu theo nghĩa làm chủ cũng cĩ thể được dùng để thể hiện hàm ý tự mình, bên trong (chủ

Trang 34

mua, người đến chơi nhà ) cịn cĩ nghĩa rộng hơn chỉ những cái bên ngoai; quan (#1) cé nghĩa là nhìn (quan sát, thế giới quan) Cĩ thể hiểu

theo nghĩa từ nguyên chủ quan chỉ gĩc nhìn từ bên trong, khách quan chỉ gĩc nhìn từ bên ngồi

Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), (1) chủ quan là cái thuộc về ý thức, ý í của con người, trong quan hệ đối lập với khách quan; (2) thuộc về tự

bản thân mình, về cái vốn cĩ và cĩ thể cĩ của bản thân dl

Tính chủ quan trong tiếp nhận và cảm thụ văn học cĩ thể hiểu là cái thuộc về bản thân cá nhân, vẻ cái vốn cĩ và cĩ thể cĩ của bản thân, là cái thuộc vẻ ý thức, ý chí của mỗi người, thuộc về nội tâm bên trong con người Ví dụ, đứng trước một sự kiện, một nhân vật hay một câu thơ trong tác phẩm văn học, mỗi người cĩ những cảm nhận, suy nghĩ nhận xét, đánh giá khác nhau Cái khác nhau đĩ ở mỗi người là do tính chủ

quan, do cam xúc ở mỗi người khác nhau Cảm xúc trong tiếp nhận và cảm thụ văn học là cảm xúc thầm mĩ Cảm xúc thẩm mĩ là hiện tượng tâm

lí phức tạp, tỉnh tế trong đời sống tỉnh thẫn của con người Đĩ là nguồn cảm xúc cĩ tính trừu tượng, khái quát khơng trực tiếp nảy sinh từ sự vật,

từ nhu cầu thực hằng ngày mà nảy sinh từ bên trong chủ thể nhằm

thỏa mãn những nhu cầu tỉnh thân cao cấp, là cảm xúc thanh lọc tâm hồn (LX Vugétxki gọi đĩ là hiện tượng Katarsix - hiện tượng thanh lọc cảm xúc trong tiếp nhận văn học) Loại cảm xúc này mang đậm tính chủ quan

Trong tiếp nhận và cảm thụ văn học, tính chủ quan biểu lộ qua nhiều tình huống tâm lí khác nhau: cĩ khi biểu hiện ở sự tản mạn trong tiếp nhận; cĩ khi là sự liên tưởng ngồi tác phẩm; là hiện tượng thị sai trong, tiếp nhận; hoặc cĩ những nhận định, đánh giá, cách hiểu khác nhau vẻ

một đối tượng Nguyên nhân của những hiện tượng trên là do khoảng

cách giữa nhà văn và bạn đọc chưa gặp nhau, bạn đọc chưa hiểu được trúng ý nhà văn muốn nĩi Vì trong tác phẩm văn học, điều nhà văn muốn nĩi ra lại khơng đễ dàng nhận ra Hình tượng lớn hơn tư tưởng,

ý tại ngơn ngoại Cái nĩi ra và cái khơng nĩi ra; cái phản ánh và cái biểu hiện, cái khách quan và cái chủ quan khơng phải lúc nào cũng cân bằng

Trang 35

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE PHATTRIEN NĂNG LỰC TIẾP NHẶN VÀ CẢM THỤ VĂN HộC —_ 37

nhà văn và bạn đọc lại cĩ thể giới tỉnh thần khác nhau, cĩ thể sống ở mỗi

thời điểm lịch sử khác nhau nhưng lại gặp nhau và trị chuyên cùng nhau qua trang sách Xuất hiện khoảng cách (cịn gọi là khoảng cách thẩm mi) giữa nhà văn và bạn đọc trong tiếp nhận văn học là điều cĩ thể xảy ra Vì thế, hiệu quả trong tiếp nhận văn học thường được đo bằng khoảng cách

gặp nhau giữa nhà văn và bạn đọc ở tác phẩm Khoảng cách đĩ gần hay

xa là thước đo đánh giá hiệu quả tiếp nhận và điễu này lại hồn tồn phụ thuộc vào năng lực tiếp nhận ở bạn đọc

1.4.2.2 Đặc điền của tính khách quan trong tiếp nhận, cảm thụ văn học

Theo nghĩa từ nguyên, khách quan cĩ thể hiểu là cái bên ngồi chủ

thể, Theo Từ điển Tiếng Việt, khách quan (1) là cái tồn tại bên ngồi khơng,

phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con người, trong quan hệ đối lập với chủ

quan, thế giới bên ngồi; (2) thuộc vẻ khách quan, khơng thuộc về chủ

quan; cĩ tính chất xuất phát từ thực tế, biểu hiện thực tế một cách trung

thực, khơng thiên lệch

Tính khách quan trong cảm thụ văn học là những yếu tố nằm ngồi chủ thể tiếp nhận văn học nhưng lại là yếu tố tồn tại trong tác phẩm, là

hình thức của van bản nghệ thuật, là yếu tố mang tính xã hội, thời đại,

là những tác nhân lịch sử xã hội Cảm thụ văn học là hoạt động sáng tạo mang tính chủ quan Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hĩa tinh chi quan ma coi nhẹ hoặc phủ định tính khách quan sẽ dẫn đến sai lầm trong tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm văn học Bởi cảm thụ văn học chịu sự tác động khách

quan của bản thân tác phẩm Tính chủ quan được giải thích trong mối

quan hệ với tính khách quan, với phương điện xã hội của cảm thụ Xác định tính khách quan là thừa nhận mỗi quan hệ đúng đắn giữa ton tai

và ý thức, giữa xã hội và cá nhân, Điều kiện khách quan cĩ khả năng tác

động đến tâm lí cảm thụ văn học Cảm hứng lịch sử, khơng khí thời đại

chỉ phối tâm lí người cảm thụ và hiệu suất cảm thụ Tác phẩm văn học

Trang 36

hiéu nha tho thi can phai dén dat nước của nhà thơ” Đất nước của nhà

thơ khơng phải là khơng gian địa li mà cịn là độ sâu và chiều dài của lịch

sử xã hội, của truyền thống văn hĩa và nhiều yếu tố khác

Tính khách quan trong cảm thụ văn học thể hiện ở sự khác nhau vẻ thể loại văn học Tiếp nhận một bài thơ trữ tình khơng giống như tiếp nhận một tác phẩm kịch hay truyện Trong sáng tác, nhà văn, nhà thơ lựa chọn hình thức nghệ thuật hay phương thức biểu đạt nào đều cĩ dụng ý nghệ thuật

Tiếp nhận văn chương vừa là hoạt động xã hội - lịch sử, mang tính

khách quan vừa là hoạt động cá nhân mang tính chủ quan Tác phẩm

sau khi ra đời đã trở thành một hiện tượng tình thẳn, một khách thể tỉnh thần tồn tại một cách khách quan đối với người đọc Người đọc tiếp nhận

tác phẩm như là một kiểu phản ánh, nhận thức thế giới Quá trình nhận

thức nào cũng cĩ phương diện chủ quan và phương diện khách quan

Hơn nữa, một nhận thức đúng đắn là một nhận thức tiếp cận được với

bản chất và quy luật của đối tượng Nội dung của tác phẩm trước hết là

do những thuộc tính nội tại của nĩ tạo nên, là cái vốn cĩ chứa đựng trong,

bản thân tác phẩm Việc người đọc khác nhau đã cắt nghĩa khác nhau khi

cùng đọc một tác phẩm là thuộc phương diện chủ quan của tiếp nhận

Bản chất của hình tượng văn học cĩ ý nghĩa quyết định đối với hoạt

động tiếp nhận và cảm thụ văn học Hình tượng văn học là sự khái quát

hiện thực cuộc sống theo một lí tưởng thẩm mĩ nhất định dưới hình thức cảm tính cụ thể và được diễn đạt bằng ngơn ngữ nghệ thuật Hình tượng văn học là hình ảnh của cuộc sống nhưng khơng phải là bản thân cuộc

sống Đĩ là kết quả sáng tạo của nhà văn Tiếp nhận và cảm thụ văn học là

Trang 37

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE PHATTRIEN NÀNG LỰC TIẾP NHẶN VÀ CẢM THỤ VĂN HộC —_ 39

vật lí học Sự khác nhau này khơng đo chủ quan người đọc mà là một tắt

yêu khách quan do đối tượng nhận thức quy định

Ví dụ, để hiểu được bài thơ Vàm cĩ Đơng của nhà thơ Hồi Vũ (Tiếng # lép 3), người đọc cần hiểu được hồn cảnh ra đời của bài thơ thì mới cảm nhận được cái hay, cái sâu lắng trong cách nĩi của nhà thơ khi đọc câu thơ với hình ảnh so sánh: “ Đây con sơng như dịng sữa mẹ/ Nước về xanh ruộng lúa vườn cây/ Và ăm ắp như lịng người mẹ/ Chở tình thương

trang trải đêm ngày “

Trong cảm thụ văn học, tính chủ quan và tính khách quan, tính cá nhân và tính xã hội của cảm thụ cần được coi đĩ như hai phương diệ hai mặt của một quá trình thống nhất, tác động chuyển hĩa cho nhau một cách hữu cơ, biện chứng Những tác nhân bên ngồi chỉ thực sự cĩ hiệu quả khi nĩ đã được chuyển hĩa thành sức mạnh bên trong của bản thân

chủ thể và ngược lại, những nhân tố bên trong chỉ thực sự cĩ ý nghĩa khi được bắt nguồn từ tác động bên ngồi

1.4, CO SG KHOA HOC CUA VIEC PHAT TRIEN NANG LUC TIEP NHAN VA CAM THU VAN HỌC

CHO HOCSINH TIEU HỌC

1.4.1.Titquan niém vé vin ban van học và tácphẩm văn chương- đối tượng nhận thức thẩm mí đến việc phát triển năng lựctiếp nhận và cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học

1.Đặc điển của văn bản văn học

Khái niệm văn bản văn học và tác phẩm văn học lâu nay trong dạy Văn, đọc văn ít được chú ý mặc dù văn bản văn học và tác phẩm văn học khơng phải là một và khơng đồng nhất

Theo Từ điển tiếng Việt, “Văn bản là một chuỗi kí hiệu ngơn ngữ hay nĩi chung những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đĩ làm thành một chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn

Theo Giáo trình Tiếng Việt (1997), van bản là một chỉnh thể ngơn ngữ, thường bao gồm một tập hợp các câu và cĩ thể cĩ một đầu đẻ, cĩ tính nhất quán về chủ đề và tính trọn vẹn vẻ nội dung, được tổ chức theo mat

Trang 38

cĩ thể xem là một văn bản nhỏ Mỗi bài văn, bài thơ trong sách giáo khoa Tiếng Việt của học sinh Tiểu học cũng là một văn bản

Theo Từ điển thuật ngữ băn học (Lê Bá Hán, Tran Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi), văn bản văn học là một chỉnh thể nghĩa, một khối thống nhất

cĩ tổ chức của các thành tố họp thành, một thơng báo mà tác giả gửi tới

người đọc, người xem Nghĩa của văn bản được xác định bởi quan hệ của nĩ mà thực tại ngồi văn bản, với các văn bản khác, với từng cá nhân, với các kí ức và những phẩm chất khác nữa của người phát và người nhận thơng báo” Theo Từ điển oăn học, văn bản nghệ thuật thực hiện ba chức năng: Truyền thơng tin, chế biến thơng tin mới, bảo quản thơng tìn Ở mức cao nhất, văn bản nghệ thuật thực hiện chức năng sáng tạo, nĩ là “máy phát thơng tin mới, bởi vậy sự tiếp nhận thơng tin ở trong hệ thống của văn bản này thường mang tính đa nghĩa, người nhận thơng tin “cĩ thái độ tích cực (thậm chí đồng sáng tạo) với thơng báo nhận được,

người tiếp nhận phải giải mã văn bản, tức là chọn lấy một mã ý nghĩa

thích hợp, hoặc thậm chí tạo ra một mã mới”

'Văn bản văn học cĩ thể hiểu theo nghĩa rộng nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, văn bản văn học là các loại văn bản ngơn từ trong đĩ ngơn từ được

sử dụng một cách nghệ thuật, tức là cĩ nhịp điệu, hình ảnh, chức năng,

biểu cảm Theo nghĩa hẹp, văn bản văn học là sản phẩm sáng tạo bằng hư

cầu, tưởng tượng như thơ ca, tiều thuyết, kịch

Z Weginxev nhà ngơn ngữ học Nga nhận thấy sự đa dạng và phức tạp của văn bản và cho rằng: “Các nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu văn bản cũng khơng ngờ rằng họ phải làm việc với một đối tượng mà

về mặt tâm cỡ khơng thua kém gì vũ trụ Thực chất đĩ chính là vũ trụ

ngơn ngữ học” M Létman cho rang văn bản là “tổng của những quan

hệ cầu trúc tìm được sự thể hiện ngơn ngữ học”, “ là một chuỗi nào đĩ

các câu kết hợp với nhau trong khuơn khổ ý đỏ chung của tác giả” (M Nicolaeva) LR Galperin đã đưa ra khái niệm văn bản gần với cách hiểu van ban văn chương: “Văn bản đĩ là tác phẩm của quá trình tạo lời, mang

tính hồn chỉnh, được khách quan hĩa dưới dạng tài liệu viết, được trau

Trang 39

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE PHATTRIEN NANG LUCTIEP NHẶN VÀ CẢMTHỤ VĂN HỌC —_ 41

bằng những loại hình liên hệ khác nhau bằng từ vựng, ngữ pháp, lơgic, từ từ cĩ một hướng đích nhất định.” I R Galperin đã phan chia ba cấp

độ thơng tín trong văn bản: Thơng tin nội dung sự việc, thơng tin nội dung quan niệm và thơng tin nội dung tiểm văn bản Nội dung thơng tin sự việc thường mang tính xác thực nhát định thể hiện rõ qua đặc trưng, của văn bản khoa học (loại văn bản cĩ tính xác thực) và một phẫn của văn bản nghệ thuật (vừa cĩ ý nghĩa xác thực vừa cĩ ý nghĩa của sự tưởng tượng, liên tưởng) Thơng tin nội dung quan niệm (nội dung thơng tin mang tính thấm mỹ) là nội dung thơng tin được nhà văn thơng báo với người đọc những quan niệm (cách hiểu) của mình vẻ hiện thực được phản ánh trong

tác phẩm Loại thơng tin này khơng nêu một cách tường minh, đây đủ nên

cĩ thể tạo khả năng và địi hỏi người đọc những cách hiểu hoặc lời nhận

xét, đánh giá khác nhau Muốn hiểu thơng tin nội dung quan niệm, người đọc phải suy ngẫm, suy ra trên cơ sở nắm bất nội dung thơng tin sự việc

Thơng tin nội dung quan niệm chính là ý đỏ của tác giả và sự lí giải của người đọc Nội dung quan niệm của tác giả thường khơng trực tiếp nĩi ra "Trong văn bản, nĩ được phát hiện đựa trên hệ thống sự kiện làm tiền giả

an, sự lí giải của người đọc Chính nội dung quan niệm định và sự bình luật trong văn bản dẫn đến nội dung tiềm văn bản của tác phẩm Nội dung tiém

văn bản cĩ đặc điểm thường ẩn đi và cĩ độ mở rộng Vì thế, một văn bản cĩ thể chỉ cĩ một ý tưởng, một quan niệm của nhà văn nhưng người đọc cĩ thể đem đến cho tác phẩm nhiều ý niệm, nhiều ý tưởng mà nhiều khi nha van khơng nghĩ đến Theo LR Galprein, ndi dung tiém văn bản cĩ hai dang: tiém van bản tình huống (gắn với sự kiện trong tác phẩm) và tiêm

văn bản liên tưởng (tùy thuộc vào liên tưởng và chủ quan của người đọc)

Cách hiểu về văn bản như trên, ta thấy văn bản văn học là một dạng tiêu biểu nhất của văn bản Văn bản là một chỉnh thể hồn chỉnh, một hệ thống vừa khép vừa mở Tính chất khép của văn bản thể hiện ở các dấu hiệu hồn chỉnh vẻ nội dung, hình thức, cầu trúc Nhưng văn bản lại là một thực thể khách quan, sau khi ra đời sé ton tai ngồi ý muốn chủ quan của

tác giả Mỗi người đọc khi tiếp nhận văn bản cĩ thể lí giải theo những cách

khác nhau thậm chí ở những thời kì khác nhau của một đời người lại cĩ

Trang 40

Cĩ thể nĩi, các cách hiểu về văn bản văn học như vậy gĩp phần gợi

ra ranh giới để phân biệt văn bản văn học và tác phẩm văn học

Đa số người đọc, trong đĩ cĩ người đọc là học sinh, thường ít khi

quan tâm mình đọc văn bản văn học hay tác phẩm văn học Cho nên, khi cĩ sự hiện điện của văn tự (ngơn từ), cĩ kết cấu hồn chỉnh, cĩ hình tượng thì được hiểu đĩ là tác phẩm văn học Roman Ingarden đã từng, nĩi: “Chúng ta đối diện với một sự thật đáng chú ý: hẳu như hằng ngày chúng ta quan tầm đến tác phẩm văn học, chúng ta đọc, chúng lơi cuốn chúng ta, làm chúng ta thích hoặc khơng thích, chúng ta đánh giá và tranh luận, đưa ra những nhận xét khác nhau, viết bài nghiên cứu vẻ từng tác phẩm, nghiên cứu lịch sử của chúng, ( ) thế nhưng niễu cĩ ai đĩ đặt câu hỏi: thực chất tác phẩm văn học là gì, thì chúng ta buộc phải

ngạc nhiên thừa nhận rằng chúng ta khơng tìm được câu trả lời đích thực và thỏa đáng cho câu hỏi này Thật ra trị thức của chúng ta về bản chất của tác phẩm văn học khơng chỉ rất thiếu mà trước hết là cịn rất mơ hỗ

và bắp bênh” Theo Heidegger, “tác phẩm văn học là cái mà người đọc để

cho nĩ xảy ra từ văn bản” Điều đĩ cĩ nghĩa là văn bản văn học là cái do nhà văn tạo nên (sản phẩm tỉnh thần của nhà văn) và nĩ được gọi là tác phẩm văn học khi cĩ sự tác động của người đọc

Roman Ingarden quan niệm: “Mọi tác phẩm văn học đều dang dở, luơn đồi hỏi sự bổ sung mà khơng bao giờ ta đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản” Theo R Ingarden, văn bản văn học là sáng tạo của nhà văn, là hệ thống mở

Tác phẩm văn học là sản phẩm của sáng tạo ngơn từ nghệ thuật của chủ thể sáng tác vừa cĩ ý thức (chủ ý) vừa cĩ trong vơ thức Chính

chỗ võ thức này tạo nên khoảng trồng để người đọc tham gia vào văn

bản để biến văn bản thành tác phẩm văn học Một tắc phẩm văn học

thường mang bốn đặc trưng cơ bản Trước hết, thơng điệp luơn mang tính thẩm mĩ và mới đối với người tiếp nhận Nĩ là sản phẩm riêng của

nhà văn (trừ văn học dan gian) Thêm nữa, tác phẩm văn học là nơi

người đọc khám phá, kí gửi Dù đơn giản đến mức nào, nĩ cũng phải

khơi gợi người đọc tìm hiểu, khám phá, nghĩa là diễn ra quá trình tiếp

Ngày đăng: 06/07/2022, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w