PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN 1 Giới thiệu tổng quan Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời 2 Nguồn gốc Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ.
Trang 1PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN1 Giới thiệu tổng quan.
Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệđầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.
2 Nguồn gốc
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trongxã hội phụ quyền xưa Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao,đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc Gia đình, gia tộc, và vấn đề “dương danh hiển gia” được đề cao.
3 Không gian – Thời gian
Về thời gian xuất hiện tục thờ cúng:
Không có tài liệu nào ghi chính xác tục thờ cúng của người Việt Nam xuất hiện từ khi nào Chỉ biết rằng: nó đã có từ rất lâu Các nhà Sử học cho rằng tục thờ cúng cótừ thời vua Hùng Vương Như vậy là tục thờ cúng đã có từ lâu Và ngày nay người ta vẫn thờ vua Hùng - được coi là ông tổ của Việt Nam.
Thờ cúng tổ tiên là việc làm để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ… đã khuất.
Tục Thờ cúng tổ tiên diễn ra ở đâu?
Người Việt Nam chỉ Thờ cúng tổ tiên ở nhà Người Việt Nam chuẩn bị đồ ăn rồi cúng tổ tiên ngay tại nhà, trên bàn thờ nhà mình Bàn thờ là nơi đặt đồ cúng lễ và hương nhang Bàn thờ của người Việt Nam ngày xưa thường được đặt trong một gian phòng riêng, là nơi chuyên dành để thờ cúng tổ tiên Nhưng ngày nay vì đất ngày càng ít nên không có chỗ riêng dành cho việc thờ cúng Vì vậy, bàn thờ thường đặt cùng với các phòng khác như phòng khách, phòng ngủ Bàn thờ của người Việt Nam thường để ở đó quanh năm và cứ vào các ngày lễ tết, người ta lại quét dọn bàn thờ sạch sẽ.
Trong mỗi gia đình người Việt Nam thường có bàn thờ tổ tiên, họ tin rằng vong hồn người đã khuất luôn ngự trị trên bàn thờ Qua việc thờ cúng tổ tiên, giới vô hình và giới hữu hình như có một sự liên lạc mật thiết.
Trang 2Chính vì vậy, người Việt rất coi trong việc thờ cúng tổ tiên, họ coi việc cúng lễ là cần thiết và là công việc không thể thiếu.
4 Quy Trình
(Bảo Phúc)
Nghi thức thờ tự của dân tộc Kinh
Bàn thờ gia tiên: bàn thờ gia tiên nằm phía trong gian chính giữa ngôi nhà chính
những gia đình theo Phật thì bàn thờ Phật được đặt cao hơn bàn thờ gia tiên hoặc phía trước bàn thờ gia tiên Bàn thờ gia tiên thường có bài vị, trị giá gương người quá cố, lư hương, lư trầm, đèn nến Bàn thờ được xây dựng theo từng bậc cấp, chổcao thờ các vị cao tổ, chỗ thấp hơn Thờ ông bà cha mẹ Bàn thờ họ ở gian chính của nhà thờ họ … Bàn thờ họ, chi phái và nhà trưởng tộc thường cấu tạo quy mô, Gồm có hai lớp: lớp trong và lớp ngoài hai lớp cách nhau là chiếc màn thờ Lớp trong luôn được treo bởi y môn, khi cúng bái cái mới được vén lên in thương các bàn thờ lớn đều có hoành phi Câu đối phần trên bàn thờ Ờ Treo bức hoành phi còn hai bên cột trước bàn thờ treo câu đối câu đối thông dụng cho mọi nhà:
Tổ tông tôn đức thiên niên địnhTừ hiếu tôn hiền vạn đại xương
Đối với người mới chết thì lập bàn thờ riêng sau 2 năm 3 tháng 10 ngày hết khó mới được đưa lên thờ tại bàn thờ gia tiên chỉ một bát hương, hai cây đèn nến hoặc một cây đèn dầu, một bức ảnh người quá cố, một lọ hoa, một cái khay đựng hoa quả.
Bàn thờ vọng: Bàn thờ vọng ngày nay khá phổ biến, áp dụng cho con cháu sống
xa quê, hướng vọng về quê, thờ ông bà cha mẹ tổ tiên, hương khói trong những ngày giỗ, tết, vì vậy bàn thờ vọng chỉ là hiện tượng cá biệt và tạm thời, chưa thành phong tục phổ biến
Cách lập bàn thờ vọng: Chưa phải là phong tục cổ truyền, chưa có nghi lễ nhất
định, mà chỉ là kinh nghiệm truyền cho nhau tùy hoàn cảnh thuận tiện mà vận dụng: Khi bắt đầu lập bàn thờ vọng phải về quê chính báo cáo gia tiên tại bàn thờ chính Sau đó xin phép chuyển một lư hương phụ hoặc mấy nén hương đang cháy giờ mang đến bàn thờ vọng rồi thắp tiếp Nếu có nhà riêng, tương đối rộng rãi khang trang, thì bàn thờ đặt hẳn một phòng riêng chuyên để thờ cúng cho tôn nghiêm, hoặc kết hợp đặt ở phòng khách, nhưng cao hơn chổ tiếp khách.
Trang 3Ngày giỗ: Tổ chức ngày giỗ ông bà, cha mẹ, người đã quá cố Tùy theo quan niệm
từng vùng mà có cách thức về giỗ khác nhau ngày giỗ đầu là ngày mất vừa tròn một năm, còn gọi là tiểu tường; ngày giỗ hết hay đại tường tức là ngày giỗ năm thứhai của người quá cố.
Đúng một năm sau ngày mất là lễ giáp năm sau ngày mất là lễ giáp năm cho con cháu ngoại đốt khăn hoặc gửi khăn lại bàn thờ, hai năm sau ngày mất là lễ hết khó cho con cháu nội đốt khăn, riêng con trai trưởng, vợ hoặc chồng của người quá cố phải để tang thêm ba tháng mười ngày nữa mới đốt khăn Trong ngày này, con cháu phải ra phần mộ người đã khuất cúng tại mộ để xin phép thổ công cho hương hồn người chết về ăn giỗ với con cháu và cũng dịp sửa sang lại phần mộ Mâm cỗ ở mỗi vùng quê Việt Nam có hương vị riêng nhưng bao giờ cũng vậy, mỗi mâm có4 hoặc 6 người Thông thường người ta kiêng kị ngồi 5 người, ở mâm cỗ có ít nhất 2 người thân nhau, cũng có khi 3 cặp đều thân nhau thành một cỗ.
Thiên Chúa Giáo: cũng là phong tục cúng giỗ nhưng người theo đạo Thiên Chúa
giáo thì đến ngày giỗ, họ xin lễ tại nhà thờ để cầu nguyện cho hương hồn người chết và ở nhà cũng làm cỗ mời khách khứa Thay vì cúng lễ thì người theo Thiên Chúa giáo cầu kinh cho hương hồn người chết trước khi ăn.
Phật Giáo: Người theo đạo Phật thì bàn thờ gia tiên phải có ảnh hoặc tượng Phật,
ngày giỗ có thể cúng mặn hoặc chay, có nhà họ cúng và ăn giỗ tại chùa Đồng bào các dân tộc ít người, có dân tộc cúng giỗ, có dân tộc không cúng giỗ
Dân tộc không cúng giỗ: như là xêđăng ở các tỉnh Quãng Nam, Bình Định,
Kontum; Sê ti eng, Bahnar ở Tây Nguyên, Xạ Phang ở Lào Cai, Mèo ở Hoàng Xu Phì, Lolo ở Hà Giang… Một số dân tộc có cúng giỗ nhưng hình thức khác nhau Dân tộc Rhade thuộc các vùng Quảng Đức (nay là Thừa Thiên Huế), Đắc Lak Phước Long (sông bé), Phú Yên chỉ cúng giỗ người chết một lần vào dịp giáp năm.Người Koho ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Tuy, Long Khánh (Đồng Nai) làm giỗ người chế trong vòng 2 năm đầu còn lại các dân tộc khác như: Chăm, Thổ, Mường, Nùng, Mán, Thái đều cúng giỗ như người Kinh.
Lập Tự: là việc lo cho sự thờ tự tổ tiên, ông bà, cha mẹ Lập tự thường là cho con
trai cả trong gia đình, có quyền thay mặt cha để xử lý những việc trong gia đình khi cha đi vắng hoặc qua đời, gọi là “quyền huynh thế phụ”, nếu cha có nhiều vọ thì lập con trai vợ cả Hàng cháu thì lập con trai đầu của con trai cả, gọi là cháu đích tôn Có vùng, con trai út lại được lập tự vì nó là người ở với cha mẹ, thường ởtrong nhà cha mẹ còn các anh ra ở riêng.
Trang 4Gia phả và Gia đình: chính là một cuốn sổ ghi lại lai lịch dòng họ, gia điình gồm
tên tuổi, ngày tháng năm sinh và mất của từng người để con cháu đời sau biết lai lịch của tổ tiên.
Săn sóc mộ phần tổ tiên: tháng chạp, trước ngày cúng tất niên, ngày thanh minh
tháng ba Người ta vào những dịp này đi nghĩa trang, nghĩa địa, phần mộ tổ tiên, ông bà để sửa sang phần mộ, thắp hương, cúng bái Thể hiện rõ nhất cho việc này chính là lễ họ họp bản định kế hoạch chạp mả phần lớn lễ Chạp tổ chức vào cuối tháng Chạp nên gọi là Chạp mả nhưng cũng tùy theo quy định dòng họ mà có họ tổ chức chạp mả vào tháng giêng hay tháng ba.
b) Nghi thức thờ tự của các dân tộc thiểu số - Nghi thức thờ tự của đồng bào Khmer Nam Bộ.
+ Lễ hội Đôn-ta, ở khắp các xã ấp có đồng bào khmer sinh sống trên cả nước, bắt đầu từ nửa cuối tháng 9 đến 4/10/2005, tương đương với các ngày cuối tháng 10 lịch mặt trăng theo cách tính của dân tộc Khmer Đôn -Ta là lễ giỗ chung của cộng đồng, tưởng nhớ và tri ân tổ tiên ông bà cùng tất cả những người thân đã khuất Người Khmer không bắt buộc phải có bàn thờ riêng cho ông bà, cha mẹ và cũng không nhất thiết phải làm đám dỗ cho từng người thân đã mất trong năm
Vì thế, Đôn-Ta còn trở thành lễ hội chung của cộng đồng, không nhất thiết phải buồn thương, sầu nhớ và qua đấy, là mối dây thắt buộc nếp sống cộng đồng theo tập tục ngàn năm Hôm sau, còn một lễ tiễn đưa các âm hồn về lại nơi chín suối rồiđem thả trên suối hay bàu, ao nước gần chùa.
5 Chức Năng
Như vậy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang đầy đủ những chức năng của tín ngưỡng dân gian như: đền bù hư ảo, xác định chuẩn mực ứng xử của con người, chức năng giao tiếp, …Những chức năng này phù hợp với những chức năng mà các nhà xã hội học đã đặt ra và coi đó là đối tượng nghiên cứu của xã hội học tôn giáo.
- Chức năng đền bù hư ảo: Việc thờ cúng tổ tiên hay tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên đã làm nổi bật lên chức năng đền bù hư ảo, ví dụ như là việc thờ cúng tổtiên như là thuốc phiện, làm giảm nhẹ đi sự mất mát, thiếu hụt của con ngườitrong cuộc sống.
- Chức năng giao tiếp: Chức năng giao tiếp thể hiện khả năng liên hệ giữa
những người có chung một tín ngưỡng lại với nhau, sự liên hệ thể hiện qua
Trang 5việc giao tiếp, thờ cúng, bên ngoài việc thờ cúng thì giữa những người có chung tín ngưỡng còn giao tiếp về mặt kinh tế, liên hệ cuộc sống thường ngày hay liên hệ trong gia đình…tăng cường các mối quan hệ
6 Ý Nghĩa
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn và mối liên hệ giữa người đã khuất và người sống bằng đấng vô hình hiện hữu trong cuộc sống dõi theo con cháu và đem lại phước lộc, tài thọ cho họ.
Trải qua sự luân chuyển và biến cố của lịch sử, nhiều tín ngưỡng dân gian đã gặp phải thời kì khó khăn khi bị quy kết là “mê tín dị đoan” thế nhưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn tồn tại trong tiềm thức của mỗi người dân Việt.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân tộc Việt Nam Thông qua phong tục này, nó không chỉ thể hiện ý thức luôn hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về mặt tâm linh.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc.
Theo quan niệm truyền thống, tổ tiên trước hết là những người cùng chung huyết mạch như ông bà, cha mẹ… là những đã sinh thành ra ta.
Không chỉ vậy, tổ tiên còn là những bậc anh hùng có công bảo vệ làng xóm, đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Có thể kể đến như Trần Hưng Đạo được tôn thờ là là người cha của dân tộc, được thực hiện tín ngưỡng thờ cúng giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm.
Trong tiềm thức của người Việt Nam tổ tiên còn là Mẹ Âu Cơ, là những vị Vua Hùng những người đã kiến tạo nên nước non và nguồn cội sinh ra các dân tộc Việt Nam Dân gian ta có câu:
“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.”
Câu ca dao trên đã hàm chứa phần nào về tinh thần luôn hướng về nguồn cội, luôn tôn thờ và tưởng nhớ về tổ tiên Cứ vào những ngày này hàng năm, mỗi «con rồng, cháu tiên» đều khắc ghi và thành kính tưởng nhớ tới công lao của những vị vua hùng đã có công dựng nước và giữ nước.
Trang 6Thông qua đó giáo dục mỗi người luôn phải có trách nhiệm với quên hương đất nước, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp mà tổ tiên ta đã dày công vun đắp.Nhờ vào hình thức tín ngưỡng này, người Việt bày tỏ sự biết ơn và lòng thành kính, tấm lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên với những người đã sinh thành dưỡng dục chúng ta.
7 Giá trị
Giá trị của thờ cúng tổ tiên luôn được dân tộc ta đúc kết và truyền dạy cho những thế hệ sau qua những câu ca dao hết sức ý nghĩa “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn – Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”.Trong mỗi gia đình Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền tải đạo lý sâu sắc “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt Thôngqua đó, mỗi con người hiểu được giá trị của “đạo hiếu” trong cuộc sống trong mối quan hệ với những người trong gia đình.
Công cha nặng tựa mây núi, nghĩa mẹ rộng tựa biển trời bao la, do đó chúng ta luôn phải hiếu thảo và biết ơn với cha mẹ khi còn sống và luôn khắc cốt và bày tỏ sự thành kính và xót thương khi cha mẹ về thế giới vĩnh hằng.
Giá trị quý báu nhất tiềm ẩn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó là lời răn dạy về lòng hiếu thảo.
Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc mà nó còn là bài học đạo đức vô giá trong tiềm thức của mỗi người Nó răn dạy con người về đức hiếu thảo, hiếu sinh và hướng về cội nguồn…
8 Cảm nhận về phong tục thờ cúng tổ tiên
Như chúng ta đã biết thì Phong tục thờ cúng tổ tiên là nét đẹp truyền thống rất thiêng liêng đối với người Việt Nam của chúng ta, tuy nhiên đối với góc nhìn của em thì hiện nay phong tục thờ cúng tổ tiên cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau , ví dụ như là có những ý kiến cho rằng giới trẻ hay người trẻ hiện nay rất là ít quan tâm đến việc thờ cúng tổ tiên , không có ý thức trong việc thờ cúng tổ tiên , thay vì về quê ăn tết thì họ dành thời gian trong việc đi chơi hoạt động riêng của họ nên không thể thực hiện các nghi lễ đầy đủ trong việc thờ cúng tổ tiên.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng họ làm như vậy để mưu cầu cuộc sống, phát triển bản thân, việc thờ cúng đối với họ thì họ cũng chỉ muốn cuộc sống tốt đẹp
Trang 7hơn vậy tại sao khi họ lo cuộc sống tốt đẹp hơn thì lại bị phản đối? qua đó chúng tacó thể thấy rõ góc nhìn đang phản ánh xã hội giới trẻ hiện nay Khi họ tích cực đi làm thì cũng đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống sẽ được nâng cao hơn tuy nhiên khi tập trung vào công việc chắc chắn họ cũng sẽ đôi lúc quên đi và không còn sự tập trung vào việc thờ cúng tổ tiên…
Mỗi luồng ý kiến đều có quan điểm riêng, góc nhìn riêng để phản biện hay lập luậnsao cho quan điểm của mình đúng nhất Trên một góc độ nào đó, mọi quan điểm đều đúng theo góc nhìn của một cộng đồng hay thế hệ nào đó Và điều nào hướng đến hệ giá trị đó thì đều tồn tại, dù bằng cách này hay cách khác.
Việc thực hành thờ cúng tổ tiên mang nhiều niềm tin, sự ngưỡng vọng và mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với những người đang sống.
Thực chất, việc thờ cúng tổ tiên hay thờ cúng bất kỳ vị thần linh hay tôn giáo nào đều hướng đến cái thiện, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp nhất cho người đang thực hiện những nghi lễ thờ cúng đó Nên việc tiếp thu, chuyển hoá và thực hiện bởi mỗi con người là khác nhau, nhất là đối với những người trẻ.
9 Thuyết Minh
Nhóm chúng em đã hoàn thành xong bài thuyết trình và qua bài thuyết trình hôm nay nhóm chúng em xin đút kết lại, qua bài thuyết trình chúng ta có thể biết nhiều hơn về Phong tục thờ cúng tổ tiên như là nguồn gốc, cách lập bàn thờ, các ngày tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên nhưng những cái chính mà chúng em muốn gửi đến các bạn như sau: Tuy rằng cuộc sống luôn phát triển và đi theo những cái hiện đại nhưng chúng ta phải luôn nhớ Phong tục thờ cúng tổ tiên luôn là nét đẹp mà chúng ta cần phải lưu giữ dù ở bất kỳ đâu, phải luôn lưu giữ và phát huy được truyền thống đồng cảm, sẻ chia, hòa thuận, gắn bó, đoàn kết gia đình thì mỗi người cần phải thực sự coi trọng truyền thống thờ cúng tổ tiên, chủ động sắp xếp thời gian
nhớ về tổ tiên và không quên nguyện vọng của tổ tiên là phải có một gia đình yên ấm, hòa thuận.