luận văn kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiển tệ
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trong quá trìnhđấu tranh tồn tại và khẳng định mình một số doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăntrong sự cạnh tranh ngày càng khóc liệt với các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Vì vậy vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là làm cách nào khaithác triệt để các tiềm năng, thế mạnh của các doanh nghiệp và các chính sách tàichính phù hợp để đạt được lợi nhuận tối đa
Vốn bằng tiền là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp, là tài sản lưu động dùng để thanh toán chi trả các khoản công nợcủa mình Một doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì cần phải
có một lượng vốn cần thiết gắn với quy mô và điều kiện sản xuất kinh doanh, đồngthời cũng cần quan tâm đến việc quản lý đồng vốn để xử lý đồng vốn có hiệu quả
Từ những vấn đề nêu trên, nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán vốnbằng tiền và các khoản phải thu trong toàn bộ quá trình công tác kế toán của doanhnghiệp em quyết định chọn đề tài “Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưuchuyển tiền tệ” cho bài bái cáo của mình
2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tham khảo
- Phương pháp thu thập tài liệu
Trang 2PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
VÀ THIẾT LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
1.1 Những vấn đề chung về kế toán vốn bằng tiền
1.1.1 Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
1.1.1.1 Khái niệm, phân loại vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận tài sản lưu động có tính thanh khoản cao nhất và là
chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thanh toán của một danh nghiệp Vốn bằngtiền của doanh nghiệp bao gồm: tiền mặt tồn tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đangchuyển
* Kế toán tiền mặt
Tiền mặt là các khoản tiền đang có tại quỹ dùng để phản ánh tình hình thu,chi, tồn quỹ của doanh nghiệp bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khíquý, đá quý
Trong doanh nghiệp bao giờ cũng có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ đểphục vụ nhu cầu chi tiêu hàng ngày cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
* Kế toán tiền gửi ngân hàng
Tiền gửi ngân hàng phản ánh số hiện có và tình hình biến động của cáckhoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng
Định kỳ kế toán phải kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu ghi trên sổ kế toán với
sổ phụ ngân hàng Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu ghi trên sổ kế toán của đơn vị,
số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì phải thông báocho ngân hàng để kịp thời đối chiếu và xử lý kịp thời
1.1.1.2 Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền
- Phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình biến động củacác loại vốn bằng tiền
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ, quy định, các thủtục về quản lý vốn bằng tiền
- Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồngViệt Nam
Trang 31.1.2 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền
- Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam
- Trường hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ, phải đồngthời theo dõi chi tiết theo ngoại tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giaodịch Ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại ngoại tệ trên Tài khoản 007
“Ngoại tệ các loại” Doanh nghiệp có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ (phải xin phép),nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng ở Việt Nam phải quy đổi ra đồng Việt Namtheo tỷ giá giao dịch
- Cuối niên độ kế toán, số dư cuối kì của các tài khoản vốn bằng tiền có ngoại tệphải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liênngân hàng
- Đối với vàng, bạc, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ ápdụng cho các đơn vị không đăng kí kinh doanh vàng, bạc, đá quý… khi tính giáxuất của vàng, bạc, đá quý có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá hàngxuất kho: Giá thực tế đích danh, giá bình quân gia quyền, giá nhập trước - xuấttrước, giá nhập sau - xuất trước
1.1.3 Kế toán tiền mặt tại quỹ
1.1.3.1 Tiền mặt tại quỹ là đồng Việt Nam
a) Chứng từ sử dụng
- Phiếu thu: Mẫu số 01-TT
- Phiếu chi: Mẫu số 02-TT
- Bảng kiểm kê vàng bạc, kim khí quý đá quý: Mẫu số 06-TT
- Biên lai thu tiền: Mẫu số 05-TT
- Bảng kiểm kê quỹ: Mẫu số 07a-TT và 07b-TT Hàng ngày, căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới tiền mặt kếtoán tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi như sau:
+ Phiếu thu: được lập thành ba liên (đặt giấy than viết một lần) ghi đầy đủcác nội dung và ký vào phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra vàgiám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ nhập quỹ Sau khi nhận đủ tiền, thủ quỹghi số tiền thực tế nhập quỹ bằng chữ vào phiếu thu và ký ghi rõ họ tên
Trang 4Thủ quỹ giữ lại một liên để ghi sổ quỹ, một liên giao cho người nộp tiền, mộtliên lưu vào cùi phiếu
+ Phiếu chi: được kế toán lập thành ba liên (đặt giấy than viết một lần) ghiđầy đủ các nội dung và ký vào phiếu chi, sau đó chuyển cho kế toán trưởng kiểmtra và giám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ Sau khinhận đủ tiền, người nhận tiền ghi rõ họ tên và số tiền bằng chữ vào phiếu chi Thủ quỹ giữ lại liên hai để ghi vào sổ, liên một lưu vào cùi phiếu, liên bagiao cho người nhận tiền
Cuối ngày, thủ quỹ chuyển toàn bộ phiếu chi, phiếu thu kèm theo chứng từ gốccho kế toán ghi sổ chi tiết quỹ tiền mặt
SDĐK: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu,
ngoại tệ, vàng, bạc… tồn quỹ đầu kỳ
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại
tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ
- Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi
kiểm kê
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh
giá lại tiền mặt có gốc ngoại tệ
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ,vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ
- Số tiền mặt thiếu ở quỹ phát hiện khikiểm kê
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánhgiá lại tiền mặt có gốc ngoại tệ
SDCK: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu,
ngoại tệ, vàng bạc… quỹ tồn quỹ vào cuối
kỳ
Trang 5
nhập quỹ tiền mặt
TK 511,512,515 ,711 TK 311,331,334,338 Thu tiền bán hàng,doanh thu Chi tiền mặt để
tài chính nhập quỹ tiền mặt trả nợ
tư bằng tiền mặt ký quỹ
TK1381 TK3381 Kiểm kê quỹ tiền mặt
Kiểm kê quỹ tiền mặt phát phát hiện thiếu hiện thừa
Trang 6
1.1.3.2 Tiền mặt tại quỹ là ngoại tệ
- Việc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằngngoại tệ thì hạch toán ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệchính thức được sử dụng trong kế toán (nếu được chấp thuận) về nguyên tắc doanhnghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinhhoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do NhàNước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán Đồng thờiphải theo dõi nguyên tệ trên TK 007 (ngoại tệ các loại)
- Đối với các tài khoản thuộc loại chi phí, doanh thu, thu nhập, vật tư, hàng hóa,tài sản cố định, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản Nợ phải thu hoặcbên Có các tài khoản Nợ phải trả… khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằngngoại tệ phải ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch
- Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản Nợ phải thu vàbên Nợ của các tài khoản Nợ phải trả khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằngngoại tệ phải được ghi sổ kế toán theo tỷ giá ghi sổ (tỷ giá ghi sổ được tính theo một
số các phương pháp: Phương pháp bình quân gia quyền, Nhập trước - xuất trước,Nhập sau - xuất trước, Thực tế đích danh)
- Chênh lệch giữa tỷ giá giao dịch bình quân và tỷ giá giao dịch thực tế tại thờiđiểm phát sinh nghiệp vụ được phản ánh vào TK 515 – lãi tỷ giá hối đoái hoặc TK
635 – lỗ tỷ giá hối đoái, TK 4131 – chênh lệch tỷ giá hối đoái chỉ dùng để phản ánhcác khoản chênh lệch về tỷ giá và tình hình xử lý khoản chênh lệch đó vào cuối niên
độ kế toán khi tỷ giá có biến động
- Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cógốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng
do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán
Trang 7 Sơ đồ 1.2 kế toán tiền mặt (Ngoại tệ)
1.1.3.3 Tiền mặt tại quỹ là vàng bạc, kim khí quý, đá quý
- Nếu dùng vàng bạc, kim khí quý, đá quý làm phương tiện thanh toán thì khinhập ghi theo giá mua thực tế, khi xuất ghi theo giá bình quân Nếu có chênh lệchgiữa giá xuất với giá thanh toán ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ thì phản ánh chênhlệch vào TK 515 hoặc TK 635
- Vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhận ký quỹ, ký cược nhập theo giá nào thìxuất theo giá đó và phải thực hiện đếm số lượng, cân trọng lượng và giám định chấtlượng trước khi niêm phong
Trang 8 Sơ đồ 1.3 sơ đồ kế toán vàng bạc, đá quý
1.1.4 Kế toán tiền gởi ngân hàng
- Tiền của doanh nghiệp phần lớn gửi vào Ngân hàng, Kho bạc, Công ty tàichính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt Lãi từ khoản tiền gửi Ngânhàng được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp
- Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng, kế toán phải kiểm tra đối chiếu vớichứng từ gốc kèm theo
- Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu đi kèm với số liệu ghi trên sổ kế toáncủa đơn vị thì kế toán phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh
và xử lý kịp thời Nếu cuối tháng vẫn chưa xác nhận rõ nguyên nhân thì phản ánhvào TK 138 – phải thu khác hoặc TK 338 – phải trả khác
1.1.4.1 Chứng từ sử dụng
* Chứng từ sử dụng
- Giấy báo nợ, Giấy báo có
- Ủy nhiệm chi
* Khi nhận được chứng từ của ngân hàng, kế toán tiến hành kiểm tra và
hạch toán chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra Nếu có sự chênhlệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trênchứng từ của ngân hàng thì phải thông báo cho ngân hàng để kịp thời xử lý
Trang 9SDĐK: Số tiền gửi tại ngân hàng
- Các khoản tiền gửi vào Ngân
hàng (Kho bạc Nhà nước hay công
ty tài chính)
- Chênh lệch tăng tỷ giá do đánh
giá lại số dư ngoại tệ cuối kì
- Các khoản tiền rút ra từ Ngân hàng
- Chênh lệch giảm tỷ giá do đánh giá lại số
dư ngoại tệ cuối kì
SDCK: Số tiền còn gửi tại Ngân
hàng
Kế toán tiền gửi bằng ngoại tệ
Nguyên tắc hạch toán tương tự như hạch toán ngoại tệ tiền mặt Việc ghi chéptrên TK 1122 cũng tương tự như việt ghi chép trên TK 1112
Kế toán vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi tại Ngân hàng
Vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi ở Ngân hàng cũng hạch toán tương tự vàngbạc, kim khí quý, đá quý tại quỹ tiền mặt
Trang 10TK 112
Nhập quỹ tiền mặtThu hồi các khoản phải thu
hoạt động tài chính bất thường
Các khoản được tính trực tiếp
vào chi phí
TK 621, 627, 641, 642
TK 411, 414, 415, 535
Trả lại vốn và sử dụng thuộcCác quỹ đài thọNhận được vốn cấp, vốn góp
TK 411, 441
TK 144, 244
Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược
Chiết khấu, giảm giá và thanh toán cho số hàng bị trả lại cho KH
TK 521, 531, 532
1.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.2.1 Khái niệm, nội dung thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.2.1.1 Khái niệm
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp tình hình lưu chuyểntiền trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Báo cáo này cho biết dòng tiềntăng lên (đi vào) và giảm xuống (đi ra) liên quan đến các hoạt động khác nhau, cũngnhư những nhân tố tác động đến sự tăng giảm của dòng tiền lưu chuyển
Trang 11- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tác dụng quan trọng trong việc phân tích vàđánh giá khả năng thanh toán, khả năng đầu tư, khả năng tạo ra tiền cũng như việcgiải quyết các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp.
1.2.1.2 Nội dung lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Việc lập báo cáo lưu chuyên tiền tệ căn cứ vào:
- Bảng Cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;
- Các tài liệu kế toán khác như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tàikhoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”; sổ kế toán tổng hợp
và sổ kế toán chi tiết các tài khoản liên quan khác, bảng tính và bảng phân bổ khấuhao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác…
Nội dung lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
- Do báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện các quá trình lưu chuyển về tiền liênquan qua các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, nên để có thể cung cấpnhững thông tin được rõ ràng, cụ thể thì việc báo cáo các dòng tiền cần phảiđược phân loại cụ thể cho từng hoạt động trong doanh nghiệp Mặt khác trên
cơ sở phân loại theo các hoạt động sẽ giúp cho việc so sánh, đánh giá cácchỉ tiêu giữa các kỳ Thường thì nội dung các BCLCTT gồm 3 phần nhưsau:
+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: là luồng tiền phát sinh từ các hoạtđộng tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác mà khôngphải là hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính;
+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt độngmua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tưkhông thuộc các khoản tương đương tiền;
+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: là luồng tiền phát sinh từ các hoạtđộng tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay của
Trang 121.2.2 Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, phảnánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhautrong kỳ báo cáo của doanh nghiệp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được hình thành theo ba hoạt động: hoạt độngkinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính
*Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt
động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phảihoạt động đầu tư hay tài chính bao gồm:
- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ, người lao động về
lương thưởng, trả hộ về tiền bảo hiểm xã hội, nộp thuế thu nhập và cácchi phí khác phục vụ sản xuất kinh doanh: lãi vay, tiền bồi thường, côngtác phí
- Tiền thu được từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động
khác
*Luồng tiền từ hoạt động đầu tư: là luồng tiền phát sinh có liên quan đến
hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm:
- Đầu tư cơ sở vật chất kỷ thuật cho doanh nghiệp: mua sắm, xây dựng tài
sản cố định như:
+ Chi tiền để mua sắm, xây dựng kể cả khoản chi liên quan đến chi phítriển khai đã được vốn hóa là tài sản cố định
+ Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
- Đầu tư vào các đơn vị khác: góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán….
+ Chi tiền để đầu tư: cho vay, mua chứng khoán…
+ Thu hồi các khoản vốn đầu tư, thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận đượcchia
*Luồng tiền từ hoạt động tài chính là: luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra
các thay đổi về quy mô, kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.Bao gồm:
- Tiền thu do phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu hoặc đi vay ngắnhạn và dài hạn
Trang 13- Tiền chi trả vốn góp của các chủ sở hữu, trả gốc nợ vay và chi trả cổ tức và lợinhuận cho chủ sở hữu.
*Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: lập báo cáo lưu chuyểntiền tệ theo phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp
Trong phần này em xin được trình bày phương pháp lập báo cáo lưu chuyểntiền tệ theo phương pháp trực tiếp
Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp:
Luồng tiền của 3 hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính được xác địnhbằng cách phân tích và tổng hợp các khoản tiền thu và chi theo từng nội dungthu và chi từ ghi chép của kế toán
Theo phương pháp này báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập căn cứ vào:
+ Sổ theo dõi thu chi vốn bằng tiền
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…
Công thức lập các chỉ tiêu cụ thể
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20):
+ Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác (Mã số 01)Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu trong kỳ do bán sảnphẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các khoản doanh thu khác…số liệu để ghi căn
cứ vào số tiền (phần thu tiền) đối chiếu với sổ doanh thu, sổ phải thu khách hàng
Nợ TK 111,112,113/ Có TK 511,512,515,131.136…
+ Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ (Mã số 02)
Số liệu để ghi căn cứ vào các số tiền (phần chi tiền) đối chiếu với sổ phải trảngười bán, sổ mua hàng, sổ chi phí và được ghi số âm bằng cách số liệu để trongdấu ngoặc đơn
Nợ TK 331,152,153,156,621,627,641,642…/ Có TK 111,112,113
+ Tiền chi trả cho người lao động (Mã số 03)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng tiền chi trả cho người lao động vềlương, thưởng, phụ cấp,…do doanh nghiệp thanh toán hoặc tạm ứng Số liệu để ghi
Trang 14được lấy từ các số tiền (phần chi tiền) đối chiếu với sổ phải trả người lao động vàđược ghi âm bằng cách số liệu để trong dấu ngoặc đơn.
Nợ TK 334/ Có TK 111,112,113
+ Tiền chi trả lãi vay (Mã số 04)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào các số tiền (phần chi tiền) đốichiếu với sổ chi phí lãi tiền vay, sổ chi phí phải trả, sổ chi phí trả trước và được ghi
âm bằng cách số liệu để trong dấu ngoặc đơn
Nợ TK 635,335,142…./ Có TK 111,112,113
+ Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 05)
Số liệu để ghi căn cứ vào các số tiền (phần chi tiền) đối chiếu với sổ Thuếthu nhập doanh nghiệp và được ghi số âm bằng cách số liệu để trong dấu ngoặcđơn
Nợ TK 3334/ Có TK 111,112…
+ Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 06)
Số liệu để ghi căn cứ vào các số tiền (phần thu tiền) đối chiếu với sổ thunhập khác, sổ thuế GTGT được khấu trừ,…
Nợ TK 111,112 / Có TK 711,133, 3386, 334, 144, 244, 461,…
+ Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 07)
Số liệu để ghi căn cứ vào các số tiền (phần chi tiền) đối chiếu với các sổ chiphí khác, sổ thuế và các khoản phải nộp nhà nước (trừ thuế TNDN),…và được ghi
số âm bằng cách số liệu để trong ngoặc đơn
Nợ TK 811,333, 141, 144, 244, 3386, 344, 161, 414,…/ Có 111, 112
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20)
Chỉ tiêu này được tính bằng cách tổng cộng từ Mã số 01 đến Mã số 07 Nếu chênhlệch dương (thu lớn hơn chi) ghi số dương, ngược lại chênh lệch âm (thu nhỏ hơnchi) ghi số âm bằng cách để trong ngoặc đơn
Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã
số 07
Trang 15* Luồng tiền từ hoạt động đầu tư (Mã số 30)
+ Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 21)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiền đối ứng sổ đầu tư, sổ TSCĐ,
sổ phải trả cho người cung cấp và được ghi số âm bằng cách số liệu để trong ngoặcđơn
Nợ TK 211, 213, 217, 241, 242, 331…/ Có TK 111,112
+ Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn khác (Mã số 22)
Số liệu để lập chỉ tiêu này căn cứ vào sổ thu tiền đối chiếu với sổ thu nhậpkhác, sổ doanh thu KD BĐS, sổ phải thu khách hàng mua TSCĐ,…và căn cứ vào sổthu tiền đối chiếu với sổ chi phí khác, giá vốn BĐS Chỉ tiêu này được ghi bằng số
âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn nếu số tiền thực thu nhỏ hơn số thực chi
Nợ TK 111, 112/ Có TK 711, 511,131…và Nợ TK 811,632 / Có 111,112, sau đóthực hiện bù trừ
+ Tiền chi cho vay, chi mua các công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 23)
Số liệu này được lập căn cứ vào sổ chi tiền đối chiếu với sổ đầu tư tài chính
và được ghi số âm bằng cách số liệu để trong dấu ngoặc đơn
Nợ TK 121, 128, 228… / Có TK 111, 112
+ Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ (Mã số 24)
Số liệu này được lập căn cứ vào sổ thu tiền đối ứng với sổ đầu tư tài chính
Nợ TK 111,112 / Có TK 121,128, 228
+ Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 25)
Số liệu này được lập căn cứ vào sổ chi tiền đối chiếu với sổ đầu tư tài chính
và được ghi số âm bằng cách số liệu để trong ngoắc đơn
Nợ TK 221, 222, 223, 128, 228 / Có TK 111, 112
+ Tiền thu hồi vốn góp vào đơn vị khác (Mã số 26)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu hồi các khoản đầu tư vốnvào đơn vị khác (Do bán lại hoặc thanh lý các khoản vốn đã đầu tư vào đơn vị khác)trong kỳ báo cáo (không bao gồm tiền thu được do bán cổ phiếu đã mua vì mục đíchthương mại) Số liệu này được lập căn cứ vào sổ thu tiền đối chiếu với sổ đầu tư tàichính
Trang 16+ Tiền thu hồi lãi cổ tức và lợi nhuận được chia (Mã số 27)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thu về các khoản tiền lãi cho vay,tiền lãi gửi, lãi từ mua và nắm giữ đầu tư các công cụ nợ (trái phiếu ,tín phiếu, kỳphiếu ), cổ tức và lợi nhuận nhận được từ vốn góp vào các đơn vị khác trong kỳbáo cáo Số liệu này được lập căn cứ vào số tiền đối chiếu với sổ doanh thu tàichính,…
Nợ TK 111, 112 / Có TK 515, 138,…
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30)
Chỉ tiêu này được tính bằng cách tổng cộng số liệu từ Mã số 21 đến Mã số
27 Nếu chênh lệch dương (thu lớn hơn chi) ghi số dương, ngược lại chênh lệch âm(thu nhỏ hơn chi) ghi số âm bằng cách để trong dấu ngoặc đơn
Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã
số 26 + Mã số 27
*Luồng tiền từ hoạt động tài chính (Mã số 40)
+ Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 31)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu vào do các chủ sỡ hữudoanh nghiệp góp vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu (số tiền thu theo giá trịthực tế phát hành), tiền thu vốn góp bằng tiền của chủ sở hữu, tiền thu do nhà nướccấp vốn Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản vay và nợ được chuyển thành vốn
cổ phần hoặc nhận góp vốn của chủ sở hữu bằng các tài sản khác bằng tiền
Số liệu để ghi căn cứ vào sổ thu tiền đối chiếu với sổ vốn đầu tư của chủ sởhữu
Nợ TK 111, 112 / Có TK 411…
+ Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành (Mã số 32)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi ra hoàn lại vốn cho các chủ
sỡ hữu doanh nghiệp dưới hình thức bằng tiền hoặc mua lại cổ phiếu của doanhnghiệp phát hành bằng tiền để hủy bỏ hoặc sử dụng làm cổ phiếu quỹ trong kỳ báocáo
Trang 17Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiết tiền đối chiếu với sổvốn đầu tư của chủ sỡ hữu và số cổ phiếu quỹ được ghi số âm bằng cách số liệu đểtrong dấu ngoặc đơn.
Nợ TK 411, 419 / Có TK 111,112
+ Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được (Mã số 33)
Chỉ tiêu nay được lập căn cứ vào tổng số tiền thu do doanh nghiệp đi vayngân hàng, tổ chức tài chính, hay đi vay đối tượng khác ngặn hạn, dài hạn mà doanhnghiệp nhận bằng tiền
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ thu tiền đối chiếu với sổ nợ vay
và sổ khác có liên quan
Nợ TK 111, 112 / Có TK 311, 341, 343…
+ Tiền chi trả nợ gốc vay (Mã số 34)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi ra doanh nghiệp hoàn trảvốn vay ngân hàng, tổ chức tài chính, hay vay đối tượng dài hạn, ngắn hạn Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiền đối chiếu với sổ nợ vay và được ghi số
âm bằng cách số liệu được để trong dấu ngoặc đơn
Nợ TK 311, 315, 341, 343…/ Có TK 111, 112
+ Tiền chi trả nợ thuê tài chính (Mã số 35)
Chỉ tiêu này được lạp căn cứ vào tổng số tiền chi do doanh nghiệp hoàn trả
nợ thuê tài chính Số liệu này được lập căn cứ vào sổ chi tiền và sổ nợ thuê tài chính
và được ghi số âm bằng cách số liệu để trong dấu ngoặc đơn
Nợ TK 342, 315 / Có TK 111, 112
+ Cổ tức, lợi nhuận trả cho chủ sở hữu (Mã số 36)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi ra do doanh nghiệp chia cổtức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu doanh nghiệp như các bên góp vốn liên doanh, cổđông…
Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu này căn cứ vào số tiền và sổ lợi nhuận chưaphân phối và được ghi số âm bằng cách số liệu để trong dấu ngoặc đơn
Nợ TK 421, 338 / Có TK 111, 112
Trang 18Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40)
Số liệu để lập các chỉ tiêu này bằng cách tổng cộng số liệu từ Mã số 31 đến
Mã số 36, nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm được ghi bằng cách số liệu để trong dấungoặc đơn
Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34 + Mã số 35 + Mã
số 36
*Lưu chuyển tiền thuần trong năm (Mã số 50)
Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng tiền thu vào với tiền chi ra từ 3hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính trong kỳ báo cáo doanh nghiệp Nếu số liệunày âm phải ghi trong dấu ngoặc đơn
Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40
*Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70)
+ Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của sổ tiền và tương đương tiền hiện cóvào đầu kỳ trên bảng cân đối kế toán kỳ trước cột “số cuối kỳ” hoặc số dư đầu kỳtrên sổ cái tài khoản có đối chiếu với chỉ tiêu “tiền và các khoản tương đương tiềncuối kỳ” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước
+ Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đối quy đổi ngoại tệ (Mã số 61)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánhgiá lại số dư cuối kỳ của tiền và tương đương tiền bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối
kỳ
Số liệu để ghi căn cứ vào sổ tài khoản tiền và tương đương tiền sau khi đốichiếu với sổ chệnh lệch tỷ giá hoái đối, sổ doanh thu hoạt động tài chính Chỉ tiêunày được ghi dương nếu tỷ giá hoái đối cuối kỳ lớn hơn tỷ giá hoái đối đã ghi nhậntrong kỳ, ngược lại sẽ ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào mã số 50, mã số 60 và mã số 61
Mã số 70 = Mã số 60 + Mã số 61
Số liệu của chỉ tiêu này có thể đối chiếu với bảng cân đối kế toán kỳ báo cáocột “số cuối kỳ” hoặc số dư cuối kỳ trên sổ cái tài khoản tiền và các khoảntương đương tiền
Trang 19Bảng 1.1 Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
Mẫu sổ 1.1 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Biểu mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp trực tiếp)
ĐVT: Đồng
số
Thuyết minh
Kỳ
này
I.Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
1.Tiền thu từ bán hàng, CCDV và doanh thu khác 01
2 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 02
5 Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05
6 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06
7 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20
II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn
khác
21 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn
khác
22 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25
6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26
7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30
III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31
2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của
doanh nghiệp đã phát hành
32 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33
6 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70
Trang 20CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ THIẾT LẬP BÁO CÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN BÊ TÔNG 620 CHÂU THỚI 2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần Bê Tông 620 Châu Thới
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Cùng với xu hướng phát triển chung của xã hội và quá trình hội nhập quốc
tế, nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu hếtsức quan trọng Đó là tiền đề thuận lợi để chúng ta thực hiện thành công quátrình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Đặc biệt Đồng Bằng Sông CửuLong với địa hình bằng phẳng, hệ thống sông ngòi chằng chịt, dày đặt Để đápứng nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông khu vực nói riêng cả cả nước nóichung Công Ty Cổ Phần Bê Tông 620 Châu Thới ra đời với mục tiêu hỗ trợ đắclực cho sự phát triển của hạ tầng giao thông
Công Ty Cổ Phần Bê Tông 620 Châu Thới với tiền thân là Đội xây dựngcông trình cầu Mỹ Thuận trực thuộc Công Ty Cổ Phần Bê Tông 620 Châu Thới.Hoạt động tại Xưởng Bê Tông Bình Minh năm 2001, có nhiệm vụ sản xuất côngnghiệp giản đơn và thi công công trình phục vụ các tỉnh Đồng Bằng Sông CửuLong và phạm vi cả nước
Qua nhiều năm hoạt động nhận thấy với qui mô của đội thi công quá nhỏkhông thể đáp ứng với nhu cầu ngày càng lớn của khu vực và cả nước Do đónhu cầu thành lập Công ty là hết sức cần thiết để đáp ứng tình hình phát triển lúcbấy giờ, cùng với sự phát triển của đất nước và chủ trương phát triển hạ tầnggiao thông khu vực của nhà nước Chính vì thế qua cuộc hợp Đại Hội Đồng CổĐông quyết định thành lập một công ty độc lập với đủ tư cách pháp nhân lấy tên
là Công Ty Cổ Phần Bê Tông 620 Bình Minh với mã số Giấy đăng ký kinhdoanh và Mã số thuế đăng ký lần đầu ngày 27 tháng 05 năm 2004 là5403000014
Với mục đích sử dụng lại thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường xây dựnggiao thông trước đây nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển trong tương lai nênđược sự đồng ý của Đại Hội Đồng Cổ Đông, Hội đồng Quản Trị Công ty quyết
Trang 21định từ ngày 01 tháng 11 năm 2012 đổi tên Cty CP Bê tông 620 Bình Minhthành Công Ty Cổ Phần Bê tông 620 Châu Thới được Sở kế hoạch &Đầu tưTỉnh Vĩnh Long cấp Giấy phép Đăng ký kinh doanh lần 4 ngày 10 tháng 10 năm
2012 số 1500419552
Tên công ty:
Tên tiếng Việt: Công Ty cổ phần Bê Tông 620- Châu Thới
Tên tiếng Anh: 620- CHAU THOI CONCRETE CORPORATION
Địa chỉ:Ấp Mỹ Hưng,xã Mỹ Hòa,huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
Điện Thoại: 0703.752.513 Fax: 0703.892.935
Website: www CCC 620.com
Văn phòng đại diện
Địa chỉ: Số k4, đường số 24, Khu đô thị mới Hưng Phú, PhườngHưng Thạnh, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ
và Hội đồng quản trị được thông qua một cách hợp lệ và phù hợp với luật pháp đó
là những nguyên tắc, quy định ràng buộc để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh Công ty không ngừng cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
Trang 22doanh, ngoài ra còn thực hiện chức năng thí nghiệm độ bền, kết cấu các loại vật liệuxây dựng, nâng cao đội ngũ cán bộ công nhân viên còn non kinh nghiệm.
*Nhiệm vụ
Chủ động tìm nguồn nguyên vật liệu đầu vào tốt, giá cả hợp lý và tìm đối tác
để tiêu thụ sản phẩm đầu ra
Tuân thủ mọi chính sách, chế độ quy định pháp luật của nhà nước về quản lýsản xuất kinh doanh và các hợp đồng với đối tác
Quản lý tốt tài sản công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty
Quản lý sử dụng vốn đúng quy định, đúng mục đích kinh doanh và đảm bảo
Thực hiện tốt chế độ kế toán phản ánh kịp thời, chính xác, trung thực
Chấp hành tốt về thuế nhà nước đảm bảo nộp đúng, nộp đủ theo quy định
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu vào sản phẩm mới đáp ứng theo nhu cầu pháttriển của xã hội hiện nay
Trang 23-9001:2008 và được đánh giá chứng nhận theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam389.2007 và ASTM C76M05B gồm các bước:
Thí nghiệm vật liệu đầu vào
Kiểm định thiết bị chuyên dụng
Gia công lắp đặt cốt thép
Lắp dựng ván khuôn
Thi công kéo cáp, căng cáp
Hồ sơ thiết kế nghiệm thu kỹ thuật
Thi công bê tông theo thiết kế và bảo dưởng kiểm tra cường độ bêtông…
c).Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
Sản xuất và lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn (Dầm Super T, CọcBêtông cốt thép, Cống quay ly tâm, Dầm Bê tông cốt thép dự ứnglực …), sản xuất các loại vật liệu xây dựng bằng cấp phối bê tông
Xây dựng các công trình giao thông dân dụng, cầu cống, bến cảng…
Nạo vét, bồi đắp mặt bằng, xây dựng công trình công nghiệp và dândụng
Dịch vụ vận chuyển bê tông siêu trường, siêu trọng
Thiết kế xây dựng công nghiệp và dân dụng…
Trang 242.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
Sơ đồ tổ chức của Công Ty
Sơ đồ 2.1: Tổ chức và điều hành hoạt động của Công Ty
Chú thích:
Chỉ đạo trực tuyến Giám sát và phối hợpChỉ đạo gián tuyến Phối hợp nghiệp vụ
Theo dõi và hỗ trợ
Trang 25* Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan chức năng có quyền hạn cao
nhất của công ty, có nhiệm vụ đề ra chiến lược kế hoạch dài hạn chocông ty, phương hướng phát triển
Hội đồng quản trị: là bộ phận có quyền hạn và trách nhiệm
cao nhất của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị có toàn quyềnđại diện công ty giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động củacông ty và quản lý công ty hoạt động theo đúng luật pháp của nhànước, điều lệ công ty và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát: là bộ phận thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành công ty
Giám đốc: được hội đồng quản trị bổ nhiệm trực tiếp điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện phâncông công việc trực tiếp cho các phó giám đốc, trưởng phòng và các
bộ phận khác của công ty nhằm phát huy nguồn nhân lực phục vụ hiệuquả cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Phó giám đốc: có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo thực hiện công
việc được giao và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và giámđốc về kết quả hoạt động của đơn vị mình quản lý
Phòng kinh doanh: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho
công ty theo từng tháng, quý năm Báo cáo kết quả sản xuất kinhdoanh để hội đồng quản trị và giám đốc có kế hoạch thay đổi phù hợpvới xu thế thị trường, nghiên cứu thị trường các thông tin có liên quanđến nghiệp vụ kinh doanh tham mưu kịp thời cho lãnh đạo công ty cácchiến lược kinh doanh ngắn hoặc dài hạn
Phòng giám sát thí nghiệm: là bộ phận tham mưu cho giám
đốc về các lĩnh vực giám sát thi công, thí nghiệm vật liệu đầu vào,kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành đảm bảo chất lượng sảnphẩm theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
Phòng vật tư – thiết bị: tham mưu cho giám đốc về việc mua
Trang 26tìm kiếm các nhà cung ứng vật tư đầu vào bảo đảm nguồn vật tưkhông bị gián đoạn ảnh hưởng đến việc sản xuất với chất lượng và giá
cả hợp lý Kiểm tra theo dõi hoạt động của từng loại thiết bị để đề raphương án bảo dưỡng, duy tu sửa chữa kịp thời các thiết bị hư hỏng
để phục vụ sản xuất
công tác quản lý hành chính, quản lý hồ sơ và con dấu đảm bảo điềukiện làm việc cho các phòng nghiệp vụ của công ty
Phòng nhân sự: là bộ phận tham mưu cho giám đốc về lĩnh
vực tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân sự, công tác tiền lương,thưởng, các chế độ phúc lợi và chế độ chính sách đối với người laođộng theo quy định của nhà nước và của công ty
Phòng kế toán: thực hiện công tác kế toán, tham mưu cho
giám đốc về công tác quản lý tài chính – kế toán huy động và sử dụngvốn của công ty đúng mục đích và hiệu quả Thực hiện các chế độ kếtoán và quy trình hạch toán đến các bộ phận có liên quan, giám sát cáchoạt động tài chính Bên cạnh đó phòng tài chính kế toán còn theo dõisản xuất sản phẩm cho các công trình theo dõi cung cấp sản phẩm chokhách hàng theo dõi tình hình công nợ, lập quyết toán các công trình,báo cáo tài chính …
Các phân xưởng: tổ chức triển khai sản xuất theo lệnh sản
xuất, lệnh công tác đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch sản xuất củacông ty theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và quy cách sảnphẩm, phối hợp với các phòng ban giải quyết các vấn đề phát sinhtrong quá trình sản xuất, đảm bảo các công đoạn sản xuất kiểm soátđúng theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản
2008 mà công ty đã đăng ký Sắp xếp và bố trí nhân sự tại bộ phậnmình quản lý đảm bảo yêu cầu sản xuất tại bộ phận mình theo phápluật hiện hành và quy định của công ty
Trang 27KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán ngân hàng và thủ quỹ
Kế toán thuế
và TSCĐ
Kế toán thanh toán
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán
tổng hợp
2.1.3 Tổ chức kế toán tại Công ty
2.1.3.1 Bộ máy kế toán tại công ty
Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại công ty
Chú thích:
Chỉ đạo trực tiếp:
Quan hệ nghiệp vụ:
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Kế Toán Trưởng: là người điều hành hoạt động kế toán của công ty tham
mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính – kế toán của công ty, đồngthời có quan hệ trực tiếp với các kế toán viên ký duyệt các tài liệu kế toánphổ biến và chỉ đạo các chủ trương về nghiệp vụ kế toán theo đúng chế độ kếtoán hiện hành
Kế toán tổng hợp: kiểm tra ghi chép tính toán và phản ánh tổng quát tình
hình kế toán trong công ty
Kế toán nguyên vật liệu – công cụ, dụng cụ: ghi chép phản ánh tổng hợp
về tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu – công cụ, dụng cụ của công ty
Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản thu, chi các khoản thanh toán của
người bán, người mua
Kế toán thuế và tài sản cố định: theo dõi phản ánh tình hình tăng giảm tài
sản cố định, trích khấu hao và phân bổ vào quá trình sản xuất của công ty,đồng thời tập hợp các loại thuế thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, báo cáotheo định kỳ
Kế toán ngân hàng và thủ quỹ: phản ánh các khoản thu chi bằng tiền mặt
Trang 28BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1.3.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty CP Bê Tông 620 Châu Thới là doanh nghiệp lớn tại tỉnh, hoạt động kinhdoanh với nhiều loại hình đa dạng, do đó công ty áp dung hình thức kế toán “Chứng
từ ghi sổ” theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 Cụ thểtrình tự ghi chép được thể hiện qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Trang 29Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từghi sổ.
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đóđược dùng để ghi vào sổ cái, các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan
Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phátsinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái Căn cứ vào sổcái lập bảng cân đối số phát sinh
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ, thẻ chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính
2.1.3 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyếtđịnh số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính, các chuẩn mực kếtoán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướngdẫn thực hiện kèm theo
2.1.3.2 Phương pháp kế toán tại công ty
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tại công ty được tính theo phương pháp bìnhquân gia quyền
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồnkho
Trang 302.1.4 Ứng dụng tin học vào kế toán
Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Accnet 2009 để theo dõi các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh, hàng ngày khi có nghiệp vụ kế toán phát sinh, kế toán căn cứvào các chứng từ kế toán như: hóa đơn, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạmứng…kế toán xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máytính theo các mẫu bảng biểu đã được thiết kế trong phần mềm kế toán (nhập vàomáy ngày, tháng, năm, số chứng từ, mã nhân viên, diễn giải một số phát sinh chotừng đối tượng…) thì máy sẽ xử lý từng đối tượng Bất kỳ lúc nào kế toán cũng cóthể in phiếu cho từng đối tượng đó
Cuối tháng kế toán thực hiện khóa sổ và lập báo cáo, kế toán có thể kiểm trađối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính
Cuối năm, kế toán in các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để đóngthành quyển
Trình tự ghi sổ kế toán vào máy tính:
Người dùng nhập dữ liệu vào hệ thống thông qua các chương trình nhập liệukhi có các nghiệp vụ kế toán phát sinh như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu chuyển khohóa đơn bán hàng…
Nguyên tắc là nhập liệu một lần bắt đầu từ chứng từ gốc, hệ thống sẽ tự độngghi vào Sổ Cái và các sổ chi tiết một cách thích hợp
Các nghiệp vụ kế toán sẽ được ghi nhận vào hệ thống ngay khi nó phát sinh,các số dư tài khoản trị tồn kho…, sẽ được cập nhật tức thời khi đã chấp nhận ghi
sổ Nhờ đó bất kỳ lúc nào, hệ thống cũng có thể cho biết số dư hiện thời của các tàikhoản, lượng tồn kho của vật tư, số dư công nợ của khách hàng
o Ưu điểm: gọn nhẹ, nhanh chóng, ít ghi chép, hệ thống tự xử lý số liệu
o Nhược điểm: đôi khi có lỗi nhưng khắc phục được
2.1.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển
2.1.5.1 Thuận lợi
- Chủ trương của Chính phủ khuyến khích sản xuất và xuất khẩu
- Nhu cầu về thẩm mỹ ngày càng cao
Trang 31- Tiến hành hội nhập AFTA và là thành viên của WTO là bước đầu cọ xát rènluyện năng lực cạnh tranh với môi trường, ít được bảo hộ của cơ chế thị trườngđang gia tăng tự do hóa.
- Nhãn hiệu có uy tín trên thị trường
- Lợi thế từ thị trường cung nguyên vật liệu
2.1.5.2 Khó khăn
- Ngày càng có nhiều công ty khác tham gia vào thị trường, làm cho đội ngũtrong công ty phải bắt đầu xây dựng những chiến lược để nâng cao chất lượng sảnphẩm và cạnh tranh công bằng với những công ty đó
- Khi gia nhập thị trường thế giới đòi hỏi những nhà kinh doanh phải có đầy đủkinh nghiệm, luôn phải tìm tòi và học hỏi những cái mới để áp dụng vào lĩnh vựckinh doanh của mình
2.1.5.3 Phương hướng phát triển
- Công ty Cổ Phần Bê Tông 620 Châu Thới đã hình thành và phát triền quanhiều giai đoạn Sự thành công và thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh đềuảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh của công ty trong những năm tới.Chính sự thay đổi qua từng giai đoạn như vậy đã có sự khác biệt trong sự đề ra địnhhướng phát triển của công ty Đặc biệt có sự biến đổi rất cơ bản về mặt kinh tế đó là
từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướngXHCN Nhưng về cơ bản định hướng của công ty trong năm 2013 là:
- Hoạt động kinh doanh có hiệu quả, phản ánh tình hình thực tế của công ty để
có những điều chỉnh phù hợp, mạnh dạng nhận ra khuyết điểm và tích cực sửa chữasai lầm
- Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, thực hiện đúng chính sách Nhà Nước quyđịnh
- Chủ động linh hoạt tìm nguồn nguyên liệu tốt, giá rẻ và chất lượng
- Quản lý tốt tài sản của công ty, nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng các tàisản của công ty
- Quản lý tiền hàng, tổ chức thu mua hàng hóa đảm bảo số lượng, chất lượng vàhiệu quả
Trang 32- Chấp hành tốt các quy định của Nhà Nước về an toàn lao động, về trật tự laođộng, pháp lệnh về kế toán thống kê.
- Thực hiện tốt chế độ báo cáo kế toán, kịp thời, chính xác, trung thực
2.2 Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Về sổ sách kế toán có mở các loại sổ sau:
+ Sổ chi tiết từng tài khoản
+ Sổ cái
+ Bảng kê phiếu thu
+ Bảng kê phiếu chi
b) Phương pháp kế toán
- Phiếu thu: kế toán thanh toán lập thành 2 liên (in từ phần mềm kế toán khi kếtoán viên đã hạch toán xong) dựa trên cơ sở các chứng từ gốc như hóa đơn thu tiền,bảng kê chi tiết, giấy rút tiền…, ghi rõ nội dung và ký vào Sau đó chuyển cho kếtoán trưởng duyệt rồi chuyển cho thủ quỹ để làm thủ tục nhập quỹ Thủ quỹ ghithực tế số tiền nhập quỹ rồi ký vào phiếu, thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liêngiao cho người nộp tiền Cuối ngày, chuyển toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từgốc cho kế toán để ghi sổ kế toán
- Phiếu chi: cũng do kế toán thanh toán lập thành 2 liên dựa trên cơ sở cácchứng từ gốc như hóa đơn mua hàng, hóa đơn dịch vụ, bảng báo giá, bảng kê chitiết, …, ghi rõ nội dung và ký vào, phải được kế toán trưởng và giám đốc ký duyệtthì thủ quỹ mới được xuất tiền Sau khi chi tiền xong, thủ quỹ ký vào phiếu chi, 1
Trang 33liên lưu ở nơi lập phiếu, 1 liên giữ lại để ghi sổ quỹ Sau đó kèm chứng từ gốcchuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán.
- Hóa đơn cung cấp dịch vụ cho khách hàng:
+ Từ phòng kế toán của công ty, căn cứ vào biên bản giao nhận sản phẩm (do
bộ phận cấp phát hàng hoá dưới xưởng gửi lên) hóa đơn sẽ được lập thành 3 liên ghi
rõ tên khách hàng, địa chỉ, số tiền, chủng loại sản phẩm, số lượng, đơn giá và đầy
đủ chữ ký giám đốc, kế toán trưởng và khách hàng Sau đó 1 liên giao cho kháchhàng (liên đỏ), 1 liên làm căn cứ thanh toán (liên xanh), 1 liên còn lại lưu (liên tím)
+ Khi kế toán lập các phiếu thu, phiếu chi và hóa đơn cung cấp dịch vụ chokhách hàng trên máy, chương trình sẽ tự động hạch toán vào các sổ chi tiết Bêncạnh đó, hằng ngày khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thủ quỹ căn cứ vào phiếu thu,phiếu chi và các chứng từ liên quan, tiến hành thu, chi tiền mặt Sau đó ghi vào sổquỹ