Da giày là ngành sản xuất phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khầu hiện nay của Việt Nam. Hàng năm, hoạt động xuất khẩu da giày đem về nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nư
Trang 1CHỮ VIẾT TẮT
1 CNCTCPTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà : Chi nhánh Công ty Cổphần Công nghiệp- Thương mại- Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Trong suốt những năm học tập và rèn luyện tại lớp Thương mại quốc tế 46,Khoa Thương mại, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhờ sự dạy dỗ rất tận tìnhcủa các thầy cô giáo trong khoa cũng như sự hỗ trợ của nhà trường đã giúp em cóđiều kiện để trau dồi kiến thức bản thân Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cảcác thầy cô giáo và nhà trường, những người đã giúp em có được niềm hạnh phúcnày.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Trần Văn Hoè, thầy giáo đãhướng dẫn, chỉ bảo cho em rất tận tình trong thời gian em thực tập và nghiên cứu,giúp em hoàn thành bài báo cáo này.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ nhân viên phòngXuất nhập khẩu và toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh Công ty Cổ Phần Côngnghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà đã giúp em hoànthành khoá thực tập này.
Trang 3MỞ ĐẦU
Da giày là ngành sản xuất phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng lớn trong kimngạch xuất khầu hiện nay của Việt Nam Hàng năm, hoạt động xuất khẩu da giàyđem về nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước, mang lại nguồn thu nhập đáng kể chongân sách nhà nước thông qua thuế quan, góp phần thực hiện thành công sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Với điều kiện tự nhiên - kinh tế -xã hội của Việt Nam thì việc phát triển ngành sản xuất da giày xuất khẩu lầ rất phùhợp và là bước đi đúng đắn trên con đường phát triển đất nước, tạo công ăn việclàm cho người lao động và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.Chính bởi vai trò đặc biệt quan trọng của ngành da giày đối với nền kinh tế quốcdân mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và luôn có chính sách khuyến khích, tạođiều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này có cơ hội phát triển.Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm -Xí nghiệp giầy Phú Hà là một trong những doanh nghiệp tham gia kinh doanh sảnxuất và xuất khẩu hàng giày dép Trong suốt hơn mười năm kể từ ngày thành lập,hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng giày dép của Xí nghiệp đã có nhữngbước tiến khả quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép không ngừng tăng qua các năm,thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, uy tín được khẳng định và đặc biệtlà vị thế của Công ty ngày càng lớn mạnh trong ngành công nghịêp da giày củaViệt Nam Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của Xí nghiệp giầy Phú Hà trong thờigian qua vẫn còn những hạn chế nhất định và chưa khai thác được triệt để lợi thếvốn có của mình Ngay cả ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai những kếtquả mà Xí nghiệp giày Phú Hà đã có được cần phải được duy trỳ và phát triển hơnnữa vì mục tiêu phát triển của Xí nghiệp, của Công ty mẹ cũng như là của đấtnước Giải pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu này là phải đẩy mạnh xuất khẩumặt hàng giày dép của Xí nghiệp.
Trang 4Được thực tập thực tế tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp-Thươngmại-Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà là niềm vinh dự lớn đối với em,giúp em thấy được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu giày dép đối với Xínghiệp giầy Phú Hà nói riêng và đối với nước ta nói chung Nhờ có cơ hội nghiêncứu về ngành cũng như hoạt động xuất khẩu da giày mà em có thể hiểu phần nàovề thị trường giày dép Việt Nam và thế giới, đồng thời thấy được tình hình xuấtkhẩu mặt hàng này của các doanh nghiệp khác qua đó rút ra những kinh nghiệmquý báu cho bản thân để từ đó có thể đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quanmình thực tập,Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư PhúLâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà.
Chính vì những lý do trên mà em quyết định lựa chọn đề tài thực tập chuyên
đề như sau : “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép tại Chi nhánh Công ty CổPhần Công nghiệp Thương mại Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà”
Đối tượng nghiên cứu chính của em trong bài báo chuyên đề này là mặthàng giày dép xuất khẩu của Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp Thươngmại Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà.
Phương pháp em sử dụng để nghiên cứu là thực tế tại Chi nhánh Công ty CổPhần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà Ngoàira, em cũng đi tìm hiểu các tài liệu khác thông qua sách báo, mạng internet và sựhướng dẫn của những người có kiến thức chuyên môn.
Nội dung nghiên cứu của em gồm ba phần chính như sau:
Chương I : Đặc điểm hàng giày dép và xuất khẩu giày dép của Việt NamChương II : Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng giày dép củaChi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm - Xínghiệp giầy Phú Hà
Chương III : Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép tại Chi nhánh Công tyCổ Phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà
Trang 5Tuy nhiên, vì thời gian hoạt động thực tế ngắn ngủi, tài liệu tổng kết thốngkê chưa đầy đủ và một số lý do khác nữa nên bài báo cáo này của em còn nhiềuthiếu xót Rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện bàibáo cáo này hơn nữa.
Em xin chân thành cám ơn!
Trang 6CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM HÀNG GIÀY DÉP VÀ XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM
1 Đặc điểm mặt hàng giày dép và xuất khẩu hàng giày dép của các doanhnghiệp Việt Nam
1.1.Đặc điểm mặt hàng giày dép
Giày dép là một vật bất li thân của mỗi người Giày dép không chỉ giúp bảovệ đôi chân con người mà nó còn là thời trang, là thẩm mỹ, nó giúp người đi cảmthấy tự tin hơn Ngày nay, không chỉ có giới trẻ quan tâm đến giày dép mà ở bấtcứ lứa tuổi nào giày dép cũng trở thành tâm điểm chú ý, khiến mọi người phảigiành thời gian cho nó Cùng với sự phát triển kinh tế, sở thích của mỗi ngườicũng ngày càng thay đổi theo hướng khắt khe hơn Chính vì vậy, giày dép ngàynay rất phong phú về chủng loại, chất liệu, kiểu cách, màu sắc và giá cả nên bất cứai cũng có thể dễ dàng tìm cho mình một đôi giày hay dép phù hợp với sở thích vànhu cầu của mình Hiện nay trên thị truờng có khá nhiều loại giày, nhưng mỗi loạichỉ thích hợp với một loại bàn chân như:
- Giày balle có đế thấp và bằng: phù hợp với lòng bàn chân chắc chắn vàmềm dẻo (như các diễn viên múa balle).
- Giày cao gót thích hợp với người có kiểu bàn chân Hy Lạp, không thíchhợp cho người hay phải vận động mạnh.
- Kiểu giày Charles IX: giày có thêm quai ngang sẽ giữ chắc chắn và giảmma sát giữa bàn chân và giày.
- Giày mọi là loại có cổ rộng, đế vừa phải thích hợp cho người có vấn đề vềbàn tay và cột sống ( không phải cúi xuống khi mang giày).
- Giày ống ôm cổ chân khi mang giúp ổn định bàn chân rất tốt cho ngườimang chi giả.
Trang 7- Giày ống cao gót, chỉ có chức năng thẩm mỹ không có chức năng bảo vệ,thường làm mất tính ổn định cổ chân và khớp gối của người mang.
Tuy nhiên ta có thể phân loại giày dép theo một số tiêu chí sau:- Phân theo giới tính: Giày dép dành cho nam, giày dép dành cho nữ.- Phân theo tuổi tác: Giày dép trẻ em, giày dép người lớn
- Phân theo nguyên liệu làm: giày da, giày vải
- Phân theo dạng của giày: Giày cao cổ, giày thấp cổ, dép xăng đan…
- Phân theo nguyên liệu làm đế giày dép: đế bằng da, đế cao su, đế plastic…- Phân theo phương pháp vào đế: giày khâu chỉ, giày dán keo…
Mặc dù mặt hàng giày dép rất đa dạng và phong phú nhưng nó lại ảnhhưởng trực tiếp đến sức khoẻ và thẩm mỹ nên yêu cầu đặt ra đối với mặt hàng nàylà khá cao Một số nhóm chỉ tiêu đặt ra đối với mặt hàng giày dép như sau:
- Nhóm chỉ tiêu Ecgomomic: Đây là nhóm chỉ tiêu về độ an toàn cho ngườisử dụng, đảm bảo cho bàn chân có thể hoạt động bình thường khi đi Nó được đặctrưng bằng các thông số thống kê của giày như hình dáng, kích thước, khối lượng,chiều cao gót giày, độ mềm dẻo của giày.
- Nhóm chỉ tiêu thẩm mỹ: Nhóm chỉ tiêu này gồm các đặc trưng về hìnhdáng, kiểu cách, phong cách, mốt, màu sắc trang trí của giày.
- Nhóm chỉ tiêu vệ sinh: Các chỉ tiêu này bao gồm các nội dung như tính giữnhiệt, thấm hơi, tính thấm nước, tính không độc Các chỉ tiêu này phụ thuộc vàocấu trúc của giày, dép và các loại nguyên liệu dùng làm ra nó.
- Nhóm chỉ tiêu độ bền: Nhóm chỉ tiêu này dùng để xác định độ bền cơ lýcủa giày dép như độ bền, độ cứng bề mặt… Điều này là phụ thuộc rất lớn vào chấtliệu làm ra giày dép và phương pháp gia công giày dép.
Ngoài đặc điểm nhạy cảm với thị hiếu của người tiêu dùng thì mặt hànggiày dép còn có đặc điểm mùa vụ Có nghĩa là một đồi giày chỉ thích hợp với một
Trang 8hoặc một vài mùa trong năm Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuấtvà tiêu thụ của các doanh nghiệp Và một điều mà các doanh nghiệp cần phải chúý tới là mỗi thị trường hay khu vực thị trường khác nhau lại đòi hỏi những tiêuchuẩn kỹ thuật cũng như chất lượng khác nhau Vì vậy các doanh nghiệp cầnnghiên cứu kỹ nhu cầu cũng như những quy định pháp lý liên quan đến lĩnh vựcnày trước khi thâm nhập vào thị trường đó.
1.2 Đặc điểm xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp Việt Nam
Nhìn nhận lại tất cả các công đoạn, phương thức và cách tổ chức sản xuất,tiêu thụ giày dép của các DN Việt Nam cho thấy, ngành da giày Việt Nam chủ yếudựa trên 4 phương thức sản xuất: gia công thuần túy; mua nguyên liệu bán thànhphẩm; sản xuất theo hàng FOB - hoặc xuất hàng FOB (sản xuất cho các thươnghiệu nước ngoài, tiêu thụ ở thị trường XK); hoặc là sản phẩm mang thương hiệucủa chính DN Việt Nam (nhưng phương thức này thực hiện được rất ít vì thươnghiệu của ta chưa đủ mạnh)… Nói về nguyên liệu của ngành sản xuất giày dép xuấtkhẩu thì trong số các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất giày là chất liệu da và giảda, các nguyên liệu phụ trợ (như keo dán, chỉ khâu, nút, nhãn hiệu, cót…), có đến70-80% phải nhập khẩu từ các nước châu Á như: Hàn Quốc, Đài Loan, TrungQuốc… Chất liệu giả da, đặc biệt được sử dụng nhiều cho giày thể thao, mặc dùchiếm tỷ trọng XK gần bằng 50% giá trị da giày XK nói chung, cũng sử dụng đến80% nguyên liệu nhập ngoại…
Hiện nay có tới trên 60% doanh nghiêp sản xuất và xuất khẩu giày dép lànhững đơn vị gia công cho các công ty nước ngoài do hạn chế về trình độ, về tàichính và sản phẩm của doanh nghiệp chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới.Do vậy hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép ra thị trường quốc tế đều lựachọn phương thức xuất khẩu qua trung gian Hàng hoá được sản xuất ở Việt Namsẽ được dán nhãn mác của một công ty nước ngoài để xuất sang thị trường nhập
Trang 9khẩu Những thương hiệu đó thường là những thương hiệu có tiếng trên thị trườngthế giới hoặc đã được người tiêu dùng tại nước nhập khẩu biết đến
Các doanh nghiệp này không tham gia vào các giai đoạn thiết kế và phânphối sản phẩm, mà chỉ đóng góp 30% - 50% giá trị sản phẩm trong giai đoạn sảnxuất Giá trị mà họ đóng góp thêm vào sản phẩm là rất nhỏ bé qua việc "bán" sứclao động của nhân công Đương nhiên, các doanh nghiệp này khó có thể kiếmthêm lãi bởi chi phí lao động ngày càng có xu hướng giảm sức cạnh tranh so vớicác quốc gia khác trên toàn cầu Nếu phương thức sản xuất gia công giày dép hạnchế được rủi ro, thì lợi nhuận thu được cũng bị hạn chế theo Trong thực tế, để giatăng giá trị, nhiều doanh nghiệp sản xuất và gia công giày dép đã có cố gắngchuyển sang phương thức tự sản xuất toàn bộ Trong khi nhiều doanh nghiệp đãchuyển đổi thành công, một số doanh nghiệp khác lại gặp nhiều trở ngại, vướngmắc Điều này thường xảy ra do sự thiếu hiểu biết về các kiến thức đòi hỏi phải cóđể chuyển đổi sang cấp độ tiếp theo.
2 Thị trường xuất khẩu hàng giày dép và khả năng xuất khẩu của các doanhnghiệp Việt Nam
Mặt hàng giày dép của Việt Nam cho đến cay đã được xuất sang 106 quốcgia trong đó có một số thị trường xuất khẩu chính sau đây :
2.1 Thị trường Mỹ
Mỹ là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu giày dép lớn nhất thế giới, bình quânmỗi năm người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ 35 tỉ USD giày dép (khoảng 2 tỉ đôi, trongđó giày thể thao chiếm 35%) Năm 2000 Mỹ nhập khẩu 1.745 triệu đôi, tăng 8%so với năm trước và chiếm 15% thị trường thế giới
Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong năm 2006, kim ngạch xuất khẩu mặt hànggiày dép của Việt Nam sang Mỹ ước đạt 930-950 triệu USD, tăng 30-32% so vớinăm 2005 Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 3 về giày dép vào Mỹ,sau Trung Quốc và Italy Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào Mỹ
Trang 10năm 2007 đạt 900 triệu USD, tăng 12% so với năm 2006 Tuy nhiên, quy mô xuấtkhẩu còn khiêm tốn so với dung lượng thị trường Mỹ bởi nhập khẩu giày dép củaMỹ vào khoảng 17-18 tỷ USD/năm, chiếm 1/3 dung lượng thị trường thế giới.Mục tiêu phấn đấu của Việt Nam năm 2008 là đạt kim ngạch 1,1 tỷ USD, tăng22% so với năm 2007, chiếm khoảng trên 5% kim ngạch nhập khẩu giày dép củaMỹ Xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2007 vào thị trường Mỹ năm 2007mới chỉ chiếm 4% kim ngạch nhập khẩu của nước này
Với việc Việt Nam vào WTO và có Quy chế Thương mại bình thường vĩnhviễn (PNTR) với Mỹ, các sản phẩm giày dép xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ còntăng mạnh hơn nữa nhờ chính sách thuế ưu đãi Hiện nay, các nhà nhập khẩu giàydép Mỹ đang có kế hoạch mở rộng hướng đặt hàng từ Việt Nam, nhất là các loạihàng có yêu cầu sản xuất phức tạp và chất lượng từ trung bình khá trở lên để tậndụng thế mạnh lao động khéo tay của Việt Nam
2.2 Thị trường EU
Với dân số đông trên 500 triệu người, mức sống cao vào loại nhất thế giới,nhu cầu giày dép là rất lớn, bình quân một người dân châu Âu tiêu thụ từ 4 đến 5đôi trong một năm EU là một thị trường giày khổng lồ của thế giới, sức sản xuấtgiày dép của EU vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu đó và ngoài ra còn do yếu tốgiá thành của sản phẩm giày dép EU quá cao so với một số nhóm người nên nhucầu giày dép nhập khẩu của châu Âu là rất lớn Trong đó, năm 2007 Anh là nướccó số lượng tiêu thụ giày dép lớn nhất EU,54.165.477(USD) Tiếp đến là Đức vớimức bình quân 52.119.672 USD
Ngược lại, EU là một thị trường khó tính, người tiêu dùng yêu cầu sản phẩmcó chất lượng cao và đặc biệt yếu tố quyết định khi họ lựa chọn sản phẩm là sảnphẩm đó phải có thương hiệu nổi tiếng Những xu hướng tiêu dùng của người dânChâu Âu ngày càng thể hiện sự chú trọng cao hơn nữa vào chất lượng, kiểu dáng,xu hướng thời trang của thế giới Và xu thế tiêu dùng của người dân trong vài năm
Trang 11gần đây là dùng giày vải thay cho giày da, thiên về thích sử dụng chất liệu tựnhiên Còn nhu cầu giày dép của nữ thiên về tính thời trang hơn so với trước kiachỉ quan tâm hàng đầu là chất lượng Nhu cầu giầy dép ở lứa tuổi thanh thiếu niênvà trung niên thì thiên về giầy thể thao, mang tính trẻ trung và mạnh mẽ Đồngthời, người dân EU rất tôn trọng luật pháp và tính dân chủ cao, do vậy người tiêudùng luôn có xu hướng tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sử dụng bất kỳ một loại sảnphẩm nào Vì thế, DN xuất khẩu cần phải xây dựng một kho dữ liệu để sẵn sàngtrả lời các câu hỏi của khách hàng
Thu nhập người dân cao, dân số ngày càng tăng nhu cầu giày dép ngày càngnhiều, yêu cầu về chất lượng ngày một cao hơn, sự lựa chọn của người tiêu dùngnhiều hơn (vì có nhiều nhà sản xuất giày dép hơn trước rất nhiều) Ở mỗi nước đềucó sở thích khác nhau, sự lựa chọn khác nhau, văn hoá đời sống, tâm lý cũng khácnhau: sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội giữa các nước tạo nên sựđa dạng trong một tổng thể thống nhất của liên minh Châu Âu Nên ở mỗi nước cósự khác biệt trong tiêu thụ, nhu cầu riêng Việc am hiểu các thị trường riêng biệttrong EU là một nhân tố quyết định sự thành công của các doanh nghiệp khi xuấtkhẩu giầy dép sang thị trường EU.
Khi nghiên cứu về thị trường EU, ta thấy rằng thị trường xuất khẩu giày dépViệt Nam lớn thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ có những đặc tính sau
Sự già hoá dân số :
Dân số EU đang có xu hướng già đi Nhiều nhà xã hội học châu Âu đều cóchung nhận định rằng, xu hướng này sẽ diễn ra mạnh hơn trong tương lai, đặc biệtvới nhóm người có độ tuổi từ 65 trở lên Tín hiệu lạc quan ở đây là chính nhữngngười cao tuổi ở EU lại có sức chi tiêu rất mạnh đối với các sản phẩm giày dép.
Tuy nhiên, những người trong độ tuổi này (từ 65 trở lên) là những ngườinghỉ hưu, sống bằng trợ cấp, thích đi bộ đường dài, du lịch dài ngày và thườngxuyên Vì thế, sản phẩm giày dép cho họ cần được thiết kế đặc biệt với nhiều tính
Trang 12năng lý, hỗ trợ cơ bắp nhiều hơn như chất liệu phải rất mềm, đếp thấp, lót êm, mũiêm, kiểu dáng giản đơn, màu sắc không loè loẹt và phải có độ bền cao.
Thời tiết và thời vụ :
Theo nhận định của các doanh nghiệp Việt Nam chuyên xuất khẩu giày dépsang EU, thời tiết là chất xúc tác quan trọng nhưng “khó dùng” nhất Vào mùađông, nên cung cấp nhiều hơn cho thị trường EU sản phẩm giày ống, trong khimùa hè người tiêu dùng lại ưa chuộng với sản phẩm dép lê hoặc có quai hậu Vớithị trường EU, không thể cung cấp sản phẩm của một mùa mà dùng trong bốnmùa.
Thời vụ cũng là chất xúc tác “khó dùng” không kém Tính thời vụ của sảnphẩm giày dép châu Âu gắn chặt với tính thời vụ của thị trường quần áo Điều nàycũng làm cho các nhà xuất khẩu giày dép, cũng như các nhà bán lẻ tại châu Âu laođao Để hạn chế tình trạng này, các nhà xuất khẩu Việt Nam thường không sảnxuất vượt mức cầu, nhưng phải đa dạng hoá chủng loại dựa theo các dự báo xuhướng thời trang tại EU để tạo nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho người tiêu dùng vốnthích thay đổi ở thị trường này.
Từ sang trọng đến bình dân :
Phong cách tiêu dùng của nhiều người tiêu dùng EU đang đi theo hướng từsang trọng đến bình dân Xu hướng này đang tiếp diễn mạnh mẽ và dự báo giatăng trong tương lai Bằng chứng là các sản phẩm giày thể thao, giày vải hơi bụi,thường chỉ dùng để đi chơi hoặc trong sinh hoạt gia đình, gần đây bỗng chiếm cảmtình đặc biệt với giới văn phòng và công chức lớn tuổi.
Bên cạnh đó, việc xem thương hiệu là yếu tố số 1 để lựa chọn sản phẩmgiày dép sang trọng của nhiều người châu Âu đã phần nào giảm bớt Người Phápthể hiện rõ nhất hiện tượng này Người Đức cũng vậy Theo Deichmann Group,nhà bán lẻ hàng đầu tại Đức thì sự thoải mái, phù hợp và chất lượng là 3 yếu tốquan trọng nhất đối với người tiêu dùng Đức, cho dù sản phẩm đó thuộc thương
Trang 13hiệu nào Và số lượng người mua sắm theo quan điểm này chiếm đến 70% thịtrường giày dép ở Đức Các nhà xuất khẩu nhiều kinh nghiệm dự báo, người tiêudùng EU đang bắt đầu thú vị với những sản phẩm làm nên sự thoải mái hơn là cácsản phẩm sang trọng, lịch lãm.
Thời trang và nữ giới:
Các sản phẩm giày dép tuy không cần lịch lãm sang trọng như đã nêu trênsong vẫn phải đảm bảo yếu tố thời trang Đây là yếu tố rất quan trọng đối vớinhững mặt hàng như giày dép Người tiêu dùng châu Âu, đặc biệt là phái nữ có 2khuynh hướng thời trang trong việc lựa chọn giày dép.
Một là, sản phẩm đó có mẫu mã đơn giản, giá cả trung bình nhưng phải đặcbiệt trong chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, phụ kiện trang trí.
Hai là, sản phẩm đó không đẹp nhưng phải có tính bền cao, thể hiện cá tínhmạnh Ngoài ra, theo nhận định của các nhà xuất khẩu Việt Nam, khoảng hơn mộtnửa doanh thu xuất khẩu giày dép vào EU của họ tập trung vào nhóm giày dép nữcó mẫu mã đơn giản nhưng mang tính thời trang cao Trong nhiều năm tới, sảnphẩm thời trang cho nữ được nhận định là rất tiềm năng.
Hiện nay, người tiêu dùng nữ luôn chiếm xấp xỉ 50% tại các thị trường giàydép ở Anh, Pháp, Đức Dự báo tỷ lệ lao động nữ sẽ tăng mạnh tại các quốc gia Ý,Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hy Lạp trong nhiều năm tới Điềuđó sẽ góp phần làm gia tăng giá trị cho thị trường giày dép thời trang tại các quốcgia này Đây sẽ là cơ hội cho những nhà xuất khẩu giày dép các nước nói chung vàViệt Nam nói riêng.
Thị trường EU là một miếng bánh lớn của các nước xuất khẩu giày dép Tuyvậy, mức độ cạnh tranh ở đây cũng rất lớn Theo VOV, ngoài những thách thức vàáp lực trong cạnh tranh, mức thuế 10% mà EC đang áp dụng đối với mặt hàng giàymũ da xuất xứ Việt Nam (từ tháng 10/2006) đã khiến nhiều doanh nghiệp ngànhda giày gặp khó khăn trong đàm phán, tiếp nhận các đơn hàng mới và đứng trước
Trang 14nguy cơ bị mất đơn hàng, mất luôn cả khách hàng Nhìn ở góc độ khách quan, khiđối diện với mức thuế CBPG mà Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng đối với giày mũda Việt Nam XK vào Liên minh châu Âu (EU), thì ngay từ năm 2006 đã giảm tới30% - 35% Quý I/2007, XK giày dép của Việt Nam vào EU chỉ chiếm 50% tổngkim ngạch XK toàn ngành, giảm 20% so với trước đây Trong khi đó mức độ cạnhtranh hàng hóa cùng sản phẩm từ một số nước khu vực tại các thị trường NK ngàycàng mạnh mẽ hơn Tuy nhiên, các DN Việt Nam cũng đã chủ động xác định EUvẫn là một thị trường NK lớn và chủ yếu của Việt Nam trong tất cả thị trường xuấtkhẩu giày dép của nước ta.
2.3 Thị trường Nhật
Để có kết quả kinh doanh tốt trên thị trường trong nước cũng như trên thịtrường quốc tế thì khâu nghiên cứu thị trường phải được đặc biệt chú trọng Quátrình nghiên cứu đó sẽ cho ta thấy những đặc điểm riêng biệt của từng thị trườngtừ đó so sánh lựa chọn thị trường xuất khẩu thích hợp và lập phương án kinhdoanh tối ưu Thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu giày dép lớn thứ ba củaViệt Nam sau Mỹ và Châu Âu, ta có thể thấy được những đặc điểm nổi bật của thịtrường tiêu thụ khổng lồ này.
Đặc điểm thị trường giày dép của Nhật Bản:
Giầy dép nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được chia làm 6 loại chính:giày da, giày thể thao, giày vải và dép đế da, cao su hoặc plastic Giày trên thịtrường Nhật Bản có nhiều loại cỡ tiêu chuẩn khác nhau Giày của Nhật Bảnthường có tính kích cỡ theo cm Thường cùng một chiều dài thì giày Châu Âu vàMỹ lại có chiều ngang hẹp hơn so với giày của Nhật Bản do sự khác nhau về cỡchân giữa người Châu Âu và người Nhật Bản Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà sảnxuất nước ngoài đang chuyển sang sản xuất giày bằng khuôn của Nhật Bản sảnxuất nên giày nhập khẩu ngày càng phù hợp với cớ chân của người Nhật Bản,những người tiêu dùng nổi tiếng là khó tính.
Trang 15Giày da Nhật Bản mang nhãn hiệu Châu Âu và Mỹ thường có giá cả caohơn giày mang nhãn hiệu Nhật Bản, trong khi giày da nhập khẩu từ các nước ChâuÁ lại có giá thấp hơn Hầu hết giày thể thao trên thị trường Nhật Bản là được nhậpkhẩu từ Châu Á với các nhãn hiệu thông dụng từ những nhà sản xuất lớn và có giárẻ hơn Tuy nhiên, loại giày thể thao hàng đầu và ưa chuộng nhất đối với ngườiNhật Bản vẫn là giày mang nhãn hiệu của Mỹ Gần đây các nhà sản xuất giày vảicủa Nhật Bản cũng sản xuất các loại giày vải kỹ thuật cao có dáng thể thao và mốthơn trước Hiện nay, theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, trung bình mộtngười Nhật Bản sẽ chi tiêu khoảng 1.736 Yên/năm (khoảng 16,5 USD/năm) đểmua sắm giày dép Với mức tiêu thụ như vậy, giày dép xuất khẩu của Việt Namvào thị trường Nhật Bản sẽ đạt những kết quả khả quan nếu như ta biết đáp ứngchính xác nhu cầu của người tiêu dùng nước này.
(Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản)
Trang 16Kim ngạch xuất khẩu giày dép của ta sang Nhật Bản liên tục tăng trong cácnăm từ 2001-2005 Năm 2001, ta xuất khẩu 8,4 tỷ Yên (khoảng 76,5 triệu USD)thì sang năm 2005 con số này là 14,7 tỷ yên (khoảng 134 triệu USD), tăng 42,8%.Riêng kim ngạch xuất khẩu giày dép 2005 tăng 21,9% so với kim ngạch xuất khẩunăm 2004 và tăng gần gấp đôi kim ngạch xuất khẩu giày dép của năm 2001 Thịphần mặt hàng giày dép xuất khẩu của ta tại thị trường Nhật Bản cũng ngày cànggia tăng, từ 2,28% vào năm 2001 lên đến 3,72% vào năm 2005 Hiện nay, xuấtkhẩu giày dép vào Nhật Bản là một trong những thị trường tiêu thụ giày dép tiềmnăng của Việt Nam do mặt hàng giày mũi da của Việt Nam (cùng với Trung Quốc)đang bị EU áp thuế bán phá giá.
Xét về thị phần xuất khẩu giày dép của ta sang Nhật Bản, năm 2003 giàydép xuất khẩu của ta sang Nhật Bản đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Italia vàInđônêxia Sang năm 2005, mặt hàng giày dép của ta đã vươn lên đứng thứ 3, vượtqua Inđônêxia Như vậy, xét về mặt hàng giày dép nói chung, ta đang phải cạnhtranh với các nước Trung Quốc, Italia, Inđônêxia Đối với từng loại giày dép cụthể, ta đang phải cạnh tranh với các nước sau:
Mã HS 6401: Giày, dép không thấm nước, có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc
plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh,xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự.`
Năm 2004Kim ngạch XK sang Nhật Bản (ĐVT: 1000 Yên)Thị phần
Trang 17Tuy nhiên, sang năm 2005, ta không xuất khẩu loại giày dép thuộc mã HS6401 này sang Nhật Bản.
Mã HS 6402: Giày, dép có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic
Năm 2005Kim ngạch XK sang Nhật Bản (ĐVT: 1000 Yên)Thị phần
( Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản)
Mã HS 6403: Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng
hợp và mũ bằng da thuộc, dép xốp, quai hậu
Năm 2005Kim ngạch XK sang Nhật Bản (ĐVT: 1000 Yên)Thị phần
(Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản)
Mã HS 6404: Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng
hợp và mũ giày bằng nguyên liệu dệt
Năm 2005Kim ngạch XK sang Nhật Bản (ĐVT: 1000 Yên)Thị phần
Trang 18(Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản)
Mã HS 6406: Các bộ phận của giày, dép, miếng lót của giày, dép có thể tháo rời,
gót giày và các sản phẩm tương tự; ghệt, ống giày, các sản phẩm tương tự và cácbộ phận của chúng
Năm 2005Kim ngạch XK sang Nhật Bản (ĐVT: 1000 Yên)Thị Phần
Trang 19(Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản)
Như vậy, các mặt hàng giày dép của ta có kim ngạch xuất khẩu lớn sangNhật Bản hiện nay chủ yếu là 3 loại sau:
- Giày, dép có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic (Mã HS 6402);- Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp vàmũ bằng da thuộc, dép xốp, quai hậu (Mã HS 6403);
- Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp vàmũ giày bằng nguyên liệu dệt (Mã HS 6404);
- Giày, dép khác (Mã HS 6405).
Các mặt hàng giày thể thao nhập khẩu vào Nhật Bản chủ yếu là từ Châu Á.Hiện nay, nhiều công ty hàng đầu của Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản đã chuyển dâychuyền sản xuất giày thể thao sang các nước Châu Á để tận dụng nguồn nhân lựcdồi dào và rẻ của Châu Á Thị trường giày thể thao Nhật Bản hiện tại có 2 hãnggiày là ASICS và ZUNO và các hãng quốc tế khác như: Nike, Converse vàReebok.
Thuế suất nhập khẩu giày dép của Nhật Bản và các quy định khác:
Các mặt hàng giày dép xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ bị đánh thuế nhập khẩunhư sau:
Bảng 2. Thuế suất nhập khẩu giày dép của Nhật Bản
(Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản)
Trang 20Ngoài thuế nhập khẩu trên, Nhật Bản còn áp dụng Hiệp ước Washington vềquản lý những mặt hàng được làm từ da thuộc các loại động vật quý hiếm Đối vớinhãn hiệu hàng hóa, nhãn mác tự nguyện vì cỡ giày của Nhật Bản áp dụng theoLuật tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) Còn đối với các loại giày làm bằngda giả, cao su, sợi resin phải có các thông tin về nguyên liệu, chất liệu trên mũigiày, lưu ý khi sử dụng, tên địa chỉ, số điện thoại sản xuất trên nhãn hiệu giày đó
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu giày dép vào thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản là đất nước có thời tiết hanh khô hơn so với Việt Nam nên khidùng các chất liệu sản xuất giày cần tính đến các nguyên liệu và keo dán chịu tácđộng của thời tiết để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm Ngoài ra, doNhật Bản cũng có 4 mùa nên giày dép xuất khẩu sang Nhật Bản cũng phải chú ýđến thời vụ, thời trang khi sản xuất, cũng như kích cỡ tiêu dùng của người NhậtBản.
Theo thống kê, Trong số các loại giày dép xuất khẩu sang thị trường NhậtBản quý I/2007, giày tennis, giày bóng rổ đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất 7,4triệu USD Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này giảm nhẹ (7,3%) sovới cùng kỳ năm 2006 do đơn giá trung bình giảm 23% xuống còn 9 USD/đôi.
Quý I/2007, lượng xuất khẩu giày cao su/plastic sang Nhật Bản tăng 56,8%nhưng kim ngạch xuất khẩu loại giày này sang Nhật Bản tăng 1.062% so với cùngkỳ năm 2006 do xuất khẩu giày chất lượng trung bình và chất lượng cao tăngmạnh
Ngoài giày cao su/plastic, quý I/2007, xuất khẩu giày thể thao có mũ bằngda thuộc, xăng đan, giày thể thao cao su/plastic, giày mũ da tổng hợp và giày mũda thuộc sang thị trường Nhật Bản tăng mạnh so quý I/2006.
2.4 Một số thị trường khác
Để khắc phục những khó khăn ở các thị trường lớn, ngành da giày Việt Namnói chung và giày dép nói riêng đều lựa chọn giải pháp mở rộng thị trường xuất
Trang 21khẩu Theo thống kê, giày dép Việt Nam hiện nay đã được xuất sang 106 quốc gia.Ngoài 3 thị trường chính như trên còn có một số thị trường tiềm năng khác củagiày dép xuất khẩu Việt Nam như sau:
Trung Quốc là thị trường lân cận của ta, là đối thủ mạnh nhất của các nước
sản xuất và xuất khẩu giày dép , tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu giày dép của nướcta vào thị trường này khá cao tăng liên tục và có xu hướng ngày một khả quan.Trong năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thịtrường Trung Quốc đạt 42,05 triệu USD, tăng 48,2% so với năm 2005 Bảy thángđầu năm 2007, xuất khẩu giày dép sang thị trường Trung Quốc đạt 4,4 triệu đôi,với trị giá 33,87 triệu USD, tăng 54% về lượng và 62,4% về trị giá so với cùng kỳnăm 2006.
Bảy tháng đầu năm 2007, các mặt hàng giày dép xuất khẩu sang thị trườngTrung Quốc đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2006 Xuấtkhẩu giày thể thao có mũ bằng da thuộc tăng mạnh nhất, tăng 1.664,4% về lượng(tương đương 111,45 nghìn đôi), tăng 2.870% về trị giá (tương đương gần 3 triệuUSD) Tiếp đến là xuất khẩu giày có mũ da thuộc, giày thể thao có đế/mũ bằngcao su/plastic, xăng đan.
Xuất khẩu giày tennis, giày bóng rổ tiếp tục đạt kim ngạch lớn nhất vàchiếm 27,2% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường Trung Quốc.Xuất khẩu mặt hàng này cũng tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2007, nhưng giáxuất khẩu trung bình bị giảm 4,3% do lượng giày tennis, giày bóng rổ có đơn giátrên 15 USD/đôi giảm 5,6%, trong khi đó lượng giày có đơn giá dưới 15 USD/đôităng mạnh, tăng 150,7% (tương đương 422 nghìn đôi).
Ngược lại, xuất khẩu một số loại giày dép sang thị trường Trung Quốc bịgiảm mạnh Mặt hàng giày thể thao mũ nguyên liệu dệt tiếp tục giảm mạnh nhất,giảm 99% về lượng và trị giá Theo số liệu thống kê, 7 tháng đầu năm 2006, nướcta đã xuất khẩu được 42,9 nghìn đôi giày có đơn giá trên 15 USD/đôi và 396,5
Trang 22nghìn đôi có đơn giá dưới 15 USD/đôi sang thị trường Trung Quốc Trong khi đó,7 tháng đầu năm nay chỉ xuất được 73 đôi giày có đơn giá trên 15 USD/đôi và3.900 đôi có đơn giá dưới 15 USD/đôi sang thị trường Trung Quốc.
Thị tường Hồng Kông cũng thu hút các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép
của Việt Nam Trong những năm gần đây, xuất khẩu giày dép của Việt Nam tăngkhá nhanh Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Hồng Kông trong10 tháng đầu năm 2007 đạt 42,34 triệu USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm2006.Tháng 10/2007, các mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩugiày dép sang thị trường Hồng Kông đều tăng mạnh so với tháng 10/2006 Cụ thể,kim ngạch xuất khẩu giày có mũ da thuộc đạt 1,2 triệu USD (chiếm 25% tổng kimngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường Hồng Kông), tăng 162,3%; kim ngạchxuất khẩu giày có mũ nguyên liệu dệt đạt 717,3 nghìn USD, tăng 283,8%; giàytennis, giày bóng rổ tăng 41,2%; giày mũ da tổng hợp tăng 43,6%… Ngược lại,kim ngạch xuất khẩu giày thể thao mũ da tổng hợp giảm 12,4%; giày thể thao mũda thuộc giảm 7%; giày thể thao mũ nguyên liệu dệt giảm 87,8%.
Giá xuất khẩu nhiều loại giày dép sang Hồng Kông trong tháng 10/07 tăngmạnh so với cùng kỳ năm 2006 Giá xuất khẩu giày có đế/mũ bằng cao su/plastictăng mạnh nhất, tăng 60,4% lên 9,35 USD/đôi Tiếp đến là giá xuất khẩu giày mũnguyên liệu dệt tăng 44,14% lên 13,56 USD/đôi, giá xuất khẩu giày thể thao có đế/mũ bằng cao su/plastic tăng 22,8% lên 9,84 USD/đôi… Tuy nhiên, giá xuất khẩugiày tennis, giày bóng rổ bị giảm 19,6%, xuống 10 USD/đôi, giày thể thao mũnguyên liệu dệt giảm 19%, xuống 10,4 USD/đôi.
Trong 10 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu các mặt hàng chiếm tỉ trọng caokim ngạch xuất khẩu giày dép sang Hồng Kông tăng mạnh Kim ngạch xuất khẩugiày thể thao có đế/mũ bằng cao su/plastic tăng mạnh nhất, tăng 190,93% (tươngđương 1,5 triệu USD) Đứng thứ 2 là kim ngạch xuất khẩu giày có mũ da thuộc
Trang 23tăng 172,2% (tương đương 7,2 triệu USD) Tiếp đến là kim ngạch xuất khẩu giàycó mũ da tổng.
Australia là nước thuộc khu vực Châu Đại Dương đã có quan hệ thương
mại với ta từ khá lâu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu sang Australia làrất đúng đắn, giày dép cũng không ngoại lệ Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giàydép của Việt Nam sang Australia đạt khoảng 39 triệu USD Các loại giày mũ da,giày mũ nguyên liệu dệt và giày tennis, giày bóng rổ xuất khẩu được nhiều nhấtsang Australia Xuất khẩu giày cao su/plastic tăng mạnh Theo số liệu thống kê,kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta sang thị trường Australia 11 tháng năm2006 đạt 35,61 triệu USD, tăng 26% so với 11 tháng năm 2006 Kim ngạch xuấtkhẩu giày dép sang thị trường này năm 2006 ước đạt 39 triệu USD, tăng 28% sovới năm 2005
Các loại giày dép xuất khẩu chủ yếu của nước ta sang thị trường Australia10 tháng năm 2006 gồm: các loại giày mũ da, giày mũ nguyên liệu dệt và giàytennis, giày bóng rổ Xuất khẩu giày cao su/plastic (gồm cả giày thể thao) sangAustralia tăng mạnh
Theo số liệu thống kê, 10 tháng năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giày mũ dacác loại sang Australia đạt 11,78 triệu USD, tăng 9,61% so với cùng kỳ năm 2005.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giày mũ da tổng hợp đạt 6,05 triệu USD, tăng10,77% so với cùng kỳ năm 2005 Kim ngạch xuất khẩu giày thể thao mũ da thuộcvà giày mũ da thuộc sang Australia 10 tháng năm 2006 tăng rất mạnh so với 10tháng năm 2005, tăng 286,47% và 110,61%, đạt 1,91 triệu USD và 1,25 triệuUSD 10 tháng năm 2006, xuất khẩu giày mũ nguyên liệu dệt và giày thể thao mũnguyên liệu dệt sang Australia tăng 56,01% và 84,19% so với cùng kỳ năm 2005,đạt 2,65 triệu USD và 2,57 triệu USD Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu giày thểthao mũ da tổng hợp giảm 38,74% so với cùng kỳ năm 2005, đạt 2,57 triệu USD
Trang 24Nhu cầu nhập khẩu giày dép của Australia vẫn trong xu hướng tăng Vì vậy,doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng thị trường tại Australia cần có nhữngchuyến khảo sát thực tế thị trường này Thâm nhập sâu vào thị trường Australia đểtổ chức lại sản xuất làm cho hàng giày dép của nước ta thâm nhập vào thị trườngAustralia
Nhu cầu giày dép của các nước ngày một phát triển theo sự tiến bộ kinh tế,của khoa học công nghệ Để đáp ứng ngày càng tôt hơn những nhu cầu đó đòi hỏicác doanh nghiệp cần xây dựng cho mình kế hoạch sản xuất hợp lý, tuân thủ theocác tiêu chuẩn của các tổ chức trong nước và quốc tế nhằm tăng sản lượng sảnxuất đi đôi với nâng cao chất lương sản phẩm từng ngày Đưa ngành công nghiệpda giày nói chung và giày dép nói riêng ngày một phát triển bền vững.
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng giày dép của các doanh nghiệpViệt Nam
3.1 Nhóm nhân tố thuộc về ngành, về doanh nghiệp
3.1.1 Vốn
Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp.Vốn là điều kiện để doanh nghiệp tái sản xuất cũng như mở rộng quy mô sản xuấtkinh doanh của mình Chỉ khi doanh nghiệp có tiền thì mới có thể đổi mới máymóc, trang thiết bị để theo kịp sự tiến bộ của công nghệ sản xuất giày dép của thếgiới Và cũng nhờ đó năng suất lao động mới được tăng lên, tỷ lệ giày dép sảnxuất ra đủ tiêu chuẩn xuất cao sẽ cao hơn , sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứngngày một tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng thế giới Vốn còn cho phép cácdoanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội tiếp cận với thị trường quốc tế, thựchiện các công cụ marketing quốc tế để tìm kiếm khách hàng Công việc này đòihỏi phải tiêu tốn rất nhiều chi phí, đồng thời phải đầu tư tiền của cho nó thườngxuyên và lâu dài.
Trang 25Vốn mà các doanh nghiệp dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh nóichung, xuất khẩu giày dép nói riêng có thể là vốn doanh nghiệp tự có cũng có thểlà vốn mà doanh nghiệp huy động bên ngoài Tuy nhiên, mục tiêu mà tất cả cácdoanh nghiệp đặt ra là sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của doanh nghiệp trên cơsở nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu giày dép cúng như hoạt động sản xuấtkinh doanh.
3.1.2 Lao động
Lao động là yếu tố sản xuất rất quan trọng của bất cứ ngành sản xuất nào.Trong đó sản xuất giày dép xuất khẩu là ngành đòi hỏi lượng lao động lớn Dovậy, phát triển ngành giày dép sẽ tận dụng được lợi thế này của Việt Nam Cũngbởi lợi thế so sánh này đã tạo ra là sóng chuyển dịch của ngành giày dép thể giớitừ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, những nước có nguồn laođộng hạn chế, già với giá lao động đắt sang những nước có nguồn lao động dồidào, trẻ với giá lao động rẻ Việc sở hữu một nguồn lao động có chất lượng là điềumà doanh nghiệp nào cũng mong muốn bởi đay là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đếnkhả năng đáp ứng các đơn đặt hàng của những đối tác nước ngoài khó tính Dovậy, công tác nguồn nhân lực hiện nay tại các doanh nghiệp sản xuất giày dép xuấtkhẩu nói riêng cũng như tại các doanh nghiệp nói chung ngày càng trở nên quantrọng và được chú ý hơn.
3.1.3 Nguyên liệu đầu vào
Để tạo ra một sản phẩm giày dép đòi hỏi phải có rất nhiều các nguyên vậtliệu như: Da thuộc thành phẩm, giả da, đế giày, vải, cao su, nhựa, keo dán, hoáchất và các phụ liệu cho ngành như chỉ khâu, dây giày…Do vậy, chất lượng củasản phẩm giày dép được tạo ra phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của nguyên vậtliệu.
Trang 26Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giớinhưng tỷ lệ nội địa của mỗi sản phẩm là rất thấp Số nguyên phụ liệu để sản xuấtgiày dép phải nhập khẩu từ nước ngoài chiếm khoảng 70-80%, còn lại là mua ở thịtrường trong nước Nguyên nhân là do thị trường trong nước không thể cung cấpcác nguyên vật liệu đủ tiêu chuẩn để sản xuất hàng giày dép xuất khẩu Chính điềunày làm giảm tính chủ động nguồn nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp, làmtăng chi phí sản xuất Chủ trương xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu ngành dagiày là chiến lược có tính lâu dài và thực sự tháo gỡ một vấn đề rất lớn cho cácdoanh nghiệp Nếu như nước ta có ngành công nghiệp thuộc da phát triển thì ta cóthể chế biến da thô thành da tinh sẽ giảm được 15-20% chi phí sản xuất, điều nàyđặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh trong lĩnhvực này
3.1.4 Máy móc, trang thiết bị và công nghệ sản xuất
Mức độ hiện đại của máy móc, trang thiết bị sản xuất ảnh hưởng rất lớn đếnnăng suất và chất lượng sản phẩm tạo ra Do vậy, việc sử dụng công nghệ sảnxuất giày dép tiến tiến, hiện đại của thế giới sẽ giúp các doanh nghiệp đúng ứngnhanh hơn và tốt hơn các đơn đặt hàng của những đối tác khó tính nước ngoài
Nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học đã tạo nên những tiến bộ lớn trongcông nghệ sản xuất giày dép giúp tạo ra những sản phẩm giày dép có chất lượngcao và đồng đều, chủng loại ngày càng phong phú và độc đáo, tiết kiệm nguyênvật liệu Ngày nay, trong công nghiệp giày dép còn sử dụng rất nhiều các vật liệumới có giá rẻ để thay thế cho các vật liệu truyền thống giá cao nhưng những sảnphẩm tạo ra vẫn rất đẹp, chất lượng tôt không kém và nó còn giúp bảo vệ sức khoẻngười dùng
3.1.5 Uy tín và khả năng điều hành quản lý hoạt động xuất khẩu của các doanhnghiệp
Trang 27Trong kinh doanh xuất khẩu, bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn xâydựng được chữ tín đối với các đối tác nước ngoài Còn phía người nhập khẩu, họluôn tìm kiếm những đối tác có uy tín trong lĩnh vực đó để hợp tác Do vậy, cácnhà xuất khẩu giày dép của Việt Nam luôn cố gắng tăng uy tín của mình đối vớicác khách hàng nước ngoài để tạo quan hệ làm ăn lâu dài Để làm được điều đó,các doanh nghiệp cần thực hiện tốt từng đơn đặt hàng, đáp ứng tốt nhu cầu củakhách hàng Do vậy uy tín của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuấtkhẩu và ngược lại, hoạt động xuất khẩu mà hiệu quả sẽ làm tăng uy tín của doanhnghiệp.
Ngoài ra, hiệu quả xuất khẩu giày dép phụ thuộc rất lớn vào khả năng điềuhành quản lý hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Điều hành quản lý là nhằmhướng hoạt động xuất khẩu đi đúng hướng và nhất quán Do vậy, các cán bộ điềuhành quản lý không chỉ cần có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải cótrình độ quản lý.
3.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh quốc tế
3.2.1 Môi trường chính trị
Thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam rất rộng lớn trên 106 quốc gia.Môi trường chính trị của mỗi quốc gia lại rất khác nhau, có thể đem lại những cơhội hoặc những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam Vì vậy, hiểu và kiểmsoát được môi trường này là một yếu tố quan trọng quyết định đến thành công củacác doanh nghiệp tại thị trường quốc tế Mỗi doanh nghiệp thâm nhập vào nướcnào đó đều cố gắng thích nghi với môi trường chính trị của nước đó nhằm gia tăngnhanh chóng thị phần của doanh nghiệp mình và tránh những rủi ro có thể gặpphải.
Môi trường chính trị của Việt Nam khá ổn định do vậy tạo điều kiện thu hútcác nhà đầu tư quốc tế đến đầu tư Đông thời, việc Việt Nam gia nhập WTO đòihỏi Nhà nước phải đổi mới hệ thống pháp lý sao cho phù hợp với những quy định
Trang 28của Tổ chức thương mại thế giới Cũng từ đó quan hệ thương mại giữa nước ta vàcác nước khác trong WTO sẽ có điều kiện mở rộng Điều này có tác động rất tíchcực đối với hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu giày dép nó riêng.
3.2.2 Môi trường kinh tế
Sự phát triển kinh tế của mỗi thị trường là một trong những yếu tố đánh giámức độ hấp dẫn của thị trường đó Một nền kinh tế phát triển cũng có nghĩa là quymô thị trường của nó khá lớn, cơ hội cho các nhà xuất khẩu giày dép là rất nhiều.Nói như vậy không có nghĩa là một doanh nghiệp xuất khẩu giày dép không thểthành công khi thâm nhập vào một nền kinh tế kém phát triển vì ở thị troờng đó sẽcó những ngách thị trường để tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Điều quantrọng để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng giày dép có thể đi đến thành công làlàm sao phải xác định được đúng đoạn thị trường mà mình có khả năng đáp ứngtốt nhất.
Khi thâm nhập vào một thị trường mới, điều đầu tiên mà các doanh nghiệpcần chú ý là phải xác định xem nền kinh tế đó là nền kinh tế thị trường, nền kinh tếchỉ huy hay nề kinh tế hỗn hợp để từ đó đưa ra các quyết định có nên đầu tư haykhông, đàu tư bao nhiều và đầu tư như thế nào.
Giày dép là mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người Do nhu cầugiày dép của thế giới là rất lớn nên các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép chỉ có thểlựa chọn cho mình những thị trường tiềm năng và phù hợp với khẩ năng của mìnhnhất để cung ứng Việc phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, mứcsống của đan cư, các chính sách kinh tế chủ yếu của Chính phủ… là việc rất cầnthiết đối với công tác phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu củamình để từ đó các doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách thích nghi hợp lý.Hiện nay, mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam được tiêu thụ ở cả nhữngnước có nền kinh tế phát triển nhất nhưng do không thể xuất khẩu trực tiếp đượcvì chưa xây dựng được thương hiệu nên phải xuất qua các trung gian với những
Trang 29thương hiệu khác nhau của nước ngoài Những sản phẩm giày dép này cũng chỉ làsản phẩm cấp trung chứ không phải sản phẩm cao cấp do chất lượng giày dép củata không thể cạnh tranh được với những sản phẩm giày dép của các nước có nềncông nghiệp giày dép phát triển Vì vậy, mặt hàng giày dép xuất khẩu của ViệtNam chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình.
3.2.3 Môi trường luật pháp
Luật pháp của mỗi quốc gia có những quy định khác nhau Để tránh khỏinhững rủi ro liên quan đến luật pháp thì ngoài việc am hiểu luật pháp nước mình,các doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ những quy định của pháp luật nước sở tạivà luật pháp quốc tế về lĩnh vực mình kinh doanh Luật quốc tế và luật của từngquốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và kết quả hoạt động của các doanhnghiệp quốc tế Nói một cách khải quát là luật sẽ quy định và cho phép những hoạtđộng và những hình thức kinh doanh giày dép nào mà doanh nghiệp có thể thựchiện kinh doanh và những hình thức mặt hàng nào doanh nghiệp không được phéptiến hành hoặc được phép nhưng phải có điều kiện nhất định Đó còn là những quyđịnh về chất lượng, độ an toàn cho người sử dụng, các chỉ tiêu về môi trường, chỉtiêu trách nhiệm xã hội,…và đặc biệt là luật chống bán phá giá đối với mặt hànggiày dép Ví như tác động của luật chống bán phá giá: năm 2006, EU đánh thuếchống bán phá giá 10% đối với giày mũ da của Việt Nam đã kiến cho các doanhnghiệp xuất khẩu giày dép của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn Số lượng cácđơn đặt hàng giảm đi đáng kể, một số khách hàng truyền thống cũng đi tìm đối tácmới, thống kê kim ngạch xuất khẩu giày dép quý I năm 2007 giảm 20% so vớicùng kỳ năm 2006
Như vậy có thể thấy rằng, môi trường luật pháp có tác động rất lớn đến kếtquả và hiệu quả hoạt động xuất khẩu giày dép Do vậy, các nhà xuất khẩu giày dépcủa Việt Nam cần phải hiểu rõ luật pháp quốc tế và luật của từng quốc gia để điềuchỉnh hoạt động của mình cho thích ứng, phải phản ứng linh hoạt, kịp thời để đáp
Trang 30ứng nhanh với những quy định mới về luật ở các quốc gia mà mình đang hoạtđộng hoặc sẽ hoạt động ở đó Nhờ đó sẽ khai thác được nhiều cơ hội kinh doanhhơn tại thị trường quốc tế.
3.2.4 Môi trường văn hoá
Văn hoá được hiểu là tổng thể phức tạp, bao gồm ngôn ngữ, niềm tin, nghệthuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và tất cả các khả năng khác mà con người cóđược Văn hoá quy định hành vi của mỗi con người, thông qua mối quan hệ giữangười với người trong tất cả kĩnh vực của đời sống xã hội.
Do các quốc gia khác nhau có nền văn hoá khác nhau, cho nên giá trị củamỗi con người và hành vi của các tổ chức cũng rất khác nhau Việc một công ty cótham gia vào một thị trường cụ thể nào đó hay không là tuỳ thuộc vào sự phù hợpgiữa giá trị của mỗi cá nhân của quốc gia đó và hành vi của tổ chức đó Thôngthường các công ty quốc tế mong muốn kinh doanh vào một thị trường mới trongcùng một châu lục hơn là kinh doanh ở một châu lục khác, vì thông thường cácquốc gia trong cùng châu lục có những nét tương đồng về văn hoá và các tập quánxã hội Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động điều hànhquản lý cũng như tiến hành xuất khẩu hàng hoá của công ty.
Những quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu giày dép vào có những nước nóicùng một thứ ngôn ngữ, cũng có nước lại nói bằng ngôn ngữ của riêng dân tộcmình Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu, với mỗi loại ngôn ngữcủa mỗi đối tác lại cần có người phiên dịch trong khi giao dịch và đàm phán, cácgiấy tờ xuất nhập khẩu cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với quy định của từngquốc gia Do vậy, các doanh nghiệp cần phải thích nghi để có thể tạo mối quan hệđối tác lâu dài.
Văn hoá quyết định hành vi và thói quen tiêu dùng của người dân địaphương Những nền văn hoá khác nhau có hành vi và thói quen tiêu dùng khácnhau Một doanh nghiệp xuất khẩu giày dép có thể thích nghi được với những
Trang 31hành vi và thói quen tiêu dùng khác nhau của những thị trường xuất khẩu là điềuthực sự rất khó khăn Ví như người Châu Âu thường có thói quen chỉ đi giày dakhi đi làm việc còn các loại giày dép khác chỉ dùng cho các hoạt động vui chơigiải trí, do vậy các doanh nghiệp cần hướng sản phẩm của mình theo đúng nhu cầucủa người tiêu dùng Nếu làm được như vậy thì cơ hội chiến thắng sẽ tăng lên,những thất bại sẽ giảm và doanh nghiệp sẽ có thể thâm nhập sâu hơn và rộng hơnvào thị trường đó
3.2.5 Môi trường cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh cũng là nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động xuấtkhẩu giày dép của các doanh nghiệp Việt Nam Mức độ cạnh tranh của thị trườngxuất khẩu sẽ cho thấy độ khó khăn khi doanh nghiệp xuât khẩu giày dép vào thịtrường đó Mức độ cạnh tranh trong cùng một ngành công nghiệp phụ thuộc vàosố lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp đó Số lượng các đối thủcạnh tranh trong một ngành nhiều hay ít lại phụ thuộc vào các hàng rào ngăn cảnsự tham gia và rút lui của ngành Các hàng rào ngăn cản sự tham gia là những biệnpháp được hình thành để nhằm làm giảm sự gia tăng thêm số lượng đối thủ cạnhtranh mới trong ngành Các hàng rào ngăn cản sự rút lui là những biện pháp đượchình thành nhằm ngăn cản sự rút lui khỏi ngành của các đối thủ cạnh tranh đanghoạt động trong ngành đó.
Những thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam là những thị trường tiêuthụ giày dép khổng lồ của thế giới Số lượng các đối thủ cạnh tranh ở các thịtrường này là rất nhiều, mạnh nhất phải kể đến như Trung quốc, Italia, Inđonêxia,Thái Lan…Do vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam phải xây dựng chomình chiến lược đối phó thích hợp để chiến lĩnh và mở rộng thị trường xuất khẩu.Đồng thời cần phát huy những thế mạnh của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
4 Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong thời gian gần đây
Trang 32Việt nam là một trong những nước xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới vớinhững chủng loại khá đa dạng và phong phú Hiện nay, mặt hàng giày dép củaViệt Nam đã có mặt trên 106 thị trường quốc tế Mấy năm gần đây kim ngạch xuấtkhẩu giày dép của nước ta liên tục tăng đi liền với việc mở rộng thị trường xuấtkhẩu Tháng 6/2007, giầy mũ da tổng hợp tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch xuấtkhẩu, đạt 11,33 triệu đôi với trị giá 87,93 triệu USD, chiếm 21,5% tổng kim ngạchxuất khẩu giầy dép của Việt Nam trong tháng 6/2007; tăng 12,67% về lượng vàtăng 11,9% về trị giá so với tháng 5/2007; tăng 42,5% về lượng, tăng 62,7% về trịgiá so với tháng 6/2006 Trong đó xuất khẩu sang Anh đạt 1,92 triệu đôi với trị giá15,25 triệu USD, giảm 15,3% về lượng và 7,3% về trị giá so với tháng 5/2007;giảm 1,5% về lượng nhưng tăng 8,9% về trị giá so với tháng 6/2006 Xuất khẩusang Đức đạt trên 2 triệu đôi với trị giá 13,44 triệu USD, tăng 36% về lượng và33% về trị giá so với tháng 5/2007; tăng 79,2% về lượng và 98,2% về trị giá so vớitháng 6/2006 Xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 1 triệu đôi với trị giá 9,12 triệu USD,giảm 12,9% về lượng và giảm 8,5% về trị giá so với tháng 5/2007, nhưng tăng223,3% về lượng và tăng 238,5% về trị giá so với tháng 6/2006…
Tháng 6/2007, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng tăng mạnh so vớitháng 6/2006 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao có đế và mũ bằng caosu/plastic dẫn đầu về mức tăng kim ngạch và tiếp tục tăng mạnh, đạt 47,84 triệuUSD, tăng 155% so với cùng kỳ năm 2006 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nàysang một số thị trường chính tăng rất mạnh Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang Bỉđạt trên 6 triệu USD, tăng 137,4%; kim ngạch xuất khẩu sang Anh đạt 5,2 triệuUSD, tăng 398,4%; sang Hà Lan đạt trên 5 triệu USD, tăng 209%; sang Mỹ đạt4,9 triệu USD, tăng 15% Tính chung 6 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩugiầy thể thao có đế và mũ bằng cao su/plastic tăng 112% so với cùng kỳ năm2006.
Trang 33Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu giầy mũ nguyên liệu dệt, giầy thể thao mũnguyên liệu dệt, giầy không thấm nước tiếp tục giảm mạnh Trong 6 tháng đầunăm 2007, kim ngạch xuất khẩu giầy mũ nguyên liệu dệt giảm 62,53% (tươngđương 171,16 triệu USD), kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao mũ nguyên liệu dệtgiảm 68,85% (tương đương 79,2 triệu USD), kim ngạch xuất khẩu giầy khôngthấm nước giảm 94,4% (tương đương 29,85 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2006.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của Việt Namtrong tháng 1/2008 đạt 468.879.571 USD, tăng 11,2% so với tháng 12/2007 vàtăng 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái
Nước có kim ngạch xuất khẩu trong năm 2007 cao nhất phải kể đến là: Mỹ:93.826.241 USD, tiếp đến là Anh: 54.165.477 USD, sau cùng là Đức: 52.119.672USD, Bỉ: 27.601.754 USD và các nước khác…
Bảng 3 Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2007
Trang 34Tên nước Kim ngạch (USD)
Trang 35Tên nước Kim ngạch (USD)
5 Một số kinh nghiệm xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp Việt Nam
Việt Nam đã tham gia vào thị trường xuất khẩu giày dép thế giới từ rất lâu,do vậy các nhà kinh doanh giày dép đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm từ những
Trang 36thành công cũng như những thất bại của mình Sau đây là một số kinh nghiệm xuấtkhẩu giày dép của những nhà kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này:
5.1 Nhạy bén nắm bắt cơ hội kinh doanh
Kinh doanh trong môi trường quốc tế phải cạnh tranh với vô vàn các đối thủmạnh, các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng có thể gặp phảinhững rủi ro lớn Do vậy các nhà lãnh đạo cần phải rất nhạy bén để nắm bắt nhữngcơ hội kinh doanh quý báu BITI’S là một ví dụ: BITI'S quan tâm đến thị trườngTrung Quốc và tâm đắc với nhận định của Báo Newsweek khi cho rằng: TrungQuốc chứ không phải Nhật, sẽ vẽ lại bản đồ kinh tế khu vực Trong xu hướng mới,nền kinh tế nào nhanh chóng bước vào quỹ đạo kinh tế Trung Quốc thì nền kinh tếđó có nhiều cơ hội hơn để phát triển BITI'S đã nhận định và nắm bắt cơ hội nàycách đây gần 10 năm và giờ đây đang chuyển sang giai đoạn tăng tốc trong việcphát triển thị trường cũng như mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh Từng ấynăm, với bao nhiêu khó khăn, nhưng công ty vẫn vững tin và kiên định với nhữngnhận định suy đoán của mình về cơ hội làm việc với thị trường rộng lớn này.
5.2 Nghiên cứu tìm ra ngách thị trường
Thị trường thế giới rất rộng lớn, một doanh nghiệp không thể đáp ứng thànhcông trên cả thị trường rộng lớn đó Do vậy muốn thâm nhập, các doanh nghiệpcần thiết phải nghiên cứu tìm cho mình một ngách thị trường để len vào dựa trênnhững lợi thế so sánh Ngách thị trường mà BITI'S phát hiện trên thị trường TrungQuốc thể hiện ở hai điểm:
+ Vị trí địa lý: Việc vận chuyển giao thương buôn bán giữa các tỉnh phíađông có kinh tế phát triển và các tỉnh phía tây, đặc biệt là các tỉnh Tây Nam củaTrung Quốc diễn ra không thuận do điều kiện về giao thông, xa xôi cách trở trongkhi đó thì hàng hoá của Việt Nam, mặc dù từ thành phố Hồ Chí Minh đưa ranhưng vẫn tỏ ra có ưu thế hơn nhiều trong vấn đề giao thương, vận chuyển.
Trang 37+ Sản phẩm và công nghệ: Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu giàydép lớn nhất thế giới Do vậy, việc đổi mới công nghệ diễn ra rất nhanh Từ côngnghệ sản xuất dép bằng chất liệu PU, TPR Chính điều này đã làm các nhà sảnxuất Trung Quốc bỏ qua nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà đặc biệt làcác tỉnh Tây Nam Trung Quốc đang có mức sống thấp hơn, nhưng lại cần nhữngsản phẩm có chất lượng cao Những sản phẩm có chất lượng thấp cho dù là giá rấtrẻ không còn chiếm ưu thế như trước đây.
Nhu cầu này hoàn toàn phù hợp với sản phẩm xuất trên chất liệu EVA màcông ty BITI'S đang có thế mạnh Do vậy BITI'S nhắm đến mục tiêu chất lượng,với sản phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu và địa lý ở đây để dần chinh phụcđược người tiêu dùng các tỉnh Tây Nam Trung Quốc.
5.3 Từng bước chinh phục người tiêu dùng
Người tiêu dùng thế giới đặt ra những yêu cầu rất khắt khe đối với sản phẩmgiày dép của Việt Nam Với những sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh, giàydép Việt Nam từng bước chinh phục người tiêu dùng các nước, nâng cao uy tínmặt hàng giày dép của Việt Nam.
5.4 Nên đăng ký và bảo hộ thương hiệu
Đối với các doanh nghiệp tự sản xuất và xuất khẩu trực tiếp sang thị trườngnước ngoài thì việc đầu tiên cần phải làm là đi đăng ký bản quyền nhằm bảo hộcho thương hiệu giày dép của mình Việc này giúp tránh nguy cơ bị ăn cắp thươnghiệu, bị làm giả gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp về lợi nhuận cũng như uytín của doanh nghiệp thậm chí có thể mất luôn thương hiệu mà doanh nghiệp đãgia sức gây dựng bấy lâu.
5.5 Cần chú ý đến đặc điểm và tâm lý kinh doanh của những đối tác quốc tế
Với thị trường vô cùng rộng lớn và có hàng vô số thương hiệu lớn nhỏ, thìdoanh nghiệp cũng không nên đặt tham vọng là sẽ dễ dàng chiếm lĩnh ngay một
Trang 38thị phần lớn mà cần biết lượng sức mình và tranh thủ vào các ngách thị trường, sựủng hộ của khách hàng lập mạng lưới kinh tiêu Mỗi nhà phân phối sẽ tự chọn khuvực thị trường cho mình rất hợp lý Khi làm việc với đối tác, kinh nghiệm củaBITI'S là tôn trọng quyết định về thị trường của bạn hàng nhưng không bỏ quamục tiêu tìm kiếm thị trường mới cho công ty Các thương nhân có kinh nghiệmkinh doanh trên thị trường quốc tế sẽ biết nơi nào tiêu thụ tốt sản phẩm của doanhnghiệp và sẽ tập trung đầu tư, làm hết sức để đạt đến thành công như sự tính.Tuyvậy, doanh nghiệp phải biết kiên trì thuyết phục khách hàng một chính sách kinhdoanh thống nhất Những thương nhân luôn muốn có một sự quan tâm đặc biệt,được hưởng những ưu đãi hơn hẳn người khác và ngược lại họ càng không muốnthua thiệt bất kỳ ai Do vậy, khi giao dịch với họ, doanh nghiệp phải luôn thể hiệnsự công băng, kiên định và có một quan điểm chính kiến thống nhất Chính điềuđó làm cho họ tôn trọng và tin tưởng hơn vào sự ổn định lâu dài trong quan hệ hợptác.Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải biết đón nhận góp ý của họ Khi đã hợp táchọ luôn có những góp ý chân tình và có trách nhiệm với nhau Nghe những góp ý,có khi là chê trách sản phẩm của các kinh tiêu sẽ giúp đôi bên cùng có lợi trongviệc chinh phục người tiêu dùng.Ngoài ra, trước khi đi đến quyết định hợp tác, đểgiúp các doanh nhân Trung Quốc quyết định nhanh, chúng ta phải tạo điều kiệncho họ có niềm tin bằng cách so sánh giữa cái lợi và hại, đưa họ đi thăm một sốnơi đang kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp.
5.6 Tích cực tìm kiếm và xâm nhập vào những thị trường mới
Đây không chỉ là biện pháp giúp mở rộng thị trường tiêu thụ của các doanhnghiệp xuất khẩu giày dép mà nó còn giúp doanh thu xuất khẩu giày dép của cácdoanh nghiệp không giảm mà có thể còn tăng lên khi những thị trường tiêu thụ gặpkhó khăn Tuy nhiên thực hiện chiến lược này sẽ là rất mạo hiểm khi công tácnghiên cứu thị trường không làm tốt và doanh nghiệp không đủ khả năng để đáp
Trang 39ứng nhu cầu của người tiêu dùng nước đó cũng như không thể thích ứng với môitrường kinh doanh quốc tế.
5.7 Tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại
Tóm lại để đạt được những mục tiêu trên, các doanh nghiệp xuất khẩu giàydép cần tham gia tích cực Chương trình quốc gia trọng điểm hỗ trợ xúc tiếnthương mại, và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này Việt Nam cần xây dựng cácTrung tâm xúc tiến thương mại và dịch vụ chuyên ngành, các trung tâm này sẽ lànền tảng chất lượng và dịch vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp côngnghiệp da giày của cả nước trong tương lai.
- Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp sản xuất gia công khi chuyển sangphương thức tự sản xuất là phải kết nối được giữa công đoạn thiết kế và sản xuất.Có đội ngũ nhân viên đủ trình độ về mặt khai thác nguồn nguyên vật liệu, một độingũ nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và một đội ngũ nhânviên chuyên trách việc thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, am hiểu về lĩnh vực tàichính đồng thời phải nâng cấp quy trình sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị
Bước tiếp theo, các doanh nghiệp cần tạo thêm giá trị sản phẩm thông quaviệc thực hiện các chức năng của các công ty thương mại Thay vì tiếp thị sảnphẩm với các công ty thương mại, các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm trực tiếptới các nhà nhập khẩu hay các nhà bán lẻ có quy mô nước ngoài Các doanhnghiệp phải nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên thực hiện thương mại hoá việcphát triển sản phẩm đồng thời phát triển đội ngũ marketing được đào tạo toàn diện,có văn phòng đại diện hay đại lý ở nước ngoài
Ở giai đoạn tự sản xuất này, doanh nghiệp có thể gia tăng một phần giá trịtrong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và thực hiện gia tăng giá trị sảnphẩm trong toàn bộ công đoạn sản xuất, do đó giá bán sản phẩm của các doanhnghiệp này có thể đạt được cao hơn Doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro nhiều
Trang 40hơn, do có chi phí quản lý cao hơn, lại phải đầu tư lớn hơn vào nhà xưởng, máymóc so với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình khác