3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép củaChi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà
3.9. Nâng cao khả năng huy động và sử dụng vốn
Hoạt động xuất khẩu giày dép của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà rất cần phải có tiềm lực tài chính dồi dào. Trước đây, khi còn là doanh nghiệp nhà nước thì toàn bộ nguồn vốn của Xí nghiệp là lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Do vậy, Xí nghiệp không quá gặp khó khăn trong việc huy động vốn kinh doanh, vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất. Nhưng hiện nay, khi đã cổ phần hoá Xí nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong công tác huy động vốn.
Để huy động vốn cho xuất khẩu giày dép, Xí nghiệp giày Phú Hà có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu của Xí nghiệp
- Huy động vốn từ vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác - Huy động vốn bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài
- Huy động từ nguồn vốn tự có của Xí nghiệp
Huy động vốn là công việc rất khó khăn nhưng để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư thì lại càng khó. Các nguồn vốn của Xí nghiệp cần đựoc sử dụng đúng mucj đích và hiệu quả. Những nguồn vốn này có thể được sử dụng cho nhiều công việc đầu tư khác nhau như để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Xí nghiệp, có thể được đầu tư cho việc mua máy móc trang thiết bị phụ vụ sản xuất giày dép xuất khẩu…
Sau mỗi lần sử dụng vốn để đầu tư, Xí nghiệp cần xây dựng các chỉ tiêu và tiến hành đánh giá hiệu quả của lần sử dụng vốn này để rút ra kinh nghiệm cho lần sau. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn mà Xí nghiệp có thể dùng bao gồm:
Một là: Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thì nó là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và nó là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ còn là điều kiện quyết định đến quá trình tái sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài ra, nó còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở của chính sách phần phối hợp lý và đúng đắn. Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được xác định như sau:
P = DT - CP
P : Lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kỳ
DT : Doanh thu của doanh nghiệp từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá CP : Chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh trong kỳ
Hai là: Mức doanh lợi trên doanh số bán.
100'= × '= × DS P P % Trong đó:
P’ : Mức doanh lợi của doanh nghiệp trong kỳ
P : Lợi nhuận doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ DS : Doanh số bán thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh số bán thực hiện mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ. Do vậy nó có ý nghĩa quan trọng cho thấy doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu những mặt hàng hiện tại có hiệu quả và phù hợp không và thị trường nào mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Ba là: Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh.
100'2 = × '2 = × VKD P P % Trong đó: P’
2 : Mức doanh lợi của vốn kinh doanh trong kỳ (%) VKD:Tổng vốn kinh doanh trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
100'3 = × '3 = × fkd C P P % Trong đó:
P’3 : Mức doanh lợi của chi phí kinh doanh trong kỳ Cfkd : Tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Một đồng chi phí kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Năm là: Năng suất lao động bình quân của một lao động.
bq LD DT W= hoặc bq LD TN W= Trong đó:
W : Năng suất lao động bình quân của một lao động trong kỳ DT : Doanh thu (doanh số bán) thực hiện trong kỳ
TN : Tổng thu nhập
LDbq: Tổng số lao động bình quân trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho thấy trung bình một lao động của doanh nghiệp thực hiện được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ hoặc bao nhiêu đồng thu nhẩp trong kỳ.
Sáu là: Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu.
Trong hoạt động xuất khẩu, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng số ngoại tệ thu đựơc do xuất khẩu còn chi phí thu mua xuất khẩu lại thể hiện bằng bản tệ Việt Nam đồng. Vì vậy cần phải tính tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu, để trên cơ sở đó biết được phải chi ra bao nhiêu đồng Việt Nam có được một đồng ngoại tệ.
xk xk xk CP DT H =
Trong đó:
Hxk : Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu
DTxk: Doanh thu ngoại tệ do xuất khẩu (bằng ngoại tệ) CPxk: Chi phí bản tệ chi ra cho xuất khẩu (bằng ngoại tệ).
Bảy là: Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu.
Trong hoạt động nhập khẩu, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng số bản tệ thu được do nhập khẩu còn chi phí nhập khẩu lại thể hiện bằng ngoại tệ. Vì vậy cần phải tính tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu, để trên cơ sở đó biết được phải chi ra bao nhiêu ngoại tệ để có được một đồng bản tệ.
nk nk nk CP DT H = Trong đó:
Hnk : Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu
DTnk: Doanh thu do nhập khẩu mang lại (tính bằng bản tệ) CPnk: Chi phí bằng ngoại tệ cho nhập khẩu.
Tám là: Tỷ suất ngoại tệ xuất, nhập khẩu liên kết.
Hoạt động xuất,nhập khẩu liên kết còn gọi là buôn bán đối lưu bao gồm những hoạt động như: Hàng đổi hàng, trao đổi bù trừ, mua đối lưu, trao đổi bồi hoàn và mua lại sản phẩm. Hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất, nhập khẩu liên kết (Hlk) là kết quả tổng hợp của hiệu quả tài chính xuất khẩu và hiệu quả tài chính nhập khẩu. Tỷ suất ngoại tệ xuất, nhập khẩu liên kết được tính như sau:
nk xk lk H H H = × nk nk nk xk lk CP DT CP DT H = ×
Do tính chất liên kết của hoạt động, toàn bộ khoản thu về xuất khẩu ngang bằng với khoản chi ra cho nhập khẩu, nghĩa là:
nk xk CP DT = Do đó: xk nk nk nk xk xk lk CP DT CP DT CP DT H = × =
Xí nghệp giày Phú Hà có thể sử dụng các chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả của hoạt độnh sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả của hoạt động xuất khẩu để tìm ra những nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu giày dép.
KẾT LUẬN
Hoạt động xuất khẩu giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà trong thời gian qua đã đạt được rất nhiều thành công, không chỉ đem lại lợi ích cho những người lao động trong Xí nghiệp mà còn đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản thuế lớn. Tuy nhiên những kết quả mà Xí nghiệp đã đạt được trong xuất khẩu hàng giày dép cho thấy rằng, Xí nghiệp giày Phú Hà vẫn chưa tận dụng được hết các cơ hội mà thị trường mang lại, chưa sử sụng tối đa tiềm năng xuất khẩu giày dép của mình. Thấy được thức tế này nên em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu này.
Trong chuyên đề tốt nghiệp, em đã trình bày một cách khái quát về hàng giày dép và xuất khẩu giày dép của Việt Nam, em đã phân tích và đánh giá một cách khách quan thực trạng xuất khẩu hàng giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà. Em nghiên cứu, phân tích và chỉ ra được những điểm mạnh, những điểm yếu của Xí nghiệp, những cơ hôi và thách thức mà Xí nghiệp có thể gặp phải trong tương lai. Dựa trên cơ sở đó, em đã đề xuất một số giải pháp với hy vọng đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu giày dép của Xí nghiệp, giúp Xí nghiệp có thể đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong xuất khẩu giày dép cũng như trong sản xuất kinh doanh. Và em mong muốn rằng những giải pháp đó thực sự hữu ích đối với Xí nghiệp.
Em xin cám ơn toàn thể CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà và cũng xin kính chúc quý công ty làm ăn ngày càng phát đạt.
Cuối cúng em xin gửi lời cám ơn thầy giáo TS. Trần Văn Hoè đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.