Nâng cao trình độ của người lao động và áp dụng các biện pháp khuyến khích người lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp Thương mại Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà (Trang 82 - 84)

3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép củaChi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà

3.4. Nâng cao trình độ của người lao động và áp dụng các biện pháp khuyến khích người lao động

khích người lao động

Cùng với sự phát triển kinh tế thế giới, yêu cầu của người tiêu dùng đối với mỗi đôi giày dép lại ngày một khắt khe. Xu hướng tiêu dùng giày dép hiện nay không chỉ bền, đẹp, phải bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và có tính thời trang cao. Để sản xuất được một đôi giày, dép như vậy đòi hỏi người lao động phải có tay nghề cao.

Lực lượng lao động của Xí nghiệp giày Phú Hà khá đông và đã qua những khoá đào tạo nghề. Tuy nhiên để đáp ứng được với sự thay đổi nhu cầu từng ngày của người tiêu dùng thì nhất thiết phải nâng cao trình độ tay nghề của những lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm. Điều này đặc biệt cần thiết nếu như Xí nghiệp tham gia sản xuất các sản phẩm giày dép cao cấp.

Ngoài ra, để đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà thì cũng cần phải nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý cũng như các cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu vì trình độ của họ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu giày dép nói riêng. Do vậy, Xí nghiệp cần thiết phải thương xuyên

đào tạo và nâng cao tay nghệ cho người lao động. Việc này có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như: mở các lớp đào tạo ngắn hạn tai Xí nghiệp, cử cán bộ đi học bên ngoài, đào tạo ngay trong xưởng sản xuất và đặc biệt là khuyến khích hình thức tự đào tạo. Mặc dù có rất nhiều phương pháp đào tạo để Xí nghiệp lựa chọn nhưng không phải vì thế mà áp dụng phương pháp nào cũng đạt hiệu quả cao. Xí nghiệp cần phải lựa chọn phương pháp đào tạo thích hợp với từng đối tượng người lao động.

Đối với công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm thì phương pháp đào tạo thích hợp nhất là cử đi học nghề ngắn hạn, hoặc đào tạo ngày trong xưởng sản xuất theo kiểu kèm cặp, có nghĩa là người công nhân giỏi sẽ dạy bảo và truyền những kinh nghiệm mà mình có được cho những người công nhân mới.

Đối với các cán bộ kỹ thuật và các cán bộ quản lý thì Xí nghiệp có thể áp dụng phương pháp cử đi học bên ngoài, có thể là học các lớp đào tạo chuyên nghiệp hoặc học tại các doanh nghiệp khác cùng ngành, học qua thực tế.Ngoài việc cho họ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ Xí nghiệp còn cần phải nâng cao trình đọ ngoại ngữ và giao tiếp để theo kịp xu hướng hội nhập của thế giới. Đồng thời, phải tạo điều kiện cho các cán bộ đó được tiếp cận với những phương thức quản lý và làm việc hiện đại của thế giới. Thương thì việc đào tạo cho các đối tượng này rất tốn kém về cả tiền của và thời gian nhưng trong tương lai nó có thể đem lại hiệu quả cao và những kết quả mang tính đột phá.

Tuy nhiên để nâng cao chất lượng công việc của người lao động thì Xí nghiệp còn cần phải xây dựng những biện pháp khuyến khích người lao động. Để làm được điều đó, trước tiên Xí nghiệp cần phải đáp ứng được nguyên tắc công bằng và bình đẳng trong phân phối lợi ích và trong thưởng phạt. Xí nghiệp cũng cần cho người lao động thấy những cơ hội phát triển có thể có để người lao động cố gắng trong công việc và gắn bó hơn với Xí nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp Thương mại Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w