1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

100 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Những hạn chế, tồn tại nguồn nhân lực cho phát triển KT – XH của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế………...57 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

TRẦN CAO HOÀNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH BÌNH TRONG

BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TỀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội – 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGỌC THẮNG

Trang 3

MỤC LỤC

Danh mục chữ viết tắt……… i

Danh mục bảng……… ii

Danh mục hình………ii

Danh mục biểu đồ……… ii

LỜI MỞ ĐẦU……… …….….…….1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ……… ……… 5

1.1 Lý luận chung về nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế… 5

1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực………5

1.1.2 Một số khái niệm khác có liên quan đến khái niệm nguồn nhân lực………… 8

1.1.2.1 Khái niệm về hội nhập kinh tế, nguồn nhân lực quốc tế…….…….… ………8

1.1.2.2 Tính tất yếu của hội nhập kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế……… ……… ………9

1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế… ….… 12

1.2.1 Đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội của một quốc gia……… ……… 12

1.2.2 Đối với sự phát triển KT - XH của một vùng, địa phương, doanh nghiệp 14

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực……… 19

1.3.1 Nhân tố quốc tế……… … ……19

1.3.2 Nhân tố quốc gia, nội tại vùng, miền, địa phương và doanh nghiệp…………22

1.4 Thực tế và kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại TP Đà Nẵng……….22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH BÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ………… ……… ……… …….26

2.1 Tổng quan quá trình hội nhập tỉnh Ninh Bình.……… …26

2.1.1 Những thành tựu Kinh tế - Xã hội mà tỉnh Ninh Bình đã đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ……… ……… 32 2.1.2 Quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 4

2.1.3 Hoạch định mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Bình trong bối

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế……… 50

2.2 Xu hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Ninh Bình……….……… 55

2.3 Những hạn chế, tồn tại nguồn nhân lực cho phát triển KT – XH của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế……… 57

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH BÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ……… 71

3.1 Bối cảnh hội nhập tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực……… 71

3.1.1 Bối cảnh quốc tế……….71

3.1.2 Bối cảnh trong nước……… ………72

3.1.3 Bối cảnh tỉnh Ninh Bình………75

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển KT - XH của tỉnh Ninh Bình trong hội nhập kinh tế quốc tế……… ……… 76

3.2.1 Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên,, nâng cao năng lực quản trị ở các vị trí lãnh đạo………76

3.2.2 Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực………76

3.2.3 Tăng cường công tác dự báo nguồn nhân lực……… 77

3.2.4 Xây dựng chính sách tiền lương hợp lý……… 77

3.2.5 Thu hút và khai thác hợp lý nguồn nhân lực cả trong và ngoài nước…… 80

3.2.6 Nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo…….……… 85

3.2.7 Mở rộng hợp tác quốc tế toàn diện và đa phương……… 88

3.2.8 Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, quản lý……….88

KẾT LUẬN……… 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 93

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

1 Bảng 2.1 Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện của Ninh Bình 30

2 Bảng 2.2 Danh mục những dự án đầu tƣ phát triển trọng điểm

tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2020

36

3 Bảng 2.3 Chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội chủ yếu của tỉnh Ninh Bình 48

4 Bảng 2.4 Chỉ tiêu kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội chủ yếu của

tỉnh Ninh Bình

54

5 Bảng 2.5 So sánh chất lƣợng nguồn nhân lực giữa các quốc gia 58

6 Bảng 2.6 Chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc đánh giá từ các chủ

doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình

1 Hình 1.1 Các khía cạnh về năng lực nguồn nhân lực 16

2 Hình 1.2 Sự tích hợp nguồn nhân lực với chiến lƣợc công ty 16

3 Hình 1.3 Sự tích hợp các hoạt động nguồn nhân lực với chiến

lƣợc kinh doanh

18

4 Hình 3.1 Mô hình quá trình đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực 82

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1 Biểu đồ 2.1 Những nhân tố cản trở hoạt động kinh doanh 65

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định: Con người luôn ở vị trí trung tâm trong toàn bộ chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững Tri thức con người là một nguồn lực không bao giờ cạn và luôn được tái sinh với chất lượng ngày càng cao hơn bất cứ một nguồn lực nào khác Lịch sử phát triển nhân loại đã kiểm nghiệm và đi đến kết luận: Nguồn lực con người là lâu bền nhất, chủ yếu nhất trong sự phát triển Kinh tế - Xã hội và sự nghiệp tiến bộ của nhân loại Nhân lực luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của một tổ chức, một doanh nghiệp Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì vậy càng cần thiết cho sự tồn tại, phát triển; nhất là trong môi trường kinh doanh đầy thách thức và nhiều biến động trong xu thế hội nhập và cạnh tranh quốc tế Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp, công ty, các sản phẩm chủ yếu là cạnh tranh về tỷ lệ hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nhờ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Do vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với các quốc gia trên thế giới, đối với các khu vực, các địa phương

đã và đang trở thành vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, là vấn đề có tính chất sống còn trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế với trình độ khoa học - kỹ thuật, công nghệ ngày càng cao và sự lan tỏa của kinh tế trí thức

Cho nên việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng nguồn nhân lực để

có những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến về chất, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập của từng địa phương, từng quốc gia trở thành nhiệm vụ cấp thiết

Với ý nghĩa trên, tác giả chọn đề tài "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh

tế quốc tế" để làm luận văn thạc sĩ kinh tế

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước Điển hình là các công trình nghiên cứu sau:

- Một số vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội năm 2010-2020 Viện chiến lược phát triển – Bộ kế hoạch và Đầu tư, 1999

- Phạm Minh Hạc, Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ HĐH, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001

CNH Thực trạng nguồn nhân lực doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm…, NXB Thống kê, Hà Nội

- Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân, Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB khoa học xã hội, Hà Nội

- Lê Văn Toan, Việc làm trong xu thế toàn cầu hóa, NXB Lao động – xã hội, 2007 Các công trình trên chỉ đề cập các giác độ liên quan, chưa nghiên cứu các vấn đề một cách tổng thể, chưa chỉ rõ ảnh hưởng sâu rộng của yếu tố hội nhập quốc

tế, chỉ đưa ra ở một thời kỳ nhất định Việc nghiên cứu đề tài „„nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển KT - XH của tỉnh Ninh Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế‟‟ từ nhiều góc độ kinh tế đối ngoại sẽ đưa ra những giải pháp và định hướng thích hợp với tình hình mới là hết sức cần thiết

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận nguồn nhân lực, trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn của Việt Nam và tỉnh Ninh Bình về nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển KT – XH của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trang 9

- Luận giải một cách khoa học nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là động lực cho sự phát triển và mở rộng hội nhập và hợp tác quốc tế cho các tỉnh thành, địa phương

- Khảo sát, nghiên cứu thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Bình, làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của chất lượng nguồn nhân lực đó, đưa ra những giải pháp khả thi nhằm khắc phục những hạn chế về mặt chất lượng nguồn nhân lực, đề xuất một số phương hướng, giải pháp đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho phát triển KT – XH của tỉnh Ninh Bình

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển

KT – XH của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

- Luận văn tập trung nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Bình từ góc độ kinh tế đối ngoại trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là trong những năm gần đây

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phân tích và tổng hợp các tài liệu lý luận nguồn nhân lực, hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của các học giả trong nước và thế giới để phân tích và phát triển

đề tài

- Phương pháp điều tra chọn mẫu để khảo sát chất lượng nguồn nhân lực tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (khảo sát thực trạng mô hình quản lý đào tạo, xây dựng tiêu chí tuyển dụng, thực hiện đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực)

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp quan sát, thực nghiệm, thống kê kinh tế… để đưa ra những đánh giá thực trạng, đưa ra giải pháp khả thi hoàn thiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển KT – XH của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 10

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận chủ yếu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển KT – XH của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

- Phân tích và đưa ra đánh giá khách quan về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển KT – XH của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

- Đưa ra các giải pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển KT – XH của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế

Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển Kinh tế -

Xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG

BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ 1.1 Lý luận chung về nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực c on người, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội

Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác (nguồn lực tài chính , nguồn lực công nghệ…) là ở chỗ trong quá trình vận động nguồn nhân lực chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên (sinh, chết) và yếu tố xã hội (việc làm, thất nghiệp) Chính

vì vậy, nguồn nhân lực là một khái niệm khá phức tạp , được nghiên cứu dưới nhiều gốc độ khác nhau

- Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thì nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư trong xã hội có khả năng lao động

- Với tư cách là yếu tố của sự phát triển KT – XH thì nguồn nhân lực là nguồn vốn con người trong quá trình sản xuất kinh doanh

- Với tư cách là tổng thể cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động thì nguồn nhân lực bao gồm cả yếu tố thể lực và trí lực của những người từ 15 tuổi trở lên

Định nghĩa trên mới phản ánh về mặt số lượng chưa nói lên mặt chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện trên các khía cạnh: sức khỏe, trình độ học vấn, kiến thức, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm tích lũy được, ý thức tác phong của người lao động

Như vậy, mặc dù có các biểu hiện khác nhau về định nghĩa, khái niệm về nguồn nhân lực của một quốc gia nhưng có thể hiểu một cách nôm na nguồn nhân lực chính là nguồn lao động Theo người Việt Nam, khái niệm ít tranh cãi thì nguồn lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động

Trang 12

* Khái quát về duy trì và phát triển nguồn nhân lực

- Duy trì nguồn nhân lực nói chung là tìm mọi cách để giữ chân nhân viên và lôi kéo nhân viên ở lại làm việc cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt

và mục tiêu phát triển lâu dài của doanh nghiệp , là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh

- Theo McLean 2000, “Phát triển nguồn nhân lực là bất cứ quá trình hay hoạt động nào nhằm phát triển những kiến thức làm việc cơ bản, sự tinh thông, năng suất

và sự hài lòng mà cần cho một đội , nhóm, cá nhân hoặc nhằm mang lại lợi ích cho một tổ chức”

- Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển

- Phát triển nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhận định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhiệm một công việc nhất định

- Phát triển nguồn nhân lực là truyền đạt các kiến thức, thay đổi quan điểm, nâng cao kỹ năng thực hành cho người lao động trong tương lai…

- Phát triển: là quá trình biến đổi, hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao Là quá trình học tập, nhằm mở rộng ra cho cá nhân những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai cho tổ chức

Trong khi đó, quan điểm của tổ chức giáo dục – khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc thì phát triển nguồn nhân lực được đặc trưng bởi toàn bộ sự lành nghề của dân cư, trong mối quan hệ của đất nước

- Quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO): Phát triển nguồn nhân lực bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn chứ không chỉ có sự chiếm lĩnh ngành nghề hoặc ngay cả việc đào tạo nói chung Quan niệm này dựa trên cở sở nhận thức rằng, con người có nhu cầu sử dụng năng lực của mình để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như những thỏa mãn về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân Sự lành nghề được hoàn thiện nhờ bổ sung nâng cao kiến thức trong quá trình sống, làm việc, nhằm đáp ứng kỳ vọng của con người

Trang 13

Như vậy, thực chất của việc phát triển nguồn nhân lực là tìm cách nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực đó Nói cách khác, nếu tăng quy mô quan tâm đến việc tăng số lượng nguồn nhân lực, thì phát triển nguồn nhân lực quan tâm đến chất lượng của nguồn nhân lực đó Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là quá trình tạo lập và phát triển năng lực toàn diện của con người vì sự tiến bộ KT – XH và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người; nó là kết quả tổng hợp của 3 bộ phận cấu thành gồm: Giáo dục, đào tạo và phát triển Ở đây giáo dục được hiểu là hoạt động học tập, để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp, hoặc chuyển sang nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai

* Tại sao phải duy trì và phát triển nguồn nhân lực?

Trong bất kỳ cơ quan, doanh nghiệp nào cũng cần phải duy trì và phát triển nguồn nhân lực vì:

- Khoa học công nghệ ngày càng hiện đại và tiên tiến

- Di chuyển lao động quốc tế thúc đẩy sự canh tranh trên thị trường lao động

- Công việc không được hoàn thành theo đúng dự kiến do nhân viên bỏ việc

- Năng suất và hiệu quả làm việc bị giảm sút do tâm lý bất an và mất lòng tin

- Chi phí tuyển dụng và đào tạo người thay thế tăng lên

Do vậy:

Các vùng, miền, địa phương không chỉ thu hút mà còn phải tạo động lực và giữ chân các nhân viên có năng lực Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp chúng ta đều có thể giữ chân được nhân viên bởi vì:

- Việc nhân viên chuyển đổi môi trường l àm việc, đặc biệt đối với nhân viên giỏi là một hệ quả tất yếu của sự phát triển kinh tế Chúng ta không thể tìm cách ngăn họ lại mà cần phải hạn chế tỉ lệ nhân viên bỏ việc ở mức có thể chấp nhận

được đối với tình hình tại doanh nghiệp

- Tình hình thị trường lao động hiện nay cho thấy các vùng, miền, địa phương cần phải nhận ra rằng hầu như nhân viên , đặc biệt là nhân viên giỏi chọn lựa doanh nghiệp hơn là doanh nghiệp chọn lựa họ , và tiền lương không phải lúc nào cũng là yếu tố duy nhất để thu hút nhân viên giỏi hay khiến họ quyết định ở lại làm việc lâu dài

Trang 14

1.1.2 Một số khái niệm khác có liên quan đến khái niệm nguồn nhân lực

1.1.2.1 Khái niệm về hội nhập kinh tế, nguồn nhân lực quốc tế

Hội nhập là sự gắn kết nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và nền kinh

tế thế giới theo luật chơi chung Xin nói rõ là gắn kết kinh tế, còn về chính trị , văn hóa chúng ta có những đặc thù riêng cho nên chúng ta thường dùng khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi

Theo tác giả Béla Balassa (thập niên 1960) thì hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau Hiểu sâu hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực

và toàn cầu

Trong các giáo trình nhập môn về kinh tế học quốc tế, hội nhập kinh tế thường được cho là có sáu cấp độ: khu vực/hiệp định thương mại ưu đãi, khu vực/hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế tiền tệ,

và hội nhập toàn diện Tuy nhiên trong thực tế, các cấp độ hội nhập có thể nhiều hơn và đa dạng hơn

Hội nhập kinh tế có thể là song phương - tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - tức là có quy mô toàn thế giới giống như những gì mà tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang hướng tới

Trang 15

Quá trình hội nhập các yếu tố sản xuất (vốn, lao động) sẽ tự do di chuyển giữa các nước thành viên Sự di chuyển của yếu tố lao động đó sẽ hình thành nên thị trường lao động quốc tế hay nguồn nhân lực quốc tế

Nguồn nhân lực quốc tế được hình thành khi sự phân công lao động xã hội

vượt ra ngoài biên giới một quốc gia do sự phát triển của lực lượng sản xuất Phân công lao động ngày càng phát triển và bao trùm toàn bộ nền kinh tế thế giới Điều kiện để phát triển phân công lao động bao gồm: 1) Sự khác biệt giữa các quốc gia

về điều kiện tự nhiên, do đó, các quốc gia phải dựa vào những ưu thế về tài nguyên thiên nhiên để chuyên môn hoá sản xuất, phát huy lợi thế so sánh và điều kiện địa lí của mình 2) Sự khác biệt giữa các quốc gia về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phát triển của khoa học - kĩ thuật và công nghệ, về truyền thống sản xuất, lực lượng sản xuất 3) Trong một phạm vi nhất định, chịu ảnh hưởng và sự tác

động của chế độ kinh tế - xã hội của đất nước

1.1.2.2 Tính tất yếu của hội nhập kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ đầu năm

2007, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu Điều

đó mở ra nhiều thời cơ, song cũng tạo ra những thách thức lớn đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước Trước những đòi hỏi và yêu cầu mới phát triển đất nước, với vai trò là một trong những nhân tố quyết định nhất và

là chủ thể thực hiện các sứ mạng lịch sử của đất nước, một câu hỏi lớn thường đặt ra

là làm thế nào để nguồn nhân lực Việt Nam có đủ trình độ, năng lực và sức mạnh để đẩy nhanh công cuộc đổi mới nhằm phát triển đất nước nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế có hiệu quả trong điều kiện khoa học-công nghệ tiến nhanh, hình thành nền kinh tế tri thức và cạnh tranh khu vực và toàn cầu ngày càng gay gắt Được như vậy, cần phải có cách nhìn thẳng thắn và khách quan về những đặc điểm thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam và có những phương hướng và giải pháp đúng đắn, hiệu quả để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta

Trang 16

Nhân lực là vấn đề hết sức quan trọng và là một trong những điểm mấu chốt của lực lượng sản xuất Nhân lực là sự quyết định mang tính nền tảng bởi nó trả lời cho câu hỏi: Ai là người chế tạo và vận hành máy móc, công nghệ? Ai tạo ra sản phẩm, các giá trị? Khi kinh tế càng phát triển, tốc độ đầu tư, tốc độ kinh doanh càng quay nhanh, công nghệ càng hiện đại, phương thức sản xuất càng đổi mới, trình độ sản xuất của xã hội càng tiến nhanh từ nền kinh tế tự động hoá tới nền kinh tế tri thức thì sự đòi hỏi đối với lực lượng lao động càng cao Nhân lực không chỉ đáp ứng vấn đề số lượng mà còn đảm bảo vấn đề chất lượng của lực lượng sản xuất Và bản thân nhân lực còn có thể tự thân vận động và làm phát triển nó bên cạnh việc phát triển sản xuất

Loài người chúng ta đang ở thập niên đầu của thế kỉ XXI, những biến đổi to lớn về nhiều phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường với quy mô ngày càng lớn lao và mức độ ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đòi hỏi về nguồn nhân lực ngày càng cao, những yêu cầu của nguồn nhân lực Việt Nam trong thời hội nhập chính là:

+ Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) Khối lượng thông tin và tri thức nhân loại tăng nhanh với gia tốc lớn Điều này vừa khiến cho vòng đời của thông tin nhanh chóng bị rút ngắn lại, thông tin nhanh chóng bị lạc hậu, nhưng với khối lượng đồ sộ của thông tin yêu cầu đội ngũ lao động ở Việt Nam phải tăng tốc, phải được nâng cấp để bắt kịp sự biển đổi này

+ Nền kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch nhanh chóng sang dạng kinh tế tri thức, nhất là ở các quốc gia phát triển Tuy nhiên, đây lại là điều rất khó khăn đối với các nước kém phát triển để có thể bắt kịp, trong đó có Việt Nam Do vậy khoảng cách cách biệt vốn có giữa nước giàu và nước nghèo trên thế giới ngày càng gia tăng, từ đó đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam có những dự định , kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế thời đại mới

+ Hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực ở các vùng miềm Việt Nam nói riêng

và nhân lực thế giới nói chung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển

Trang 17

Nếu trước đây sự phát triển của một quốc gia/lãnh thổ chủ yếu dựa vào các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn tư bản, nguồn lao động đông đúc, thị trường tiêu thụ nhưng trong giai đoạn hiện nay chính tri thức lại có ý nghĩa hết sức lớn lao, có thể tạo nên sự thịnh vượng, giàu có cho một quốc gia/lãnh thổ một cách vững chắc, lâu dài

+ Yêu cầu về nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay đã có những thay đổi lớn lao so với trước Chẳng hạn qua một công trình nghiên cứu của một công ty tư vấn quốc tế thăm dò ý kiến của các vị chủ tịch và tổng giám đốc của 200 công ty xuyên quốc gia về vấn đề tuyển dụng nhân viên làm việc tại Trung Quốc Trước đây các tiêu chuẩn thường được đưa ra là: Tính tốt, cần cù, trung thành và có trách nhiệm …nhưng ngày nay các tiêu chí đã thay đổi thành: Có tính sáng tạo, có khả năng xử lý vấn đề, có khả năng phân tích, có tinh thần đồng đội, có khả năng ăn nói diễn đạt…Nói chung nguồn nhân lực phải được huấn luyện tốt

+ Xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự

ra đời của mạng internet đã bao phủ hầu hết hành tinh chúng ta Điều này khiến cho các quốc gia/ lãnh thổ trên thế giới càng trở nên gần gũi nhau hơn, khái niện “global village” (ngôi làng trái đất) xuất hiện ngày càng phổ biến trong cuộc sống nhân loại Các tổ chức quốc tế và khu vực như WTO, EU, AFTA, ASEAN, NAFTA…thu hút nhiều quốc gia/lãnh thổ cùng tham gia Nhưng qua đó cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn Và tất nhiên ưu thế bao giờ cũng nghiên về quốc gia/lãnh thổ nào có chất lượng nguồn nhân lực cao hơn, được đào tạo tốt hơn

+ Di chuyển lao động quốc tế: Khi nền kinh tế mở cửa, nguồn nhân lực cũng chịu sự chi phối của quy luật thị trường Vì thế di chuyển lao động giữa thị trường lao động trong và ngoài nước vừa có tác động tích cực và vừa có tác động tiêu cực đến sự phát triển KT – XH

Tác động tích cực: Nguồn lao động chất lượng cao từ nước ngoài góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh Tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Tạo môi trường cạnh tranh giữa lao động Việt Nam với lao động nước ngoài Góp phần

Trang 18

đào tạo nhân lực tại chỗ theo tương tác thẩm thấu Đồng thời thị trường lao động quốc tế cũng tạo cơ hội cho chúng ta xuất khẩu nguồn lao động, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách

Tác động tiêu cực: Mở cửa thị trường lao động sẽ làm giảm thu nhập yếu tố thuần (NX) trong tổng thu nhập quốc gia (GNI), du nhập lối sống và văn hóa ngoại lai không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của người Việt, làm sai lệch các chuẩn mực đạo đức, văn hóa truyền thống

1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.1 Đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội của một quốc gia

Trong một số mô hình tăng trưởng kinh tế phổ biến, thường sử dụng hàm số tổng sản lượng dạng Cobb Douglas Y = AKaLb trong đó K là vốn, L là lao động, A

= TFP là yếu tố thể hiện năng suất, hiệu quả của việc sử dụng K và L, do vậy nếu dùng quá nhiều vốn (K) có nghĩa là nền kinh tế dựa phần lớn vào yếu tố vốn vật chất để tăng trưởng, hàm ý là năng suất biên của vốn thấp, và do vậy sự tăng trưởng không thể bền vững, còn yếu tố L có thể chỉ là lao động giản đơn như trong các mô hình cổ điển, đến lao động có kỹ thuật, có tri thức, hàm chứa công nghệ như trong các mô hình tân cổ điển, mô hình tăng trưởng nội sinh Mô hình của 3 tác giả Mankiw, Romer và Weil xây dựng (1992) Y = KaHb(AL)1-a-b (với H là vốn con người), có hàm chứa nhân tố vốn con người (human capital), yếu tố A = TFP là do các cải tiến của nguồn vốn con người tác động trên công việc, quản lý , thể hiện yếu tố hiệu suất để duy trì tăng trưởng kinh tế dài hạn Việt Nam trong giai đoạn tăng trưởng vừa qua thể hiện yếu tố TFP còn thấp so với các nước trong khu vực, và càng thấp so với các nước công nghiệp phát triển

Chính nguồn vốn con người dẫn đến năng suất tăng dần theo quy mô, trong đó chính phủ, xã hội dân sự và thị trường cùng cộng tác để thiết lập thể chế, chính sách phát triển nguồn vốn con người, khuyến khích đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp tri thức (phần mềm, viễn thông ) duy trì động lực tăng trưởng, vì nếu chỉ dựa vào vốn vật chất sẽ bị rơi vào bẫy tăng trưởng kém

Trang 19

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người - là một trong những nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển Kinh tế - Xã hội Vai trò của nguồn nhân lực thể hiện trong các mặt sau:

* Nguồn nhân lực là động lực phát triển Kinh tế - Xã hội

Cùng với khoa học – công nghệ, vốn đầu tư, nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện KT - XH ở nước ta Chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người Không thể không khẳng định vai trò của con người trong việc sáng tạo ra công cụ lao động, rồi vận hành và cải tiến chúng trong quá trình lao động, từ đó thúc đẩy quá trình sản xuất Nguồn lực của con người chính là tổng hợp năng lực được huy động vào trong quá trình sản xuất Năng lực đó chính là động lực quan trọng cho sự phát triển

Với mỗi quốc gia, nguồn nhân lực là nguồn lực dồi dào cần cho sự phát triển Đặc biệt, đối với nước ta có nền kinh tế đang phát triển, với dân số đông, và dân số trẻ là tiềm năng cho nguồn nhân lực dồi dào Nếu biết khai thác hợp lý nó sẽ tạo nên một động lực to lớn cho sự phát triển

* Nguồn nhân lực là mục tiêu của sự phát triển Kinh tế - Xã hội

Phát triển KT – XH là nhằm phục vụ nhu cầu của con người, cải thiện đời sống con người, làm xã hội ngày càng hiện đại, văn minh Con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội, nó thể hiện rõ nét nhất mối quan

hệ giữa sản xuất và tiêu dùng

Có thể khẳng định rằng nhu cầu tiêu dùng của con người cũng là nhân tố quyết định tác động tới quá trình sản xuất, định hướng cho sản xuất thông qua quá trình vận động cung-cầu trên thị trường Trên thị trường nhu cầu tiêu dùng của một loại hàng hoá nào đó tăng lên, lập tức thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá

đó và ngược lại Đời sống con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu của con người cả về vật chất và tinh thần cũng tăng lên, những nhu cầu đa dạng đó làm tác

Trang 20

động tới sự phát triển của xã hội, vì con người không chỉ là mục tiêu của sự phát triển KT – XH mà còn tạo điều kiện tự hoàn thiện mình

* Nguồn nhân lực là nhân tố năng động nhất quyết định nhất của sự phát triển

Lịch sử phát triển của loài người, từ thời kỳ đồ đá đến thời kỳ hiện đại đã chứng minh rằng trải qua quá trình lao động hàng triệu năm của con người đã làm tăng động lực phát triển xã hội Như vậy, động lực, mục tiêu của sự phát triển và tác động của sự phát triển tới bản thân con người cũng nằm trong chính bản thân con người Điều đó lý giải tại sao con người được coi là nhân tố năng động nhất, quyết định nhất của sự phát triển

1.2.2 Đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội của vùng, địa phương, doanh nghiệp

Mỗi vùng, miền, địa phương có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên để phát triển các ngành nghề tại đó Vì thế có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, hợp lý sẽ phát huy tối đa lợi thế của mỗi vùng, miền, địa phương

Một doanh nghiệp muốn có sức mạnh để phát triển cần phải có được đội ngũ lao động có trình độ tay nghề thỏa mãn nhu cầu công việc ,và nguồn chất xám cũng như nhân lực kỹ thuật đủ để luôn đổi mới sản xuất, nâng cao năng suất lao động Doanh nghiệp đã kinh doanh là muốn thành công, nên cái gì thực sự có ích cho họ thì họ sẽ làm Thời gian trước doanh nghiệp tham gia vào đào tạo còn ít là bởi rất nhiều đơn vị chỉ dừng ở phương thức sản xuất gia công, nên nhu cầu nhân lực trình

độ cao còn ít Và gần đây khi lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng, các doanh nghiệp cần phát triển các sản phẩm mới sâu hơn thì lúc đó xuất hiện nhu cầu nhân lực trình độ cao

Để đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước nói chung, cũng như vì sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, việc tuyển dụng nhân lực của mỗi doanh nghiệp phải có những đòi hỏi cao về chất lượng, về kỹ năng mềm cũng như chuyên môn của người lao động

Tiếp cận theo hướng chiến lược là phương thức quản trị hiện đại, phù hợp với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và khi các công ty hoạt động trong một

Trang 21

môi trường kinh doanh bất ổn Cách tiếp cận này giúp cho công ty thích ứng một cách hiệu năng với sự biến động của môi trường và qua đó đạt được lợi thế cạnh tranh trong dài hạn

Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty, thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản Con người được xem là nguồn lực căn bản

và có tính quyết định của mọi thời đại Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững

và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức

Năng lực thông qua con người ở các công ty được hiểu như là khả năng của đội ngũ nhân viên trong công ty Khả năng này được thể hiện trên các khía cạnh ở hình 1.1 Nguồn nhân lực đóng góp cho sự thành công của công ty trên các khía cạnh chất lượng cao, dịch vụ tuyệt hảo, khả năng đổi mới; kỹ năng trong công việc

cụ thể; và năng suất của đội ngũ nhân viên Đây là những yếu tố then chốt mang lại

sự thành công của các tổ chức, Tuy vậy, không phải tổ chức nào cũng có thể thành công trên hầu hết tất cả các khía cạnh trên về nguồn nhân lực và thường người ta chọn các trọng tâm phù hợp với viễn cảnh và chiến lược của công ty Ví dụ có công

ty đề cao các yếu tố về năng suất, kỹ năng có tính chuyên nghiệp, và cũng có công

ty lại đề cao dịch vụ tốt, chất lượng cao, khả năng đổi mới của đội ngũ nhân viên Năng lực thông qua yếu tố con người thường mang tính bền vững vì nó không thể xác lập trong một thời gian ngắn Nó liên quan đến văn hoá của tổ chức Đây chính là các chuẩn mực bất thành văn, trở thành nếp sống và ứng xử giữa các thành viên trong tổ chức Văn hoá còn đề cập đến các giá trị mà những người nhân viên trong công ty đề cao, suy tôn và cả cách thức mà họ chia sẻ thông tin cho nhau trong tổ chức Muốn cải thiện nguồn nhân lực thì trước hết phải cải thiện môi trường văn hoá công ty, và điều này không phải dễ và mất rất nhiều thời gian và khá tốn kém Rõ ràng nền tảng các khía cạnh thể hiện ở trên thường gắn với văn hoá công ty và rất khó hình thành trong ngày một ngày hai, như chúng ta làm điều đó với các nguồn lực khác như tài chính hoặc công nghệ

Trang 22

Hình 1.1 Các khía cạnh về năng lực nguồn nhân lực

(Nguồn: Bàn về sự tích hợp chiến lược nguồn nhân lực với chiến lược công ty)

Quan niệm này dựa trên việc coi nguồn nhân lực nhƣ là năng lực cốt lõi của công ty yếu tố tạo ra sự khác biệt và mang lại lợi thế cạnh tranh cho công ty Mặt khác các hoạt động nguồn nhân lực cũng cần có sự kết hợp nhau để hợp lực tạo ra khả năng bảo đảm sự thành đạt mục tiêu của tổ chức

Hình 1.2 Sự tích hợp nguồn nhân lực với chiến lƣợc công ty

(Nguồn: Bàn về sự tích hợp chiến lược nguồn nhân lực với chiến lược công ty)

Chất lượng cao

Dịch vụ tuyệt hảo

Khả năng đổi mới

Các kỹ năng Năng suất

Nguồn nhân lực - Năng lực cốt lõi

- Thái độ, hành vi nhân viên

- Văn hoá trong tổ chức

Chiến lược HR

Các mục tiêu và cách thức phát triển nguồn nhân lực

Các hoạt động HR

Nguồn nhân lực như là năng lực cốt lõi

Trang 23

Theo chiều thuận thì sứ mệnh và chiến lược của tổ chức đặt ra các yêu cầu về nguồn nhân lực như các kỹ năng cần thiết, thái độ làm việc của nhân viên và các yếu tố thuộc về văn hoá của tổ chức, và yêu cầu nguồn nhân lực đáp ứng Chúng ta

có thể nhận thấy quan hệ tích hợp của chiến lược nguồn nhân lực với các chiến lược của tổ chức ở hình 1.2 Khi sự phát triển nguồn nhân lực tạo ra năng lực cốt lõi và điều này lại cung cấp các cơ sở đầu vào cho các nhà quản trị chiến lược hoạch định

ra các chiến lược mới theo đuổi các mục tiêu có tính thách thức cao hơn

Nguồn nhân lực với các dạng chiến lược kinh doanh

Như chúng ta đã biết, chiến lược kinh doanh được xây dựng theo từng ngành hàng chủ yếu, và mỗi ngành hàng cụ thể có thể là những sản phẩm hoặc dịch vụ có khách hàng khá độc lập, và mỗi ngành hàng như vậy hướng vào những thị trường

cụ thể

Bản thân các ngành hàng đó cần có các chiến lược phù hợp và chiến lược này được gọi là chiến lược kinh doanh Nó trả lời câu hỏi ngành hàng đó công ty giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường bằng cách nào

Một dạng chiến lược kinh doanh phổ biến là chiến lược dẫn đạo chi phí (giành

lợi thế cạnh tranh bằng việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với chi phí của tổ chức thấp), chiến lược này thích hợp trong các thị trường có độ nhạy cảm của cầu theo giá cao

Dạng chiến lược thứ hai là chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt, tạo ra các

sản phẩm và dịch vụ với các thuộc tính khác biệt, mang lại giá trị mới tăng thêm cho người tiêu dùng (Ví dụ như công ty may mặc hướng đến việc thoả mãn tốt hơn các khách hàng của mình thông qua việc cung cấp các quần áo may mặc với các kiểu dáng mới, hợp thời trang, ) Chiến lược kinh doanh này rất thuận lợi cho các thị trường có độ nhạy cảm của cầu theo giá thấp

Trang 24

(Nguồn: Bàn về sự tích hợp chiến lược nguồn nhân lực với chiến lược công ty)

Mỗi loại chiến lược thường đòi hỏi những nguồn nhân lực tương thích với nó,

vì nếu không có những kết hợp này công ty không thể đạt được các mục tiêu của mình

Mỗi vùng, miền, địa phương, công ty theo đuổi chiến lược dẫn đạo chi phí sẽ tập trung vào việc tìm kiếm những nguồn nhân lực bên trong như dựa trên việc thu hút con em của nhân viên đang và đã làm việc ở đó hoặc là bạn bè người thân của nhân viên Cách làm này có thể tận dụng kinh nghiệm của những người nhân viên

và qua đó giảm bớt các chi phí đào tạo, thời gian hội nhập nhân viên mới với công việc Ngược lại việc công ty theo đuổi chiến lược dị biệt hoá hay sự khác biệt rất cần các nhân tố mới, cần các tài năng để tạo ra sự khác biệt vì thế không thể trông

Giành lợi thế cạnh tranh Chi phí thấp

Giành lợi thế cạnh tranh

Sự khác biệt

1 Chú trọng nguồn bên trong

2 Tìm kiếm nhân viên có tính

chuyên nghiệp trong công việc

3 Chuyên môn hoá, ít quyền hạn

4 Đào tạo theo hướng chuyên sâu

5 Đánh giá thành tích: chú trọng sự

tuân thủ các chuẩn mực về hành

vi trong công việc

6 Trả lương hướng vào sự trung

thành

1 Chú trọng nguồn bên ngoài

2 Tìm kiếm nhân viên có khả năng sáng tạo

3 Phân quyền rộng cho nhân viên

4 Đạo tạo diện rộng, ngắn hạn

5 Đánh giá theo kết quả

6 Thù lao hướng ra bên ngoài trả lương có tính cạnh tranh

Hình 1.3 Sự tích hợp các hoạt động nguồn nhân lực với chiến lược kinh doanh

Trang 25

chờ những nguồn nhân viên bên trong được mà phải mở rộng nguồn Vì vậy phải chú trọng tìm ra các giải pháp để thu hút và lưu giữ các tài năng

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

1.3.1 Nhân tố quốc tế

Nền kinh tế thị trường chịu tác động của nhiều quy luật kinh tế, mỗi quy luật

có vị trí, vai trò và tác động không giống nhau, đồng thời đan xen tác động lẫn nhau Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết chỉ đề cập đến sự tác động của ba quy luật

kinh tế cơ bản đến phát triển Nguồn nhân lực

Tác động của quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của nền sản xuất hàng hoá, nó quy định mặt chất và sự vận động về mặt lượng của giá trị hàng hoá Việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết; trao đổi theo nguyên tắc ngang giá

Căn cứ vào yêu cầu của quy luật giá trị, trên thị trường sức lao động, nếu ai cung cấp được chất lượng lao động tốt hơn, phù hợp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng sẽ có thu nhập cao Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nếu xét một cách tổng thể thì sự ổn định việc làm chỉ mang tính tương đối Mặc dù người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm theo khả năng của mình song họ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí thất nghiệp Để sức lao động của mình được trả giá cao, trở thành nhân sự khó có thể thay thế, người lao động cần được đào tạo có trình

độ chuyên môn tay nghề giỏi, có sức khoẻ, ngoại ngữ và tác phong làm việc công nghiệp Quá trình đào tạo đó phải tính đến hiệu quả kinh tế, đào tạo để rèn luyện kĩ năng làm việc chứ không phải vì bằng cấp Đối với các cơ sở đào tạo, nếu chất lượng đào tạo tốt, giá cả thấp hơn sẽ thu được số lượng khách hàng (người học và người sử dụng sản phẩm được đào tạo) nhiều hơn Vì vậy, quy luật giá trị đặt ra yêu cầu tiên quyết là vấn đề chất lượng lao động Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế tri thức được coi là chìa khóa cho sự phát triển thì ai có khả năng cung cấp chất lượng lao động tốt dựa trên hao phí đào tạo thấp sẽ giành được lợi thế để phát triển và ngược lại Điều đó được thể hiện ở năng suất, sản

Trang 26

phẩm cận biên của lao động cũng như sự thích ứng của con người sau khi được đào tạo trước đòi hỏi của kinh tế thị trường

Tác động của quy luật cạnh tranh

Lao động được thừa nhận là một loại hàng hoá và tất nhiên nó cũng bị chi phối theo quy luật thị trường Người làm giỏi được lương cao, người làm dở chịu lương thấp và có nguy cơ bị sa thải Sự cạnh tranh trong việc chào bán sức lao động là một yếu tố thúc đẩy từng cá nhân và toàn xã hội nỗ lực làm việc, tự đào tạo nâng cao chất lượng lao động của mình Nhiều chuyên gia trên các lĩnh vực đều thống nhất quan điểm: nếu muốn tồn tại và phát triển trong một "thế giới phẳng" nhưng cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì vượt lên trên lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lí chính là yếu tố chất lượng nguồn nhân lực và việc sử dụng nó hiệu quả nhất Thực tế cho thấy, khi kinh tế tăng trưởng thì cạnh tranh trên thị trường sức lao động biểu hiện rõ nhất ở vị trí, địa bàn làm việc và thu nhập của các chủ thể tham gia Nhưng khi kinh

tế suy thoái, khủng hoảng thì vấn đề cạnh tranh để không bị sa thải là điều người lao động quan tâm nhất Hiện nay năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta còn thấp, chủ yếu là do sức cạnh tranh của lực lượng lao động chưa cao Lao động giá rẻ chỉ là một lợi thế nhất định trong một thời gian cụ thể, chúng ta phải hướng tới lao động có kỹ thuật cao nhưng giá rẻ hơn lao động cùng loại ở các nước khác Trong bối cảnh hội nhập, lực lượng lao động trình độ cao của nước ta không chỉ cạnh tranh khi tiến hành xuất khẩu lao động mà còn có sự cạnh tranh gay gắt với lao động nước ngoài ngay trên thị trường trong nước

Tác động của quy luật cung - cầu

Quan hệ cung - cầu trên thị trường sức lao động là một cân bằng động, vì vậy trong ngắn hạn và dài hạn nó có thể đạt các trạng thái khác nhau nhưng đối với lao động trình độ cao vẫn luôn trong trạng thái cung không đủ cầu Nhiều doanh nghiệp

ở các vùng miền đã và đang có phương án nhập khẩu lao động chất lượng cao từ nước ngoài vào Việt Nam Dự báo khi kinh tế thế giới hồi phục và tăng trưởng trở lại thì cầu về lao động sẽ tăng mạnh, do vậy người lao động nên tranh thủ thời điểm hiện nay để đào tạo và đào tạo lại Bởi lẽ, sau suy thoái việc chuyển dịch cơ cấu

Trang 27

kinh tế diễn ra rất mạnh mẽ, xuất hiện những công nghệ, ngành nghề mới và đi cùng với nó là nhu cầu rất lớn về lao động trình độ cao Vì vậy, cần chủ động có kế hoạch, phương án chuẩn bị lực lượng lao động tốt nhất để tham gia có hiệu quả vào thị trường sức lao động trong và ngoài nước Đây là đặc điểm nổi bật cũng là cơ hội cần tận dụng để tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của vùng miền và đất nước trong tương lai

Ảnh hưởng của công ty xuyên quốc gia (TNCs) đối với phát triển nguồn nhân lực

Các TNCs tác động đối với phát triển nguồn lực và tạo việc làm qua hai cách trực tiếp và gián tiếp Các trực tiếp là thông qua các dự án TNCs góp phần tạo ra một khối lượng công việc khổng lồ Cách gián tiếp là TNCs đã tạo ra nhiều cơ hội cho việc phát triển nguồn lực

Là những công ty có quy mô lớn nên nhu cầu về lao động của các TNCs cũng rất lớn Thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài TNCs đã trực tiếp tạo

ra một khối lượng đáng kể việc làm cho các nước tiếp nhận đầu tư Một cách gián tiếp TNCs cũng tạo ra một khối lượng lớn việc làm thông qua việc liên doanh với các đơn vị khác để cùng phát triển Thông qua việc liên kết với các nhà cung cấp, các nhà phân phối từ đó mở rộng phạm vi hoạt động của những đơn vị này và chính những đơn vị này lại tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động

Như vậy, các TNCs làm tăng khối lượng việc làm trên thế giới, bao gồm tăng việc làm ở cả chính quốc và ở nước chủ nhà Với gần 77.000 công ty mẹ và 900.000 chi nhánh trên toàn thế giới các TNCs là nguồn việc làm khổng lồ cho lực lượng lao động thế giới

- Tổng hợp lại các nhân tố quốc tế gồm

+ Phát triển Khoa học – Công nghệ và hình thành nền kinh tế trí thức

+ Sự thay đổi nhanh chóng của bên ngoài

+ Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, cung cầu trên thị trường lao động quốc tế + Tính cạnh tranh ngày càng gay gắt

Trang 28

1.3.2 Nhân tố quốc gia, nội tại vùng, miền, địa phương và doanh nghiệp

+ Các yếu tố văn hóa cũng như giá trị công việc của người Việt Nam

+ Cơ cấu lao động, tỉ lệ thất nghiệp trong các vùng

+ Sự quan tâm và ủng hộ của chính phủ Việt Nam cho các vùng miền

+ Phong cách quản trị nhân sự trong các công ty nhà nước và công ty lớn + Qui mô của doanh nghiệp cũng như số lượng công nhân trong các doanh nghiệp + Loại hình kinh doanh

+ Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp

+ Nguồn gốc hình thành doanh nghiệp: chủ yếu xuất phát từ kinh doanh hộ gia đình và sử dụng các hình thức quản lý truyền thống của kinh tế gia đình

+ Các yêu cầu của công việc

- Các nhân tố thuộc về người lao động và các lãnh đạo

+ Sự nhận thức về vai trò của các công tác quản trị nhân lực trong công ty cũng như mối quan hệ quản trị nhân lực với các chức năng quản lý khác trong công

ty của cán bộ quản lý và chủ doanh nghiệp

+ Sự nhận thức về vai trò của nguồn nhân lực trong công ty Thiên về khía cạnh là nguồn lực hay yếu tố con người trong quản trị sản xuất kinh doanh

+ Công nhân làm việc là năng động sáng tạo hay thụ động

+ Công nhân làm việc chỉ vì tiền hay vì các nhu cầu khác nữa

+ Kỹ năng, tay nghề của các công nhân là cao hay thấp

+ Công nhân có kế hoạch phát triển cá nhân dài hạn hay chỉ chú ý đến từng giai đoạn ngắn

1.4 Thực tế và kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại TP Đà Nẵng

Trong mấy năm trở lại đây, những vận động nội lực đã khiến Đà Nẵng ngày càng mở rộng tầm vóc KT - XH của mình Bắt đầu từ kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở về hạ tầng giao thông, tiến hành chỉnh trang đô thị, xây dựng một môi trường mới hiểu theo nghĩa rộng, tạo điều kiện cho công cuộc phát triển mới Khai thác tốt những lợi thế sẵn có, trong những năm qua Đà Nẵng đã có những biến đổi rõ rệt về nhịp độ và khí thế phát triển Tốc độ GDP bình quân tăng cao hơn mức

Trang 29

bình quân chung của cả nước, giá trị sản xuất các mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phát triển toàn diện … kim ngạch xuất khẩu tăng, các ngành du lịch thương mại, dịch vụ chuyển biến tích cực

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20% /năm Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc CNH - HĐH của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển KT - XH của thành phố Đà Nẵng trong tương lai, những năm gần đây TP Đà Nẵng đã có chiến lược đào tạo, phát triển và thu hút nhân tài Cụ thể như:

Chính sách tuyển dụng rõ ràng, được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút

Cán bộ công nhân viên có cơ hội phát triển nghề nghiệp

Có Chính sách ưu đãi

* Đối với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ:

- Được xếp lương theo ngạch, bậc đang hưởng hoặc xếp 100% lương theo ngạch tương ứng với trình độ đào tạo ở bậc khởi điểm;

- Hằng tháng, ngoài khoản hỗ trợ được hưởng theo chính sách của thành phố đối với đối tượng thuộc diện thu hút nguồn nhân lực là 1 triệu đồng/tháng, còn được hỗ trợ thêm 50% mức lương được hưởng Các khoản hỗ trợ này được hưởng trong thời gian 05 (năm) năm kể từ ngày có văn bản tiếp nhận, bố trí công tác;

- Được bố trí nhà chung cư để ở và được miễn tiền thuê nhà trong thời gian 05 (năm) năm Sau 05 (năm) năm, nếu có nhu cầu tiếp tục thuê nhà thì phải trả tiền thuê nhà theo quy định của thành phố Trường hợp chưa bố trí được nhà chung cư thì thành phố hỗ trợ tiền thuê nhà theo giá bình quân thuê nhà chung cư của thành phố Thời gian hỗ trợ tiền thuê nhà bằng thời gian miễn tiền thuê nhà chung cư;

Trang 30

- Nếu có nhu cầu mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc mua đất làm nhà ở thì được giảm từ 10% đến 30% so với giá quy định tuỳ theo vị trí nhà, đất;

- Sau khi tiếp nhận, bố trí công tác được nhận hỗ trợ một lần như sau: Giáo sư: 100.000.000 đồng, Phó giáo sư: 80.000.000 đồng, Tiến sĩ: 60.000.000 đồng

* Đối với bác sĩ chuyên khoa cấp 2, dược sĩ chuyên khoa cấp 2, thạc sĩ, bác sĩ nội trú và những người tốt nghiệp đại học hạng giỏi, xuất sắc:

- Được xếp lương theo ngạch, bậc đang hưởng hoặc xếp 100% lương theo ngạch tương ứng với trình độ đào tạo ở bậc khởi điểm;

- Được hỗ trợ theo chính sách của thành phố đối với đối tượng thuộc diện thu hút nguồn nhân lực là 1 triệu đồng/tháng trong thời gian 05 (năm) năm kể từ ngày

có văn bản tiếp nhận, bố trí công tác;

- Sau khi tiếp nhận, bố trí công tác, được nhận hỗ trợ một lần như sau: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 40.000.000 đồng, Thạc sĩ, bác sĩ nội trú: 20.000.000 đồng, Tốt nghiệp đại học hạng giỏi, xuất sắc: 15.000.000 đồng

* Đối với đối tượng đào tạo ở nước ngoài được tiếp nhận, bố trí công tác tại các cơ quan, đơn vị: Ngoài các chính sách được hưởng như các đối tượng thu hút trong nước còn được hỗ trợ thêm 20% mức hỗ trợ một lần theo quy định

Sau 01 năm công tác, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, được đánh giá xếp loại tốt trở lên thì được hưởng chính sách ưu đãi như sau: Được xem xét tuyển dụng vào công chức, viên chức nếu đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; Được xem xét cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước hoặc ở nước ngoài, được xem xét giải quyết chế độ trợ cấp đi học theo quy định hiện hành của Nhà nước, của thành phố

* Đối với đối tượng được tiếp nhận, bố trí công tác tại phường, xã:

- Được xếp lương theo ngạch, bậc đang hưởng hoặc hoặc xếp 100% lương theo ngạch tương ứng với trình độ đào tạo ở bậc khởi điểm;

- Được hỗ trợ theo chính sách của thành phố đối với đối tượng thuộc diện thu hút nguồn nhân lực là 1.000.000 (một triệu) đồng/người/tháng trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày có văn bản tiếp nhận, bố trí công tác; Sau 01 năm công tác,

Trang 31

nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, được đánh giá xếp loại tốt trở lên thì được xem xét tuyển dụng vào công chức, viên chức Riêng những người được tiếp nhận, bố trí công tác tại các xã miền núi được hỗ trợ một lần theo quy định hiện hành của UBND thành phố

* Đối với các ngành sư phạm, việc tiếp nhận và giải quyết chính sách ưu đãi đối với đối tượng thu hút phải trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được giao, nhu cầu ngành nghề đào tạo, bảo đảm điều kiện tiếp nhận theo quy định

Cùng với nhiều chính sách “chiêu hiền đãi sỹ”, thì việc quan tâm, tạo điều kiện cho con em địa phương đi học ở nước ngoài là khâu đột phá trong tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao Trong năm 2011, thành phố Đà Nẵng tiếp tục ban hành đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, mỗi năm dành khoảng 80 tỷ đồng để cử học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đi đào tạo ở nước ngoài

Bằng cách làm của riêng mình, nhiều năm liền thành phố Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh và mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin cùng với nhiều đột phá trong cải cách hành chính, xây dựng và phát triển Đó cũng là hiệu quả từ chủ trương xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao được thực hiện trong suốt 15 năm xây dựng và phát triển của thành phố trẻ, năng động bên bờ sông Hàn./

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH BÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1 Tổng quan quá trình hội nhập tỉnh Ninh Bình

Sự nghiệp CNH - HĐH, hội nhập kinh tế của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã thu được nhiều thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, đời sống của nhân dân cũng từng bước được cải thiện, bộ mặt của xã hội đã có những thay đổi đáng kể Tiền đề để tạo ra sự thành công đó là tỉnh đã đánh giá đúng

vị trí và vai trò của việc sử dụng mọi nguồn lực, trong đó có vai trò quyết định của nguồn nhân lực để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, từng bước xây dựng và phát triển kinh tế tri thức đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc

tế và khu vực Điểm qua tình hình KT – XH của tỉnh Ninh Bình:

* Điều kiện tự nhiên

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực nam của vùng đồng bằng sông hồng, cách

Hà Nội hơn 90 km về phía nam, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch bắc - nam Với lợi thế gần thủ đô và vùng trung tâm kinh tế phía bắc, Ninh Bình có vị trí địa lý

và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển KT - XH

Tỉnh có 8 đơn vị hành chính được chia làm 3 vùng rõ rệt là trung du miền núi, đồng bằng trũng trung tâm và đồng bằng ven biển Với quy mô hành chính nhỏ gọn

và địa hình đa dạng như vậy, Ninh Bình hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển KT -

XH với thế mạnh của từng vùng

Là một tỉnh phía bắc có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, với nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,20C; có chế độ mưa được chia làm 2 mùa rõ rệt (mùa mưa diễn ra vào mùa hạ tập trung đến trên 85% lượng mưa trong năm, mùa khô lượng mưa thấp chiếm khoảng 15%) với lượng mưa trung bình năm trên 1.800 mm, phân bố không đều trong năm nhưng phân bố khá đều trên toàn bộ diện tích; có thời gian triều lên ngắn (khoảng 8 giờ) và chiều xuống dài (khoảng 16 giờ) với biên độ triều trung bình từ 1,6m đến 1,7m Nhìn chung, khí hậu và chế độ thủy văn tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội

Trang 33

* Tài nguyên thiên nhiên

Ninh Bình có diện tích đất nông nghiệp chiếm 69,6% (khoảng 96,7 nghìn ha), đất nông nghiệp tương đối màu mỡ do phù sa bồi lắng, bình quân đất sản xuất trên đầu người gấp 1,5 lần so với vùng đồng bằng sông hồng, đất phi nông nghiệp chiếm 21,9% có khả năng mở rộng từ quỹ đất chưa sử dụng và chuyển đổi từ nông nghiệp sang Hàng năm, diện tích đất còn được bổ sung do quai đê lấn biển, tạo điều kiện

để mở rộng quy mô sản xuất các ngành kinh tế

Ninh Bình có hệ thống nước mặt khá dày trải đều cả 3 vùng với nhiều con sông lớn như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bến Đang, sông Vạc, sông Càn v.v Bên cạnh đó còn phải kể đến hệ thống các hồ có trữ lượng nước lớn như các hồ Yên Quang, Đồng Thái, Đá Lải, Đồng Chương, Yên Thắng Với bờ biển dài trên 15

km, Ninh Bình còn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển Ngoài ra, nước khoáng ở Kênh Gà (huyện Gia Viễn) và Cúc Phương (huyện Nho Quan) có trữ lượng lớn, hàm lượng Magiê - Carbonát và các khoáng chất cao, có tác dụng chữa bệnh, sản xuất nước giải khát và phát triển du lịch nghỉ dưỡng Với bờ biển dài trên

15 km, Kim Sơn là nơi có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển, gồm: phát triển nuôi, trồng, đánh bắt thủy sản; phát triển công nghiệp đóng tàu; vận tải biển

Ninh Bình có sinh thái rừng đặc sắc, như: Vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, rừng đặc dụng núi đá Hoa Lư và rừng ngập mặn ven biển Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển đa dạng dịch vụ du lịch sinh thái rừng

Tỉnh còn có lợi thế cạnh tranh lớn trong sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, nhất là có đá vôi với trữ lượng tới hàng chục tỷ m3, đôlômit với trữ lượng khoảng 2,3 tỷ tấn, đất sét, than bùn phân bố rải rác ở nhiều vùng của địa phương

* Kết cấu hạ tầng

Hiện đang có 3 dự án đường cao tốc đi qua Ninh Bình được triển khai là: đường cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ; Ninh Bình - Thanh Hóa và Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh Bến xe Ninh Bình nằm gần nút giao thông giữa QL1 và QL10

Trang 34

ở thành phố Ninh Bình Mạng lưới giao thông tỉnh lộ khá thuận tiện với những tuyến xe buýt nội tỉnh

Về giao thông đường sắt Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp – Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam Trên địa bàn tỉnh có các ga Ninh Bình, ga Cầu Yên,

ga Ghềnh và ga Đồng Giao

Về giao thông đường thủy Ninh Bình có hệ thống sông hồ dày đặc: sông Đáy

là sông lớn nhất chảy vào giữa ranh giới Ninh Bình với Hà Nam, Nam Định Hệ thống sông Hoàng Long chảy nội tỉnh cung cấp tưới tiêu cho các huyện phía Bắc sông Vạc, Sông Càn với nhiều nhánh nhỏ ở các huyện phía Nam Các sông nội tỉnh khác: sông Vân, sông Bôi, sông Lạng, sông Bến Đang và các hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Quang, hồ Yên Thắng đem lại nguồn lợi đáng kể về tưới tiêu, giao thông và khai thác thuỷ sản Cảng Ninh Phúc là cảng sông đầu mối quốc gia Ngoài

ra có cảng Ninh Bình, cảng Cầu Yên, cảng Gián Khẩu, cảng tổng hợp Kim Sơn và cảng Phát Diệm Hệ thống đường thuỷ gồm 22 tuyến sông trong đó Trung ương quản lý 4 tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và kênh nhà Lê) với tổng chiều dài gần 364,3 km Có 3 cảng chính do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và cảng Cầu Yên Cảng K3 (nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) cũng

đã được nâng cấp là cảng chuyên dụng Các bến xếp dỡ hàng hoá, ụ tàu, khu neo tránh tàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa sông

Hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là cáp quang, internet đã được nâng cấp toàn diện trong thời gian qua, tạo bước đột phá phục vụ phát triển Đây là các hạng mục hạ tầng kỹ thuật rất quan trọng cần được quan tâm trong tương lai

* Tiềm năng du lịch

Ninh Bình là một trong số rất hiếm các tỉnh trên cả nước hội tụ nhiều lợi thế trong phát triển du lịch với nguồn tài nguyên du lịch rất đặc sắc và đa dạng, nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng trong nước và quốc tế, gồm:

Khu Tam Cốc - Bích Động – Bái Đính - Tràng An - Cố đô Hoa Lư: Đây là quần thể hang động và các di tích lịch sử - văn hóa rất phong phú, độc đáo Cụ thể

Trang 35

là khu du lịch sinh thái, Tràng An; Khu cố đô Hoa Lư; Khu hang động Tam Cốc - Bích Động; tuyến Linh Cốc - Hải Nham và Thạch Bích - Thung Nắng

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long: Đây là khu du lịch sinh thái

có cảnh quan rất đặc thù không chỉ của Việt Nam mà còn là của khu vực ASEAN Diện tích khu vực này khá rộng (3.710 ha) với nhiều loài sinh vật (547 loài thực vật

và 39 loài động vật) có những loài quý hiếm, đặc hữu của vùng đất ngập nước, có giá trị cao trong nghiên cứu khoa học Ngoài ra ở cũng có nhiều núi đá, hang động

và đền, chùa

Vườn Quốc gia Cúc Phương: Có diện tích thuộc Ninh Bình là 11.000 ha, là khu rừng nguyên sinh nhiệt đới hiếm có ở Việt Nam với đặc điểm hệ sinh thái, sinh cảnh, cấu trúc rừng và tính đa dạng loài, gồm cả loài quý hiếm và loài đặc hữu (1.944 loài động thực vật) Việc phát hiện, khai thác nguồn nước khoáng tại khu vực này càng mở ra tiềm năng lớn hơn trong phát triển du lịch

Khu Kênh Gà (Gia Viễn) và động Vân Trình (Nho Quan): Nước suối Kênh Gà (nhiệt độ 53% và khoáng chất tốt) đã nổi tiếng ở miền bắc nhờ khả năng chữa trị được một số loại bệnh, giúp phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng Động Vân Trình là một địa danh đẹp để cùng với hệ thống các hang động khác tạo nên sự độc đáo thu hút khách du lịch

Khu quần thể nhà thờ Phát Diệm: Tính độc đáo thể hiện trong kiến trúc và xây dựng ở sự pha trộn hợp lý giữa kiến trúc Gotic và kiến trúc á đông với chất liệu chủ yếu bằng đá xanh, tạo nên vẻ đẹp độc đáo hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế đến tham quan

Làng nghề truyền thống: Hàng chục làng nghề truyền thống trên địa bàn, góp phần phát triển KT - XH và có khả năng thu hút khách du lịch đến thăm quan, mua sắm (làng nghề chạm khắc đá, làng nghề thêu ren, làng nghề mây tre đan, làng nghề cói v.v)

* Nguồn nhân lực

Với quy mô dân số khoảng 914.755 người, mật độ dân số (khoảng 659 người/km2) thấp hơn mật độ trung bình của vùng và đang nằm trong “thời kỳ dân

Trang 36

số vàng”, là lợi thế không nhỏ để cung cấp nguồn lao động, thuận lợi trong phát triển kinh tế- xã hội

Nguồn lao động khá dồi dào, chiếm 51,23% dân số (khoảng 468.578 người) Ninh Bình có tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị thấp (7,24%), chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá so vùng ĐBSH cũng như cả nước Đây là một nhân tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ

và công nghiệp sử dụng nhiều lao động

Ninh Bình có 1 thành phố, 2 thị xã và 5 huyện (147 đơn vị hành chính cấp xã gồm 125 xã, 15 phường và 7 thị trấn)

Bảng 2.1: Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện của Ninh Bình

Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ (người/km²)

Trang 37

Với bờ biển dài trên 15 km, Kim Sơn là nơi có nhiều lợi thế để phát triển kinh

tế biển, gồm: phát triển nuôi, trồng, đánh bắt thủy sản; phát triển công nghiệp đóng tàu; vận tải biển Tại vùng ven biển, có nhiều loài thủy, hải sản có giá trị kinh tế cao như cá vược, cá thu, cá mực

Ngành dịch vụ du lịch: Ninh Bình có nhiều loại hình về du lịch như du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch gắn với các di tích lịch sử và du lịch văn hoá tâm linh, Hiện nay, ở Ninh Bình có 8 khu du lịch tập trung, trong đó có những khu nổi tiếng được nhân dân trong và ngoài nước rất ưa thích, như khu cố đô Đinh - Lê, chùa Bái Đính; khu Tam Cốc - Bích Động; rừng quốc gia Cúc Phương; khu đầm ngập nước Vân Long, v.v Đặc biệt, hiện nay khu du lịch sinh thái Tràng An đang thu hút sự quan tâm lớn của du khách Hiện tại, tỉnh Ninh Bình đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch và các cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ để báo cáo với Chính phủ và đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới

Có thể thấy sự phát triển nhanh của du lịch Ninh Bình gắn liền với sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền và sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp, của nhân dân trên địa bàn tỉnh Những di tích lịch sử văn hóa, những di sản thiên nhiên đang được đảng bộ, nhân dân Ninh Bình hết sức trân trọng và đang xây dựng kế hoạch tổng thể để gìn giữ, phát huy Tỉnh uỷ Ninh Bình đã ban hành nghị quyết số 15-NQ/TU về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

và đang được chỉ đạo triển khai thực hiện với mục tiêu đưa kinh tế du lịch vào thời

kỳ tăng tốc, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

Ninh Bình được thiên nhiên ưu ái, người Ninh Bình vốn cần cù chịu khó, sáng tạo và đoàn kết, từng dũng cảm kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm Nay chung sức chung lòng xây dựng quê hương, sáng tạo một không gian văn hóa đặc sắc Đến nay có gần 800 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 79 di tích lịch sử, danh thắng cấp quốc gia Những thành tựu rực rỡ về kiến trúc, điêu khắc như đền thờ Vua Đinh - Vua Lê, đền Thái Vi… Nhiều danh nhân nổi tiếng như Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Hiền, Trương Hán Siêu… và những nhà khoa học đương đại được sinh

ra và lớn lên ở vùng đất này

Trang 38

Mỗi ngọn núi con sông trên đất Ninh Bình đều là những địa danh ghi lại những dấu tích trong tiến trình chinh phục thiên nhiên, chống thù trong, giặc ngoài

để đứng vững và phát triển Mỗi tên đất, tên làng đều thể hiện khát vọng về một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, bền vững của nhân dân trên mảnh đất Ninh Bình… Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con

số Năm 2010 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 11/63, năm 2011 xếp thứ 21/63 liên tục nằm trong nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam; Năm 2010 thu ngân sách đạt 3.100 tỷ đồng, năm 2011 là 3.400 tỷ trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/63 và 43/63 Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2011: Công nghiệp - Xây dựng: 49%; Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 15%; Dịch vụ: 36%

2.1.1 Những thành tựu Kinh tế - Xã hội mà tỉnh Ninh Bình đã đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Kinh tế tỉnh Ninh Bình trong những năm qua hội nhập và phát triển không ngừng, ngoài những nguồn lực sẵn có và là thế mạnh của tỉnh thì sự phát triển và nâng cao nguồn nhân lực đóng góp phần quan trong vào sự phát triển và hội nhập

KT - XH của tỉnh Thể hiện cụ thể qua một số chỉ tiêu sau

* Về kinh tế

Theo xếp hạng năng lực cạnh tranh kinh tế của phòng thương mại công nghiệp Việt Năm 2010 thì Ninh Bình hiện đứng thứ 11 của cả nước và đứng thứ 4 ở miền Bắc Năm 2011 xếp thứ 21/63 tỉnh thành trong khi các tỉnh lân cận có thứ tự chỉ số PCI lần lượt là 22 – Thái Bình; 44 – Thanh Hóa; 45 – Nam Định; 56 – Hà Nam; 60 – Hòa Bình Qua đó có thể thấy được vị thế và năng lực hiện tại của lãnh đạo Ninh Bình so với các tỉnh lân cận Nhưng vai trò đầu tàu kinh tế của Ninh Bình được thể hiện như tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm qua đều đặn đạt trên 15.7% và hàng loạt tiềm năng đang được đánh thức Thu nhập bình quân đầu người ở Ninh Bình đến năm 2010 đạt 1.080 USD (năm 2008 là 700 USD), bằng 90% so với bình quân chung cả nước (1.200 USD) năm 2011 là 1.250 USD và vượt bình quân các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng (1.040 USD Năm 2010 thu ngân sách đã đạt

Trang 39

mức 3.100 tỷ đồng, năm 2011 là 3.400 tỷ đồng trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/63 và 43/63 cả nước Từ một tỉnh nghèo khi chia tách khỏi Hà Nam Ninh với ngân sách vài chục tỷ đồng, Ninh Bình đã vượt qua mức bình quân chung của khu vực đồng bằng sông hồng, nơi có 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng

Cơ cấu kinh tế trong GDP của Ninh Bình từ một tỉnh thuần nông, đến nay tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng chiếm 49%, Dịch vụ chiếm 36%, Nông - Lâm – Ngư nghiệp chỉ còn 15%

Năm 2011 với giá trị sản xuất toàn tỉnh ước đạt 12.826,6 tỷ đồng, đạt 120% kế hoạch, tăng 48% so với năm 2010 và cũng là năm đạt cao nhất từ trước đến nay Thu ngân sách tăng nhanh, số thu năm 2011 đạt 3.392 tỷ đồng Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 25 triệu đồng Xuất khẩu tăng trưởng mạnh, năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đạt gần 263,7 triệu USD

Tính đến hết năm 2011 cả tỉnh có 3.283 doanh nghiệp (3258 doanh nghiệp tư nhân , 25 doanh nghiệp nhà nước) Khối các doanh nghiệp nộp ngân sách đạt 1.600

tỷ đồng, chiếm 47,2% tổng thu ngân sách của Nhiều doanh nghiệp đã phát triển mạnh với nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty, kinh doanh đa ngành, thu hút hàng chục nghìn lao động như doanh nghiệp Xuân Trường, doanh nghiệp Xuân Thành,

cơ khí Quang Trung, Nhà máy đạm Ninh Bình, Nhà máy xi măng The Vissai, Tam Điệp, Hướng Dương, Duyên Hà, Nhà máy Cán thép Pomi Hoa, Nhà máy Kính nổi Tràng An, Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Thành Công; Lifepro Vietnam; Nhà máy may xuất khẩu Nien Shing; Nhà máy sản xuất gia công giày, dép xuất khẩu ADORA

Tính đến đầu năm 2012, ngoài 65 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 40 nghìn

tỷ đồng do Ban quản lý khu công nghiệp cấp giấy phép, còn có 2.207 doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Ninh Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 440

dự án với số vốn đăng ký hơn 71.800 tỷ đồng, gồm các lĩnh vực: sản xuất công nghiệp 303 dự án, dịch vụ du lịch 100 dự án và 39 dự án về nông nghiệp Trong đó,

27 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với hơn 765 triệu USD

Trang 40

Bên cạnh các sản phẩm công nghiệp truyền thống, một số sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao sau thời gian đầu tư, xây đựng đã dần đi vào hoạt động ổn định như: lắp ráp xe ô tô đạt 2.582 chiếc; kính nổi đạt gần 7,2 triệu m3; cần gạt nước ô tô đạt 7,3 triệu cái; giày, dép vải đạt 10,8 triệu đôi Sự chuyển đổi trong cơ chế quản lý nền kinh tế đã tạo điều kiện cho sản xuất công nghiệp được bung ra, phát triển với nhiều thành phần kinh tế Sản xuất công nghiệp phát triển kéo theo sự chuyển dịch

cơ cấu lao động nông thôn Ninh Bình thay đổi đáng kể, thu hút hơn 30 nghìn công nhân, trong đó, chủ yếu là lao động nông thôn trong tỉnh

Ngành du lịch: Năm 2010 là 2,66 triệu lượt, năm 2011 là 3,60 triệu lượt (tăng

35,2% so với năm 2010) Doanh thu du lịch năm 2010 đạt 550 tỷ đồng, năm 2011 đạt 730 tỷ đồng Tháng 01/2012, toàn tỉnh đón được 292.600 lượt khách, tăng 76,5% so với cùng kỳ năm 2011, doanh thu đạt 62,3 tỷ đồng tăng 82% so với cùng

kỳ năm 2011

Tập trung đầu tư các khu điểm du lịch ngành du lịch Ninh Bình luôn chú trọng vào việc đầu tư nâng cấp và xây mới các khách sạn, nhà nghỉ nhằm kịp thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách du lịch Du khách đến Ninh Bình không chỉ được tham quan, thưởng ngoạn những quần thể danh lam thắng cảnh đẹp kết hợp với các di tích lịch sử có ý nghĩa sâu sắc, mà còn được cung cấp đầy đủ các dịch vụ như lưu trú, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất phục vụ du lịch ngày càng được đầu tư khang trang, hiện đại, phong cách phục vụ ngày càng chuyên nghiệp Hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh tăng về số lượng

và nâng cao về chất lượng Nếu như năm đầu tái lập tỉnh, số cơ sở để khách lưu trú rất hạn chế, toàn tỉnh chỉ có 2 cơ sở lưu trú du lịch với 58 buồng ngủ, thì đến nay, toàn tỉnh đã có 224 cơ sở lưu trú du lịch với 3.564 phòng nghỉ, trong đó có 1 khách sạn 4 sao, 31 khách sạn từ 1-2 sao và 4 khách sạn dự kiến tiêu chuẩn từ 3 -5 sao đang hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào hoạt động Hệ thống nhà hàng phục vụ ăn uống phát triển mạnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch Toàn tỉnh có khoảng 800 nhà hàng phục vụ du khách với nhiều món ẩm thực mang hương vị đặc trưng riêng của vùng đất Ninh Bình như: Tái dê, cơm cháy, miến lươn, nem chua

Ngày đăng: 26/06/2022, 17:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Các khía cạnh về năng lực nguồn nhân lực - (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 1.1. Các khía cạnh về năng lực nguồn nhân lực (Trang 22)
Hình 1.2. Sự tích hợp nguồn nhân lực với chiến lƣợc công ty - (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 1.2. Sự tích hợp nguồn nhân lực với chiến lƣợc công ty (Trang 22)
Hình 1.3. Sự tích hợp các hoạt động nguồn nhân lực với chiến lƣợc kinh doanh - (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 1.3. Sự tích hợp các hoạt động nguồn nhân lực với chiến lƣợc kinh doanh (Trang 24)
Bảng 2.1: Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện của Ninh Bình - (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.1 Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện của Ninh Bình (Trang 36)
Bảng 2.2: Danh mục những dự án đầu tƣ phát triển trọng điểm tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2020  - (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.2 Danh mục những dự án đầu tƣ phát triển trọng điểm tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 42)
Bảng 2.3: Chỉ tiêu Kinh tế- Xã hội chủ yếu của tỉnh Ninh Bình - (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.3 Chỉ tiêu Kinh tế- Xã hội chủ yếu của tỉnh Ninh Bình (Trang 54)
Bảng 2.4: Chỉ tiêu kế hoạch phát triển Kinh tế- Xã hội chủ yếu của tỉnh Ninh Bình - (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.4 Chỉ tiêu kế hoạch phát triển Kinh tế- Xã hội chủ yếu của tỉnh Ninh Bình (Trang 60)
hình thức, đào tạo trƣớc khi vào nghề và cung cấp thông tin, trong khi coi nhẹ đào tạo sau nghề và đào tạo năng lực - (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
hình th ức, đào tạo trƣớc khi vào nghề và cung cấp thông tin, trong khi coi nhẹ đào tạo sau nghề và đào tạo năng lực (Trang 64)
Bảng 2.7: Sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp của Ninh Bình - (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.7 Sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp của Ninh Bình (Trang 69)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w