Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu.doc
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Thương mại Quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với mọi nền kinh tếquốc dân Đối với tất cả quốc gia trên thế giới, trong tiến trình mở cửa thịtrường và hội nhập kinh tế quốc tế thì ưu tiên lớn nhất thường là vấn đề đẩymạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ nhằm mở rộng vàchiếm lĩnh thị trường khu vực và quốc tế Nhập khẩu cho phép bổ xungnhững sản phẩm hàng hoá trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuấtkhông hiệu quả và đem lại lợi ích cho các bên tham gia Xuất khẩu lại đượckhuyến khích nhằm đẩy mạnh sản xuất trong nước và tăng thu ngoại tệ.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang tiến trên con đườngcông nghiệp hoá - hiện đại hoá thì hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt độngkinh tế đối ngoại đặc biệt quan trọng Hơn hai mươi năm qua, với nhiều chủtrương và chính sách của Đảng và Nhà nước, các mối quan hệ đối ngoạingày càng mở rộng và phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừnggia tăng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu giữa các ngành kinhtế của ta với các nước trong khu vực và thế giới.
Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, Tổng Công tyxuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX đã sớm khẳng định vaitrò của mình trong công cuộc xây dựng đất nước Hoạt động xuất nhập khẩucủa Tổng Công ty không những mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp màcòn mang lại lợi ích thiết thực cho nền kinh tế quốc dân.
Để khai thác triệt để lợi thế của việc xuất nhập khẩu hàng hoá tronglĩnh vực xây dựng nhằm từng bước nâng cao cơ sở hạ tầng trong nước, việcđánh giá hoạt động xuất nhập khẩu trong lĩnh vực xây dựng và đề ra giải
Trang 2pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này có tầm quan trọng đặc biệt Do đótrong quá trình thực tập và tìm hiểu nghiệp vụ kinh doanh ở Tổng Công tyVINACONEX tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là :" Thực trạng và giải phápnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu củaVINACONEX".
Kết cấu của luận văn:
- Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm3 chương:
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về Thương mại quốc tế nóichung và hoạt động nhập khẩu nói riêng.
Chương II : Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của TổngCông ty VINACONEX trong thời gian qua.
Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩuhàng hoá tại Tổng Công ty VINACONEX
Trang 3CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾNÓI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NÓI RIÊNG
I THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.Khái niệm về Thương mại Quốc tế
Hoạt động thương mại Quốc tế xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 2 -3 saucông nguyên điển hình là "con đường tơ lụa" Những lái buôn chở hàng từChâu Á(chủ yếu là tơ lụa nổi tiếng của Trung Quốc) bằng lạc đà vượt quasang các nước Châu Âu và mua hàng hoá Châu Âu trở về để bán Họ đã đinhững bước đầu tiên trên con đường Thương mại quốc tế (TMQT) Qua nămtháng, hoạt động TMQT ngày càng phát triển.
Ngày nay, TMQT không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà làsự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế.TMQT một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước phùhợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế Mặt khác phải tính đếnlợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội Phải luôn tínhtoán cái có thể thu được so với cái phải bỏ ra khi ham gia vào TMQT.
Như vậy, TMQT là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốcgia dưới hình thức buôn bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận tối đa.
2 TMQT - Một sự cần thiết khách quan
Từ lâu các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng các quốc gia cũng như các cánhân không thể sống và lao động sản xuất riêng rẽ mà có đầy đủ mọi thứđược, mà phải có mối quan hệ và hợp tác với nhau thông qua những hoạtđộng kinh tế xã hội Do đó một tất yếu khách quan là phải có TMQT mớiđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người Tiền đề xuất hiện sự trao đổi
Trang 4là phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc và quy môsản xuất ngày càng lớn.
Sự cần thiết của TMQT thể hiện qua một số điểm sau :
- Lý do cơ bản nhất là TMQT mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùngcủa một số nước Nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng vớisố lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sảnxuất trong nước khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không buôn bán
- Về mặt kinh tế, TMQT đem lại nguồn thu nhập lớn cho mỗi quốc gia.Các quốc gia khai thác được cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối củamình Quốc gia lớn mạnh ngoài việc thu ngoại tệ còn củng cố ngày càngvững vị trí vốn đã chắc của mình trên thương trường Quốc gia lạc hậu thìtiếp cận được khoa học kĩ thuật tiên tiến, học hỏi được phương thức quản lýmới, giả quyết công ăn việc làm cho người lao động,
- TMQT ngày càng gắn liền với cạnh tranh gay gắt mà trung tâm cạnhtranh hướng vào hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và thị hiếu tiêudùng Các quốc gia là các hệ thống kinh tế phụ thuộc nhau và mâu thuẫnnhau gay gắt vì chúng vừa có khuynh hướng bảo hộ vừa có khuynh hướngmở cửa Muốn tồn tại các quốc gia phải tự nâng mình lên, sản phẩm sản xuấtra phải có chất lượng ngày càng cao mới đáp ứng được nhu cầu phong phú,đa dạng của con người.
Như vậy, TMQT là tất yếu khách quan, tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhấttrong nền sản xuất của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới
II HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨUVỚI NỀN KINH TẾ QUÔC DÂN
Trang 5Thế giới ngày càng phát triển thì vai trò TMQT trở thành tất yếu cho sựphát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Có TMQT nói chung và hoạtđộng nhập khẩu nói riêng mới đáp ứng được nhu cầu của công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay
Có thể nói, nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đếnsản xuất và đời sống Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật,công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá tiêu dùng màtrong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả.
Cụ thể, vai trò của hoạt động nhập khẩu thể hiện qua một vài điểm sau : - Nhập khẩu cho phép bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nềnkinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối và ổn định Khai thác đến mức tốiđa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế Sản xuất trong nước phải học tập,nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng để cạnh tranh vớihàng nhập.
- Trang bị những thiết bị máy móc hiện đại, bổ sung nguyên vật liệu đảmbảo đầu vào cho sản xuất, từ đó tạo việc làm cho người lao động, góp phầncải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
- Nhập khẩu góp phần thúc đẩy xuất khẩu do có nguyên liệu và máy mócđể sản xuất hàng xuất khẩu.
- Thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
III NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
Việc giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ ngoại thương bao giờ cũngphức tạp, chứa đầy sự rủi ro so với mua bán trong nước do có sự khác nhau
Trang 6về nhiều mặt Do vậy để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh nhập khẩu,doanh nghiệp cần thực hiện các nghiệp vụ sau :
1 Nghiên cứu thị trường
Vai trò của việc nghiên cứu thị trường trong hoạt động nhập khẩu rấtquan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác về thị trường, có nguồnthông tin toàn diện, chuẩn xác làm nền tảng cho chiến lược marketing Nếukhông thực hiện nghiên cứu thị trường hoặc thực hiện sơ sài, doanh nghiệpsẽ phải đối mặt với những rủi ro rất lớn Trong TMQT, nghiên cứu thịtrường bao gồm nghiên cứu thị trường trong nước và thị trưòng nước ngoài
1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước
Trên thị trường luôn có những biến động mà bản thân doanh nghiệp rấtkhó lượng hoá được Do vậy cần phải theo sát và am hiểu thị trường thôngqua hoạt động nghiên cứu Việc thu thập đầy đủ thông tin về thị trưòng có ýnghĩa cho việc ra quyết định trong kinh doanh vì đây là thị trường đầu ra củadoanh nghiệp.
Khi nghiên cứu thị trường trong nước, doanh nghiệp cần trả lời được cáccâu hỏi sau:
Thị trường trong nước đang cần mặt hàng gì? Tìm hiểu về mặthàng, quy cách, mẫu mã, chủng loại,
Tình hình tiêu thụ mặt hàng ấy ra sao? Đối thủ cạnh tranh trong nước như thế nào? Tỷ suất ngoại tệ là bao nhiêu?
1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài
Mục đích của giai đoạn này là lựa chọn được nguồn hàng nhập khẩu vàđối tác giao dịch một cách tốt nhất Vì đây là thị trường nước ngoài nên việc
Trang 7nghiên cứu gặp phải một số khó khăn và không được kĩ lưỡng như thịtrường trong nước Doanh nghiệp cần biết các thông tin về khả năng sảnxuất, cung cấp, giá cả và sự biến động của thị trường Bên cạnh đó cần amhiểu về chính trị, luật pháp, tập quán kinh doanh, của nước bạn hàng.
2 Lập phương án kinh doanh
Dựa vào kết quả thu được của việc nghiên cứu thị trường, các đơn vịkinh doanh nhập khẩu cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh cụ thể nhằmứng phó với những dự đoán về diễn biến của quá trình nhập khẩu hàng hoácũng như mục tiêu sẽ đạt được khi thực hiện được quá trình này.
Nội dung của việc lập phương án kinh doanh bao gồm nhiều công việc,trong đó có các công việc sau:
+ Vấn đề cơ bản đầu tiên là phải xác định được mặt hàng nhập khẩu.+ Xác định số lượng hàng nhập khẩu.
+ Lựa chọn thị trường, bạn hàng, phương thức giao dịch,
+ Đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu như chiêu đãi, mời khách,quảng cáo,
+ Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nhập khẩu.
3 Ký kết hợp đồng
Hợp đồng mua bán Quốc tế là sự thoả thuận của những đương sự cóquốc tịch khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu mộtkhối lượng hàng hóa nhất định cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả tiềnvà nhận hàng.
Trong TMQT, hợp đồng được thành lập bằng văn bản, đó là chứng từ cụthể và cần thiết về sự thoả thuận giữa hai bên mua và bán Mọi quyền lợi vànghĩa vụ của các bên được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng sau khi hai bên
Trang 8đã ký kết trên nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi Vì vậy hợp đồng chínhlà bằng chứng để quy trách nhiệm cho các bên khi có tranh chấp, vi phạmhợp đồng Một hợp đồng mua bán ngoại thương thường có nội dung sau :
Số hiệu hợp đồng
Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng Tên và địa chỉ của các bên đương sự Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng
Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng gồm: Tên hàng
Số lượng
Qui cách, chất lượng Giá cả
Phương thức thanh toán
Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng
Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận thêm những điều khoản khác nhưđiều khoản khiếu nại, điều khoản bất khả kháng và các điều khoản khác.
Cụ thể, một hợp đồng nhập khẩu có thể gồm các điều khoản như sau:Điều 1: Các khái niệm chung (đặc biệt cần với hợp đồng nhập khẩu dâychuyền sản xuất).
Điều 2: Hàng hoá và số lượng.Điều 3: Giá cả.
Điều 4: Thanh toán.Điều 5: Giao hàng.
Điều 6: Kiểm tra hàng hoá.Điều 7: Trọng tài.
Trang 9Điều 8: Phạt.
Điều 9: Bất khả kháng.
Điều 10: Thực hiện hợp đồng.Điều 11: Các quy định khác.
Đi kèm với hợp đồng có thể có các bản phụ lục tài liệu kỹ thuật, các bảnkê chi tiết tuỳ thuộc vào từng mặt hàng và yêu cầu của các bên.
4 Thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thưong đã được ký kết, các bên thamgia ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó Đây là công việc phức tạpđòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời đảm bảo quyền lợiquốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình tự thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao gồm các bước sau:
Trình tự trên đây cũng chỉ mang tính chất tương đối Có những côngviệc tất yếu phải làm, có những công việc có thể làm hay không tuỳ từnghợp đồng và có những công việc thay đổi vị trí cho nhau.
Ký hợp đồng Xin giấy phép
(nếu cần) Mở L\C phía bánĐôn đốcgiao hàng
Thuê tàu(Nếu có
quyền)Mua bảo
hiểm(Nếucó quyền)Làm thủ
tục hảiquan(Nhập khẩu)Nhận
hàng(Kiểmtra SL, CL)
Làm thủ tục
thanh toánchấp(nếu có)Xử lý tranh
Trang 105 Đánh giá hiệu quả thực hiện
Kết quả kinh doanh nhập khẩu được xác định bằng lợi nhuận đem lại.Lợi nhuận được tính toán trên cơ sở chi phí và doanh thu Ngoài việc hạchtoán lỗ lãi còn phải đánh giá về bạn hàng, về thị trường, về mối quan hệ tiếptheo giữa doanh nghiệp với bạn hàng.
Qua việc đánh giá này để rút ra kinh nghiệm, mặt mạnh phát huy, mặtyếu khắc phục nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong các thương vụ sắp tới.
IV CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨUCỦA DOANH NGHIỆP
1 Nhóm nhân tố bên trong
1.1 Nhân tố về vốn vật chất hay sức mạnh về tài chính
Trong kinh doanh nếu không có vốn doanh nghiệp sẽ không thể làmđược gì ngay cả khi đã có cơ hội kinh doanh Có vốn và trường vốn giúpdoanh nghiệp thực hiện các công việc kinh doanh của mình một cách dễdàng hơn, có điều kiện để tận dụng các cơ hội để thu lợi lớn.
Sự trường vốn tạo ra khả năng nắm bắt thông tin nhanh, chính xác do cóđiều kiện sử dụng các phưong tiện hiện đại Ngoài ra còn cho phép doanhnghiệp có thể thực hiện tốt các công cụ marketing trên thị trường về giá cả,cách thức nhập khẩu và bán hàng trên thị trường nội địa, tạo điều kiện tốtcho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
1.2 Nhân tố con người
Trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trongCông ty là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh Xét vềtiềm lực của doanh nghiệp thì con người là vốn quý nhất Một đội ngũ vữngvàng về chuyên môn, kinh nghiệm trong giao thương quốc tế, có khả năng
Trang 11ứng phó linh hoạt trước biến động của thị trường và say mê nhiệt tình trongcông việc luôn là đội ngũ lý tưởng trong hoạt động xuất nhập khẩu củadoanh nghiệp.
Do đặc điểm riêng của kinh doanh TMQT là thường xuyên phải giaodịch với đối tác nước ngoài nên cán bộ ngoài giỏi nghiệp vụ kinh doanh cònphải giỏi ngoại ngữ Ngoại ngữ kém sẽ gây khó khăn trong việc giao dịch,làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
1.3 Lợi thế bên trong của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp kinh doanh lâu năm, có uy tín trên thị trường là mộtđiều kiện rất thuận lợi Có uy tín với bạn hàng về việc thanh toán đủ, đúnghạn sẽ thuận lợi cho những hợp đồng sau này Uy tín của doanh nghiệp lànhân tố quyết định khả năng cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp Nếu cóchức năng nhập khẩu uỷ thác thì khi doanh nghiệp có uy tín sẽ có nhiều cácđơn vị trong nưóc uỷ thác việc nhập khẩu cho doanh nghiệp Hàng hoá củadoanh nghiệp dễ tiêu thụ hơn những doanh nghiệp làm ăn không đứng đắn,mất uy tín với khách hàng.
Ngoài ra, một doanh nghiệp có kinh nghiệm trong nhập khẩu một sảnphẩm nào đó sẽ lựa chọn được nguồn hàng tốt nhất phù hợp với nhu cầu vàthị hiếu của người tiêu dùng trong nước do am hiểu về thị trường, có nhữngmối quan hệ rộng, lâu năm.
2 Nhóm nhân tố bên ngoài
2.1 Chính sách của Chính phủ
Chính sách của Chính phủ có tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạtđộng nhập khẩu Các chính sách tài chính tín dụng ưu đãi cho các nhà nhậpkhẩu sẽ tạo cho họ nắm được cơ hội kinh doanh và thu lợi nhuận Chính
Trang 12sách bảo hộ nền sản xuất trong nước và khuyến khích thay thế hàng nhậpkhẩu đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của các nhà nhập khẩu muốn thu lợinhuận qua việc bán hàng nhập khẩu trong nước, nhưng mang lại hiệu quảkinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, hơn nữa khuyếnkhích các ngành sản xuất trong nước phát huy được khả năng của mình
2.2 Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá hoặc tínhtheo phần trăm đối với tổng trị giá hàng hoá hay là kết ọp cả hai cách nóitrên đối với hàng nhập khẩu Theo đó người mua trong nước phải trả chonhững hàng hoá nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩunước ngoaì nhận được.
Thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất, hướng dẫn tiêudùng trong nước và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Tuynhiên thuế nhập khẩu làm cho giá bán trong nước của hàng nhập khẩu caohơn mức giá nhập và chính người tiêu dùng trong nước phải chịu thuế này.Nếu thuế này quá cao sẽ đưa đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêudùng đối với hàng nhập và làm hạn chế mức nhập khẩu của doanh nghiệp.
Từ cuối thập kỷ 80, nhiều quốc gia đã thay đổi chiến lược phát triểnTMQT, đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao trình độ sản xuất trong nước, cạnhtranh với thị trường thế giới Để thực hiện chiến lược đó, nhiều nước đã cắtgiảm thuế quan để khuyến khích trao đổi Ví dụ như Đài Loan đã giảm thuếhàng nhập khẩu từ 40% xuống 20% Thái Lan giảm thuế xuất nhập khẩumáy móc thiết bị từ 30% xuống còn 5% Việt Nam với tiến trình tham giavào AFTA giảm mức thuế suất xuất nhập khẩu xuống còn 0 - 5% vào năm2006 Còn hiện tại việc quy định mức thuế xuất nhập khẩu luôn là đề tàiđược quan tâm từ nhiều phía.
Trang 132.3 Hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước nhằm hạn chế nhậpkhẩu về số lượng hoặc giá trị một số mặt hàng nhất định hoặc từ những thịtrường nhất định trong một khoảng thời gian thường là một năm.
Mục tiêu việc áp dụng biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch củaNhà nước nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, sử dụng có hiệu quả quỹ ngoạitệ, bảo đảm các cam kết của Chính phủ ta với nước ngoài.
Hạn ngạch nhập khẩu đưa đến tình trạng hạn chế số lượng nhập khẩuđồng thời gây ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hoá Hạn ngạch nhậpkhẩu có tác động tương đối giống với thuế nhập khẩu tức là do có hạn ngạchlàm giá hàng nhập khẩu trong nước sẽ tăng lên Nhưng hạn ngạch không làmtăng thu ngân sách Đối với cả Chính phủ và các doanh nghiệp trong nước, việccấp hạn ngạch nhập khẩu có lợi là xác định được khối lượng nhập khẩu biếttrước.
Hiện nay Nhà nước ta tiến hành đấu thầu hạn ngạch chứ không phân bổtrực tiếp cho các doanh nghiệp như trước đây nữa Doanh nghiệp nào thắngthầu thì sẽ có quyền nhập khẩu mặt hàng đó với số lượng quy định.Tuynhiên việc nhập khẩu nhiều hay ít khi doanh nghiệp đã thắng thầu phụ thuộcvào đinh ngạch (tổng hạn ngạch) mà Chính phủ đưa ra.
2.4 Tỷ giá hối đoái
Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hốiđoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định Vì vậy,giá cả của một đơn vị tiện tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệcủa nước kia được gọi là tỷ giá hối đoái (TGHĐ).
Việc áp dụng loại TGHĐ nào, cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đếnhoạt động xuất nhập khẩu.
Trang 14Việc phá giá đồng nội tệ hay chính là TGHĐ cao lên sẽ có tác dụngkhuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu Ngược lại, TGHĐ thấp sẽ hạnchế xuất khẩu và đẩy mạnh nhập khẩu.
2.5 Nhân tố cạnh tranh
Cạnh tranh được xem xét theo hai góc độ: cạnh tranh trong nội bộ ngànhsản xuất trong nước và cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài Trong mộtthời kỳ, nếu có nhiều doanh nghiệp cùng nhập khẩu một loại mặt hàng vàtiêu thụ ở thị trường nội địa hay nhập khẩu để sản xuất cùng một loại mặthàng thì việc cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn tới giá cả, doanh số bán hàng,ảnh hưởng tới mức tiêu thụ và do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinhdoanh Khi có nhiều nhà nhập khẩu cùng quan tâm đến một loại hàng hoá,giá nhập khẩu cũng tăng lên làm tăng các khoản chi phí, giảm hiệu quả kinhdoanh của các doanh nghiệp cùng một lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Các nhà sản xuất nước ngoài khi thâm nhập thị trương nội địa cũng trởthành một đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước Họ cạnh tranhbằng giá cả, chất lượng, mẫu mã uy tín, khi thu hút được khách hàng vềphía mình, các sản phẩm của nước ngoài làm giảm thị phần của sản phẩmđược sản xuất trong nước từ nguyên liệu nhập khẩu, từ đó làm giảm doanhsố bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu.
2.6 Nhân tố văn hoá, thị hiếu của mỗi quốc gia
Trên thế giới có nhiều nền văn hoá khác nhau và mỗi quốc gia có mộtphong tục tập quán khác nhau Một quốc gia sẽ nhập khẩu hàng hoá để bổsung, thay thế cho việc tiêu dùng hoặc nhập khẩu để tiếp tục sản xuất cácloại hàng hoá phù hợp với nhu cầu và thị hiếu trong một giai đoạn nhất địnhcủa dân cư Việc nghiên cứu văn hoá, thị hiếu sẽ quyết đinh kết quả bán
Trang 15hàng của các nhà nhập khẩu và quyết định đến hiệu quả hoạt động nhậpkhẩu.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦATỔNG CÔNG TY VINACONEX TRONG THỜI GIAN QUA
I KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY VINACONEX
1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Được thành lập ngày 27 -9 -1988, VINACONEX khi đó là Công ty dịchvụ xây dựng và xuất khẩu lao động trực thuộc Bộ Xây dựng, có nhiệm vụquản lý cán bộ, công nhân lao động ngành xây dựng làm việc ở các nướcBulgari, Nga, Tiệp khắc (cũ), Irắc, tháng 8 - 1991 trở thành Tổng công tyxuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam(VINACONEX)
Tháng 11 - 1995, Tổng công ty VINACONEX được Chính phủ quyếtđịnh trở thành một Tổng công ty Nhà nước (Tổng công ty 90) với nhiềuthành viên mới là các công ty trực thuộc Bộ xây dựng trước đây Từ đó đếnnay, nhiều công ty của các địa phương như Hải Phòng, Hải Dương, Huế, HàNội, Đắc Lắc, Quảng Nam, Đồng Tháp, Hà Tây, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đãgia nhập làm thành viên của Tổng công ty, cùng với nhiều công ty cổ phầnthành lập mới, liên doanh tạo ra một đại gia đình VINACONEX Trải quanhững năm tháng xây dựng và trưởng thành, cho đến nay, VINACONEX đãtrở thành Tổng công ty đa doanh hàng đầu của Bộ Xây dựng, với chức năngchính là: xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanhxuất nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tếkhác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và
Trang 16lao động ra nước ngoài, và đặc biệt, đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tếđang là nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu nhằm chuyển đổi cơ cấuvà mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, xứng tầm với tập đoàn kinh tếmạnh.
Cho đến nay, Tổng công ty đã có một đội ngũ lớn mạnh với hơn 26.000cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên, nhiều người trong số đó đã đượcđào tạo và làm việc ở nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinhnghiệm, có thể đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của khách hàng.
1.1 Về hoạt động kinh doanh xây lắp
Hoạt động xây lắp đã trở thành lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổngcông ty kể từ năm 1995 VINACONEX đã thực hiện đa dạng hoá công tácxây lắp ở các lĩnh vực: dân dụng, công cộng, công nghiệp, giao thông,truyền tải điện, viễn thông, cấp thoát nước, xử lý môi trường, thuỷ lợi vàthiết kế các loại công trình với kỹ thuật chuyên ngành khác nhau, qui mô lớntrong và ngoài nước Ngày nay VINACONEX được biết đến như một trongnhững Tổng công ty hàng đầu về xây lắp ở Việt Nam, ngày càng khẳng địnhđược vị thế, khả năng và uy tín của mình trong điều kiện thị trường cạnhtranh gay gắt VINACONEX hàng năm đã thi công hàng nghìn công trình,hạng mục công trình, trong đó có nhiều công trình lớn, đòi hỏi kỹ, mỹ thuậtcao, phức tạp thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như: công nghiệp, dândụng, giao thông thuỷ lợi, cấp, thoát nước, cơ sở hạ tầng kĩ thuật khác, điểnhình như: các nhà máy xi - măng công suất lớn, nhà máy nhiệt điện, nhà máyphân đạm ; phát triển các đô thị mới có quy hoạch, kiến trúc đồng bộ theotiêu chuẩn quốc tế, các cao ốc, cụm biệt thự ở các thành phố lớn, tổ hợp Đạisứ quán, Trung tâm báo chí, các khách sạn quốc tế cao cấp; Dự án cấp nước
Trang 17Hà nội, các nhà máy nước, các dự án thoát nước Hà nội, các công trình giaothông Ở nước ngoài, Tổng công ty đã thi công nhiều công trình như: Đạihọc Tổng hợp ORAN của Angieri, đường xe điện ngầm và nhà máy điệnnguyên tử ở Bungari, các nhà máy, bệnh viện, trường học tại Liên - Xô (Cũ)và Liên bang Nga, Đại học quốc gia và bệnh viện ở thủ đô Viên - chăn(Lào)
1.2 Về xuất khẩu lao động
Ngày nay VINACONEX được biết đến như là một doanh nghiệp hàngđầu của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Chỉ trong vòng 10 nămgần đây, VINACONEX đã đưa trên 50.000 người đi làm việc ở trên 20 nướctrên thế giới như các nước ở Trung Đông, Libya,Irắc, Kuwait, Bắc Phi,Nhật, Hàn Quốc, Singapore, trong số đó bao gồm: kỹ sư, đội trưởng, côngnhân có nghề, lao động phổ thông, thực tập sinh, Uy tín của VINACONEXtại các thị trường nói trên ngày càng được nâng cao và do đó, ngày càng cónhiều hãng đến hợp tác với VINACONEX trong việc yêu cầu cung cấp nhânlực cho họ Công tác tạo nguồn lao động phục vụ cho xuất khẩu củaVINACONEX liên quan chặt chẽ với chiến lược đào tạo, định hướng theoyêu cầu của khách hàng VINACONEX đã đầu tư mở rộng và nâng cấp hệthống trường học, thiết bị phương tiện phục vụ đào tạo, đáp ứng nhu cầungày càng cao của khách hàng về số lượng cũng như chất lượng, phù hợpvới sự phát triển của nền kinh tế.
1.3 Kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư phát triển
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng là một trong những lĩnh vực hoạt độngchính của VINACONEX, với mạng lưới bán hàng rộng khắp thế giới, có uytín và hiệu quả Lĩnh vực xuất nhập khẩu của VINACONEX ngày càng được
Trang 18mở rộng, hoạt động và tăng trưởng của nó gắn chặt với hoạt động và sự tăngtrưởng chung của các lĩnh vực kinh doanh khác của VINACONEX Kimngạch xuất nhập khẩu trung bình hàng năm của VINACONEX tăng xấp xỉ20%.
Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế đang làchiến lược ưu tiên số một cho sự phát triển lâu dài của VINACONEX.Đồng thời, cùng với việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, sẽ tạo cơ sở nềntảng và hội đủ các yếu tố cho sự hình thành một tập đoàn đa doanh vữngmạnh VINACONEX sẽ đón đầu được các thành tựu khoa học công nghệ,khoa học quản lý tiên tiến của thời đại, khi mà kinh tế tri thức đã trở thànhcốt yếu cho sự phát triển của kinh tế toàn cầu Các lĩnh vực màVINACONEX đang tập trung đầu tư là: phát triển đô thị, bất động sản, cáccông trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng,thương mại, công nghệ cao, v.v
VINACONEX đã và đang hợp tác với các trường đại học trong nước vànước ngoài, các công ty quốc tế có uy tín trong lĩnh vực tư vấn thiết kế.Hiện nay, Tổng công ty là một đơn vị lớn mạnh, có nhiều các đơn vị thànhviên bao gồm 42 công ty 100% vốn Nhà nước; 19 công ty cổ phần do Tổngcông ty giữ cổ phần chi phối; 10 công ty có vốn góp của Tổng công ty trongđó có 2 công ty liên doanh là Công ty liên doanh VINATA VINACONEX(Việt Nam) - TAISEI (Nhật Bản) và Liên doanh VIKOWA VINACONEX(Việt Nam) - KOLON (Hàn Quốc); Tổng công ty có 7 văn phòng đại diện tạinước ngoài gồm các nước : Hàn Quốc, Lybia, Nga, Đài Loan, Malaysia, CHSéc, Nhật.
2 Các lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty VINACONEX
Trang 19 Xây lắp
Tư vấn đầu tư, qui hoạch, khảo sát, thiết kế
Xuất nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, vật tư xây dựng, các loại hànghoá khác
Xuất khẩu lao động
Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng Khách sạn và du lịch
Dịch vụ bảo hiểm, tài chính Đầu tư:
Phát triển đô thị mới và bất động sản
Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp Khu công nghiệp, hạ tầng kĩ thuật
Đầu tư Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng.
II/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XNK HÀNG HOÁ TRONG NHỮNG NĂM QUA
Với gần 40 năm hoạt động và phát triển, Tổng công ty VINACONEXngày càng lớn mạnh Đặc biệt từ khi được thành lập lại trên cơ sở tổ chứcsắp xếp lại các đơn vị của Tổng công ty XNK xây dựng Việt Nam và một sốđơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng, hoạt động dưới hình thức Tổng công ty 90.Tổng công ty đã là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng.
Trang 20*BẢNG 1 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNGCÔNG TY(NĂM 2002 - 2004)
Đơn vị : Tỉ đồngn v : T ị : Tỉ đồngỉ đồng đồngng
Năm
Chỉ tiêu 2002 2003 20041 Tổng giá trị sản
- GT KD XNK hàng
hoá 436 462 4552 Tổng doanh thu 779 925 983
Tổng doanh thu của công ty luôn tăng đều qua các năm Có được kết quảnhư vậy một phần do hoạt động kinh doanh xuât nhập khẩu, nhưng chu yếudo hoạt động xây lắp Giá trị sản lượng xây lắp cao, nhiều công trình quốc tếđược thực hiện như : Xây dựng trường Đại học Đồng Độc, bệnh việnSethairath tại Viên chăn - Lào Các công trình lớn trong nườc như : Nhàmáy xi măng Nghi Sơn, Trạm phân phối xi măng Hiệp Phước, công trình