Ảnh hưởng của cạnh tranh và chính sách Chính phủ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu

MỤC LỤC

Nhóm nhân tố bên ngoài 1. Chính sách của Chính phủ

Chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước và khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của các nhà nhập khẩu muốn thu lợi nhuận qua việc bán hàng nhập khẩu trong nước, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, hơn nữa khuyến khích các ngành sản xuất trong nước phát huy được khả năng của mình. Trong một thời kỳ, nếu có nhiều doanh nghiệp cùng nhập khẩu một loại mặt hàng và tiêu thụ ở thị trường nội địa hay nhập khẩu để sản xuất cùng một loại mặt hàng thì việc cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn tới giá cả, doanh số bán hàng, ảnh hưởng tới mức tiêu thụ và do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinh doanh.

Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty

Từ đó đến nay, nhiều công ty của các địa phương như Hải Phòng, Hải Dương, Huế, Hà Nội, Đắc Lắc, Quảng Nam, Đồng Tháp, Hà Tây, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã gia nhập làm thành viên của Tổng công ty, cùng với nhiều công ty cổ phần thành lập mới, liên doanh tạo ra một đại gia đình VINACONEX. Trải qua những năm tháng xây dựng và trưởng thành, cho đến nay, VINACONEX đã trở thành Tổng công ty đa doanh hàng đầu của Bộ Xây dựng, với chức năng chính là: xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài, và đặc biệt, đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế đang là nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu nhằm chuyển đổi cơ cấu và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, xứng tầm với tập đoàn kinh tế mạnh. Cho đến nay, Tổng công ty đã có một đội ngũ lớn mạnh với hơn 26.000 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên, nhiều người trong số đó đã được đào tạo và làm việc ở nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm, có thể đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của khách hàng.

VINACONEX đã thực hiện đa dạng hoá công tác xây lắp ở các lĩnh vực: dân dụng, công cộng, công nghiệp, giao thông, truyền tải điện, viễn thông, cấp thoát nước, xử lý môi trường, thuỷ lợi và thiết kế các loại công trình với kỹ thuật chuyên ngành khác nhau, qui mô lớn trong và ngoài nước. VINACONEX hàng năm đã thi công hàng nghìn công trình, hạng mục công trình, trong đó có nhiều công trình lớn, đòi hỏi kỹ, mỹ thuật cao, phức tạp thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như: công nghiệp, dân dụng, giao thông thuỷ lợi, cấp, thoát nước, cơ sở hạ tầng kĩ thuật khác, điển hình như: các nhà máy xi - măng công suất lớn, nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân đạm..; phát triển các đô thị mới có quy hoạch, kiến trúc đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế, các cao ốc, cụm biệt thự ở các thành phố lớn, tổ hợp Đại sứ quán, Trung tâm báo chí, các khách sạn quốc tế cao cấp; Dự án cấp nước Hà nội, các nhà máy nước, các dự án thoát nước Hà nội, các công trình giao thông. Ở nước ngoài, Tổng công ty đã thi công nhiều công trình như: Đại học Tổng hợp ORAN của Angieri, đường xe điện ngầm và nhà máy điện nguyên tử ở Bungari, các nhà máy, bệnh viện, trường học tại Liên - Xô (Cũ) và Liên bang Nga, Đại học quốc gia và bệnh viện ở thủ đô Viên - chăn (Lào).

Hiện nay, Tổng công ty là một đơn vị lớn mạnh, có nhiều các đơn vị thành viên bao gồm 42 công ty 100% vốn Nhà nước; 19 công ty cổ phần do Tổng công ty giữ cổ phần chi phối; 10 công ty có vốn góp của Tổng công ty trong đó có 2 công ty liên doanh là Công ty liên doanh VINATA VINACONEX (Việt Nam) - TAISEI (Nhật Bản) và Liên doanh VIKOWA VINACONEX (Việt Nam) - KOLON (Hàn Quốc); Tổng công ty có 7 văn phòng đại diện tại nước ngoài gồm các nước : Hàn Quốc, Lybia, Nga, Đài Loan, Malaysia, CH Séc, Nhật.

Các lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty VINACONEX 2 Xây lắp

Đồng thời, cùng với việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, sẽ tạo cơ sở nền tảng và hội đủ các yếu tố cho sự hình thành một tập đoàn đa doanh vững mạnh. VINACONEX sẽ đón đầu được các thành tựu khoa học công nghệ, khoa học quản lý tiên tiến của thời đại, khi mà kinh tế tri thức đã trở thành cốt yếu cho sự phát triển của kinh tế toàn cầu. Các lĩnh vực mà VINACONEX đang tập trung đầu tư là: phát triển đô thị, bất động sản, các công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, thương mại, công nghệ cao, v.v.

Đặc biệt từ khi được thành lập lại trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị của Tổng công ty XNK xây dựng Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng, hoạt động dưới hình thức Tổng công ty 90. Giá trị sản lượng xây lắp cao, nhiều công trình quốc tế được thực hiện như : Xây dựng trường Đại học Đồng Độc, bệnh viện Sethairath tại Viên chăn - Lào. Để phục vụ nhu cầu trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty đã tận dụng lợi thế của mình, hướng vào các mặt hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.

Tuy nhiên, Tổng công ty đang chú trọng vào hoạt động xuất khẩu, tăng cường xuất khẩu các loại nguyên vật liệu xây dựng sang Lào, Singapore và Nhật Bản nên kim ngạch xuất khẩu đã dần đạt được chuyển biến qua từng năm.

Hoạt động nhập khẩu tại Tổng công ty VINACONEX

    Nói chung, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Tổng công ty trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với sự phấn đấu nỗ lực hết mình của Ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên Tổng công ty nên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đối với một doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu thì đội ngũ cán bộ phải có đủ trình độ kinh doanh ký kết thực hiện hợp đồng ngoại thương, đó không những là điều kiện giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường mà còn là yêu cầu tối thiểu để doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Để tăng kim ngạch nhập khẩu Tổng Công ty nên kết hợp nhiều phương thức khác nhau đặc biệt là phương thức nhập khẩu liên doanh nhằm tận dụng vốn góp của các bên liên doanh để không bỏ lỡ cơ hội nhất là các hợp đồng lớn trong điều kiện Tổng Công ty đang thiếu vốn lưu động.

    Việc đẩy mạnh các phương thức nhập khẩu sẽ tạo cho Tổng Công ty khai thác tốt nguồn hàng đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước với Tổng Công ty ngày càng được củng cố và phát triển vững mạnh. Do đó để đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong công việc, Tổng Công ty cần phải cú chớnh sỏch thưởng phạt rừ ràng, cần cho cỏn bộ thấy rằng ngoài lương ra, các thành viên sẽ có thêm thu nhập nếu doanh thu của Tổng Công ty cao và có lợi nhuận sau khi đã hạch toán đầy đủ và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đặc biệt là thủ tục kiểm tra hồ sơ của hải quan đã làm mất đi tính chủ động trong kinh doanh của Tổng Công ty, thường bị sai phạm với khách hàng trong thời gian giao nhận hàng làm ảnh hưởng đến uy tín của Tổng Công ty đối với khách hàng, hơn nữa mất đi cơ hội kinh doanh nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay.

    Nhất là đối với các thiết bị thi công công trình, hoàn thiện biểu thuế cụ thể, chính xác cho từng loại mặt hàng nhập khẩu để Tổng Công ty có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình một cách chủ động, không bị động bởi thuế nhập khẩu luôn biến đổi. Hơn nữa các mặt hàng máy móc thiết bị mà Tổng Công ty đang nhập là các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được do vậy cần có chính sách ưu đãi nhằm tạo thuân lợi cho hoạt động nhập khẩu này, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất, xây lắp trong nước trong qua trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Cho đến nay Tổng Công ty VINACONEX có 7 văn phòng đại diện ở nước ngoài (Hàn Quốc, Lybia, Nga, Đài Loan, Malaysia, CH Séc, Nhật) nhưng vẫn là chưa đủ trong khi Tổng Công ty có quan hệ bạn hàng với gần 20 nước khác nhau và trong tương lai còn nhiều hơn thế.

    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NểI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NểI RIấNG