1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long

72 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long

Trang 1

Cần Thơ, 05/2009

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

BỘ MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

-

oo0oo -LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MÔ HÌNH LUÂN CANH HAI LÚA - MỘT BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN – VĨNH LONG

Ths Trần Quốc Dũng Nguyễn Việt Tú

MSSV: 4054331

Mã số lớp: KT 0523A1 – K31

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

  

Trong suốt 4 năm theo học tại trường em đã được các giảng viên củatrường cũng như của khoa truyền đạt những kiến thức về xã hội lẫn chuyênngành rất hữu ích cả về lý thuết và thực tiễn Những kiến thức này sẽ trang bịcho em các kỹ năng cần thiết để bước vào cuộc sống

Với tất cả lòng biết ơn, em xin chúc cho các quý thầy cô của trường Đạihọc Cần Thơ cũng như quý thầy cô của khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanhdồi dào sức khỏe và ngày càng thành công trên con đường truyền đạt kiến thứcmới Đặc biệt em xin cám ơn thầy Trần Quốc Dũng đã tận tình hướng dẫn emhoàn thành bài luận văn ra trường này

Đồng thời em cũng xin cám ơn các cô, chú,anh, chị phòng Nông nghiệp

& Phát triển nông thôn huyện Bình Tân nhất là chú Võ Văn Theo đã tận tìnhgiúp đỡ và tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này Chúc các cô, chú, anh, chịcông tác tốt

Ngày 21 tháng 5 năm 2009Sinh viên thực hiện

Nguyễn Việt Tú

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

  

Tôi xin cam đoan là đề tài này do chính tôi thực hiện , các số liệu thu thập

và kết quả phân tích là trung thực, đê tài không trùng với bất cứ đề tài nghiêncứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày 21 tháng 05 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Việt Tú

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

  

Họ và tên người hướng dẫn: Trần Quốc Dũng

Học vị: Thạc sĩ

Chuyên ngành : Kế toán – kiểm toán

Cơ quan công tác: Bộ môn Kế toán – kiểm toán, khoa KT & QTKD

Tên học viên: Nguyễn Việt Tú

Mã số sinh viên: 4054331

Chuyên nghành: Kinh tế nông nghiệp

Tên đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1 Tính phù hợp với chuyên nghành đào tạo………

………

2 Về hình thức

………

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:………

………

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:………

………

5 Nội dung và kết quả đạt được ( theo mục tiêu nghiên cứu): ………

……… ………

6 Các nhận xét khác: ………

………

7 Kết luận: ………

………

Cần Thơ, ngày 21 tháng 05 năm 2009

Người nhận xét

Ths Trần Quốc dũng

Trang 5

MỤC LỤC

  

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 2

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 2

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4.1 Không gian 2

1.4.2 Thời gian 3

1.4.3 Đới tượng nghiên cứu 3

1.5 Lược khảo tài liệu 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 Phương pháp luận 4

2.1.1 Khái niệm hộ gia đình, kinh tế hộ 4

a Khái niệm về hộ gia đình 4

b Khái niệm về kinh tế hộ 4

c Vai trò của kinh tế hộ 4

d Đặc điểm của kinh tế hộ 5

e Xu hướng của hộ gia đình 5

2.1.2 Khái niệm luân canh, đặc điểm sinh trưởng phát triển của bắp, lúa 5

a Khái niệm luân canh 5

b Đặc điểm cây bắp 5

c Đặc diểm cây lúa 5

2.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất 7

2.2 Phương pháp nghiên cứu 8

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 8

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 8

Trang 6

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 8

Chương 3: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 11

3.1 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 11

3.1.1 Vị trí địa lý 11

3.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng 12

3.1.3 Thời thiết, khí hậu 12

3.2 Tình hình kinh tế, xã hội huyện Bình Tân 14

3.3 Giới thiệu chung về hai xã Tân Qưới và Thành Lợi 16

3.3.1 Xã Tân Qưới 16

3.3.2 Xã Thành Lợi 16

3.4 Tình hình sản xuất lúa, bắp ở huyện Bình Tân 17

Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MÔ HÌNH LUÂN CANH 25

4.1 Tổng quan về các hộ điều tra 24

4.1.1 Về diện tích sản xuất 24

4.1.2 Về lao động 25

4.1.3 Về trình độ học vấn 25

4.1.4 Về kinh nghiệm sản xuất 26

4.1 Tình hình sản xuất của mô hình 2 lúa – 1 bắp ở địa bàn nghiên cứu 27

4.3 Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của mô hình 28

4.3.1 Phân tích doanh thu bình quân/ha 28

4.3.2 Phân tích chi phí bình quân/ha 29

4.3.3 Phân tích lợi nhuận bình quân/ha 30

4.4 Đánh giá mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp 31

Chương 5: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH LUÂN CANH 32

5.1 Vụ lúa Đông Xuân 32

5.1.1 Năng suất 32

5.1.2 Lợi nhuận 34

5.2 Vụ lúa Hè Thu 37

5.2.1 Năng suất 37

5.2.2.Lợi nhuận 38

5.3 Vụ bắp Thu Đông 40

Trang 7

5.3.1 Năng suất 40

5.3.2 Lợi nhuận 41

5.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình 3

5.4.1 Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình 43

5.4.1.1 Cơ cấu mùa vụ 43

5.4.1.2 Kỹ thuật canh tác, trình độ học vấn 44

5.4.1.3 Về thị trường 44

5.4.1.4 Về vốn 44

5.4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả 44

5.4.2.1 Nhóm các giải pháp rút ra từ việc phân tích hiệu quả mô hình 44

4.4.2.2 Nhóm các giải pháp khác 45

a Thay đổi cơ cấu giống 45

b Chuẩn bị đất thật kỹ 46

c Áp dụng mô hình 3 giảm – 3 tăng 46

d Cơ giới hóa đồng ruộng 47

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49

6.1 Kết luận 49

6.2 Kiến nghị 50

6.2.1 Đối với nông hộ 50

6.2.2 Đối với chíng quyền địa phương 50

6.2.3.Đối với nhà nước 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

Bảng 8: NĂNG SUẤT LÚA, BẮP GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

Bảng 9: 15 GIỐNG LÚA ĐƯỢC TRỒNG NHIỀU NHẤT NĂM 2008

Bảng 10: DIỆN TÍCH CANH TÁC CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN

Bảng 11: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

Bảng 12: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT

Bảng 13: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MÔ HÌNH LUÂN

CANH 2 LÚA – 1 BẮP NĂM 2008

Bảng 14: DOANH THU BÌNH QUÂN/ HA CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH 2LÚA – 1 BẮP NĂM 2008

Bảng 15: TỔNG HỢP CHI PHÍ BÌNH QUÂN/ HA CỦA MÔ HÌNH 2 LÚA –

Trang 9

Bảng 18: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VỤĐÔNG XUÂN CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008

Bảng 19: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN VỤ ĐÔNGXUÂN CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008

Bảng 20: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH LUÂNCANH 2 LÚA – 1 BẮP CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008

Trang 10

HÌNH 5: CƠ CẤU DIỆN TÍCH CANH TÁC CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤNHÌNH 6: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

HÌNH 7: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT

HÌNH 8:TỶ TRỌNG CÁC LOẠI CHI PHÍ TRUNG BÌNH/HA CỦA MÔHÌNH LUÂN CANH 2 LÚA- 1 BẮP

Trang 11

CN – XD công nghiệp – xây dựng

N - L – TS nông – lâm – thủy sản

TPHCM thành phố Hồ Chí Minh

GDP tổng sản phẩm

LN lợi nhuận

Trang 12

Hai khu vực có vai trò rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp ViệtNam và của cả thế giới là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long,riêng đồng bằng sông Cửu Long có 2,977 triệu hecta đất nông nghiệp, chiếm75% diện tích đất tự nhiên của cả vùng Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa,cây ăn trái, mía, hoa màu,….với số lượng và chất lượng ngày càng nâng cao.

Cơ cấu mùa vụ cũng thay đổi theo chiều hướng ngày càng đạt hiệu quả cao hơnnhư: mô hình luân canh hai vụ lúa – một vụ màu, một vụ lúa – hai vụ màu, hai

vụ lúa – một vụ cá,…Một trong những địa phương thực hiện rất tốt công tácnày là huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long Lãnh đạo và nhân dân địa phương đã

tổ chức thực hiện rất tốt công tác luân canh và đã đạt hiệu quả rất cao, góp phầnkhông nhỏ vào công tác xóa đói giảm nghèo; trong đó mô hình luân canh hai

vụ lúa – một vụ bắp đã được nhân dân trong vùng áp dụng phổ biến Do bắp làlọai cây trồng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, vốn đầu tư thấp, thị trường tiêu thụ kháhấp dẫn,…Để đánh giá lại hiệu quả kinh tế của việc áp dụng mô hình luân canh

2 lúa – 1 bắp của huyện Bình Tân nhằm giúp cho nông dân có cái nhìn đúngđắn hơn về tính kinh tế của mô hình qua đó đề xuất những giải pháp cũng nhưkhuyến cáo giúp cho nông dân đạt hiệu quả cao hơn khi áp dụng mô hình, tôi

Trang 13

đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả mô hình luân canh hai lúa - một bắp ở huyện Bình Tân – Vĩnh Long” làm luận văn tốt nghiệp.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Phân tích thực trạng sản xuất của mô hình luân canh hai lúa – một bắp

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình luân canh

- Đánh giá hiệu quả mô hình và đề xuất giải pháp nhằm nhân rộng môhình cho địa phương

1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu:

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định:

Mô hình sản xuất có hiệu quả không? và sự ảnh hưởng của các yếu tốnào đến hiệu quả của mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp ở huyện Bình Tân, tỉnhVĩnh Long

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu:

- Thông tin chung về nông hộ (số nhân khẩu, số lao động tham gia sảnxuất nông nghiệp, số năm kinh nghiệm, diện tích đất canh tác, )

- Những khỏan chi phí phát sinh, thu nhập và lợi nhuận khi áp dụng môhình luân canh 2 lúa – 1 bắp

- Những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi áp dụng mô hình sản xuấtnày

Trang 14

Thời gian thực hiện đề tài từ 02/02/2009 đến 20/04/2009.

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu:

Tính hiệu quả cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình luân canh 2lúa – 1 bắp ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả của mô hình

1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan

Luận văn tốt nghiệp “ phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản tại

phường Vĩnh Hiệp thành phố Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang” năm 2007 của Hồ

Thị Linh Tác giả kỳ vọng các yếu tố như: năng suất, giá bán, chi phí giống, chiphí phân bón và chi phí thuê mướn lao động sẽ làm tăng thu nhập cho nông dânnhưng kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có hai yếu tố làm tăng thu nhập là năngsuất và giá bán còn các khoản chi phí còn lại làm giảm thu nhập Đề tài đã đưa

ra kết luận năng suất lúa phụ thuộc vào các yếu tố: diện tích, các khoản chi phícòn kinh nghiệm và trình độ học vấn tuy có ảnh hưởng nhưng không có ý nghĩa

về mặt thống kê

Luận văn tốt nghiệp “ so sánh hiệu quả kinh tế mô hình luân canh lúa

mè với mô hình 2 lúa ở nông trường sông Hậu TPCT” năm 2005 của Nguyễn

Trang 15

Quang Diệp Đề tài trên tác giả đã cho thấy được giữa mô hình luân canh lúa

mè với lúa 2 vụ thì mô hình luân canh lúa mè đạt được năng suất và hiệu quảhơn

Trang 16

Chương 2:

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp luận:

2.1.1 Khái niệm hộ gia đình, kinh tế hộ:

a Khái niệm về hộ gia đình:

Hộ gia đình là những người cùng sống chung một mái nhà, cùng ănchung và có cùng một ngân quỹ Hay nói cách khác hộ gia đình là hình thứcliên kết giữa các thành viên của nó thông qua hình thức sống chung , sở hữuchung, có hoạt động kinh tế chung và hưởng thụ chung các tài sản và thành quảsản xuất của hộ gia đình

Trong cấu trúc nội tại của hộ gia đình, các thành viên cùng huyết tộc làchủ thể chính Do đó hộ gia đình có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu,quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như có sự thống nhất giữa quá trình

tổ chức sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng trong nội bộ

b Khái niệm về kinh tế hộ:

Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của hộgia đình trong nông – lâm – ngư nghiệp, các hoạt động sản xuất có mục đíchchủ yếu là phục vụ cho nhu cầu thành viên trong hộ

Với tư cách là một đơn vị kinh tế, hộ được phân tích từ nhiều khía cạnh :

- Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực sản xuất như: đất đai, lao động,vốn,…

- Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế phân theo ngành nghề,vùng, lãnh thổ nông nghiệp

- Trình độ phát triển của kinh tế hộ

- Hiệu quả sản xuất của kinh tế hộ

c Vai trò của kinh tế hộ:

Ở Việt Nam mặc dù kinh tế hộ còn ở quy mô sản xuất nhỏ lẻ và phântán nhưng có vai trò rất quan trọng để phát triển nông nghiệp Kinh tế hộ đãcung cấp cho xã hội rất nhiều sản phẩm quan trọng góp phần tăng sản lượng

Trang 17

lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và xuất khẩu, góp phần sử dụng tốthơn các nguồn lực sản xuất như : đất đai, lao động, vốn,…giúp tăng việc làm ởnông thôn và tăng thu nhập cho nông dân.

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay đã tạo ra sự thay đổi to lớntrong nông thôn Nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống nông thôn luôn là mụctiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta

d Đặc điểm của kinh tế hộ:

Có quy mô sản xuất nhỏ và có xu hướng ngày càng nhỏ hơn do tốc độgia tăng dân số rất nhanh trong khi diện tích đất nông nghiệp không tăng màngày càng giảm

Mục đích sản xuất của hộ nông dân là sản xuất ra nông sản phục vụ nhucầu chính họ Vì vậy hộ nông dân chỉ sản xuất ra cái họ cần

Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình độcanh tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên còn thấp

Chú trọng năng suất là chính

Tổ chức quản lý có tính huyết thống, gia tộc nên có sự thống nhất chặtchẽ giữa sở hữu quản lý và sử dụng các nguồn lực sản xuất Có một người cóquyền quyết định cao nhất (thường là chủ hộ)

e Xu hướng sản xuất của kinh tế hộ gia đình:

Chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa

Dần cơ giới hóa các khâu sản xuất

Chuyển từ chú trọng năng suất sang chú trọng chất lượng và hiệu quảkinh tế

Có xu hướng tích tụ ruộng đất, tư liệu sản xuất

Có xu hướng ly nông

2.1.2 Khái niệm luân canh; đặc điểm sinh trưởng phát triển của bắp, lúa:

a Khái niệm luân canh:

Luân canh là việc trồng liên tiếp nhiều lọai cây trồng trên cùng mộtkhỏanh đất, mỗi thời gian một lòai nhằm cải tạo đất, tận dụng các lớp đấtNhững lợi ích của việc luân canh cây trồng:

Trang 18

- Hạn chế các tác hại của sâu bệnh vì khi luân canh là ta hay đổi liên tụccây trồng trên một đơn vị diện tích mà mỗi loại sâu bệnh có thói quen dinhdưỡng riêng.

- Giảm rủi ro về măt kinh tế vì khi luân canh cây trồng là ta đã phân tánrủi ro, nếu thất bại ở lọai cây này thì ta còn cây khác để bù lại thu nhập

ta, diện tích, năng suất và sản lượng bắp không ngừng tăng lên Cây bắp khôngkén đất, do vậy có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, song thích hợpnhất là đất trung tính (pH từ 6,0-7,2), tơi xốp, thoát nước tốt, giàu mùn và dinhdưỡng Bắp là cây trồng nhiệt đới, được trồng phổ biến trong khoảng vĩ độ 30–

55 Bắp thích hợp với thời tiết ấm, nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn sinh trưởngmạnh là từ 21-27oC Khi nhiệt độ dưới 19oC bắp sinh trưởng phát triển chậmlại Lượng mưa thích hợp nhất cho bắp trong khoảng 600-900 mm/năm Bắp làcây có thể trồng được nhiều vụ trong năm

c Đặc điểm cây lúa:

Cây lúa thuộc họ hòa thảo, chi Oryza Cây lúa là một trong những câycốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất, căn cứ vào những tài liệu khảo cổ ở ViệtNam thì cây lúa xuất hiện từ 3.000 – 2.000 năm trước công nguyên Tuy nhiên,vẫn còn thiếu tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa đượcđưa vào trồng trọt nhưng có một thực tiễn được rất nhiều người thừa nhận làcây lúa có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng tỷngười trên thế giới

Thời gian sinh trưởng cây lúa tính từ lúc nảy mầm đến chín thay đổi từ

90 đến 180 ngày tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh Ở nước ta các giống

Trang 19

ngắn ngày có thời gian sinh trưởng khoảng 90 đến 120 ngày, các giống trungngày có thời gian sinh trưởng dài 140 – 160 ngày, lúa vụ mùa thì 200 – 240ngày cá biệt có những giống có thời gian sinh trưởng đến 270 ngày.

Trong toàn bộ thời gian sinh trưởng cây lúa có thể chia ra làm 2 thời kỳsinh trưởng chủ yếu là sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực

+ Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng tính từ lúc gieo trồng đến lúc làmđòng Trong thời kỳ này cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quandinh dưỡng như lá, rễ, đẻ nhánh,…

+ Thời kỳ sinh trưởng sinh thực là thời kỳ phân hóa, hình thành cơ quansinh sản được tính từ lúc làm đòng cho đến khi thu hoạch Bao gồm các quátrình làm đòng, trổ bông và hình thành hạt

2.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất:

Hiệu quả kinh tế: là việc lựa chọn thứ tự ưu tiên sao cho đạt kết quả caonhất, nó gồm có 3 yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí; chi phí thấp nhất;sản xuất theo nhu cầu Hiệu quả kinh tế là đề cập đến vấn đề giá trị, điều này cónghĩa là bất kỳ sự thay đổi nào của cácc yếu tố đầu vào làm tăng giá trị thì cóhiệu quả và ngược lại thì không có hiệu quả

- Tổng doanh thu: là tổng giá trị nông hộ thu được cho một loại sảnphẩm trên một đơn vị diện tích

- Tổng chi phí: là toàn bộ chi phí mà nông hộ phải bỏ ra cho hoạt độngsản xuất để thu về sản phẩm nông nghiệp

Tổng doanh thu = Năng suất * giá * diện tích

Tổng chi phí = Chi phí cày xới + chi phí giống + chi phí gieo, trồng + chi phí

thuốc + chi phí phân bón + chi phí chăm sóc + chi phí tưới tiêu + chi phí thuhoạch + chi phí phơi sấy + chi phí bảo quản + chi phí khác

Trang 20

Lưu ý : đối với ngô thì Tổng chi phí = Chi phí làm đất + chi phí giống +

chi phí trồng + chi phí thuốc + chi phí phân bón + chi phí chăm sóc + chi phítưới tiêu + chi phí khác

- Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí

- Lợi nhuận trên chi phí

Hệ số này cho chúng ta biêt cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì nông hộ thu về baonhiêu đồng lợi nhuận

- Thu nhập trên doanh thu

Ý nghĩa của hệ số này là cho biết cứ 1 đồng doanh thu mà nông hộ thu

về thì có bao nhiêu đồng là thu nhập

- Doanh thu trên chi phí

Hệ số này giúp chúng ta biết được để thu được 1 đồng doanh thu thì phải

bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:

Tổng số mẩu điều tra là 50 mẫu, chọn 2 xã ( Thành Lợi và Tân Quới) ,mỗi xã chọn 3 ấp mỗi ấp chọn 10 hộ để phỏng vấn

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu:

Thu

L ợi nhuận trên chi phí =

Chiphí

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – tổng chi phí

Trang 21

- Số liệu thứ cấp: Thu thập trên sách báo, tạp chí kinh tế, giáo trình Đạihọc, Internet,…

- Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp với số lượng là 50 mẩu

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu:

Căn cứ vào từng mục tiêu cụ thể trong các mục tiêu đã đề ra mà sử dụngcác phương pháp phù hợp như: thống kê mô tả, so sánh số tuyệt đối, so sánh sốtương đối, mô hình kinh tế lượng,…

- Đối với mục tiêu “phân tích thực trạng mô hình” thì sử dụng:

+ Phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả thực trạng mô hình luâncanh lúa – bắp

+ Phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối và tương đối để tính tốc độtăng trưởng qua các năm

- Đối với mục tiêu “ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình” thì sử

dụng phần mềm Stata 8 trong kinh tế lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởngđến mô hình luân canh thông qua mô hình hồi quy tuyến tính

Phương trình hồi quy tuyến tính

Phương trình hồi quy có dạng:

Y = 0 +1X1 +2X2 +…+nXnTrong đó

Y là biến phụ thuộc

Xi là biến độc lập (i = 1,2,…,n), là các nhân tố ảnh hưởng

Các tham số0,1,…nđược tính bằng cách sử dụng phần mềm Stata 8

Cụ thể ý nghĩa các biến với từng mô hình như sau:

- Đối với phương trình hồi quy tuyến tính (1) thì Y 1 là năng suất lúa

(tấn/ha) của vụ Đông Xuân; X 1 là diện tích, X 2 là kinh nghiệm, X 3 là chi phí

cày xới, X 4 là chi phí giống, X 5 là chi phí gieo trồng, X 6 là chi phí thuốc, X 7

chí phí phân bón, X 8 là chí phí chăm sóc, làm cỏ, X 9 là chi phí tưới tiêu, X 10

chi phí thu hoạch, X 11 là chi phí phơi sấy và X 12 là các khoản chi phí khác

- Đối với phương trình hồi quy tuyến tính (2) thì Y 2 là lợi nhuận (đ) của

vụ lúa Đông Xuân; X 1 là năng suất, X 2 là giá lúa, X 3 là chi phí cày xới, X 4

Trang 22

chi phí giống, X 5 là chi phí gieo trồng, X 6 là chi phí thuốc, X 7là chi phí phân

bón, X 8 là chi phí chăm sóc, làm cỏ, X 9 là chi phí tưới tiêu, X 10 là chi phí thu

hoạch, X 11 là chi phí phơi sấy, X 12 là chi phí khác, X 13 là yếu tố kinh nghiệm và

X 14 là yếu tố diện tích

- Đối phương trình hồi quy tuyến tính (3) thì Y 3 là năng suất lúa (tấn/ha)

của vụ Hè Thu; X 1 là chi phí cày xới, X 2 là chi phí giống, X 3 là chi phí gieo

trồng, X 4 là chi phí thuốc, X 5 là chi phí phân bón , X 6 là chi phí chăm sóc, làm

cỏ, X 7 là chi phí tưới tiêu, X 8 là chi phí thu hoạch, X 9 là chi phí phơi sấy, X 10

chi phí khác, X 11 là yếu tố kinh nghiệm và X 12là yếu tố diện tích

- Đối với phương trình hồi quy tuyến tính (4) thì Y 4 là lợi nhuận (đ) của

vụ lúa Hè Thu; X 1 là năng suất, X 2 là giá lúa, X 3 là chi phí cày xới, X 4 là chi

phí giống, X 5 là chi phí gieo trồng, X 6 là chi phí thuốc, X 7là chi phí phân bón,

X 8 là chi phí chăm sóc, làm cỏ, X 9 là chi phí tưới tiêu, X 10 là chi phí thu hoạch,

X 11 là chi phí phơi sấy, X 12 là chi phí khác, X 13 là yếu tố kinh nghiệm và X 14 làyếu tố diện tích

- Đối với phương trình hồi quy tuyến tính (5) thì Y 5 là năng suất bắp

(tấn/ha) của vụ Thu Đông; X 1 là chi phí làm đất, X 2 là chi phí giống, X 3là chi

phí gieo trồng, X 4 là chi phí thuốc, X 5 là chi phí phân bón, X 6 là chi phí chăm

sóc, làm cỏ, X 7 là chi phí tưới tiêu, X 8 là chi phí khác, X 9 là yếu tố kinh nghiệm

và X 10 là yếu tố diện tích

- Đối với phương trình hồi quy tuyến tính ( 6) thì Y 6 là lợi nhuận vụ bắp

Thu Đông; X 1 là yếu tố kinh nghiệm,X 2 là diện tích, X 3 là chi phí làm đất, X 4

chi phí gieo trồng, X 5 là chi phí giống, X 6 là chi phí thuốc, X 7 là chi phí phân

bón, X 8 là chi phí chăm sóc, làm cỏ, X 9 là chi phí tưới tiêu, X 10là chi phí khác,

X 11 là giá bán và X 12là năng suất bắp

- Đối với mục tiêu: “đánh giá hiệu quả mô hình và đề ra các giải pháp”

xuất phát từ các số liệu thống kê và sử sụng phương pháp logic để suy luậnđánh giá ưu và nhược điểm của mô hình

Trang 23

Chương 3:

GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre

- Phía Tây và Tây Nam giáp Tỉnh Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ vàSóc Trăng

- Phía Đông và Đông Nam giáp Tỉnh Trà Vinh

- Phía Tây Bắc giáp Tỉnh Đồng Tháp

Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phíaNam; nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành

Trang 24

phố Hồ Chí Minh Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế khoa học kỹ thuật văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sựphát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan chặt chẽ đến việc quản

-lý, phân bố sử dụng đất đai Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứngdụng khoa học công nghệ của Thành phố Cần Thơ (Trường Đại học Cần Thơ,Viện lúa ĐBSCL, khu Công nghiệp Trà Nóc ) và Trung tâm cây ăn trái miềnNam (Tiền Giang) là một trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sựphát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai Mặt khác, Vĩnh Long là nơi hội tụ vàgiao lưu giữa giao thông thủy bộ (đường cao tốc, các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80được nâng cấp mở rộng, có trục đường thủy nội địa sông Mang Thít nối liềnsông Tiền và sông Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ Thành phố Hồ ChíMinh xuống các vùng tây nam sông Hậu), cửa ngõ trong việc tiếp nhận nhữngthành tựu về phát triển kinh tế của TPHCM và các khu công nghiệp miền đông

và là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam sông Tiền lênTPHCM và hàng công nghiệp tiêu dùng từ TPHCM về các tỉnh miền tây

3.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng:

Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2

độ, có cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình < 1,0 m chiếm62,85% diện tích) Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địahình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng

bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn Trên từngcánh đồng có những chỗ gò (cao trình từ 1,2 - 1,8 m) hoặc trũng cục bộ (caotrình < 0,4 m)

3.1.3 Thời tiết, khí hậu:

Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, cóchế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào

* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28oC, so với thời kỳ trướcnăm 1996 nhiệt độ trung bình cả năm có cao hơn khoảng 0,5-1oC Nhiệt độ caonhất là 36,9oC; nhiệt độ thấp nhất là 17,7oC Biên độ nhiệt giữa ngày và đêmbình quân 7-8oC

Trang 25

* Bức xạ: Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ.Bức xạ quang hợp/năm 795.600 kcal/m2 Thời gian chiếu sáng bình quân nămđạt 2.181 - 2.676 giờ/năm Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sựphát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.

* Ẩm độ: ẩm độ không khí bình quân 74 - 83%, trong đó năm 1998 có ẩm

độ bình quân thấp nhất 74,7%; ẩm độ không khí cao nhất tập trung vào tháng 9

và tháng 10 giá trị đạt trung bình 86 - 87% và những tháng thấp nhất là tháng 3

ẩm độ trung bình 75-79% Lượng bốc hơi bình quân hàng năm cũng khá lớn,khoảng 1.400-1.500mm/năm, trong đó lượng bốc hơi/ tháng vào mùa khô là116-179 mm/tháng

* Lượng mưa và sự phân bố mưa: Tổng lượng mưa bình quân cao nhấttrong năm là 1.893,1 mm/năm và thấp nhất 1.237,6 mm/năm điều này cho thấy

có sự thay đổi thất thường về thời tiết Do đó ảnh hưởng lớn đến sự thay đổicác đặc trưng của đất đai cũng như điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp.Mặt khác, lượng mưa năm phân bố tập trung vào tháng 5-11, chủ yếu vào tháng8-10 Yếu tố khí hậu cơ bản qua các năm khá thuận lợi cho nông nghiệp theohướng đa canh, thâm canh tăng vụ Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung vào mùamưa cùng với lũ tạo nên những khu vực bị ngập ở những nơi có địa hình thấptrũng làm hạn chế và gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đếnđời sống cộng đồng và môi trường khu vực

Huyện Bình Tân được thành lập trên cơ sở điều chỉnh tách ra từ huyệnBình Minh, tỉnh Vĩnh Long Huyện mới Bình Tân phía đông giáp huyện TamBình, tây nam giáp TP Cần Thơ, nam giáp huyện Bình Minh và bắc giáp tỉnhĐồng Tháp Huyện có 15.288,63ha diện tích tự nhiên, 93.758 nhân khẩu và 11đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Nguyễn Văn Thảnh, Mỹ Thuận,Thành Lợi, Thành Đông, Thành Trung, Tân Quới, Tân Bình, Tân Thành, TânHưng, Tân Lược và Tân An Thạnh

Trang 26

BẢNG 1: BIỂU THỐNG KÊ PHÂN HẠCH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2007

CHIA THEO LOẠI ĐẤT (ha)

STT ĐƠN VỊ

Diện tích tự nhiên (ha)

Đất

nông nghiệp

Đất

chuyên dùng

Đất ở Sông

suối

Mật độ dân số

2007 (hộ)

Dân số trung bình

( Nguồn: Phòng thống kê Bình Tân năm 2008)

3.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Bình Tân, Vĩnh Long:

BẢNG 2: TỔNG SẢN PHẨM ( GDP) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH

TÂN, VĨNH LONG

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Trang 27

Ghi chú: CN – XD: công nghiệp – xây dựng; N – L – TS: nông – lâm – thủy sản; DV: dịch vụ

Căn cứ vào bảng (2) ta thấy tổng GDP của huyện Bình Tân tăng liên tục,

cụ thể năm 2006 đạt 662.281,8 triệu đồng năm 2007 là 680.135,3 triệu đồng vànăm 2008 là 721.515,5 triệu đồng Nhịp độ tăng trưởng GDP trên toàn huyệnnăm 2007 là 2,7%, năm 2008 là 6,1%; đây là những con số tăng trưởng khákhiêm tốn so với con số 12,95% của toàn tỉnh năm 2008 Một trong những lý

do để giải thích hiện tượng này là do huyện Bình Tân mới được thành lập nêntrong giai đoạn đầu còn tập trung vào việc ổn định hành chính chứ chưa có chútrọng đến vấn đề phát triển kinh tế và hiện tượng này đã được cải thiện mộtcách đáng kể Cũng căn cứ vào bảng (2) ta thấy Bình Tân chỉ là một huyệnthuần nông với cơ cấu nông nghiệp trong GDP hàng năm chiếm trên 90% Đâycũng là một điều dễ hiểu vì Bình Tân là một huyện mới thành lập và là huyệnsản xuất lúa trọng điểm của tỉnh, sắp tới chính quyền sẽ đầu tư thêm các khucông nghiệp thì tình hình này sẽ được cải thiện đáng kể Tuy nhiên, có mộtnhìn nhận khách quan là tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp vào GDP ngàycàng tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước trong khi tỷ lệ đóng góp của ngànhnông – lâm – thủy sản có xu hướng giảm tuy không nhiều nhưng cũng đáng ghinhận Riêng tỷ lệ đóng góp của ngành dịch vụ có chuyển biến không nhiều vàluôn chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn từ 0.06% đến 0.08%

BẢNG 3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ XÃ HỘI CỦA HUYỆN BÌNH TÂN

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Dân số trung bình Người 92.923 93.162 94.094

Hộ nghèo(theo chuẩn mới) % 5,69 8,4 7,4

Tỷ lệ hộ sử dụng điện % 94,9 97,14 99,07

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch phổ thông % 72 74 76

Tỷ lệ trẻ từ 3 -5 tuổi vào mẩu giáo % 63,18 80,20 85,00

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Bình Tân, 2008)

Trang 28

Căn cứ vào Bảng (3) ta thấy: GDP/người/năm tăng liên tục qua các năm,đây là một dấu hiệu rất tốt tuy nhiên chỉ dựa vào chỉ tiêu này để kết luận lànhân dân trong huyện có mức sống ngày càng cao là chưa thật sự chính xác dochỉ tiêu này được tính theo giá hiện hành nên chưa loại trừ yếu tố lạm phát.Một trong những thành tích đáng lưu ý là tỷ lệ lao động qua đào tạo, số trẻ em

từ 3 – 5 tuổi vào mẩu giáo, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch phổ thông của huyệnngày tăng liên tục qua các năm; đây là thành quả đạt được cho sự cố gắng vượtkhó của chính quyền và nhân dân địa phương Một chỉ tiêu có sự biến động khálớn là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới, năm 2007 có tỷ lệ hộ nghèo lại cao hơnnăm 2006 nhưng sang năm 2008 tỷ lệ này lại giảm Sở dĩ có hiện tượng này lànhư đã trình bày thì huyện mới thành lập nên có sự xáo trộn dân cư trong quátrình chia tách huyện là điều không tránh khỏi tuy nhiên sau đó chính quyền vànhân dân địa phương đã có những cố gắng nên tỷ lệ này giảm xuống

3.3 Giới thiệu chung về hai xã Tân Qưới và Thành Lợi:

3.3.1 Xã Tân Qưới:

Xã có diện tích tự nhiên là 824 ha chiếm 5.4 % diện tích tự nhiên toànhuyện, như vậy đây chỉ là 1 xã nhỏ nhưng có mật độ dân số năm 2008 là 1.254người/Km2 so với 608 người/ Km2 của toàn huyện thì có thể nói Tân Qưới tuy

là 1 xã nhỏ nhưng có dân số đông, đây là nguồn lực lao động khá quan trọngcho nông nghiệp Tuy nhiên, Tân Quới là nơi quy hoạch khu hành chính củahuyện nên đa số lao động tham gia vào các ngành kinh tế phi nông nghiệp ở địaphương hay là lao động nhập cư của các tỉnh khác, do đó tuy có lực lượng laođộng dồi dào nhưng khi vào vụ thu hoạch tình trạng thiếu nhân công vẫn cứdiễn ra Xã có 469 ha đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 57% diện tích toànxã

3.3.2 Xã Thành Lợi:

Xã Thành Lợi có 1.472 ha đất tự nhiên chiếm 9,6% diện tích của huyện

và có 1.197 ha đất nông nghiệp chiếm 81,3% diện tích toàn xã Như vậy có thểnói Thành Lợi là 1 xã thuần nông và xã cũng có mật độ dân số khá cao ( caohơn mức trung bình của cả huyện, 766 người/km2 so với 608 người/km2 của

Trang 29

huyện) Cũng như xã Tân Qưới, xã Thành Lợi tuy có tiềm lực lao động nhưngkhi vào vụ vẫn thiếu nhân công Đây là một khó khăn cho ngành nông nghiệpcủa địa phương, khó khăn này làm cho chi phí đầu vào tăng lên và lợi nhuậnnông dân giảm rõ rệt.

BẢNG 4: TÌNH HÌNH TỰ NHIÊN – XÃ HỘI TẠI HAI XÃ TÂN

QƯỚI VÀ THÀNH LỢI NĂM 2008

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Bình Tân, 2008)

3.4 Tình hình sản xuất lúa, bắp ở huyện Bình Tân :

Hiện Bình Tân có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 12.483ha, trong

đó có 2.444ha đất vườn, và khỏang 10.039 ha đất trồng cây hàng năm, diện tíchtrồng màu luân canh trên đất lúa 5.131ha, thực hiện sản xuất lúa Đông Xuân8.596,31 ha tăng 296,31 ha so kế hoạch, đạt 103,57 %, diện tích xuống giốngnhiều hơn so năm 2007 176,31 ha Năng suất 6,4 tấn/ha, tăng 0,14 tấn/ha, sovới năm 2007 tăng 0,19 tấn/ha Sản lượng 55.386 tấn, tăng 2.096 tấn so kếhoạch, đạt 105,92 % Cơ cấu giống lúa chủ lực ở địa phương như: Móng chim

25 %, IR50404 (lá xanh) 35 %, IR50404 (thường) 20 %, VND 95-20 còn lại làcác giống khác 10% Vụ lúa Hè Thu và Thu Đông được thực hiện 5.915,3 ha(sạ chay 211,5 ha), giảm 1.084,5 ha so kế hoạch, tăng 679,8 ha so cùng kỳ năm

2007, trong đó lúa Thu Đông đã xuống giống 105 ha Diện tích xuống giốngmàu phát triển mạnh có hiệu quả kinh tế cao Diện tích xuống giống màu Xuân

Hè, Hè Thu 7.538,8 ha bao gồm các loại màu như: khoai lang diện tích xuốnggiống 3.379,8/4.500 ha, đạt 75,10 % so kế hoạch Màu bắp + mè diện tích thuhoạch 429,8 ha bình quân đạt 32- 35 triệu/ha; đậu xanh + đậu nành + đậu

Trang 30

phộng diện tích thu hoạch 284,6 ha năng suất bình quân 2,8 tấn- 3 tấn/ha, cácloại rau màu khác Hè Thu xuống giống 1.163,1 ha Công tác thuỷ lợi nội đồngphục vụ tưới tiêu thực hiện được 18 công trình với chiều dài 2.428 m, khốilượng đào đằp 2.317 m3 Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chonông dân tổ chức được 114 cuộc hội thảo, tập huấn với 6.572 lượt người tham

dự Trình diễn, khảo nghiệm một số loại màu: đậu nành giống MTĐ 176, giốngbắp MX 10 và chuyển giao 1.240.000 hom khoai lang giống Tím Nhật

BẢNG 5: DIỆN TÍCH – NĂNG SUẤT – SẢN LƯỢNG LÚA VÀ BẮP Ở

HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2006 - 2008

SL(tấn)

DT(ha)

NS(tấn/ha)

SL(tấn)

DT(ha)

NS(tấn/ha)

SL(tấn)

(Nguồn: Phòng thống kê Bình Tân, 2008)

Ghi chú:ĐX: đông xuân;HT: hè thu;TĐ: thu đông;DT: diện tích; NS; năng suất; SL: sản lượng

Theo tình hình chung thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, từ

đó có thể đưa ra nhận xét là xu hướng ly nông ngày càng cao do quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Diện tích đất nông nghiệp giảm đã được phục vụ cho

Trang 31

mục đích sử dụng khác ( làm công nghiệp, dịch vụ,…) Tuy nhiên, do nông dân

áp dụng kỹ thuật canh tác mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp nênnăng suất năm sau luôn cao hơn năm trước Sản lượng lúa có vụ tăng có vụgiảm nhưng nhìn chung vẫn giảm, sở dĩ có nghịch lý năng suất tăng nhưng sảnlượng giảm là do diện tích giảm

BẢNG 6: DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA VÀ BẮP Ở HUYỆN BÌNH

TÂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

Đvt: ha

Chênh lệch 07/06

Chênh lệch 08/07 Chỉ tiêu 2006 2007 2008

28,03

- 388

4,41 -5 - 0,06 + HT 5.485 5.473 5.100

12 -0,22 -373 - 6,82

+ TĐ 6.781 4.879

- 1.902

28,052) Bắp 365 309 320

56

15,34 11 3,56

-(Nguồn: Phòng thống kê huyện Bình Tân, 2008) Ghi chú: ĐX: đông xuân; HT hè thu; TĐ : thu đông

Căn cứ vào bảng (6) ta thấy diện tích sản xuất lúa và bắp năm 2007 sovới năm 2006 giảm đồng loạt Cụ thể diện tích lúa giảm 10.93 % còn bắp giảm15,34 % Đây không phải là những con số nhỏ và nó đã chứng tỏ một điều lànông dân ngày càng có xu hướng ly nông Trong diện tích trồng lúa thì giảmmạnh nhất là vụ TĐ, giảm 1.902 ha tương đương 15,34%, tiếp theo là ở vụ ĐX,với lượng giảm là 388 ha tương đương 4,41 % và vụ HT là giảm ít nhất với0,22 % Diện tích trồng bắp tuy chỉ giảm 56 ha nhưng do diện tích nhỏ nên đây

Trang 32

cũng là một lượng rất lớn Sang năm 2008 diên tích lúa càng giảm mạnh hơntrong khi đó diện tích bắp lại tăng lên, như vậy có hiện tượng nông dân chuyển

từ sản xuất lúa sang trồng bắp Căn cứ vào bảng ta thấy diện tích trồng bắp năm

2008 tăng 11 ha so với năm 2007 Đây là con số tăng không đáng kể nhưngcũng đáng ghi nhận bởi vì trong tình hình chung là diện tích sản xuất nôngnghiệp ngày càng giảm mà nông dân vẫn trung thành với việc sản xuất bắpchứng tỏ bắp mang lại hiệu quả kinh tế cho họ

BẢNG 7: SẢN LƯỢNG LÚA VÀ BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN

GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

Đvt: tấn

Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Số lượng % Số lượng %

1) Lúa 103.145 98.143 77.220

-5.002 - 4,85 -20.923

21,32 + ĐX 55.979 53.112 53.760

2.867 -5,12 648 1,22 + HT 23.189 24.948 23.460

1759 7.59 -1.488 - 5,96 + TĐ 23.977 20.083

-3894

16,242) Bắp 692 625 652

67 - 9,68 27 4,32

(Nguồn: Phòng thống kê Bình Tân, 2008)

Ghi chú: ĐX: đông xuân; HT hè thu; TĐ : thu đông

Ta thấy sản lượng lúa và bắp giảm liên tục qua các năm, năm 2007 sảnlượng lúa giảm 4,85 % so với năm 2006 trong đó vụ TĐ là giảm nhiều nhất với16,24 % Tuy vụ HT có tăng chút ít nhưng vẫn giảm so với năm trước Đặc biệtnăm 2008 sản lượng lúa giảm rất mạnh ( giảm 21,32%) so với năm 2007

Trang 33

S L(tấn)

HÌNH 2 : DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA Ở HUYỆN BÌNH

TÂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

Sản lượng bắp năm 2007 giảm 9,68% so với năm 2006 Nhìn tổng thểthì sản lượng lúa và bắp đều giảm là do diện tích giảm, và trong năm 2007 làmột năm khó khăn cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất lươngthực nói riêng Sang năm 2008 thì sản lượng bắp có chiều hướng phục hồi ( tuychỉ tăng 27 tấn) do diện tích bắp tăng lên

365 692

309

625

320 652

0 100 200 300 400 500 600 700

DT (ha)

SL (tấn)

HÌNH 3: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG BẮP Ở HUYỆN BÌNH

TÂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

Trang 34

BẢNG 8: NĂNG SUẤT LÚA, BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAI

ĐOẠN 2006 – 2008

(Đvt: tấn/ha)

Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Chỉ tiêu 2006 2007 2008

0,3 7,14 0,1 2,22 + TĐ 3,5 4,1

0,6 17,142) Bắp 1,9 2,0 2,0

( Nguồn : Phòng thống kê Bình Tân, 2008)

Ghi chú: ĐX: đông xuân; HT hè thu; TĐ : thu đông

Ta thấy năng suất cả lúa lẫn bắp đều tăng liên tục qua các năm Năngsuất lúa cao nhất là ở vụ ĐX, kế đến là vụ HT và cuối cùng là vụ TĐ Ta thấycác biệt vụ ĐX năm 2007 có năng suất giảm (1,6%) so với năm 2006 là do năm

2007 có nhiều khó khăn trong sản xuất( bị rầy nâu, sâu bệnh hoành hành,…)nhưng sang năm 2008 là đã phục hồi nhanh chóng Về bắp thì năng suất không

(Đvt: tấn/ha)

Trang 35

HÌNH 4: NĂNG SUẤT LÚA VÀ BẮP CỦA HUYỆN BÌNH TÂN

GIAI ĐỌAN 2006 – 2008

Về giống ta có bảng thống kê 15 giống lúa được nông dân sử dụng nhusau:

BẢNG 9: 15 GIỐNG LÚA ĐƯỢC TRỒNG NHIỀU NHẤT Ở HUYỆN

BÌNH TÂN, VĨNH LONG NĂM 2008 STT Tên giống TGST(ngày) NS(tấn/ha) Đánh giá

sử dụng các giống này để đạt hiệu quả cao nhất, ngoài ra cần hạn chế sử dụngcác giống OM5472, OM 5199

Trang 36

Chương 4:

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA – 1 BẮP

Ở HAI XÃ TÂN QƯỚI VÀ THÀNH LỢI

4.1 Tổng quan về các hộ điều tra:

4.1.1 Về diện tích sản xuất:

Trong 50 hộ được phỏng vấn có tổng cộng 23,1 ha đất nông nghiệp,trong đó có 14,1 ha là sản xuất theo mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp, chiếm60,6% Tuy nhiên diện tích sản xuất của từng hộ là khác nhau

BẢNG 10: DIỆN TÍCH CANH TÁC CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM

(Nguồn: tổng hợp 50 mẩu điều tra, 2008)

Như vậy, ta thấy tình hình chung là các hộ có diện tích sản xuất nhỏ lẻ,

số hộ có diện tích từ 0,1 -0,2 ha chiếm 50% , hộ có diện tích từ 0,2 -0,5 hachiếm 42 %, còn hộ có diện tích trên 0,5 ha chiếm 8% Với tình hình này thìviệc áp dụng chủ trương cơ giới hóa đồng ruộng là khó thực hiện và điều nàygây rất nhiều khó khăn cho việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệpvốn là một trong những chủ trương đang được Đảng và Nhà nước thực hiện

Ngày đăng: 23/02/2014, 21:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kinh tế nông hộ, NXB nông nghiệp Khác
2. Giáo trình thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế, NXB thống kê Khác
3. Giáo trình kinh tế lượng, NXB thống kê Khác
4. Giáo trình kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn 5. Giáo trình kinh tế sản xuất Khác
6. Niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2008 Khác
7. Phòng nông nghiệp &amp; Phát triển nông thôn huyện Bình Tân. Báo cáo hoạt động năm 2008 Khác
8. Phòng nông nghiệp &amp; Phát triển nông thôn huyện Bình Tân. Báo cáo thực hiện cánh đồng vượt 50 triệu/năm/ha năm 2008 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MƠ HÌNH LUÂN CANH HAI LÚA - MỘT BẮP Ở - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MƠ HÌNH LUÂN CANH HAI LÚA - MỘT BẮP Ở (Trang 1)
HÌNH 1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH VĨNH LONG - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
HÌNH 1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH VĨNH LONG (Trang 23)
BẢNG 1:BIỂU THỐNG KÊ PHÂN HẠCH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG NĂM2007 - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
BẢNG 1 BIỂU THỐNG KÊ PHÂN HẠCH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG NĂM2007 (Trang 26)
Căn cứ vào bảng (2) ta thấy tổng GDP của huyện Bình Tân tăng liên tục, - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
n cứ vào bảng (2) ta thấy tổng GDP của huyện Bình Tân tăng liên tục, (Trang 27)
BẢNG 4: TÌNH HÌNH TỰ NHIÊN – XÃ HỘI TẠI HAI XÃ TÂN QƯỚI VÀ THÀNH LỢI NĂM 2008 - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
BẢNG 4 TÌNH HÌNH TỰ NHIÊN – XÃ HỘI TẠI HAI XÃ TÂN QƯỚI VÀ THÀNH LỢI NĂM 2008 (Trang 29)
BẢNG 5: DIỆN TÍCH – NĂNG SUẤT – SẢN LƯỢNG LÚA VÀ BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAIĐOẠN 2006- 2008 - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
BẢNG 5 DIỆN TÍCH – NĂNG SUẤT – SẢN LƯỢNG LÚA VÀ BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAIĐOẠN 2006- 2008 (Trang 30)
BẢNG 6: DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA VÀ BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN    GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
BẢNG 6 DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA VÀ BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 (Trang 31)
từ sản xuất lúa sang trồng bắp. Căn cứ vào bảng ta thấy diện tích trồng bắp năm - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
t ừ sản xuất lúa sang trồng bắp. Căn cứ vào bảng ta thấy diện tích trồng bắp năm (Trang 32)
HÌNH 2: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA Ở HUYỆN BÌNH TÂN  GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
HÌNH 2 DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 (Trang 33)
HÌNH 3: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
HÌNH 3 DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 (Trang 33)
BẢNG 8: NĂNG SUẤT LÚA, BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008ĐOẠN 2006 – 2008 - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
BẢNG 8 NĂNG SUẤT LÚA, BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008ĐOẠN 2006 – 2008 (Trang 34)
BẢNG 8: NĂNG SUẤT LÚA, BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008ĐOẠN 2006 – 2008 - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
BẢNG 8 NĂNG SUẤT LÚA, BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008ĐOẠN 2006 – 2008 (Trang 34)
HÌNH 4: NĂNG SUẤT LÚA VÀ BẮP CỦA HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐỌAN 2006 – 2008 - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
HÌNH 4 NĂNG SUẤT LÚA VÀ BẮP CỦA HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐỌAN 2006 – 2008 (Trang 35)
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA –1 BẮP Ở HAI XÃ TÂN QƯỚI VÀ THÀNH LỢI - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
2 LÚA –1 BẮP Ở HAI XÃ TÂN QƯỚI VÀ THÀNH LỢI (Trang 36)
trong đó có 14,1 ha là sản xuất theo mơ hình ln canh 2 lúa –1 bắp, chiếm - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
trong đó có 14,1 ha là sản xuất theo mơ hình ln canh 2 lúa –1 bắp, chiếm (Trang 36)
BẢNG 12: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008 - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
BẢNG 12 KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008 (Trang 38)
HÌNH 6: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ 50 MẨU ĐIỀU TRA NĂM 2008 - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
HÌNH 6 TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ 50 MẨU ĐIỀU TRA NĂM 2008 (Trang 38)
4.2. Tình hình sản xuất của mơ hình 2 lúa –1 bắp ở hai xã Tân Qưới và Thành Lợi: - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
4.2. Tình hình sản xuất của mơ hình 2 lúa –1 bắp ở hai xã Tân Qưới và Thành Lợi: (Trang 39)
HÌNH 7: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM  2008 - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
HÌNH 7 KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008 (Trang 39)
Căn cứ vào bảng (13) ta thấy năng suất của cả lúa và bắp đều cao hơn - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
n cứ vào bảng (13) ta thấy năng suất của cả lúa và bắp đều cao hơn (Trang 40)
4.3.2. Phân tích chi phí bình qn 1ha của mô hình 2 lúa –1 bắp năm 2008: - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
4.3.2. Phân tích chi phí bình qn 1ha của mô hình 2 lúa –1 bắp năm 2008: (Trang 41)
HÌNH 8:TỶ TRỌNG CÁC LOẠI CHI PHÍ TRUNG BÌNH 1HA CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA- 1 BẮP NĂM 2008 - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
HÌNH 8 TỶ TRỌNG CÁC LOẠI CHI PHÍ TRUNG BÌNH 1HA CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA- 1 BẮP NĂM 2008 (Trang 42)
Căn cứ vào bảng (15) ta thấy trong các khoản chi phí thì chi phí phân - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
n cứ vào bảng (15) ta thấy trong các khoản chi phí thì chi phí phân (Trang 42)
Căn cứ vào bảng (16) ta thấy doanh thu và lợi nhuận vụ bắp TĐ là cao - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
n cứ vào bảng (16) ta thấy doanh thu và lợi nhuận vụ bắp TĐ là cao (Trang 43)
Dựa vào kết quả trên cho thấy P= 0,065 điều này cho thấy mơ hình đứa - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
a vào kết quả trên cho thấy P= 0,065 điều này cho thấy mơ hình đứa (Trang 50)
BẢNG 20: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MƠ HÌNH LN CANH 2 LÚA – 1 BẮP CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂMHÌNH LN CANH 2 LÚA– 1 BẮP CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
BẢNG 20 TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MƠ HÌNH LN CANH 2 LÚA – 1 BẮP CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂMHÌNH LN CANH 2 LÚA– 1 BẮP CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM (Trang 57)
5.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mơ hình: - Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – một bắp ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long
5.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mơ hình: (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w