Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban * Ban lãnh đạo

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác văn phòng tại xí nghiệp sửa chữa tàu 81 (Trang 25 - 31)

1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Xí nghiệp sửa chữa tàu

1.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban * Ban lãnh đạo

* Ban lãnh đạo

Giám đốc Xí nghiệp:

- Giám đốc Xí nghiệp là người tổ chức điều hành cơ cấu tổ chức, sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.

- Giám đốc chịu sự giám sát của Công ty và hoạt động chi phối theo Hiến pháp – Pháp luật hiện hành của Nhà nước.

- Giám đốc Xí nghiệp chịu trách nhiệm về thu nhận và các chế độ theo luật định với người lao động trong phạm vi quản lý.

Bí thư Đảng ủy:

Bí thư Đảng ủy thực hiện vai trò của Đảng trong Xí nghiệp thông qua văn phòng Đảng ủy.

Chủ tịch công đoàn:

Chủ tịch công đoàn có trách nhiệm cùng Giám đốc Xí nghiệp quản lý lao động trong Xí nghiệp thông qua văn phòng Công đoàn.

Phó giám đốc:

- Phó Giám đốc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc Xí nghiệp và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Xí nghiệp về nhiệm vụ được giao.

- Phó giám đốc Xí nghiệp thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc Xí nghiệp về mặt kỹ thuật và khối kỹ thuật.

- Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch, phương án đầu tư, phát triển công nghệ, kỹ thuật sản xuất, xây dựng chính sách quản lý kỹ thuật cho từng giai đoạn, từng loại sản phẩm khác nhau sao cho đáp ứng được yêu cầu sản xuất của từng thời kỳ khác nhau cũng như của từng sản phẩm xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm truyền thống và các đề án cải tiến mẫu mã, kết cấu sản phẩm hướng đến hoàn thiện các tiêu chuẩn hóa sản phẩm truyền thống và các đề án cải tiến mẫu mã, kết cấu sản phẩm hướng đến hoàn thiện các tiêu chuẩn, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm qua từng giai đoạn.

- Phó giám đốc có nhiệm vụ tổ chức điều hành các mặt công tác quản lý kỹ thuật cụ thể như chuẩn bị kỹ thuật về thiết kế, công nghệ, thiết bị kiểm tra chất lượng theo kế hoạch và tiến độ sản xuất, quy trình, bảo trì máy móc thiết bị đảm bảo tiến hành sản xuất liên tục, xây dựng định mức chi phí vật tư, năng lượng nhiên liệu, lao động cho từng đơn vị sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động.

Sinh viên : Phạm Thị Quyên – Lớp QT1001P 27

* Ban Nhân chính – Kế hoạch

Chức năng:

- Chức năng tham mưu tổng hợp: Ban Nhân chính – Kế hoạch tiến hành các hoạt động có liên quan đến nhiều mặt có tính chất tổng hợp, trong việc tham mưu tổ chức, điều hành công việc của lãnh đạo Xí nghiệp.

- Chức năng hậu cần quản trị: phục vụ cơ sở vật chất cho mọi hoạt động của Xí nghiệp.

- Ban Nhân chính – Kế hoạch thực hiện chế độ chính sách với người lao động.

Nhiệm vụ:

- Ban Nhân chính – Kế hoạch có nhiệm vụ xây dựng chương trình công tác của cơ quan và đôn đốc thực hiện.

- Chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, quản lý, sử dụng thông tin để từ đó tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của Xí nghiệp; đề xuất, kiến nghị các biện pháp thực hiện phục vụ quản lý điều hành của lãnh đạo Xí nghiệp.

- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn về văn bản cho Giám đốc Xí nghiệp và chịu trách nhiệm về tính pháp lý, kỹ thuật soạn thảo văn bản.

- Tổ chức thực hiện công tác văn thư – lưu trữ, bảo quản con dấu.

- Thành lập danh bạ cán bộ công nhân viên (CBCNV), danh sách biến động ngạch bậc của CBCNV.

- Chỉnh lý, bổ sung, bảo quản tài liệu nhân sự, giải quyết chính xác những thủ tục tiếp nhận, bố trí, điều động, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bãi nhiễm CBCNV ra khỏi Xí nghiệp và công việc khai thác về nhân sự, lao động.

- Theo dõi thời gian công tác tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) của CBCNV, quản lý sổ BHXH và xác nhận hàng năm.

- Mua sắm các trang thiết bị, xây dựng cơ bản. - Sửa chữa quản lý cơ sở vật chất văn phòng. - Bảo vệ trật tự trị an, an toàn cơ quan.

- Tổ chức các cuộc họp hội nghị của Xí nghiệp và tiếp khách.

- Thực hiện các chế độ người lao động do pháp luật quy định. - Đảm bảo định mức lao động về sử dụng quỹ tiền lương hợp lý.

- Thực hiện chương trình bồi dưỡng cán bộ, nhân viên, nâng bậc cho công nhân. - Thực hiện công tác báo cáo thống kê về công tác lao động, tiền lương tháng, quý năm kịp thời chính xác.

- Đề xuất các quy định, quy chế phục vụ công tác quản lý điều hành của Xí nghiệp.

* Ban Tài chính

Chức năng:

- Ban Tài chính tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp việc sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh.

- Tính toán phản ánh tình hình sử dụng vốn, biến động về lao động, vật tư tiền vốn.

- Tính đủ đúng các loại chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm. Xác định chính xác kết quả sản xuất kinh doanh.

- Theo dõi và dự báo tính biến động về giá cả thị trường, hàng tháng, quý Ban có trách nhiệm lập báo cáo gửi cấp trên.

- Tập hợp số liệu, làm dự toán, quyết toán giá thành sản phẩm đóng mới, sửa chữa nội bộ và khách hàng ngoài.

Nhiệm vụ:

- Kế toán có trách nhiệm thu thập, xử lý thông tin số liệu kế toán, theo dõi nội dung công việc theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi, vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

- Phân tích thông tin số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ Giám đốc quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị.

Sinh viên : Phạm Thị Quyên – Lớp QT1001P 29 - Xây dựng các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.

Yêu cầu của Ban Tài chính - Kế toán:

- Phản ánh đầy đủ nghiệp cụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.

- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin số liệu kế toán. - Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.

- Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính.

- Thông tin số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

- Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán công nợ, kiểm tra việc sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán khi Trưởng ban, Giám đốc yêu cầu. Báo cáo số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

* Ban Kỹ thuật – Điều độ

Chức năng:

- Ban Kỹ thuật – Điều độ tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp về công tác thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm mà Công ty giao.

- Tham mưu cho Giám đốc các biện pháp quản lý và cung cấp vật tư, giữ gìn máy móc trang thiết bị.

- Đề xuất với Giám đốc các phương án sửa chữa, tiến độ sản xuất, công tác kỹ thuật, an toàn sản xuất, điều độ sản xuất.

Nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch mua sắm mới trang thiết bị, dụng cụ lao động, kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị hiện có của Xí nghiệp, phân bổ các khoản chi phí trong chi phí quản lý Công ty duyệt.

- Dự thảo các văn bản đối ngoại, hồ sơ cần thiết để ký hợp đồng kinh tế, đôn đốc thực hiện, thanh lý hợp đồng.

- Xây dựng biện pháp quản lý vật tư, máy móc thiết bị.

- Cung cấp phần vật tư Công ty giao phục vụ sản xuất trong, ngoài đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đồng bộ.

- Cập nhật số liệu thực hiện chế độ, báo cáo thông kê hàng tháng, quý năm kịp thời, chính xác, bóc tách kết cấu giá thành sản phẩm.

- Lập phương án sửa chữa phải là kết hợp đồng thời cả vỏ, máy, điện, nguội, mộc, bảo dưỡng đề trình lên cấp trên.

- Tính toán dự trù vật tư, vật liệu cho mỗi loại sản phẩm. - Kiểm tra các phương án sửa chữa, phiếu xác nhận công việc. - Xây dựng tiến độ thi công, các bước công nghệ.

- Đảm bảo công tác kỹ thuật, an toàn lao động, tiến độ sản xuất.

- Căn cứ vào tiến độ công nghệ của từng phương tiện, thực tế sản xuất, báo cáo Giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất cho ngày hôm sau.

- Tập hợp những yêu cầu kỹ thuật, cân đối công việc theo tiến độ sản xuất xây dựng, nắm bắt chính xác, chắc chắn công việc hàng ngày và bám sát tiến độ.

- Điều động trực tiếp các tổ sản xuất theo kế hoạch hàng ngày, đôn đốc các tổ sản xuất thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ đã xây dựng.

- Quản lý và cân đối chính xác việc cấp phát vật tư theo công việc thực tế đang thi công.

- Quản lý hồ sơ máy móc thiết bị: công cụ, lên phương án khảo sát sửa chữa từng phương tiện.

- Quản lý trạm biến thế và lưới điện hạ thế của Xí nghiệp.

- Quản lý hồ sơ bảo hộ lao động, cấp phát Bảo hộ lao động, lập kế hoạch Bảo hộ lao động, làm báo cáo tổng kết hàng quý, năm công tác Bảo hộ lao động.

- Hoàn thành công tác đăng kiểm theo đúng thời hạn quy định.

- Tham gia các đề tài khoa học, đề xuất các biện pháp cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí giảm giá thành.

Sinh viên : Phạm Thị Quyên – Lớp QT1001P 31

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác văn phòng tại xí nghiệp sửa chữa tàu 81 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)