Việt Nam là một dân tộc luôn có một lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vô cùng to lớn. Dân tộc Việt Nam có được những thắng lợi vẻ vang và phát triển như ngày hôm nay, đó là công lao to lơn của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Tư tưởng của người.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING
————
BÀI THẢO LUẬN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên trường Đại học
trong giai đoạn hiện nay.
Giáo viên hướng dẫn :
HÀ NỘI - 2020
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
A MỞ ĐẦU 2
B SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MAI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3
I Cơ sở hình thành tư tương Hồ Chí Minh đạo đức 3
1 Những truyền thống đạo đức của dân tộc 3
2 Tinh hoa đạo đức nhân loại 4
3 Chủ nghĩa Mác – Lênin 5
4 Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh 5
II, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 6
1 Vai trò của đạo đức 6
2 Chuẩn mực đạo đức : 8
3 Nguyên tắc xây dựng đạo đức : 13
III, Sinh viên Đại Học Thương Mại học tập và làm việc theo đạo đức Hồ Chí Minh
15
1 Vài nét khái quát về ĐH Thương mại 15
2 Thực trạng đạo đức sinh viên trường Đại học Thương mại 15
2.1.Mặt tích cực 16
2.2 Mặt tiêu cực 17
3.Sinh viên Đại học Thương mại học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí minh. 19
C Kết Luận 29
Trang 3A MỞ ĐẦU
Việt Nam là một dân tộc luôn có một lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vô cùng
to lớn Dân tộc Việt Nam có được những thắng lợi vẻ vang và phát triển như ngày hômnay, đó là công lao to lơn của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Tư tưởng của người
Từ cuộc sống thực của nhân dân, cuộc đời thực của con người và xã hội ViệtNam, từ sự từng trải sâu sắc và tu dưỡng của chính mình, từ niềm tin lớn lao vào khátvọng và sức vươn lên cái chân, cái thiện, cái mỹ của con người, Hồ Chí Minh đã dàycông xây đắp các phẩm chất đạo đức cho con người Việt Nam, cho mọi người, mọi đốitượng (công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, bộ đội, công an, già trẻ, thanh niên,phụ nữ, đồng bào dân tộc, tôn giáo ) trong mọi lĩnh vực hoạt động và sinh sống củacon người, trong mọi phạm vi (cá nhân, gia đình, làng xóm, phố phường, tập thể ) vàtrong các quan hệ phong phú, phức tạp, tinh tế của con người
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đạo đức và trong học tập và rèn luyệnmột con người Ở Bác, đạo đức đã được thống nhất giữa việc nói và làm, giữa công và
tư, giữa đạo đức cánh mạng và đạo đức đời thường Chính vì vậy mà bất cứ người ViệtNam nào cũng có thể tìm thấy những vấn đề đạo đức mà Hồ Chí Minh đặt ra rất gầngũi với sinh viên trường đại học thương mại trong giai đoạn hiện nay
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức được nêu ra làphù hợp với từng đối tượng sinh viên, hơn nữa Người nhấn mạnh phẩm chất này hayphẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kìnhất định Từ đó người đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất củacon người Việt Nam trong thời đại mới Để làm rõ hơn vấn đề này, Nhóm 3 đã lựachọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Nội dung học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên trường Đại học Thương mại trong giaiđoạn hiện nay”
Trang 4B SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MAI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
I Cơ sở hình thành tư tương Hồ Chí Minh đạo đức.
Nguồn gốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát từ quá trình hìnhthành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh vì thế không thể tách rời cơ sở hình thànhđạo đức Hồ Chí Minh với cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
1 Những truyền thống đạo đức của dân tộc
Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyềnthống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam Đó là truyền thống yêu nước,kiên cường, bất khuất, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, lòng nhân nghĩa, ý chívươn lên mọi hoàn cảnh khó khăn, sự sáng tạo, khiêm tốn tiếp thu văn hóa nhân loại,
… Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêngliêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người Việt Nam,cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc Tất cả những giá trị đạo đức ấy đã đivào tâm hồn Hồ Chí Minh ngay từ khi còn nằm trong nôi nghe những lời hát ru của mẹ
và trở thành yếu tố giúp Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng tinh hoa đạo đức dân tộc.Lòng yêu nước nồng nàn, khát vọng về độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia từ
xa xưa được thể hiện qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, qua những vần
thơ, những câu ca dao, tục ngữ được ghi lại như bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý
Thường Kiệt khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước Nam:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Hay bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để
tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định
sự độc lập của nước Đại Việt Mở đầu là tư tưởng nhân nghĩa vì nước vì dân cao đẹp
và tiến bộ:
“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Trang 5Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác…”
Chính từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh đã đúc kết chân lý “Dân ta có một lòng nồngnàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến này, mỗi khi Tổquốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bãn nước
và lũ cướp nước.”
2 Tinh hoa đạo đức nhân loại
Đối với văn hóa phương Đông, cùng sự uyên bác về Hán học, Hồ Chí Minhtiếp thu có chắt lọc các học thuyết trong tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử,…
Người tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo Đạo đức Nho giáo thấm vào
tư tưởng tình cảm của Người không phải là những giáo điều “tam cương”, “ngũthường” nhằm bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến, mà tinh thần “nhân nghĩa”, đạo “tuthân”, sự ham học hỏi, đức “khiêm tốn”, tính “hoà nhã”, cách đối nhân xử thế “có lý,
có tình” Những mệnh đề “trung hiếu”, “nhân nghĩa”, “tứ hải giai huynh đệ”, “dân viquý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, phương châm “khắc kỷ phục lễ”, của các nhàhiền triết phương Đông được Hồ Chí Minh hết sức trân trọng Trong khi tiếp thu, vậndụng những yếu tố tích cực của Nho giáo, Người cũng đồng thời phê phán loại bỏnhững yếu tố thủ cựu, tiêu cực của nó
Về Phật giáo, Người tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ vị tha, từ bi, bác ái,cứu khổ cứu nạn; là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị; là đề cao lao động,chống lười biếng; là chủ trương sống gắn bó với nước, với dân,…
Hồ Chí Minh kế thừa mặt tiến bộ trong tư tưởng tam dân của Tôn Trung Sơn vìthấy thấy có những điều phù hợp với nước ta
Người cũng coi trọng và đánh giá cao tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, đó là sự
tu dưỡng đạo đức cá nhân
Tinh hoa văn hóa phương Tây
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiêncứu, tìm hiểu tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, Mỹ, tiếp thu tư tưởng về tự do, bình đẳng,bác ái qua các tác phẩm của các nhà Khai sáng như Vonte (Voltaire), Rútxô (Rousso),
…
Trang 6Như vậy, Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng đạo đức truyềnthống của dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh lọc bỏ những nội dung không phù hợp
và kết hợp với tư tưởng đạo đức hiện đại tạo nên một cuộc cách mạng về quan điểmđạo đức Chính vì vậy mà những giá trị đạo đức mới đã hòa nhập với những giá trị đạođức truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi
3 Chủ nghĩa Mác – Lênin.
Để xây dựng nề đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã kế thừa và vận dụng đạo đức họcMác – Lênin, đạo đức của giai cấp vô sản Đó là các phạm trù và các tiêu chuẩn đạođức được hình thành trên nền tảng cách mạng vô sản, của chủ nghĩa tập thể vô sản, lấyviệc giải phóng triệt để giai cấp, dân tộc, con người làm mục đích tối cao; coi hạnhphúc không chỉ là thỏa mãn nhu cầu cá nhân mà cái chính là phục vụ cho tất cả mọingười Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìnnhận, đánh giá phân tích tổng kết các học thuyết, tư tưởng, đường lối các cuộc cáchmạng một cách khoa học; cùng với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình để đề racon dường cách mạng giải phóng dân tộc đứng đắn
Việc tiếp thu những tinh hoa đạo đức của nhân loại đã làm cho tư tưởng Hồ ChíMinh trở nên phong phú, đã được đông đảo những người nước ngoài chấp nhận, tìmthấy một Việt Nam trong nhân loại, cũng như nhân loại trong Việt Nam Sự kết hợpgiữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại cũng là một đặc trưng nổi bậtcủa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
4 Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thànhcách mạng
Người có năng lực tổng kết thực tiễn, dự báo tương lai Người luôn kiên định, tinvào dân; là người khiêm tốn, bình dị
Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh còn được biểu hiện ở sự khổ công học tập
để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, người sẵn sàng chịu đựng hi sinh vì độc lập,
tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào
Trang 7II, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1 Vai trò của đạo đức.
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cáchmạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải cóđạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻvang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Người viết: “Cũng như sông thì
có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốcthì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấycũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân
tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều
do cán bộ tốt hay kém” Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa
là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng có tài mà không có đức làngười vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Cho nên, đức
là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng
Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi đượcxa”, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, nếu không có đạo đứclàm nền tảng, làm cái căn bản thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.Vai trò sức mạnh của đạo đức được Hồ Chí Minh nhìn nhận trên các bình diện:
Có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được sự nghiệp cách mạng vẻ vang Sựnghiệp cách mạng của chúng ta là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóngcon người, làm cho người Việt Nam từ nghèo đói trở nên đủ ăn, từ đủ ăn trở nên khá,
từ khá trở nên giàu và giàu thì lại càng giàu thêm Sự nghiệp đó rất cao cả và nhân văn,đòi hỏi phải có những phẩm chất tương ứng
Đạo đức là tiêu chí đánh giá sự văn minh, cao thượng của xã hội, con người.Người có đạo đức là người cao thượng; một dân tộc, mặc dầu kinh tế còn lạc hậu,nhưng có được đạo đức cần, kiệm, liêm, chính thì vẫn xứng đáng là một dân tộc vănminh
Đạo đức giúp cho con người luôn giữ được nhân cách, bản lĩnh làm người trongmọi hoàn cảnh, không dễ bị thay đổi trước những xoay vần, biến thiên của thời cuộc:Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thểkhuất phục
Trang 8Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi lẽ, có tâm, có đức mới giữ vững đượcchủ nghĩa Mác - Lênin, đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc sống Trong mối quan hệgiữa đạo đức và trí tuệ, đức và tài, Hồ Chí Minh đã nêu một quan điểm lớn: Phải cóđức để đi đến cái trí Vì khi đã có cái trí, thì cái đức chính là cái đảm bảo cho ngườicách mạng giữ vững chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận, đã đi theo.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt: đạođức và tài năng, phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, trong đó, Người xác định đạođức, phẩm chất, hồng là gốc, là nền tảng, nhưng điều đó không có nghĩa là tuyệt đốihóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài Đức là gốc, nhưng đức và tài phải kết hợp, phải đi đôi,không thể có mặt này, thiếu mặt kia Hồ Chí Minh đã nói rất rõ, có tài mà không cóđức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳngnhững không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu có đức
mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loàingười Người thực sự có trí thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nângcao năng lực, tài năng, nghiệp vụ để hoàn thành tốt, có hiệu quả, trong thời gian ngắnnhất mọi nhiệm vụ được giao Khi đã thấy rằng không vươn lên được thì đối với ai cótài hơn mình, mình sẵn sàng học tập, ủng hộ và sẵn sàng nhường bước, để họ bước lêntrước Quan niệm đức là gốc, là nền tảng của con người, của xã hội ở Hồ Chí Minhphải được hiểu trong mối quan hệ đa chiều và biện chứng như vậy
Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội:
Theo Hồ Chí minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao
xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ởnhững giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấmgương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực.Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người đã nêu 23 điểm thuộc “tư cách một ngườicách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu trong bamối quan hệ: với mình, với người và với việc Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo
xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm
vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mớigánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nềntảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”
Trang 9Bác cho rằng, phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyếtđịnh vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của cáchmạng vô sản, mà còn do phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trởthành một sức mạnh vô địch Về vai trò của đạo đức, Hồ Chí Minh khẳng định, đạođức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách Người viết: “Cóđạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè,lùi bước”; “khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chấtphác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốtchứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêungạo, không hủ hóa”.
Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân laođộng và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thậttrong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh” Người thường nhắc lại ý của V.I.Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc vàthời đại
Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập đến một cách toàn diện Người nêuyêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vựchoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả ba mối quan hệ của conngười: đối với mình, đối với người, đối với việc Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được
mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thànhĐảng cầm quyền Trong bản Di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầmquyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sựcần kiệm liêm chính, chí công vô tư”
2 Chuẩn mực đạo đức :
a, Trung với nước, hiếu với dân :
Trung, hiếu là đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, được Chủ tịch HồChí Minh kế thừa và phát triển trong điều kiện mới Trung với nước là trung thành vôhạn với sự nghiệp dựng nước, giữ nước, phát triển đất nước, làm cho đất nước “sánhvai với các cường quốc năm châu” Nước là của dân, dân làm chủ đất nước, trung vớinước là trung với dân, vì lợi ích của nhân dân, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”;
‘‘bao nhiêu lợi ích đều vì dân” Hiếu với dân nghĩa là cán bộ đảng, cán bộ nhà nướcvừa là người lãnh đạo, vừa là “đày tớ trung thành của nhân dân” Hiếu với dân thể hiện
Trang 10ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ dân hết lòng Trung với Đảng cũng là trung thànhvới Tổ quốc, với nhân dân Bởi lẽ, mục đích của Đảng chính là suốt đời phấn đấu chođộc lập dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân Do vậy, tuyệt đối trung thành với Đảng
là tuyệt đối trung thành và đặt lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của giai cấp công nhân
và của nhân dân lên trên hết Trung với Đảng không tách rời Hiếu với dân
“Trung” và “Hiếu” là những khái niệm cũ trong tư tưởng đạo đức Việt Nam vàphương Đông, phản ánh mối quan hệ lớn nhất và bao trùm nhất : “trung với vua, hiếuvới cha mẹ” Trung - Hiếu vốn là phẩm chất hàng đầu trong hệ thống phẩm chất củađạo đức Nho giáo và cũng là chuẩn mực giá trị, được kết tinh từ truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh đã mượn khái niệm “Trung, hiếu” trong tư tưởngđạo đức truyền thống và đưa vào đó nội dung mới : “Trung với nước, hiếu với dân”,tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức “Trung với nước, hiếu vớidân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH và hạnh phúccủa nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nàocũng đánh thắng.” Nội dung chủ nghĩa yêu nước, theo bác là trung thành với lý tưởngXHCN Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Trung với nước, hiếu với dân” thể hiện mối quan
hệ của Người về mối quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng, đất nước.Trong tư tưởng đạo đức Nho giáo, “Trung” và “Hiếu” là 2 khái niệm cơ bản, trung tâmcủa đạo đức Nho giáo Tuy nhiên, 2 khái niệm này chỉ tồn tại trong một phạm vi nhỏhẹp: “Trung với Vua, hiếu với cha mẹ” Quan niệm này đã được mở rộng ra phạm vi
xã hội, mang một chất lượng mới với ý nghĩa cách mạng rất sâu sắc, vượt xa quanniệm truyền thống cũ Người nói : “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chânchổng lên trời Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩnglên trời” Hồ Chí minh cho rằng, trung với nước phải gắn liền hiếu với dân Vì nước làcủa dân, do dân và vì dân, dân là chủ nhân của đất nước Bao nhiêu quyền hành và lựclượng đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, cán bộ là “đầy tớ của nhân dân” chứkhông phải là “quan cách mạng” Hồ Chí Minh đã gạt bỏ những hạn chế trong tưtưởng đạo đức cũ là lòng trung thành tuyệt đối với vua, cho dù đó là 1 kẻ áp bức, bóclột nhân dân Hiếu với dân trong tư tưởng truyền thống cũ chỉ bó buộc trong phạm vigia đình: là con cái thì phải tuyệt đối nghe lời cha mẹ, “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”
Hồ Chí Minh đã thay đổi quan điểm này thành một nội dung mới, đó là: hiếu với nhândân lao động, là chủ nhân của đất nước chứ không phải là thần dân, đầy tớ của vua
Trang 11chúa như xã hội phong kiến Theo Người, “Hiếu với dân” là dựa vào dân, tin vào dân,lấy dân làm gốc, tôn trọng và phục vụ quyền làm chủ của nhân dân.
b, Cần, kiệm , liêm, chính, chí công vô tư:
Cũng như khái niệm “trung với nước, hiếu với dân” , “Cần, kiệm, liêm, chính,chí công vô tư” cũng là những khái niệm cũ trong đạo đức truyền thống dân tộc, được
Hồ Chí Minh loại bỏ những nội dung không phù hợp và đưa vào những nội dung mớiđáp ứng những yêu cầu của cách mạng Mặc dù sử dụng khái niệm của Nho giáonhưng cách nói của Bác rất gần gũi và cụ thể với người cán bộ
“Cần” là siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suấtcao với tinh thần tự lực cánh sinh
“Kiệm” là tiết kiệm của nước, của dân, không “xa xỉ, hoamg phí, bừa bãi”, khôngphô trương hình thức, liên hoan, chè chén lu bù Hồ Chí Minh viết: “Có tiết kiệm,không hoang phí, xa xỉ thì mới giữ được liêm khiết, trong sạch Nếu hoang phí, xa xỉthì ắt phải tìm cách xoay tiền Do đó mà sinh ra hủ bại, nhũng lạm, giả dối Thậm chílàm chợ đen đỏ, thụt két, buôn lậu.”
“Liêm” là luôn tôn trọng của công và của dân Phải “trong sạch, không thamlam” tiền của, địa vị, danh tiếng
“Chính” là thẳng thắn, đứng đắn Người đưa ra một số yêu cầu đối với mình:Không được tự cao tự đại tự phụ, phải khiêm tốn học hỏi, phát triển cái hay, sửa chữacái dở Đối với người: không nịnh người trên, không khinh người dưới, thật thà, khôngdối trá Đối với việc: phải để việc công lên trên, lên trước, việc thiện nhỏ mấy cũnglàm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có liên hệ chặt chẽvới nhau, ai cũng phải thực hiện, song cán bộ Đảng viên phải là người thực hiện trước
để làm mẫu cho dân Người cho rằng, những người trong các công sở đều có nhiềuhoặc ít quyền hạn, nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu có
về vật chất, vững mạnh về tinh thần, thể hiện sự văn minh, tiến bộ “Cần, kiệm, liêm,chính” còn là nền tảng của đời sống mới, của các phong trào thi đua yêu nước
“Chí công vô tư” là công bằng, công tâm, không thiên vị; làm việc gì cũng khôngnghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”
“Chí công vô tư” là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân Đây là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi
Trang 12người, là đại cương đạo đức Hồ chí Minh Người chỉ ra rằng: bọn phong kiến ngày xưanêu ra “Cần, kiệm, liêm, chính’’ nhưng không bao giờ thực hiện mà lại bắt nhân dântuân theo để phụng sự tư lợi của chúng Ngày nay, ta đề ra “Cần, kiệm, liêm, chính”cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân thực hiện theo là để đem lại hạnh phúccho nhân dân Với ý nghĩa như vậy, “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” cũng làmột biểu hiện cụ thể, một nội dung của phẩm chất “Trung với nước, hiếu với dân”.Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là vết tích của xã hội cũ, đó là lới sống ích
kỷ, chỉ biết có riêng mình, thu vén cho riêng mình, chỉ thấy công lao của mình màquên mất công lao của người khác Chủ nghĩa cá nhân là đồng minh của đế quốc; làmột thứ vi trùng rất độc Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm, như:quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí, tham danh, trục lợi, quyềnhành, coi thường tập thể, tự cao, tự đại, độc đoán chuyên quyền…đó là “một thứ gianxảo, xảo quyệt; nó dỗ dành người ta đi xuống dốc” Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa
xã hội không thể thắng lợi nếu không loại trừ chủ nghĩa cá nhân
Các phạm trù đạo đức truyền thống của Nho Giáo đã được chủ tịch Hồ Chí Minhvận dụng và tiếp tục phát triển, mở rộng nội dung, mang tính giai cấp và tính nhân,tính chiến đấu để trở thành những phạm trù đạo đức cách mạng, chất khác biệt so vớiđạo đức phong kiến: “Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, không phải vì danh vọng cánhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người.”
c, Thương yêu con người, sống có nghĩa có tình
Yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát từ truyềnthống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại, chủ nghĩanhân đạo cộng sản Hồ Chí Minh coi yêu thương con người là phẩm chất đạo đức caođẹp nhất Đây là giá trị đạo đức nhân văn sâu sắc được sinh dưỡng trong chính đauthương, mất mát qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống lam lũ hàngngày từ nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam Yêu thươngcon người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội Khôngchỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu thương, sự khoan dung, độ lượng vớicon người của dân tộc Việt Nam còn được nâng lên thành những chuẩn tắc trong các
bộ luật của Nhà nước; đồng thời là cơ sở của tinh thần yêu chuộng hoà bình và tìnhhữu nghị với các dân tộc trên thế giới Trong lịch sử, nhân dân ta luôn đề cao và coitrọng việc giữ tình hoà hiếu với các nước, tận dụng mọi cơ hội có thể để giải quyết hoà
Trang 13bình các xung đột, cho dù nguyên nhân từ phía kẻ thù Ngày nay, truyền thống nhânnghĩa đó không bị mai một hay mất đi, ngược lại tiếp tục được khẳng định và củng cốkhi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện đường lối nhất quán “Việt Nam muốn làbạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và pháttriển”.
Yêu thương con người được Hồ Chí Minh xác định là một trong những phẩmchất tốt đẹp nhất Người nói, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảmcách mạng mới đi làm cách mạng Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người màchấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm áo ấm no và hạnhphúc cho con người Tình yêu thương đó là một tình cảm rộng lớn, trước hết dành chonhững người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức, bị bóc lộtkhông phân biệt màu da, dân tộc Người cho rằng, nếu như không có tình yêu thươngnhư vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội vàchủ nghĩa cộng sản
Tình thương yêu con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp côngnhân, thể hiện trong mối quan hệ hàng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em…nó đòi hỏimỗi người phải chặt chẽ và nghiêm khắc với mình; rộng rãi, độ lượng với người khác
Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng những quyền của con người, nâng con người lên, kể cảnhững người nhất thời lầm lạc, chứ không phải là thái độ dĩ hoà vi quý, không phải hạthấp, càng không phải vùi dập con người Người dạy: “hiểu chủ nghĩa Mac – Lênin làphải sống với nhau có nghĩa có tình Nếu thuộc bao nhiêu sách vở mà không có tình có
nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ ngĩa Mac – Lênin được” Trong Di chúc, Người căn dặn:
“Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” Phát huy đại đoàn kết dân tộc là đoàn kếtrộng rãi và lâu dài, đó là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam - “Một truyềnthống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta”
d, Có tinh thần quốc tế trong sáng
Theo Hồ Chí Minh: “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình” Chủnghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủnghĩa Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn,vượt ra khỏi quốc gia, dân tộc Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ ChíMinh rất rộng lớn và sâu sắc Quan niệm đạo đức của Tư tưởng Hồ Chí Minh được thểhiện trong các quan điểm: Đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung
Trang 14đấu tranh giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột; Đoàn kết quốc tế giữa nhữngngười vô sản toàn thế giới, vì một mục tiêu chung “bốn phương vô sản đều là anh em”;Đoàn kết nhân loại tiến bộ vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội; Đoàn kết quốc tế gắnliền chủ nghĩa yêu nước, Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tếtrong sáng, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa sô vanh, vị kỳ, hẹp hòi, kỳ thị dântộc…Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thếgiới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàncầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống lạichủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền…HồChí Minh chủ trương giúp bạn là tự giúp mình Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiệnnhững mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội,
là hợp tác và hữu nghị theo tinh thần: bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh em Trongsuốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp tình đoàn kếthữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, đã tạo ra một kiểu quan hệquốc tế mới: Đối thoại thay cho đối đầu, nhằm kiến tạo một nền văn hoá hoà bình chonhân loại Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là sự mở rộng nhữngquan niệm đạo đức nhân đạo, nhân văn ra tầm quốc tế
3 Nguyên tắc xây dựng đạo đức :
a, Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm Nói đi đôi với làm trước hết
là sự nêu gương tốt Sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, của lãnh đạovới nhân viên là rất quan trọng Người yêu cầu, cha mẹ làm gương cho các con, anhchị làm gương cho em, ông bà làm gương cho con cháu, lãnh đạo làm gương cho cán
bộ, nhân viên Đảng viên phải làm gương trước quần chúng Người nói: “Trước mặtquần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức Muốn hướng dẫn nhândân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”
b Xây đi đôi với chống.
Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhấtthiết phải chống những biểu hiện phi đạo đức, sai trái, xấu xa, trái với những yêu cầucủa đạo đức mới, chống “chủ nghĩa cá nhân” Xây đi đôi với chống là muốn xây phải
Trang 15chống, chống nhằm mục đích xây Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chốngchủ nghĩa cá nhân.
Xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng giáo dục, từ gia đìnhđến nhà trường, tập thể và toàn xã hội Những phẩm chất chung nhất phải được cụ thểhoá Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa các phẩm chất đạo đức cơ bản đối với từng giai cấp,tầng lớp, lứa tuổi và nhóm xã hội Trong giáo dục, vấn đề quan trọng là phải khơi dậy
ý thức đạo đức lành mạnh của mọi người, để mọi người nhận thức được và tự giácthực hiện Trong đấu tranh chống lại cái tiêu cực, lạc hậu trước hết phải chống chủnghĩa cá nhân, phải phát hiện sớm, phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn
Để xây và chống cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo ra phong trào quầnchúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu Người đã phát động cuộc thi đua
“ba xây, ba chống”, viết sách “Người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục về đạođức, lối sống
c, Phải tu dưỡng đạo đức suối đời
Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền
bỉ mới thành “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rènluyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố" Cũng như ngọc càng mài càng sáng,vàng càng luyện càng trong” Người dạy: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người,ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫnđược mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vàochủ nghĩa cá nhân”
Tu dưỡng đạo đức, tự rèn luyện hằng ngày có vai trò rất quan trọng Ngườikhắng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng cóthiện, có ác ở trong mình Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừadối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cáixấu, cái ác để khắc phục Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt độngthực tiễn, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ củamình