Gần đèn thì sáng - Bài làm 1 Từ xưa,trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình,nhân dân ta đã rút được biết bao bài học quý giá.Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất,chiến đấu và cá
Trang 1Gần mực thì đen Gần đèn thì sáng - Bài làm 1
Từ xưa,trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình,nhân dân ta đã rút
được biết bao bài học quý giá.Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất,chiến đấu và
cách ứng xử trong xã hội.Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội
với việc hình thành nhân cách của mỗi người
Câu tục ngữ : “Gần mực thì đen,gần đen thì rạng” đã nói lên kinh nghiệm đó
Để nêu lên một bài học,một kinh nghiệm trong cuộc sống,ông cha ta thường
mượn hình ảnh một sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình.Mực
màu đen,tượng trưng cho những cái xấu xa,những cái không tốt đẹp.Đèn là vật phát ra
ánh sáng,soi tỏ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho những cái tốt đẹp,sáng sủa.Từ hai
hình ảnh tương phản nhau “mực và đèn”,câu tục ngữ đã đưa ra kết luận : “Gần mực
thì đen,gần đèn thì rạng”.Đó là quy luật của sự vật.Dựa vào thực tế cuộc sống của con
người,ta thấy câu tục ngữ hoàn toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường
xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người.Nhưng trong vài trường hợp đặc
biệt,có thể gần mực mà không đen,gần đèn mà không rạng.Vì con người có khả năng
vượt khỏi hoàn cảnh,chế ngự môi trường xung quanh
Trang 2Trong thực tế,hai mặt khả năng này không loại trừ nhau mà chúng bổ sung cho
nhau,giúp chúng ta hiểu một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với
việc hình thành nhân cách
Trong kho tàng văn học dân gian,nhân dân ta có câu tương tự :
Ở bầu thì tròn,ở ống thì dài
Và :
Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người
Những câu ca dao,tục ngữ đó đã khẳng định ảnh hưởng quyết định của môi
trường xã hội đối với việc hình thành nhân cách.Trong thực tế cuộc sống,nhà trường
làm công tác giáo dục tốt vì nhà trường đã chú ý đến quang cảnh sư phạm và xây
dựng môi trường xã hội tốt.Ở gia đình cũng vậy,cha mẹ là những tấm gương sáng,anh
chị em hòa thuận,thì gia đình sẽ có những người con ngoan.Ở lớp học cũng thế,lớp
nào biết quan tâm xây dựng tập thể tốt,quan hệ giữa thầy và trò,bạn bè đúng đắn,thân
ái đoàn kết,thì lớp đó có nhiều học sinh giỏi,đạo đức tốt.Gần gũi hơn,trong quan hệ
bạn bè,nếu ta chơi với một người bạn tốt,chăm ngoan,học giỏi,thì chúng ta sẽ học tập
được những đức tính tốt ấy và sẽ trở thành người tốt.Ngược lại,trong một gia đình,nếu
cha mẹ không quan tâm đến con cái,anh em không nhường nhịn nhau,thì con cái trong
gia đình cũng dễ lười biếng,ăn chơi,đua đòi
Ở những môi trường xã hội phức tạp càng dễ sinh ra những hành vi phạm pháp
Trong thực tế,khó mà tạo ra một môi trường hoàn toàn lành mạnh và tốt
đẹp.Trong xã hội cũ cũng như trong xã hội chúng ta ngày nay,những yếu tố lành mạnh
và chưa lành mạnh,tốt đẹp và xấu xa thường xen kẽ vào nhau để cùng tồn tại và phát
Trang 3triển.Có lúc,có nơi,cái chưa lành mạnh,cái chưa tốt đẹp lại lấn át cái đẹp,cái lành
mạnh.Đó là lúc môi trường xã hội không thuận lợi cho việc hình thành nhân
cách.Nhưng chính trong môi trường không thuận lợi ấy,vẫn có những con người có
phẩm chất cao đẹp,có tình cảm đạo đức tốt đẹp,có những hành động cao cả.Chính
trong môi trường không thuận lợi đó vẫn nở rộ những bông sen thơm ngát từ chốn bùn
đen hôi tanh.Đó là những con người biết vượt lên trên mọi cám dỗ thấp hèn,làm được
những việc có ích cho đất nước và cho chính bản thân mình
Ngày nay,trên đất nước ta còn nhiều hiện tượng tiêu cực,mặc dù chế độ ta về
cơ bản là tốt đẹp.Do đó,bất cứ lúc nào,vẫn có những trường hợp gần mực mà không
đen,gần đèn mà vẫn tối tăm
Sống trong môi trường tốt đẹp,nhưng chúng ta vẫn phải tiếp xúc với những
hiện tượng không lành mạnh,những hiện tượng tiêu cực trong xã hội
Câu tục ngữ là một lời khuyên bảo sâu sắc,đã mang đến cho chúng ta một bài
học bổ ích,có cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc
hình thành nhân cách của bản thân.Câu tục ngữ giúp chúng ta xác lập một thế đứng
vững chắc trước những tác động tiêu cực ngoài xã hội và nếu bị rơi vào một hoàn cảnh
không thuận lợi,đầy rẫy những tiêu cực thì chúng ta nên có quyết tâm vượt qua.Nó
giúp chúng ta có tinh thần cảnh giác trước những tác động tiêu cực của môi trường
xung quanh để luôn luôn “gần mực mã vẫn không đen” và chúng ta nên có ý chí quyết
tâm trở thành một ngọn đèn luôn luôn tỏa sáng
Trang 4Gần mực thì đen Gần đèn thì sáng - Bài làm 2
Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình
đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân
cách đạo đức của mỗi người Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ:
“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?
Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường
mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình Mực có
màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn Mực tượng
trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp Còn đèn là vật phát ra ánh
sáng soi tỏ mọi vật xung quanh Đến gần đèn, ta được soi sáng Đèn tượng trưng cho
những cái tốt đẹp, sáng sủa Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu
tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm
thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ
học tập được những đức tính của bạn
Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống
Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách
con người
Trang 5Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước Nếu gia
đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có
những đứa con ngoan Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt
những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con
em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt Gần gũi với chúng ta
nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều
bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng
ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt
Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến
con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi
trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với
môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần
dần đánh mất bản chất lương thiện của mình Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta
có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng
thầy cô Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh
hưởng lây Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca
dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“ Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa Vẫn
có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở
đẹp và tỏa ngát hương thơm Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường
không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã Môi trường càng xấu
Trang 6xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục Anh Nguyễn Văn
Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động
bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá Anh chọn cho mình con
đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi…
Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ
cháu con học tập
Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại
hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình Giữa cuộc
sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa
đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân
đóng góp… Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ
ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ
Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ
ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình
thành nhân cách của bản thân Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc
giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng
trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực”
mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng