Hình 4: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Zoea + Giai đoạn Mysis: Trải qua 3 giai đoạn biến thái phụ: Cơ thể ấu trùng đãgiống dạng tôm trưởng thành hơn so với Zoea.. Mysis 1 Mysis 2
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT_CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN
KHOA THỦY SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU BUỒNG TRỨNG VÀ KHẢ NĂNG SINH
SẢN CỦA CÁC DÒNG TÔM SÚ GIA HÓA
(Penaeus monodon)
SVTT: NGUYỄN VĂN BÌNH
MSSV: 0810050025 LỚP: 09TS1 KHÓA: 2008→2012
TP HCM, Tháng 06 Năm 2012
Trang 2MỤC LỤC
Lời cảm ơn 4
Mở đầu 5
PHẦN I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1 Đăc điểm sinh học và sinh thái của tôm su 7
1.1 Phân loại 7
1.2 Đặc điểm phân bố 7
1.3 Đặc điểm hình thái cấu tạo 8
1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 9
1.5 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 11
1.6 Đặc điểm sinh sản 16
1.7 Đặc điểm lột xác 21
1.8 Khả năng thích nghi với các điều kiện thủy lý, thủy hóa 22
2 Bệnh và cách phòng trị 24
2.1 Bệnh virus đốm trắng ở tôm he (White spot Baculovirus- WSBV) 24
2.2 Bệnh Monodon Type baculovirus (MBV) ở tôm he 28
2.3 Bệnh nấm ấu trùng ở giáp xác 34
3 Sơ lược về lịch sử sản xuất giống tôm sú 37
3.1 Trên thế giới 37
3.2 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam 38
3.3 Tình hình dịch bệnh và những nghiên cứu tạo ra nguồn tôm giống sạch bệnh 39
4 Tình hình nghiên cứu về tôm sú gia hóa 41
4.1 Tình hình nghiên cứu về tôm sú gia hóa trên thế giới 41
4.2 Tình hình nghiên cứu về tôm sú gia hóa ở Việt Nam 44
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 49
2 Điều kiện tự nhiên và khí hậu Vũng Tàu 49
Trang 33 Đối tượng nghiên cứu 49
4 Nội dung nghiên cứu 50
5 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 51
6 Phương pháp nghiên cứu 51
7 Phương pháp thu thập số liệu 52
7.1 Xác định các yếu tố môi trường 52
7.2 Xác định các yếu tố sinh học 52
8 Dụng cụ sử dụng trong nghiên cúu 53
9 Phương pháp sử lý số liệu 54
PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Biến động các yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm 55
1.1 Nhiệt độ 55
1.2 PH 56
2 Buồng trứng 57
3 Khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa 61
3.1 Sức sinh sản (sức sinh sản tuyệt đối) 61
3.2 Sức sinh sản tương đối 66
3.3 Sức sinh sản thực tế 67
3.4 Tỷ lệ thụ tinh 69
3.5 Tỷ lệ nở 71
PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 1 Kết luận 74
2 Đề xuất ý kiến 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Phụ lục hình ảnh 78
Phụ lục kết quả đo môi trường 83
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân.Trong quá trình học tập và thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tìnhcủa nhiều cá nhân và tập thể
Trước tiên tôi xin cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, khoa thủy sản vàcác thầy cô giáo bộ môn trong khoa, các giảng viên thỉnh giảng và cán bộcông nhân viên trong trường đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tậptại trường, giúp tôi có được những kiến thức cơ bản về ngành làm nền tảngvững chắc cho công việc thực tế
Trong chuyến thực tập này tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban giámđốc, các cá nhân, tập thể trong trung tâm quốc gia giống hải sản Nam Bộ đãhương dẫn tôi về chuyên môn trong lĩnh vực sinh sản nhân tạo tôm sú gia hóa.Đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của Th.S Trình Trung Phi, TS Ngô QuangTuyến, Ks Nguyễn Thành Luân chỉ bảo cho tôi rất nhiều kinh nghiệm vàhướng dẫn tôi hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã ởbên cạnh giúp đỡ và động viên để tôi có thể hoàn thành tốt đợt thực tập
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
TP HCM, Ngày 10 Tháng 6 Năm 2012 Sinh viên
Nguyễn Văn Bình
Trang 5MỞ ĐẦU
Tôm sú là mặt hàng phổ biến ở tất cả các chợ, là món ăn ưa thích củanhiều người và có mặt trong nhiều bữa cơm gia đình Trong các nhà hàng,trung tâm tiệc cưới, resort, khu du lịch, quán nhậu, quán ăn, tôm sú là món ănsang trọng và doanh số tiêu thụ lớn
Kể như trên thì tôm sú là sản phẩm bán chạy, chiếm thị phần lớn trênthị trường tuy nhiên vấn đề ở đây là làm thế nào để có đủ lượng hàng hóa đểđáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Để có thể nuôi tôm thương phẩm thànhcông thì phải kể đến nguồn giống Vì nếu không có giống thì không thể nuôithành tôm thương phẩm để bán Nguồn tôm giống có 2 xuất sứ chính là nguồntôm giống tự nhiên và nhân tạo
Nguồn tôm giống tự nhiên luôn là một dấu hỏi lớn về số lượng, chấtlượng, bệnh và nhiều thứ liên quan Bởi vì không ai dám chắc nguồn gốc dokhó phân biệt giống loài khi tôm còn nhỏ, kích cỡ không đồng đều, mầm bệnhkhông được kiểm soát, số lượng không ổn định và tất nhiên với những điều kểtrên thì tôm giống tự nhiên khó đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật để áp dụngnuôi công nghiệp quy mô lớn, có chăng cũng chỉ có thể nuôi với quy mô nhỏ
hộ gia đình
Với quy trình sinh sản nhân tạo thì lượng tôm giống có thể được đápứng hàng ngày với số lượng ổn định, nguồn gốc rõ ràng và sự đồng đều vềkích thước cũng như được kiểm soát tối đa về dịch bệnh Cho nên nguồngiống nhân tạo là lựa chọn hàng đầu cho các quy mô nuôi công nghiệp Tuynhiên vấn đề quan trọng là làm thế nào để xác định được nguồn gốc tôm mẹnào tốt nhất để cho tham gia sinh sản mang lại hiệu quả cao nhất và cho ra đờiđàn tôm giống chất lượng cao nhất Với ý nghĩa thực tiễn đó được sự đồng ýcủa nhà trường, khoa Thủy Sản và sự tạo điều kiện của cơ sở thực tập tôi đã
chọn đề tài “ Nghiên cứu buồng trứng và khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa ” làm đề tài thực tập cuối khóa.
Trang 6Mục tiêu:
+ Tìm hiểu quy trình sinh sản nhân tạo tôm sú
+ Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học
+ Đánh giá sức sinh sản để chọn lọc dòng tôm bố mẹ có nguồn gốc tốt nhấtcho tham gia sinh sản tạo đàn giống chất lượng cao và hiệu quả kinh tế
Trang 7PHẦN I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm sú
Loài: Penaeus monodon Fabricius, 1798
Tên tiếng Anh: Tiger ShrimpTên tiếng Việt: tôm sú, tôm cỏ
Trang 8Trên thế giới tôm sú sống ở ấn độ, Tây Thái Bình Dương, Đông và NamChâu Phi, từ Pakistan đến Nhật Bản, từ quần đảo Malaysia đến Bắc Ustraylia.Đặc biệt tập trung ở vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Indonexia, Malaysia…( Trần Minh Anh 1989).
Ở Việt Nam tôm sú (Penaeus monodon) phân bố ở miền Trung từ QuảngBình đến Vũng Tàu, Kiên Giang
Sự phân bố của tôm he tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển Giai đoạn
ấu trùng và giai đoạn đầu của Post larvae tôm sống trôi nổi ở tầng mặt và tầnggiữa, cuối giai đoạn Post larvae tôm chuyển sang sống đáy
Ở tôm sú (Penaeus Monodon) giai đoạn ấu niên và thiếu niên tôm sống ở
độ sâu không quá 6m đến giai đoạn trưởng thành tôm có xu hướng chuyển rasống xa bờ, sống ở vùng triều ngoài khơi Độ sâu tối đa bắt gặp tôm hê phân
bố ở độ sâu 180m, ngoài độ sâu này thì không có tôm sinh sống ( Lục MinhDiệp 2003)
1.3 Đặc điểm hình thái cấu tạo
Cấu tạo ngoài của tôm chúng ta chia làm 2 phần:
- Phần đầu ngực: Có các đôi phần phụ
+ Hai đôi mắt kép có 2 cuống mắt
+ Hai đôi râu: Anten 1 (A1) và anten 2 (A2) A1 ngắn, đốt 1 lớn và cóhốc mắt, có 2 nhánh ngắn A2 nhánh ngoài biến thành vảy râu, nhánh trongkéo dài Hai đôi râu có nhiệm vụ khứu giác và giữ thăng bằng
+ Ba đôi hàm : 1 đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và 2
+ Ba đôi chân hàm : giúp cho việc giữ và ăn mồi, ngoài ra còn giúp cho
hoạt động bơi lội của tôm
+ Năm đôi chân bò hay chân ngực giúp cho tôm bò trên mặt đáy Nhiềuloài ba đôi chân bò 1, 2, 3 có đốt bàn và đốt ngón cấu tạo dạng kìm để bắt vàgiữ mồi, còn 2 đôi 4 và 5 không có cấu tạo dạng kìm
- Phần đầu ngực được bao phủ và bảo vệ bởi vỏ giáp đầu ngực rất cứng
Trang 9- Ở tôm cái, giữa góc chân ngực 4 và 5 có thelycum ( bộ phận nhận và giữ túitinh ).
- Phần bụng: Chia làm 7 đốt:
+ 5 đốt đầu mỗi đốt mang 1 đôi chân bụng
+ Đốt 7 biến thành telson hợp với đốt chân đôi tạo thành đuôi giúp chotôm chuyển động lên xuống và búng nhảy
- Ở tôm đực 2 nhánh của đôi chân bụng biến thành petasma và 2 nhánh trongcue đôi chân bụng biến thành phụ bộ đực, là cơ quan sinh dục đực bên ngoàicủa tôm he
* Màu sắc tôm:
Tôm sú có màu xanh thẫm, có khoang trắng ở thân, khoang vàng ở chânngực, ngón chân màu đỏ hồng hoặc da cam
1.4 Đặc điểm dinh dưỡng.
Tôm sú là loại ăn tạp, thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm hơn
là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dướinước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng Tôm sốngngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ,còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều lên Nuôi tôm sútrong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối Tôm bắt mồibằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá 4h-5htrong dạ dày
Tập tính ăn của tôm sú thay đổi theo giai đoạn phát triển
* Giai đoạn Nau: Tôm dinh dưỡng bằng lượng noãn hoàn dự trữ Chưa ănthức ăn ngoài
* Giai đoạn zoea: Ấu trùng thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn chủyếu là thực vật nổi
Trang 10* Giai đoạn mysis: Bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi tuynhiên thực tế cho thấy mysis vẫn có khả năng ăn được tảo Silic.
* Giai đoạn Postlarvae: Pl bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vậtnổi
* Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành: từ thời kỳ ấu niên, tôm thể hiện tính
ăn của loài là ăn tạp thiên về thức ăn động vật
1.5 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển.
Vòng đời của tôm sú chia làm 6 thời kỳ:
1.5.1 Phát triển phôi: Trứng tôm sú hình cầu, màu vàng xanh, đường kính
trung bình 0,3mm Thời gian để phôi phát triển qua 2 giai đoạn tế bào, giaiđoạn phôi nang và thời điểm xuất hiện Nauplius trong trứng là 0,5: 1,5: 8 giờsau khi đẻ xong
Bảng 1: Các giai đoạn phát triển của phôi
Các giai đoạn trứng Thời gian sau khi đẻ
Trang 11Hình 1: Quá trình phát triển phôi của tôm sú
1.5.2 Ấu trùng và hậu ấu trùng: Ấu trùng và hậu ấu trùng tôm lột xác nhiều
lần, phát triển qua các giai đoạn Nauplius, Zoea, Mysis, Postlarvae
+ Giai đoạn Nauplius ấu trùng biến thái qua 6 giai đoạn phụ Naupliusmới nở hình quả lê, qua 5 lần lột xác biến đổi dần và trở nên dài ra Naupliussống phù du trôi nổi ở tầng trên, dinh dưỡng chủ yếu bằng noãn hoàng, vậnđộng theo kiểu zích zắc, không định hướng, không liên tục, hướng quangmạnh Cuối N6 hệ tiêu hóa bắt đầu hình thành và hoạt động
Hình 2: Ấu trùng Nauplius
Trang 12Hình 3: Các giai đoạn phát triển của Nauplius
Bảng 2:Thời gian chuyển giai đoạn nauplius tôm sú ở S%o= 30-35%o
Nhiệt độ( 0 C) Thời gian(giờ)
Thời gian phát triển các giai đoạn phụ là từ 30- 48h tùy theo nhiệt độ
Zoea 1 Zoea 2 Zoea 3
Trang 13
Hình 4: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Zoea
+ Giai đoạn Mysis: Trải qua 3 giai đoạn biến thái phụ: Cơ thể ấu trùng đãgiống dạng tôm trưởng thành hơn so với Zoea Mysis sống ở tầng trên Đặctrưng của Mysis là bơi ngược về sau, đầu chúc xuống dưới Phân biệt các giaiđoạn phụ của Mysis dựa vào sự xuất hiện và phân đốt của chân bơi
Mysis 1: Chưa có mầm chân bụng
Mysis 2: Mầm chân bụng có 1 đốt
Mysis 3: Mầm chân bụng có 2 đốt
Mysis 1 Mysis 2 Mysis 3
Hình 5: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Mysis
+ Giai đoạn hậu ấu trùng Postlarvae: Hình dạng giống tôm trưởng thànhnhưng chưa hoàn thiện về màu sắc Postlarvae bơi thẳng, có định hướng về
Trang 14phía trước, hoạt động bơi lội chủ yếu nhờ vào chân bụng Cơ thể có 1 đườngsắc tố kéo dài ở mặt bụng từ đầu râu đến cuối telson Lúc đầu đường sắc tố cómàu đỏ sau chuyển sang màu đen Tuổi của Postlarvae được tính theo ngày kể
từ biến thành Postlarvae đầu tiên Từ P1- P5 chúng sống trôi nổi, từ P5 trở đichúng chuyển sang sống đáy
Bảng 3: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng
Giai đoạn Chiều dài trung bình(mm) t/g sau khi nở(tuổi)
Trang 151.5.3 Giai đoạn ấu niên: Từ P5- P20 tôm chuyển sang sống đáy, giai đoạn
này tôm bắt đầu bò bằng chân bò và bơi bằng chân bơi, thường thì trong bể
ương tôm hay bám vào thành
1.5.4 Giai đoạn thiếu niên: Tôm bắt đầu ổn định về tỷ lệ và bây giờ đã phân
biệt được tôm đực và tôm cái dựa và petasma của con đực và thelycum của
con cái
1.5.5 Giai đoạn sắp trưởng thành: Giai đoạn này đặc trưng bởi sự phát triển
của tuyến sinh dục, con đực đã bắt đầu có tinh trùng nằm trong túi tinh và con
cái buồng trứng phát triển, khi con cái giao vĩ thì nó có túi tinh
1.5.6 Giai đoạn trưởng thành: Là giai đoạn chin sinh dục hoàn toàn, di cư
xa bờ tới vùng biển sâu để sinh sản
Hình 7: Các giai đoạn phát triển của tôm sú thể hiện qua vòng đời
Bảng 4:Các thời kỳ trong vòng đời của tôm Sú -Trần Minh Anh, 1989
Thời kỳ Thời điểm bắt đầu Cách sống Thời gian Kích thước (mm) Nơi sống
Trang 161.6.1 Cơ quan sinh sản
* Cơ quan sinh dục đực:
Cơ quan sinh dục đực bên trong gồm: Một đôi tinh hoàn và một đôi ốngdẫn tinh
Đôi tinh hoàn trong suốt, không sắc tố, nằm ở mặt lưng vùng tim đếngan tụy Đôi tinh hoàn tôm sú gồm có 6 thùy: gồm một đôi thùy trước và 5 đôithùy bên Các thùy nối với nhau ở mép trong và nối với ống dẫn tinh
Ống dẫn tinh: bao gồm 4 phần: Ống gần tâm, ống dẫn giữa, ống phần
xa, túi tinh Khi tôm đực thành thục ta có thể thấy rõ đôi túi tinh trắng đục ởgốc chân bò 5
Hình 8: Cơ quan sinh dục đực bên trong và tinh trùng tôm sú
Trang 17(P monodon)_Trần Minh Anh, 1989.
Trang 18Hình 9:Cơ quan sinh dục đực bên ngoài
(Bray, 1992; Trần Minh Anh, 1989)
* Cơ quan sinh dục cái:
Cơ quan sinh dục phụ của tôm cái là Thelycum Thelycum nằm giữa gốcđôi chân bò thứ 4 và 5 Thelycum gồm 1 tấm giữa và 2 tấm bên, là nơi nhận
và lưu giữ các túi tinh trùng Cơ quan sinh dục của tôm cái là một đôi buồngtrứng phân thùy và ống dẫn trứng ống dẫn trứng mở ra ở đôi chân bò thứ 3
* Các giai đoạn phát triển của buồng trứng.
- Giai đoạn I: Giai đoạn chưa phát triển Buồng trứng nhỏ, mảnh, trong suốt,
không nhìn thấy qua lớp vỏ Giai đoạn này chưa thấy ở tôm con
- Giai đoạn II: Giai đoạn phát triển
Buồng trứng lớn hơn kích thước ruột, có màu trắng đục, hơi vàng, rải rác cócác sắc tố đen ( tế bào melanin ) khắp bề mặt
- Giai đoạn III: Giai đoạn gần chín
Kích thước buồng trứng tăng nhanh, màu vàng xanh đến màu xanh nhạt, cóthể nhìn rõ qua lớp vỏ kitin
- Giai đoạn IV: Giai đoạn chín
Trang 19Kích thước buồng trứng đạt cực đại, căng tròn, màu xanh xám đậm, sắc nét ởđốt bụng thứ nhất, buồng trứng phát triển lớn, chảy xệ ra 2 bên tạo thành cánhtam giác.
- Giai đoạn V: Giai đoạn đẻ rồi
Kích thước buồng trứng vẫn lớn, nhưnh buồng trứng mềm và nhăn nheo, cácthùy không căng như giai đoạn IV Buồng trứng có màu xám nhạt Trongbuồng trứng vẫn còn trứng chưa đẻ
Hình 10: Các giai đoạn phát triển của buồng trứng
1.6.2 Tập tính và mùa vụ sinh sản:
Khi bắt đầu tham gia sinh sản, tôm sú di cư ra vùng biển khơi để đẻtrứng, trứng sau khi nở thành ấu trùng được sóng gió và thủy triều đưa vàovùng triều và vùng cửa sông để sinh trưởng và phát triển
Tôm sú hầu như sinh sản quanh năm nhưng có 2 mùa chính là từ tháng
3 đến tháng 4 và từ tháng 7 đến tháng 8
Trong tự nhiên, bãi đẻ của tôm sú ở các vùng nước có độ sâu trongkhoảng 20-70 m, thành phần chất đáy gồm cát thô (0.1%), cát vừa (11.9%),
Trang 20cát rất mịn (77.6%), phù sa (6.4%), sét (4%), đáy có màu xám, nhiệt độ nước
từ 27-290C, độ mặn 33-36%o
1.6.3 Hiện tượng giao vĩ và đẻ trứng ở tôm sú
Khi tôm cái vừa lột xác, tôm đực thường giao vĩ, các túi tinh với sự giúp
đỡ của petasma sẽ được đưa vào thelycum của con cái
Hinh 11: Tập tính giao vĩ của tôm sú:
a Con cái bơi nên, con đực bơi song song phía dưới
b Con đực quay bụng áp vào con cái đang bơi phía trên
c Con đực quay lại vuông góc với con cái
d Con đực thân cong hình chữ U xung quanh con cái đồng thời búngmạnh đầu vào đuôi
Hoạt động giao vĩ của tôm thường diễn ra vào ban đêm
Trước khi đẻ tôm mẹ hay bò, bơi quanh bể, khi đẻ sẽ bơi lên tầng mặt,nghiêng thân bơi thành hình vòng tròn, khi đẻ thì 3 đôi chân ngực 3, 4, 5 giữchặt lấy nhau hoạt động theo nhịp đóng mở để giúp cho việc thải trứng và tinhtrùng Các đôi chân bơi hoạt động tích cực để bơi đẻ, xáo trộn trứng tránhtrúng bị dính trùm Trứng đẻ từ lỗ đẻ ở gốc chân bò 3, cùng với sự bơi về phíatrước thì trứng chảy ngược về phía sau tạo thành một làn trắng đục hơi xanh
1.6.4 Sức sinh sản.
Trang 21Số trứng đẻ tùy thuộc vào kích thước, khối lượng tôm mẹ Trong sinhsản nhân tạo người ta phải tiến hành cắt mắt tôm mẹ để chúng thành thục sinhdục Tôm trong đầm nuôi vỗ thường cho ít trứng và chất lượng tôm giống kémhơn so với tôm bắt ngoài tự nhiên Sức sinh sản tôm sú là khoảng 200.000-1700.000 trứng
1.6.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sinh sản của tôm sú.
Gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài Các yếu tố bên trong là cáchoocmon, các tuyến nội tiết điều khiển sự sinh sản như: phức hệ cơ quan X-tuyến nút, não và hạch ngực, buồng trứng cơ quan Y….Một số hoocmon gốcsteroid Các yếu tố bên ngoài như các yếu tố về môi trường: Ánh sáng, nhiệt
độ nước, độ mặn, chế độ dinh dưỡng, chế độ thủy chiều…
cơ thể Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1h-2h với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối vớitôm lớn Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môitrường sống thay đổi đột ngột Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiệntượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời
Hormone hạn chế sự lột xác lột xác (MIH, molt - inhibiting hormone)được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trụctuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặtchẽ sự lột xác Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này
có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác
Trang 221.8 Khả năng thích nghi với các điều kiện thủy lý, thủy hóa.
Nhiệt độ thích hợp cho tôm sú nằm trong khoảng 25-300C, tốt nhất là từ27-290C Ở nhiệt độ thấp hơn 250C tôm giảm ăn, sinh trưởng chậm Nhiệt độtrong khoảng 30-33OC tôm sinh trưởng nhanh, thời gian lột xác nhanh nhưng
dễ bị bệnh Nhiệt độ lớn hơn 340C sẽ nguy hiểm cho tôm Nhiệt độ còn ảnhhưởng trực tiếp đến tôm thông qua mối quan hệ giữa nhiệt độ nước với khảnăng hòa tan oxy, sự chênh lệch nhiệt độ theo độ sâu, sự phân hủy mùn bãhữu cơ, ảnh hưởng đến hàm lượng các khí độc (H2S, NH3)
Độ mặn dường như ít ảnh hưởng hơn nhiệt độ đến sinh trưởng và tỷ lệsống Ở tôm sú độ mặn thích hợp cho trứng và ấu trùng là 30-35%o Tuynhiên, độ mặn >26%o vẫn có thể tốt cho các giai đoạn ấu trùng về sau Theo
Motoh, Pl tôm sú có thể sống 64% ở độ mặn 0%o và tỷ lệ sống khác nhau
trong khoảng độ mặn từ 0- 38%o, tôm giống sống 100% ở 0%o và chết ở52%o Thực tế cho thấy tôm sú giai đoạn nuôi thịt sinh trưởng tốt ở độ mặn từ5-25%o và có thể thấp hơn 5%o
Khoảng pH thích hợp cho tôm sú là 6.5-9, nhưng tốt nhất là nên trongkhoảng 7.8-8.2 và biến động ngày đêm không nên lớn hơn 0.5 Ảnh hưởngcủa pH đến tôm thường đi kèm với các yếu tố khác, trong đó mối quan hệgiữa pH và các khí độc như NH3, H2S nên cần quan tâm nhất
Hàm lượng oxy hòa tan tốt nhất cho tôm sú là >5 mg02/l, càng gần bãohòa càng tốt tôm sú trong thí nghiệm có thể chịu được hàm lượng DO:
1.2mg02/l (Motoh,1981) nhưng trong thực tế, nếu hàm lượng DO nhỏ hơn
Trang 23Hàm lượng H2S an toàn cho tôm nên nhỏ hơn 0.03mg/l, tốt nhất là nhỏhơn 0.01mg/l Đây là khí độc được lưu ý nhiều nhất trong nuôi tôm, đặc biệt
là khi pH thấp
Độ kiềm: Độ kiềm thích hợp cho tôm sú trong khoảng 150mgCaCO3/L, tốt nhất nên trong khoảng 80-150ppm Độ kiềm cao trongkhoảng thích hợp pH sẽ ổn định, thích hợp cho sinh vật nổi
20-Bảng 5:Các yếu tố môi trường thích hợp của tôm sú
Yếu tố môi trường Khoảng chịu
Bảng 6: những tác nhân gây bệnh WSBV
Kích thước vi thể virus Kích thước cấu trúc virus
Trang 24WSBV 70 – 150 x 350 – 380 nm 58 – 67 x 330 – 350 nm
Tuy vậy, kỹ thuật phân tích trình tự ADN của WSBV những năm gần đây
đã không ủng hộ luận điểm cho rằng, tác nhân gây bệnh đốm trắng ở tôm he làBaculovirus, mà họ cho rằng là một loại virus mới có acide nucleic là DNAthuộc họ: Nimaviridae (Van Hulten, 2001) Dù vậy, những tên gọi đã được đặtcho bệnh này như đã nêu ở trên vẫn được dùng thường xuyên trong các côngtrình nghiên cứu gần đây
2.1.2 Dấu hiệu chính của bệnh
Tôm he bị bệnh đốm trắng thường thể hiện dấu hiệu khả năng tiêu thụthức ăn giảm sút rõ ràng, cá biệt có trường hợp tăng cường độ bắt mồi hơnbình thường, sau vài ngày mới có hiện tượng bỏ ăn Tôm bệnh vào bờ, lờ đờvới dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện các đốm trắng tròn dưới lớp vở kitin, đặcbiệt các đốm trắng tập trung ở giáp đầu ngực và đốt bụng cuối cùng Tômbệnh có thể bị chuyển sang màu hồng đỏ Hiện tượng chết có thể xảy ra ngaysau đó, tỷ lệ chết cao, có thể tới 90%-100% trong vòng 3-7 ngày
Có trường hợp tôm vào bờ và chết dữ dội, nhanh chóng nhưng khôngxuất hiện các dấu hiệu của đốm trắng, những mẫu này khi kiểm tra PCR(Polymerase Chain reaction) có thể do cho kết quả dương tính Đây là trườnghợp bệnh WSBV xảy ra ở mức bệnh độ cấp tính, độc lực của virus rất cao, gâychết tôm bệnh tức thời khi chưa có các dấu hiệu bệnh lý đặc thù của bệnh
Trang 25Cũng có trường hợp, trên thân tôm cũng xuất hiện các đốm trắng, tômchết rải rác kèm theo các dấu hiệu khác như cụt râu, mòn các chân bơi, bẩnhoặc đen mang, nhưng kỹ thuật PCR lại cho kết quả âm tính với WSBV.Trường hợp này được xác định tác nhân gây bệnh do vi khuẩn Do vậy trongthực tế, không phải khi nào xuất hiện đốm trắng trên thân tôm cũng là bệnhđốm trắng do virus (WSBV) Người nuôi cần theo dõi các dấu hiệu khác kèmtheo và kiểm tra PCR để có kết luận cuối cùng.
Khi tôm bị bệnh WSBV, trong mô của một số cơ quan như mang, dạ dày,biểu mô dưới vỏ kitin, cơ quan tạo máu có những biến đổi đặc thù Những tếbào bị nhiễm virus thể hiện sự hơi phình to của nhân tế bào, trong đó chứa duynhất một thể vùi (Inclusion bodies), hình cầu, hoặc hình trứng bắt màu tímhồng của Hematoxylin (mẫu mô học có nhuộm Hematoxylin và Eosin) Khibệnh nặng, các thể vùi thường chiếm hết thể tích của nhân tế bào phình to
2.1.3 Điều kiện bùng nổ bệnh và lây lan
Virus này chỉ có thể sống tự do trong môi trường nước một thời gianngắn, 3–4 ngày, nhưng tồn tại lâu trong sinh vật mang mầm bệnh là các loàigiáp xác hoang dã Đây là con đường lây lan quan trọng của virus này Cácnghiên cứu đều chứng tỏ virus này có thể lây nhiễm theo cả 2 trục ngang vàdọc
Sự bùng phát của bênh WSBV ở tôm nuôi phụ thuộc rất nhiều vào khíhậu thời tiết và môi trường ao nuôi Những nhân tố có thể gây sốc (stress) chotôm nuôi như: Mật độ nuôi cao, các chỉ số môi trường như nhiệt độ, pH, độmặn, N-NH3 của nước ao có sự biến động lớn vượt ra ngoài ngưỡng sinh thái
thích hợp của tôm, đều có thể là điều kiện cho sự bùng phát của bệnh WSBVKết quả điều tra dịch tễ học của bệnh này ở tỉnh Khánh Hòa, Việt Namcho thấy, bệnh xuất hiện lần đầu tiên năm 1994, mang tính mùa vụ rõ rệt.Bệnh đốm trắng thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, từ tháng 10-11năm trước, kéo dài đến tháng 2-3 năm sau và sự bùng phát của bệnh liên quan
Trang 26rất lớn đến sự biến động bất lợi của các yếu tố về độ mặn, pH và các khí độctrong ao.
WSBV là một virus có độc lực rất mạnh, có phổ ký chủ rộng, trên cơ thểtôm, virus này có thể xâm nhập vào nhân tế bào của nhiều cơ quan: Mang, dạdày, biểu mô dưới vỏ Theo sự thông báo của nhiều tác giả, bệnh WSBV làmối đe dọa rất lớn cho ngành công nghiệp nuôi tôm ở khu vực châu Á Khibệnh cấp tính xảy ra, 100% tôm trong ao có thể chết sau 5 – 7 ngày
- Chỉ nên dùng tôm mẹ không nhiễm virus để tham gia sinh sản nhân tạo trongcác trại tôm giống
Chế
t
Tôm mẹ(+)
sống sót (+)
Giáp xác hoang dã
Bệnh WSBV
Tôm thịt (+)
Postlarvae(+) Tôm ấu niên (+)
Ấu trùng(+)
Trứng (+)
Tôm khỏe
Lây nhiễm theo trục dọc Lây nhiễm theo trục ngang
Trang 27- Nên chọn những đàn giống không nhiễm virus WSBV bằng kỹ thuật PCR
để nuôi thịt
- Có thể áp dụng kỹ thuật sốc postlarvae bằng formol để loại đi những conpostlarrvae yếu và mang mầm bệnh trước khi thả tôm giống xuống ao nuôithương phẩm: Trưóc khi thả Post vào ao nuôi thịt, cần cho postlarvae vào một
bể có thể tích khoảng 0,5–1m3, chứa nước biển đã pha với formol nồng độ150-200ppm và sục khí mạnh Sau 30 phút, dừng sục khí, xiphong loại bỏnhững con chết , yếu ở đáy bể, những con còn khỏe, vớt thả xuống ao nuôi
- Làm tốt công tác tẩy dọn vệ sinh trước và sau một vụ nuôi để diệt virus tự
do, diệt và ngăn chặn xâm nhập của những cơ thể sinh vật mang virus (Cua,còng, tôm hoang dã và các loài chim ăn cá)
- Áp dụng hình thức nuôi tôm ít thay nước và không lấy nước trực tiếp từ biển
để tránh sự xâm nhập của virus vào ao, duy trì thích hợp và ổn định các yếu
- Ngoài ra, quản lí chất lượng nước và môi trường ao nuôi luôn thích hợp và
ổn định là phương pháp quan trọng và có hiệu quả
Trang 28- Khi bệnh đã xảy ra, cần dùng thuốc sát trùng với nồng độ cao: chlorine >70ppm diệt virus và sinh vật mang virus trước khi thả ra môi trường để giảm bớt
sự lây lan trên diện rộng
Hình 13: Tôm sú (Penaeus monodon) bị bệnh đốm trắng với các dấu hiệu
bên ngoài và dấu hiệu mô học đặc thù.
2.2 Bệnh Monodon Type baculovirus (MBV) ở tôm he
2.2.1 Tác nhân gây bệnh
Gây bệnh MBV là Baculovirus, một virus dạng hình que, có acid nucleic
là DNA, thuộc nhóm có thể ẩn (Occlusion body) Hiện nay đã có 2 chủng
Trang 29virus này được nghiên cứu và mô tả: MBV từ tôm P monodon vùng Thái
Bình Dương, có cấu trúc chính (Nucleo-capsid): 42 3nm x 246 15nm và
vi thể virus (virion): 754nm x 32433nm Một chủng khác có tên PmSNPV
được phân lập từ P monodon, P plebelus, P merguiensis ở Úc có cấu trúc
chính (Nucleo-capsid): 15–32 x 260–300nm và vi thể virus (virion) có kíchthước là 60 x 420nm Cơ quan đích của vius này khi ký sinh trên tôm he lànhân tế bào gan tụy của tôm
2.2.2 Dấu hiệu chính của bệnh
Bệnh xảy ra ở Postlarvae: Khi nhiễm nhẹ không có dấu hiệu rõ ràng, khinhiễm nặng thường thể hiện một số dấu hiệu như: yếu, bơi lội lờ đờ, cơ thểđổi màu xanh lơ hay xanh đen, sinh trưởng chậm, chuyển giai đọan chậmkhông đều Tỷ lệ chết có thể tích lũy đến 90% nếu môi trường không ổn định.Trong thực tế, do điều kiện môi trường bể ấp được quản lí chặt chẽ và ổnđịnh, nên có nhiều đàn nhiễm rất nặng, tỷ lệ nhiễm tới 100%, nhưng chưa chếthoặc chỉ chết rải rác Những đàn tôm này khi thả ra ao nuôi, môi trường có sựbiến động lớn so với trong bể ấp, gây tỷ lệ hao hụt lớn trong những tuần đầuthả giống
Mẫu ép mô gan tụy tươi, với thuốc nhuộm Malachite Green, cho thấynhiều nhân tế bào gan tụy bị phình to, thể tích có thể tăng gấp 6 lần so vớinhân tế bào không bị nhiễm virus Trong nhân tế bào phình to, thường chứabên trong từ 2 đến nhiều thể ẩn (Occlusion bodies) hình cầu, nhiều mô ở ốnggan tụy bị phá hủy, liên kết giữa các tế bào trong biểu mô gan tụy không cònđược duy trì
Tôm thịt khi bị nhiễm MBV thường có mầu đen tối, kém ăn, còi cọc,chậm lớn, chu kì lột xác kéo dài, nên trên mang và bề mặt cơ thể bị cảmnhiễm rất nhiều các tác nhân cơ hội như vi khuẩn dạng sợi, động vật đơn bào
(Protozoa), tảo đơn hay đa bào và các tác nhân khác Có thể sau 3–4 tháng
nuôi, tôm vẫn có kích thước rất nhỏ "tôm kim" Ngoài ra, nhiều tác giả còn
Trang 30cho rằng MBV có thể làm cơ thể tôm yếu đi và mẫm cảm hơn với các mầmbệnh nguy hiểm khác như vi khuẩn Vibrio, virus đốm trắng, gây tỷ lệ chết caotrong quần đàn.
Tôm sú bố mẹ cũng có thể bị nhiễm virus MBV, nhưng tác hại trên tôm
mẹ không rõ ràng Nhìn hình thức bên ngoài rất khó xác định tôm mẹ cónhiễm MBV hay không, nên nguy cơ đưa tôm mẹ có MBV (+) vào tham giasinh sản nhân tạo trong các trại giống là rất cao Các con tôm mẹ có MBV (+),chắc chắn sẽ tạo ra những đàn postlarrvae bị dương tính với MBV Mức độnhiễm MBV nặng hay nhẹ của tôm mẹ có quan hệ chặt chẽ với mức độ nhiễmcao hay thấp ở đàn tôm ấu trùng (Đỗ Thị Hòa, 2000)
Kết quả nghiên cứu mô bệnh học của tôm sú khi nhiễm MBV cho thấymột số thể ẩn hình cầu, bắt màu hồng của eosin, nằm trong nhân tế bào biểu
mô gan tụy đã bị phình to Ở những đàn tôm bị nhiễm nặng, trong mỗi nhân tếbào bị phình to có chứa hàng chục thể ẩn và có một tỷ lệ lớn những nhân tếbào có chứa thể vùi Đây chính là các căn cứ để đánh giá mức độ nhiễm nặnghay nhẹ ở một mẫu tôm nghiên cứu
Trang 31Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, tại các tỉnh miền Trung cókhoảng 70% bể Post có MBV(+) Khi đưa Post xuống ao đất để ương thànhtôm giống, tỷ lệ nhiễm MBV trên đàn giống tăng cao, gần 90% ao ươngnhiễm MBV Tôm bố mẹ dùng trong các trại sản xuất tôm sú giống ở miềnTrung bị nhiễm MBV từ 60 – 70% ( Đỗ Thị Hòa, 2000).
Hình 14: Tôm sú (Penaeus monodon) bị bệnh MBV và các đặc điểm mô bệnh
học; A: Tôm 2 tháng tuổi bị nhiễm MBV nặng thể hiện sự phân đàn, còi và có mầu tối; B: Mô học gan tụy của tôm khỏe không nhiểm MBV, các nhân tế bào
nhỏ, đều và rõ ràng; C và D: Lát cắt mô gan tụy tôm sú bị nhiễm MBV với cường
độ cao, thể hiện các thể ẩn hình cầu, có màu hồng của Eosin; E: thể ẩn hình cầucủa MBV ở độ phóng đại cao; F: Mẫu gan tụy ép tươi có nhuộm MG cho thấy cácthể ẩn (occlusion bodies) ít bắt mầu thuốc nhuộm
(ảnh A ,B, C,D, F của Đỗ Thị Hòa và Bùi Quang Tề; ảnh E của D.V Lightner)
Trang 32Khi nghiên cứu về đặc điểm lan truyền của MBV, Paynter và nhiều tácgiả khác đã khẳng định rằng: Virus này có thể lây nhiễm theo 2 trục, trục dọc
và trục ngang Tôm mẹ mang virus, khi tham gia sinh sản, MBV theo phântôm mẹ vào môi trường bể đẻ, bể ấp, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể ấu trùngtôm qua con đường thức ăn, bắt đầu từ giai đọan Zoea, khi ấu trùng sử dụngthức ăn từ bên ngoài Ngoài ra, MBV cũng lây nhiễm theo trục ngang rấtmạnh Liao và ctv thông báo rằng, MBV có thể nằm trong các thể ẩn(occlusion bodies), theo phân tôm bị nhiễm, ra ngoài môi trường, nằm ở đáy
ao trong nhiều năm và là nguồn lây nhiễm cho tôm khỏe theo trục ngang.Một số công trình nghiên cứu về khả năng chịu đựng của MBV với cácđiều kiện môi trường và thuốc sát trùng cho thấy: MBV có khả năng chịuđựng cao với thuốc sát trùng: với Iodine 15ppm, Chlorine 10 ppm virus vẫntồn tại trong 6 –8h; có thể sống ở S%o = 0%o và t0 = 370C, nhưng lại kém chịuđựng với ánh sáng mặt trời, MBV sẽ mất khả năng cảm nhiễm sau 6 –8 h dướicường độ ánh sáng mặt trời ở mức độ trung bình (Natividad,1992)
Mức độ cảm nhiễm MBV trên hậu ấu trùng quan hệ không chặt với cáctháng, các mùa vụ khác nhau trong năm Đàn Post thường xuyên mang mầmbệnh, bệnh có xảy ra được hay không chịu ảnh hưởng lớn vào điều kiện gâysốc do mật độ cao, môi trường biến động
2.2.3 Phương pháp chẩn đoán
Có thể chẩn đoán sơ bộ bệnh MBV thông qua các dấu hiệu chính củabệnh như đã mô tả ở phần trên Có thể áp dụng phương pháp kiểm tra nhanhcác mẫu mô gan tụy ép tươi không nhuộm hay có nhuộm bằng malachitegreen, dưới kính hiển vi ở độ phóng đại ≥400x Dưới kính hiển vi, có thể nhậnbiết sự hiển diện của virus này thông qua sự tồn tại của các thể ẩn (occlusionbodies) hình cầu, ít bắt mầu thuốc nhuộm, nằm trong các nhân phình to của tếbào biểu mô gan tụy
Trang 33Có thể dùng phương pháp mô học, để phát hiện các thể ẩn hình cầu, bắtmàu hồng của thuốc nhuộm Eosin, nằm trong nhân phình to của tế bào gantụy, trên các lát cắt mô gan tụy với thuốc nhuộm H và E, ở độ phóng đại ≥400X
Ngoài ra cũng có thể dùng các phương pháp hiện đại để chẩn đoán vànghiên cứu virus này như dùng kỹ thuật PCR để nhận biết ADN đặc trưng củaMBV, dùng phương pháp kính hiển vi điện tử (TEM) phát hiện các vi thểvirus MBV trong nhân tế bào biểu mô gan tụy…
2.2.4 Phương pháp phòng bệnh
Trong các trại sản xuất tôm giống, để có các đàn Postlarvae của tôm sú
có chất lượng cao, không hay ít nhiễm MBV cần quan tâm đến các biện pháp
kĩ thuật sau: Kiểm tra phân để chọn tôm mẹ không hoặc ít nhiễm MBV; Dùng
kĩ thuật rửa nauplius, hay rửa trứng bằng hóa chất như: Formol 100 - 200ppmtrong 30 giây-1phút; Iodine 1-2ppm trong 1-2 phút hoặc rửa bằng nước biểnsạch trong 3-5 phút, để ngăn cản quá trình lây nhiễm virus từ mẹ sang con.Không nên nhốt chung tôm mẹ từ các nguồn khác nhau vào một dụng cụ vìkhả năng lây nhiễm rất nhanh theo trục ngang của MBV Nước và dụng cụcần được sử lý kỹ trước khi dùng, không nên dùng chung dụng cụ giữa các bể
ấp Không nên ương ấp mật độ quá dày và nên hủy bỏ những đàn postlarvae
bị nhiễm MBV nặng
Để phòng bệnh cho tôm thịt cần lựa chọn một đàn giống không, hoặc ítnhiễm MBV bằng các phương pháp kiểm tra nhanh như đã mô tả ở phần trên.Cũng có thể áp dụng biện pháp sốc Formol 100-200ppm, trong 30 giây- 1phút, để lựa chọn một đàn giống khỏe, ít nhiễm MBV, hoặc sốc để loại bỏ bớtnhững con mang mầm bệnh, trước khi thả giống xuống ao nuôi thương phẩm.Tẩy ao cẩn thận trước một chu kì nuôi: vét hết chất thải của đợt sản xuấttrước, phơi nắng đáy ao (nếu có thể), sát trùng đáy ao bằng vôi và hóa chất đểtiêu diệt MBV tồn tại ở đáy ao Không nên nuôi mật độ quá cao, chỉ 25 – 30
Trang 34con/m2, vì theo nghiên cứu của 1 số tác giả, nếu đàn giống có nhiễm MBV,được nuôi ở mật độ thấp thì ảnh hưởng của nó đến sinh trưởng của tôm sẽgiảm Quản lí môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định cũng là biện pháp cóhiệu quả để phòng bệnh này.
2.3 Bệnh nấm ấu trùng ở giáp xác
Bệnh này có một số tên gọi như sau: Bệnh nấm ở ấu trùng giáp xác, bệnhnấm Lagenidium
2.3.1 Tác nhân gây bệnh
Gây bệnh nấm ở ấu trùng của giáp xác hầu hết thuộc về nấm bậc thấp,
gồm một số giống: Lagenidium spp; Sirolpidium spp; Halipthoros spp
(Johnson,1983; Alderman, 1976; Lightner, 1981,1996; Hatai, 1993) và giống
nấm bậc cao có vách ngăn giữa các tế bào Atkinsiella spp.
Các giống nấm nói trên đều có dạng khuẩn ty, phân nhánh ít hoăc nhiều,sinh sản vô tính bằng các bào tử kín
2.3.2 Dấu hiệu chính của bệnh
Ấu trùng tôm he (Penaeus spp) khi bị nhiễm nấm thường có một số dấu
hiệu: bỏ ăn đột ngột, đứt đuôi phân, khó lột xác và có thể gây chết hàng loạt,đặc biệt ở các giai đoạn tiền ấu trùng (zoae, mysis) Khi ấu trùng bị nhiễmnấm nặng đưa lên kính hiển vi quan sát ở độ phóng đại 100x có thể pháthiện dễ dàng hệ sợi nấm trong suốt, phân nhánh chằng chịt, bao phủ trên bềmặt hệ cơ của cơ thể ấu trùng
Ấu trùng ghẹ (Portunus spp) và cua biển (Scylla spp) khi bị bệnh nấm
thường có một số dấu hiệu bệnh lý như sau: ấu trùng giai đoạn Zoae thay đổimàu sắc, từ màu trong sáng bình thường, sang màu trắng Những con hấp hốithể hiện đốm trắng ở mặt lưng của phần bụng Khi quan sát trực tiếp phát hiệnthấy hệ sợi nấm không có vách ngăn phân nhánh chằng chịt trong cơ thể Zoae.Hiện tượng chết dữ dội có thể tới 100% Nấm này còn ký sinh trên trứng ghẹ,làm trứng chết chuyển sang màu nâu, trong khi các trứng khỏe đã nở thành ấu
Trang 35trùng, hệ sợi nấm xuất hiện trên bề mặt ngoài của trứng và các túi bào tử động
đã hình thành ở bên ngoài các ống phóng (Kishio Hatai).
Ấu trùng phylozoma của tôm hùm nhật bản (Panulirus japonicus) cũng
bị gây hại bởi loại nấm ấu trùng Atkinsiella panulirata với dấu hiệu nhận biết
là: ấu trùng chết hàng loạt, khi kiểm tra dưới kính hiển vi, phát hiện được hệsợi nấm, trong suốt, phân nhánh và có vách ngăn Chúng bao phủ phần cơ của
ấu trùng giai đoạn phylozoma.((N Kitancharoen và CTV, 1994)
Trên loài bào ngư (Haliotis sieboldii) nuôi Nhật Bản cũng đã bị nhiễm nấm Atkinsiella awabi, bào ngư bị bệnh thể hiện một số dấu hiệu màng áo
sưng phồng với sự xuất hiện của các vết thương tổn màu đen của sắc tốmelanin (N Kitancharoen và CTV, 1994)
2.3.3 Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán có thể dựa vào dấu hiệu bệnh lý như đã mô tả ở phần trên
và kết hợp với pháp kiểm tra trực tiếp mẫu tươi được làm từ trứng và ấu trùng
bị bênh, trên kính hiển vi quang học ở độ phóng đại 100x, đã cho phép pháthiện được hệ sợi nấm cảm nhiễm trên hệ cơ của ấu trùng
Bằng phương pháp mô học cũng có thể chẩn đoán bệnh này thông quaviệc phát hiện các sợi nấm, các ống phóng và các túi bào tử của nấm
Có thể nghiên cứu bệnh nấm này bằng phương pháp vi sinh vật học,nuôi cấy và phân lập nấm trên môi trường PYGS Agar (Peptone-yeast-Glucose Agar trong nước biển) hay PYGS Broth, nếu dùng nước cất để phachế cần bổ sung với 20%o NaCl và kháng sinh (Penicillin, streptomycin,gentamycin ) để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn trên môi trường nuôicấy
Trang 36vỏ artemia trước khi cho ăn, sát trùng kỹ bể và dụng cụ bằng MG hay bằngFormol.
Do bệnh này thường xảy ra ở giai đoạn tiền ấu trùng, nên sức chịu đựngcủa ấu trùng với tác dụng phụ của thuốc yếu, mặt khác khi phát hiện được thìbệnh đã nặng, và hệ sợi nấm thường luồn dưới lớp vỏ kitin, bao phủ mô cơcủa ấu trùng tôm, nên rất khó trị Tuy vậy, nếu phát hiện sớm có thể dùng một
số hóa chất diệt nấm như: Malachite Green 0,005-0,01 ppm, Treplan 0,05-0,1ppm phun vào bể ấp sẽ có hiệu quả trị bệnh
Chú ý: Do khả năng chịu đựng của bào tử nấm với chlorine rất cao, nên,nếu đợt sản xuất trước đã bị bệnh nấm ấu trùng, để đợt sau không bị bệnh,không nên dùng chlorine để sát trùng bể, nước và dụng cụ Cần thay thể bằnghóa dược khác như: Iodine, formol
Hình 15: Nấm gây bệnh ở ấu trùng giáp xác
A: sợi nấm sinh dưỡng có vách tế bào; B: khuẩn ty của mầm; C: túi bao tử
non có các bào tử nguyên thủy
Trang 373 Sơ lược về lịch sử sản xuất giống tôm sú
3.1 Trên thế giới
Nghề nuôi tôm trên thế giới đã xuất hiện cách đây vài thế kỷ, nhưng kỹthuật hiện đại chỉ mới xâm nhập vào nghề nuôi từ những năm 1930 thế kỷ
XX, khi tiến sĩ Motosaku Fujinaga công bố công trình nghiên cứu về sản xuất
giống nhân tạo loài tôm he nhật bản (Penaeus japonicus) và mãi đến năm
1964 quy trình về sản xuất tôm bột mới được hoàn thành Từ đó nghề nuôitôm mới bắt đầu phát triển một cách nhanh chóng và thật sự bùng nổ vào thậpniên 80 khi con tôm sú sản xuất ra với số lượng lớn Nhờ chủ động đượcnguồn giống nên nghề nuôi ngày càng phát triển với nhiều hình thức nuôikhác nhau, vì thế sản lượng tôm trên thế giới tăng dần và đạt 60.200 tấn vàonăm 1997 Tôm sú là loài có sản lượng đánh bắt và nuôi hàng đầu trên thếgiới Theo thống kê của tổ chức Nông Lương thế giới (Food AgricultureOrganization-FAO), sản lượng tôm sú năm 1997 chiếm 52% sản lượng tômnuôi trên thế giới, Đông Nam Á là vùng dẫn đầu chiếm 53.7% tổng sản lượngtôm toàn thế giới trong tổng số 54 quốc gia có ngành công nghiệp nuôi tômphát triển
Do nhu cầu thị trường ngày càng cao nên nghề nuôi tôm ngày càng pháttriển và được cải tiến Hình thức nuôi công nghiệp đã cung cấp hơn 1/3 sảnlượng tôm nuôi nhưng diện tích chỉ chiếm 5% tổng diện tích nuôi Điều đóchứng tỏ rằng nuôi tôm sú công nhiệp đã mang lại hiệu quả cao cho ngườinuôi, tạo ra lượng tôm lớn cho nhu cầu xuất khẩu
Lợi nhuận cao trong nghề nuôi tôm có thể đạt 50-80% tổng doanh thu, nó
đã tác động đến chính sách phát triển của các nước có tiềm năng nuôi tôm,phát triển nuôi tôm công nhiệp đối với các nước có nghề nuôi tôm phát triển.Hiện nay, trên thế giới có trên 60 quốc gia nuôi tôm tập chung thành hai khuvực chính là Nam Mỹ (các nước tây bán cầu) và Đông Nam Á (các nước đôngbán cầu) Các quốc gia Đông Nam Á với điều kiện thiên nhiên ưu đãi và ứng
Trang 38dụng nhanh về khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng tôm chiếm đến80% tổng sản lượng tôm trên thế giới Các nước có sản lượng lớn như làTrung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Banglades, Việt Nam.
Bảng 7: Sản lượng tôm sú thế giới năm 2001
(Nguồn: thông tin truyên đề, bộ thủy sản số 4 năm 2003)
3.2 Tình hình nuôi tôm ở việt Nam.
Ở Việt Nam nghề nuôi tôm là nghề truyền thống có từ lâu, nuôi tôm với
hình thức quảng canh cổ truyền, bán thâm canh với con giống tự nhiên
Theo tổng kết “hội thảo khoa học kỹ thuật về nuôi tôm” lần thứ nhất năm
1987 thì ở nước ta có trạm nghiên cứu NTTS nước lợ (sau là Viện NghiênCứu Hải Sản) và trường Đại Học Thủy Sản (nay là Đại Học Nha Trang)
nghiên cứu cho tôm he sinh sản nhân tạo với đối tượng tôm he P merguiensis (tôm thẻ, tôm bạc) và Metapenaeusensis (tôm rảo, tôm đất) tại Quý Kim – Bãi
Cháy vào năm 1971, nhưng ấu trùng chỉ phát triển đến giai đoạn zoea, còn ít
chuyển sang mysis
Năm 1981-1987 được sự giúp đỡ của FAO và viện nghiên cứu thủy sản nước
lợ Hải Phòng, trại tôm giống Quy Nhơn bắt đầu cho đẻ và ương thành công
đối tượng tôm thẻ (p merguiensis) và tôm sú (P monodon) Đến năm 1990 cả
nước đã có 500 trại sản xuất giống tập chung, chủ yếu ở miền Trung, các trạisản xuất giống thời kỳ này có công xuất thấp, khoảng 1-5 triệu Pl15/năm Theonguyễn chính (1995), năm 1994, cả nước sản xuất khoảng 1 tỷ tôm Pl15 Sốtrại sản xuất trên cả nước cũng tăng nên đến 2.086 trại vào năm 1998 và hiện
Trang 39nay nước ta có khoảng 4000 cơ sở sản xuất tôm giống với tổng công xuất 15
tỷ PL15 Các tỉnh Nam Trung Bộ vốn đi đầu về sản xuất tôm giống hiện nayvẫn là nguồn cung cấp giống chủ lực cho vùng và cả nước
Về nuôi thương phẩm, năm 1999 Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới vềsản lượng nuôi tôm, năm 2008 xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 477,3 triệu USD,
đối tượng chủ yếu là tôm sú (P.monodon) (với 301.634.441 USD) [số liệu của
hải quan Việt Nam] Và cũng năm 2008, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nướctrên 600 nghìn hecta đạt sản lượng 380 nghìn tấn, chủ yếu là tôm sú theo cácphương thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến, trong đó phầnlớn là nuôi quảng canh cải tiến Ngoài đối tượng tôm sú ra, ở các tỉnh ven biển
từ miền Trung trở ra phía Bắc đã nuôi tôm thẻ chân trắng khá thành công trênnhững diện tích nuôi tôm sú trước đây luôn bị dịch bệnh Diện tích nuôi tômthẻ chân trắng là hơn 14 nghìn hecta đạt sản lượng 41 nghìn tấn Số lượng tômgiống sử dụng nuôi là hơn 20 tỷ tôm sú và 15 tỷ tôm thẻ chân trắng
3.3 Tình hình dịch bệnh và những nghiên cứu tạo ra nguồn tôm giống sạch bệnh.
Dịch bệnh đang là một trong những mối đe dọa cho sự tồn tại của nghềnuôi giáp xác, cụ thể là nghề nuôi tôm Khi tốc độ NTTS ngày càng nhanh,đặc biệt là nghề nuôi tôm từ hình thức nuôi quảng canh cải tiến đến bán thâmcanh thì dịch bệnh ngày càng lớn do ô nhiễm môi trường, con giống kém,…Trong đó nguyên nhân đầu tiên là do tôm giống bị bệnh, các bệnh xảy ra chotôm chủ yếu là bệnh virut đốm trắng (WSSV)., bệnh MBV, bệnh do ký sinhtrùng, do dinh dưỡng và gần đây xuất hiện bệnh phân trắng và teo gan ở mộtvài nơi Từ những thực trạng đó, nhằm phát triển và duy trì ngành nuôi tômcông nghiệp mà trên thế giới cũng như Việt Nam đã có những công trìnhnghiên cứu tạo ra nguồn tôm giống sạch bệnh đáp ứng nguồn giống tốt chongười nuôi như:
Trang 40+ Giữa những năm 70, người Phippin đã nuôi thành công đàn tôm súgiống sạch bệnh với nguồn tôm mẹ ương từ hậu ấu trùng nên đến thành thục
và cho đẻ, ương ấu trùng theo quy trình khép kín Nghiên cứu này đã kiểmsoát được bệnh từ tôm bố mẹ
+ Hiện nay ở Mỹ và Nhật đang nghiên cứu để sản xuất ra một đàn tôm
sú giống không nhiễm MBV bằng cách trứng tôm đã được rửa và ấp trongnguồn nước đã được xử lý bằng Benzal Konium Chlorine (BKC) hoặc Ozon.Các tác giả cũng cho thấy các chất sát trùng không ảnh hưởng tới tỷ lệ nở củatrứng và tỷ lệ sống của ấu trùng
+ Hiện nay, Công ty Moana (Mỹ) đã sản xuất được tôm sú giống sạchbệnh đưa vào Việt Nam nhưng giá thành cao và không có ý định chuyển giaocông nghệ sản xuất tôm giống sạch bệnh cho Việt Nam Công ty Moana,chuyên về các giải pháp kỹ thuật tiên tiến đối với tôm nuôi, sẽ chuyển ấutrùng tôm sú từ Hawai đến Việt Nam để nuôi thành đàn tôm bố mẹ, từ đó sẽsản xuất tôm giống chất lượng cao cung cấp cho ngành nuôi tôm ở Việt Nam
+ Ở Việt Nam: Chương trình gia hóa khép kín vòng đời và sản xuấttôm sú bố mẹ và tôm sú giống sạch bệnh đã được triển khai tại Viện NghiênCứu Nuôi Trồng Thủy Sản II từ tháng 06/2004 đến tháng 12/2008 trên cơ sở 2
đề tài nghiên cứu (đề tài nhánh cấp Bộ và đề tài cơ sở cấp Viện) và phối hợpvới nguồn kinh phí và chương trình Nghiên cứu sinh của ThS Nguyễn DuyHòa tại Đại học Ghent, Bỉ (tài trợ bởi Tổ chức Hợp Tác Phát Triển CácTrường Đại học Flemish – VLIR, Bỉ) Năm 2007, chương trình đã nghiên cứuthành công trong việc khép kín vòng đời tôm sú bố mẹ trong bể nuôi tuầnhoàn kín, và sản xuất được sản lượng lớn tôm bố mẹ sạch bệnh và tôm súgiống gia hóa Hơn 300 cặp tôm bố mẹ sạch bệnh và 7 triệu tôm sú giống giahóa Pl-15 đã được sản xuất trong năm 2008