1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin

81 1,5K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Công ty cổ phần Than Cọc Sáu- Vinacomin là một mỏ khai thác than lộ thiên thuộc Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam. Một Công ty lớn nhất trong ngành khai thác than với sản lượng lên đến trên gần 2 triệu tấn/năm và số lượng công nhân: 5.160 người. Với cơ cấu tổ chức quản lý tốt, Công ty đã không ngừng phát triển. Để đạt được những thành tựu này đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả. Việc đáp ứng cho sản xuất, tiêu thụ được tiến hành bình thường, đúng tiến độ sẽ là tiêu đề để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngược lại việc tổ chức huy động các nguồn vốn kịp thời, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Do đó để đáp ứng một phần các yêu cầu mang tính chiến lược của mình vào Công ty cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua các báo cáo tài chính để từ đó phát triển những mặt tích cực và khắc phục những tiêu cực của hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã làm ảnh hưởng đến các mặt tồn tại từ đó đề xuất được các biện pháp cần thiết, kịp thời cải tiến, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự là một công cụ quan trọng trong công tác quản lý của người lãnh đạo Công ty. Sau một thời gian đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần Than Cọc Sáu- Vinacomin, xuất phát từ ý nghĩa cơ bản về lý luận và thực tiễn với mong muốn được kết hợp giữa các kiến thức đã học, những hiểu biết về Công ty cổ phần Than Cọc Sáu- Vinacomin, em đã lựa chọn đề tài: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu- Vinacomin làm đồ án môn học của mình.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Nước ta từ khi chuyển từ cơ chế bao cấp kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường

đã có những bước phát triển đáng kể với hàng loạt các ngành công nghiệp và dịch vụ

phát triển Cùng với quá trình xây dựng phát triển lớn mạnh của đất nước thì ngành

năng lượng ngày càng được chú ý quan tâm hơn, đặc biệt là ngành than – vàng đen

của Tổ quốc Hoạt động khai thác than đã và đang trực tiếp, gián tiếp tạo công ăn

việc làm, mang lại thu nhập ổn định, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân địa

phương đồng thời đóng góp một lượng lớn cho ngân sách quốc gia Nó là nguồn

nhiên liệu chủ yếu cung cấp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài

nước

Công ty cổ phần Than Cọc Sáu- Vinacomin là một mỏ khai thác than lộ thiên

thuộc Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam Một Công ty lớn nhất

trong ngành khai thác than với sản lượng lên đến trên gần 2 triệu tấn/năm và số

lượng công nhân: 5.160 người Với cơ cấu tổ chức quản lý tốt, Công ty đã không

ngừng phát triển Để đạt được những thành tựu này đòi hỏi phải có những biện pháp

thích hợp nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của

Công ty đạt hiệu quả Việc đáp ứng cho sản xuất, tiêu thụ được tiến hành bình

thường, đúng tiến độ sẽ là tiêu đề để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh

có hiệu quả Ngược lại việc tổ chức huy động các nguồn vốn kịp thời, quản lý, phân

phối và sử dụng các nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất

kinh doanh được tiến hành liên tục Do đó để đáp ứng một phần các yêu cầu mang

tính chiến lược của mình vào Công ty cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá hiệu

quả sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua các báo cáo tài chính để từ đó phát

triển những mặt tích cực và khắc phục những tiêu cực của hoạt động sản xuất kinh

doanh, tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã làm ảnh hưởng đến các mặt tồn tại từ đó

đề xuất được các biện pháp cần thiết, kịp thời cải tiến, tạo điều kiện để nâng cao hiệu

quả của sản xuất kinh doanh

Trang 2

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự là một công cụ quan trọng

trong công tác quản lý của người lãnh đạo Công ty

Sau một thời gian đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở

Công ty cổ phần Than Cọc Sáu- Vinacomin, xuất phát từ ý nghĩa cơ bản về lý luận

và thực tiễn với mong muốn được kết hợp giữa các kiến thức đã học, những hiểu biết

về Công ty cổ phần Than Cọc Sáu- Vinacomin, em đã lựa chọn đề tài: Phân tích hoạt

động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu- Vinacomin làm đồ án

môn học của mình

2 Mục đích của đề tài nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ

phần Than Cọc Sáu- Vinacomin trong năm 2011- 2012 để thấy được những điểm

mạnh, điểm yếu của công ty Qua đó, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

cổ phần Than Cọc Sáu-Vinacomin

 Phạm vi nghiên cứu là: Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất của công ty cổ

phần Than Cọc Sáu – Vinacomin năm 2011-2012

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề được thực hiện bằng các phương pháp thống kê kinh tế, phương

pháp so sánh và phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật để vừa đánh giá được về mặt

số lượng các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế, vừa rút ra được mối liên hệ

giữa các khâu, các lĩnh vực của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công

ty, tính cân đối, đồng bộ của các hoạt động tiềm năng còn ẩn náu và khả năng đáp

ứng yêu cầu của Công ty đối với thị trường

Trang 3

Do thời gian và trình độ bản thân còn hạn chế nên bài chuyên đề này không

tránh khỏi những điểm thiếu sót Em rất mong nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo của

các thầy, cô giáo Trường Đại Học Mỏ- Địa Chất cũng như sự góp ý của các bạn để

chuyên đề này hoàn thiện hơn

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS Nguyễn Ngọc Khánh,

thầy đã hướng dẫn và gợi ý cho e các phương pháp nghiên cứu và chuyển tải nội

dung trong chuyên đề này Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô

giáo trong trường Đại Học Mỏ - Địa Chất đã giảng dạy và hướng dẫn những kiến

thức chuyên ngành giúp em hoàn thành đồ án này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Hải

Trang 4

Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần

Than Cọc Sáu – Vinacomin

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Than Cọc Sáu

1.1.1 Khái quát về công ty

- Ngày tháng năm thành lập: 01 – 08 – 1960

- Tên Công ty : Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu – TKV

- Tên giao dịch Quốc tế: VINACOMIN - COC SAU COAL JOINT STOCK COMPANY

- Trụ sở chính : Phường Cẩm Phú - Cẩm Phả - Quảng Ninh

- Tài khoản : 710A - 0003 tại ngân hàng công thương Cẩm Phả Quảng Ninh

- Điện thoại: 0333.862 062 - Fax : 0333.863 936

- Email : cocsautkv@gmail.com

- Mã số thuế : 5700101002

- Đăng ký kinh doanh số : 110949 do uỷ ban kế hoạch Quảng Ninh cấp ngày 19 / 10 / 1996

- Ngành nghề chính : Khai thác chế biến và tiêu thụ than

- Đơn vị chủ quản : Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam – TKV

- Diện tích khai thác : 16Km2

- Phía Bắc giáp Công ty than Cao Sơn

- Phía Đông giáp phường Cửa Ông

- Phía Tây giáp Công ty than Đèo Nai

- Phía Nam giáp phường Cẩm Phú và Vịnh Bái Tử Long

Trang 5

- Công ty cách đường quốc lộ 18A: 2km

Công ty cổ phần than Cọc Sáu là một Công ty khai thác lộ thiên lớn nhất của

nghành than Khối lượng khai thác chiếm tỷ trọng cao nhất trong Tập Đoàn Công ty

là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, là thành viên của tập Đoàn công nghiệp Than

khoáng sản Việt Nam – TKV

1.1.2 Quá trình phát triển của công ty

Công ty Than Cọc Sáu là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Than Việt Nam nay là

"Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam" nằm trong vùng than Đông

Bắc của Tổ quốc, diện tích khai thác than của công ty là 16Km2 nằm trên địa bàn

phường Cẩm Phú, thị xã Cẩm Phả , tỉnh Quảng Ninh Công ty Than Cọc Sáu là đơn

vị khai thác than lộ thiên có công suất thiết kế 1,9 triệu tấn than hàng năm

Từ năm 1954 thực dân Pháp đô hộ nước ta Hoà bình lập lại, vùng mỏ được giải

phóng và mỏ Than Cọc Sáu lúc bấy giờ chỉ là một công trường than dưới sự quản lý

của xí nghiệp than Cẩm Phả

Từ ngày 01/ 08/ 1960 mỏ Than Cọc Sáu chính thức được thành lập ( nay là

Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu ) trực thuộc Công ty Than Hòn Gai

Từ năm 1987 – 1997 mỏ chuyển sang cơ chế thị trường kinh doanh tốt, lợi nhuậncao, đời sống CNV được ổn định

Từ năm 1996 mỏ Than Cọc Sáu là một doanh nghiệp hạch toán độc lập là thànhviên của Tổng công ty Than Việt Nam , mỏ được thành lập lại theo quyết định số2600QĐ-TCCB ngày 01/ 7/ 1996 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Mỏ được cấp giấyphép kinh doanh số 110 949 do Uỷ Ban KH tỉnh Quảng Ninh ngày 19/ 10/ 1996

Ngày 01/ 10/ 2001 mỏ than Cọc Sáu đổi tên thành Công ty than Cọc Sáu theo Quyết

định số 405/QĐ-HĐQT của HĐQT Tổng công ty Than Việt Nam

Hiện nay Công ty đã đi vào hoạt động theo mô hình cổ phần hoá từ ngày 01/01

/2007 và đựơc đổi tên là " Công ty cổ phần than Cọc Sáu – TKV”

Trang 6

1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu –

Vinacomin 1.2.1 Sơ đồ tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Than

PHÓ GIÁMĐỐC KT – VT

PHÓ GIÁMĐỐC SX

Phòng TC-ĐT

VP Giám đốcPhòng kếhoạchPhòng LĐTL

Phòng kiểmtoán

Phòng vật tưPhòng cơđiệnPhòng KTVận tải

Trung tâmchỉ huy sảnxuấtCác PX Vậntải

CT Khoannổ

Các CT xúctác

PX Chế

biến

Các CTThan

PX Phụcvụ

Các PXSửa chữa

PXTrạmmạng

CTMángga

CTBăng tải

GIÁM ĐỐC

Trang 7

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông

có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ

đông uỷ quyền, ĐHĐCĐ có quyền như sau:

- Thông qua sửa đổi bổ sung điều lệ

- Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính

hàng năm, các báo cáo của BKS,HĐQT và của các kiểm toán viên

- Các quyền khác được quy định tại điều lệ

+ Hội đồng quản trị: Bao gồm 5 thành viên có nhiệm kỳ 5 năm HĐQT là cơ quan có

đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty

+ Ban kiểm soát: BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 3 thành viên, BKS thay mặt cổ đông

để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty

BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện

theo quyền và nghĩa vụ của ban.Công việc của BKS là kiểm tra sổ sách kế toán và

báo cáo tài chính của Công ty, kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của các hoạt động sản

xuất kinh doanh va tài chính của Công ty, kiểm tra thực hiện các nghị quyết, quyết

định của HĐQT

+ Ban giám đốc: Ban giám đốc gồm giám đốc điều hành, phó giám đốc kỹ thuật khai

thác, phó giám đốc cơ điện vận tải, phó giám đốc sản xuất, kế toán trưởng do HĐQT

bổ nhiệm Ban giám đốc có các nhiệm vụ:

- Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

theo nghị quyết, quyết định của HĐQT, nghị quyết của ĐHĐCĐ, điều lệ và tuân thủ

pháp luật

- Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch

sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm

- Ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật

- Các quyền khác được quy định tại điều lệ

Trang 8

+ Các phòng ban nghiệp vụ: Trên cơ sở phân công nhiệm vụ của giám đốc điều hành

cho từng phòng, các phòng ban nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc

cho các phó giám đốc phụ trách, kế toán trưởng theo khối quy định, phối hợp cùng

các đơn vị sản xuất, các phòng ban có liên quan để giải quyết công việc theo chức

năng quản lý

- Văn phòng giám đốc: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc Công ty trong

công tác quản lý văn phòng, hành chính, văn thư lưu trữ, quản lý nội vụ và thực hiện

nội quy của cơ quan văn phòng

- Phòng tổ chức cán bộ: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ,

đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật cho CBCNV

- Phòng lao động tiền lương: Được giám đốc phân công trách nhiệm về công

tác quản lý lao động, tiền lương, khen thưởng và triển khai mọi chế độ chính sách

của nhà nước theo luật định

- Phòng kế hoạch tiêu thụ: Tham mưu xây dựng kế hoạch về sản xuất kinh

doanh các hợp đồng tiêu thụ than

- Phòng kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng vốn, công tác

tài chính kế toán, thống kê trong sản xuất kinh doanh của Công ty và thực hiện đầy

đủ báo cáo tài chính hạch toán theo pháp lệnh của nhà nước ban hành

- Phòng đầu tư xây dựng: Tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản,

lập phương án đầu tư, công tác xây dựng cơ bản có số vốn đầu tư nằm trong phạm vi

cho phép của nguồn vốn đầu tư trong Công ty được xuất ra hàng năm

- Phòng điều khiển sản xuất: Điều hành sản xuất, luôn đảm bảo vị trí công tác

của các thiết bị một cách hợp lý và khi máy móc thiết bị hỏng phải điều đi sửa chữa

và bố trí máy khác vào làm việc để đảm bảo tiến độ thi công Phòng chịu trách nhiệm

báo cáo tiến độ sản xuất hàng ngày lên giám đốc

- Phòng kỹ thuật khai thác: Tham mưu giúp giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật

khai thác mỏ, công tác bảo vệ môi trường

Trang 9

- Phòng kỹ thuật vận tải: Tham mưu, chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật,

thay thế và đổi mới công nghệ đưa vào sản xuất, quản lý, theo dõi gián tiếp tình hình

sử dụng thiết bị khai thác, vận chuyển, tiến độ thi công của các đơn vị sản xuất

- Phòng trắc địa-địa chất: Làm công tác đo đạc, tính toán khối lượng, lập bản

đồ địa hình, khai thác vỉa, lớp phục vụ yêu cầu sản xuất ngắn hạn và dài hạn trong

Công ty

- Phòng KCS (giám định chất lượng): Chịu trách nhiệm công tác về giám định

chất lượng sản phẩm và các mặt hàng than theo yêu cầu tiêu thụ

- Phòng cơ điện: Tham mưu giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý thiết bị cơ

điện trong toàn Công ty

- Phòng quản lý vật tư: Chịu trách nhiệm quản lý cung ứng vật tư phục vụ yêu

cầu sản xuất kinh doanh

- Phòng cấp phát vật tư: Chịu trách nhiệm cung cấp, theo dõi, lưu trữ vật tư

đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của bộ phận sản xuất cũng như của bộ phận quản lý

- Phòng an toàn: Chịu trách nhiệm đầy đủ khâu huấn luyện an toàn cho người

lao động theo từng công việc khi tham gia lao động tại khai trường Công ty Chịu

trách nhiệm trước giám đốc về mọi chế độ chính sách đối với công tác bảo hộ lao

động của cán bộ công nhân viên theo luật định

- Phòng bảo vệ thanh tra: Chịu trách nhiệm về trật tự an ninh tài sản trong sản

xuất và thực hiện chính sách pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm

quyền Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện công tác nghiệp vụ thanh tra đối với công nhân

và kiểm tra các đơn vị cấp dưới trực thuộc

- Phòng kiểm toán nội bộ:Chịu trách nhiệm công tác kiểm toán nội bộ đảm

bảo đúng các quy định về tài chính

Trang 10

- Phòng thi đua văn thể: Tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất.

Công tác VHVN-TDTT, công tác khánh tiết, tuyên truyền quảng cáo Đề xuất khen

thưởng động viên các tập thể, cá nhân

- Phòng y tế: Chịu trách nhiệm chăm lo sức khoẻ, khám chữa bệnh cho cán bộ

công nhân viên, bảo vệ môi trường xã hội

+ Các đơn vị sản xuất: Gồm 10 phân xưởng vận tải, 13 công trường Đây là bộ phận

trực tiếp sản xuất Các đơn vị sản xuất thực hiện sản xuất kinh doanh theo kế hoạch

giao khoán sản lượng và quản lý chi phi theo quy định của Công ty Ký kết cùng các

phòng ban liên quan giải quyết công việc theo chức năng nhiệm vụ được giao, chịu

trách nhiệm trước các phó giám đốc về tình hình kế hoạch được giao

1.2.3 Các đặc điểm quản trị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó chú trọng đến việc xác định cho doanh

nghiệp một hướng đi đúng đắn trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động

Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết

định sự thành công, hiệu quả kinh doanh cao hay thất bại, kinh doanh phi hiệu quả

của một doanh nghiệp Định hướng đúng và luôn định hướng đúng là cơ sở để đảm

bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp

+ Muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh

Các lợi thế và chất lượng và sự khác biệt hoá sản phẩm, giá cả và tốc độ cung ứng

đảm bảo cho doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào nhãn

quan và khả năng quản trị của các nhà quản trị Việc đảm bảo và ngày càng nâng cao

chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng nhiều của nhân tố

quản trị chứ không phải của nhân tố kỹ thuật, quản trị định hướng chất lượng theo

tiêu chuẩn ISO 9000 chính là dựa trên nền tảng tư tưởng này

Trang 11

+ Trong quá trình kinh doanh, quản trị doanh nghiệp khai thác và thực hiện

phân bổ các nguồn lực sản xuất Chất lượng của hoạt động này cũng là nhân tố quan

trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mỗi thời kỳ

+ Bằng phẩm chất và tài năng của mình, đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt

là các nhà quản trị cao cấp có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính quyết

định đến sự thành đạt của doanh nghiệp Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị

doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị

cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các

bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó

Trang 12

Chương 2 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của

công ty cổ phần Than Cọc Sáu Vinacomin

Để phân tích chung được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm

2012 ta dựa trên bảng phân tích các chỉ tiêu chủ yếu ( Bảng 1) Qua bảng 1 có thể

thấy rằng các chỉ tiêu quan trọng của Công ty đều đạt và vượt

Bảng1: Các chỉ tiêu chủ yếu của công ty cổ phần Than Cọc Sáu

TT TÊN CHỈ TIÊU ĐVT TH2011 Năm 2012

5 Doanh thu thuần Tr.đ 3.797.083 3.531.287 4.024.990 227.907,00 6,00 493.702,81 13,98

6 Giá trị gia tăng Tr.đ 251.540,00 308.539,00 323.940,00 72.400,00 28,78 15.401,00 4,99

7 Tổng số vốn

kinh doanh Tr.đ 1.485.838 1.485.838 1.856.998 371.160 24,98 371.160 24,98

Trong đó:

Trang 13

102,31 -17.840 -102,31

13 Lợi nhuận sau

thuế Tr.đ 110.573 110.573 12.862 -97.711 -88,37 -97.711 -88,37

Trang 14

14 Nộp ngân sách

Nhà nước Tr.đ 28.411,10 22.794,00 26.981,80 -1.429,30 -5,03 4.187,80 18,37

Bảng 2: Bảng phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng và chỉ tiêu doanh thu

TT CHỈ TIÊU ĐVT TH2011 Năm 2012 So sánh TH12 với

*/ Với các chỉ tiêu hiện vật:

- Phân tích chỉ tiêu giá trị sản lượng (Bảng 1 + Bảng 2)

+ Sản lượng than nguyên khai sản xuất năm 2012 đạt: 1.927.179 tấn tăng so

với năm 2011 là 5.667,88 tấn tương ứng với 0,29% và tăng so với kế hoạch đặt ra là

91.179 tấn tương ứng 4,97%

+ Sản lượng than tiêu thụ tăng đều qua các năm, năm 2012 đạt : 1.779.992,28

tấn tăng so với năm 2011 là 108.172,8 tấn tương ứng với 6,47% và tăng so với kế

hoạch 224.792,28 tấn tương ứng 14,45%

+ Than nguyên khai sản xuất tăng, lượng than tiêu thụ cũng tăng, duy chỉ than

sạch sản xuất giảm Năm 2011, sản lượng than sạch sản xuất là 1.724.528,88 tấn,

nhưng đến năm 2012, sản lượng chỉ còn 1.603.262,16 tấn, giảm so với năm trước là

121.266,72 tấn, tương ứng với 7,03%

Trang 15

- Trong năm 2012 công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị để khai thác kế hợp với

thuê ngoài Do vậy khối lượng mét lò mới của công ty đạt 18.860 mét tăng so với

năm 2011 là 2.173 mét tương ứng 13,02% và so với kế hoạch giảm 314 mét tương

ứng 1,64%

Tuy không đạt vượt mức chỉ tiêu đề ra, nhưng so với năm trước thì công ty cũng đã

tăng được lượng mét lò phục vụ khai thác và sản xuất than

*/ Với các chỉ tiêu giá trị:

- Phân tích chỉ tiêu doanh thu (Bảng 1 + Bảng 2):

Năm 2012, cùng với sự gia tăng của sản lượng than nguyên khai sản xuất,

doanh thu của công ty cũng tăng rõ rệt Cụ thể đạt 4.024.990 triệu đồng tăng so với

năm 2011 là 227.907 triệu đồng tương ứng 6% và tăng so với kế hoạch là

493.702,81 đồng tương ứng 13,98%

Trong đó doanh thu than đạt 3.773.725 triệu đồng so với kế hoạch tăng

542.350,12 triệu đồng đạt 16,78% , tăng so với năm 2011 là 198.061,11 triệu đồng

tương ứng 5,54%

Năm 2012, tổng số vốn kinh doanh của công ty là 1.856.998 triệu đồng

Trong đó đầu tư vào các khoản tài sản dài hạn là 938.906 triệu đồng giảm 57.131

triệu đồng, tương ứng 5,74% so với năm 2011 Tài sản ngắn hạn là 918.092 triệu

đồng tăng hơn so với năm 2011 là 428.290 triệu đồng tương ứng là 87,44%

Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 đạt 16.078 triệu đồng – giảm so

với năm 2011 là 111.743 triệu đồng, tương ứng với 87,42% , lợi nhuận sau thuế là

12.862 triệu đồng – giảm so với năm 2011 là 97.711 triệu đồng, tương ứng với

88,37%

Như vậy, năm 2012 lượng vốn đầu tư vào các khoản tài sản dài hạn giảm

xuống, cùng với đó là lượng than sạch sản xuất ra cũng giảm Mặc dù công ty đã đầu

tư thêm các thiết bị, đổi mới công nghệ để mở rộng sản xuất, sản lượng than tiêu thụ

và doanh thu cũng có phần tăng, tuy nhiên lợi nhuận trước và sau thuế giảm tương

Trang 16

đối nhiều Công ty cần phải linh hoạt trong quá trình sản xuất hơn nữa, cần quản lý

tốt công tác sản xuất, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả của vốn, giảm giá thành để

hoàn thành và có thể vượt mức các chỉ tiêu đề ra

Trên đây mới chỉ là những đánh giá mang tính chất tổng quát Để đánh giá

chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đi sâu phân tích chi tiết hoạt

động sản xuất kinh doanh theo trình tự nội dung phân tích sẽ được trình bày ở các

phần sau

Chương 3 Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

3.1 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm

Trang 17

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp là tiến hành sản xuất,

không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất, kinh doanh, cung cấp ngày

càng nhiều hàng hóa cho xã hội Trong quá trình sản xuất, để đạt được kết quả cao

nhất, doanh nghiệp phải khai thác và tận dụng năng lực sản xuất, ứng dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm

3.1.1 Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo nguồn sản lượng và

đơn vị sản xuất

Phân tích khối lượng sản phẩm theo nguồn sản lượng và đơn vị sản xuất cho

biết khối lượng sản phẩm của từng nguồn, từ đó thấy được nguồn nào có lợi hơn,

nguồn nào bị hạn chế để doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư phù hợp

Đối với Công ty đối tượng phân tích ở nội dung này là sản lượng sản xuất

than ở các phân xưởng sản xuất than nguyên khai và sản lượng than sạch được sản

xuất trong năm 2011, 2012 Khối lượng sản phẩm sản xuất theo nguồn sản lượng và

đơn vị sản xuất của Công ty được phản ánh trong Bảng 3 và Bảng 4

Bảng 3: Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo nguồn sản lượng

Trang 18

Kết cấu (%)

Sản lượng (Tấn)

Kết cấu (%)

TH 11 (%)

KH 12 (%)

Trang 19

Sản lượng than nguyên khai sản xuất của toàn Công ty năm 2012 đạt 1.927.179

Tấn, so với năm 2011 tăng 5.667,88 tấn tương ứng với 0,29%

Sản lượng than sạch sản xuất của toàn công ty năm 2012 đạt 1.603.262,72 tấn,

giảm so với năm 2011 là 121.266,72 tấn tương ứng với 7,03%

Ở nguồn sản lượng than nguyên khai:

Sản lượng than hầm lò của toàn Công ty năm 2012 đạt 1.572.133,32 tấn

-tăng so với năm 2011 là 16,37%

Đơn vị sản xuất ra than hầm lò được phân thành 12 phân xưởng với tên gọi từ

phân xưởng KT1 đến phân xưởng KT12 Trong đó, phân xưởng KT 8 sản xuất ra sản

lượng than hầm lò cao nhất là 176.395,32 tấn năm 2012, năm 2011 là 112.628,88 tấn

Chiếm tỷ trọng 8,81% theo kế hoạch và 9,15% theo thực tế năm 2012 trong sản

lượng than của toàn công ty So với năm 2011, năm 2012 sản lượng than của phân

xưởng KT8 tăng 56,62%, so với kế hoạch 2012 tăng 9,10%

Trữ lượng ở các phân xưởng sản xuất than của Công ty không đồng đều Sản

lượng than của Công ty sản xuất ra cao nhất là ở phân xưởng KT8, trong khi đó, sản

lượng than của phân xưởng KT5 năm 2011 là 35.256,6 tấn, năm 2012 là 82.053 tấn,

chỉ chiếm 4,26% sản lượng than của toàn công ty năm 2012 Chỉ bằng ½ sản lượng

của phân xưởng KT8

Bên cạnh sự tăng sản lượng của than hầm lò thì than lộ thiên và tận thu lại

giảm 215.562,6 tấn tương ứng với 37,78%, năm 2012 còn 355.045,68 tấn Cần

nâng cao sản lượng than tận thu, tăng tỷ lệ thu hồi than và để hạn chế việc lãng phí

tài nguyên

3.1.2 Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo mặt hàng

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung từ trên xuống như trước kia thì quan

điểm về phân tích sản xuất theo mặt hàng là: đảm bảo hàng hoá, là nhiệm vụ bắt

Trang 20

buộc của doanh nghiệp, chỉ so sánh mặt hàng thực tế đã sản xuất với số kế hoạch đã

được duyệt Quan điểm này vẫn được áp dụng với trường hợp mặt hàng của doanh

nghiệp là quan trọng, thiết yếu được nhà nước đặt hàng và giao thành chỉ tiêu pháp

lệnh đối với doanh nghiệp Công ty là một trong những doanh nghiệp đó

Nhiệm vụ chính của Công ty cổ phần than Cọc Sáu là sản xuất than Trong

những năm qua, Công ty không chỉ chú trọng đến quy mô sản xuất mà còn phải sản

xuất ra nhiều loại sản phẩm, đa dạng về chủng loại, đáp ứng được nhu cầu của nền

kinh tế quốc dân phục vụ nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và ngoài nước

Đối với Công ty sau khi được khai thác sẽ tiến hành phân loại, chế biến theo từng

chủng loại mặt hàng theo các chỉ tiêu của Tập đoàn và theo yêu cầu của khách hàng

Việc thực hiện đúng kế hoạch mặt hàng là một yêu cầu đảm bảo sự cân đối

trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và góp phần điều

hoà giữa cung và cầu của thị trường

Kết cấu mặt hàng sản xuất than năm 2012 của Công ty Than Cọc Sáu được

Thực hiện 2012 So sánh TH 12 với Sản lượng

(Tấn)

Kết cấu (%)

Sản lượng (Tấn)

Kết cấu (%)

Trang 21

Qua bảng 5 cho thấy Công ty có kết cấu mặt hàng rất đa dạng, có nhiều chủng

loại than chứng tỏ Công ty đã chú trọng vào những mặt hàng đáp ứng thoả mãn nhu

cầu khách hàng và những loại có giá bán cao

So với năm 2011 thì tổng sản lượng than sạch sản xuất (bao gồm than cục xô,

than cám, than bùn) giảm 7,03%, nhưng so với kế hoạch đặt ra năm 2012 thì sản

lượng than đã tăng lên 2,73% Trong đó chủ yếu là sản xuất than cám và than cám 6b

chiếm tỉ trọng cao nhất

Ngoài ra, so với năm 2011 thì năm 2012 còn có sự thay đổi về kết cấu sản

lượng than trong than sạch: Lượng than cục xô năm 2011 là 32.158,08 tấn, chiếm

1,86% tổng sản lượng than sạch, đến năm 2012 sản lượng giảm xuống chỉ còn

25.089,48 tấn, chiếm 1,56% tổng sản lượng than sạch sản xuất So với năm 2011 thì

sản lượng giảm 21,98%, so với kế hoạch đặt ra thì giảm 45,97% Lượng than bùn

cũng giảm xuống từ 9.251,28 tấn năm 2011 còn 6.483,24 tấn năm 2012, giảm mất

29,92%, chỉ chiếm 0,4% tổng sản lượng than sạch của công ty

Nhìn vào khối lượng của từng loại mặt hàng than nhận thấy Công ty chủ yếu

sản xuất loại mặt hàng là than cám Năm 2012 sản lượng than cám 7b không được

sản xuất nhưng lượng than này năm 2011 chỉ là 777,6 tấn, chỉ chiếm 0,05% sản

lượng tan sạch của toàn công ty Cũng có sự giảm sản lượng ở than cám 5, từ

749.675,52 tấn xuống còn 657.277,2 tấn và than cám 7a năm 2011 là 41.671,8 tấn,

năm 2012 không còn sản xuất nữa và đang ở mức âm là -2.565 tấn Tuy nhiên lại có

sự tăng mạnh ở sản lượng than cám 6a, năm 2011 là 59.819 tấn, chỉ chiếm 3,47% sản

lượng than sạch sản xuất, nhưng năm 2012 lại tăng lên là 178.540,2 tấn, chiếm

11,14% sản lượng than sạch sản xuất, tăng 198,47% so với năm 2011 Cùng với đó là

than cám 6b, theo kế hoạch chỉ sản xuất 394.740 tấn, nhưng thực tế đã sản xuất vượt

mức kế hoạch đặt ra 87,07% lên 738.435,96 tấn năm 2012

Trang 22

Sự thay đổi đó chủ yếu là do trong năm 2012 nhu cầu về chủng loại than của

thị trường đối với Công ty có sự thay đổi Ngoài ra, do công nghệ khai thác và chất

lượng vỉa than thay đổi cũng đã làm thay đổi chất lượng than sản xuất của Công ty

3.1.3 Phân tích chất lượng sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc sản xuất kinh doanh không phải là

việc làm đơn giản Mỗi một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải có những chiến

lược kinh doanh riêng Trong kinh doanh có rất nhiều yếu tố quyết định đến sự thành

công của doanh nghiệp Đối với những ngành khai thác và sản xuất như ngành than

thì một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là chất

lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm tác động trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của Công ty

Công ty là một trong những doanh nghiệp có chất lượng than tốt trong ngành Chính

vì vậy năm 2012 công ty tiếp tục hoàn thiện các chính sách tác động đến việc nâng

cao chất lượng sản phẩm như đầu tư cho công tác giám sát, kiểm tra hướng dẫn thực

hiện quy cách chất lượng sản phẩm ở tất cả các công đoạn, tạo mặt bằng kho bãi

chứa than, áp dụng công nghệ khai thác hợp lý và đúng kỹ thuật Kết quả của các

biện pháp trên được thể hiện qua bảng báo cáo chất lượng than năm 2012 dưới đây

Trang 23

Bảng 6: Bảng phân tích chất lượng than

So sánh KH TH

So sánh KH TH

So sánh

Qua bảng 6, ta thấy nhìn chung chất lượng than của công ty Than Cọc Sáu khá tốt,

trong đó sản phẩm than cục có chất lượng tốt nhất với:

_ Độ tro khô (Ak) năm 2012 là 10,2%, tăng so với kế hoạch đặt ra là 0,95%

_Chất bốc khô (Vk) năm 2012 là 4,5%, tỷ lệ đạt đúng mức kế hoạch đề ra

_Độ ẩm toàn phần (Wtp) năm 2012 là 5,42%, tăng so với kế hoạch đặt ra là 0,22%

_Lưu huỳnh chung khô (Sc) năm 2012 là 0,7% đạt đúng theo chỉ tiêu chất lượng

than (không quá 0,8%)

_Trị số tỏa nhiệt toàn phần khô năm 2012 là 7335Q,kcal/kg, tăng so với kế hoạch đặt

ra là 14Q,kcal/kg

3.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh

Thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng của sản

phẩm, thu hồi được vốn bỏ ra, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, đồng

Trang 24

thời thỏa mãn phần nào nhu cầu tiêu dùng của xã hội Sản phẩm, hàng hóa chỉ được

coi là tiêu thụ khi và chỉ khi xí nghiệp đã thu được tiền hay được người mua chấp

nhận trả tiền

3.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng

Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng được coi là “thượng đế” Nhu cầu,

mức tiêu thụ, thói quen, tập tính sinh hoạt, phong tục… của người tiêu dùng là những

nguyên nhân tác động trực tiếp đến lượng hàng tiêu thụ Khách hàng là nhân tố quan

trọng quyết định đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, qua khách hàng cũng

có thể phản ánh được sản phẩm nào tốt, sản phẩm nào cần phải nâng cao hơn, quan

tâm đến thị yếu của khách hàng là mục tiêu quan trọng và thiết yếu của mỗi công ty

Hiện nay khách hàng chủ yếu của công ty Than Cọc Sáu tập trung vào ba

nhóm khách hàng là: Công ty Kinh doanh Than, Công ty kho vận Biển Đông và các

Trang 25

Qua bảng 7, nhận thấy tình hình tiêu thụ than năm 2012 ở nhóm khách hàng

thứ nhất và thứ hai là công ty KD than và các doanh nghiệp đang có xu hướng giảm

đi Cụ thể là tình hình tiêu thụ than ở công ty KD than năm 2011 là 1.659.563,64 tấn,

năm 2012 giảm 24,36% còn 1.255.244,04 tấn Nguyên nhân của sự giảm đi trong

tiêu thụ với công ty KD than là do lượng tiêu thụ than ở các hộ điện, hộ đạm và các

đơn vị kinh doanh trong Vinaconmin đã giảm đi lần lượt là 41,03%, 61,83%,

47,42% Giảm nhiều nhất là ở các hộ điện khi lượng tiêu thụ năm 2011 là 752.373,36

tấn sang năm 2012 ở mức -308.730,96 tấn Tuy lượng than xuất khẩu tăng khá cao,

năm 2011 từ 179.256,24 tấn lên 434.636,28 tấn năm 2012, tăng 142,47% so với năm

trước và tăng 60,98% so với kế hoạch đặt ra nhưng vẫn không đủ để nâng toàn bộ

sản lượng tiêu thụ của công ty KD than lên đạt và vượt mức kế hoạch và lượng tiêu

thụ năm trước

Bên cạnh đó là lượng than tiêu thụ tại các doanh nghiệp bao gồm nội bộ

doanh nghiệp và các hộ khác cũng giảm một lượng đáng kể như năm 2012 chỉ còn

nội bộ của các doanh nghiệp tiêu thụ than với lượng là 1.668,60 tấn, giảm 1.335,96

tấn, tương ứng với 44,46% - một lượng giảm không hề nhỏ

Năm 2012, tuy nhóm khách hàng thứ nhất và thứ ba có xu hướng giảm lượng

tiêu thụ, nhưng sản lượng của công ty vẫn tăng lên là do có sự đầu tư vào nhóm

khách hàng mới – nhóm khách hàng thứ hai: Công ty kho vận Biển Đông với lượng

tiêu thụ năm 2012 là 1.668,6 tấn

3.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng

Sản phẩm là tất cả những cái gì có thể thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn và

được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, sử dụng hay tiêu dùng,

mua của khách hàng

Sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được chấp nhận khi nó thỏa mãn nhu cầu nào

đó của khách hàng Đối với mỗi doanh nghiệp, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà lợi

nhuận chỉ có được sau khi tiêu thụ sản phẩm Trong kinh doanh, hiếm có công ty nào

chỉ có một sản phẩm duy nhất vì nếu chỉ có một sản phẩm duy nhất sẽ khó tránh

Trang 26

khỏi rủi ro và không đảm bảo mục tiêu an toàn trong sản xuất kinh doanh Vì thế cần

phải đa dạng hóa sản phẩm Nhờ bán sản phẩm doanh nghiệp sẽ thu được giá trị

Hiểu được vấn đề đó công ty cổ phần Than Cọc Sáu cũng đã lựa chọn cho

mình những chủng loại sản phẩm thích hợp để tiêu thụ

Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng của công ty được thể hiện ở bảng 8

Bảng 8: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng

TH2011 Sản lượng

(tấn)

Tỷ trọng (%)

Sản lượng (tấn)

Tỷ trọng (%)

Nhìn chung thì tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng có xu hướng tăng,

năm 2011 là 1.671.819,48 tấn lên 1.779.992,28 tấn năm 2012, tăng 108.172,8 tấn

tương ứng với 6,47% Các mặt hàng về than bùn và than cục xô có xu hướng giảm

cả về sản lượng lẫn tỷ trọng Năm 2012, sản lượng than cục xô là 22.472,64 tấn

chiếm 1,26% tổng sản lượng than tiêu thụ, giảm 45,84% sản lượng so với năm trước

Sản lượng than bùn năm 2012 là 6.483,24 tấn chiếm 0,36% tổng sản lượng than tiêu

thụ, giảm 29,92% sản lượng so với năm trước

Ngược lại với sự giảm sản lượng tiêu thụ của than bùn và than cục xô, sản

lượng than cám tăng lên 8,02% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 98,37% trong

Trang 27

tổng lượng than tiêu thụ của công ty Sản lượng than cám năm 2012 là 1.751.035,32

tấn, trong đó tỷ trọng than cám 6b là cao nhất với 49,78% và sản lượng than cám 6a

là tăng mạnh nhất, năm 2011 là 39.692,16 tấn đến năm 2012 là 197.892,72 tấn, tăng

158.200,56 tấn, tương ứng với 398,57%

3.3 Phân tích tính chất nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

3.3.1.Phân tích tình hình đào lò chuẩn bị

Bảng 10: Phân tích tình hình đào lò chuẩn bị

Loại

TH2011 (mét)

Năm 2012 (mét) TH 2012 so với TH

2011

TH 2012 so với KH 2012

Tăng giảm (mét)

Chỉ số (%)

Tăng giảm (mét)

Chỉ số (%) Chuẩn bị sx m 15.385 17.640 17.490 2.105,00 13,68 -150,00 -0,85

Hệ số đào lò m/1000T 12,3 12,6 12,02 -0,28 -2,28 -0,58 -4,60 Đào lò XDCB m 1.302 1.534 1.370 68,00 5,22 -164,00 -10,69 Tổng m 16.696 19.184,37 18.869,8 2.173,80 13,02 -314,57 -1,64

Công tác đào lò với các chỉ tiêu, hệ số đào lò, đào lò XDCB năm 2012 tăng

so với năm 2011, tuy không đạt vượt mức kế hoạch đề ra nhưng các loại đường lò

cũng đã được mở rộng với 16.696 m năm 2011 lên 18.869,8 m năm 2012, tăng

2.173,8 m tương ứng với 13,02% Mở rộng đào lò cũng góp một phần nâng cao sản

lượng khai thác than của công ty

3.3.2 Phân tích sản lượng sản xuất than hầm lò và tiêu thụ theo thời gian

Bảng 9: Phân tích sản lượng sản xuất than hầm lò và tiêu thụ theo thời gian

tiêu thụ

1 133.984,80 137.955,96 103,0 99.989,64 114.590,16 114,6 0,83

Trang 28

Quá trình sản xuất sản phẩm được coi là nhịp nhàng nếu như nó đảm bảo

thường xuyên hài hòa giữa nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Tính nhịp nhàng

Biểu đồ nhịp nhàng của quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ

Trang 29

của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là điều kiện đảm bảo tính hiệu quả của

mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu

của thị trường

Việc phân tích tính nhịp nhàng của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giúp cho

doanh nghiệp hiểu rõ hiện trạng sản xuất kinh doanh của mình từ đó sẽ giúp cho lãnh

đạo có kế hoạch điều chỉnh kịp thời, hợp lý tránh tình trạng quá thừa hoặc quá thiếu

ở một số công đoạn nào đó

Dựa vào số liệu của bảng 9 có thể phân tích được tính chất nhịp nhàng của

quá trình sản xuất và tiêu thụ than của công ty Than Cọc Sáu năm 2012

Công thức tính hệ số nhịp nhàng:

Trong đó: Hnn là hệ số nhịp nhàng

n0 là số tháng trong năm công ty hoàn thành và vượt mức kế hoạch

i=1-k: Số tháng trong kì phân tích, n=12

mi là tỷ lệ % mức hoàn thành kế hoạch của tháng thứ i

Thay số vào ta tính được hệ số nhịp nhàng của khâu sản xuất của công ty Than Cọc

Sáu là 0,98 và hệ số nhịp nhàng của khâu tiêu thụ là 0,9977

Lượng than sản xuất và than tiêu thụ qua các tháng đa phần là theo nhịp tăng

khá đều, như vào các tháng 1,2,3,5,6,7,9,11,12 thì tỷ lệ than tiêu thụ cao hơn tỷ lệ

than sản xuất Trong đó nhịp tăng lên cao nhất là vào tháng 9 với tỷ lệ than sản xuất

đạt 89%, tỷ lệ than tiêu thụ đạt 130,1% , cao hơn tỷ lệ than sản xuất là 41,1%, hệ số

tiêu thụ là 1,38

k i=1 mi

100n

Trang 30

Vào các tháng 4,8,10 tỷ lệ than sản xuất so với tỷ lệ than tiêu thụ có giảm, nhưng

giảm không đáng kể Tỷ lệ than giảm cao nhất vào tháng 8 với tỷ lệ sản xuất so với

kế hoạch đạt 119,8%, tỷ lệ tiêu thụ so với kế hoạch là 98,5%, hệ số tiêu thụ là 0,58

Hệ số tiêu thụ than cả năm của công ty là 0,92 điều đó chứng tỏ quá trình sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty đang diễn ra nhịp nhàng, đảm bảo được tính

hiệu quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của thị

trường hiện nay

Chương 4 Phân tích tình hình sử dụng Tài sản cố định

Tài sản cố định là cơ sở vật chất của doanh nghiệp, tạo nên thành phẩm chủ

yếu của vốn sản xuất Trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, TSCĐ của các

doanh nghiệp nhà nước phần lớn vẫn là tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân,

được nhà nước trao quyền sử dụng cho các doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh

Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải sử dụng tài sản đó sao cho có hiệu quả kinh

tế cao nhất

Trong những năm qua, mặc dù các doanh nghiệp quốc doanh ở nước ta được

trang bị một lượng tài sản cố định tương đối lớn, song hiệu quả sử dụng chúng còn

rất thấp Riêng trong ngành công nghiệp mỏ, tuy được trang bị bổ sung nhiều thiết bị

có năng xuất cao, song hệ số hiệu xuất sử dụng TSCĐ lại có chiều hướng đi xuống

Trang 31

Tình hình đó là do nhiều nguyên nhân chủ quan, đòi hỏi các doanh nghiệp mỏ phải

thường xuyên quan tâm phân tích, tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

TSCĐ

* / Đánh giá chung hiệu suất sử dụng của vốn cố định:

+ Hệ số hiệu suất vốn cố định:

Công thức tính :

Trong đó : Q - Khối lượng sản phẩm làm ra trong kỳ

G - Giá trị sản phẩm sản xuất ra trong kỳ

Vbq- Giátrị bình quân của vốn cố định trong kỳ phân tích

Vcđbq = Vcố định đầu kỳ + Vcố định cuối kỳ

2+ Hệ số huy động vốn cố định:

Công thức tính:

Trong đó : G là doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

Bảng 11: Bảng phân tích tổng hợp chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ

Trang 32

2 Tổng doanh thu 1000đ 3.797.083 4.024.990 227.907 6,00

3 Giá trị TSCĐ đầu năm 1000đ 2.084.591.210 2.625.692.839 541.101.629 25,96

4 Giá trị TSCĐ cuối năm 1000đ 2.625.692.839 2.773.486.357 147.793.518 5,63

5 Giá trị TSCĐ bình quân 1000đ 2.355.142.024,5 2.699.589.598,0 344.447.574 14,63

6 Hệ số hiệu suất TSCĐ

Hiện vật T/1000đ 0,00154812 0,00130777 -0,0002403 -15,53 Giá trị đ/đ 0,00161225 0,00149096 -0,0001213 -7,52

Trang 33

Trong năm 2012 thiết bị vận tải, truyền dẫn, máy móc thiết bị sản xuất và một số

TSCĐ hữu hình khác được đầu tư nhiều nhất trong tổng số TSCĐ và trong năm chỉ

có nhà xưởng và vật kiến trúc, thiết bị, dụng cụ quản lý là giảm

Điều này có thể nói rằng trong năm 2012 Công ty đã rất chú trọng đến việc

đầu tư cho thiết bị vận tải và máy móc sản xuất đó là nhập một số loại xe và máy xúc

có trọng tải lớn

Đây là một điều rất tốt vì việc tăng tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh

doanh sẽ làm tăng thêm năng lực sản xuất của Công ty Đó cũng là kết cấu phù hợp

đối với những doanh nghiệp mỏ Việc đầu tư này sẽ nâng cao năng xuất lao động

Bảng 12: Bảng phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2012

Nguyên giá Kết cấu Nguyên giá Kết cấu Nguyên giá Kết cấu Nguyên giá Kết cấu

Trang 34

Chương 5 Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương

5.1 Phân tích tình hình sử dụng lao động

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh Tuy

nhiên đây là một yếu tố đặc biệt vì nó liên quan đến con người

Trong quá trình sản xuất, lao động luôn là yếu tố quan trọng có tính quyết

định và ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khác của sản xuất

Phân tích lao động bao gồm phân tích mức độ đảm bảo lao động cả về số

lượng lẫn chất lượng, về cơ cấu lao động và tìm ra những nguyên nhân gây lãng phí

thời gian, năng xuất lao động

5.1.1 Phân tích số lượng lao động

Số lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định quy mô, kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh Sự thay đổi về lao động trong năm 2011-2012

được phản ánh trong Bảng 22

Bảng 22: Bảng phân tích tình hình đảm bảo lao động về mặt số lượng

TT Chức danh 2011Năm Năm 2012

So sánh TH2012/2011 TH2012/KH2012So sánh

I CNVSX công nghiệp 5486 4966 4968 -518 -9,44 2 0,04

1 CNSX chính 3284 3231 3274 -10 -0,30 43 1,33

2 CNSX phục vụ vàphụ trợ 1516 1211 1196 -320 -21,11 -15 -1,24

3 Nhân viên quản lý 686 524 498 -188 -27,41 -26 -4,96

II CNV ngoài sản xuấtcông nghiệp 323 192 192 -131 -40,56 0 0,00

Tổng số CNV 5809 5158 5160 -649 -11,17 2 0,04

Trang 35

Qua bảng 22, ta thấy:

So với năm 2011: năm 2012 số lượng công nhân giảm 649 người tương đương

11,17% Trong đó, CNVSX công nghiệp giảm nhiều nhất là 518 người, tương

đương với 9,44% CNSX chính giảm ít nhất với tỉ lệ là 0,3% ứng với 10 người

CNSX phục vụ và phụ trợ giảm 320, tương đương 21,11% Nhân viên quản lý giảm

188 người và CNV ngoài sản xuất công nghiệp giảm 131 người

So với kế hoạch đặt ra năm 2012, thì lượng CNSX chính tăng cao nhất là 43

người, ứng với 1,33% Lượng CNV phục vụ và phụ trợ, nhân viên quản lý thực tế

giảm so với kế hoạch lần lượt là 15 và 26 người Lượng CNV ngoài sản xuất công

nghiệp đạt đúng mức kế hoạch và lượng CNVSX công nghiệp thực tế tăng không

đáng kể so với kế hoạch đặt ra là 2 người

5.1.2 Phân tích chất lượng lao động

Chất lượng lao động của Công ty cổ phần than Cọc Sáu được thể hiện ở Bảng 21

Qua Bảng 21 nhận thấy, đa phần công nhân vẫn chưa đạt yêu cầu về bậc thợ như

công nhân kỹ thuật cơ điện chỉ đạt 3,8/7, công nhân khai thác và CB than là 4,3/7,

công nhân vận tải là 3,4/7, công nhân sửa chữa và vận hành máy tính là 2,3/7 so với

yêu cầu đặt ra với bậc thợ là 4,5/7 Lượng công nhân đạt yêu cầu bậc thợ là công

nhân cơ khí với 5,1/7, công nhân bốc xếp với 5,0/7

Vậy chất lượng lao động của công nhân viên trong Công ty vẫn chưa đáp ứng

được với yêu cầu hiện nay với bậc thợ bình quân của công nhân năm 2012 là 4,4/7

Tuy nhiên về trình độ văn hóa, công nhân viên của công ty đều đã tốt nghiệp bậc

THCS và THPT, trong đó lượng công nhân tốt nghiệp THPT là khá cao với 2.542

công nhân trên tổng số 4276 công nhân Và hầu hết công nhân của công ty đều đang

trong độ tuổi lao động có khả năng phát huy được hết nguồn năng lượng, nhiệt huyết

của sức trẻ để làm việc tốt trong công ty

Trang 36

 Công ty cần nâng cao chất lượng công nhân lao động thông qua các hình thức

thi nâng bậc cho công nhân, có khích lệ công nhân phát huy sáng kiến để nângcao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức cho cán bộ côngnhân viên các lớp đại học và trên đại học

Bảng 21: Bảng chất lượng công nhân kỹ thuật công ty Than Cọc Sáu năm 2012

Dưới 25

35

25- 45

36- 55

46- 60

5.1.3 Phân tích kết cấu lao động

Bảng 23: Bảng phân tích kết cấu lao động

Thực hiện năm 2011 Thực hiện năm 2012 Chênh

lệch kết cấu

Số lượng (người)

Kết cấu (%)

Số lượng (người)

Kết cấu (%)

2 CNSX phục vụ và phụ trợ 1516 26,10 1196 23,18 -2,92

3 Nhân viên quản lý 686 11,81 498 9,65 -2,16

Trang 37

Qua bảng 23 nhận thấy: số lượng CNVSX công nghiệp chiếm tỷ trọng cao

94,44% năm 2011 và 96,28% năm 2012 trong tổng số công nhân viên của toàn Công

ty Đây là tỷ trọng tương đối cao và có lợi cho Công ty

Xét về tổng số CN thì năm 2012 giảm so với năm 2011 là:

Mức giảm chưa cao song trên thực tế Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ được giao và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng than nguyên khai sản xuất

so với năm 2011 và so với kế hoạch 2012

Để có sự thành công đó là do trong sản xuất có sự nâng cao trình độ cơ giới

hoá, chất lượng lao động, trình độ công nhân ngày càng nâng cao, có nhiều công

nhân lành nghề Ngoài ra việc giảm công nhân là do số công nhân đã đến tuổi nghỉ

hưu, mặt khác Công ty đang có sự trẻ hoá đội hình lên tuyển chọn những cán bộ công

nhân trẻ và khuyến khích về hưu trước tuổi nhằm mục đích, trẻ sẽ gánh vác và đưa

Công ty ngày càng đi lên

5.2 Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động.

Hiện nay ở các doanh nghiệp mỏ, hệ số sử dụng lao động là rất thấp, tình

trạng lãng phí thời gian là khá phổ biến Vì vậy cần phải có biện pháp tổ chức lao

động hợp lý để nâng cao hệ số sử dụng thời gian

Phân tích việc sử dụng thời gian nhằm đánh giá trình độ tận dụng lực lượng

lao động và đánh giá hợp lý chế độ công tác cũng như nguyên nhân gây lãng phí lao

động

Trang 38

Bảng 24: Bảng phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động trong năm 2012

quân của một công nhân

trong năm Ngày

6

Số giờ làm việc bình quân

trong một ngày có hiệu

7

Số giờ làm việc bình quân

cả năm của mỗi công nhân Giờ

1.956,5 1.818 -138,5 92,92

Bảng 24 cho thấy số lượng công nhân viên của công ty năm 2012 giảm so với

năm 2011, chỉ còn 5160 người, giảm 649 người tương ứng với 11,17% Tuy số ngày

làm việc bình quân của một công nhân trong năm có tăng lên 2 ngày, nhưng số ngày

tăng lên là quá ít Trong khi đó, tổng số ngày công theo lịch giảm 236.885 ngày, số

giờ làm việc bình quân cả năm của mỗi công nhân giảm 138,5 giờ, tổng số ngày công

làm việc có hiệu quả giảm 185.029 ngày, tổng số giờ công làm việc có hiệu quả cũng

giảm 1.984.429 giờ

Với số liệu trên cho thấy ,Công ty vẫn chưa quản lý chặt chẽ chế độ công tác,

cụ thể: số giờ làm việc có hiệu quả chỉ đạt 82,54% đã làm cho số giờ làm việc bình

quân cả năm của 1 công nhân viên cũng chỉ đạt với chỉ tiêu kế hoạch là 92,92% so

với năm 2011

Trang 39

Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại trên là do điều kiện sản xuất ngày càng khó

khăn, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và điều kiện tự nhiên Ngoài ra còn một số

lý do khác như thiếu vật liệu, mất điện, công nhân nghỉ ốm, nghỉ chế độ và lượng

công nhân viên năm 2012 cũng giảm một lượng đáng kể so với năm 2011

5.3 Phân tích năng xuất lao động bằng hiện vật, giá trị.

Năng xuất lao động là chỉ tiêu quan trọng của sản xuất và tổ chức lao động mà

bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm Tăng năng xuất lao động là một trong

những biện pháp giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, cải thiện đời sống của cán

bộ công nhân viên Năng xuất lao động của Công ty được thể hiện qua bảng 25

Bảng 25: Bảng phân tích năng suất lao động

T/ng-CNVSXCN

năm 350,26 369,71 387,92 37,65 10,75 18 4,92

T/ng-b Tính bằng

giá trị

Cho 1 CNV Đ/ng- 653,66 684,62 780,04 126,38 19,33 95 13,94

Trang 40

toàn công ty năm

Cho 1

CNVSXCN

năm 692,14 711,09 810,18 118,04 17,05 99 13,93

Đ/ng-Bảng 25 cho thấy:

Tính theo giá trị thì trong năm 2012 năng suất lao động của một công nhân

viên toàn công ty là 780,04 đ/người/năm, tăng so với năm 2011 là 19,33%, tăng so

với kế hoạch đặt ra là 13,94% Năng suất lao động của một CNVSXCN là 810,18

đ/người/năm, tăng so với năm 2011 là 17,05%, tăng so với kế hoạch đặt ra là

13,93%

Tính theo hiện vật thì năm 2012 năng suất lao động của một công nhân viên

toàn công ty là 373,48 T/người/năm, tăng so với năm 2011 là 12,91%, tăng so với kế

hoạch đặt ra là 4,93% Năng suất lao động của một CNVSXCN là 387,92

T/người/năm, tăng so với năm 2011 là 10,75%, tăng so với kế hoạch đặt ra là 4,92%

Số lượng lao động tuy có giảm nhưng năng xuất lao động tăng cho nên sản

lượng tăng so với kế hoạch và so với năm trước Năng xuất lao động tăng lên một

phần là do Công ty có sự đầu tư về trang thiết bị, chú trọng đến việc nâng cao chất

lượng cán bộ công nhân viên cùng với việc khuyến khích động viên khen thưởng kịp

thời đã làm cho tâm lý người lao động thoải mái để cống hiến sức mình cho Công ty

5.4 Phân tích quỹ tiền lương và tiền lương bình quân.

Việc phân tích sử dụng quỹ tiền lương phải xuất phát từ cả hai yêu cầu về

kinh tế và xã hội

+ Về mặt kinh tế: Yêu cầu của việc trả lương phải có tính hiệu quả kinh tế, sử

dụng quỹ tiền lương như một đòn bẩy kinh tế góp phần quan trọng trong việc khuyến

khích tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành

SP

+ Về mặt xã hội: Tiền lương phải đảm bảo cuộc sống của người lao động,

thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, ổn định công ăn việc làm cho người

lao động, đảm bảo công bằng phân phối trong phân phối thu nhập

Ngày đăng: 22/02/2014, 16:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1/ Giáo trình giảng dạy môn phân tích hoạt động kinh tế - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc dân – Khoa Kế Toán, nhà xuất bản giáo dục năm 1997 chủ biên PGS-PTS Phạm Thị Gái Khác
3/ Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội – Khoa Kinh Tế Quản Lý, nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật năm 2006 chủ biên Lê Thị Phương Hiệp Khác
4/ Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế - nhà xuất bản giáo dục năm 2009 (dùng trong các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp khối kinh tế).5/ Website: www.cocsau.com Khác
6/ Một số bài giảng, thí dụ minh họa tổng hợp của các chuyên gia – giảng viên – quản trị doanh nghiệp Khác
7/ Các tư liệu liên quan đến môn học phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp trên mạng internet Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Than  Cọc Sáu - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
1.2.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu (Trang 6)
Bảng 2: Bảng phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng và chỉ tiêu doanh thu - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 2 Bảng phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng và chỉ tiêu doanh thu (Trang 14)
Bảng 3: Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo nguồn sản lượng - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 3 Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo nguồn sản lượng (Trang 17)
Bảng 4: Khối lượng sản phẩm sản xuất theo đơn vị sản xuất - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 4 Khối lượng sản phẩm sản xuất theo đơn vị sản xuất (Trang 18)
Bảng 5: Khối lượng sản phẩm sản xuất theo mặt hàng - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 5 Khối lượng sản phẩm sản xuất theo mặt hàng (Trang 20)
Bảng 6: Bảng phân tích chất lượng than - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 6 Bảng phân tích chất lượng than (Trang 23)
Bảng 7: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 7 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng (Trang 24)
Bảng 10: Phân tích tình hình đào lò chuẩn bị - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 10 Phân tích tình hình đào lò chuẩn bị (Trang 27)
Bảng 12: Bảng phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2012 - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 12 Bảng phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2012 (Trang 33)
Bảng 22: Bảng phân tích tình hình đảm bảo lao động về mặt số lượng - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 22 Bảng phân tích tình hình đảm bảo lao động về mặt số lượng (Trang 34)
Bảng 23: Bảng phân tích kết cấu lao động - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 23 Bảng phân tích kết cấu lao động (Trang 36)
Bảng 24 cho thấy số lượng công nhân viên của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011, chỉ còn 5160 người,  giảm 649 người tương ứng với 11,17% - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 24 cho thấy số lượng công nhân viên của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011, chỉ còn 5160 người, giảm 649 người tương ứng với 11,17% (Trang 38)
Bảng 25: Bảng phân tích năng suất lao động - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 25 Bảng phân tích năng suất lao động (Trang 39)
Bảng 25 cho thấy: - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 25 cho thấy: (Trang 40)
Bảng 26: Tình hình sử dụng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân. - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 26 Tình hình sử dụng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân (Trang 41)
Bảng 27: Bảng phân tích chung giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí. - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 27 Bảng phân tích chung giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí (Trang 44)
Bảng 28: Bảng phân tích kết cấu giá thành đơn vị sản phẩm than. - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 28 Bảng phân tích kết cấu giá thành đơn vị sản phẩm than (Trang 46)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
i ngày 31 tháng 12 năm 2012 (Trang 51)
Hình 221 V.08 767.235.855.781 816.015.710.398 -48.779.854.617 -5,98 Nguyên giá 222 2.474.557.836.204 2.301.440.529.752 173.117.306.452 7,52 Giá trị hao mòn luỹ - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Hình 221 V.08 767.235.855.781 816.015.710.398 -48.779.854.617 -5,98 Nguyên giá 222 2.474.557.836.204 2.301.440.529.752 173.117.306.452 7,52 Giá trị hao mòn luỹ (Trang 52)
Hình thành TSCĐ 432 0 0 - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Hình th ành TSCĐ 432 0 0 (Trang 54)
Bảng 29 : KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 29 KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY (Trang 56)
Bảng 33: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng 33 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG (Trang 64)
BẢNG  CÂN  ĐỐI  KẾ  TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
i ngày 31 tháng 12 năm 2012 (Trang 74)
1.2.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất & bộ máy quản lý Công Ty Cổ Phần Than Cọc Sáu - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
1.2.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất & bộ máy quản lý Công Ty Cổ Phần Than Cọc Sáu (Trang 78)
Bảng tính lại các chỉ tiêu cơ bản theo đề bài 72 - đồ án phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin
Bảng t ính lại các chỉ tiêu cơ bản theo đề bài 72 (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w