XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM KẾT HỢP VỚI QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa (Trang 30 - 34)

MỚI KINH TẾ- XÃ HỘI

Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử. Việc xây dựng con người Việt Nam không thể tách rời công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội đang diễn ra. 15 năm đổi mới từ mô hình kế hoạch hóa tạp trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. Năm năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, "Kinh tế tăng

trưởng khá, tổng sản phẩm trong nước( GDP) tăng bình quân hàng năm 7%. Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực. Việc nuôi trồng và khai thác thủy hải sản đuợc mở rộng. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 13,5%. Hệ thống kết cấu hạ tầng: bưu chính- viễn thông, đường sá, cầu, cảng, sân bay, điện, thủy lợi... được tăng cường. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển. Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt được hoặc vượt kế hoạch đề ra.

Văn hóa xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được

cải thiện. Giáo dục và đào tạo phá triển về quy mô và cơ sở vật chất.

Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được tăng lên(6)"

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đến nay nước ta vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới, tình trạng phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, thất nghiệp nhiều, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng... Để tiếp tục đổi mới nhằm xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết, chúng ta phải giải quyết một số vấn đề cụ thể sau:

Thứ nhất, kết hợp nâng cao đời sống vật chất với đời sống tinh thần cho nhân dân.

Vấn đề nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân

dân, vừa là mục tiêu của chế độ ta, vừa là một nội dung trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay.

Cùng với nâng cao đời sống vật chất, nâng cao đời sống tinh thần, đẩy mạnh quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cũng là một trong những giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện con người Việt Nam. Xã hội càng hiện đại, văn minh, nhu cầu tinh thần, văn hóa càng đòi hỏi phải được đáp ứng. Bởi nó là cái cấu thành "nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội", đồng thời, góp phần xây dựng con người Việt Nam với đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trí tuệ phát triển, đủ sức, tinh thần đáp ứng yêu cầu thời đại.

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta cần phải nâng cao hơn nữa việc đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. Nâng cao đời sống tinh thần, trước hết phải "củng cố, tăng cường mạng lưới văn hóa cơ sở", "sớm hoạch định một chiến lược quốc gia về thông tin..."

Muốn tạo ra một môi trường thuận lợi về kinh tế, văn hóa và xã hội cho sự nghiệp phát triển con người Việt Nam hiện nay và nhằm xây dựng một nguồn lực con người VIệt Nam có chất lượng cho giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện dại hóa, chúng ta phải thực hiện tốt các chính sách xã hội vì con nguời, vì cuộc sống dích thực của con người.

Thứ hai, kết hợp phát triển kinh tế với việc giải quyết tốt vấn đề công bằng xã hội.

Điểm căn bản khiến chủ nghĩa xã hội khác với chủ nghĩa tư bản là ở

chỗ trong quá trình phát triển kinh tế, nó luôn quan tâm tới việc giải quyết tốt vấn đề công bằng xã hội. Công bằng không chỉ là một mục tiêu phải đạt tới, mà nó còn là cơ sở, là điều kiện để cho mọi người phát triển tốt tài năng của mình, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, vấn đề công bằng là một vấn đề dang nổi lên cần tập trung giải quyết. Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường đương nhiên có phân hóa giàu nghèo, nhưng ở nước ta, quá trình phân hóa đó diễn ra quá mạnh mẽ, gây bất bình trong nhân dân, có nơi đã dẫn đến mất ổn định xã hội. Hiện tượng mất công bằng xã hội có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: cơ chế chính sách không hợp lý, pháp luật thiếu đồng bộ và không nghiêm minh, quản lý của Nhà nước có nhiều sơ hở...Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần giải quyết một cách đồng bộ bằng hàng loạt giải pháp liên quan đến chính sách, đến luật pháp, đến cơ chế quản lý.

Thứ ba, đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là vấn đề có tính

Ngày nay, khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta xác định đó là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả các thành phần kinh tế. Điều này hoàn toàn lôgic, phù hợp với xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Chính trong cạnh tranh trên thị trường mà mọi người phải không ngừng nâng cao trình độ của mình để có thể sáng tạo, tiếp thu kỹ thuật mới, công nghệ mới, phương pháp quản lý mới. Nó giáo dục con người phải luôn sáng tạo ra những mặt hàng mới, đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Và đây cũng là quá trình tạo ta con người Việt Nam mới đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ tư, kết hợp phát triển nền kinh tế độc lập- tự chủ với hội nhập kinh khu vực và quốc tế.

Việc kết hợp phát triển nền kinh tế độc lập- tự chủ với mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế có vai trò to lớn trong việc xây dựng con người Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một mặt nó phát huy tính tự tôn dân tộc, quyết tâm làm cho kinh tế nước ta phát triển, sánh vai với các nước khác trên thế giới. Mặt khác nó cũng tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu được công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý tiên tiến đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ năm, đẩy nhanh việc tạo thêm công ăn việc làm, giảm dần nạn thất nghiệp

Tìm mọi cách tạo ra việc làm cho tất cả mọi người lao động, đảm

bảo sử dụng hết số lao động hiện có cần phải được coi là biện pháp cấp bách. Bước vào thập kỷ 90 thế kỉ XX, nước ta có khoảng 66 triệu dân với khoảng 33 triệu người trong độ tuổi lao động, đến năm 2000 ta có gần 80 triệu dân với hơn 40 triệu lao động. Đó là nguồn lực quan trọng nhất để chúng ta đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước. Song nguồn nhân lực ấy phải đuợc sử dụng hết và khắc phục những lạc hậu, dấu ấn của cơ chế cũ thì mới trở thành thế mạnh của đất nước, mới đáp ứng được những đòi hỏi của công cuộc xây dựng đất

nước trong thời kỳ đổi mới. Do vậy phương hướng quan trọng nhất mà Đảng ta đã nhiều lần khẳng định là Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình kinh tế- xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Thứ sáu, đẩy lùi tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội không chỉ là những căn bệnh của xã hội, là vật cản không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, mà nó còn tác động trực tiếp, hàng ngày, hàng giờ đến mục tiêu phát triển con người Việt Nam hôm nay, đến sự hình thành nhân cách của con người Việt Nam hiện đại. Bởi vậy cần thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục, kinh tế, hành chính và pháp luật để phòng, chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội, nhất là tệ trộm cướp, cờ bạc, ma túy, mua bán dâm... Việc giải quyết một cách đồng bộ các biện pháp cụ thể trên chính là tạo ra môi trường kinh tế- xã hội nhằm xây dựng những con người Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa (Trang 30 - 34)