1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp và kiến nghị hoàn thiện bài tập tình huống

11 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 6,9 MB

Nội dung

Mục lụcPhần đề bài...1 Phần nội dung...1 Câu 1: Phân tích quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp và kiến

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN: Luật Sở hữu trí tuệ

Hà Nội, 2022

Trang 2

Mục lục

Phần đề bài 1

Phần nội dung 1

Câu 1: Phân tích quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp và kiến nghị hoàn thiện 1

1, Khái niệm, ý nghĩa của văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp 1

2, Quy định của pháp luật hiện hành về việc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng SHCN 1

Câu 2: Bài tập tình huống 3

a, Công ty X đã có những hành vi nào vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ? 3

b, Công ty X có thể phải chịu những chế tài gì do hành vi xâm phạm đó 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6

Trang 3

Phần đề bài

Câu 1: Phân tích quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp và kiến nghị hoàn thiện

Câu 2: Công ty X là một công ty chuyên sản xuất, phân phối các video, phim hoạt hình, truyện tranh dành cho trẻ em ở Việt Nam Nhân dịp SEA Games

31 diễn ra tại Việt Nam, các nhân viên của Công ty X đã sao chép hình tượng Sao la để đưa vào bộ truyện tranh đang phát hành trên thị trường của Công ty X, đồng thời Công ty X cũng tự ý chuyển thể hình tượng linh vật Sao la để đưa vào sản phẩm phim hoạt hình của Công ty

a Công ty X đã có những hành vi nào vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ?

b Công ty X có thể phải chịu những chế tài gì do hành vi xâm phạm đó?

Trang 4

Phần nội dung

Câu 1: Phân tích quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành

về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp và kiến nghị hoàn thiện.

1, Khái niệm, ý nghĩa của văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp

Văn bằng bảo hộ đối tượng SHCN là chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, ghi nhận quyền SHCN cho chủ sở hữu và tác giả đối với các đối tượng SHCN (sáng chế, KDCN, TKBT)

Văn bằng bảo hộ đối tượng SHCN đóng vai trò là cơ sở pháp lí xác định chủ sở hữu đối tượng SHCN; tác giả (đối với sáng chế, KDCN, TKBT); đối tượng SHCN được bảo hộ, phạm vi và thời hạn bảo hộ quyền SHCN1

2, Quy định của pháp luật hiện hành về việc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng SHCN

Thông thường văn bằng bảo hộ đối tượng SHCN có hiệu lực trong thời hạn được ghi trên văn bằng Tuy nhiên trên thực tế, trong một số trường hợp nhất định, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ hiệu lực trong trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ Trong trường hợp đó, văn bằng bảo hộ đối tượng SHCN có thể bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực hoặc bị hủy bỏ một phần hiệu lực

(i), Căn cứ pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH11

- Thông tư 16/2016/TT-BKHCN về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp của Chính phủ

(ii), Các trường hợp hủy bỏ toàn bộ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực một phần

của Văn bằng bảo hộ đối tượng SHCN:

Về các trường hợp Văn bằng bảo hộ đối tượng SHCN bị hủy bỏ hiệu lực toàn bộ Căn cứ theo khoản 1, Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH11 về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, Trong trường hợp có vi phạm về mặt chủ thể và điều kiện bảo hộ, văn bằng bảo hộ sẽ bị hủy bỏ hiệu lực toàn bộ Trong đó, về vi phạm đối với chủ thể, nếu người nộp đơn đăng ký

1Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Vũ Thị Hải Yến chủ biên, Trần Lê Hồng , Hà

Nội, Công an nhân dân (2021), tr 228.

Trang 5

không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu thì văn bằng bảo hộ

sẽ bị hủy bỏ hiệu lực toàn bộ2

Ngoài ra còn có vi phạm về điều kiện bảo hộ, đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ thì văn bằng bảo hộ SHCN cũng sẽ bị hủy bỏ hiệu lực toàn bộ3

Bên cạnh đó, về các trường hợp Văn bằng bảo hộ đối tượng SHCN bị hủy

bỏ hiệu lực một phần Căn cứ theo khoản 2, Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 số

50/2005/QH11 về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ quy định: “Văn bằng bảo hộ

bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.” Vì bản chất đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được hợp thành

từ nhiều yếu tố khác nhau như: sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa

lý, kiểu dáng công nghiệp, Do đó, nếu một trong các yếu tố bên trong nó không còn đảm bảo điều kiện bảo hộ đối thì văn bằng bảo hộ sẽ bị hủy bỏ hiệu lực phần không đáp ứng đó

Khi văn bằng bị hủy bỏ hiệu lực, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận trên văn bằng đó không còn được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ Nếu muốn được tiếp tục bảo hộ thì đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp phải đáp ứng điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng cũng như có thẩm quyền để thực hiện

(iii), Về thẩm quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đối với văn bằng bảo hộ đối

tượng SHCN

Theo pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ thì có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền

sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ với điều kiện phải nộp phí và lệ phí4 Trong đó, thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ, đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn

Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và

ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công

2 Điểm a khoản 1, Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH1

3 Điểm b khoản 1, Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH1

4 Căn cứ khoản 3, Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH1

Trang 6

nghiệp quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ5

Ngoài ra, các quy định trên cũng được áp dụng đối với việc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu6

Câu 2: Bài tập tình huống

a, Công ty X đã có những hành vi nào vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ?

Trong tình huống trên, phía Công ty X đã có những hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ Các hành vi đó bao gồm:

(i), Công ty X đã tự ý sao chép hình tượng Sao la để đưa vào bộ truyện

tranh đang phát hành trên thị trường của Công ty X

(ii), Công ty X cũng tự ý chuyển thể hình tượng linh vật Sao la để đưa vào

sản phẩm phim hoạt hình của Công ty

Trong đó, thứ nhất, đối với hành vi tự ý sao chép hình tượng Sao la của Công ty X Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử7 Quyền được sao chép tác phẩm là một trong các quyền quyền tài sản được pháp luật sở hữu trí tuệ quy định8 Các hành vi tự ý sao chép mà không được sự sao chép đều là các hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ (trừ trường hợp các hành vi thuộc các hành vi được quy định tại điểm a và điểm d Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ) Do đó, việc tự ý sao chép hình tượng Sao la để đưa vào bộ truyện tranh đang phát hành trên thị trường của Công ty X mà không được sự cho phép của tác giả đã xâm phạm tới quyền tác giả được quy định tại khoản 6, Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005

Thứ hai, về hành vi tự ý chuyển thể hình tượng linh vật Sao la để đưa vào sản phẩm phim hoạt hình của Công ty X Được quy định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hành vi chuyển thể tác phẩm cũng được coi là một hình thức làm phái sinh tác phẩm Cũng như quyền sao chép tác phẩm, quyền làm tác phẩm phái sinh cũng được quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ

2005 như là một quyền tài sản và căn cứ theo khoản 3 cùng điều luật quy định:

5 Căn cứ khoản 4, Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH1

6 Căn cứ khoản 5, Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH1

7 Khoản 10, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH11.

8 Điểm c, khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH11

Trang 7

“tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép

và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”

Như vậy, phía Công ty X đã cùng lúc tự ý sao chép và tự ý chuyển thể hình tượng linh vật Sao la mà không có sự đồng ý của tác giả tác phẩm Do vậy, phía Công ty X đã có hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, cụ thể là phía Công ty X đã vi phạm các khoản 6 (về hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả) và khoản 7 (về hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh) được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về các hành vi xâm phạm quyền tác giả

b, Công ty X có thể phải chịu những chế tài gì do hành vi xâm phạm đó

Trong tình huống trên, những hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ của phía Công ty X có thể sẽ khiến cho họ phải chịu những chế tài dân sự và chế tài hình sự được quy định theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Thứ nhất, về chế tài dân sự Chế tài dân sự sẽ được áp dụng trong trường hợp người bị vi phạm tiến hành khởi kiện vụ án ra toà án có thẩm quyền nhằm yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại, ngừng hành vi vi phạm Biện pháp này phải do chính chủ thể quyền áp dụng chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước tiến hành

Theo đó, trong trường hợp trên, nếu phía Công ty X bị chủ thể của quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm tiến hành khởi kiện vụ án ra tòa án thì căn cứ theo quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nếu phía bên Công ty X có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự bao gồm:

(i), Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

(ii), Buộc xin lỗi cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; (iii), Buộc bồi thường thiệt hại;

(iv), Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không

nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền

Trang 8

sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.9

Thứ hai, về chế tài hình sự Khác với chế tài dân sự, chế tài hình sự được

áp dụng trong trường hợp các cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi vi phạm

sở hữu trí tuệ, nếu thấy hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội, thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự

Theo Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự

Trong tình huống trên, phía Công ty X đã có hành vi sao chép tác phẩm

mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền tác giả và đây là một trong các yếu

tố được quy định trong luật để cấu thành tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định trong Bộ luật Hình sự 201510 Nếu chứng minh được hành

vi vi phạm của phía Công ty X thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan trong mức khung giá trị vi phạm được quy định thì phía Công ty X sẽ có thể phải chịu chế tài hình sự theo quy định

Ngoài ra, tuy chưa có các hành vi cụ thể xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ, tuy nhiên chế tài hành chính cũng có thể sẽ được áp dụng nếu trong trường hợp phía Công ty

X có các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại khoản 1, Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, ví dụ như trong trường hợp Công ty X dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ nhưng không chấm dứt hành vi xâm phạm của mình mình thì phía Công ty X cũng sẽ phải chịu chế tài hành chính11

9 Căn cứ theo các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH11.

10 Căn cứ theo điểm a, khoản 1 Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015.

11 Căn cứ điểm b, khoản 1 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH11.

Trang 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Vũ Thị Hải

Yến chủ biên, Trần Lê Hồng , NXB Công an nhân dân, Hà Nội (2021)

2 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH11

3 Bộ luật Hình sự 2015

4. Thông tư 16/2016/TT-BKHCN về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp của Chính phủ

Ngày đăng: 03/06/2022, 16:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w