1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ tài bắt GIỮ tàu BIỂN TRONG HÀNG hải QUỐC tế

58 29 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bắt Giữ Tàu Biển Trong Hàng Hải Quốc Tế
Tác giả Đoàn Ngọc Hiền, Phạm Thúy Hiền, Vũ Thùy Linh, Lê Lan Phương, Đặng Trần Khải Hưng, Thái Thị Tâm
Người hướng dẫn TS. Mai Hải Đăng
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hàng Hải Quốc Tế
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 113,55 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI -KHOA LUẬT- ĐỀ TÀI: BẮT GIỮ TÀU BIỂN TRONG HÀNG HẢI QUỐC TẾ HỌC PHẦN GIẢNG VIÊN NHÓM 4 Hà Nội, 2022 1 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1 Tính cấp thiết của đề tài 3 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4 Phương pháp nghiên cứu 4 5 Nội dung – hướng nghiên cứu của đề tài 4 NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN BẮT GIỮ TÀU BIỂN 5 1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước 5 1.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 7 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN 9 2.1 Khái niệm bắt giữ tàu biển và một số khái niệm liên quan 9 2.2 Nguồn của luật hàng hải về bắt giữ tàu biển 20 2.3 Thời hiệu của quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển 23 2.4 Trình tự, thủ tục yêu cầu bắt giữ tàu biển 23 2.5 Trình tự, thủ tục giải phóng tàu khi bị bắt giữ 25 CHƯƠNG 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN 27 CHƯƠNG 4: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN 32 4.1 Các điều ước quốc tế 32 4.2 Các vấn đề về bắt giữ tàu biển 38 2 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 4.3 Thủ tục, thẩm quyền bắt giữ tàu biển 40 4.4 Pháp luật của một số Quốc gia về bắt giữ tàu biển 43 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THỰC THI VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN 51 KẾT LUẬN 54 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển của loài người, có thể thấy phương thức giao lưu, buôn bán bằng đường thủy đã xuất hiện từ thời xa xưa Nó ngày càng chứng minh được vị trí quan trọng của mình trong quá trình phát triển của thế giới nói chung và vận tải thế giới nói riêng Ngày nay, vận tải đường biển ngày càng được ưa chuộng bởi những ưu thế vượt trội nó mang lại như: thuận tiện, rẻ, an toàn, khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn và cự ly vận chuyển dài Đồng thời, con người cũng tăng cường đầu tư cho các hệ thống cảng biển, cung ứng các dịch vụ khai thác, vận chuyển hàng hóa nhằm tận dụng và phát huy khả năng to lớn của vận tải đường biển trong quan hệ mật thiết với hoạt động thương mại Song song với việc phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên phát sinh trong hoạt động Hàng hải quốc tế cũng được quan tâm hơn cả Đặc biệt là trong xu thế phát triển của thế giới hiện nay, tranh chấp hàng hải phát sinh thường xuyên, liên tục đòi hỏi cần có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên Như vậy, những quy định về Luật hàng hải quốc tế nói chung và những quy định về Bắt giữ tàu biển nói riêng phải luôn được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế 3 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Để có cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về vấn đề này, nhóm sinh viên chúng em chọn đề tài “Bắt giữ tàu biển” làm đề tài nghiên cứu Song do giới hạn của bài nghiên, nhóm chúng em tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề cơ bản nhất của đề tài 2 Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm mục đích làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về bắt giữ tàu biển, quy định pháp luật Quốc tế và pháp luật quốc gia về bắt giữ tàu biển từ đó cung cấp thông tin, tài liệu, phục vụ cho quá trình học tập Đồng thời góp phần đóng góp những góc nhìn, nhận định, đánh giá về sự tiến bộ hay các vấn đề còn tồn tại trong các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực này 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: pháp luật Quốc tế và pháp luật quốc gia về bắt giữ tàu biển Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề bắt giữ tàu biển trong hàng hải quốc tế là khá rộng vì vậy nhóm nghiên cứu dựa vào mục đích nghiên cứu để giới hạn phạm vi nghiên cứu bao gồm những vấn đề cơ bản: tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan, vấn đề lí luận cơ bản về bắt giữ tàu biển; Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển 1999; Công ước Brussels 1952; Bộ luật hàng hải Tây Ban Nha, Na Uy; pháp luật Việt Nam có liên quan đến vấn đề bắt giữ tàu biển và thực trạng trong nước về vấn đề này 4 Phương pháp nghiên cứu Bài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết Đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu lôgic chung bao gồm các phương pháp: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh tài liệu trên nền tảng cơ sở luận của phép duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử 5 Nội dung – hướng nghiên cứu của đề tài Bài nghiên cứu gồm các nội dung sau: Mở đầu 4 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến bắt giữ tàu biển Chương 2: Một số vấn đề lí luận cơ bản về bắt giữ tàu biển Chương 3: Quy định pháp luật Quốc tế về bắt giữ tàu biển Chương 4: Quy định pháp luật Việt Nam về bắt giữ tàu biển Kết luận NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN BẮT GIỮ TÀU BIỂN 1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước Đất nước ta có bờ biển dài và rộng nên có rất nhiều những vấn đề liên quan đến tàu biển Nổi bật trong số đó là các vấn đề về bắt giữ tàu biển Có thể chia các công trình nghiên cứu về đề tài này thành 2 nhóm chính: Các công trình nghiên cứu trong nước và công trình nghiên cứu ở nước ngoài Những công trình nghiên cứu như luận văn, luận án đã giới thiệu cho ta một bức tranh toàn cảnh về những quy định của Việt Nam và hệ thống các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên Đánh giá sơ bộ về những vấn đề thực tiễn và lý luận trong việc bắt giữ tàu biển trong hàng hải quốc tế Những công trình nghiên cứu này góp phần hệ thống hóa các quy định của luật và các quy định trong các Điều ước quốc tế về vấn đề bắt giữ tàu biển Đánh giá được thực trạng và phân tích các hạn chế và bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật Các công trình nghiên cứu này tuy chưa tổng quan được hết các vấn đề liên quan đến đề tài nhưng đã có phần rất lớn trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước để phù hợp với các Điều ước quốc tế mà 5 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com nước ta là thành viên Các công trình nghiên cứu này còn giúp ta hiểu sâu rộng hơn về các thủ tục, trình tự bắt giữ, giải phóng bán đấu giá phát mãi tàu biển 1.1.1 Luận văn nghiên cứu đề tài: Bắt giữ tàu biển trong hàng hải quốc tế và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam của Nguyễn Thị Kim Quy- 2005 Bài luận nghiên cứu cứu một cách tổng quan vai trò của hàng hải trong thương mại quốc tế, cơ sở pháp lí của việc bắt giữ tàu biển, mối liên hệ giữa các quy định về về vấn đề bắt giữ tàu biển với các chế định khác trong các bộ luật, công ước,… thông qua phân tích, so sánh với các quy định của một số nước từ đó tìm ra tiêu chí để áp dụng và hoàn thiện cơ sở pháp luật Việt Nam về bắt giữ tàu biển Tác giả đã giới hạn phạm vi nghiên cứu trên những vấn đề bắt giữ tàu biển của Tòa án dựa trên những yêu cầu của các chủ nợ đòi chủ tàu, người thuê tàu, người vận chuyển, bồi thường thiệt hại hoặc đưa ra các biện pháp bảo đảm bảo lãnh tài chính, từ đó vẽ ra cho ta một bức tranh tổng quát và rõ ràng hơn về cách giải quyết của toàn án trong vấn đề cụ thể của bắt giữ tàu biển Luận văn đã đề cập tương đối toàn diện các vấn đề Liên quan đến bắt giữ tàu biển như khiếu nại Hàng hải dẫn đến bắt giữ tàu biển, trình tự thủ tục bắt giữ,… Luật áp dụng đối với việc giải quyết các yêu cầu bắt giữ tàu biển, từ đó, công trình còn giúp ích rất nhiều trong công tác xét xử các vụ án liên quan,… Trong thực tiễn giải quyết các khiếu nại liên quan đến hàng hải, các Tòa án tại địa phương gặp khó khăn khi giải quyết những tranh chấp dẫn đến việc bắt giữ như vấn đề về thẩm quyền giải quyết, trình tự tống đạt, phát mãi, sự phối hợp hay xác lập nguyên tắc quan hệ phối hợp giữa các ngành có trách nhiệm và liên quan đến vụ việc Qua bài nghiên cứu ta thấy việc áp dụng hay dẫn chiếu pháp luật của nước ta thời đó còn yếu, việc áp dụng pháp luật nước ngoài hay kết hợp điều ước quốc tế trong hoạt động giải quyết vụ việc cũng còn nhiều vướng mắc 6 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Trên thực tế xét xử các cơ Tòa án còn cứng nhắc trong khi áp dụng các điều khoản trọng tài hay việc xác định thẩm quyền giải quyết đối với các vụ việc phức tạp vẫn chưa thực sự hợp lý Ngoài ra còn rất nhiều các công trình nghiên cứu trong nước khác, các công trình đã nghiên cứu các vấn đề với các nội cung rất cần thiết và nó như những tư liệu, những tham chiếu cho hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như áp dụng pháp luật trong lĩnh vực bắt giữ tàu biển sau này 1.1.2 Công trình “Pháp luật nước ngoài về bắt giữ tàu biển trong hàng hải quốc tế và kinh nghiệm đối với Việt Nam” của TS Nguyễn Tiến Vinh – xuất bản 2015 Công trình nghiên cứu dựa trên các phương pháp nghiên cứu đa dạng như tiếp cận các vấn đề từ cơ sở là những thành tựu nghiên cứu của nước ngoài , dựa trên những nguyên lí cơ bản của lí luận về chủ nghĩa Mác-Lê nin, … Cùng với những phương pháp cơ bản như thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp để giải quyết, làm rõ các vấn đề cụ thể về pháp luật về bắt giữ tàu biển như: Nghiên cứu, làm sáng tỏ các quy định quốc tế về bắt giữ tàu biển trong hàng hải quốc tế Phân tích và khái quát hóa các kinh nghiệm lập pháp và tình hình thực thi pháp luật của một số quốc gia nước ngoài tiêu biểu về bắt giữ tàu biển trong hoạt động hàng hải quốc tế Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về bắt giữ tàu biển trong hàng hải quốc tế, từ đó đề ra các phương hướng, đề xuất cho các giải pháp pháp lí cụ thể về bắt giữ tàu biển từ đúc kết và học hỏi kinh nghiệm quốc tế và rút kinh nghiệm từ thực tiễn trong nước Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên trong thời điểm bấy giờ ở Việt Nam nghiên cứu một cách sâu rộng và có hệ thống về pháp luật các quốc gia nước ngoài về bắt giữ tàu biển Kết quả của công trình nghiên cứu không chỉ hữu dụng với các cơ quan nhà nước trong việc hoàn thiện lập pháp và thực thi phápluật về bắt giữ tàu biển mà còn là 7 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com kim chỉ nam đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp có tàu biển trong nước cũng như nước ngoài 1.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Trên phạm vi quốc tế, nhất là các quốc gia có vùng biển dài và rộng, họ có rất nhiều các quy định về vấn đề này, việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề về bắt giữ cũng được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Arrest regimes: comparing english law and the position under the Convention 1952 and the arrest convention 1999” năm 2003 của Hill Dickinson; “The Arrest of Ship Convention 1952 and 1999: Disappointment for Maritime Claimanst” năm 2007 của Mr Rizwanul Islam Pháp luật quốc tế còn có rất nhiều các Công ước, điều ước quốc tế về vấn đề này Công ước 1988, Công ước quốc tế về luật biển 1982 UNCLOS, Công ước về bắt giữ tàu biển 1999, … Tháng 10 năm 2011, trên web mondaq.com có bài nghiên cứu: “An Overview of the 1952 and 1999 Arrest Conventions” về vấn đề bắt giữ tàu biển Mục đích của nghiên cứu này là so sánh hai Công ước về Bắt giữ năm 1952 và 1999, xem xét sự phát triển lịch sử và lý thuyết của chúng, các vấn đề về thực hiện và giải thích, sự khác biệt trong danh sách các yêu sách hàng hải riêng lẻ, các thủ tục và quy tắc liên quan đến bắt giữ, tái chiếm, thả và bảo mật truy cập Công ước Bắt giữ mới năm 1999 đã làm rõ nhiều điều khoản của Công ước cũ và mở rộng danh sách các yêu sách hàng hải Tuy vậy, nó vẫn còn chỗ cho thảo luận và tự do cho luật pháp quốc gia để lấp đầy những khoảng trống Cả hai Công ước đều cho phép bắt giữ tàu vì lý do an ninh và ở một số khu vực pháp lý, khái niệm này được sử dụng để thành lập quyền tài phán Tuy nhiên, chưa có công ước nào giải quyết các câu hỏi về việc bắt giữ hàng hóa, boongke và cảnh báo trước việc bắt giữ hoặc thả Tác giả cho rằng Công ước Bắt giữ 1999 thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển trong khi Công ước 1952 đáp ứng nhu cầu của các quốc gia có biển truyền thống theo cách thức dễ chấp nhận hơn đối với họ Theo một cách tương tự, người viết 8 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com có ý kiến rằng Công ước Bắt giữ năm 1952 mang tính “ủng hộ hàng hải” hơn, trong khi Công ước năm 1999 mang lại nhiều lợi ích hơn cho các quốc gia có cảng Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về những sự thay đổi giữa Công ước Quốc tế 1952 và Công ước Quốc tế 1999 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến vấn đề bắt giữ tàu biển đã được thực hiện cách đây tương đối lâu Các công trình đều nghiên cứu một cách tổng quan, trực diện về vấn đề này và có những đóng góp rất lớn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật hàng hải Tuy nhiên, những đề xuất, kiến nghị của những công trình nghiên cứu tại Việt Nam lại chưa thực sự được ghi nhận hay triển khai trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc gia Thực chất, pháp luật về vấn đề bắt giữ tàu biển vẫn còn những mặt hạn chế, hay những quy định bị bỏ ngỏ và chưa thể thực hiện Còn các công trình nghiên cứu quốc tế thì lại chưa thực sự mang lại sức ảnh hưởng tới việc tham gia vào các công ước quốc tế của Việt Nam CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN 2.1 Khái niệm bắt giữ tàu biển và một số khái niệm liên quan Các quốc gia có biển đều thực hiện chủ quyền hoặc các quyền chủ quyền của mình trên các vùng biển của họ bằng cách xác lập các quy định pháp luật và các tập quán Hàng hải mang tính bắt buộc Tàu biển hoạt động trên các tuyến Hàng hải quốc tế thường xuyên phải đi qua hoặc ra vào cảng của nhiều nước trên thế giới và do đó tàu biển khi đi vào nội thủy hoặc lãnh hải của bất cứ quốc gia nào cũng đều phải tuân thủ pháp luật cũng như tập quán Hàng hải của quốc gia đó Trong trường hợp tàu biển không tuân thủ các quy định này hoặc có hành vi vi phạm pháp luật Hàng hải, pháp luật dân sự, hành chính, hình sự thì tàu biển đó có thể phải chịu những chế tài như: bị giữ, tạm giữ, bắt giữ, hoặc cầm giữ Hàng hải theo yêu cầu của cc chủ nợ cũng như theo các quy định của pháp luật 9 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Giữ tàu, tạm giữ tàu, cầm giữ Hàng hải là các chế định khác nhau được quy định trong pháp luật Hàng hải và mang những ý nghĩa, cũng như nội dung khác nhau mặc dù chúng có chung một đối tượng đó là bản thân con tàu 2.1.1 Khái niệm về bắt giữ tàu biển “Bắt giữ là một sự lưu giữ hoặc hạn chế dịch chuyển tàu theo quyết định của tòa án để bảo đảm cho một khiếu nại hàng hải, chứ không bao hàm việc bắt giữ tàu để thi hành một bản án hay một văn bản có hiệu lực thi hành khác” Phù hợp với quy định đó, Điều 40 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 cũng ghi nhận: “Bắt giữ tàu biển là việc không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng quyết định của tòa án hàng hải” Như vậy, nội dung khái niệm bắt giữ tàu biển của Bộ luật hàng hải 2005 có sự phù hợp với Công ước 1999 Theo đó, việc bắt giữ tàu biển là để đảm bảo cho các khiếu nại hàng hải chứ không nhằm vào các mục đích thi hành bản án, quyết định của tòa án hoặc quyết định cưỡng chế khác của cơ quan nhà nước Thẩm quyền bắt giữ tàu biển Người có quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển: Cả Công ước 1999 và văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đều đưa ra quy định giống nhau, theo đó quyền nộp đơn yêu cầu toà án có thẩm quyền của quốc gia tiến hành việc bắt giữ tàu biển nhằm đảm bảo giải quyết khiếu nại hàng hải thuộc về người có một trong các khiếu nại hàng hải được ghi nhận trong hai văn bản Thẩm quyền ra quyết định bắt giữ tàu biển: Điều 2 Công ước 1999 ghi nhận: Một con tàu chỉ có thể bị bắt giữ theo quyết định của toà án quốc gia thành viên nơi tiến hành bắt giữ BLHH 2005 cũng quy định giao quyền bắt giữ tàu biển để giải quyết các khiếu nại hàng hải cho toà án 10 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com liên quan đến các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán và làm chi tiết hơn các căn cứ bằng những trường hợp cụ thể Công ước 1999 nêu 1 số điểm đã được quy định trong Công ước 1993 về các ưu • đãi và thế chấp hàng hải Đó là những biện pháp đảm bảo thanh toán trong lĩnh vực hàng hải Công ước 1999 đã đưa ra các khái niệm về bảo vệ môi trường trong số các căn cứ • để bắt giữ tàu, khi gây thiệt hại cho môi trường thì tàu có thể bị bắt giữ để bồi thường thiệt hại Điểm này được nêu cụ thể và nổi bật tại điểm c,d khoản 1, Điều 1 Công ước Tóm lại CƯ 1999 có danh sách khiếu nại dài hơn, có quy chiếu đến các quy định • trong CƯ 1993 về ưu đãi và thế chấp hàng hải, bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường Ngoài ra Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển năm 1999 sửa đổi, bổ sung các vấn • đề như: quy định các trường hợp tàu có thể bị bắt giữ và thả tàu bị bắt, yêu cầu có thể thực hiện bắt giữ tàu, đối tượng tàu có thể bị bắt giữ, các điều kiện để thả tàu bị bắt giữ sai, quyền tái bắt giữ và bắt giữ nhiều lần, trách nhiệm đối với việc bắt giữ sai Quy định quốc tế mới về việc bắt giữ được áp dụng cho tất cả các tàu thuộc quyền • sở hữu của quốc gia cho dù tàu đó đang vận hành hoặc không vận hành trên biển, có hoặc không mang cờ của quốc gia thành viên 4.4 Pháp luật của một số Quốc gia về bắt giữ tàu biển 4.4.1 Na Uy Cũng giống như Việt Nam, Na Uy có cho mình hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hàng hải Các quy định đó chủ yếu được quy định tại hai Bộ luật là Bộ luật thi hành khiếu nại và Bộ luật Hàng hải Na Uy Hoạt động bắt giữ tàu biển được quy định cả trong Bộ luật thi hàng khiếu nại cho thấy Na Uy coi việc bắt giữ tàu biển tương tự với 44 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com bắt giữ các tài sản khác Bên cạnh đó, Na Uy đã gia nhập Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển năm 1999 vào năm 2000 Như vậy việc bắt giữ tàu biển tại Na Uy được điều chỉnh bởi hai bộ luật và một công ước quốc tế 4.4.1.1 Phạm vi của việc bắt giữ Trong hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ về bắt giữ tàu biển của Na Uy đã đề cập rõ phạm vi và điều khoản liên quan đến bắt giữ Theo quy định của luật pháp nước này, người yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải phải gửi đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển Bộ luật Hàng hải Na Uy quy định về những trường hợp được để thực thi hoạt động khiếu nại và khi có cơ sở để thực thi yêu cầu như đã đề cập trong phần bắt giữ tàu biển được quy định tại chương IV luật này Tuy nhiên phạm vi áp dụng bắt giữ cũng bị giới hạn đối với các trường hợp không thuộc các quy định về việc không bắt giữ tàu mà việc đăng ký không bắt buộc hoặc việc bắt giữ không dẫn đến việc giữ tàu theo các quy định của chương IV luật này Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển của mình Quyết định bắt giữ tàu biển có hiệu lực sẽ được gửi tới các cơ quan thực thi để đảm bảo rằng các tàu này không được rời khỏi vị trí Quyết định bắt giữ tàu sẽ được gửi tới các chủ tàu để biết và thực hiện Các quy định của chương IV bộ luật hàng hải Na Uy cũng không áp dụng cho việc bắt giữ giới hạn đối với hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, nhiên liệu hoặc các bộ phận của tàu Bắt giữ hàng hải không được thực thi khi bắt giữ với mục đích tạm thời đảm bảo các yêu cầu về thuế và các nghĩa vụ và các yêu cầu khác theo luật công, hoặc để đảm bảo hoặc thực hiện các quyết định công khác Theo Bộ luật Hàng hải Na Uy một con tàu có thể được bắt giữ chỉ khi: Con tàu có liên quan đến khiếu nại hàng hải hoặc nếu chủ tàu có khiếu nại hàng hải liên quan phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với yêu cầu bồi thường 45 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Các tàu khác thuộc sở hữu của người đó vào thời điểm yêu cầu bồi thường phát sinh và một người nào đó không phải là chủ tàu mà có liên quan đến khiếu nại hàng hải chịu trách nhiệm cá nhân đối với yêu cầu bồi thường Các tàu khác thuộc sở hữu của cá nhân người đó chịu trách nhiệm về yêu cầu Ngoài ra Bộ luật Hàng hải Na Uy quy định việc bắt giữ tàu chỉ được thực hiện để đảm bảo yêu sách nào đó về hàng hải và được quy định cụ thể như sau: a) Thiệt hại do một con tàu gây ra trong một vụ va chạm hoặc bằng cách khác b) Thiệt hại về nhân mạng hoặc thương tích cá nhân do tàu gây ra hoặc xảy ra liên quan đến hoạt động của một con tàu c) Trục vớt và loại bỏ xác tàu d) Hợp đồng thuê tàu hoặc thỏa thuận khác về việc sử dụng hoặc thuê tàu e) Hợp đồng thuê tàu hoặc thỏa thuận khác để vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển f) Mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa, bao gồm cả hành lý, được vận chuyển bằng tàu g) Trung bình chung h) Đáy i) Lai dắt j) Hoa tiêu k) Hàng hoá hoặc vật liệu được giao đến bất kỳ nơi nào cho một con tàu để sử dụng cho hoạt động của nó và bảo trì l) Việc đóng mới, sửa chữa hoặc lắp ráp tàu và các chi phí và lệ phí phải trả cho việc cập cảng 46 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com m) Tiền lương và các khoản thù lao khác do thuyền trưởng và các nhân viên khác trên tàu tôn trọng dịch vụ của họ trên tàu n) Các khoản giải ngân của thuyền trưởng, bao gồm các khoản giải ngân của người gửi hàng, người thuê tàu hoặc đại lý trên thay mặt cho con tàu hoặc chủ sở hữu của nó o) Tranh chấp về quyền sở hữu một con tàu p) Tranh chấp giữa các đồng sở hữu tàu liên quan đến quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc sử dụng hoặc doanh thu từ nó q) Bất kỳ thế chấp hoặc bảo đảm nào trên tàu, ngoại trừ quyền cầm giữ hàng hải 4.4.1.2 Đặc điểm về vị trí bắt giữ tàu Bên cạnh những quy định về phạm vi bắt giữ Bộ luật Hàng hải Na Uy xác định thêm tiêu chí về vị trí của tàu khi bị bắt giữ, cụ thể được quy định tại điều 94 luật này: Nếu một con tàu đã bị bắt ở quốc gia này hoặc ở nước ngoài, các đơn xin bắt giữ tiếp theo dựa trên cùng một yêu cầu sẽ bị từ chối Nếu Tòa án chỉ biết về vụ bắt giữ sớm hơn sau khi đơn đã được chấp thuận, theo yêu cầu của bị đơn sẽ dỡ bỏ việc bắt giữ Khoản một áp dụng tương ứng nếu đơn xin bắt giữ trước đó bị từ chối hoặc nếu một việc bắt giữ đã được dỡ bỏ vì bị đơn đã cung cấp bảo mật cho yêu cầu bồi thường Khoản một và hai không áp dụng nếu nguyên đơn cho thấy rằng bảo mật được cung cấp trong vụ bắt giữ trước đó đã hết hiệu lực với hiệu lực cuối cùng hoặc có những lý do chính đáng khác để cấp đơn xin bắt giữ sau này Quy định này được hiểu là khi có khiếu nại dẫn đến việc bắt giữ tàu, các cơ quan tổ chức có thẩm quyền sẽ tiến hành bắt giữ, trong trường hợp có nhiều đơn cùng yêu cầu bắt giữ tàu vì cùng một lý do thì chỉ chấp nhận yêu cầu khiếu nại đầu tiên và từ chối những yêu cầu sau đó Có thể coi đây như sự lựa chọn về thứ tự ưu tiên giải quyết khiếu nại trong hàng hải Bộ luật Hàng hải Na Uy cũng có quy định về việc rút đơn khi đã đảm bảo yêu 47 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com cầu bồi thường nhưng điều này không áp dụng cho các trường hợp thông tin về vụ việc được cung cấp trong thời kỳ bắt giữ đã hết hiệu lực áp dụng • Các quy định trong việc thực hiện bắt giữ tàu Cơ quan có thẩm quyền bắt giữ chỉ được bắt giữ tàu nếu tàu đã hoặc trong dự kiến sẽ đến nơi áp dụng quyền tài pháp hoặc ở quận của viên chức thực thi nếu các chủ thể này chọn đối tượng của bắt giữ Việc bắt giữ chỉ có thể được thực hiện nếu con tàu ở trong quốc gia này Việc bắt giữ có thể được thực hiện mặc dù con tàu thuộc quyền tài phán khác với quyền tài phán đã mà quốc gia đó được quyền bắt giữ Tuy vậy lệnh bắt giữ có thể được chấp nhận và có hiệu lực nếu con tàu đang tham gia vào các hoạt động trên thềm lục địa của Na Uy Qua đó ta thấy hoạt động bắt giữ tàu biển của Na Uy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc điệt việc bắt giữ có thể được thực hiện dựa trên quyết định của người có thẩm quyền bắt giữ Na Uy cũng áp dụng tiêu chí về lãnh thổ trong hoạt động bắt giữ tàu biển Trong điều 95 luật này có quy định bắt giữ đối với tàu khi con tàu đó vi phạm và tại thời điểm bắt giữ còn ở trong lãnh thổ quốc gia này Bộ luật Hàng hải Na Uy quy định khi có quyết định bắt giữ theo mục 14-2 của Đạo luật Thực thi Yêu cầu bồi thường thì tàu có quyết định bắt giữ không được không rời bến cho đến khi hoàn thành việc bán cưỡng bức hoặc tàu bắt đầu hoạt động theo lệnh của Tòa án Đối với trường hợp bắt giữ ngoài lãnh thổ quốc gia thì tàu bị bắt giữ được cấp đơn yêu cầu bắt giữ như một phần của quyết định và được giữ đơn này Khi có yêu cầu của nguyên đơn và với các điều kiện cụ thể, Tòa án có thể cho phép tàu bắt đầu hoạt động trong hoặc ngoài quốc gia này Việc vận chuyển hàng hóa của tàu cũng được đảm bảo, điều này bảo vệ quyền lợi cho những người liên quan đến hàng hóa trong trường hợp tàu bị bắt giữ là tàu được thuê để chở hàng hóa và bộ luật Hàng hải Na Uy cũng quy định không ngăn cản các hoạt động của tàu bị bắt giữ không được phép tiếp tục các hoạt động trên thềm lục địa của quốc gia này Con tàu khi bị bắt giữ trong các trường hợp được quy 48 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com định trong Mục 2 đoạn ba của Đạo luật tranh chấp không được rời bến cho đến khi hoàn thành việc bán hoặc tàu bắt đầu hoạt động theo lệnh của Tòa án Nếu một con tàu bị bắt ở ngoài quốc gia này khi việc bắt giữ nó được chấp thuận thì bị đơn, như một phần của quyết định, được lệnh đưa nó đến một nơi được chỉ định Sau khi xuất hiện, lệnh cấm được đề cập trong phần đầu tiên cũng được áp dụng Tại các yêu cầu của nguyên đơn, và với các điều kiện cụ thể, Tòa án có thể cho phép con tàu bắt đầu hoạt động trong hoặc ngoài khu vực của quốc gia và không ngăn cản con tàu hoạt động trên thềm lục địa khi không được cấp phép tiếp tục hoạt động tại thềm lục địa của quốc gia này • Điều kiện cung cấp bảo mật Bộ luật Hàng hải Na Uy có quy định trường hợp áp dụng các biện pháp bảo đảm do bị đơn đề nghị trong trường hợp việc áp dụng tài sản bảo đảm này không vi phạm điều cấm của luật và các Công ước Quốc tế Tuy nhiên việc chấp nhận và áp dụng các biện pháp bảo đảm trong việc giải quyết khiếu nại không bị phụ thuộc vào mối quan hệ giữa Na Uy với quốc gia liên quan đó Tòa án có thẩm quyền có quyền đặt ra thời hạn mà nguyên đơn phải đưa ra các thủ tục liên quan đến yêu cầu bồi thường Ngoài ra đối với các vụ tàu bị bắt giữ thì người sử dụng con tàu phải đảm bảo việc trả tiền phí trong vụ kiện Khi có sự bảo lãnh của bên thứ 3 thì cũng phải chi trả phí cảng trong ít nhất 14 ngày trước đó Ngoài ra vụ kiện có thể được rỡ bỏ nếu không đủ an ninh và có thể phát sinh yêu cầu bảo mật sau đó Việc bảo mật này được đảm bảo khi các khoản phí cảng đã được thanh toán Trường hợp cơ quan yêu cầu bắt giữ hoặc buộc tàu bị bắt giữ trả tiền thì tòa án quận có thể đưa ra các quy định khác Ngoài ra các quy định của Đạo luật thực thi khiếu nại được áp dụng khi: Xuất hiện mối quan hệ giữa tàu của các quốc gia khác trong pháp luật quốc tế 49 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Xuất hiện trách nhiệm của nguyên đơn đối với chi phí và thiệt hại khi áp dụng quyết định của tòa để đảm bảo trách nhiệm pháp lý có thể xảy ra đối với các bên bị thiệt hại Có các điều kiện bắt giữ và các quy tắc, thủ tục liên quan đến đơn xin bắt giữ và xuất hiện hiệu lực của việc bắt giữ Là thành viên của Công ước 1999 về bắt giữ tàu biển - công ước tiến bộ nhất trong bắt giữ tàu biển cho đến nay, cùng với sự nội luật hóa công ước và có những quy định pháp luật áp dụng cho riêng mình, Nauy cho thấy sự độc lập trong pháp luật quốc gia nhưng không hề đi ngược với các quy định của pháp luật quốc tế, cho thấy sự thiện chí trong việc quy định các vấn đề pháp lý liên quan đến bắt giữ tàu biển trong hàng hải quốc tế Các quy định trong pháp luật của Nauy vừa hài hòa trong việc áp dụng với các quốc gia cùng là thành viên của các công ước mà mình cùng tham gia, vừa có những quy định áp dụng với các quốc gia không cùng tham gia công ước bằng các quy định pháp luật cụ thể trong nước, cho thấy sự tiến bộ và bao quát trong tầm nhìn của nhà lập pháp 4.4.2 Tây Ban Nha Việc bắt giữ tàu là một biện pháp quan trọng để gây áp lực thu hồi các khoản nợ liên quan đến công việc hoặc dịch vụ cung cấp cho du thuyền Với đặc thù của ngành công nghiệp biển và tính chất quốc tế của nó, đôi khi áp dụng thủ tục này là cách duy nhất để thu hồi nợ Vùng biển Tây Ban Nha là điểm đến quan trọng của các tàu thuyền ở bất kỳ quy mô nào, là cảng cơ sở của nhiều tàu thuyền trong và ngoài nước, và là nơi bình thường để mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho các tàu thuyền này, vấn đề đặc biệt quan trọng, vì việc bắt giữ tàu chắc chắn là một biện pháp quan trọng để áp dụng các biện pháp cưỡng chế và thu hồi nợ phát sinh từ việc thụ hưởng Vào ngày 25 tháng 9 năm 2014, Luật 14/2014 ngày 24 tháng 7 về Hàng hải (LMN) có hiệu lực Cho đến lúc đó, các quy định về luật hàng hải ở Tây Ban Nha vẫn còn rải rác với khối chính được tìm thấy trong Bộ luật Thương mại năm 1881 Với quy định này 50 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com được tìm thấy trong Bộ luật Thương mại, thường các thẩm phán không áp dụng nó trong các tranh chấp liên quan đến tàu thuyền tư nhân và thậm chí cả thương mại Những Luật làm rõ bất kỳ nghi ngờ nào có thể nảy sinh liên quan đến việc áp dụng cho các tàu thuyền, thậm chí là các tàu nhỏ hơn, của tổ chức LMN quy định rằng việc bắt giữ tàu thuyền bằng tiếng Tây Ban Nha sẽ được điều chỉnh bởi Công ước Quốc tế về Bắt giữ Tàu biển, được ban hành tại Geneva năm 1999, các quy định của LNM và Luật Tố tụng Dân sự Tây Ban Nha (LEC) Thẩm quyền để có được biện pháp này thuộc về các tòa án có thẩm quyền của Tây Ban Nha để xét xử các thủ tục tố tụng chính hoặc những người có quyền tài phán theo lãnh thổ nơi tàu thuyền đặt hoặc cảng nơi tàu thuyền dự kiến đến Để có được vụ bắt giữ, một bản kiến nghị có chữ ký của luật sư phải được đệ trình lên tòa án có thẩm quyền Mặc dù điều này là đủ để đòi một khoản nợ hàng hải, nhưng bạn nên gửi kèm tài liệu với bằng chứng sơ bộ về khoản nợ, có thể là hóa đơn hoặc phiếu giao hàng Bản chất đặc biệt của việc bắt giữ tàu là trái với những gì xảy ra khi một biện pháp phòng ngừa theo quy trình thông thường của LEC được yêu cầu, không cần chứng minh sự tồn tại và xuất hiện của luật tốt (có nghĩa là không cần thiết để thuyết phục trước thẩm phán về thực tế của khoản nợ) và rủi ro chậm thanh toán (không cần thiết phải chứng minh rằng nó sẽ không được thu hồi nếu con tàu không bị giữ lại) Tuy nhiên, để áp dụng biện pháp này, người nộp đơn cần phải đặt cọc cho tòa án một khoản bảo đảm theo Luật 15% của số tiền được yêu cầu bồi thường để bù đắp cho những thiệt hại có thể xảy ra Sau khi áp dụng biện pháp, trong đó nhất thiết bao gồm việc đóng cửa tàu thuyền, con nợ có thể giải phóng tàu thuyền với số tiền đã đòi, điều này sẽ đảm bảo thu được khoản nợ trong trường hợp tàu thuyền và chủ sở hữu công ty biến mất Khi nhiều tàu thuyền thường thuộc sở hữu của một công ty nước ngoài, chúng ta có thể nói rằng nếu không có loại bảo lãnh này thì thực tế là không thể thi hành phán 51 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com quyết Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng thực thi phán quyết chống lại một công ty có trụ sở tại Quần đảo Marshall hoặc Bahamas Việc bắt giữ tàu biển ở Ecuador được thi hành theo quyết định số 487 do cộng đồng các quốc gia Andean (trong từ viết tắt của “CAN”) ghi nhãn theo tên của khiếu nại hàng hải (thế chấp tàu biển và cầm cố hàng hải) và bắt giữ tàu biển (“quyết định 487) Quyết định đã được dự thảo lấy cảm hứng về công ước quốc tế về thế chấp và cầm cố hàng hải năm 1993 và công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển năm 1999 Các quy định tại quyết định 487 về cơ bản đều đồng nhất với công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển năm 1999 và công ước quốc tế về cầm cố và thế chấp hàng hải năm 1993 Tháng 2/2004, Ecuador đã ra nhập công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển năm 1999 và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2014 Theo pháp luật của Ecuador, việc bắt giữ một chiếc tàu có thể được áp dụng ngay khi chủ nợ áp dụng bất kỳ khiếu nại hàng hải được liệt kê trong tại điều 1 của công ước năm 1999 (các loại khiếu nại được quy định trong quyết định 487 và công ước 1999 là tương tự nhau) Pháp luật hàng hải của Ecuador cũng có phép bắt giữ một tàu mà không phân biệt tàu có mang cờ của Ecuador theo quy định tại khoản 1 điều 8 của công ước 1999 và điều 54 của quyết định 487 Như vậy, từ việc tham khảo các quy định về bắt giữ tàu biển của một số quốc gia đã tham gia vào công ước năm 1999, ta có thể thấy rằng các quốc gia này đều đã nội luật hóa các quy định của công ước bằng việc ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật trong nước mình Thậm chí ngay cả một số quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc, tuy rằng vẫn chưa tham gia ký kết công ước này nhưng trong pháp luật nội bộ về hàng hải của họ vẫn đưa ra những nội dung trong công ước hoặc ban hành các văn bản cho phép viện dẫn pháp luật liên quan dựa trên các nguyên tắc về tư pháp quốc tế 52 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THỰC THI VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN Bảo đảm an ninh hàng hải trên các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia; Thực thi chính xác các quy định của pháp luật quốc gia, quốc tế về bắt giữ tàu biển;Kiến nghị đào tạo các bộ và nghiên cứu về bắt giữ tàu biển; Phối hợp hành động cùng các cơ quan chức năng quốc tế trong bảo đảm an ninh hàng hải; Góp phần xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về Bắt giữ tàu biển Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ CSB: giúp cán bộ, chiến sĩ CSB nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên các vùng biển, đảo của Việt Nam Tăng cường đầu tư hiện đại hóa hơn nữa trang thiết bị cho LL CSB Việt Nam Có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục thành viên trên tàu nắm rõ chủ quyền, ranh giới, biên giới trên biển của các nước khác để tránh việc đi lại, xâm phạm trái phép chủ quyền vùng biển thuộc nước bạn Các quốc gia cần có sự giao lưu, trao đổi trong hoạt động xây dựng pháp luật điều chỉnh quan hệ hàng hải nói chung Nâng cao nhận thức về hoạt động tuân thủ pháp luật, tập trung xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng hải quân, cảnh sát biển, biên phòng biển, kiểm ngư và dân quân tự vệ biển, có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp cao; chú trọng Xây dựng trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trình độ hợp đồng tác chiến quân binh chủng đi liền với trang thiết bị kỹ thuật ngày càng hiện đại; kết hợp tốt phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh trên biển của các lực lượng chuyên trách 53 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Cùng với đó cần áp dụng các biện pháp công nghệ vào việc theo dõi, giám sát hoạt động của tàu thuyền trên biển xây dựng trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trình độ hợp đồng tác chiến quân binh chủng đi liền với trang thiết bị kỹ thuật ngày càng hiện đại; kết hợp tốt phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh trên biển của các lực lượng chuyên trách Đối với hoạt động hàng hải nói chung và bắt giữ tàu biển nói riêng, việc bắt giữ cần được xem xét kỹ lưỡng và áp dụng hợp lý để vừa tạo được tính kỷ luật vừa tạo được sự thúc đẩy hoạt động thực thi pháp luật 54 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com KẾT LUẬN Vấn đề bắt giữ tàu biển trong hàng hải quốc tế là một vấn đề khó khăn và liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau Vì lẽ đó mỗi quốc gia cần phải xây dựng cho mình một hệ thống pháp lý rõ ràng về vấn đề bắt giữ tàu biển Trong xu thế phát triển hiện nay, có rất nhiều điều ước quốc tế điều chỉnh trực tiếp vấn đề này như: Công ước Brussels 1952 về bắt giữ tàu biển; Công ước năm 1967 về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến cầm giữ và cầm cố tàu biển; Công ước 1999 về bắt giữ tàu biển Đây được xem là những công cụ pháp lý quan trọng để các quốc gia giải quyết tranh chấp liên quan đến vến đề bắt giữ tàu biển trong hàng hải quốc tế Ngày nay, Việt Nam mới chỉ là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982 song chưa có sự gia nhập các công ước về bắt giữ Về pháp luật hàng hải Việt Nam về chế định bắt giữ tàu biển còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh có phần lạc hậu, chưa đáp ứng được với tình hình pháp triển của thương mại hàng hải nước ta hiện nay và trong tương lai Mặt khác, trong thực tiễn hiện nay nhu cầu giao lưu thương mại hàng hải quốc tế của nước ta đòi hỏi cần phải tiến hành nghiên cứu và đánh giá việc áp dụng pháp luật, các điều ước quốc tế, Công ước quốc tế, Bài nghiên cứu trên đã cơ bản giải quyết được những vấn đề cơ bản về lý luận, góp phần hoàn thiện những khái niệm liên quan đến bắt giữ tàu biển trong hàng hải quốc tế Đề cập một cách hệ thống các quy định trong pháp luật Việt Nam, môt số nước trên thế giới và các điều ước, công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực này Đồng thời bài nghiên cứu cũng đã thống kê Thực trạng tình hình bắt giữ tàu biển hiện nay ở Việt Nam và đưa ra hướng giải quyết, khắc phục Từ đó có cái nhìn chủ quan về những hạn chế và bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam nhằm đề xuất giải pháp phù hợp 55 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1 Chính phủ (2008), Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển, Hà Nội 3 Chính phủ (2010), Nghị định số 57/2010/NĐ-CP ngày 25/5/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển, Hà Nội 2 Cục Hàng hải Việt Nam (2013), Đề án về nghiên cứu, đề xuất gia nhập Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển năm 1999 3 Phan Thị Thu Hà (2008), “Một số vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục giữ tàu biển”, Thông tin Khoa học Xét xử 4 Chí Hiếu (2008), “Giới thiệu Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển”, Thông tin Khoa học Xét xử 5 Liên hợp quốc (1952), Công ước Brussels 1952 về bắt giữ tàu biển 6 Liên hợp quốc (1982), Công ước Luật Biển 7 Liên hợp quốc (1999), Công ước quốc tế 1999 về bắt giữ tàu biển 10 Kim Long (2008), “Địa vị của Toà án nhân dân trong việc bắt giữ tàu biển”, Thông tin Khoa học Xét xử 8 Nguyễn Văn Nghĩa (2008), Quy định mới về thủ tục bắt giữ, thả tàu biển để thi hành án, Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp 9 Đặng Quang Phương (1999), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục bắt giữ tàu biển, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội 10 Quốc hội (1990), Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Hà Nội 11 Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung 2009), Hà Nội 12 Quốc hội (2005), Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Hà Nội 56 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com TÀI LIỆU INTERNET 1 Công ước bắt giữ tàu biển của Liên Hợp Quốc 1999 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Cong-uoc-bat-giu-tau1999-Lien-hop-quoc-81912.aspx 2 Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc 1982 https://thuvienphapluat.vn/van- ban/Giao-thong-Van-tai/Cong-uoc-Lien-hop-quoc-ve-Luat-bien-10-12-198286219.aspx 3 Công ước về quyền cầm giữ và cầm cố hàng hải của Liên Hợp Quốc 1993 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Cong-uoc-quoc-te-quyencam-giu-cam-co-hang-hai-1993-Palais-des-Nations-Geneva-19-04-06-05-199381826.aspx 4 Luật Biển Việt Nam 2012 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong- Van-tai/Luat-bien-Viet-Nam-2012-143494.aspx 5 Bộ luật Hàng hải 2015 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thu-tuc-to-tung/Phap- lenh-thu-tuc-bat-giu-tau-bien-2008-05-2008-UBTVQH12-70478.aspx 6 Nghị định 57/2010/NĐ-CP 7 http://cangvuhanghaitphcm.gov.vn/index.aspx? page=detail&id=2020&fbclid=IwAR1ASCUWuuMjlpJ7l5CEq9TvEiLytAlz6VX2Wela953QKDsVM9Mht1llhA 8 https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/wp-content/uploads/2020/02/B%E1%BA %AET-GI%E1%BB%AE-T%C3%80U-BI%E1%BB%82N-THEO-PH %C3%81P-LU%E1%BA%ACT-C%E1%BB%98NG-H%C3%92A-PH %C3%81P.pdf 57 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 58 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com ... liên quan đến bắt giữ tàu biển Chương 2: Một số vấn đề lí luận bắt giữ tàu biển Chương 3: Quy định pháp luật Quốc tế bắt giữ tàu biển Chương 4: Quy định pháp luật Việt Nam bắt giữ tàu biển Kết luận... luật số quốc gia nước tiêu biểu bắt giữ tàu biển hoạt động hàng hải quốc tế Phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật Việt Nam bắt giữ tàu biển hàng hải quốc tế, từ đề phương hướng, đề xuất... định bắt giữ tàu biển mà tàu biển liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải Người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải tàu biển để bảo đảm cho khiếu nại hàng

Ngày đăng: 01/06/2022, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w