Các điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu ĐỀ tài bắt GIỮ tàu BIỂN TRONG HÀNG hải QUỐC tế (Trang 33 - 39)

5. Nội dung – hướng nghiên cứu của đề tài

4.1. Các điều ước quốc tế

Bắt giữ tàu biển để đảm bảo giải quyết khiếu nại hàng hải là hoạt động bắt giữ tàu phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài Công ước Luật biển năm 1982, hiện có một số điều ước quốc tế điều chỉnh vấn đề này như Công ước Brussels năm 1952 về bắt giữ tàu biển, Công ước năm 1967 về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến cầm giữ và cầm cố tàu biển, Công ước năm 1999 về bắt giữ tàu biển.

4.1.1. Công ước luật biển năm 1982

Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 (Công ước) là kết quả của Hội nghị Luật biến lần thứ III của Liên hợp quốc kéo dài từ 1973 đến 1982 nhằm xây dựng một trật tự pháp lý quốc tế mới về biển và đại dương. Được coi là “Hiến pháp về biển, và đại dương”, Công ước 1982 quy định một cách toàn diện các quyền và nghĩa vụ của tất cả quốc gia (có biên, không có biên, bất lợi về mặt địa lý...) trong việc sử dụng biến và đại dương. Công ước 1982 chính thức có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 và tính đến 20/7/2009 có 159 quốc gia thành viên. Việt Nam phê chuẩn Công ước 1982 ngày 23/6/1994.

Công ước gồm 17 phần, 320 Điều và 9 Phụ lục, quy định khá toàn diện về các vùng biển và quy chế pháp lý của chung cũng như các vấn đề có liên quan của luật biển quốc tế, trong đó quan trọng nhất là các quy định về: - Nội thủy - Lãnh hải; - Vùng tiếp giáp; - Vùng ĐQKT; - Thềm lục địa bao gồm cả thêm lục địa mở rộng, - Biển cả (Công hải); - Quy chế đảo và quốc gia quần đảo, - Giải quyết tranh chấp - Hợp tác quốc tế trong lĩnh

33

vực biển và đại dương Ngoài ra Công ước cũng có những quy định về eo biển quốc tế, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biên, Vùng (Khu vực quốc tế đáy đại dương).

Công ước 1982 không có những quy định cụ thể nào về bắt giữ tàu biển nhằm giải quyết một khiếu nại hàng hải, tuy nhiên việc quy định các vấn đề pháp lý một cách cụ thể về các vùng biển và chế độ pháp lý riêng biệt của mỗi vùng, bên cạnh đó, quốc gia bị xâm phạm hoàn toàn có quyền bắt giữ đối với những hành vi tàu thuyền vi phạm vào lãnh thổ của mình theo các quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Công ước đưa ra các quy định về bắt giữ tàu biển khi hoạt động là cướp biển tại các điều 105,106,107.

Điều 105. Bắt giữ một chiếc tàu hay phương tiện bay cướp biển

Mọi quốc gia ở biển cả, hay ở bất cứ nơi nào khác không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào, đều có thể bất giữ một chiếc tàu hay một phương tiện bay đã trở thành cướp biển, hoặc một chiếc tàu hay một phương tiện bay bị chiếm đoạt sau một hành động cướp biển và đang nằm trong tay bọn cướp biển, và đều có thể bắt giữ người và của cải ở trên con tàu hay phương tiện bay đó. Các tòa án của quốc gia đã tiến hành việc bắt đó có thể công bố các hình phạt cũng như các biện pháp áp dụng đối với chiếc tàu, phương tiện bay hay của cải, trừ những người lương thiện trong cuộc.

Điều 106. Trách nhiệm trong trường hợp bắt giữ một cách độc đoán

Khi bắt giữ một chiếc tàu hay một phương tiện bay bị tình nghi là cướp biển mà không có lý do đầy đủ, quốc gia nào đã tiến hành việc bắt giữ đó phải chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào do hành động đó gây ra đối với quốc gia mà tàu mà phương tiện bay đó mang quốc tịch.

34

Điều 107. Các tàu và phương tiện bay có đủ tư cách để thực hiện việc bắt giữ vì lý do cướp biển

Chỉ có các tàu chiến hay phương tiện bay quân sự, hoặc các tàu thuyền hay phương tiện bay khác mang các dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ rõ ràng là của một cơ quan Nhà nước và được tiến hành nhiệm vụ này, mới có thể thực hiện việc bắt giữ vì lý do cướp biển.

4.1.2. Công ước Brussels 1952

Sự hình thành của Công ước 1952 bắt đầu từ năm 1930 khi các quốc gia đưa ra thảo luận tại Hội nghị hàng hải quốc tế tại Antwerp. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa hệ thống các nước civil law và hệ thống các nước common law. Ở các nước theo hệ thống civil law, tàu có thể bị bắt do bất kì khiếu nại nào, nhưng ở các nước theo hệ thống common law, tàu chỉ bị bắt trong trường hợp khiếu nại hàng hải và thủ tục bắt giữ đối với bản thân con tàu có thể được sử dụng. Ở các nước theo hệ thống luật civil law, chủ tàu có thể khiếu nại về thiệt hại do bắt giữ sai, điều này là không thể tại các nước theo hệ thống common law. Bởi vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc thảo luận được tiếp tục và lần đầu tiên tại Hội nghị ngoại giao Brussels tháng 5 năm 1952, Công ước 1952 đã được thông qua.

Công ước quốc tế năm 1952 về bắt giữ tàu biển được ký kết vào ngày 10/5/1952 bằng tiếng Anh và Pháp, có hiệu lực từ ngày 24/2/1956. Nó đã được ký kết bởi 19 tiểu bang và có hiệu lực trong 71 nước.

Nội dung của Công ước gồm 18 Điều quy định về các vấn đề chủ yếu sau đây:

Một là, quy định tại Điều 1 đã làm rõ một số thuật ngữ được sử dụng trong Công ước để

có sự hiểu thống nhất như “khiếu nại hàng hải” là gì? Khiếu nại hàng hải phát sinh do những nguyên nhân nào? Thế nào là “bắt giữ và Công ước quy định “bắt giữ” là việc lưu giữ tàu bằng thủ tục pháp lý để bảo đảm cho một khiếu nại hàng hải, nhưng không bao gồm việc cầm giữ để thi hành hay thỏa mãn một phán quyết.

35

Thứ hai là quy định tại Điều 2 về điều kiện được bắt giữ tàu, đặc biệt “tàu biển treo cờ của một nước tham gia Công ước có thể bị bắt giữ trong thẩm quyền của bất kì nước nào tham gia Công tước về một khiếu nại hàng hải, nhưng không được bắt giữ về các loại khiếu nại khác”. Việc bắt giữ có thể chính con tàu làm phát sinh khiếu nại hàng hải hay bất kì tàu nào thuộc sở hữu của người mà tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải họ là chủ của con tàu đã gây ra tổn thất (Điều 3).

Thứ ba là quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 7 về cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt giữ

tàu biển và thẩm quyền xét xử vụ án đã thụ lý đó là Tòa án hay cơ quan tư pháp của quốc gia tham gia Công ước.

Thứ tư là quy định tại Điều 6 về trách nhiệm của người khiếu nại đối với thiệt hại phát

sinh do hậu quả của việc bắt giữ tàu hoặc đối với các chi phí thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế để giải thoát tàu. Công ước cũng quy định rằng thủ tục cụ thể để bắt giữ tàu được thực hiện theo quy định của pháp luật của quốc gia tham gia Công ước, nơi mà người khiếu nại gửi đơn yêu cầu Tòa án ra lệnh bắt giữ tàu.

Thứ năm là quy định về phạm vi áp dụng của Công ước cũng như các điều kiện, thủ tục

gia nhập Công ước của các quốc gia khác.

Phạm vi áp dụng của Công ước 1952 được quy định tại Điều 8. Áp dụng đối với tất cả các tàu có cờ mang quốc tịch của các quốc gia thành viên tham gia Công ước. Tuy nhiên, nếu tàu treo cờ của một quốc gia không phải là thành viên cũng có thể bị bắt trong trường hợp pháp luật của quốc gia đó quy định cho phép bắt giữ.

Điều 1 của Công ước 1952 đưa ra các danh sách giới hạn các khiếu nại mà tàu có thể bị bắt. Điều 3 của Công ước quy định cho phép bắt giữ tàu chị em. Trong trường hợp bắt giữ trái phép, có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Công ước 1952, mặc dù điều này là một tuyên bố khó xác định do nó đòi hỏi bằng chứng về thông tin sai lệch của bên yêu cầu bắt giữ. Theo Công ước 1952, việc bắt giữ tàu biển là phương pháp bảo

36

đảm cho việc giải quyết tranh chấp đã được thụ lý, hoặc để thực hiện một phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài. Nó là vũ khí hữu hiệu của người khiếu nại đòi người bị khiếu nại phải giải quyết thỏa đáng các yêu cầu hợp pháp của mình. Đồng thời cho thấy được vai trò của Tòa án trong việc ra quyết định bắt giữ tàu biển khi có đơn yêu cầu, sau khi căn cứ vào cơ sở của việc cho phép bắt giữ tàu là các khiếu nại hàng hải, tiến hành một số thủ tục cần thiết để thực thi quyền, xem xét hợp lý quyền và lợi ích hợp pháp của các bên để cho phép các bên thương lượng đưa ra các biện pháp bảo đảm, ký quỹ giải phóng tàu, nếu không sẽ ra lệnh đấu giá tàu, phân bổ doanh thu bán tàu để chi trả cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên mà Luật Hàng hải đã quy định.

Công ước 1952 là một thành công, đã được áp dụng rộng rãi, với hơn 70 quốc gia phê chuẩn và gia nhập. Mặc dù Công ước 1952 đã được chứng minh là rất phổ biến nhưng vẫn có một số có quan điểm rằng danh sách giới hạn các khiếu nại mà theo đó một vụ bắt giữ có thể được thực hiện là quá hạn chế và chủ trương một danh sách mở hơn, hoặc ít nhất là sự mở rộng của danh sách hiện tại. Một hạn chế của nó là không cho phép bắt giữ đối với phí bảo hiểm chưa thanh toán.

4.1.3. Công ước năm 1999 của Liên Hợp Quốc về bắt giữ tàu biển

Công ước Quốc tế về bắt giữ tàu biển 1999 (Internatinal Convention on Arrest of Ships 1999) đã được Hội nghị ngoại giao của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) và Liên hợp quốc đồng thuận thông qua ngày 12/3/1999, chính thức sẽ có hiệu lực vào ngày 14/9/2011 sau khi được 10 nước thành viên phê chuẩn.

Công ước 1999 được thông qua nhằm thiết lập sự thống nhất quốc tế trong lĩnh vực bắt giữ tàu biển, đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan. Đặc biệt trong xu thế hiện nay, sự phát triển trong các lĩnh vực thương mại và hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng dẫn đến nhu cầu giao thương hàng hải ngày càng tăng và đa dạng. Điều đó cũng đồng nghĩa với gia tăng các tranh chấp cũng như các khiếu nại phát sinh quyền bắt giữ tàu biển.

37

Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển năm 1999 sửa đổi, bổ sung trên cơ sở quy định của Công ước 1952, trong đó có các vấn đề như: quy định các trường hợp tàu có thể bị bắt giữ và thả tàu bị bắt, yêu cầu có thể thực hiện bắt giữ tàu, đối tượng tàu có thể bị bắt giữ,... Quy định quốc tế mới về việc bắt giữ được áp dụng cho tất cả các tàu thuộc quyền sở hữu của quốc gia cho dù tàu đó đang vận hành hoặc không vận hành trên biển, có hoặc không mang cờ của quốc gia thành viên.

Công ước gồm 17 Điều quy định về các vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất là quy định thế nào là khiếu nại hàng hải và khiếu nại hàng hải phát sinh từ

những vấn đề nào. Thế nào là bắt giữ tàu biển;

Thứ hai là quy định về thẩm quyền bắt giữ, thực hiện quyền bắt giữ và thả tàu sau khi bắt

giữ;

Thứ ba là quy định việc bắt giữ lại và bắt giữ nhiều lần. Điều 5 quy định cụ thể là trong

trường hợp nào thì con tàu mới bị bắt giữ lại;

Thứ tư là quy định việc bảo vệ các chủ tàu và người thuê tàu trần có tàu bị bắt

giữ;

Thứ năm là quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án, như Tòa án nào có thẩm quyền giải

quyết và điều kiện phải giải quyết;

Thứ sáu là quy định việc áp dụng, việc kí kết, phê chuẩn, chấp nhận, thông qua và tham

gia, quyền bảo lưu và hiệu lực của công ước.

Phạm vi điều chỉnh của công ước là quy định về các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển; thực hiện quyền bắt giữ tàu, thả tàu sau khi bị bắt giữ; Quy định biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển và các quy định có liên quan khác. Và đối tượng áp dụng công ước này là các tàu thuộc quyền tài phán của

38

bất kỳ quốc gia tham gia công ước, không kể tàu đó có treo cờ của quốc gia tham gia công ước hay không ngoại trừ tàu chiến, tàu hải quân và tàu được sử dụng cho mục đích phi thương mại của Chính phủ. Mục đích của nguyên tắc này là để thúc đẩy khả năng ứng dụng cao nhất của công ước và đạt được tính thống nhất của pháp luật.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài bắt GIỮ tàu BIỂN TRONG HÀNG hải QUỐC tế (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w