1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG THỨC TIÊU DÙNG Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI

46 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU GIÁO DỤC 8 1.1. Khái niệm 8 1.2. Đặc điểm của XK DVGD 8 1.3. Các phương thức Xuất Khẩu 9 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến XK DVGD 11 CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XKDV GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG THỨC TIÊU DÙNG Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI (THU HÚT DU HỌC SINH QUỐC TẾ) 14 2.1. Số lượng du học sinh trên thế giới 14 2.1.1. Số lượng du học sinh trên toàn thế giới 14 2.1.2. Những quốc gia có số lượng du học sinh lớn nhất thế giới 16 2.1.3. Những nước có lượng học sinh, sinh viên đi du học lớn nhất thế giới 17 2.2. Doanh thu XK dịch vụ giáo dục của toàn thế giới 18 2.3. Các phương thức thu hút Sinh viên quốc tế 20 2.4. Tình hình thu hút sinh viên quốc tế của một số nước điển hình 23 2.4.1. Tình hình thu hút sinh viên quốc tế của Mỹ 23 2.4.2. Tình hình thu hút sinh viên quốc tế của Australia 25 2.4.3. Tình hình thu hút sinh viên quốc tế của Anh 28 CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH BỆNH COVID19 ĐẾN THU HÚT DU HỌC SINH QUỐC TẾ VÀ XU HƯỚNG THỜI GIAN TỚI 31 3.1. Ảnh hưởng của đại dịch Covid19 đến thu hút du học sinh quốc tế 31 3.1.1. Tác động ở Mỹ 31 3.1.2. Tác động ở Australia (Úc) 34 3.1.3. Tác động ở Vương quốc Anh 36 3.1.4. Tác động ở Việt Nam 37 3.2. Xu hướng thời gian tới 38 3.2.1. Xu hướng nhu cầu của du học sinh quốc tế 38 3.2.2. Xu hướng hình thức xuất khẩu dịch vụ giáo dục 40 KẾT LUẬN 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46   DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tổng số du học sinh trên toàn thế giới trong giai đoạn 20102019 14 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ 10 nước có số lượng du học sinh lớn nhất thế giới năm 2019 16 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ 10 quốc gia có số lượng học sinh đi du học lớn nhất thế giới năm 2019 17 Biểu đồ 2.4. Biểu đồ số lượng sinh viên quốc tế và tỷ trọng so với thế giới của Mỹ giai đoạn 20102020 23 Biểu đồ 3.5 Số lượng sinh viên quốc tế nhập học ở Mỹ từ 2009 đến 2019 31 Biểu đồ 3.6 Các chính sách hỗ trợ du học sinh của Mỹ 32 Biểu đồ 3.7. Biểu đồ phương pháp thu hút du học sinh của trường đại học ở Mỹ 33 Biểu đồ 3.8. Số lượng sinh viên quốc tế đăng kí du học tại Australia từ 20102020 34 Biểu đồ 3.9. Tỉ lệ tiêm chủng vaccine Covid19 của các quốc gia tính đến T112021 35 Biểu đồ 3.10. Biểu đồ sinh viên trả lời câu hỏi khi nào bắt đầu du học 37 Biểu đồ 3.11. Biểu đồ xu hướng du học của sinh viên quốc tế 38 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Doanh thu từ dịch vụ xuất khẩu giáo dục ở một số quốc gia trên thế giới giai đoạn 2015 – 2019 17 Bảng 2.2. Tình hình thu hút sinh viên quốc tế của Australia giai đoạn 2013 2020 25 Bảng 2.3. Tình hình sinh viên quốc tế tại Anh giai đoạn 2011 2020 27 LỜI MỞ ĐẦU Trong thế giới ngày nay khi xu hướng hội nhập kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng, các quốc gia ngày càng tập trung phát triển kinh doanh quốc tế với các nước khác trên thế giới. Công cuộc mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế toàn câu mang tính cạnh tranh vô cùng cao khiến mọi quốc gia đều phải tìm hiểu kĩ xu hướng cũng như thị hiếu thị trường nước ngoài, từ đó phát huy hết những thế mạnh của mình. Thời đại 4.0 cùng “kỷ nguyên số” khiến kiến thức trở thành sản phẩm mà mỗi con người phải biết chọn lựa mua vào cho mình trong hiện tại như một hành động đầu tư cho tương lai. Vì vậy, bên cạnh những lĩnh vực như y tế, du lịch, văn hóa, kinh tế,... giáo dục trở thành một ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu mà mỗi nước phải có kế hoạch phát triển trên tiến trình hội nhập. Xuất khẩu giáo dục trở thành một ngành xuất khẩu hiệu quả bậc nhất, với hàm lượng chất xám cao và giá trị gia tăng cao. Ở nhiều nước, giáo dục đã trở thành ngành xuất khẩu hàng đầu của nền kinh tế, đóng góp một phần lớn thu nhập hàng năm của Hoa Kỳ, Úc, Canada, Vương quốc Anh, Singapore và các nước khác ... Vì vậy, các nước phát triển tiếp tục đưa ra các chính sách đầu tư vào giáo dục để thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ giáo dục sang các nước đang phát triển và các nước kém phát triển có nhu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ giáo dục. Việc Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế (tham gia WTO, APEC, TTP ...) vừa mang lại nhiều cơ hội vừa mang lại nhiều thách thức. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có dịch vụ giáo dục và đào tạo phát triển, chất lượng cao. Từ đó, xây dựng giai cấp công nhân, tri thức có trình độ, bản lĩnh, chủ động liên kết với khu vực, nhất là toàn thế giới. Đồng thời, cần xác lập vị thế của giáo dục trên thị trường quốc tế và nâng cao chất lượng giáo dục, đất nước có thêm yêu cầu về xuất khẩu các dịch vụ giáo dục. Để nhìn nhận xuất khẩu dịch vụ giáo dục một cách đa chiều và toàn diện, từ đó hoạch định các chính sách và chiến lược cần thiết giúp cải thiện thực trạng giáo dục, Việt Nam cần hiểu rõ về thương trường giáo dục quốc tế cũng như học hỏi kinh nghiệm từ những quốc gia đi đầu ngành như Mỹ, Canada, Anh,... Từ những lý do trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu tình hình xuất khẩu dịch vụ giáo dục theo phương thức tiêu dùng ở nước ngoài trên thế giới”. Trên cơ sở phân loại một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về xuất khẩu dịch vụ giáo dục theo phương thức tiêu dùng ở nước ngoài, nhóm đã phân tích, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia cụ thể như Hoa Kỳ, Australia, Anh và các nước trong việc thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ giáo dục. CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU GIÁO DỤC 1.1. Khái niệm Dịch vụ giáo dục: Là hoạt động giáo dục chính thức và cụ thể do cơ sở giáo dục tạo ra cho người học để đạt được mục tiêu giáo dục của chương trình đào tạo mà học đã đăng ký. Xuất khẩu dịch vụ giáo dục: là hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục ra nước ngoài bao gồm sự di chuyển của một trong những yếu tố như con người, nhà cung ứng, chương trình, tài liệu học tập với mục đích thu về ngoại tệ theo 4 phương thức Quy định trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) của WTO. đi kèm với dòng ngoại tệ đi vào các nước xuất khẩu. 1.2. Đặc điểm của XK DVGD Dịch vụ giáo dục gồm một số đặc điểm cơ bản như sau: Tính không đồng nhất: Chất lượng của các dịch vụ giáo dục phụ thuộc vào các trường khác nhau, hay phụ thuộc vào : nhà cung cấp, thời điểm và địa điểm cung cấp. Do đó, rất khó để xác định rõ ràng chất lượng dịch vụ giáo dục. Tính vô hình: Dịch vụ giáo dục là hàng hóa vô hình như các ngành dịch vụ khác, không được xác định bằng đơn vị định lượng mà thay vào đó được xác định bởi chất lượng cung cấp dịch vụ. Tính xã hội: Dịch vụ giáo dục được cung cấp đáp ứng nhu cầu của mọi người hay từng đối tượng khách hàng và còn mang lại giá trị văn hóa, duy trì và ổn định xã hội. Tính tích lũy: Giáo dục là dịch vụ truyền kiến thức từ người dạy sang người học hay người có thể tích lũy kiến thức nhằm mục đích nâng cao kỹ năng làm việc hiệu quả hơn. Từ quá trình tích lũy, kiến thức cho phép con người mở rộng thêm năng lực bản thân, cho đến thời điểm có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Ngoại ứng tích cực của giáo dục: Dịch vụ giáo dục vừa mang đến lợi ích cho cá nhân sử dụng dịch vụ, vừa mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Việc học tập của từng cá nhân riêng biệt giúp người học phát triển năng lực, hiểu biết của họ và còn là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia.. 1.3. Các phương thức Xuất Khẩu Phương thức 1: Phương thức cung cấp qua biên giới Đây là phương thức theo đó dịch vụ giáo dục được cung cấp từ lãnh thổ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác mà không có sự di chuyển của cả người cung cấp và người tiêu thụ dịch vụ sang lãnh thổ của nhau. Phương thức này được thực hiện thông qua đào tạo trực tuyến (Elearning) hoặc đào tạo từ xa (distancelearning). Dịch vụ xuất khẩu bao gồm: chương trình, sách giáo khoa, quy chế, quy định, những tư liệu dành cho người học ... Phương thức chiếm một phần nhỏ trong thị trường giáo dục toàn cầu. Tuy vậy, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và Internet, tiềm năng phát triển trong tương lai của phương pháp này là rất cao. Phương thức 2: Phương thức tiêu dùng ở nước ngoài hay tiêu dùng ngoài lãnh thổ Phương thức tiêu dùng ở nước ngoài (tiêu dùng ngoài lãnh thổ) là phương thức theo đó người tiêu dùng của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ. Trong thị trường dịch vụ toàn cầu, đây là phương thức chiếm thị phần lớn nhất. Hình thức điển hình nhất của phương thức này là du học; trong đó, sinh viên sống ở một quốc gia khác bên ngoài lãnh thổ của họ và sử dụng các dịch vụ giáo dục do khu vực đó cung cấp. Đối tượng chuyển giao trong phương thức này là người sử dụng dịch vụ, tức là sinh viên, học sinh. Phương thức 3: Phương thức hiện diện thương mại Là phương thức mà theo đó nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên này thiết lập các hình thức hiện diện như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, chi nhánh tại lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ. Đối tượng dịch chuyển trong phương thức này là nhà cung cấp dịch vụ, hay chính là pháp nhân thương mại. Với phương thức này, sinh viên toàn lãnh thổ có thể trải nghiệm dịch vụ giáo dục của các trường học hàng đầu thế giới ngay tại nước nhà mà không cần di chuyển. Điều này tạo cơ hội cho nhiều học sinh, sinh viên có mong muốn học tập tại các tổ chức giáo dục nước ngoài. Nước ta cũng đã xuất hiện nhiều các trường đại học nước ngoài đặt trụ sở hoặc đầu tư vào các chương trình đào tạo liên kết với các trường trong nước, trong đó có RMIT, British University Vietnam (BUV),. hay chương trình đào tạo liên kết với đại học Cambridge, Staffordshire, London,. với cam kết chuẩn đầu ra quốc tế. Phương thức này đang dần nâng cao vị trí và có khả năng phát triển cao. Tuy nhiên, đây vẫn luôn là phương thức gây ra tranh luận về vấn đề thiết lập các quy định của pháp luật trong đầu tư nước ngoài. Phương thức 4: Phương thức hiện diện của thể nhân Là phương thức mà thể nhân cung cấp dịch vụ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ. Phương thức cung ứng này khá phổ biến trong lĩnh vực xuất khẩu giáo dục. Những cá nhân, cá thể độc lập chính là các đối tượng chuyển giao của phương thức này. Ví dụ dễ gặp nhất chính là mời các giáo viên từ trường đại học nước ngoài về giảng dạy tại Việt Nam. Phương thức này hứa hẹn nhiều sự phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, việc quản lý cá nhân đối với việc nhập cảnh của người nước ngoài và áp dụng pháp luật với những đối tượng này cũng đặt ra nhiều khó khăn cho các cơ quan và chính phủ quốc gia. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến XK DVGD Hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm các yếu tố trong nước và quốc tế. Tuỳ thuộc vào hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục của từng quốc gia cụ thể, những yếu tố này có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực. 1.4.1. Bối cảnh kinh tế, xã hội, giáo dục trên thế giới và trong nước Tình hình kinh tế quốc tế là nhân tố mạnh mẽ ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ, trong đó có hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục. Trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu phát triển ổn định, các sinh viên quốc tế sẵn sàng chi trả nhiều học phí và sinh hoạt phí để được học tập tại những ngôi trường tốt nhất trong môi trường quốc tế, vì vậy nhu cầu du học ở hầu hết các nước sẽ tăng nhanh chóng,. Trái lại, khi nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng hoặc suy thoái, các sinh viên sẽ có xu hướng tìm đến một công việc ổn định, hoặc tiếp tục học ở ngành học ít tốn kém nhất. Với các nước đang phát triển đầu tư vào các dịch vụ giáo dục, đây là cơ hội để thu hút sinh viên nước ngoài bằng cách sử dụng chi phí thấp và chất lượng giáo dục có thể chấp nhận được. Ngoài ra, nền giáo dục ở mỗi quốc gia cụ thể ảnh hưởng lớn đến việc xuất nhập khẩu các dịch vụ giáo dục. Các quốc gia có hệ thống giáo dục phát triển và chất lượng giáo dục đại học dễ dàng được công nhận trên thế giới. Việc thu hút sinh viên quốc tế cũng trở nên dễ dàng hơn vì bằng cấp và việc học tập của quốc gia đó giúp sinh viên mở rộng cơ hội gia nhập thị trường lao động tốt hơn. 1.4.2. Sự phát triển công nghệ thông tin Sự phát triển của công nghệ thông tin và sự phổ biến kiến thức Internet trên toàn thế giới cho phép phụ huynh và học sinh tiếp thu nhanh chóng thông tin về các nước khác cũng như nền giáo dục chất lượng cao. Điều này đẩy mạnh nhu cầu tham gia vào các môi trường học tập chất lượng cao bên ngoài quốc gia bản xứ, qua đó tạo ra thị trường xuất nhập khẩu cho dịch vụ giáo dục. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục đang tận dụng triệt để mạng lưới điện tử và các trang web để quảng bá hình ảnh cho các dự án học tập của mình và mở rộng ra thị trường quốc tế để tăng thêm lợi nhuận. Vì vậy, một đất nước có nền tảng công nghệ thông tin phát triển sẽ có cơ hội cạnh tranh trong việc tìm kiếm, thu hút du học sinh và thúc đẩy nền giáo dục nước nhà. 1.4.3. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu dịch vụ giáo dục Nhu cầu thu hút nhân tài và tìm kiếm nguồn thu nhập cho các nước phát triển có nguồn lực khoa học kỹ thuật dồi dào là rất lớn. Vì vậy, các quốc gia này đã xây dựng các chính sách thu hút sinh viên quốc tế đến học tập, nghiên cứu và làm việc nhằm kiếm thu nhập thông qua chỉ tiêu sinh viên. Ngược lại, các nước yếu hơn luôn cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào các nước phát triển, cố gắng chuyển hướng từ nhập khẩu sang xuất khẩu giáo dục. Chính sách khuyến khích xuất khẩu dịch vụ giáo dục, đa dạng hóa hỗ trợ học bổng và các phương thức marketing hướng tới người tiêu dùng đã thúc đẩy sự phát triển của xuất khẩu dịch vụ giáo dục ngày càng cao. Đối với người tiêu dùng, chính sách càng ưu đãi cho sinh viên quốc tế thì sẽ càng chú ý đến. 1.4.4. Sự phát triển của ngôn ngữ toàn cầu Trong thời điểm hiện tại, tiếng Anh được coi là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực. Việc sử dụng ngôn ngữ chung khi tham gia các khóa học hoặc các chương trình của trường học quốc tế mở ra sẽ giúp sinh viên có thể trao đổi với nhau và đạt được lợi ích chung một cách nhanh chóng. Singapore bắt buộc sử dụng tiếng Anh trong các trường đại học chính là ví dụ về việc phổ cập tiếng Anh. Khi mới đưa ra chính sách này đã gây ra nhiều tranh cãi, thậm chí gây áp lực cho học sinh. Nhưng trên thực tế, chính sách phổ cập tiếng Anh đã thể hiện tầm nhìn xa của chính phủ Singapore và Singapore đã trở thành nước phát triển trong xuất khẩu dịch vụ giáo dục trên toàn cầu. Với các quốc gia thuộc hệ ngôn ngữ khác không phải tiếng Anh, đây chính là hạn chế với họ, nhưng hạn chế này có thể khắc phục được thông qua các chính sách thúc đẩy tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân.   CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XKDV GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG THỨC TIÊU DÙNG Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI (THU HÚT DU HỌC SINH QUỐC TẾ) 2.1. Số lượng du học sinh trên thế giới 2.1.1. Số lượng du học sinh trên toàn thế giới Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tổng số du học sinh trên toàn thế giới trong giai đoạn 20102019 Nguồn: https:www.oecdilibrary.orgeducationgrowthininternationalorforeignenrolmentintertiaryeducationworldwide1998to2018_62cfd6eben; http:uis.unesco.orgenuisstudentflowslideoutmenu Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy số lượng du học sinh trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng, cụ thể là năm 2011 có 3,9 triệu du học sinh, đến năm 2018 con số này tăng lên là 5,6 triệu du học sinh (tăng 1,7 triệu học sinh) và đến năm 2019 thì giảm nhẹ 0,3 triệu du học sinh, xuống còn 5,3 triệu du học sinh. Số lượng du học sinh ngày càng tăng lên là do sự tăng lên của nhu cầu về học tập để nâng cao trình độ, nhu cầu về tìm kiếm cơ hội. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến năm 2015, lượng du học sinh chỉ tăng lên 600 nghìn người, và năm 2019 giảm 27000 người so với số lượng du học sinh năm 2018. Lí do gây nên sự tăng trưởng chậm và sụt giảm trên biểu đồ là: Thứ nhất, về cầu của dịch vụ giáo dục, các quốc gia có lượng học sinh đi du học lớn phải kể đến như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,... Nguyên nhân là do các nước này là các quốc gia có dân số đông trên thế giới cùng với đó là nền kinh tế phát triển, mức sống cao khiến cho học sinh, sinh viên có nhu cầu lớn đối với các điều kiện giáo dục tân tiến nhất trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc,.. Tuy nhiên, những năm gần đây, chất lượng của nền giáo dục trong nước của các quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,.. được cải thiện rõ rệt. Điển hình như giáo dục Trung Quốc, không những giữ chân được rất nhiều học sinh trong nước ở lại học mà còn thu hút được nhiều sinh viên quốc tế đến học tập, phát triển sự nghiệp. Thứ hai, những tác động tiêu cực ở phía cung cũng trở thành một trong những yếu tố gây ra sự chậm phát triển này. Ví dụ như ở Mỹ nhằm ngăn cản sự định cư của sinh viên quốc tế đã có những chính sách như yêu cầu sinh viên phải rời Hoa Kỳ trong vòng 60 ngày kể từ ngày kết thúc chương trình của họ. Hay như ở Anh sinh viên tốt nghiệp hệ cử nhân hay thạc sĩ ở Anh chỉ được phép ở lại 4 tháng sau khi hoàn thành chương trình học. Sự bất ổn trong chính trị cũng là một nguyên nhân điển hình khiến lượng du học sinh giảm. Gần đây nhất, sự phân cực chính trị và sắc tộc kích động bạo loạn ở Mỹ đã gây ra thiệt hại về người và của cho đất nước này. Ở các nước phát triển về dịch vụ xuất khẩu giáo dục như Mỹ, Anh, Úc,.. đã có sự thay đổi cơ bản như vậy. Hơn nữa, việc giảm số lượng du học sinh phần lớn cũng là do đại dịch Covid19 bùng nổ khiến cho các học sinh này phải ở lại nước học tập thay vì đi du học nước ngoài.

Ngày đăng: 30/05/2022, 17:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XKDV GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG THỨC TIÊU DÙNG Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI
2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XKDV GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG (Trang 12)
Bảng 2.1. Doanh thu từ dịch vụ xuất khẩu giáo dụ cở một số quốc gia trên thế giới giai đoạn 2015 – 2019  - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG THỨC TIÊU DÙNG Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI
Bảng 2.1. Doanh thu từ dịch vụ xuất khẩu giáo dụ cở một số quốc gia trên thế giới giai đoạn 2015 – 2019 (Trang 16)
2.4. Tình hình thu hút sinh viên quốc tế của một số nước điển hình - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG THỨC TIÊU DÙNG Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI
2.4. Tình hình thu hút sinh viên quốc tế của một số nước điển hình (Trang 21)
Bảng 2.2. Tình hình thu hút sinh viên quốc tế của Australia giai đoạn 2013 -2020 - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG THỨC TIÊU DÙNG Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI
Bảng 2.2. Tình hình thu hút sinh viên quốc tế của Australia giai đoạn 2013 -2020 (Trang 24)
2.4.3. Tình hình thu hút sinh viên quốc tế của Anh - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG THỨC TIÊU DÙNG Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI
2.4.3. Tình hình thu hút sinh viên quốc tế của Anh (Trang 26)
Để thích ứng với tình hình dịch bệnh, các trường này còn chuyển sang thu hút sinh viên qua hình thức trực tuyến - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG THỨC TIÊU DÙNG Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI
th ích ứng với tình hình dịch bệnh, các trường này còn chuyển sang thu hút sinh viên qua hình thức trực tuyến (Trang 32)
Các sinh viên cũng đưa ra hình thức du học mà họ kỳ vọng trong tương lai. Hầu hết họ bày tỏ mong muốn được đến nước du học và tham gia học tập trực tiếp (chiếm 53%) - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG THỨC TIÊU DÙNG Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI
c sinh viên cũng đưa ra hình thức du học mà họ kỳ vọng trong tương lai. Hầu hết họ bày tỏ mong muốn được đến nước du học và tham gia học tập trực tiếp (chiếm 53%) (Trang 37)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w