Câu 1: phân tích một số điểm khác biệt cơ bản giữa thành viên hợp tác xã và thành viên công ty. Khi thành viên hợp tác xã chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã có bắt buộc phải trả lại vốn góp trong từng trường hợp không? Câu 2: công ty trách nhiệm hữu hạn gấm xây dựng phú quý có 48 thành viên. Ông kiệt là thành viên công ty Phú Quý với tỷ lệ vốn góp 18% vốn điều lệ. ngày 1532021 ông kiệt chết, để lại thừa kế theo di chúc cho 3 người con Xuân, Hạ, Thu là như nhau 1. ba người con Xuân, Hạ, Thu có khả năng trở thành thành viên của công ty Phú quý không? Tại sao? 2. Tư vấn xử lý phần vốn góp của ông kiệt trong trường hợp các con của ông không muốn trở thành thành viên công ty. BÀI LÀM Câu 1: Một số điểm khác biệt cơ bản giữa thành viên hợp tác xã và thành viên công ty Căn cứ vào các điều khoản trong Luật Hợp tác xã năm 2012 (LHTX 2012) và Luật Doanh nghiệp năm 2020 (LDN 2020), thành viên hợp tác xã và thành viên công ty có một số điểm khác biệt cơ bản sau: Về đối tượng và điều kiện thành viên: Khoản 1, điều 13 LHTX 2012 quy định đối tượng là thành viên HTXcó thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc pháp nhân. Trong khi đó thành viên công ty chỉ có thể là các cá nhân hoặc tổ chức pháp nhân (không bao gồm hộ gia đình). Để các cá nhân, hộ gia đình trở thành thành viên hợp tác xã: Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có tài sản chung để phát triển kinh tế;cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam (khoản 1, điều 13 LHTX 2012). Thành viên công ty có thể là các cá nhân nước ngoài không cư trú tại Việt Nam hoặc không phải pháp nhân Việt Nam. Do bản chất HTX là tổ chức kinh tế tập thể, hoạt động mang tính xã hội và sở hữu trong HTX là sở hữu tập thể, quyền lợi các thành viên “có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong tổ chức quản lý” (khoản 3, điều 7 LHTX 2012) nên yêu cầu thành viên tham gia đều phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có nguồn lực để phát triển kinh tế. LHTX 2012 đã mở rộng hơn so với LHTX 2003 về thành viên HTXcủa đối tượng là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, quy định này có thể dẫn đến nguy cơ người nước ngoài thành lập HTX tại Việt Nam, tận dụng các lợi thế và các chính sách ưu đãi đối với HTX để kinh doanh và có thể gây thiệt hại cho các chủ thể khác trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy để hạn chế và kiểm soát các chủ thể này LHTX quy định rõ “Chính Phủ sẽ quy định cụ thể các điều kiện làm xã viên Hợp tác xã đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam” (khoản 4, điều 13 LHTX 2012). Trong khi đó thành viên của một số công ty đối vốn có thể nhỏ hơn 18 tuổi, quyền và nghĩa vụ của họ sẽ được thực hiện thông qua người giám hộ, có thể là người nước ngoài không sinh sống tại Việt Nam do mục tiêu kinh doanh của công cốt yếu là mục tiêu lợi nhuận và họ chỉ quan tâm đến vốn góp của thành viên vào công ty. Góp vốn của thành viên HTX và thành viên công ty Góp vốn của thành viên hợp tác xã, liên hiệp HTX(khoản 1 và 2, điều 17 Luật HTX 2012) bị hạn chế mức góp tối đa của mỗi thành viên ở mọi thời điểm không vượt quá 20% vốn điều lệ đối với HTXvà không quá 30% vốn điều lệ đối với liên hiệp hợp tác xã, bên cạnh đó còn có quy định về vốn tối thiểu theo điều lệ HTX. Thành viên công ty không bị hạn chế mức vốn góp tối đa. LHTX 2012 quy định các thành viên phải góp vốn thay vì góp vốn hoặc góp sức như LHTX 2003. Điều này khiến cho HTX mang bản chất giống với một doanh nghiệp. Việc hạn chế mức vốn góp để tránh tình trạng thành viên có tỷ lệ vốn góp cao rời khỏi HTX sẽ gây ra những khó khăn cho công tác hoạt động của HTX do thiếu hụt vốn, đồng thời để tạo sự bình đẳng trong hoạt động sản xuất, giúp HTX mang tính xã hội.