Câu 1:cho biết Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển tinh hoa văn hóa phương đông thế nào để hình thành nên tư tưởng của người? Câu 2: Hãy phân tích những nguyên tắc đoàn kết quốc tế theo quan điểm Hồ Chí Minh. Liên hệ với quá trình hội nhập quốc tế của Việt

11 38 2
Câu 1:cho biết Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển tinh hoa văn hóa phương đông thế nào để hình thành nên tư tưởng của người? Câu 2: Hãy phân tích những nguyên tắc đoàn kết quốc tế theo quan điểm Hồ Chí Minh. Liên hệ với quá trình hội nhập quốc tế của Việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1:cho biết Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển tinh hoa văn hóa phương đông thế nào để hình thành nên tư tưởng của người? Câu 2: Hãy phân tích những nguyên tắc đoàn kết quốc tế theo quan điểm Hồ Chí Minh. Liên hệ với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay Tinh hoa văn hoá, tư tưởng phương Đông kết tinh trong ba học thuyết lớn Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Đó là những học thuyết có ảnh hưởng sâu rộng ở phương Đông, và ở Việt Nam trước đây. Hồ Chí Minh còn xuất thân trong một gia đình Nho giáo có truyền thống hiếu học nên từ nhỏ đã có cơ hội tiếp xúc với văn hóa phương Đông. Vì thế, các học thuyết về Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo và chủ nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là một trong những cơ sở khách quan hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Nho giáo: Nho giáo (còn gọi là Đạo Nho hay Đạo Khổng) là một hệ thống triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng. Từ thời niên thiếu, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã có am tường về Nho giáo. Theo Vũ Ngọc Khánh: “Tuổi thơ ấu của Hồ Chí Minh đã được tiếp thu Nho giáo một cách chân truyền, tiếp thu sự giáo dục đạo đức Nho giáo một cách trọn vẹn… như nhiều thế hệ học sinh khác trước thế kỷ XX. Nhưng Bác học Nho giáo một cách sáng tạo”. Ngay từ năm 1923, tức là trong thời gian thực hiện sứ mạng truyền bá chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam, khi trả lời một nhà báo Liên Xô, Người đã khẳng định: “Khổng giáo không phải là tôn giáo, mà là thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử” và đưa ra quan niệm về “thế giới đại đồng”. Đó là minh chứng cho sự tiếp thu một cách sáng tạo của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh phân tích: Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học. Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”. Lênin dạy chúng ta như vậy. Phân tích của Hồ Chí Minh về Nho giáo cho thấy Người tiếp thu một các có chọn lọc học thuyết của Khổng Tử, nhìn ra được những mặt hạn chế hoặc lỗi thời của hệ tư tưởng cũ nhưng vẫn kế thừa các tinh hoa của nó dựa trên nền tảng là chủ nghĩa Mác – Lênin. Cụ thể, Hồ Chí Minh phát hiện ra một giá trị quan trọng của đạo Khổng là đạo đức học, từ đó người chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản lý xã hội. Kế thừa và phát triển quan niệm của Nho giáo về việc xây dựng một xã hội lý tưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm được coi trọng để có thể đi đến một thế giới đại đồng với hòa bình, không có chiến tranh, các dân tộc có quan hệ hữu nghị và hợp tác. Thay vì những tư tưởng phong kiến cũ cho rằng bậc vua chúa là nhất và nhân dân phải phục vụ vua thì các quan điểm của Hồ Chí Minh như chủ trương “lấy dân làm gốc” cũng là kế thừa từ Nho giáo. Người từng nhắc đến lời của Mạnh Tử: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là trọng hơn cả, xã tắc đứng đằng sau, vua còn nhẹ hơn) và cho rằng “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân… Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”. Ngay trong quá trình chỉ đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sự tham gia của nhân dân trong quá trình ban hành và thực hiện quyết định, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Đặc biệt, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, đổi mới, phát triển tinh thần trọng đạo đức của Nho giáo trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người; trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức. Phật giáo: Phật giáo là một tôn giáo lớn bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu luyện dựa trên lời dạy của Thích Ca Mâu Ni. Với tư cách là một triết thuyết về giác ngộ và cứu khổ cứu nạn cũng như vị nhân sinh, Phật giáo hướng con người đến những điều tốt đẹp. Phật giáo du nhập vào nước ta từ lâu, vì thế mà từ lúc sinh ra, Hồ Chí Minh cũng đã tiếp cận với Phật giáo. Đối với Hồ Chí Minh, yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Từ quan điểm đó, Người luôn ý thức rằng làm thế nào cho mọi người được có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người nói: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng từ bi, vị tha, yêu thương con người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác; đề cao quyền bình đẳng của con người và chân lý; khuyên con người sống hòa đồng, gắn bó với đất nước của Đạo Phật. Người chỉ rõ nhiệm vụ: “Đồng bào Phật giáo cả nước, từ Bắc đến Nam, đều cố gắng thực hiện lời Phật dạy, luôn sống, làm việc với tinh thần “Đem lại lợi ich và vui sướng cho mọi người, quên mình vì người khác”. Điều đó là phù hợp với lối sống xã hội chủ nghĩa “vì mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Vẫn là kế thừa và vận dụng sáng tạo, Hồ Chí Minh không để Đạo Phật tách xa khỏi chính trị mà coi Phật giáo là một điểm tựa vững chắc cho quần chúng nhân dân, họ sẽ tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con người. Tại Hội thảo Quốc tế 1990, Người đã phát biểu: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như bóng với hình, tuy hai mà một...” Bác cách mạng hóa và vận dụng sáng tạo những giáo lý nhà Phật trong những cuộc đấu tranh cứu nước. Trong thư gửi Hội Phật tử năm 1947, Người viết: “Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Người phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma. Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ. Là Chủ tịch nước đương thời, Hồ Chí Minh luôn dành nhiều thời gian đi thăm nhiều chùa, nhiều cơ sở Phật giáo, tiếp xúc với nhiều tăng ni, phật tử, đồng thời có những chủ trương, sắc lệnh bảo tồn các cổ tích, di sản văn hóa nhà Phật như bảo tồn một nét đẹp của nước nhà. Lão giáo: Cùng tồn tại với Nho giáo và Phật giáo dưới thời Nguyễn, Lão giáo là một trong những cơ sở tinh thần của nền văn hóa Việt Nam. Học thuyết cơ bản của Lão giáo là học thuyết “Vô vi”, về “Đạo” và về “Đức” được khởi xướng bởi Lão Tử. Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng của Lão Tử, khuyên con người nên sống gắn bó với thiên nhiên, hoà đồng với thiên nhiên, hơn nữa phải biết bảo vệ môi trường sống. Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân ta trồng cây, tổ chức Tết trồng cây để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con người. Những tư tưởng và tình yêu thiên nhiên trong Lão giáo được Hồ Chí Minh gắn với lòng yêu nước. Tình yêu những cái tầm thường nhất xung quanh, từ nhành cây ngọn cỏ chính là bắt nguồn của tình yêu nước. Ở cương vị Chủ tịch nước, Người vẫn luôn sống giản dị, ở một ngôi nhà sàn nhỏ bằng gỗ với vườn cây, ao cá. Người luôn thấu hiểu, đồng cảm với những khó khăn vất vả của nhân dân. Trong cả những tác phẩm văn thơ, tình yêu thiên nhiên của người cũng được thể hiện rõ nét. Hồ Chí Minh chú ý kế thừa phát triển tư tưởng thoát mọi ràng buộc của vòng danh lợi trong Lão giáo. Người khuyên cán bộ, đảng viên ít lòng tham muốn về vật chất; thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; hành động theo đạo lý với ý nghĩa là hành động đúng với quy luật tự nhiên, xã hội. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc là niềm mong mỏi khôn nguôi của Người. Tư tưởng của Tôn Trung Sơn in đậm dấu ấn trong tư tưởng của Hồ Chí Minh nhưng người không phỏng theo hoàn toàn mà phát triển sáng tạo các quan điểm về dân tộc, dân quyền, dân sinh của Tôn Trung Sơn trong cách mạng dân chủ tư sản thành tư tưởng đấu tranh cho Độc lập Tự do Hạnh phúc của con người và dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản vì theo như lời Người nói, học thuyết Tam dân có “nhưỡng điều thích hợp với điều kiện của nước ta”. Điều này cũng đồng nhất với quan điểm “lấy dân làm gốc” mà Người luôn nhắc đến. Như vậy, đối với văn hóa phương Đông, bằng những hiểu biết uyên bác của mình, Hồ Chí Minh biết chắt lọc những gì tinh túy nhất trong các học thuyết triết học, trong tư tưởng của Khổng tử, Lão tử,… tiếp thu những mặt tích cực và vận dụng sáng tạo bào bối cảnh đất nước dựa trên lời dạy của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý áu của đời trước để lại”. Câu 2: Các nguyên tắc đoàn kết quốc tế theo quan điểm Hồ Chí Minh 1. Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích; có lý, có tình. Tìm ra được điểm tương đồng về mục tiêu và lợi ích giữa các dân tộc là vấn đề tiên quyết trong công tác tập hợp lực lượng. Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện ra sự tương đồng này nhờ đặt cách mạng Việt Nam vào bối cảnh chung của thời đại và tìm ra nghĩa vụ của Việt Nam đối với sự nghiệp tiến bộ chung của nhân loại. Đối với phong trảo cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết thống nhất trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình. Hồ Chí Minh đã dành cả một đời để đấu tranh cho sự nghiệp củng cố khối đại đoàn kết thống nhất giữa các dân tộc trên thế giới, minh chứng cụ thể tử quá trình hoạt động cách mạng của Người. Hô Chí Minh chỉ ra rằng, để thực hiện đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế thì đoàn kết giữa các Đảng “là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo cho phong trào cộng sản và công nhân toàn thắng trong cuộc đấu tranh vĩ đại cho tương lai tươi sáng của toàn thể loài người” dựa trên cơ sở nguyên tắc của quốc tế vô sản “Có lý” ở đây là tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của nghĩa Mác – Lênin xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới. “Có tình” là sự đồng cảm và tôn trọng lẫn nhau dựa trên tinh thần cùng chung lý tưởng và mục tiêu đấu tranh cho lợi ích chung nhưng đồng thời lợi ích và mục tiêu riêng của mỗi quốc gia phải được tôn trọng, miễn là không ảnh hướng xấu đến lợi ích chung. Như vậy, “có lý, có tình” vừa thể hiện tính nguyên tắc, vừa thể hiện nội dung của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Tính ứng dụng của quan điểm này không chỉ đúng trong bối cảnh quốc tế mà còn đúng trong lòng xã hội nhân dân lao động nước nhà. Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Kế thừa nhưng tinh hoa văn hóa nhân loại và tiếp thu các học thuyết, tư tưởng, cụ thể là khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, độc lập, tự do là tư tưởng nhất quán được Hồ Chí Minh cho là lẽ phải không thể chối cãi. Lịch sử đã chứng minh được khát vọng của Người khi dành cả đời chăm lo cho dân tộc, không những vậy còn đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc khác dựa trên tinh thần: “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”. Nguyên tắc của Người nêu rõ: Dân tộc Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, đồng thời mong muốn các quốc gia, dân tộc trên thế giới quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc đó. Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ hòa bình và công lý. Giương cao ngọn cờ hòa bình là tư tưởng đấu tranh bất di bất dịch của Hồ Chủ tịch. Nền hòa bình được nhắc tới là “nền hòa bình chân chính trên cơ sở công bình và lý tưởng dân chủ”, nghĩa là không có sự đàn áp, lệ thuộc của dân tộc này lên dân tộc khác, đó là nền hòa bình thực sự trong độc lập, tự do. 2. Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường Đoàn kết quốc tế là tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng quốc tế nhằm tăng thêm nội lực chứ không phải ỷ lại vào sự ủng hộ, giúp đỡ ấy. Để đoàn kết quốc tế tốt phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định, còn nguồn lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh. Nội lực là sức mạnh bên trong, là sức mạnh của dân tộc. Ngoại lực là sức mạnh bên ngoài của thời đại. Trong đấu tranh, Hồ Chí Minh luôn nêu cao khẩu hiệu: “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”. Còn trong quan hệ quốc tế, Người nhấn mạnh phải có thực lực, thực lực là cái chiêng, ngoại giao là tiếng chiêng, cái chiêng có to thì tiếng chiêng mới lớn, nghĩa là thực lực tốt thì quan hệ mới bền chặt, vững mạnh. Muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn. Theo Hồ Chí Minh, “độc lập” có nghĩa là tự mình điều khiển lấy mọi công việc, không có sự can thiệp nước ngoài vào. Mọi sự giúp đỡ đến từ bên ngoài chỉ là tranh thủ còn cái cốt yếu vẫn là độc lập tự chủ. “Các Đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồng thời đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”. Lịch sử đã chứng minh các quan điểm của Hồ Chủ tịch là đúng đắn, điển hình là trong hai cuộc đấu tranh chống Pháp và Mỹ, vận dụng sáng tạo các đường lối độc lập tự chủ, lợi ích nhân dân và tranh thủ được sự ủng hộ từ phong trào nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam để giành thắng lợi.

Ngày đăng: 29/05/2022, 16:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan