BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề bài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời lỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội và sự vận dụng của Đảng ta ở Việt Nam hiện nay”
LHP: CNXHKH (221) _03
Giáo viên hướng dẫnSinh viên thực hiện:
Mã số SV: 11200055Lớp: Marketing 62A
Hà Nội, tháng 4/2022
Trang 3I LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý
luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp,có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêmtúc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đềcập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam Và cũng chỉ tập trung vào trảlời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hộichủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Namtrong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?
Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa
xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là mộtchế độ Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo thế giới quan và trình
độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩaxã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác - Lênin trong thời đại ngày nay Vậy thì chúng
ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội thế
nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam?
Chính vì vậy, để có thể trả lời và hiểu rõ được câu hỏi này, tôi lựa chọn đề tài “ Quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời lỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vậndụng của Đảng ta ở Việt Nam hiện nay”
KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Sự ra đời học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C Mác và Ph.Ăngghen đãđánh dấu một bước nhận thức mới, thực sự khoa học về lịch sử nhân loại Với quan
điểmsản xuất vật chất làcơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định cácmặt của đời sống xã hội, đồng thời cũng là cơ sở quyết định sự hình thành, phát triểnvà thay thế lẫn nhau giữacác hình thái kinh tế - xã hội; các ông cho rằng, xã hội loài
người đã và sẽ tuần tự trải qua5 hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, trong đó hìnhthái kinh tế - xã hội CSCNlà hình thái cuối cùng,tiến bộ nhất trong lịch sử loài người(1).
Sự chuyển tiếp giữa các hình thái kinh tế - xã hội chính là thời kỳ quá độ.
Quan niệm về 2 giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội CSCN: giai đoạn thấp tương
ứng với CNXH hay xã hội XHCN; giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản hay xã hội cộngsản chủ nghĩa, C Mác và Ph.Ăngghencho rằng, từ chủ nghĩa tư bản lênchủ nghĩa cộng
sản có một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia một TKQĐ vềchính trị , chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản, và đó là “những cơn đau đẻ
kéo dài” Trong Phê phán Cương lĩnh Gôta, C Mác viết:“Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa
và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hộikia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ
ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vôsản”(2).Theo đó, thời kỳ nàycó đặc điểm:i)Do xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủnghĩa, nên mọi mặt của nó, về kinh tế, đạo đức và tinh thần, vẫn còn mang những dấuvết của xã hội cũ- xã hội tư bản chủ nghĩa; ii)là thời kỳ cải biến sâu sắc và triệt để từ xãhội tư bản chủ nghĩa sang xã hội XHCN, nên công cụ để thực hiện điều này là nhà nướcchuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản; iii) Do tính khó khăn, phức tạp củaTKQĐ, nên đây là thời kỳ của “sau những cơn đau đẻ kéo dài”(3).
Trang 4Quan điểm của các ông là thời kỳquá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội cộngsản chủ nghĩa chỉ xuất hiện ở những nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển cao nhất Đểthực hiện bước quá độ này tất yếuphải thực hiện cuộc cách mạng vô sản và thiết lậpchuyên chính vô sản Đây thực chất làsựquá độ trực tiếp từ những nước tư bản đã pháttriển hết mức trong khuôn khổ hình thái kinh tế - xã hội của nó.
Vận dụng lý luận của C Mác và Ph.Ăngghen vào công cuộc xây dựng CNXHởnước Nga sau Cách mạng Tháng Mười (1917), V.I.Lênin đã phát triển lý luận vềTKQĐtừ chủ nghĩa tư bản lên CNXH Theo ông, TKQĐlên CNXHlà tất yếu, kháchquan đối với mọi nước xây dựng CNXH, song đối với những nước có lực lượng sảnxuất phát triển cao thì TKQĐlên CNXHcó nhiều thuận lợi hơn, có thể ngắn hơn so vớinhững nước đi lên CNXHbỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Theo V.I Lênin,“Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bảnvà chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định Thời kỳ đó không thể khôngbao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế xã hội ấy Thời kỳquá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bảnđang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủnghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã phátsinh nhưng vẫn còn rất non yếu”(4) Đây là thời kỳ mà trong lĩnh vực kinh tế “có những
thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội?
(5) Ông cho rằng, TKQĐtừ chủ nghĩa tư bản lên CNXHcó 4đặc điểm sau:(1) xét về mọi
mặt của đời sống xã hội, đều do nhiều thành phần không thuần nhất tạo nên Đó là thờikỳ có sự đan xen, thâm nhập lẫn nhau giữa chủ nghĩa tư bản và CNXH; (2) sự pháttriển của cái cũ, của những trật tự cũ đôi khi lấn át những mầm mống của cái mới,
những trật tự mới; (3)xét về mọi phương diện, đều có sự phát triển của trình tự phát tiểu
tư sản, là thời kỳ chứa đựng mâu thuẫn không thể dung hòa giữa tính kỷ luật nghiêmngặt của giai cấp vô sản và tính vô chính phủ, vô kỷ luật của các tầng lớp tiểu tư
sản.Đâylà một trong nhữngđiểm nổi bật của giai đoạn quá độ;
(4)là thời kỳ lâu dài, có rất nhiều khó khăn, phức tạp, phải trải qua nhiều lần thửnghiệm để rút ra những kinh nghiệm, hướng đi đúng đắn,tuy nhiên, trong quá trình thửnghiệm có thể phải trả giá cho những sai lầm nghiêm trọng(6).
V.I.Lêninphân chia quá trình hình thành và phát triển của CNCSthành 3 giai đoạn:(1) Giai đoạn “những cơn đau đẻ kéo dài”, tức “thời kỳ quá độ” từ chủ nghĩa tư bản đilên CNXH; (2)Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, hay còn gọi là giai đoạn thấp,tương ứng là xã hội XHCN; (3) Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, chính là xã hộicộng sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản) đã ở mức độ hoàn bị đúng bản chất của nó.Như
vậy,“thời kỳ quá độ” là một giai đoạn độc lập, có vị trí riêng biệt nằm giữa chủ nghĩa tư bảnvà CNXH, nó chưa phải là CNXHvà cũng không nằm ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng
sản Đây là một nhận thức quan trọng trong cả lý luận và thực tiễn, cho phép những ngườicộng sản xác định được đặc điểm, nội dung và nhiệm vụ, mục đích của TKQĐcũng như cácgiai đoạn tiếp theosau TKQĐ.
Tính chất lâu dài, khó khăn và phức tạp của TKQĐ được V.I.Lênin chỉ rõ và theoông nó được quy định, phụ thuộc bởi xuất phát điểm từ những tiền đề về kinh tế, vănhóa, xã hội khi bước vào TKQĐcủa mỗi quốc gia cụ thể Ôngviết: “ tất yếu phải cómột thời kỳ quá độ lâu dài và phức tạp từ xã hội tư bản chủ nghĩa (xã hội đó càng ítphát triển, thì thời kỳ đó càng dài) tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa”(7) Như vậy,bản thân những nước quá độ từ chủ nghĩa tư bản đã cần có TKQĐkhá lâu dài thì đối vớinhững nước có điểm xuất phát thấp hơn chủ nghĩa tư bản (tiền chủ nghĩa tư
Trang 5bản)càng cần phải có một TKQĐlâu dài hơn nhiều lần Điều này hoàn toàn đúng về tínhquy luật vàtính khách quan.Theo tính quy luật thìCNXHra đời trên cơ sở của sự pháttriển đến đỉnh cao của chủ nghĩa tư bản; song về khách quan, CNXHcũng có thể ra đờitừ xuất phát điểm thấp hơn chủ nghĩa tư bản khi những tiền đề cho sự ra đời xuất hiệnvà thời cơ chín muồi Đó chính là những khả năng, những con đường hiện thực ra đờimột cách tất yếu của xã hội mới - xã hội XHCN.
Với nhận thức như vậy, V.I Lênin luận giảihai hình thức quá độ từ chủ nghĩa tư bản
đi lên CNXH: Một là, quá độ lên CNXHtừ những nước tư bản đã phát triển Đây còngọi là hình thức quá độ trực tiếp; Hai là, quá độ lên CNXHtừ những nước chưa qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Đây còn gọi là hình thức quá độ gián tiếp Cả hai hìnhthức này trong TKQĐđều đan xen “những mảnh”, “những yếu tố” của xã hội mới và xãhội cũ Những yếu tố mới, tiến bộ còn non trẻ và đang phát triển, những yếu tố cũ đã lạchậu, yếu ớt cố giành lại ảnh hưởng trong lòng xã hội mới, tạo ra một thời kỳ đấu tranhlâu dài giữa những yếu tố cũ và mới Riêng hình thức thứ hai thì TKQĐ sẽ khá dài, phảitrải qua nhiều bước đi thích hợp với một khối lượng công việclớn bao gồm những nộidung cơ bản của TKQĐtừ chủ nghĩa tư bản lên CNXH và đồng thời phải đạt đượcnhững thành tựu căn bản của chủ nghĩa tư bản Điều này được V.I Lênin ví như việc“bắc những nhịp cầu nho nhỏ” để từng bước xây dựng CNXH.
Việc chấm dứt chính sách cộng sản thời chiến và đưa ra Chính sách Kinh tế mới(NEP) (1921) ở Nga của V.I.Lênin là một sự vận dụng sáng tạo, đúng quy luật của chủnghĩa Mác vào tình hình cụ thể nước Nga Xôviết, một quốc gia tiền tư bản chủ nghĩađilên CNXH.
III ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ SỰ VẬN DỤNG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1 Hoàn cảnh đất nước
Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứkhông phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người Chúng ta cầnsự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăngkhoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội Chúng ta cần một xã hội nhân ái,đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phảicạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phenhóm Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môitrường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khaithác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường Vàchúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhândân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có Phải
chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hộivà cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhândân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi.
Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranhcách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâmlược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của
đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần "Không có gì quý hơn Độc lậpTự do".
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốtcủa cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch
Trang 6Hồ Chí Minh Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luậncách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu
sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt đểvấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúcthực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.
Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản ViệtNam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sảnvà nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tấtyếu của cách mạng Việt Nam Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, ĐảngCộng sản Việt Nam đã chủ trương: Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân dogiai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủnghĩa Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thựcđã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong tràoxã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn,
Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: "Đảng và nhân dân ta quyết tâm xâydựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh" Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: "Đi lên chủ nghĩaxã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản ViệtNam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử".
Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào? Đó là điều
mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiệnđường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung,vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lýluận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắchơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phụcmột số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩaxã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất,chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuấttrong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhấtkinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nướctư sản
Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng
chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ViệtNam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sảnxuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện pháttriển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọngvà giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị vàhợp tác với các nước trên thế giới.
Trang 72.Thực tiễn sự vận dụng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, quá trình vận dụng sáng tạo và bổ sung, phát triển lý luận về TKQĐlên CNXH thể hiện trong từng giai đoạn với các nhận thức nhất định và ngày càng rõ hơn.
Thứ nhất,về tính chất lâu dài, khó khăn và phức tạp của TKQĐlên CNXH
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác
định rõ con đường cách mạng của nước ta là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổđịa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(7) Đối với nhiệm vụ tiến lên xã hội cộng sản,Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, do điều kiện đặc thù của nước ta nên “tiến lên chủnghĩa xã hội, không thể một sớm một chiều”, mà cần thực hiện từng bước trong tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội Tuy nhiên, sau hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), dochủ quan, duy ý chí và mong muốn xây dựng CNXH một cách nhanh chóng ở miền
Bắc, Hội nghị Trung ương 13 khóa II (12-1957), đã nhấn mạnh quan điểm quá độ trựctiếp thay thế cho quan điểm quá độ dần dần,từng bước(8) Quan điểm này được duy trìtrong giai đoạn trước đổi mới và đạt được những thành tựu nhất định trong xây dựngCNXH, nhất là huy động được sức người, sức của trong cuộc kháng chiến chống Mỹcứu nước, nhưng do duy trì quá lâu nên đã phát sinh những hệ quả tiêu cực Đến cuốithập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hộinghiêm trọng.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội VI đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm, trongđó khẳng định “Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quyluật khách quan”(9); và nhận định TKQĐở nước ta, “là một thời kỳ cải biến cách mạngsâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượngsản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng”(10).Nhận thức này đã khắc phụcđược tư tưởng chủ quan, nóng vội, giản đơn về TKQĐ Tại Đại hội VII năm 1991,Đảng ta chỉ ra, trong quá trình xây dựng CNXH, chúng ta “đã phạm sai lầm chủ quanduy ý chí, vi phạm quy luật khách quan: nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xóa bỏngay nền kinh tế nhiều thành phần; có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng côngnghiệp nặng; duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp; ”(11).
Cương lĩnh nêu rõ, quá độ đi lên CNXH ở nước ta trong “hoàn cảnh quốc tế có nhữngbiến đổi to lớn và sâu sắc” nên cần phải trải qua quá trình lâu dài với nhiều chặngđường.
Tổng kết 15 năm đổi mới, Đại hội IX nhận định, TKQĐ ở nước ta là sự nghiệp rấtkhó khăn, phức tạp, phải trải qua một thời kỳ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hìnhthức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ Cương lĩnh 2011 khẳng định: “Nước ta
quá độ lên chủ nghĩa xã hộitrong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâusắc”(12), trong đó, đặc điểm nổi bật của thời đại là “các nước với chế độ xã hội và trình
độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vìlợi ích quốc gia, dân tộc Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lậpdân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng
sẽ có những bước tiến mới.Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽtiến tới chủ nghĩa xã hội”(13).
Thứ hai,về nội dung quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong TKQĐlên CNXH
Trang 8Trước Đại hội IX (2001), các văn kiện của Đảng nhấn mạnh, Việt Nam đi lênCNXH “bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN” hoặc “không trải qua CNTB” Từ nhậnđịnh này dẫn đến tư duy chủ quan, duy ý chí, tách biệt hoàn toàn mối quan hệ giữa cáchình thái kinh tế - xã hội, giữa các chế độ xã hội;phủ nhận thành quả mà nhân loại đãđạt được qua các chế độ xã hội, các hình thái kinh tế- xã hộitrước đó Điều này trên thựctế đã cản trở sự phát triển xã hội.
Đến Đại hội IX, trên cơ sởđổi mới tư duy, rút ra những bài học kinh nghiệm, Đảngta đã khẳng định, để đi lên CNXH, loài người cần tiếp thu các thành tựu về mọi mặt mànhân loại đã đạt được trong các chế độ xã hội trước đó Con đường đi lên CNXH ở ViệtNam làquá độ “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trịcủa quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừanhững thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt vềkhoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tếhiện đại”(14) Đây thực chất là bước phát triển mới về nhận thức bỏ qua chế độ TBCN.Nhận thức này đã trực tiếp khẳng định trên hai phương diện: Một là, xét trên cơ sở lýluận hình thái kinh tế - xã hội thì việc bỏ qua chế độ TBCN là bỏ qua việc xác lập vị tríthống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN.Hai là, xét theo dòngchảy và tiến bộ lịch sử thì CNXH là nấc thang cao hơn CNTB nên cần tiếp thu, kế thừa
những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong CNTB.
Trong thực tiễn, Đảng ta đã thể hiện rõ nhận thức về bỏ qua chế độ TBCN là bỏ quachế độ áp bức, bất công, bóc lột TBCN; bỏ qua thể chế chính trị, luật pháp không phùhợp với chế độ XHCN, chứ không bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhânloại đã đạt được trong thời kỳ phát triển CNTB.
Thứ ba,về mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của chặng đường đầu TKQĐ
Sau năm 1975, chủ trương, đườnglốiđược Đại hội IV xác định là nắm vững chuyênchính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồngthời 3 cuộc cách mạng(15), trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; côngnghiệp hóa XHCNlà nhiệm vụ trung tâm của cả TKQĐ lên CNXH; xây dựng chế độlàm chủ tập thể XHCN, xây dựng nền sản xuất lớn XHCN, Mục tiêu tổng quát trong
giai đoạn đầu của TKQĐ được xác định là: “ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội,tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hộichủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”(16) Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc chủ quan,duy ý chí trong việc đề ra đường lối, mục tiêu mà không tuân theo quy luật, thiếu nhữngđánh giá khách quan về tình hình cụ thể đã đem lại kết quả không như mong đợi.
Từ sự nhìn nhận lại tính chất và đặc điểm của TKQĐ, đánh giá các thành quả và hạnchế trong quá trình xây dựng CNXH, Cương lĩnh 1991 xác định rõ mục tiêu tổng quátkhi kết thúc TKQĐ ở Việt Nam là “xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế củachủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hóa phù hợp,làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh”(17) Trong đó, mục tiêucủa chặng đường đầu TKQĐ ở nước ta là: “thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tớitrạng thái ổn định, vững chắc tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau”(18).
Tổng kết việc thực hiện mục tiêu của Đại hội VII, Cương lĩnh 1991 và căn cứ vào
tình hình thực tế đất nước, Đại hội VIII (1996) khẳng định, nước ta đã “ra khỏi cuộckhủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng”, kết thúc chặng đường đầu tiên và bắt đầubước vào chặng đường tiếp theo của TKQĐ đi lên CNXH với nội dung trọng tâm là đẩymạnh CNH, HĐH đất nước, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào
Trang 9năm 2020 Điều này cũng được nhấn mạnh lại ở Đại hội IX (2001) và Đại hội X (2006).Đây thực chất là việc cụ thể hóa mục tiêu chung, đồng thời trực tiếp thực hiện mục tiêucủa chặng đường đầu TKQĐ mà Cương lĩnh đã xác định.
Phát triển nhanh và bền vững để sớm kết thúc TKQĐ, với mục tiêu tổng quát là“xâydựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của CNXHvới kiến trúc thượng tầng về chính trị,tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước XHCNngày càngphồn vinh, hạnh phúc”(19)là định hướng mà Đại hội XI (2011) đề ra Theo đó, đến giữathế kỷ XXI, Việt Nam cần phấn đấu trở thành “một nước công nghiệp hiện đại, theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa”(20) Mục tiêu này được Đại hội XII (2016), tiếp tục khẳngđịnh, đồng thời chỉ rõ 12 nhiệm vụ tổng quát(19) Mới đây Nghị quyết Trung ương 5
khóa XII Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tụclàm rõ hơn quan điểm, mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thứ tư, về mô hình xây dựng CNXH; thể chế kinh tế; mô hình Nhà nước trong giai đoạn đầu của TKQĐ đi lên CNXH
Từ 6 đặc trưng trong Cương lĩnh 1991(22), đến 8 đặc trưng ở Đại hội X (2006) (23) và8 đặc trưng trong Cương lĩnh 2011(24), mô hình xã hội XHCN mà nhân dân ta tập trungxây dựng, hướng tớiđã được bổ sung, toàn diện và hoàn chỉnh hơn Trong đó, đặc trưngbao trùm, tổng quát là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong các đặc trưng về xã hội XHCN mà nhân dân ta tập trung xây dựng, hướng tới,việc kế thừa những thành tựu mà xã hội loài người đã đạt được dưới CNTB thể hiện rõqua các đặc trưng về thể chế kinh tế và mô hình nhà nước, (hai lĩnh vực quan trọng, ảnhhưởng quyết định nhất đến cấu trúc của một hình thái kinh tế - xã hội).
Đổi mới thể chế kinh tế được Đại hội VI chính thức nêu ra qua yêu cầu cần trở lại
quan điểm của V.I.Lênin về một “nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần”trongTKQĐ.
Quan điểm này được bổ sung, phát triển qua nhiều kỳ đại hội và được Đại hội XIIkhẳng định, cần: “Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường”(25), “đồngthời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đấtnước”(26); được Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII nhấn mạnh là“một nhiệm vụ quantrọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị”, là “nhiệm vụ chiến lược, làkhâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững” (27).
Cũng như vậy, quan niệm về mô hình nhà nước của xã hội XHCN mà nhân dân tatập trung xây dựng đã được nhận thức, bổ sung và phát triển qua nhiều kỳ đại hội.Từkhái niệm “dân chủ” và “hệ thống chính trị” được chính thức đưa vào văn kiện củaĐảngở Hội nghị Trung ương 3, khóa VI (1989),đến khái niệm “Nhà nước pháp quyềnViệt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”(28), trong Cương lĩnh 1991và kháiniệm “nhà nước pháp quyền XHCN” chính thức được khẳng định ởĐại hội X(2006) lànhững bước phát triển trong nhận thức về mô hình nhà nước ở Việt Nam Điều nàyđược tiếp tục khẳng định trong Đại hội XII (2016), theo đó cần “Hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và định hướng pháttriển của Nhà nước; tạo môi trường thuận lợi cho sáng tạo, phát huy dân chủ, bảo vệquyền con người, quyền công dân”(29).
Như vậy, từ quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về TKQĐ lên CNXH, trong quátrình xây dựng CNXH ở Việt Nam, nhận thức của Đảng ta về thời kỳ quá độ đi lênCNXH ngày càng sáng tỏ hơn Điều này chính là kết quả của quá trình đổi mới tư duy,
Trang 10tổng kết thực tiễn và sự vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam trong mỗi thời kỳ phát triển.
3.Các thành tựu đạt được
Trước Đổi mới (năm 1986), Việt Nam vốn là một nước nghèo lại bị chiến tranhtàn phá rất nặng nề, để lại những hậu quả hết sức to lớn cả về người, về của và môitrường sinh thái Tôi chỉ nêu thí dụ, cho đến nay vẫn có hàng triệu người chịu các bệnhhiểm nghèo và hàng trăm ngàn trẻ em bị dị tật bẩm sinh bởi tác động của chất độc dacam/dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam Theo cácchuyên gia, phải mất đến hơn 100 năm nữa Việt Nam mới có thể dọn sạch hết bom mìncòn sót lại sau chiến tranh Sau chiến tranh, Mỹ và phương Tây đã áp đặt cấm vận kinhtế với Việt Nam trong suốt gần 20 năm Tình hình khu vực và quốc tế cũng diễn biếnphức tạp, gây nhiều bất lợi cho chúng ta Lương thực, hàng hoá nhu yếu phẩm hết sứcthiếu thốn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, khoảng 3/4 dân số sống dưới mứcnghèo khổ.
Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liêntục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bìnhkhoảng 7% mỗi năm Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỷđô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN Thu nhập bình quânđầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm cácnước có thu nhập thấp từ năm 2008 Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đếnnay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành mộtnước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới Công nghiệp pháttriển khá nhanh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếmkhoảng 85% GDP Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỷ USD Dự trữ ngoại hối tăngmạnh, đạt 100 tỷ USD vào năm 2020 Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần395 tỷ USD vào cuối năm 2020 Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sởhữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhànước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện dân số của Việt Nam là hơn 97 triệu người, gồm 54 dân tộc anh em, trongđó hơn 60% số dân sống ở nông thôn Phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tìnhtrạng khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 80 và cải thiện đáng kể đời sống củanhân dân Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước) Đến nay, hơn 60% số xã đạtchuẩn nông thôn mới; hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, cóđiện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại Trongkhi chưa có điều kiện để bảo đảm giáo dục miễn phí cho mọi người ở tất cả các cấp,Việt Nam tập trung hoàn thành xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 vàphổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17lần trong 35 năm qua Hiện nay, Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết Trongkhi chưa thực hiện được việc bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho toàn dân,Việt Nam tập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa, phòng, chống dịch bệnh, hỗtrợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến