1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bạo hành gia đinh thực trạng - nguyên nhân và giải pháp”

37 3,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

Thếnhưng mấy năm trở lại đây một thực trạng đang được xã hội quan tâm và báochí liên tục đưa tin làm xôn xao dư luận đó là vấn đề bạo hành ngày một gia tăng về số lượng và nghiêm trọng v

Trang 1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

“Bạo hành gia đinh: Thực trạng

-Nguyên nhân và Giải pháp”

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cuộc sống tinh thần của con người cũngngày càng được cải thiện, đặc biệt sự bình đẳng về giới, quan hệ vợ chồng đượcnhìn nhận trên nhiều khía cạnh tích cực Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn nạn,trong đó có bạo hành gia đình, không chỉ làm đau đầu các cơ quan chức năng

mà còn làm tổ ấm gia đình mất đi nền tảng vốn có của nó

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi chứa chan niềm vui, sự nồng ấm,những giây phút thiêng liêng, nơi tìm về sau những ngày vất vả và xa cách Thếnhưng mấy năm trở lại đây một thực trạng đang được xã hội quan tâm và báochí liên tục đưa tin làm xôn xao dư luận đó là vấn đề bạo hành ngày một gia tăng

về số lượng và nghiêm trọng về mức độ đang xảy ra trong các gia đình Lúc nàyhơn ai hết chúng ta cần phải vào cuộc để tìm ra đâu là căn nguyên đang ăn mòn

tế bào xã hội, để rồi từ đó cùng với xã hội tìm ra các giải pháp để ngăn chặn và

đi đến xoá bỏ nạn bạo hành

Vì vậy ngay từ đầu khi xuống địa bàn thực tế tôi đã hình thành ý tưởng làphải tim hiểu về vấn đề này Bởi Thị trấn Tứ Hạ - Hương Trà - Thừa Thiên Huế,

là vùng đất cố đô, chỉ cách Kinh thành Huế có 16 km, nhiều dấu tích của chế độphong kiến còn tồn tại trong cuộc sống của người dân nơi đây Đặc biệt tàn dưcủa nó là tư tuởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một

bộ phận dân chúng

Trang 3

Măt khác trước khi xuống địa bàn thực tế tôi đã được trang bị những kiếnthức, hiểu biết và kỹ năng cơ bản về vấn đề bạo hành gia đình qua học phần “Xãhôi học gia đình” do thầy giáo – TS Nguyễn Xuân Hồng giảng dạy.

Vì những lý do trên nên tôi đã tự tin lựa chọn cho mình đề tài: “Bạo

hành gia đinh: Thực trạng - Nguyên nhân và Giải pháp” (Trường hợp

nghiên cứu ở Thị trấn Tứ Hạ - Hương Trà - Thừa Thiên Huế).

2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:

2.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học:

lý thuyết hành vi ,lý thuyết bất bình đẳng xã hội, lý thuyết về giới, bất bình đẳnggiới, lý thuyết về gia đình, lý thuyết về bạo hành gia đình…

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

* Đối với chính quyền địa phương:

Giúp cán bộ Thị trấn và các ban ngành chuyên môn đánh giá, nhìn nhậnlại thực trạng bình đẳng giới, thực trạng về bạo hành trong gia đình tại địaphương.Những thông tin thu được qua quá trình nghiên cứu sẽ tạo cơ sở chochính quyền địa phương có những bổ sung, điều chỉnh về chính sách, chủ trươngnhằm thực hiện bình đẳng giới, hạn chế và đi đến ngăn ngừa và xoá bỏ bạo hànhgia đình có hiệu quả, tạo động lực cho sự tiến bộ của phụ nữ và phát triển chungcủa địa phương

* Đối với người dân:

Giúp người dân có cơ hội nhìn nhận đúng hơn vai trò của người phụ nữ vàthực trạng nạn bạo hành trong mỗi gia đình ở địa phương mình.Từ đó giúpngười dân thay đổi lối tư duy cũ, góp phần thực hiện có hiệu quả bình đẳng giơítrong gia đình nói riêng và bình đẳng nam nữ nói chung Góp phần tạo nên sựyên ấm, bình yên, ấm no và hạnh phúc của mỗi gia đình nhằm tiến tới xây dựnggia đình văn hoá, làng xã văn hoá, xã hội công bằng - dân chủ - văn minh

* Đối với bản thân:

Qua đợt thực tế này, mà cụ thể là việc đi sâu tìm hiểu vấn đề bạo hànhtrong gia đình ở một cộng đồng dân cư, là cơ hội tốt để tôi có thể áp dụng những

Trang 4

lý thuyết về xã hội hoc, các kiến thức về gia đình học…) vào thực tiễn cuộc sống.

Đồng thời qua quá trình thực hiện đề tài, tôi tiếp thu được nhiều kiến thức vềvấn đề gia đình và hiểu thêm về một cộng đồng dân cư với những bản sắc riêng

Từ đó giúp em được kiểm nghiệm thực tế, qua đó rút ra và tích luỹ cho mìnhđược những kinh nghiệm quý báu cho bản thân để phục vụ cho công việc saunay

3 Mục tiêu nghiên cứu:

3.1 Mục tiêu tổng quát:

Đề tài này được thực hiện với một nhận thức rõ ràng rằng bạo hành giađình là vấn đang rất được quan tâm ở Việt Nam hiện nay.Vì vậy trên cơ sở xemxét các mối quan hệ trong gia đình, đề tài mong muốn đưa đến một cách nhìnmới về vai trò của người phụ nữ và thực trạng bạo hành trong gia đình hiện nay.Qua đó lắng nghe và cảm thông chia sẻ với những nạn nhân bị bạo hành Từ đóhướng tới các giải pháp nâng cao năng lực cho nữ giới và thực hiện bình đẳnggiới có hiệu quả

4 Đối tượng – Khách thể - Phạm vi và mẫu nghiên cứu.

4.1 Đối tuợng nghiên cứu:

Tình hình bạo hành trong gia đình ở Tứ Hạ: Những hiện tượng bất bìnhđẳng còn tồn tại, nguyên nhân và giải pháp

Trang 5

4.4 Mẫu nghiên cứu:

* Theo chị lần đầu tiên anh ấy dùng bạo lực với chị là khi nào?

* Thời gian thường xảy ra trục trặc nhất trong quan hệ vợ chồng?

- Ý kiến khác: …

* Hoàn cảnh sống của gia đình chị khi có bạo hành như thế nào?

* Nguyên nhân dẫn đến bạo hành trong gia đình anh chị là gi?

- Có trục trặc trong quan hệ vợ chồng 

- Tinh thần tâm lý không ổn định, stress 

- Kinh tế gia đình gặp khó khăn 

Trang 6

- Do bản tính 

- Nguyên nhân khác…

* Sau mỗi lần bị bạo hành chị có suy nghĩ gì? - Chán ghét không còn muốn nói chuyện và nghĩ đến ly hôn 

- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến bạo hành 

* Thái độ của chồng chị khi dùng bạo hành lần đầu? - Tỏ ra ăn năn hối lỗi 

- Xin lỗi chị và làm mọi việc trong nhà  - Tìm kiếm chị khi chị bỏ đi 

- Tỏ ra nghe lời chị và tôn trọng ý kiến của chị 

- Không có thái độ gì cả  * Theo chị cách phòng chống bạo hành là gì? - Tuyên truyền giáo dục về một gia đình văn hoá  - Cần có sự can thiệp của pháp luật 

- Cả 2 ý kiến trên  * Theo chị dấu hiệu nhận biết bạo hành là gì? - Dùng bạo lực 

- Đe doạ dùng bạo lực 

- Cư xử gây phiền nhiễu, hành hạ tình dục 

- Cả 3 ý kiến trên 

* Khi được các tổ chức tư vấn khuyên bảo thái độ của anh ra sao? - Giảm dùng bạo hành với chị 

- Không giảm mà tỏ ra hung hãn hơn 

- Tỏ ra hối hận 

- Không còn hành hạ vợ con 

* Theo chị bạo hành gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến con cái?

- Ảnh hưởng lớn về mặt tinh thần, trẻ trở nên lỳ lợm, khó bảo 

- Trẻ hay đánh bạn cùng trang lứa do ảnh hưởng từ người thân 

Trang 7

- Trẻ trở nên khó bảo, không nghe lời bố mẹ 

* Một số câu hỏi gợi ý:

- Chị nghĩ như thế nào về thái độ của anh ấy đối với chị?

- Anh ấy đã làm việc này trước đây chưa? Làm thế nào để chị có thểbảo vệ mình?

- Sau khi bị chồng đánh, mối quan hệ giữa hai vợ chồng chị như thếnào?

- Chị có kể với ai việc này chưa? Ai có thể hỗ trợ chị về mặt tinhthần? Gia đình, bạn bè, người thân đã giúp đỡ chị như thế nào?

- Nếu đến bác sỹ chữa vết thương bị chồng đánh, chị có nói thật lý do

đó với bác sỹ không?

- Để cải thiện tình hình chị đã có những giải pháp nào? Có kết quảkhông và chị có biết vì sao những biện pháp ấy chưa có kết quả như mongmuốn?

- Các con chị đã tỏ thái đọ như thế nào khi thấy bố đánh mẹ? Trướcthái đọ đó chị đã ứng xử như thế nào?

- Có bao giờ chị định tố giác hành vi bạo lực của chồng trước cơ quan

an ninh không?

- Thường chồng chị có tỏ ra ăn năn, hối hận hay lại là chứng nào tậtấy?

- Làm thế nào để chúng tôi có thể giúp chị?

- Chị nghĩ như thế nào về những giải pháp mà chúng ta đang thảoluận? Chỗ nào thấy khó thực hiện hoặc không phù hợp? Vì sao?

- Khi tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, chị đã có kế hoạch gì đểbảo vệ bản thân và các con chưa?

- Chị đã hoặc sẽ thổ lộ nổi bức xúc của mình với ai trong gia đình,bạn bè hoặc xã hội và đề nghị họ ủng hộ, hoặc giúp đỡ chị chưa? Chị có thể làmđược việc này không và chị thấy khó khăn gì?

Trang 8

5 Phương pháp nghiên cứu.

5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Lựa chọn, phân tích, thu thập các số liệu, thông tin cơ bản từ địa phương

từ các dự án đã triển khai, các văn bản chính sách liên quan, báo cáo tình hìnhhằng năm của hội phụ nữ về vai trò, nhiệm vụ của phụ nữ, tình hình bình đẳnggiới, chống bạo lực gia đình

5.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

- Tiến hành điều tra, khảo sát, thu nhận thông tin thực tế về cá nhân, hộgia đình, cộng đồng, chính quyền địa phương liên quan đến vấn đề bình đẳnggiới thông qua các phương pháp sau:

- Phỏng vấn sâu cá nhân: Tiến hành phỏng vấn sâu 10 người,trong đó có 6người dân (2 nam, 4 nữ), 1 trưởng thôn, 1 hội trưởng phu nữ khu vực, hội trưởnghội phụ nữ Thị trấn, 1 đại diện chính quyền địa phương ,cán bộ y tế huyệnHương Trà

- Phương pháp quan sát: Trong 10 ngày thực tế ở Tứ Hạ, sống với dân, tôi

có cơ hội quan sát những hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt gia đình, trong laođộng sản xuất và 1 số hoạt động xã hội của bà con nhân dân

- Lập phiếu điều tra: Tiến hành phát phiếu điều tra cho 60 đối tương ở 3

khu vực (mỗi khu vực 20 phiếu).

- Lập bảng hỏi

5.3 Phương pháp xử lý dữ liệu:

- Phân tích thông tin, tài liệu: Đọc và phân tích những tài liệu về chínhsách, chủ trương phát triển giới, thực hiện bình đẳng giới; tài liệu bạo hành vàchống bạo hành gia đình, những báo cáo có liên quan đến sự phát triển của nữgiới và vấn đề bình đẳng giới ở địa phương; một số bài báo,tạp chí có liên quanđến vấn đề bạo hành gia đình

- Kiểm tra thông tin bằng phương pháp so sánh, đối chất các thông tin, cácnguồn tư liệu

- Tổng hợp, đánh giá các dữ liệu

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

Bạo hành trong gia đình là một vấn đề bức xúc của xã hội và đây là một

đề tài rất được nhiều người quan tâm Đây không còn là đề tài nóng hổi nhưng

nó lại là đề tài mang nhiều ý nghĩa Giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về tình trạngbạo hành, hiểu biết về bạo hành của người dân và có những cách giải quyết bềnvững cho tình trạng này…

Ở VN, mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành (Bộ Luật

hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Công ước CEDAW ), cũng như có nhiều

cơ quan pháp luật, tổ chức xã hội có chức năng chống bạo hành gia đình

(BHGĐ), những tổ chức bảo vệ quyền lợi phụ nữ như Hội liên hiệp phụ nữ Việt

Nam các cấp, các tổ chức phi chính phủ như Ford Foundation, mạng lướiDOVIPNET, CSAGA, thế nhưng việc tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vựcnày còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại và hầu như không hiệu quả, bởi chưa cónhững biện pháp chế tài cụ thể

Do vậy, đề tài “Bạo hành trong gia đình” hoàn toàn không phải là một

“phát kiến” một chủ đề mới trong hoạt động cũng như nghiên cứu Thế nhưngcái hay của đề tài này đó là giải quyết được phần nào vấn đề bạo hành gia đình,

từ thực trạng đến hậu quả của nó Biết được tình hình, diễn biến, nguyên nhân

và có những hướng giải quyết tình trạng đó

2 Một số khái niệm công cụ:

2.1 Bạo hành gia đình:

Luật Gia Đình (Family Law Act) định nghĩa “bạo hành trong gia đinh”

bao gồm những hành vi hay các mối đe doạ của một người nhắm vào một thànhviên khác trong gia đình hoặc tài sản của họ Bạo hành trong gia đình cũng bao

gồm việc chứng kiến những hành vi hay mối đe doạ như vừa kể (chẳng hạn như

trẻ em chứng kiến cảnh bạo hành) Trong những trường hợp có sự đe doạ bạo

hành hoặc chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình, một người phải có lý do lo

sợ chính đáng hoặc lo sợ trong tình trạng an sinh hoặc an toàn cá nhân của mình

Trang 11

Bạo hành thể chất được biểu hiện qua các hành vi thô bạo, như hànhhung, thượng cẳng chân hạ cẳng tay Không vừa ý là cứ nện cho một trận làcạch đến già Hành động có mục đích gây thương tích cho nạn nhân như đánh,đạp, xô, đẩy, tát, nắm tóc kéo lê, vặn cổ tay, đâm bằng dao Giới hạn sử dụngphương tiện duy trì sức khoẻ như dấu dược phẩm, thực phẩm, nước uống; phárối không cho ngủ hoặc ép dùng rượu, cần sa, ma tuý, bỏ rơi nơi đường vắng vẻnguy hiểm…

2.2.2 Bạo hành tinh thần:

Ở Việt Nam, bạo hành tinh thần chiếm tỷ lệ cao nhất (đến 80% trong số

nạn nhân bạo hành về giới) Bạo hành tinh thần không gây hậu quả nghiêm

trọng đến cơ thể người phụ nữ, nhưng có nhiều trường hợp người phụ nữ cùngđường phải tìm đến cái chết để thoát khỏi hiện thực Bạo hành tinh thần phổbiến, âm ỉ và dai dẳng hành hạ người phụ nữ Nạn nhân phải chịu các kiểu hành

hạ như chửi mắng, hạ nhục với lời lẽ thô thiển, nặng nề xâm phạm đến nhânphẩm và danh dự Không những thế, bạo hành tinh thần nhiều khi còn tồn tạidưới nhiều dạng, đe doạ tinh thần, khủng bố tâm lý gây nên sự phẫn uất, khủnghoảng ý thức và tâm sinh lý phụ nữ

Khác với kiêu hành hạ bằng lời là kiểu hành hạ bằng tình cảm, nghĩa làngười chồng tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt, vô trách nhiệm đối với người vợ, thậm chí

Trang 12

đem so sánh người phụ nữ khác, kể lại một cách diễu cợt những vụ tình áiriêng…

2.2.3 Bạo hành tình duc:

Trong các hình thức bạo hành, bạo hành tình dục ít bị phát hiện và nạnnhân không được bảo vệ, vì ở nước ta tình dục là vấn đề hết sức tế nhị khó tìmhiểu Bạo hành tình dục là hành vi ép buộc bằng bạo lực, gạ gẫm, đe doạ, gạgẫm, lừa gạt hoặc dùng kinh tế để có quan hệ tình dục với người khác trái với ýmuốn của họ Dùng các thủ đoạn khiến nạn nhân lệ thuộc hay trong tình trạngquẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, trên thếgiới cứ 4 người phụ nữ, thì có 1 người bị bạo hành tình dục ít nhất một lần ỞViệt Nam, bạo hành tình dục chiếm khoảng 20%, nghĩa là cứ 5 người phụ nữ thì

có ít nhất 1 người bị bạo hành tình dục Trong lĩnh vực tình dục, nạn nhân nữchịu ảnh hưởng nặng nề của các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hoá truyềnthống chi phối Họ không có quyền đòi hỏi, phải thụ động trong quan hệ tìnhdục và với người chồng, họ phải có nghĩa vụ phục tùng thậm chí còn phải bị épbuộc phải sinh thêm con, không dùng các biện pháp tránh thai và bị cưỡng épquan hệ tình dục khi họ không muốn Tạp chí Gia đình và Trẻ em kỳ 1 tháng 4năm 2004 cho biết, tại Trung tâm Linh Tâm - tổng đài 1080, từ năm 1997 đến

2003 có 250.361 trường hợp gọi tư vấn trên các lĩnh vực thì có 33.107 trườnghợp liên quan đến bạo hành gia đình, trong đó có1.870 trường hợp là bạo hànhtình dục

2.2.4 Bạo hành kinh tế:

Ở Việt Nam loại bạo lực này chưa có thống kê đầy đủ, tuy nhiên thực tếcho thấy đây là hình thức phổ biến rộng rãi Bởi Việt Nam là một nước thuầnnông, người dân phần lớn sống ở môi trường thiếu kiến thức về bình đẳng giới;Quan hệ hôn nhân gia đình, vai trò vợ chồng chỉ được nhìn nhận dưới góc độcác quan niệm phong kiến, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo như các quan niệm

“tam tòng”, “tứ đức”, “trọng nam khinh nữ” Từ lâu, người phụ nữ chỉ biết đếnvai trò ở chốn “phòng the, bếp núc” Mỗi ông chồng là một ông vua trong giađình, có quyền quyết định mọi việc mà ít khi quan tâm đến ý kiến của người vợ

Đối với kinh tế, người đàn ông có nghĩa vụ làm ra tiền cùng người vợđảm bảo cuộc sống gia đình Nhưng có những người làm ra tiền mà không đưa

Trang 13

cho vợ, hay người chồng bỏ bê việc nhà, không lao động sản xuất mà chỉ lohưởng thụ trên sức lao động của người vợ, hay kiểm soát tiền bạc, bắt bạn đờiphụ thuộc vào tiền nong, nhục mạ khi người bạn đời không có kinh tế, làm chogánh nặng kinh tế đè lên vai người phụ nữ.

2.2.5 Bạo hành xã hội:

Đối với xã hội, người phụ nữ sống trong tình trạng bị cô lập, tách biệt với

xã hội bên ngoài Cắt đứt mối quan hệ với những người thân trong họ hàng nhà

vợ, bạn bè thân hữu Cô lập người bạn đời trong nhà không cho giao tiếp vớibất cứ ai Họ bị ngăn cản không được tham gia bất kỳ hoạt động nào của xã hộinhư đi học, đi làm hoặc phải sống phụ thuộc một cách miễn cưỡng vào ngườiđàn ông, không tham gia các tổ chức xã hội, không được hưởng các quyền lợichính đáng của mình Hiện nay, mặc dù người phụ nữ được tham gia vào nhiềucác hoạt động xã hội nhưng phần lớn họ không được chồng chia sẻ các việc giađình Con số điều tra 150 gia đình ở Hà Nội mà cả hai vợ chồng đều đi làm, thìphụ nữ phải làm thêm việc nhà trung bình 2 giờ 28 phút, trong khi nam giới chỉmất 32 phút, nghĩa là người chồng làm ít hơn người vợ 4 lần Đó là chưa kể co

khoảng 8% đàn ông hầu như không tham gia vào việc gia đình (Tạp chí Gia

đình và Trẻ em, tháng 11 – 2006)

Trang 14

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Tổng quan về địa bàn thực tế Huyện Hương Trà và Thị trấn Tứ Hạ

1.1 Về Huyện Hương Trà:

Hương Trà là một huyện nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là huyệncửa ngõ phía bắc của thành phố Huế Tổng diện tích của huyện là 555km2.Người dân ở Hương Trà dựa vào nông nghiệp là nguồn thu quan trọng, 50% dân

số sống bằng nghề làm nông Phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập từ nông nghiệpnên Hương Trà vẫn là một huyện nghèo Tỉ lệ nghèo là 20,55%, 24%số hộ thiếu

ăn ít nhất 2 tháng một năm Tình trạng này chiếm tỉ lệ cao hơn ở các xã miền núi

và bán sơn địa như Hồng Tiến, Hưong An, Hương Thọ, Bình Thành

1.2 Tổng quan về Thị trấn Tứ Hạ

1.2.1 Vị trí địa lí:

Phía Đông giáp với huyện Quảng Điền, phía Tây giáp với xã Hương Văn,phía Nam giáp xã Hương Vân, phía Bắc giáp xã Hương Điền Nằm trên conđường giao thông quan trọng Quốc lộ 1A

Thị trấn Tứ Hạ là địa bàn trung tâm chính trị- kinh tế- xã hội của huyệnHương Trà, có hơn 70 cơ quan, xí nghiệp của Trung ương, Tỉnh huyện đóng trênđịa bàn, đặc biệt các nhà máy xi măng Luck Việt Nam Diện tích tự nhiên là845.4 ha, về dân số có 1921 hộ với 8511 khẩu và hàng ngày có hàng ngàn ngườiqua lại làm ăn Hộ theo Phật và Thiên chúa giáo có 102 hộ với 386 khẩu Là địabàn được huyện xác định là trọng điểm về an ninh chính trị - trật tự an toàn xãhội, có hai chùa và hai niệm phật đường

Thị trấn Tứ Hạ được phân chia làm 10 khu vực dân cư để quản lí và điềuhành, cơ cấu kinh tế của thị trấn được xác định là: dịch vụ - thương mại - tiểuthủ công nghiệp và nông nghiệp để phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị

1.2.1 Hệ thống chính trị

Đảng bộ Thị trấn có 14 chi bộ trực thuộc trong đó:

Có 2 chi bộ quân sự công an

Có 2 chi bộ trường học

Có 10 chi bộ khu vực dân cư

Trang 15

Có 222 Đảng viên đang sinh hoạt nơi cư trú trên địa bàn thị trấn.

- Mặt trận và các đoàn thể quần chúng

Mặt trân Tứ Hạ bao gồm có 10 ban công tác mặt trận

Hội cựu chiến binh gồm có 9 chi hội với 203 hội viên

Hội phụ nữ gồm có 10 chi hội với 972 hội viên

Đoàn Thanh niên gồm có 13 chi đoàn với 218 đoàn viên

* Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm qua tình hình Thị trấn tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng

đô thị từng bước được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc pháttriển kinh doanh dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp, giải quyết nhiều viêc làm chongười lao động, đời sống của nhân dân Thị trấn từng bước được nâng cao

- Về dịch vụ thương mại:

Được xác định là một trong những chương trình kinh tế trọng điểmcủa Thị trấn năm 2008 Trong năm qua UBND đã tích cực vận động, khuyếnkhích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân mạnh dạn đầu tư và mở rộngkinh doanh dịch vụ Vì vậy kinh doanh dịch vụ tiếp tục được phát triển tốc độkhá trên cả 3 vùng 9(vùng trung tâm, vùng nhà máy, vùng cua phú ốc), đặc biệtsau khi cầu Tứ Phú được đưa vào sử dụng tình hình phát triển của thị trấn có kháhơn, các tuyến đường nội thị ở khu vực trung tâm, đường bờ sông ở khu vực dân

cư 8, kinh doanh buôn bán ở chợ được phát triển hơn so với trước, các loại hìnhnhư dịch vụ vận tải, dịch vụ nhà ở từng buớc phát triển mở rộng Tổng giá trịthương mại - dịch vụ ước đạt 34,6 tỷ đồng, đạt 100,2% so với kế hoạch, tăng19,7% so với năm 2007

- Về phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp:

Cũng là mộ trong những chương trình trọng điểm đã đượcc Thị trấntập trung mọi nguồn lực, phối hợp với các ban nghành cấp huyện quy hoạch chitiết, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mặt bằng và kêu gọi các doanh nghiệp đầu

tư sản xuất kinh doanh và tạo mọi điều kiện thuận lợi vay vốn, đồng thời phốihợp với phòng công thương mở lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp cho các đốitượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư sản xuất, các nghành nghề thủ côngnghiệp như cơ khí, mộc dân dụng, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, thêu

Trang 16

Tổng giá trị thủ công nghiệp ước đạt 29,5 tỷ đồng, đạt 101,7% tăng 20% so vớinăm 2006.

- Về sản xuất nông nghiệp;

Sản xuất giống lúa xác nhận cả năm là 5,05ha, năng suất bình quân54,21tạ/ha, sản lượng 27,33tấn, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất 90% diệntích

Diện tích lạc 59,25ha, năng suất 24 tạ/ha, đạt 96% kế hoạch, tăng5,2tạ/ha,sản lượng đạt 122 tấn

Diện tích cây sắn 59,25ha, tăng 0,35ha, năng suất 195 tạ/ha, sản lượng1155,37tấn

Diện tích xen canh các loại cây trồng khác 24ha, sản lượng 15,5 tấn

Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã đưa 0,5ha màu ở khu vự dân cư 4 củachương trình phát triển nông thôn hỗ trợ đầu tư trên 7 triệu đồng

b Chăn nuôi:

Động viên nhân dân tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc theohướng bán công nghiệp, đàn lợn, đàn dê, nuôi cá lồng, cá hồ tự nhiên từng bướcđược đầu tư chăn nuôi hiệu quả Đến nay tổng đàn lợn 4600 con, đàn bò có 54con, tăng 19 con; đàn trâu có 167 con, tăng 9 con; đàn dê có 100 con, tăng 40con; cá lồng có 25 lồng

c Về cải tạo và phát triển kinh tế vườn và trồng cây xanh lâm nghiệp.

Công tác cải tạo kinh tế vườn có nhiều chuyển biến trong tư tưởng ngườidân, trong năm cải tạo và trồng mới được 5,45ha các loại cây ăn quả, trong dó

có trồng mới 128 nhành thanh trà Về trồng cây lâm nghiệp tiếp tục vận độngnhân dân chăm sóc rừng tái sinh Tổng giá trị nông ngư nghiệp đạt 19,9 tỉ đồng

Trang 17

Tình hinh chinh trị kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh.

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nghị quyết của hội đồng nhândân thị trấn Tứ Hạ, tình hình chính trị, kinh tế xã hội tiếp tục ổn định là cơ sở tạođiều kiện để phát triển nhanh trên các lĩnh vực kinh tế xã hội có những bướcchuyển biến tích cực Đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao

d Về tình đời sống và thu nhập của nhân dân:

Xuất phát từ nền kinh tế thị trường thị trấn Tứ Hạ được phát triển trongnhững năm qua góp phần tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân ngày càngcao Thu nhập bình quân đầu người từ 2.866.000 đồng/người/năm cuả năm 2000lên 5000.000 đồng/người/năm của năm 2004, đến nay là 8000.000đồng/người /năm Thị trấn Tứ Hạ có 1921 hộ, qua khảo sát đánh giá có:

Hộ giàu 431 hộ, chiếm 22,5% so với tổng số hộ

Hộ khá 769 hộ chiếm 40,17% so với tổng số hộ

Hộ trung bình 625 hộ chiếm 32,68% so với tổng số hộ

Hộ nghèo 63 hộ chiếm 3,27% so với tổng số hộ

Cùng với sự phát triển của kinh tế, bên cạnh đó tình hình xây dựng nhà ởtrong nhân dân ngày càng phát triển Hiện nay trên thị trấn tỉ lệ nhà xây kiên cố,bán kiên cố chiếm 86,1%, nhà xây không kiên cố chiếm 11,08%, nhà phên trexiêu vẹo, tạm bợ chiếm 2,82% Tỷ lệ hộ dùng dùng điện 99,5%, hộ dùng nướcsàch chiếm 81,52%, tỷ lệ có máy diên thoại chiếm 52,83% Tuy vậy do nhiều lí

do khác nhau, hiện nay trong thị trấn vẫn con 63 hộ nghèo chiếm 3,27% so vớitổng số hộ

e Về văn hoá xã hội:

Kết thúc năm học 2007-2008 có nhiều chuyển biến tích cực trong việcthực hiện cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử, tỷ lệ học sinh bỏhọc ngày càng giảm, có 100% học sinh lớp 5 hoàn thành tiểu học, học sinh khágiỏi trong các cấp ngày cành tăng

Trang 18

f Về công tác y tế:

Thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chương trình y tế quốc gia, quốc tế làmtốt công tác chăm sóc bà mẹ trẻ em, tiếp tục thực hiện khám chữa bệnh miễn phícho trẻ dưới 6 tuổi Quan tâm công tác y tế dự phòng, đã chủ động phòng dịch,đạc biệt là ô nhiễm môi trường sau lũ

Những thuận lợi và khó khăn:

Đạo đức lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên đang là vấn đề bứcxúc đặt ra, ý thức tuân thủ pháp luật đang còn hạn chế

Bên cạnh dó các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách phá ta trên mọilĩnh vực, phá hoại công cuộc đổi mới của Đảng, sự nghiệp cách mạng của nhândân, bằng âm “DBHB” thông qua hoạt động kinh tế, lợi dụng vào tôn giáo, thamgia lập hội trái phép, mục đích tập hợp quần chúng đối trọng với Đảng, nhànước, gây chia rẽ nội bộ nhân dân để khi có điều kiện sẽ thực hiện âm mưu bạoloạn, lật đổ, xáo bỏ vai trò lanh đạo cuả Đảng, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa

2 Tổng quan về bạo hành gia đình ở Việt Nam:

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cuộc sống tinh thần của con người cũngngày càng được cải thiện, đặc biệt sự bình đẳng về giới, quan hệ vợ chồng đượcnhìn nhận trên nhiều khía cạnh tích cực Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn nạn,trong đó có bạo hành gia đình, không chỉ làm đau đầu các cơ quan chức năng

mà còn làm tổ ấm gia đình mất đi nền tảng vốn có của nó

Trước hết xin giới hạn đối tượng của bạo hành gia đình là những ngườiphụ nữ, có thể nói như vậy bởi theo các con số thống kê của các tổ chức quốc tế

Ngày đăng: 21/02/2014, 20:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[9] Tương Lai(1991) “Những nghiên cứu xã hội học về gia đình ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nghiên cứu xã hội học về gia đình ở ViệtNam
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
[10] Nguyễn Hữu Nhân(2004) “Phát triển cộng đồng”,NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển cộng đồng
Nhà XB: NXB Đại học quốcgia Hà Nội
[15] “Quan hệ giới”, Trích trong báo cáo Việt Nam tiếng nói người nghèo(11/1999) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giới
[17] Tập bài giảng “Xã hội học gia đình” của TS Nguyễn Xuân Hồng - Đại học khoa học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xã hội học gia đình
[18] Nguyễn Văn Mạnh, Công tác xã hội ở Miền trung, Nxb Thuận Hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội ở Miền trung
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
[1] Bản báo cáo khái quát chung về thị trấn Tứ Hạ của UBND thị trấn [2] Báo cáo của ban dân số,gia đình và trẻ em Khác
[16] Tạp chí phụ nữ Thừa Thiên Huế,số xuân mậu tý 2008 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ TRONG CHUYẾN THỰC TẾ TẠI HƯƠNG TRÀ – THỪA THIÊN HUẾ:TẠI HƯƠNG TRÀ – THỪA THIÊN HUẾ: - bạo hành gia đinh thực trạng - nguyên nhân và giải pháp”
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ TRONG CHUYẾN THỰC TẾ TẠI HƯƠNG TRÀ – THỪA THIÊN HUẾ:TẠI HƯƠNG TRÀ – THỪA THIÊN HUẾ: (Trang 34)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ TRONG CHUYẾN THỰC TẾ TẠI HƯƠNG TRÀ – THỪA THIÊN HUẾ:TẠI HƯƠNG TRÀ – THỪA THIÊN HUẾ: - bạo hành gia đinh thực trạng - nguyên nhân và giải pháp”
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ TRONG CHUYẾN THỰC TẾ TẠI HƯƠNG TRÀ – THỪA THIÊN HUẾ:TẠI HƯƠNG TRÀ – THỪA THIÊN HUẾ: (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w