1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Nghiên cứu cơ chế chính sách liên kết sản xuất - tiêu thụ mía đường Thái Lan; rút ra bài học cho Việt Nam pot

12 661 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 186,7 KB

Nội dung

Nông dân trồng mía không có quyền mặc cả với các nhà máy đường vì : - Thị trường mía là thị trường tập quyền mua1 của các nhà máy chế biến đường.. - Lượng đường trong mía giảm nhanh chón

Trang 1

Cơ chế liên kết sản xuất – tiêu thụ mía đường của Thái Lan và bài

học kinh nghiệm cho Việt Nam

TS Bảo Trung

Mía đường là một trong những cây trồng chủ yếu của Thái Lan Ở vùng Bắc và Đông Bắc, mía đường được canh tác chủ yếu dựa vào “nước trời”, thời gian trồng vào vào tháng 10-12, ngay khi mùa mưa chấm dứt Ở vùng Trung tâm, mía đường được trồng trong giai đoạn tháng 2-4 trong điều kiện nước tưới và từ tháng 4-5 trong điều kiện sử dụng “nước trời” Thời gian trung bình từ lúc trồng đến thu hoạch từ 10-14 tháng tùy theo giống Nông dân chỉ lưu gốc 1-2 vụ Thái Lan đứng hàng thứ 5 trên thế giới về sản xuất mía đường, sau Brazin, Ấn Độ, Mexico và Trung Quốc

Tính đến niên vụ năm 2010/2011, Thái Lan có 47 nhà máy chế biến đường với công suất chế biến 620.000 tấn/ngày (Tấn mía ngày-TMN) Số lượng nông dân trồng mía là 190.000 người; diện tích 1,25 triệu ha nằm trên 49 tỉnh ở 4 vùng: Trung tâm, Bắc, Đông và Đông Bắc Ngành sản xuất mía đường Thái Lan mang về 3,7 tỷ baht, tương đương 11% giá trị sản xuất nông nghiệp và tạo ra việc làm cho 1,5 triệu người trong ngành đường và các ngành có liên quan (OCSB, 2011)

Theo số liệu công bố chính thức của OCSB, niên vụ 2010-2011, sản lượng mía của Thái Lan đạt 95,7 triệu tấn và theo dự báo niên vụ 2011-2012, sản lượng đường có thể đạt đến 100 triệu tấn, tăng 4,4% so với niên vụ 2010-2011 Mặc dù năm 2011, Thái Lan phải đương đầu với trận lũ “lịch sử” gây thiệt hại khoảng 30.000 rai (4.800 ha - 1 rai=0,16ha) nhưng nhờ sản lượng tăng lên đạt mức 12,3 tấn/rai (tương đương 76,92 tấn/ha) Mía đường Thái Lan hiện nay vẫn chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến đường Niên vụ 2010-2011, sản lượng mía sử dụng trong ngành chế biến đường chiếm 99,7%; chỉ có một lượng nhỏ là 300 tấn phục vụ cho sản xuất Alcohol Thái Lan là một trong những quốc gia xuất khẩu đường hàng đầu thế giới Năm

2011, Thái Lan đứng hàng thứ hai sau Brazil trong việc xuất khẩu đường Thị trường xuất khẩu đường chủ yếu là chấu Á, chiếm tỷ lệ trên 90% Trong đó các nước ASEAN nhập khẩu đường từ Thái Lan theo đường chính ngạch chiếm bình quân 45,4%

1 Cơ chế liên kết sản xuất – tiêu thụ mía đường Thái Lan

1.1 Cơ chế hình thành giá, phân bổ lợi ích, kiểm soát chữ đường và trọng

lượng mía

Trước niên vụ năm 1982/1983, thị trường mía nguyên liệu ở Thái Lan là thị trường của người mua Giá mía đã được quy định bởi các nhà máy đường Nông dân trồng mía không có quyền mặc cả với các nhà máy đường vì :

- Thị trường mía là thị trường tập quyền mua1 của các nhà máy chế biến đường Nông dân trồng mía chỉ bán cho khách hàng duy nhất là các nhà máy chế biến đường;

1 Tập quyền mua (Oligosony) là một thị trường mà ở đó có một vài người mua Với một hoặc chỉ vài người mua, một số người mua có thể có sức mạnh độc quyền mua Độc quyền mua (Monopsony) là một thị trường ở đó chỉ có một người mua Sức mạnh độc quyền mua tạo cho người mua mua hàng hóa với giá thấp hơn giá đáng lẽ xuất hiện trên thị trường cạnh tranh [4].

Trang 2

- Lượng đường trong mía giảm nhanh chóng, vì vậy sau khi thu hoạch nên cần phải được chế biến càng nhanh càng tốt;

- Nông dân đã ký hợp đồng vay nợ của các các nhà máy hoặc các nhà quản lý hợp đồng nên họ cần phải bán sản phẩm ngay để trả nợ

Để giải quyết vấn đề thương lượng giá giữa nhà máy chế biến và người trồng mía, từ niên vụ 1982/1983 giá mía được xác định dựa trên hệ thống chia sẻ thu nhập 70/30 (70/30 revenue sharing system), trước khi Chính phủ ban hành Đạo luật về đường và mía năm 1984, trao quyền cho chính phủ trong việc ban hành và điều chỉnh các quy định về thương lượng giữa người trồng mía và các nhà máy Theo Đạo luật này, Chính phủ đóng vai trò người điều tiết và trung gian trên thị trường đường Thái Lan Quy tắc thương lượng giữa người trồng mía và các nhà máy chế biến được thiết lập bởi cơ quan nhà nước Hệ thống 70:30 là trong đó 70% của tổng thu nhập ròng từ bán đường và mật rỉ sẽ thuộc về người trồng mía và 30% còn lại là của nhà máy

Từ năm 1984-1999, Chính phủ duy trì giá đường tinh luyện ở mức cao 13 Baht/kg Giá này cao hơn giá xuất khẩu ngoại trừ giai đoạn cuối năm 1997 và đầu năm

1998, thời kỳ khủng hoảng kinh tế Châu Á Giá đường nội địa cố định đã duy trì thu nhập của người trồng mía và nhà máy chế biến ở mức cao Trong thời gian này, hệ thống chia sẻ thu nhập giúp giải quyết mâu thuẫn giữa người trồng mía và nhà máy chế biến và điều này đã đóng góp vào sự mở rộng ngành công nghiệp mía đường thập niên 1990

Hàng năm chính phủ có nhiệm vụ xác định mức giá đường tiêu thụ cố định ở thị trường nội địa và thường cao hơn so với mức giá xuất khẩu Cơ chế cố định mức giá tiêu thụ nội địa ở mức cao không những giúp gia tăng thu nhập cho người trồng mía và nhà máy mía đường mà còn góp phần giảm tốc độ tiêu thụ đường trong nước, gia tăng lượng đường thặng dư để xuất khẩu Hàng năm, chính phủ thỏa thuận với người trồng mía, các nhà máy chế biến đường và dự báo diễn biến giá đường thế giới để xác định mức giá cơ sở ban đầu nhà máy chi trả cho nông dân Nếu mức giá cuối mùa cao hơn mức giá đầu mùa, phần thu nhập bổ sung sẽ được chi trả cho nông dân; nếu giá cuối mùa thấp hơn thì chính phủ sẽ trợ cấp cho các nhà máy theo các mức khác nhau từ Quỹ Hỗ trợ và Phát triển ngành mía đường Quỹ này được thành lập bằng cách trích 1-2% từ hệ thống phân chia thu nhập hàng năm

Năm 1992, Thái Lan bắt đầu áp dụng chính sách định giá dựa trên chất lượng và

độ ngọt đo bởi chữ đường (CCS) Hệ thống này nhằm mục đích kích thích cải tiến năng suất Giá tiêu chuẩn dựa trên CCS do chính phủ công bố Giá này là giá trả cho mía 10 CCS Mỗi CCS tăng thêm sẽ nhận được thêm một khoản thanh toán bằng tỷ lệ 6% của giá tiêu chuẩn Mía với hàm lượng đường ít hơn 10 CCS sẽ bị trừ ở mức tương

tự Trong thực tế, người trồng được luôn luôn được trả ở mức giá mía tiêu chuẩn như

là mức tối thiểu, bất kể chất lượng mía của họ Ngoài ra, độ tinh khiết của nước mía cũng được xem xét để thiết lập mức giá Mía mới cắt có độ tinh khiết cao hơn và sản xuất đường nhiều hơn mía cũ Sự suy giảm chất lượng mía có thể do thu hoạch không đúng và chậm trễ trong quá trình xử lý và vận chuyển Các yếu tố này ảnh hưởng đến giá cả và do đó ảnh hưởng thu nhập của nông dân trồng mía Việc kiểm soát CCS và trọng lượng mía nhập vào nhà máy sẽ do nhân viên OCSB trực tiếp giám sát tại các nhà máy chế biến đường

Bảng 1: Giá trung bình đường trắng nội địa và mía ở Thái Lan

Trang 3

Giá bán buôn

(Baht/100kg)

Giá bán lẻ (Baht/kg)

Giá tạm tính ban đầu (Baht/tấn)

Giá thực sự thanh toán (Baht/tấn)

Trang 4

1980 1011 11,65 650

Lưu ý:

- Hệ thống chia sẻ doanh thu 70:30 bắt đầu từ năm 1982/1983 nên số liệu về giá tạm tính ban đầu không có.

- Giá mía được tính theo 10 CCS bắt đầu từ vụ mùa năm 1994-1995

- Giá mía sau cùng trung bình được chia theo sự đánh giá từng vùng khác nhau kể từ vụ mùa 1996-1997

- Giá bán lẻ đường trắng tăng lên 13,25 Baht/kg từ ngày 2/6/2000.

Trang 5

- Giá bán buôn và bán lẻ đường trắng lần lượt 1.480 baht/tấn và 16,50 baht/kg từ ngày 7/3/2006.

- Giá bán buôn và giá bán lẻ đường trắng tăng lên 2.300 baht/tấn và 21,85 baht/kg từ ngày 1/5/2008

Nguồn: OCSB, Bộ Công nghiệp, trích lại từ USDA Foreign Agricultural Services (2011) [5]

Hệ thống chia sẻ thu nhập 70/30 đã mang lại lợi ích cho cả người trồng mía và cho nhà máy chế biến đường (Viroj Naranong, 2000) [6] Hệ thống này giúp cho cả người trồng mía và các nhà máy đường tăng giá và ổn định thu nhập, và điều quan trọng là giảm sự biến động của giá của một ngành hết sức nhạy cảm với giá

1.2 Cơ chế phân bổ hạn ngạch

Ngành sản xuất mía đường Thái Lan được phân bổ theo hạn ngạch hàng năm theo Luật mía đường và đường năm 1984 Hàng năm, trước khi vào vụ mía đường, các nhà máy, các hiệp hội người trồng mía và các cơ quan quản lý nhà nước sẽ thảo luận

để thông quan hạn ngạch về đường Hình sau biểu thị phân bổ hạn ngạch đường niên

vụ 2010/2011

Mía đường: 65,69 triệu tấn Đường: 6,9 triệu tấn

Hạn ngạch A

2,5 triệu tấn

Tiêu dùng nội địa

Hạn ngạch B 0,8 triệu tấn Xuất khẩu bởi TCSC

Hạn ngạch C 3,9 triệu tấn Xuất khẩu bởi các nhà máy chế biến đường

đường

Nhà máy chế biến đường Thu nhập ròng

Nguồn: OSCB (2011),

Hình 1: Sơ đồ phân bố hạn ngạch mía đường

Để điều tiết thị trường trong nước và xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đã triển khai "Chính sách hạn ngạch" (Quota policy) Mỗi mùa, Chính phủ ước tính sản xuất, nhu cầu trong nước, và cam kết xuất khẩu; sau đó phân bổ nguồn cung đường theo 3 hạn ngạch A, B và C Theo Đạo Luật mía và đường (1984), hàng năm hạn ngạch xuất khẩu được xác định bởi Hội đồng mía và đường Hạn ngạch xuất khẩu bằng ước tính tổng sản lượng trừ lượng tiêu thụ trong nước Mục tiêu là để đảm bảo rằng nhu cầu trong nước và thặng dư có thể được xuất khẩu

Hạn ngạch A cho tiêu dùng trong nước:

Hội đồng mía đường và đường có trách nhiệm giao hạn ngạch hàng năm bán nội địa Các kênh tiếp thị của hạn ngạch A thể hiện trong hình dưới Chính phủ phân bổ

Trang 6

hạn ngạch này cho các nhà máy bắt đầu vào vụ mùa trên cơ sở công suất sản xuất Đường hạn ngạch A được bán dưới sự giám sát chặt chẽ của Uỷ ban đường để đảm bảo đủ nguồn cung quanh năm Phúc lợi người tiêu dùng được bảo vệ bởi việc kiểm soát mức giá tối đa cho việc bán đường trong nước

Nhà máy chế biến đường

Quota A (Đường trắng và đường tinh luyện)

OCSB

Các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp

Người tiêu dùng

Nguồn: Ammar (1993), trích lại Benchaphun Ekasingh, Chapika Sungkapitux, Jirawan Kitchaicharoen và Pornsiri Suebpongsang(2007) [1]

Hình 2: Kênh tiêu thụ đường nội địa

Hạn ngạch B và C cho xuất khẩu:

Sau khi hạn ngạch A được thực hiện, phần đường còn lại được phân bổ theo hạn ngạch B và C Kênh tiêu thụ hạn ngạch B và C được thể hiện trong hình dưới Hạn ngạch B được chia thành hai phần: một nửa được phân bổ cho các nhà môi giới đường quốc tế và một nửa khác được bán xuất khẩu bởi các nhà chế biến đường địa phương Công ty Mía đường và đường (TCSC) chịu trách nhiệm toàn bộ việc định giá và bán đường thô theo hạn ngạch này Hạn ngạch C là thặng dư xuất khẩu Các nhà máy chế biến đường định giá riêng cho họ, nhưng phải trả tiền cho người trồng mía tối thiểu theo giá bán của TCSC Việc mua bán này được thực hiện bởi các công ty được phép

Trang 7

xuất khẩu Các nhà máy này phải đáp ứng mục tiêu sản xuất hạn ngạch A và B, trước khi họ được phép xuất khẩu theo hạn ngạch C

Đường

Đường trắng

Quota A

Đường thô Quota B

Đường trắng và đường thô

Quota C

Cục Công nghiệp

OCSB Công ty đường và mía Thái Lan (TCSC) Các công ty xuất khẩu

Thị trường nội địa Thị trường nước ngoài

Nguồn: Ammar (1993), trích lại Benchaphun Ekasingh, Chapika Sungkapitux, Jirawan Kitchaicharoen và Pornsiri Suebpongsang(2007) [1]

Hình 3: Kênh phân bổ hạn ngạch A, B, C

Hệ thống phân bổ hạn ngạch đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp mía đường Thái Lan Thứ nhất, việc xác định tiến trình xuất khẩu minh bạch hơn do người trồng mía chịu trách nhiệm định giá hợp đồng hạn ngạch B Tiến trình xuất khẩu chịu ảnh hưởng quyết định của người trồng mía Thứ hai, việc định giá hợp đồng hạn ngạch B dựa trên giá đường số 11 Newyork Vì thế giá mía và giá đường phản ánh điều kiện thị trường đường thế giới Thứ ba, hệ thống này thúc đẩy cạnh tranh nâng cao năng suất cho các nhà máy chế biến đường [2]

1.3 Cơ chế liên kết nông dân trồng mía, các nhà máy chế biến đường và hình

thành nhóm lợi ích

Sản xuất theo hợp đồng (contract farming) rất phổ biến ở Thái Lan bởi vì hầu hết các nhà máy chế biến đường không tự trồng mía mà ký kết hợp đồng với nông dân trồng mía Cũng giống như nhiều quốc gia trên thế giới mối quan hệ giữa các nhà máy chế biến đường và người trồng mía không phải luôn luôn êm thấp Sự bất đồng thường xuyên liên quan đến giá mía Năm 1937, Nhà máy chế biến đường đầu tiên được thành lập bởi chính quyền tỉnh Lampang (khác với các lò đường tư nhân) Nhà máy thứ hai cũng do chính quyền sở hữu được xây dựng năm 1941 Sau đó số nhà máy chế biến đường của tư nhân phát triển nhanh chóng Năm 1952, Thái Lan có tổng cộng 35 nhà

Trang 8

máy đường ly tâm đến năm 1959 tăng lên 48 nhà máy Về vấn đề khả năng cạnh tranh, các ngành công nghiệp đường của Thái Lan xuất hiện vào những năm 1950 như là một độc quyền với những công ty dựa trên bốn gia đình, nhưng nó nhanh chóng trở nên khá cạnh tranh giữa họ trên thị trường Năm 1964, Hiệp hội các nhà máy chế biến đường ra đời (TSPA) Tuy nhiên do sự phát triển nhanh chóng của ngành cùng với sự gia tăng xuất khẩu, kết quả nhóm nhà máy chế biến dưới sự điều hành của Kwang Soon Lee và nhóm Mitr-Phol tách ra thành lập Hội những nhà chế biến đường Thái Lan (TSMA) Hiện nay, 47 nhà máy đường ở Thái Lan được tổ chức thành ba hội các nhà chế biến đường, phục vụ cho lợi ích của ba nhóm chế biến đường lớn Ba hiệp hội hợp tác duy nhất về các vấn đề mà họ nhìn thấy lợi ích kinh tế rõ ràng: làm cho giá mía thấp hơn, giá đường trong nước cao hơn, và thuế thấp hơn Nhóm đường Mitr Phol đã giữ vị trí hàng đầu trong ngành đường Thái Lan về thị phần

Xuất phát từ nhu cầu củng cố sức mạnh thương lượng với các nhà máy chế biến đường trong trường hợp các nhà máy đã hình thành Hiệp hội để thống nhất giá Năm

1964, Hiệp những người trồng mía vùng 7 được thành lập ở Amphoe Thamaka, Kachanaburi Đây là tổ chức đầu tiên của nông dân trồng mía và số nông dân trồng mía thời gian đầu trải dài 4 tỉnh Kachanaburi, Ratchanaburi, Nakhon Pathon và Suphanburi Năm 1971 nó đăng ký thành Hiệp hội chính thức Thành công của hiệp hội này đã thổi luồng gió mới vào những nông dân trồng mía và vùng phía Đông hình thành nên Hiệp hội nông dân Chonburi năm 1969 Giai đoạn 1971-1972, hai Hiệp hội này liên kết nhau để thương lượng giá với các nhà máy chế biến đường

Cho đến nay, ở Thái Lan có tất cả 26 Hội hỗ trợ nông dân trồng mía và 1 HTX của người trồng mía Hội những người trồng mía vùng 7 là một hội do nông dân thành lập có quy mô lớn nhất Thái Lan Hiện nay, hội có 90.000 hội viên là nông dân trồng mía trải dài trên phạm vi 5 tỉnh là Nakhon Pathom, Kanchanaburi, Ratchaburi, Uthai Thani và Suphanburi Nhiệm vụ chính của hội là đại diện cho nông dân kiểm tra, giám sát giá cả, chất lượng, trọng lượng mía cây Về cơ cấu tổ chức, Hội có Ủy ban điều hành gồm 100 thành viên Ủy ban này bầu ra một chủ tịch và 6 phó chủ tịch Hội có 24 chi nhánh, mỗi chi nhánh có 30 thành viên đại diện cho nông dân, cứ bình quân 100 nông dân cử một người đại diện Do vậy, Hội có một ủy ban đại diện cho nông dân gồm 720 thành viên

Hội nhỏ nhất là Hội hỗ trợ nông dân trồng mía ở tỉnh Suphanburi (Sugarcane farmer supportive Association, Suphanburi) Hội có 3.200 hội viên là nông dân trồng mía ở tỉnh Suphanburi Hội là tổ chức do nông dân thành lập có nhiệm vụ làm cầu nối liên kết nông dân với nhà máy đường Suphanburi Đây là nhà máy đường do Bộ Công nghiệp xây dựng năm 1957 và là nhà máy đường đầu tiên sản xuất đường tinh luyện vào năm 1972 Công suất của nhà máy 4,228 tấn mía cây/ngày Năm 1998, Bộ Công nghiệp bán nhà máy đường cho tư nhân và hiện nay Nhà máy đường thuộc Công ty Công nghiệp Đường Suphanburi Hội hỗ trợ nông dân có 12 người trực tiếp giao dịch với nông dân 12 người này đồng thời là vừa là hội viên của Hội (nông dân trồng mía), đồng thời cũng là nhân viên phụ trách hợp đồng thu mua mía của Nhà máy chế biến đường Suphanburi

Xuất phát từ hiệp hội của người trồng mía và hiệp hội các nhà máy chế biến đường và theo Luật mía đường và đường năm 1984, ngành mía đường Thái Lan đã nổi lên thành một ngành có ảnh hưởng lớn đến chính sách khi Hội đồng mía đường và đường được thành lập Hội đồng này đã trở thành một nhóm lợi ích để “tìm kiếm đặc

Trang 9

lợi” (Rent seeking)2 cho ngành mía đường Ảnh hưởng đáng kể của ngành mía đường thường xuất phát từ những nhóm lợi ích được tổ chức chặt chẽ Nhóm này kết nối, xúc tiến và xử lý một cách hiệu quả từ lợi ích của họ thành chính sách cụ thể Sự thành công về tổ chức cũng như việc tìm kiếm đặc lợi của các nhà máy chế biến và người trồng mía ở Thái Lan liên quan đến quy mô Số nhà máy chế biến đường khá ít so với người trồng mía nhưng đến lượt người trồng mía cũng hình thành những nhóm riêng Các nhà máy chế biến đường ở Thái Lan được đầu tư với quy mô lớn để đảm bảo hoạt động hiệu quả và trong phần lớn trường hợp các doanh nhân đầu tư nhà máy chế biến đường có mối liên kết với các nhà chính trị Ngành mía đường Thái Lan có sự liên minh giữa chính trị và kinh tế Vì vậy chỉ có một số người chủ của nhà máy chế biến đường và một số người trồng mía lớn kiểm soát ngành mía đường

Kinh nghiệm của ngành mía đường Thái Lan là có sự liên kết tầm quan trọng của ngành với quyền lực và ảnh hưởng của người chơi chủ yếu trong ngành

Người trồng mía và các nhà máy chế biến mía đường Thái Lan đã sử dụng đến phương cách “tìm kiếm đặc lợi” (Rent-seeking) Những người trồng mía và các nhà máy chế biến mía đường sử dụng đến việc cung cấp thông tin ảnh hưởng đến những nhà hoạch định chính sách Những thông tin này thường chuyển tải hoặc trực tiếp đến các nhà chính trị, đảng chính trị hoặc thông qua các phương tiện truyền thông Nếu kết quả không đạt được những biện pháp tiêu cực được áp dụng như biểu tình hoặc tạo ra

sự bất ổn chính trị

Đại diện của người trồng mía và các nhà máy chế biến mía đường trong cơ quan Nhà nước phản ánh ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chính sách liên quan đến ngành mía đường Cơ quan hoạch định chính sách mía đường chủ yếu của Thái Lan là Hội đồng đường và mía đường (CSB) Nhiệm vụ của cơ quan này là liên kết, phối hợp, lập kế hoạch chính sách, và dự thảo các quy định liên quan đến ngành mía đường Thành phần của Ban đại diện này bao gồm 9 người đại diện cho người trồng mía, 7 người đại diện cho nhà máy chế biến mía đường, 5 người thuộc chính phủ Dưới Hội đồng này gồm có Ban điều hành bao gồm 5 người trồng mía, 4 nhà máy chế biến mía đường và 3 người thuộc chính phủ và một chuyên gia Ủy ban điều hành chịu trách nhiệm xác định giá mía đường và lợi nhuận cho nhà máy chế biến Ủy ban điều hành này cũng tham mưu cho CSB liên quan đến sản xuất mía đường và giám sát 2 Ủy ban

là Ủy bam mía và Ủy ban đường Ủy ban mía chuẩn bị kế hoạch sản xuất mía, phát triển chủng loại mía và kiểm soát phân phối đường nội địa và xuất khẩu ủy ban này bao gồm 6 đại diện cho người trồng mía, 4 đại diện cho nhà máy chế biến và 4 đại diện Chính phủ Ủy ban đường chịu trách nhiệm những vấn đề liên quan đến sản xuất đường và thành phần bao gồm 5 người đại diện cho người trồng mía, 5 nhà máy chế biến và 5 người Chính phủ

2 Tìm kiếm đặc lợi (rent-seeking) là cố gắng đạt được đặc lợi kinh tế - tức là lợi ích thu về cho chủ sở hữu nguồn lực vượt quá lợi ích mà họ có được nếu sử dụng nguồn lực vào phương án thay thế khác Ví dụ các nhóm lợi ích có thể vận động hành lang chính trị để duy trì các chính sách hạn chế cạnh tranh như phân bổ hạn ngạch nhập khẩu, quy định các loại giấy phép hay chứng chỉ hành nghề, đặt ra các tiêu chuẩn hạn chế gia nhập ngành,

…[3].

Trang 10

Hội đồng mía và đường

Ủy ban điều hành

Quỹ mía và đường Ủy ban điều hành

§ Người trồng mía: 9 người

§ Nhà máy đường: 7 người

§ Cơ quan nhà nước: 6 người

§ Người trồng mía: 5 người

§ Nhà máy đường: 4 người

§ Cơ quan nhà nước: 3 người

§ Chuyên gia: 1 người

§ Người trồng mía: 3 người

§ Nhà máy đường: 3 người

§ Cơ quan nhà nước: 6 người

§ Người trồng mía: 6 người

§ Nhà máy đường: 4 người

§ Cơ quan nhà nước: 4 người

§ Người trồng mía: 5 người

§ Nhà máy đường: 5 người

§ Cơ quan nhà nước: 5 người

Nguồn: OCSB (2011)

Hình 4: Thành viên Hội đồng đường và mía Thái Lan

Với cơ chế điều hành bởi Hội đồng mía đường và đường và các Ủy ban này đã hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa quyền lực chính trị và kinh tế Việc liên kết này

đã hình thành các chính sách bao gồm hạn chế sự xâm nhập của nước ngoài, trợ cấp sản xuất, chính sách tín dụng có lợi cho ngành mía đường, ban hành giá cố định đôi khi giá này cao giá thế giới và tham gia cùng chính quyền vận động hành lang đối với nước ngoài hoặc tham gia cùng chính quyền phẩn bổ hạn ngạch

Tóm lại cơ chế liên kết sản xuất – tiêu thụ mía đường giữa những người trồng mía, các doanh nghiệp chế biến đường ở Thái Lan khá chặt chẽ và tạo sự đồng thuận cao Điều này đã giúp cho ngành mía đường Thái Lan phát triển mạnh

2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2.1 Thứ nhất, xây dựng cơ chế phân bổ lợi ích rõ ràng giữa người trồng mía và

nhà máy chế biến đường.

Mặc dù hệ thống phân bổ thu nhập 70/30 của Thái Lan còn một số điểm chưa hoàn hảo, nhưng hệ thống này tỏ ra rất hiệu quả trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhà máy và người trồng mía và đóng góp rất lớn trong việc đưa Thái Lan trở thành quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới

Ở Việt Nam hiện nay, việc thiếu hành lang pháp lý và cơ chế giám sát từ Chính phủ trong việc phân chia thu nhập là một trong những nguyên nhân nổi bật gây ra tình trạng thiếu liên kết giữa người trồng mía và nhà máy đường Cho đến nay, giá mua mía nguyên liệu vẫn chưa được quy định cụ thể Nhà nước chỉ khuyến cáo giá mua

Ngày đăng: 21/02/2014, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng : Giá trung bình đường trắng nội địa và mía ở Thái Lan - Tài liệu Nghiên cứu cơ chế chính sách liên kết sản xuất - tiêu thụ mía đường Thái Lan; rút ra bài học cho Việt Nam pot
ng Giá trung bình đường trắng nội địa và mía ở Thái Lan (Trang 3)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w