1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách liên kết vùng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

320 104 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 320
Dung lượng 5 MB

Nội dung

Vấn đề hợp tác, liên kết giữa các địa phương ở mỗi vùng vàgiữa các vùng trong quản lý, bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và BĐKHvẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ, các thể chế, chính sách l

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC BẢNG vii

MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 27

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 28

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT VÙNG TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 36

1.1 Cơ sở lý luận về vùng và liên kết vùng 37

1.1.1 Vùng và phân vùng 37

1.1.2 Liên kết vùng 46

1.2 Cơ sở lý luận về ứng phó với biến đổi khí hậu 52

1.2.1 Khái quát về biến đổi khí hậu 52

1.2.2 Tác động của biến đổi khí hậu 55

1.2.3 Ứng phó với biến đổi khí hậu 66

1.3 Cơ sở lý luận về cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu 70

1.3.1 Khái niệm liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu 70

1.3.2 Nội dung của liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu 71

1.3.3 Nguyên tắc của liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu 72

1.3.4 Điều kiện để liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu 72

1.3.5 Các nhân tố tác động đến liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu 73

1.3.6 Cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu 76

1.4 Kinh nghiệm về xây dựng, vận hành cơ chế chính sách thúc đẩy liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu của một số quốc gia trên thế giới 77

1.4.1 Kinh nghiệm của các quốc gia châu Á 77

1.4.2 Kinh nghiệm của các quốc gia châu Âu 82

1.4.3 Kinh nghiệm của Nam Phi 86

Trang 2

1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 88

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT VÙNG TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 91

2.1 Thực trạng các biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến các vùng 91

2.1.1 Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 96

2.1.2 Vùng đồng bằng sông Hồng 100

2.1.3 Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 104

2.1.4 Vùng Tây Nguyên 115

2.1.5 Vùng Đông Nam Bộ 119

2.1.6 Vùng đồng bằng sông Cửu Long 123

2.2 Thực trạng cơ chế chính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu 129

2.2.1 Cơ chế, chính sách liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu 129

2.2.2 Cơ chế, chính sách liên kết vùng trong sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với ứng phó biến đổi khí hậu 140

2.2.3 Cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu 152

2.2.4 Những vấn đề thực tiễn đặt ra cho hệ thống các cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH 172

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT VÙNG TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 176

3.1 Thực trạng liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội 176

3.1.1 Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 176

3.1.2 Vùng đồng bằng sông Hồng 179

3.1.3 Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 181

3.1.4 Vùng Tây Nguyên 183

3.1.5 Vùng Đông Nam Bộ 186

3.1.6 Vùng đồng bằng sông Cửu Long 188

3.1.7 Những bất cập trong quá trình liên kết vùng trong phát triển KT - XH 190

Trang 3

3.2 Thực trạng liên kết vùng trong sử dụng tài nguyên và bảo

vệ môi trường 194

3.2.1 Thực trạng liên kết vùng trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước 195

3.2.2 Thực trạng liên kết vùng trong bảo tồn rừng và đa dạng sinh học 205

3.2.3 Thực trạng liên kết sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển 207

3.2.4 Một số bất cập, hạn chế liên kết vùng trong sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường 208

3.3 Thực trạng liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu 211

3.3.1 Thực trạng liên kết vùng – vùng (liên kết liên vùng) trong ứng phó với biến đổi khí hậu 211

3.3.2 Thực trạng liên kết nội vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu 219

3.3.3 Một số bất cập, hạn chế về liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH 247

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT VÙNG TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 250

4.1 Bối cảnh phát triển mới ảnh hưởng đến liên kết vùng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam 250

4.1.1 Bối cảnh mới quốc tế và khu vực 250

4.1.2 Bối cảnh mới của Việt Nam và thách thức đối với liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu 257

4.1.3 Phân tích nhu cầu, triển vọng liên kết vùng ở Việt Nam trong giai đoạn tới dựa trên phân tích lợi thế so sánh 259

4.2 Quan điểm, định hướng liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam 271

4.3 Đề xuất Khung Chiến lược liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam 273

4.3.1 Mục đích của Chiến lược 273

4.3.2 Nguyên tắc của Chiến lược 273

4.3.3 Nội dung của Chiến lược 273

4.3.4 Cách thức tổ chức, điều phối thực hiện các chương trình liên kết 274

4.4 Giải pháp cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu 276

Trang 4

4.4.1 Luật hoá vấn đề liên kết vùng 276

4.4.2 Hình thành mô hình tổ chức, quản trị điều phối liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH 277

4.4.3 Hoàn thiện cơ chế liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu 279

4.4.4 Cần đẩy mạnh tăng cường nhận thức về liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH cho lãnh đạo ở các cấp 280

4.4.5 Tăng cường khả năng tích hợp, lồng ghép biến đổi khí hậu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 281

4.4.6 Tăng cường liên kết vùng trong việc xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm thiên tai, biến đổi khí hậu 286

4.4.7 Giải pháp liên kết vùng trong huy động nguồn lực tài chính và đào tạo nhân lực BĐKH 287

4.4.8 Cần hoàn thiện chính sách phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro thiên tai có tính đến tính đặc thù vùng và đối tượng bị tổn thương 289

4.5 Đề xuất cơ chế đặc thù nhằm liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH cho một số vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động của BĐKH 292

4.5.1 Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 292

4.5.2 Vùng Tây Nguyên 294

4.5.3 Vùng đồng bằng sông Cửu Long 295

4.6 Một số kiến nghị chính sách đối với Chính phủ, Bộ ngành và địa phương 296

4.6.1 Kiến nghị đối với Bộ/ngành và địa phương 296

4.6.2 Các điều kiện để thực hiện kiến nghị 299

KẾT LUẬN 300

TÀI LIỆU THAM KHẢO 303

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BĐKH Biến đổi khí hậu

Bộ KHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI)

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD)

Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE)

BTB & DHMT Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Trang 5

CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

COP Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu

CSHT Cơ sở hạ tầng

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

GSO Tổng cục Thống kê

GTVT Giao thông Vận tải

IPCC Ban Liên Chính phủ về BĐKH

PTBV Phát triển bền vững

TDMNPB Trung du và miền núi phía Bắc

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

UBND Ủy ban nhân dân

WB Ngân hàng thế giới

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm 30

Hình 1.1 Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ 38

Bảng 1.1 Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 56

Hình 1.3 Giảm nhẹ và thích ứng luôn song hành và bổ trợ cho nhau 67

Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Thái Lan 80

Hình 1.5 Mô hình liên kết vùng ở CHLB Đức 83

Hình 2.1.Bản đồ phân vùng hiểm hoạ ở Việt Nam 93

Hình 2.2 Dự tính biến đổi nhiệt độ thấp nhất trung bình năm vào giữa (trái) và cuối (phải) thế kỷ 20 so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản trung bình A1B (Bộ TN và MT, 2012) 94

Hình 2.3 Dự tính biến đổi nhiệt độ cao nhất trung bình năm vào giữa (trái) và cuối (phải) thế kỷ 21 so với trung bình thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản trung bình A1B (Bộ TN&MT, 2012) 94

Hình 2.4 Dự tính biến đổi số ngày nắng nóng thời kỳ giữa (trái) và cuối (phải) thế kỷ 21 so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản trung bình A1B (Bộ TN&MT, 2012) 95

Hình 2.5 Dự tính số ngày có mưa trên 50mm vào giữa (a) và (b) thế kỷ 21 95

Hình 2.6 Tỷ lệ hộ nghèo và hộ khá giả bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (%) 103

Hình 2.7 Tỷ lệ hộ gia đình bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (%) 110

Hình 2.8 Tỷ lệ hộ gia đình bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số tỉnh vùng Tây Nguyên (%) 117

Hình 2.9 Tỷ lệ hộ gia đình bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ 121

Hình 2.10 Tỷ lệ hộ gia đình bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long 125

Hình 2.11 Hệ thống cơ chế chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu hiện có ở Việt Nam 163 Hình 3.1.Các loại hình liên kết phổ biến ở các địa phương điều tra 217

Hình 3.2 Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc họp địa phương 221

Hình 3.3 Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các cuộc họp ở vùng TDMNPB (%) 222

Trang 7

Hình 3.4 Liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu được triển khai trên thực tế 222 Hình 3.5 Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc họp địa phương 225 Hình 3.6 Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các cuộc họp ở vùng ĐBSH (%) 225 Hình 3.7 Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng ĐBSH 226 Hình 3.8 Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các cuộc họp ở vùng BTB và DHMT (%) 229 Hình 3.9 Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng BTB & DHMT 231 Hình 3.10 Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc họp địa phương 233 Hình 3.11 Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các cuộc họp ở vùng Tây Nguyên (%) 233 Hình 3.12 Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng Tây Nguyên 234 Hình 3.13 Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các cuộc họp ở vùng Đông Nam Bộ (%) 235 Hình 3.14 Đánh giá hiệu quả của các loại hình liên kết ứng phó với thiên tai và BĐKH vùng Đông Nam Bộ (%) 236 Hình 3.15 Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng Đông Nam Bộ 237 Hình 3.16 Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc họp địa phương 241 Hình 3.17 Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các cuộc họp ở vùng ĐBSCL (%) 242 Hình 3.18 Đánh giá về hiệu quả của các loại hình liên kết trong phòng tránh thiên tai và ứng phó với BĐKH 245 Hình 3.19 Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng ĐBSCL 245

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 56

Bảng 1.2 Tóm tắt các cơ chế, chiến lược, và chính sách của các nước nhằm thúc đẩy LKV trong ứng phó với BĐKH 88

Bảng 2.1 Mức tăng nhiệt độ và lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu của Việt Nam 91

Bảng 2.2 Mức độ nguy hiểm của tai biến ở các vùng địa lý và các vùng kinh tế ven biển Việt Nam 92

Bảng 2.3 Thiệt hại về người do thiên tai ở một số địa phương vùng Trung du miền núi phía Bắc 98

Bảng 2.4 Xếp hạng những hiện tượng thời tiết cực đoan tại Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 106

Bảng 2.5 Diện tích sản xuất nông nghiệp vụ hè thu bị ảnh hưởng do nắng nóng.106 Bảng 2.6 Dự báo diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị tổn thương 107

Bảng 2.7 Thiệt hại đối với ngành nuôi trồng thủy, hải sản ở tỉnh Nghệ An 108

Bảng 2.8 Số lượng tàu thuyền bị chìm và hư hỏng của ngư dân trong một số cơn bão 108

Bảng 2.9 Thiệt hại về người và nhà ở của người dân do cơn bão số 11 năm 2014 ở một số tỉnh miền Trung 111

Bảng 2.10 Thiệt hại về người và nhà ở do cơn bão số 10 và 11 năm 2014 ở một số tỉnh miền Trung 111

Bảng 2.11 Diện tích hoang mạc hóa ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận 112

Bảng 2.12 Các tổn thất và thiệt hại do BĐKH tại Bắc Trung Bộ và DHMT 113

Bảng 2.13 Năng suất điều giảm theo thời gian ở tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai (tạ/ha) 116

Bảng 2.14 Tổng hợp thiệt hại của ngành chăn nuôi do mưa bão tại tỉnh Kon Tum năm 2009 116

Bảng 2.15 Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng (% diện tích).124 Bảng 2.16 Đánh giá khả năng bị tác động, rủi ro và tính dễ bị thương tổn của các loại đất ngập nước hiện có trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu do BĐKH 126

Bảng 3.1 Phân loại các hình thức liên kết chủ yếu của vùng trung du và miền núi phía Bắc 177

Bảng 3.2 Hàng hóa xuất khẩu chủ lực của vùng Tây Nguyên hiện nay 184

Trang 9

Bảng 3.3 Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước và lưu vực sông 196 Bảng 3.4 Các dự án dự án đã được bố trí vốn thực hiện trong Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC) 212 Bảng 3.5 Liên kết liên vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH ở Việt Nam 215 Bảng 3.6 Hiệu quả của các liên kết đã thực hiện (%) 226 Bảng 3.7 Đánh giá mức độ hiệu quả việc liên kết trong phòng tránh và thích ứng với thiên tai và BĐKH (%) 230 Bảng 3.8 Những lĩnh vực ứng phó với BĐKH cần liên kết (%) 238 Bảng 3.9 Liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH theo phạm vi không gian 242 Bảng 4.1 Chỉ số tích hợp môi trường trong Chương trình Liên minh Châu Âu 253 Bảng 4.2 Các nội dung hợp tác môi trường tại khu vực ASEAN 255

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng đang là mối đe doạ hiện hữu và

to lớn mà nhân loại phải đương đầu trong thế kỷ XXI Biến đổi khí hậu sẽ làm giatăng tính ác liệt của thiên tai cả về cường độ lẫn tần suất Hậu quả của biến đổi khíhậu và thiên tai không ai khác mà chính con người phải hứng chịu với mức độ ngàycàng lớn, có nơi, có lúc đã trở thành thảm họa cho cả một quốc gia, khu vực

Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăngkhoảng 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm Hiện tượng El-Nino, La-Ninangày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai,đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới(2007), Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhấtcủa BĐKH và nước biển dâng và tác động lớn đến kinh tế-xã hội Ở các khu vực venbiển cũng như tại các vùng đất thấp nằm kề là những nơi chịu tác động trực tiếp, phầnnày chiếm 1/3 diện tích đất nước, hơn nữa lại tập trung hầu hết dân số và là khu vựcsản xuất nông nghiệp có năng suất cao, phải chịu nhiều tai biến liên quan đến biến đổikhí hậu nhất như: lũ lụt, xâm nhập mặn, xói mòn đất và sạt lở đất… Trong đó vùngđồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là 2 vùng sản xuất lương thựclớn nhất của cả nước và cũng là những vùng bị ngập nặng nhất Biến đổi khí hậu đãlàm cho các thiên tai và thời tiết cực đoan, đặc biệt là lũ lụt, bão, hạn hán ngày càng

ác liệt về tần suất và quy mô, chu kỳ lặp lại khó lường, gây ra nhiều tổn thất to lớn vềngười, tài sản, cơ sở hạ tầng, giáo dục-y tế và môi trường sống Hậu quả của biến đổikhí hậu, thiên tai đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu chomục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sựphát triển bền vững của đất nước

Trước những diễn biến phức tạp và hậu quả của biến đổi khí hậu, thiên taigây ra Đảng và Nhà nước đã có nhiều chương trình hành động nhằm ứng phó vớibiến đổi khí hậu: Năm 2008, Việt Nam công bố Chương trình mục tiêu quốc gia vềbiến đổi khí hậu theo quyết định 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủtướng Chính phủ Tiếp theo đó, năm 2011, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậuđược Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg Để cụ thể hoá Chiếnlược quốc gia về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định1183/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 8 năm 2012, “Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêuquốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015”

Trang 11

Trong bối cảnh BĐKH trở thành vấn đề nóng bỏng của thế giới và các quốcgia, bên cạnh những hành động chính sách của Chính phủ thì những biện pháptruyền thống nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu như: xây dựng hệ thống đê,mương, các công trình điều tiết và phân lũ, dự báo thời tiết, thay đổi phương thứcsản xuất, vận dụng các tri thức truyền thống… đang được các địa phương khai tháctích cực Trọng tâm của các phương án thích ứng nhằm vào các lĩnh vực và nhómđối tượng dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu như: tài nguyên nước, nôngnghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, y tế, vùng ven biển, người nghèo,phụ nữ, người già, trẻ em, cộng đồng dân tộc thiểu số Tuy nhiên, vấn đề biến đổikhí hậu không chỉ là vấn đề quan tâm của riêng người dân hay riêng cấp chínhquyền nào mà ứng phó với biến đổi khí hậu cần được thực hiện đồng bộ ở nhiềucấp, nhiều địa phương dưới sự lãnh đạo của nhà nước và có sự hỗ trợ của cộng đồngquốc tế.

Với đặc điểm địa lý - xã hội của Việt Nam, tác động của biến đổi khí hậu đốivới nước ta cũng rất đa dạng theo từng khu vực, vùng, miền Trong khi đó, quy mô,phạm vi ảnh hưởng của BĐKH dường như vượt quá khả năng ứng phó độc lập củatừng địa phương riêng lẻ Điều đó cho thấy, sự liên kết, phối hợp giữa các địaphương và vùng miền là rất cần thiết trong việc ứng phó với BĐKH ở Việt Nam

Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH đã nhấn mạnh 5 quanđiểm chỉ đạo thực hiện Chương trình Trong đó, quan điểm đầu tiên là: “Ứng phóvới BĐKH được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính hệthống, tổng hợp, ngành, liên ngành, vùng, liên vùng, bình đẳng về giới, xóa đói,giảm nghèo” (Thủ tướng Chính phủ, 2008) Trong thời gian qua, công tác ứng phó vớiBĐKH, phòng tránh thiên tai, đã có những bước chuyển biến và đạt được một số kếtquả bước đầu quan trọng Tuy nhiên, việc ứng phó với BĐKH còn bị động, lúng túng;thiên tai ngày càng bất thường, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản (Nghị quyết 24).Một trong những nguyên nhân quan trọng của các hạn chế trên là công tác quản lý nhànước và việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương cònthiếu chặt chẽ Đặc biệt, mối quan hệ vùng và liên vùng còn chưa được quan tâm mộtcách thỏa đáng Các địa phương hầu như độc lập triển khai các hoạt động ứng phótrong phạm vi địa phương mình

Về mặt nguyên tắc, bản thân mỗi khu vực/vùng đều có tính đặc thù nhấtđịnh, sức chịu tải môi trường nhất định, và tính chống chịu với BĐKH khác nhaugiữa các vùng Hiện nay bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, thiên tai đượcquản lý theo lãnh thổ hành chính chứ chưa tính đến các vấn đề sức chịu tải ô nhiễm,

Trang 12

tính chống chịu với BĐKH liên vùng Mặt khác, chính sách vùng của Việt Namchưa được quan tâm đúng mức nên việc liên kết phát triển giữa các địa phương còngặp nhiều khó khăn Vấn đề hợp tác, liên kết giữa các địa phương ở mỗi vùng vàgiữa các vùng trong quản lý, bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và BĐKHvẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ, các thể chế, chính sách liên kết cũng như hệ thống giảipháp và các hình thức tổ chức quản lý trên phương diện vùng và liên vùng chưađược quan tâm nghiên cứu nhiều.

Từ thực trạng phân tích nói trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách liên kết vùng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam” là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm cung cấp luận cứ khoa học và

thực tiễn cho việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứngphó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

(1) Các nghiên cứu về vùng và liên kết vùng

Năm 1954, khoa học nghiên cứu vùng đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu

có hệ lý thuyết, phương pháp và các công cụ tính toán Hiệp hội Khoa học nghiêncứu vùng cũng ra đời vào thời gian đó Trong những thập niên 60 của thế kỷ XX,

hệ lý thuyết về vùng bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi trên thực tế, những liên kếtphát triển trong phân bố không gian lãnh thổ công nghiệp, nông nghiệp trong nộivùng và liên vùng được triển khai sâu rộng ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ

Trong khoa học vùng, vấn đề liên kết nội vùng và liên vùng, hay gọi tắt làliên kết vùng được chú ý nghiên cứu khá bài bản về lý thuyết cũng như ứng dụngthực tiễn, làm cơ sở để xây dựng các quy hoạch phát triển vùng trong các nướctrên thế giới

Trường phái Kinh tế học cổ điển không tập trung nghiên cứu các vấn đềphát triển vùng một cách bài bản, song những hàm ý về liên kết địa phương trongphát triển vùng đã được nêu lên David Ricardo (1772-1823) trong cuốn:

“Principles of Political Economy and Taxation” (Những nguyên lý của kinh tế

chính trị và thuế khóa - bản tiếng Việt do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hànhnăm 2002) đã đề cập đến việc phát triển thương mại dựa trên lợi thế so sánh: về laođộng, nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo nên các trung tâm kinh tế lớn.Ông cũng cho rằng, các trung tâm kinh tế lớn sẽ là động lực lan toả các nguồn lựcphát triển tới các địa phương khác

Trang 13

Trong lý thuyết phát triển, thuật ngữ liên kết được sử dụng đầu tiên trong

các công trình của Perroux (1955) Trong tác phẩm “Những nguyên lý kinh tế học”, ông đã luận chứng về các liên kết theo cách tiếp cận tính lan tỏa của các

“cực tăng trưởng” Quan điểm của ông là thiết lập các vùng có các ngành vớicác doanh nghiệp lớn có sức hút mạnh, tức là tập trung các hoạt động kinh tế ởnhững khu vực năng động nhất tạo nên “cực tăng trưởng”-Là nơi thu hút cácnguồn lực cho phát triển: vốn, công nghệ, nguồn nhân lực… Qua đó ta thấy rằng, lýthuyết liên kết phát triển theo quan điểm của ông là hình thành các không giankinh tế trong phát triển vùng với lựa chọn là các cực tăng trưởng Nó sẽ xóa bỏranh giới đia lý hành chính khi thực hiện các liên kết phát triển kinh tế trong điềukiện hội nhập quốc tế như hiện nay Quan điểm của ông về liên kết phát triểnvùng là hợp lý và đang được nhiều quốc gia ứng dụng có hiệu quả trong tổ chứcmạng lưới vùng

Jacques Raoul Boudeville (1966), trong tác phẩm “Problem of Regional Economic planning” đã phân tích các vấn đề quy hoạch phát triển vùng dựa trên

nguyên lý phân tích các lợi thế phát triển và cực tăng trưởng trong các vùng Ông chorằng, những phân tích về các nguồn lực phát triển, năng lực thương mại và chỉ rađược những lợi thế so sánh trong việc định hình phát triển vùng rất cần thiết trongviệc hoạch định kế hoạch phát triển vùng Các liên kết sẽ được hình thành trong từngvùng dựa trên những lợi thế phát triển khác nhau của các địa phương

John Friedmann (1966) trong tác phẩm: “Regional development policy: A case study of Venezuela” (Chính sách phát triển vùng: Nghiên cứu trường hợp của

Venezuela); Cambridge, Mass: MIT Press, đã đưa ra một cách tiếp cận về liên kếtkhông gian trong phát triển vùng tương đối giống lý thuyết cực tăng trưởng củaPerroux, đó là mô hình trung tâm - ngoại vi Quan điểm của ông nhấn mạnh về tổchức không gian vùng với các liên kết sản xuất và thương mại trong một trung tâm

có sự dồi dào về các nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người có chất lượng taynghề cao Ở những trung tâm này, có sự phát triển và đổi mới liên tục dẫn đếnảnh hưởng lan tỏa, tạo lực hút và lực đẩy cho sự phát triển ở các vùng ngoại vi nơi

có nhiều nguồn lao động và phát triển nông nghiệp là chính Đồng quan điểm,Giáo sư Friedman (1980), đã phân tích quy mô kinh tế của các đô thị, ở các thứbậc, trong phát triển vùng sẽ quyết định khả năng hội nhập vùng Ông cho rằng,quy mô kinh tế của các đô thị trung tâm sẽ thu hút các dòng chảy hàng hóa và laođộng từ các đô thị nhỏ hơn Vùng trung tâm vì thế có điều kiện phát triển mạnh

mẽ hơn và đi trước Đối với các vùng ngoại vi, sau khi vùng trung tâm phát triển

Trang 14

mạnh, sẽ nhận được các luồng di chuyển nguồn lực: vốn, vật chất, lao động, trithức chảy về, và cuối cùng sự bất cân bằng về nhân tố sản xuất ban đầu sẽ đượcsan lấp Việc tổ chức các liên kết nội vùng thông qua tổ chức không gian vùngtốt sẽ là tiền đề quan trọng để thúc đẩy vùng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cóhiệu quả Tuy vậy, các ông đã chưa tập trung nghiên cứu sâu các phương thức liênkết như thế nào để nâng cao hiệu quả trong tăng trưởng vùng, trên cơ sở đó tạo sứccạnh tranh vùng trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Với cách tiếp cận nghiên cứu về đầu vào - đầu ra, trong tác phẩm: “The strategy of economic development” (Chiến lược phát triển kinh tế), GS Hirschman

(1958) khi đề cập đến liên kết kinh tế vùng ông đã sử dụng khái niệm liên kếtngược (backward linkages, upstream linkages) và liên kết xuôi (forward linkages,downstream linkages) để nghiên cứu các mối quan hệ ngành và liên ngành Ôngcho rằng các hiệu ứng liên kết ngược (backward linkage effects) nảy sinh từ nhucầu cung ứng đầu vào của một ngành nào đó mới được thiết lập; còn hiệu ứngliên kết xuôi phát sinh từ việc sử dụng đầu ra của ngành đó như là đầu vào của cácngành khác đi theo Nói cách khác bất kỳ một ngành nào mới được thiết lập cũngkéo theo các hoạt động sản xuất khác nhằm cung cấp đầu vào cho nó; và mọingành, trừ các ngành sản xuất hàng hóa cuối cùng, đều kéo theo các hoạtđộng khác sử dụng đầu ra của nó như đầu vào của mình Hiệu ứng liên kếtđược xem như các xung lực tạo ra các khoản đầu tư mới thông qua sự vận độngcủa các mối quan hệ đầu vào - đầu ra Đây chính là điểm mấu chốt trong lýthuyết phát triển kinh tế của Hirschman khi ông khuyến nghị cần tập trung đầu tưvào những ngành có các mối liên kết mạnh, để thông qua sức lan tỏa của chúngthúc đẩy tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng không cân đối)

Ngoài kiểu liên kết trong sản xuất nêu trên, Hirschman cũng đề cập đếnliên kết tiêu dùng, song không như liên kết trong sản xuất, liên kết tiêu dùng

có thể mang lại hiệu ứng tiêu cực ví dụ như sự suy tàn của các nghề thủ công khithu nhập tăng lên, do có sự chuyển hướng trong tiêu dùng Trong công trìnhnghiên cứu sau này, Hirschman cũng đề cập đến kiểu liên kết theo kiểu mạng lưới

xã hội khi cho rằng liên kết cũng là sự ràng buộc chặt chẽ thành mạng lưới dày đặccác thương gia và cư dân thành thị (Hirschman, 1977, 1980)

GS Stein Kristiansen (2003), giảng dạy tại khoa Kinh tế và các vấn đề

Khoa học xã hội của Đại học Agder (Đan Mạch), trong một nghiên cứu về “Các liên kết phát triển và tạo việc làm phi nông nghiệp trong nông thôn: Những thách thức mới và hàm ý chính sách tại Indonesia”, đã chỉ ra các hiệu ứng lan tỏa của

Trang 15

việc phát triển thương mại đa biên và phát triển công nghiệp theo các khu côngnghiệp Các hiệu ứng này có ý nghĩa trong việc tạo việc làm phi nông nghiệp.Trong khi phân tích các hiệu ứng này, ông đã phê phán những phân tích củaHirshmann sẽ làm cho người ta bỏ qua các hiệu ứng khác nhau trong liên kết nộivùng thúc đẩy các chủ thể kinh tế phát triển.

Qua phân tích trên ta thấy, các luận điểm của Hishmann là đúng khi ông đềcập đến liên kết ngược và liên kết xuôi đã có những hiệu ứng lan tỏa của nó trongliên kết đơn vùng Ông không phân tích các hiệu ứng khác của các nhân tố chínhsách, môi trường chính sách như GS Kristiansen Trong các tác phẩm sau củaHishmann, ông đã phân tích các liên kết đó trong các hiệu ứng chính sách và hộinhập kinh tế quốc tế Quan điểm nghiên cứu liên kết ngược và liên kết xuôi của ông

ít nhiều cũng đã dựa trên nguyên lý mô hình cân đối liên ngành mà Wassily Leontief

đã đưa ra trong khi nghiên cứu cấu trúc nền kinh tế Mỹ

Trong nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích đầu ra - đầu vào,GS.Ronal E Mille trong cuốn “Các phương pháp phân tích vùng và liên vùng” đãtrình bày phương pháp nghiên cứu định lượng về hạch toán vùng, kế toán vùng vàbảng vào - ra cho vùng đơn lẻ Qua đó ông nêu lên rằng, các quan hệ liên kết vùngtrong từng vùng đơn lẻ phải tối ưu hóa giá trị gia tăng cho vùng Chính vì thế phân

bố không gian vùng với các cluster phải dựa trên cơ sở chi phí giao thông và chiphí sản xuất hợp lý nhất

Michael Porter phát triển lý thuyết cạnh tranh vùng và xây dựng các ý tưởngliên kết chuỗi trong liên kết vùng Phân tích chuỗi giá trị trong các cụm ngành có mốiquan hệ với nhau tạo nên các liên kết trong nội vùng và liên vùng dần được bổ sungnhư là một phương pháp nghiên cứu liên kết vùng Sự tập trung các cụm ngành thànhcác “cluster” thúc đẩy sự lan tỏa công nghệ, tạo điều kiện cho các khoản đầu tư vào

kỹ năng và khuyến khích sự phát triển của các ngành phụ trợ (Grant, 1991)

(2) Các nghiên cứu về phương thức liên kết vùng

(a) Liên kết nông nghiệp và công nghiệp chế biến

Liên kết nông nghiệp và công nghiệp chế biến trong nghiên cứu liên kết vùngđược đề cập đầu tiên trong các nghiên cứu khoa học vùng Trong những năm 60 củaThế kỷ 20, khi mà các ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh, gắn với các vùngnông nghiệp tập trung ở nước Mỹ, ở các nước Châu Âu, các nghiên cứu liên kết vùngnông nghiệp và công nghiệp chế biến, bao gồm các liên kết ngược và liên kết xuôigiữa các chủ thể kinh tế được tập trung nghiên cứu kỹ cả về định tính và định lượng.Việc phân tích các không gian kinh tế dựa trên các phân tích về ngành cho thấy

Trang 16

những mối liên hệ ngược và liên kết xuôi giữa các ngành, giữa các doanh nghiệpthuộc ngành được bố trí trên một không gian địa lý nhất định.

Hazell & Roell (1983) trong tác phẩm: “Rural Growth Linkages: Household Expenditure Patterns in Malaysia and Nigeria” dựa trên khảo sát kinh tế hộ và bằng

các mô hình định lượng nghiên cứu về liên kết nông nghiệp và phi nông nghiệp theo

2 cách tiếp cận: tiếp cận sản xuất và tiếp cận trong tiêu dùng Kết quả nghiên cứucủa nhóm nghiên cứu là làm rõ tầm quan trọng của mối liên kết giữa nông nghiệp

và ngành công nghiệp chế biến Thực hiện liên kết này sẽ tạo thêm việc làm cảtrong nông nghiệp và phi nông nghiệp một cách bền vững Trong liên kết nôngnghiệp và công nghiệp chế biến có nhiều mô hình liên kết khác nhau như: liên kêtgiữa các hộ sản xuất, liên kết doanh nghiệp chế biến với nông dân, người hoạtđộng thương mại với nông dân Mỗi kiểu liên kết đều có tác động tích cực và tiêucực đến sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến Các ông cũng nhấn mạnhrằng để tăng trưởng nông nghiệp tốt, thúc đẩy liên kết nông nghiệp và công nghiệp

có hiệu quả, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, thì sự phát triển hạ tầngnông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa quan trọng

Còn GS.TS Douglass (1998) chỉ ra 5 liên kết cần lưu ý trong liên kếtnông nghiệp và công nghiệp là: i) hệ thống thương mại, vận tải đô thị và sản xuấtnông nghiệp; ii) các dịch vụ vật tư nông nghiệp và cường độ sản xuất nôngnghiệp; iii) các thị trường hàng hóa phi nông nghiệp và thu nhập, sức cầu ở nôngthôn; iv) công nghiệp chế biến và đa dạng hóa nông nghiệp; v) việc làm phi nôngnghiệp và lao động nông thôn

Cappelo (1988) Isard Walter (1989) đã có cùng quan điểm về xác định cácyếu tố quyết định đến phân bố lãnh thổ công nghiệp và nông nghiệp hay phân bốcụm ngành hàng Các yếu tố tác động khác nhau là: chi phí các loại đầu vào nhưnguyên liệu thô, vùng nguyên liệu, những dịch vụ khác nhau và các loại vốn, nănglượng tiếp đến phải tính đến việc tiếp cận và chi phí phân phối đến thịtrường tiêu thụ sản phẩm Trên cơ sở những nguyên lý liên kết vùng và liênkết chuỗi giá trị, các ông đã nêu lên các nguyên tắc để phân bố lãnh thổ côngnghiệp gắn với vùng nguyên liệu trong liên kết vùng như sau:

Nguyên tắc 1: Dựa trên lợi thế so sánh để phân bố lãnh thổ công nghiệpgắn với vùng nguyên liệu nông nghiệp để có thể làm cho tổng chi phí sản xuất vàphân phối sản phẩm đến thị trường thấp nhất

Nguyên tắc 2: Là hạn chế việc song hành sử dụng nguyên liệu cho nhiều nơi

sẽ làm giảm hiệu suất sử dụng nguồn lợi và làm mất đi các lực liên kết vùng Do

Trang 17

vậy, nguyên tắc tối ưu hóa sử dụng nguồn lợi được nêu là chỉ tiêu quan trọngcần được lưu ý khi phân bố lãnh thổ phát triển.

Nguyên tắc 3: Là hiệu quả quy mô Các chi phí trên một đơn vị sản phẩm sẽgiảm khi sản lượng gia tăng, việc lựa chọn quy mô hợp lý phải dựa trên sự phân tíchchi tiết yêu cầu thị trường trong và ngoài nước và sự liên kết giữa các nhà máy cùngloại sản phẩm

Những nguyên tắc này cũng có thể được xem như là các nguyên tắc thiếtlập liên kết phát triển nội vùng và liên vùng Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập,việc phân bố các cụm ngành theo các nguyên tắc trên sẽ góp phần tăng năng lựccạnh tranh vùng và cạnh tranh doanh nghiệp chế biến

Cơ sở cho liên kết vùng (hay địa phương) là lợi thế so sánh Các nhà nghiên

cứu kinh tế vùng cho rằng, lợi thế so sánh không chỉ bao gồm các yếu tố: điều kiện

tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,…mà còn có các yếu tố công nghệ, phân công laođộng Và điều tạo nên sự khác biệt giữa các vùng là sự thực hiện phân công lao độnggiữa các vùng, tính chuyên môn hóa và cạnh tranh trên cơ sở lợi thế tuyệt đối (so vớivùng khác) và có cả các lợi thế tuyệt đối Trong điều kiện tự do di chuyển một cáchtương đối lao động và vốn trong vùng thì lợi thế tuyệt đối sẽ không nằm ở chi phínhân công và vốn rẻ mà ở các điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, tàinguyên, vị trí địa lý,…) và một vài yếu tố khác như sở hữu các tài sản công nghệ, xãhội, thể chế, hạ tầng ưu việt hơn các vùng khác Chính sự khác biệt trong lợi thế sosánh và phân công lao động tạo nên sự khác biệt sản phẩm về giá thành, chất lượng

và quy mô sản xuất mà thúc đẩy sự liên kết địa phương trong phát triển vùng(Martin, 2004)

(b) Liên kết giữa các chủ thể kinh doanh

Trong một số nghiên cứu về liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài vớicác đối tác trong nước Scott-Kennel & Enderwick, 2005; Glass et al., 2002; Saggi,2002), các tác giả đã phân biệt hai loại liên kết: liên kết dọc (vertical linkages) vàliên kết ngang (horizontal linkages) Trong đó liên kết dọc là mối quan hệ trực tiếpgiữa doanh nghiệp nước ngoài với các nhà cung cấp địa phương (liên kết ngược) vàvới người tiêu dùng đối với sản phẩm trung gian hoặc cuối cùng (liên kết xuôi) Liênkết dọc dựa chủ yếu trên các quan hệ giao dịch nhưng cũng bao gồm cả các trợ giúp

tự nguyện hay chuyển giao nguồn lực và công nghệ cho các đối tác địa phương(Saggi, 2002) Liên kết ngành có liên quan đến các hoạt động hợp tác giữa các doanh

Trang 18

nghiệp nước ngoài và trong nước dưới dạng liên doanh và quan hệ mạng lưới giữacác doanh nghiệp (Giroud & ScottKennel, 2006); hay liên kết ngang thể hiện sựtương tác giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp địa phương trong việc sảnxuất ra hàng hóa và dịch vụ cùng một khâu sản xuất (UNCTAD, 2001) Các tác giảnày cũng phân biệt giữa các mối liên kết và hiệu ứng của chúng Hiệu ứng quantrọng nhất được gọi là hiệu ứng lan tỏa (spillovers), nảy sinh như tác động phụ từhoạt động của các công ty nước ngoài trong nền kinh tế (thông qua quá trình bắtchước, học tập, mô phỏng của các doanh nghiệp trong nước đối với các kỹ năngquản lý, công nghệ, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài.

Ở khía cạnh khác, Fujita & Mori (2005) lại cho rằng có hai loại liên kết chủyếu, tạo ra xung lực trong tương tác giữa các ngành Loại thứ nhất gọi là liên kết

kinh tế (E-linkages), liên quan tới các hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa và dịch vụ; loại thứ hai là liên kết kiến thức (K-linkages), bao gồm các hoạt động của con người trong sáng tạo và chuyển giao kiến thức, từ đó tạo ra hiệu ứng lan tỏa kiến thức (knowledge spillover effects).

(c) Liên kết vùng đô thị và nông thôn

Các nghiên cứu liên kết theo hướng phát triển bền vững tập trung phân tích

sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa vùng đô thị và nông thôn trong giải quyếtcác bài toán kinh tế, xã hội và môi trường, UN (2000) Các nghiên cứu đưa ra 6 vấn

đề liên kết cần chú ý trong việc lập kế hoạch phát triển bền vững vùng: i) sự giatăng sử dụng tài nguyên thiên nhiên do nhu cầu của đô thị hoá dẫn tới sự cạn kiệtvốn tự nhiên ở nông thôn; ii) Vai trò của đô thị với tư cách là chất xúc tác thươngmại hóa nông sản; iii) Sự chuyển dịch cầu về hàng hóa ở đô thị dẫn tới sự táichuyên môn hóa ở nông thôn, và từ đó ảnh hưởng tới tính bền vững ở nông thôn;iv) Mối quan hệ giữa đô thị hóa và nguồn cung lao động nông thôn; v) Hệ thốngthu mua, vận tải, phân phối và chế biên nông sản kết nối cầu ở thành thị vàcung ở nông thôn; vi) Các luồng tài chính giữa đô thị và nông thôn

Trên quan điểm phát triển bền vững, nhóm tác giả trong cuốn sách:Handbook of Regional Growth and Development Theories do Cappelo (2007)chủ biên, đã phân tích mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởngkinh tế vùng Các ông đã cho rằng nếu không tạo ra được các liên kết giữa cácchủ thể kinh tế, và giữa các tổ chức trong việc bảo vệ môi trường, chú ý đếnbiến đổi khí hậu trong phát triển công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, thì rủi

ro trong phát triển vùng là khá lớn, tăng trưởng vùng sẽ khó lòng thực thi.Nhằm giảm nhẹ khí nhà kính, xây dựng nền kinh tế các-bon thấp, cần thiết phải

Trang 19

thực hiện các nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong các đô thị và cáckhu công nghiệp quy mô lớn.

Mushi (2003) tiếp cận khái niệm liên kết giữa đô thị và nông thôn trongvùng trên cơ sở phức hợp các mối quan hệ, có 7 liên kết chủ yếu được nêu lên là: i)Liên kết về xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm đường xá, cảng và hệ thống cơ sởgiáo dục và y tế; ii) Liên kết kinh tế bao gồm cấu trúc thị trường, các dòng vốn,lao động và nguyên vật liệu, hợp tác trong sản xuất và chuyển giao công nghệ; liênkết dịch chuyển dân số bao gồm các dòng di cư tạm thời và lâu dài; iii) Liên kết xãhội bao gồm tương tác giữa các nhóm xã hội, tôn giáo và văn hóa, và sức khỏe,

kỹ năng của dân cư; iv) Liên kết tổ chức bao gồm các chuẩn mực và quy tắc,các tổ chức chính thức và phi chính thức; v) Liên kết hành chính bao gồm cácmối quan hệ về cơ cấu hành chính, các quyết định chính trị phi chính thức; vi)Liên kết môi trường bao gồm các mối quan hệ về vốn tự nhiên và chất thải

(d) Liên kết vùng về mặt xã hội

Xem xét mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội và thể chế, Kristiansen (2003)chia liên kết thành 3 nhóm: i) Liên kết trong việc khai thác các vốn xã hội, văn hóacho sự phát triển, đặc biệt trong việc tạo ra văn hóa kinh doanh có tính phổ biến

và đặc thù của các địa phương và trên toàn vùng; ii) Liên kết như là mối liên hệliên tục giữa các tác nhân kinh tế, bị chi phối bởi các hợp đồng hoặc sự can thiệpcủa nhà nước vì các mục đích phát triển con người và duy trì sự phát triển xã hội;iii) Liên kết các quan hệ xã hội hay mạng lưới mà có thể được sử dụng để pháttriển vốn xã hội, văn hóa và con người hay thúc đẩy giá trị của các quyết định,giao dịch kinh doanh hoặc phát triển kinh tế

Các nhà nghiên cứu phát triển bền vững vùng như Muiller (Đức, 2001),Kenneth (1999 - Mỹ), Kiesten Jonhson (2006), đã phân tích những đặc trưng sinhthái của các vùng (địa phương) khác nhau và cho thấy rằng các lợi thế so sánh về

tự nhiên có ý nghĩa quan trọng trong sự giàu có của địa phương Song như vậychưa đủ, mà cần một hệ thống kiến thức ứng xử với tài nguyên, các tiến bộ kỹthuật, chất lượng nguồn nhân lực và những khung khổ chính sách phát triển mới

có thể đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững của những ngành sản xuất dựa trên

lợi thế so sánh mà tự nhiên đem lại.

Trong thế giới toàn cầu, thế giới phẳng, những lợi thế tự nhiên không còn

là sức cạnh tranh lớn giữa các vùng trong những thế kỷ 17 -18 nữa mà là kinh tế trithức Phát triển bền vững của địa phương này có liên quan mật thiết với các vùngkhác về lao động, nguồn nguyên liệu, hạ tầng, sinh thái và môi trường, vì vậy liên

Trang 20

kết nội vùng và liên vùng trong phát triển là một đòi hỏi khách quan Vì vậy,các tác giả cũng chỉ ra rằng để bảo vệ các lợi thế sinh thái, tài nguyên khó tái tạotrong bối cảnh hội nhập, cần cải cách tư duy liên kết phát triển và tăng cường nănglực quản trị vùng ở các vùng kém phát triển.

Như vậy, liên kết trong phát triển vùng dựa trên cơ sở lợi thế so sánh giữa các địa phương trong vùng và của từng vùng Trên cơ sở đó thực hiện phân công lao động giữa các địa phương với khung khổ thể chế, quy hoạch phát triển cấp vùng để tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện các liên kết chuỗi khác nhau để khai thác lợi thế có hiệu quả Tuy nhiên, để có thể thực hiện các liên kết kinh tế,

xã hội tốt cần có một hệ thống hạ tầng phát triển đi cùng

(3) Các nghiên cứu về cơ chế chính sách liên kết vùng

Trong báo cáo phát triển thế giới năm 2009: “Tái định dạng địa kinh tế”,

của Ngân hàng thế giới Báo cáo đã đưa ra cách tiếp cận mới về cơ chế, chínhsách phát triển vùng và liên kết vùng, Chính phủ các nước khi xây dựng chínhsách phát triển vùng và liên kết vùng cần lưu ý các vấn đề sau: (i) Mật độ cao- sựtăng trưởng gắn liền với sự tích tụ, tập trung của các thành phố; (ii) Khoảng cáchngắn hơn- tạo điều kiện để lao động và các doanh nghiệp di cư lại gần những nơi

có mật độ cao; (iii) Ít sự chia cắt Trong 3 khía cạnh địa kinh tế cần quan tâm là:

mật độ, khoảng cách và sự chia cắt Ba tuyến vấn đề cần đặc biệt lưu lý trongchính sách phát triển vùng và liên kết vùng cần quan tâm: đô thị hoá; phát triểnlãnh thổ; hội nhập vùng (Hợp tác về thể chế, liên kết về cở sở hạ tầng khu vực,các cơ chế khuyến khích điều phối tất cả các bên liên quan)

Ngoài ra, lý thuyết về Địa kinh tế mới của Paul Krugman (1991) đã chỉ rõtầm quan trọng của tính liên kết trong phát triển vùng- cơ sở quan trọng để tíchhợp và tranh thủ các nguồn lực đặc biệt là ngoại lực Vấn đề chính của thuyếtnày là cần xác định “cực tăng trưởng”- nơi có vai trò thu hút và tạo sức kéo, sứcđẩy cho các khu vực lân cận

Những tài liệu trên đã tập trung phân tích cơ sở khoa học về vùng và liên kếtvùng, cơ chế, chính sách, các hình thức, phương thức liên kết vùng (công nghiệp-nôngnghiệp; đô thị-nông thôn; liên kết doanh nghiệp; liên kết xã hội, liên kết bảo vệ môitrường sinh thái ) Tuy nhiên, vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậuchưa được các tác giả đề cập, quan tâm nghiên cứu

Trang 21

Nhóm 2: Nghiên cứu về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu

Ngay từ thập niên 1980, vấn đề biến đổi khí hậu, đã được các tổ chức khoa học

và các nhà khoa học nghiên cứu, theo dõi khá chặt chẽ và nghiêm túc với nhận thứcđây là một vấn đề lớn, hệ trọng đối với tương lai của nhân loại Năm 1979, hội thảo

đầu tiên về: “Khí hậu toàn cầu" do WMO tổ chức đã chỉ ra rằng, việc tiếp tục mở

rộng các hoạt động của con người trên hành tinh có thể gây ra những tác động lớn tớikhí hậu" Năm 1985, tại Villach (Áo), UNEP, WMO và ICSU đồng tổ chức hội thảo

về “Đánh giá vai trò của CO2 và các khí nhà kính khác trong BĐKH và các tác độngliên đới”

Tiếp sau đó, các quốc gia trên thế giới đã thực sự quan tâm đến vấn đề nóngbỏng này Năm 1988, UNEP và WMO thành lập Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổikhí hậu (IPCC) nhằm đưa ra các khuyến nghị khoa học độc lập về vấn đề BĐKH; Năm

1990, tại Sundvall (Thuỵ Điển), Báo cáo đầu tiên của IPCC đã được sử dụng làm cơ sở

dự thảo Hiệp định khung của Liên Hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC) Hiệp định này đãđược thông qua năm 1992; Năm 1997, việc thi hành UNFCCC theo Nghị định thưKyoto đã được thông qua và có hiệu lực vào năm 2005

Cuốn sách “The regional impacts of Climate Change: An assessment of

Vulnerability” (1998) viết bởi Robert T Watson, Marufu C.Zinyowera, Richard

H.Moss đã cung cấp cơ sở thông tin khoa học cho các nhà hoạch định chính sách vềnhững tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái, nguồn nước, sảnlượng lương thực, sức khỏe con người và những nguồn tài nguyên khác cho 10 vùngtoàn cầu Các tác giả cũng chỉ rõ vai trò quan trọng của quản lý làm cho nhiều lĩnh vựcnhanh đàn hồi hơn với những biến đổi hiện tại và vì vậy giúp một số ngành thích ứngvới sự biến đổi khí hậu trong tương lai Cuốn sách trở thành nguồn thông tin cơ bản vềnhững khía cạnh có tính chất khu vực của BĐKH đối với những nhà hoạch định chínhsách, những nhà nghiên cứu khoa học

Cuốn sách: “The Impact of Climate Change on the United States Economy” do

Mendelsohn Robert; Neumann, James E xuất bản năm 2004 Cuốn sách áp dụngphương pháp kinh tế mới để đánh giá những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên nhữngkhía cạnh tiềm tàng của nền kinh tế Mỹ như: nông nghiệp, gỗ, tài nguyên ven biển, tiêudùng năng lượng, nghề cá và giải trí ngoài trời Trong đó cũng đề cập đến một số lợiích mà BĐKH có thể mang lại trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp trong khi đónăng lượng, cấu trúc ven biển và nguồn nước có thể bị tổn hại Đây là một tham khảocho những nhà kinh tế môi trường Mỹ cũng như các nhà kinh tế môi trường trên toànthế giới;

Trang 22

Trong Báo cáo phát triển con người 2007/2008: “Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách” của Chương trình Phát

triển Liên Hợp Quốc (2008), đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhấtcủa nhân loại trong thế kỷ XXI và những chấn động của biến đổi khí hậu đang gâytổn thương trong một thế giới bất bình đẳng, như các tổn thương về sản xuất nôngnghiệp và an ninh lương thực, tổn thương và nguồn nước, tổn thương hệ sinh thái,gia tăng nghèo đói và di cư, gây tổn thương sức khoẻ; Đồng thời trên cơ sở đó, báocáo đưa ra những biện pháp về thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậunhư: Xác định các tiêu chí giảm nhẹ, đánh giá các bon, vai trò quản trị của Chínhphủ và tầm quan trọng của hợp tác quốc tế

Tiếp đó Báo cáo phát triển con người Châu Á-Thái Bình Dương năm 2011

của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc: “Một hành tinh để chia sẻ: Duy trì vững chắc tiến bộ về con người trong khí hậu đang biến đổi” đã khẳng định Châu

Á-Thái Bình Dương không chỉ là khu vực có nhiều vùng lãnh thổ nhất trên thế giới

dễ bị tổn thương trước khí hậu, mà còn là nơi sống của hàng triệu người dễ bị tổnthương nhất Các hoạt động của con người với nhịp độ và quy mô chưa từng thấy, đã

và đang biến đổi môi trường tự nhiên và góp phần làm BĐKH Báo cáo đã chỉ ra cácnhóm đối tượng dễ bị tổn thương dưới tác động của BĐKH như: cư dân miền núi, cộngđồng ở châu thổ, người dân đảo, các dân tộc bản địa, người nghèo thành thị BĐKH sẽảnh hưởng đến nhóm đối tượng này: tổn thương kinh tế, sức khoẻ, sinh kế bị đe doạ vàđặc biệt là tạo nên luồng di cư Trên cơ sở đó báo cáo đã xây dựng một lộ trình thíchứng với BĐKH như: Hướng tới tiến trình các-bon thấp hơn trong sản xuất công nghiệp;các cơ hội xanh hơn trong nông nghiệp, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, nângcao sức dẻo dai của nông thôn…

Báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2009 của UNFPA: “Đối phó với một thế giới đang biến đổi: Phụ nữ, dân số và khí hậu” Báo cáo cho thấy BĐKH không

chỉ là vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả hay khí thải các-bon công nghiệp nữa, mà

nó còn là vấn đề biến động dân số, nghèo và bình đẳng giới Báo cáo đã phân tíchmối quan hệ giữa BĐKH và sinh kế, sức khoẻ, và những triển vọng về bình đẳnggiới BĐKH toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng dễ bị tổn thương: phụ

nữ, trẻ em, người nghèo, người già, người khuyết tật, dân tộc thiểu số

Báo cáo của OECD (2008): “Năng lực cạnh tranh của các thành phố và biến đổi khí hậu” Trong bối cảnh BĐKH, tính cạnh tranh của các thành phố trong một

vùng, một quốc gia và trên phạm vi quốc tế có thể thay đổi vì những thông số môitrường đều ảnh hưởng đến hoạt động của thành phố và những tác động lớn hơnmang tính toàn cầu và như quá trình sản xuất, tiêu thụ, năng lượng…Báo cáo đã

Trang 23

phác hoạ những vấn đề của các đô thị trong BĐKH: (i) Mối quan hệ giữa các thànhphố và BĐKH; (ii) Tác động của BĐKH tới phát triển đô thị; (iii) Gợi ý nhữngchính sách đô thị nhằm ứng phó với BĐKH, trong đó nhấn mạnh vấn đề liên kết đôthị, chia sẽ thông tin, nguồn lực…để thích ứng với BĐKH.

Ngân hàng thế giới (2010): “Cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu”, nghiên cứu đã phân tích (i) Tác động của BĐKH

đối với các hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học, tác động lên cộng đồng dân cư,sinh kế; (ii) Vai trò của các hệ sinh thái tự nhiên và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; (iii)Cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái, giảm tính dễ bị tổn thương; (iv) Thực thi cáchtiếp cận dựa vào hệ sinh thái để giải quyết các vấn đề BĐKH

Nhìn chung, những nghiên cứu trên đây đã cho thấy tác động của BĐKH đến

các khu vực, các quốc gia trên thế giới và nhiều lĩnh vực khác nhau Đồng thời đềxuất các giải pháp ứng phó ở các cấp độ khác nhau Tuy nhiên vấn đề liên kết toàncầu, khu vực và các vùng trong quốc gia để ứng phó với BĐKH chưa được nghiêncứu nhiều

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

(1) Các nghiên cứu về phát triển vùng và chính sách phát triển vùng trong phát triển kinh tế-xã hội

Có thể nói rằng nghiên cứu khoa học vùng ở Việt Nam đã được quan tâm từrất sớm Tuy nhiên, những nghiên cứu mang tính lý luận cao về liên kết vùng trongphát triển chưa được quan tâm nhiều, đặc biệt là những nghiên cứu bài bản mangtính học thuật về thực tiễn liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu Mặc

dù đã có những bài viết đăng tải trên các tạp chí khoa học, hội thảo khoa học, phântích thực tiễn liên kết vùng ở Việt Nam dưới các góc nhìn khác nhau

Dương Bá Phượng (2011): “Phát triển bền vững vùng Trung Bộ: Thực trạng, vấn đề và giải pháp”, cuốn sách đã đề cập đến bốn vấn đề: Cơ sở lý luận về phát

triển bền vững vùng lãnh thổ; Thực trạng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nguồnlực con người và môi trường theo hướng bền vững vùng Trung Bộ giai đoạn 2001 –2010; Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế trong nước và trên cơ sở đó xây dựngquan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển bền vững; đưa ra các giải pháp pháttriển mạnh, bền vững vùng Trung Bộ giai đoạn 2011 – 2020

Nguyễn Văn Nam(2011): “Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam”, cuốn sách đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc

tế, thực trạng tác động cũng như định hướng hoàn thiện hệ thống chính sách nhằmphát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam

Lê Thanh Tùng (2010): “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách

Trang 24

phát triển vùng ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” Đề tài cấp bộ, Viện Nghiên

cứu quản lý kinh tế trung ương Nghiên cứu trên đã tập trung phân tích: Cơ sở lýluận về chính sách phát triển vùng; Một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách pháttriển vùng; Thực trạng quá trình xây dựng và thực hiện chính sách vùng ở ViệtNam trong 20 năm qua; Định hướng một số chính sách phát triển vùng ở Việt Namtrong giai đoạn 2011 – 2020

Trong nghiên cứu về mối quan hệ phân công, hợp tác địa phương và liên kếtngành công nghiệp chế biến với vùng nông nghiệp ở Tây Nguyên, nhómnghiên cứu Viện Kinh tế Việt Nam trong khuôn khổ dự án nghiên cứu do UNDP

hỗ trợ với chủ đề “Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh TâyNguyên, góp phần xây dựng chiến lược phát triển vùng giai đoạn 2011 - 2020” đãchỉ rõ, chế biến nông sản là một khâu quan trọng trong việc thúc đẩy các liênkết thị trường, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, phùhợp với yêu cầu thị trường trong và ngoài nước Tuy nhiên trên thực tế, liên kếtnông nghiệp chưa tạo thành liên kết chuỗi ngành hàng Nhiều khi giá thế giới vềhàng nông sản xuất khẩu như cao su, cà phê giảm thì doanh nghiệp chế biến đang

bỏ rơi nông dân Doanh nghiệp chế biến chưa đảm nhận nhiều chức năng như trựctiếp xuất khẩu nông sản, duy trì thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường vớinhững sản phẩm chế biến mới, vừa phối hợp với các Viện khoa học, các trườngđại học, và các công ty cung ứng và các tổ chức sản xuất (hộ nông dân, hợp tácxã…) hình thành vùng nguyên liệu tập trung và liên kết 4 nhà một cách chặt chẽnhằm hỗ trợ nông dân phát triển Nguyên nhân của thực tiễn được phân tích, lýgiải trên hai khía cạnh: i) trình độ tập trung công nghiệp của vùng khá hạn chế dokhi quy hoạch phát triển không chú ý đến quy mô kinh tế và quy hoạch khônggắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến; ii) các địa phương không cùngnhau thảo luận các giải pháp phối hợp, liên kết xây dựng và nâng cấp chuỗi giá trịhàng nông sản của vùng Hiện nay địa phương nào mạnh, địa phương ấy làm.Trong điều kiện phân cấp khá triệt để cho địa phương đã tạo cho địa phươngquyền tự chủ lớn trong quyết định đầu tư ở địa phương mình và ít chú ý đến địaphương khác

Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (2011): “Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam”, NXB Thế giới.

Cuốn sách được xuất bản trên cơ sở 39 bài viết của hội thảo, các bài viết tập trungphân tích cở sở lý luận về phân vùng và phát triển vùng; thực tiễn phát triển vùng ởViệt Nam

(2) Các nghiên cứu về liên kết phát triển vùng

Trang 25

Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2011): “Báo cáo khảo sát liên kết giữa các địa phương trong phát triển vùng ở Cộng hoà Liên bang Đức”, báo cáo

đã tập trung phân tích cơ sở khoa học cho phát triển vùng ở Đức; Thực tiễn phối hợpgiữa các địa phương trong phát triển vùng ở Đức (mục tiêu, phương thức, hình thức,vai trò của liên kết) Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra một số bài học kinh nghiệm trongquá trình xây dựng chính sách phát triển vùng ở Việt Nam

Bên cạnh đó, vấn đề liên kết vùng cũng đã được đề cập trên các tạp chí khoahọc, các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế, diễn đàn xúc tiến đầu tư: Hội thảo

về “Hợp tác kinh tế khu vực miền Trung-Tây Nguyên” (2001); Cổng Thông tin điện

tử Chính phủ phối hợp với Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng tổ chứctọa đàm trực tuyến “Các tỉnh duyên hải miền Trung liên kết cùng phát triển” (2012)

Viện Nghiên cứu phát triển (2011): “Nghiên cứu cơ chế liên kết kinh tế giữa Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh”, báo cáo đã tập trung phân

tích: khái niệm liên kết kinh tế, đặc điểm, vai trò; Đánh giá thực trạng liên kết kinh

tế giữa bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2010; Trên

cơ sở đó xây dựng đề xuất tổng thể các chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giaiđoạn 2011-2020, với các chiều cạnh khác nhau

Trương Bá Thanh (2009), đã tập trung luận giải mối liên kết kinh tế “Liênkết kinh tế là một trong những hình thức liên kết ở trình độ cao của con người, trongquá trình sản xuất, kinh doanh Liên kết kinh tế đã xuất hiện từ lâu, xã hội càng pháttriển thì trình độ hợp tác của con người ngày càng được nâng cao và chuyển hoáthành các hình thức liên kết và đa dạng” Liên kết kinh tế thể hiện ở nhiều cấp độ:liên kết trên bình diện quốc tế, quốc gia (vĩ mô); Liên kết ở cấp độ ngành và doanhnghiệp (vi mô) Liên kết ở nhiều chiều cạnh khác nhau: liên kết ngang, liên kết dọc,liên kết hình sao Và liên kết sẽ mang lại những lợi ích cơ bản sau: (1) Tiết kiệmnguồn lực, giảm chi phí; (2) Tăng sức cạnh tranh nhờ sử dụng ưu thế riêng biệt; (3)

Trang 26

Tăng quy mô hoạt động; (4) Giảm thiểu rủi ro thông qua chia sẻ trách nhiệm và lợiích giữa các bên

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng (2011), đưa ra quan điểm liên kết vùng hoặc

hội nhập vùng không thể chỉ là kết quả của một quyết định pháp lý, cho dù điều đó

là hết sức quan trọng Tính quyết định của sự liên kết này nằm ở sự liên kết thực tế

dựa trên 3 sự kết nối chủ yếu: a) kết nối về hạ tầng (cả hạ tầng cứng và hạ tầngmềm); b) kết nối doanh nghiệp dựa trên mạng sản xuất và chuỗi giá trị; c) kết nối vềthể chế và chính sách mà quan trọng nhất chính là cơ chế phối hợp chính sách Nóicách khác, liên kết vùng chỉ có thể có hiệu quả, nếu bản thân quá trình này đạt được

sự tương tác hài hoà giữa liên kết danh nghĩa, pháp lý với liên kết thực tế Thực tiễn

phát triển ở EU và Đông Á đã chỉ rõ điều này, nhất là khi chu chuyển thương mại

và đầu tư nội vùng, nội khu vực chiếm tới 50 - 60% tổng khối lượng thương mại vàđầu tư của các khu vực này Ở Việt Nam chúng ta đã có quyết định về thành lập 4vùng kinh tế trọng điểm (Bắc bộ, miền Trung, phía Nam, Đồng bằng sông CửuLong), những tiền đề về 3 kết nối nói trên đã bước đầu được thiết lập nhưng vẫn làchưa đủ, chưa đồng bộ; doanh nghiệp còn nhỏ yếu và rời rạc; hệ thống quản trị vàphối hợp chính sách vùng chưa xuất phát hoàn toàn từ thực tế phát triển Do vậy,cần xác định đúng nhiệm vụ đẩy mạnh liên kết vùng theo chuẩn mực quốc tế vàluôn cập nhật với các thay đổi nhanh, mạnh của bối cảnh quốc tế và khu vực Cần

có sự tham vấn nhiều hơn kinh nghiệm phát triển vùng, nhất là ở những vùng đã vàđang trở thành vùng động lực, mang lại hiệu ứng lan tỏa rộng trong các nền kinh tếcủa Đông Á, ASEAN và Trung Quốc

Mặt khác, trong những năm gần đây, vấn đề liên kết vùng trong phát triểnđang là mối quan tâm của nhiều Bộ, ngành, địa phương Đặc biệt là, liên kết vùngtrong phát triển kinh tế đang ngày càng được quan tâm Để tạo bước đột phá trongphát triển vùng ĐBSCL theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứbảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về Nông nghiệp - nông dân - nông thôn(gọi tắt là Nghị quyết 26-NQ/TW), Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với lãnhđạo 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ, Viện Lúa ĐBSCL, ViệnCây ăn quả Miền Nam xây dựng chương trình liên kết vùng và liên kết “4 nhà” với

5 dự án: Dự án phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo vùng ĐBSCL; Dự án pháttriển sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả vùng ĐBSCL; Dự án phát triển sản xuất và tiêuthụ thủy sản (cá da trơn và tôm) vùng ĐBSCL; Dự án đào tạo nghề nông dân đểtham gia thực hiện các dự án trên, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trongvùng từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; Dự án về cơ chế, tổ chức và chính

Trang 27

sách liên kết vùng và liên kết “4 nhà” để thực hiện 4 dự án trên Một số nghiên cứucũng đã chỉ ra sự cần thiết và ý nghĩa của liên kết vùng trong phát triển kinh tế- xãhội đặc biệt là phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long1.

Ban Chỉ đạo vùng Tây Bắc cho rằng cần có sự liên kết vùng trong phát triểnkinh tế- xã hội2 Đó cũng là kinh nghiệm của các tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọtrong việc thực hiện chương trình “Du lịch về cội nguồn” Trong 4 năm cùng phốihợp chương trình này, ngành Du lịch 3 tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ đã đón vàphục vụ trên 10 triệu lượt khách, doanh thu đạt trên 1.000 tỷ đồng, thu hút trên2.000 tỷ đồng đầu tư vào du lịch3

Nhóm 2: Các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu, và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Trước những biểu hiện về biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, các nghiên cứu

về thiên tai và biến đổi khí hậu đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của cácnhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước

Trong báo cáo: “Biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia”, Nguyễn Đình Hoè và

Nguyễn Ngọc Sinh cho rằng có 4 đe dọa của BĐKH đối với an ninh quốc gia, đó là:(1) Thiếu nước và tranh chấp nguồn nước tại các dòng sông xuyên biên giới; (2) Giảmnăng suất nông nghiệp, biến động dịch bệnh, nghèo đói và mất ổn định xã hội; (3) Tịnạn môi trường trong nước và quốc tế; (4) Sự xâm nhập của các sinh vật lạ

Võ Quý (2008) trong “Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học”, đã chỉ rõ

BĐKH có thể gây hại trầm trọng cho đa dạng sinh học của Việt Nam Ông cho rằngtại 2 vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các hệ sinh thái rừng

và đất ven biển sẽ chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất Khi nước biển dâng cao, khoảng50% các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng.Nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa, tiêu diệt nhiều loài sinh vật nước ngọt; 36 khubảo tồn trong đó có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong diệntích bị ngập Hệ sinh thái rạn san hô bị suy thoái nghiêm trọng Những tác động này trênthực tế sẽ nhanh hơn vì hiện nay các hệ sinh thái của chúng ta đang bị suy thoái

Trong báo cáo: “Biến đổi khí hậu và nông nghiệp bền vững, an toàn lương

thực”, Lê Văn Khoa (2008) cho rằng các vùng đất dốc trên cả nước sẽ có nguy cơ

bị xói mòn nặng nề, độ phì nhiêu suy giảm thậm chí mất khả năng sản xuất BĐKH

1 Liên kết phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long- Nhân tố quan trọng nhất để bứt phá về thu hút đầu tư (2011), Nguyễn Xuân Thắng, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

2 http://ipcn.mpi.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/50152/seo/TONG-QUAN-VUNG-TAY-BAC/language/vi-VN/

Default.aspx

3 http://tintuc.xalo.vn/001119700345/Du_lich_vung_Tay_Bac_Lien_ket_de_phat_trien_ben_vung.html?id=1ae4b29&o=2100

Trang 28

làm tăng nguy cơ sâu bệnh và do đó tăng lượng hoá chất bảo vệ thực vật được dùngtrong nông nghiệp, từ đó gây ra hệ luỵ ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng nôngsản và an toàn thực phẩm.

Nguyễn Đức Ngữ (2008) trong nghiên cứu: “Biến đổi khí hậu và khô hạn, hoang mạc hoá” cho rằng BĐKH kéo theo hiện tượng El-Nino làm giảm đến 20-

25% lượng mưa ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổbiến và kéo dài mà thậm chí còn gây khô hạn ngay trong thời gian El-Nino Tácđộng này ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn hơn NamTây Nguyên

Nguyễn Văn Thắng-Trần Thục-Nguyễn Trọng Hiệu (2010) trong nghiên cứu

“Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” đã tập trung phân tích: (i) Biến đổi khí

hậu và các biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu; (ii) Tác động của biến đổi khíhậu trên toàn cầu; (iii) Hiệp định quốc tế về biến đổi khí hậu; (iv) Các biểu hiện vàkịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam; (v) Tác động của biến đổi khí hậu ở ViệtNam (tác động đến tài nguyên, môi trường; tính dễ bị tổn thương của các lĩnh vựckinh tế-xã hội và các vùng khí hậu do tác động của BĐKH; (vi) Tác động củaBĐKH đến kinh tế-xã hội; (vii) Tác động của biến đổi khí hậu đến các vùng ở ViệtNam; (viii) Trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số nhóm chiến lượcthích ứng và giảm nhẹ ảnh hưởng của BĐKH ở Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), “Các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam” Báo cáo đã đề cập đến (i) Vốn sinh kế và sự thay đổi vốn sinh kế, vốn xã hội ở

khu vực nông thôn miền Trung ; (ii) Vai trò của thể chế, quản trị trong việc nâng caovốn sinh kế của cộng đồng ; (iii) Nhận thức của người dân về tác động của biến đổi khíhậu, rủi ro sinh kế và thích ứng hiện tại của người dân địa phương (iv) Trên cơ sở đó

đề xuất một số khuyến nghị cho địa phương

Viện Khoa học Lao động và xã hội (2011), đã thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá và dự báo những tác động của BĐKH đến vấn đề lao động, việc làm và các vấn

đề xã hội”, nghiên cứu đã làm rõ những tác động của BĐKH đến lao động, việc

làm, nghèo đói Phát triển lý luận và phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đếnlao động, việc làm, nghèo đói cũng như xu hướng ảnh hưởng của BĐKH đến laođộng và việc làm ở Việt Nam Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp chính sách nhằmgiảm thiểu và ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực này

Trần Thanh Xuân - Trần Thục - Hoàng Minh Tuyển (2011), trong nghiên

cứu: “Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước Việt Nam” Nhóm tác giả đã phân

Trang 29

tích các tác động của BĐKH đến dòng chảy năm, dòng chảy mùa lũ, lưu lượng đỉnh

lũ, dòng chảy mùa cạn, xâm nhập mặn, tác động đến lũ lụt, ngập lụt và tác động đếnsản lượng thủy điện; đồng thời đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH tronglĩnh vực tài nguyên nước ở Việt Nam và cơ sở khoa học xây dựng chiến lược ứngphó với khí hậu trong lĩnh vực tài nguyên nước

Trần Thục - Huỳnh Thị Lan Hương - Đào Mai Trang (2012): “Tích hợp vấn

đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội” Cuốn sách đã đề cập

đến các nội dung sau: (i) Khái quát về BĐKH ở Việt Nam; (ii) Khái niệm về tíchhợp biến đổi khí hậu (định nghĩa tích hợp, sự cần thiết phải tích hợp BĐKH, thựctrạng tích hợp BĐKH ở Việt Nam, những lợi ích và rào cản trong tích hợp vấn đềBĐKH trong lập quy hoạch kế hoạch phát triển); (iii) Một số vấn đề tích hợpBĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội: các nguyêntắc khi tiến hành tích hợp; các hoạt động hỗ trợ tích hợp (tăng cường năng lực thểchế và nguồn lực, tăng cường sự hợp tác giữa các bộ/ngành, xác định cơ quan tíchhợp, chia sẻ thông tin, mối quan hệ cam kết); các bước tích hợp vấn đề BĐKH; (iv)Quy trình tích hợp vấn đề BĐKH trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh tế-xã hội

Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã thực hiện nghiên cứu “Phòng ngừa thảm hoạliên quan đến biến đổi khí hậu”, với nội dung: (i) Chuẩn bị năng lực cho người dân dễ

bị tổn thương nhất trong khu vực thiên tai do BĐKH; (ii) Ứng phó và thích ứng vớithiên tai

Trong báo cáo “Việt Nam: Biến đổi khí hậu và sự thích ứng của người nghèo” (2008) của tổ chức Oxfam nghiên cứu một sự thích nghi với biến đổi khí

hậu tòan cầu của người nghèo Việt Nam, nghiên cứu trường hợp điển hình ở BếnTre và Quảng Trị cũng đã đưa ra được kết quả khảo sát về nhận thức của ngườinghèo đối với biến đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu

Tổ chức Action Aid quốc tế tại Việt Nam (AAV) phối hợp với Trung tâmNghiên cứu tài nguyên và môi trường (CRES) giới thiệu báo cáo mới nhất về biến

đổi khí hậu có tên gọi là “Những tổn thất và thiệt hại - Tác động của biến đổi khí hậu đến người nghèo tại Việt Nam và ứng phó của họ” Nghiên cứu được thực hiện

tại huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) và huyện Năm Căn (Cà Mau) từ tháng 7 đến 10-2010.Nghiên cứu cho thấy, những hiện tượng bất thường do biến đổi khí hậu (BĐKH)gây ra đã làm tăng thêm chi phí sản xuất, giảm sút năng suất, giảm thu nhập củangười dân và làm suy giảm nghề sản xuất muối ở Lộc Hà Những tác động bất lợitương tự cũng được ghi nhận đối với nông dân làm nghề nuôi tôm ở Năm Căn Tổchức ActionAid quốc tế tại Việt Nam cho biết, báo cáo được coi là tài liệu tham

Trang 30

khảo và sử dụng trong các diễn đàn quốc tế nhằm kêu gọi đóng góp tài chính từ cácnước phát triển để giúp các quốc gia nghèo khắc phục thiệt hại và tăng cường khảnăng ứng phó với BĐKH

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Dự án Đói nghèo và Môitrường (PEP) do UNDP/DFID (2008): “Người nghèo và sự thích ứng với biến đổikhí hậu- Nghiên cứu tại 4 xã ở Hà Tĩnh và Ninh Thuận” Báo cáo đã đưa ra mộtđánh giá của sự thích ứng sinh kế và các phương án ứng phó tại hai huyện nghèoven biển chịu tổn thương rất mạnh với các thiên tai có nguồn gốc từ khí hậu Thôngqua các nghiên cứu thí điểm, một loạt các phương án được dựa trên sự phát triểnsinh kế bền vững sẽ được xác định và đề xuất cho 4 xã trong khu vực nghiên cứu đểứng phó hoặc giảm nhẹ tác động của BĐKH qua các thiên tai có liên quan

Nguyễn Song Tùng - Phạm Thị Trầm: “Nghiên cứu dự báo tác động biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2020 và đề ra giải pháp ứng phó nhằm phát triển bền vững

ở Việt Nam” (Đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững,

2009-2010) Nghiên cứu trên đã đánh giá một cách khái quát tác động của biến đổikhí hậu tới các lĩnh vực kinh tế-xã hội và môi trường ở Việt Nam, trong đó đi sâuphân tích tác động của thiên tai và thời tiết cực đoan tới các vấn đề xã hội (nghèođói, thu nhập, việc làm, y tế, giáo dục ) và các đối tượng dễ bị tổn thương (cộngđồng nghèo, dân tộc thiểu số, phụ nữ, người già, trẻ em)

Báo cáo thường niên năm 2010: “Tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai đến nông nghiệp nông thôn và giải pháp thích ứng”, Viện Nghiên cứu Môi trường

và Phát triển bền vững Báo cáo đã tập trung phân tích tác động của biến đổi khí hậu

và thiên tai tới nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam, trong đó có đề cậpđến ảnh hưởng của của thiên tai tới nhóm người nghèo và cộng đồng dân tộc thiểu

số ở khu vực miền núi

Phạm Thị Trầm - Nguyễn Thị Bích Hà: “Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực thích ứng và chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai và biến đổi khí hậu trên các vùng ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020” (Đề tài cấp bộ, Viện

Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững, năm 2011-2012) đã nhận diện cáctác động của thiên tai trên các vùng lãnh thổ ở Việt Nam, trên cơ sở đó rà soát các

cơ chế chính sách hỗ trợ cho các cộng đồng bị ảnh hưởng và đề xuất các chính sách

cơ bản nhằm nâng cao năng lực thích ứng và chủ động ứng phó với thiên tai và biếnđổi khí hậu cho các vùng, lãnh thổ ở Việt Nam

Mai Thanh Sơn - Phùng Đình Tùng (2011): “Biến đổi khí hậu-Tác động và khả năng ứng phó và một số vấn đề về chính sách: Nghiên cứu trường hợp đồng

Trang 31

bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc” Nghiên cứu đã tập trung đánh giá một

số biểu hiện của biến đổi thời tiết và thiên tai ở khu vực miền núi phía Bắc vànhững ảnh hưởng của thiên tai đến các hoạt động sản xuất, đến đồng bào dân tộcthiểu số, đến các nhóm xã hội dễ bị tổn thương Mặt khác, nghiên cứu cũng phântích các sáng kiến của cộng đồng, các tri thức bản địa để ứng phó với thiên tai Bêncạnh đó cũng đi sâu vào đánh giá các chính sách hỗ trợ cho dân tộc thiểu số và pháthiện những “lỗ hổng” của các chính sách Từ đó đưa ra một số khuyến nghị choviệc sửa đổi các chính sách phù hợp hơn cho các nhóm đối tượng

Trong thời gian vừa qua, các địa phương trên toàn quốc cũng đã tổ chức cáccuộc hội thảo và xây dựng chương trình ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước

biển dâng Hội thảo “Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đà Nẵng” (2010) đã chia sẻ

thông tin, kinh nghiệm, giải pháp nhằm tăng cường khả năng thích ứng biến đổi khíhậu của thành phố Đà Nẵng, đây là cơ sở để Đà Nẵng bổ sung hoàn thiện chiếnlược, triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới Hội

thảo “Chia sẻ các mô hình giảm nhẹ BĐKH dựa vào cộng đồng” (2011) đã trình

bày những chia sẻ các mô hình theo các chủ đề như: Các giải pháp trong lĩnh vựcnăng lượng (Biogas, Bếp đun cải tiến, CDM/Dự án bơm nước không cần nhiênliệu), Các giải pháp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (biện phápcanh tác lúa cải tiến, phân viên dúi, phân vi sinh); Các giải pháp trong lĩnh vựctruyền thông, giáo dục thay đổi hành vi nhằm giảm nhẹ BĐKH trong trường học,cộng đồng đô thị, thanh niên,… Một số cuộc hội thảo về “Biến đổi khí hậu và vấn

đề ngập lụt đô thị”, “Biến đổi khí hậu với đa dạng sinh học”, “Hội thảo chia sẻ kinhnghiệm thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng”,… cũng đã đề cập đếntác động của biến đổi khí hậu và gợi ý một số giải pháp thích ứng và giảm thiểu tácđộng của biến đổi khí hậu tới các vấn đề liên quan

Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên

hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo quốc tế “Biến đổi khí hậu và cực trị khí hậu ở Việt Nam’’ với mục tiêu công bố các kết quả Báo cáo đặc biệt về quản trị rủi ro của

các sự kiện cực đoan và thảm họa để tăng cường thích ứng với biến đổi khíhậu (SREX) của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), thảo luận về tácđộng của các cực đoan khí hậu gây ra đối với Việt Nam Hội thảo đã tập trung thảoluận các vấn đề sau: (i) Tóm lược Báo cáo SREX và ý nghĩa của Báo cáo đối vớikhu vực Đông Nam Á và đặc biệt là đối với Việt Nam (ii) Chiến lược của ViệtNam về BĐKH trong bối cảnh thay đổi của các cực trị khí hậu ở Việt Nam; (iii)Giảm thiểu rủi ro thiên tai và phát triển nông thôn trong bối cảnh thay đổi các cực

Trang 32

trị khí hậu ở Việt; (iv) Nhu cầu thích ứng với BĐKH của các ngành và phát triển đôthị trong bối cảnh thay đổi của các cực trị khí hậu ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu triển khai về BĐKH ở Việt Nam đã đượctiến hành như:

- Dự án “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương vàchính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” Dự án do Viện Khítượng, thuỷ văn và môi trường thực hiện với sự tài trợ của Chương trình hỗ trợnghiên cứu khí hậu Hà Lan (NCAP) Đây là một nghiên cứu thí điểm áp dụng, lồngghép các thông tin về BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH cho một vùng cụ thể

để có các giải pháp thích nghi với BĐKH Dự án giúp những người làm chính sách

và người dân địa phương đề xuất, lồng ghép các biện pháp thích nghi với biến đổikhí hậu vào các kế hoạch phát triển, làm giảm nhẹ tác động của thiên tai, duy trì và

sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, giảm khả năng bị tổn thương, cải thiện sinh

kế cho nhân dân và chất lượng môi trường thiên nhiên

- Dự án “Lợi ích của thích nghi với BĐKH từ các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, đồng bộ với phát triển nông thôn” do Viện Khí tượng, thuỷ văn và môi trường

thực hiện từ 2006- 2008 với sự tài trợ của DANIDA Đan Mạch Dự án được thựchiện với mục tiêu là điều tra và nghiên cứu các dự án thủy điện vừa và nhỏ để tậndụng được những lợi ích nhiều mặt của chúng đối với thích ứng và giảm nhẹ biếnđổi khí hậu cùng với phát triển nông thôn

- Dự án “Tác động của nước biển dâng và các biện pháp thích ứng ở Việt

Nam” do Viện Khí tượng, thuỷ văn và môi trường thực hiện với sự tài trợ của

DANIDA Đan Mạch Mục tiêu tổng quát của dự án tập trung chủ yếu vào việc giảmthiểu các tác động do nước biển dâng gây nên bởi BĐKH ở Việt Nam thông qua việc

đề xuất các biện pháp thích ứng Nâng cao hiểu biết về các phương pháp đối phó vớithiên tai do BĐKH và nước biển dâng ở Việt Nam

- Dự án “Đánh giá sơ bộ tác động của nước biển dâng tại khu vực Đồng bằng

sông Hồng, khu vực Duyên hải miền trung, đồng bằng sông Cửu Long” do Viện Quy

hoạch Thuỷ lợi, Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam và Viện Quy hoạch Thuỷ lợi ViệtNam thực hiện năm 2008 theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.Kết quả tính toán được dựa trên 2 kịch bản: nước biển dâng 0,69 cm và 1m Kết quảcho thấy với cả 2 kịch bản, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và khuvực duyên hải miền trung sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ ngập lụt và xâm nhập mặn.Giải pháp thích ứng được đề xuất bao gồm xây dựng, kiên cố hoá các công trình đêsông, đê biển, các công trình ngăn mặn, trồng và phát triển rừng ngập mặn, chuyển

Trang 33

đổi cơ cấu cây trồng, vv Tuy nhiên đây mới chỉ là các nghiên cứu bước đầu và chủyếu mới tập trung vào tác động của nước biển dâng

- Dự án “Tác động của BĐKH đối với Bà Rịa - Vũng Tàu và biện pháp thích ứng” do các cán bộ thuộc Trung tâm Phát triển xã hội và Môi trường vùng

CERSED thực hiện đã tìm ra rằng, phần lớn các địa phương ở nước ta, nhất là cáctỉnh ven biển trong đó có Bà Rịa-Vũng Tàu chưa nhận diện đầy đủ mối đe doạ củaBĐKH BĐKH chưa thực sự được tính toán và lồng ghép vào các quy hoạch pháttriển của tỉnh cũng như của các ngành, các địa phương có khả năng chịu ảnh hưởngnặng nề Các quy hoạch ngành và địa phương vẫn tiếp tục đổ tiền của ra vùng đấtthấp ven bờ, các khu đô thị mới, khu công nghiệp vẫn tiếp tục được đổ đất lấn biển

mà không có quy hoạch thích hợp Những ngành nhạy cảm và có nguy cơ chịu thiệthại nặng nề do BĐKH như nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản mặn - lợ, du lịch biển,công nghiệp, đô thị vùng bờ chưa tính kỹ tác động tiêu cực của BĐKH Những tácđộng tiêu cực, dẫn đến nghèo đói gia tăng, tị nạn môi trường trên diện rộng, xungđột tranh chấp tài nguyên và đất sống, xung đột sinh thái cũng chưa được nghiêncứu dự báo

Nhóm 3: Nghiên cứu vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu

Vấn đề liên kết vùng đã được đề cập đến trong Quyết định số 2139/QĐ-TTg,Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, ngày 5 tháng 12 năm 2011.Quyết định đã đề cập đến vấn đề liên kết ngành, liên vùng, kết hợp chặt chẽ giữaTrung ương và địa phương như sau: (i) Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậuphải có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành, liên vùng, trọng tâm, trọng điểm, phùhợp với từng giai đoạn và các quy định quốc tế; dựa trên cơ sở khoa học kết hợp vớikinh nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa; tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội vàcác yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu; (ii) Tăng cường sự tham gia củatoàn hệ thống chính trị trong tổ chức chỉ đạo, phối hợp liên ngành về ứng phó vớibiến đổi khí hậu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý các vấn đề biến đổikhí hậu từ trung ương đến địa phương Tuy nhiên, Chiến lược cũng mới chỉ dừng lạivấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH ở hệ quan điểm, chứ chưa có mộtchương trình cụ thể

Cuốn sách “Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh

tế-xã hội” của Trần Thục - Huỳnh Thị Lan Hương - Đào Mai Trang (2012) đã bước đầu

quan tâm đến vấn đề đẩy mạnh mối quan hệ giữa các cam kết đa phương/khu vực vềứng phó với BĐKH Ứng phó với BĐKH được thực hiện trong bối cảnh của các thoả

Trang 34

thuận đa phương và khu vực Tháng 12/1992 Việt Nam đã ký Công ước Khung củaLiên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC) và phê chuẩn ngày 19/11/1994 Tháng 11/1998,Chính phủ Việt Nam cũng đã ký Nghị định thư Kyoto và phê chuẩn vào tháng2/2002 Tuy nhiên, các hoạt động ứng phó không chỉ giới hạn trong các thoả thuận đã

ký về BĐKH và Nghị định thư Kyoto mà còn trong các thoả thuận môi trường khác.Như vậy, các hoạt động ứng phó tại cấp quốc gia và khu vực, quốc tế phải liên hệchặt chẽ với nhau

Lê Khắc Côi trong nghiên cứu “Rà soát các khung khổ chính sách nhằm thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu ở cấp Trung ương và 5 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng” (nghiên cứu trong khuôn khổ dự án

“Biến đổi khí hậu và hệ sinh thái ven biển (CCCEP)” giữa Bộ NN &PTNT-GIZ).Tác giả đã rà soát các hệ thống chính sách ứng phó với BĐKH ở cấp Trung ương và

5 tỉnh: Hệ thống tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh; Hệ thống kế hoạch hànhđộng ứng phó với BĐKH từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh; Lập kế hoạch ngân sách choứng phó với BĐKH; Cơ chế điều phối và phối hợp giữa quốc gia và tỉnh, giữa 5tỉnh Trên cơ sở phân tích tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau: (1) Kế hoạchhành động ứng phó với BĐKH nên được tích hợp vào kế hoạch phát triển kinh tế-xãhội; (ii) Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh thông qua việc cùng nhau xây dựng vàthực hiện các chương trình liên tỉnh ứng phó với BĐKH Sự hình thành và pháttriển ở đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với sông Mê Kông- nguồn nước vànguồn sống chung cho tất cả các tỉnh trong vùng Những tác động đến sông, nguồnnước, đất đai, hệ sinh thái… ở mỗi tỉnh đều tác động đến tỉnh khác Mặt khác tácđộng của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ đến một tỉnh mà

là tác động liên tỉnh Do vậy, có thể nói, trên khía cạnh nào đó, BĐKH tạo ra cơ hộicho việc tăng cường hợp tác giữa các tỉnh thông qua việc cùng nhau xây dựng vàthực hiện các chương trình liên tỉnh Phát triển bền vững và ứng phó với BĐKH, đó

là con đường tốt nhất, hiệu quả nhất để ứng phó với BĐKH Quá trình này có thểbắt đầu bằng xây dựng diễn đàn để (i) trao đổi thông tin, kinh nghiệm, các mối quantâm, nhu cầu khả năng; (ii) chia sẻ những mối quan tâm chung; (iii) thảo luận nhữngchương trình hợp tác tiềm năng; (iv) cơ chế hợp tác (v) cùng xây dựng và thực hiệncác chương trình hợp tác liên tỉnh

Hà Huy Ngọc - Ngô Vĩnh Bạch Dương, “Rà soát các hệ thống chia sẻ lợi ích nhằm thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu ở 5 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng” (Nghiên cứu trong khuôn khổ dự án “Biến đổi khí hậu

Trang 35

và hệ sinh thái ven biển (CCCEP)” giữa Bộ NN &PTNT-GIZ) Sau khi phân tích tìnhhình kinh tế-xã hội 5 tỉnh và rà soát hệ thống chia sẻ lợi ích nhằm thích ứng với thiêntai và BĐKH ở 5 tỉnh, nhóm tác giả đã rút ra một số kết luận như sau: (i) UBND và

sở, ban, ngành của 5 tỉnh chưa có sáng kiến trong liên kết vùng trong phát triển kinh

tế và xúc tiến đầu tư; (ii) Trong khoảng 5 năm gần đây ảnh hưởng của thiên tai vàBĐKH đến đời sống, kinh tế-xã hội của người dân 5 tỉnh là rất lớn; (ii) Các giải phápứng phó với thiên tai, BĐKH chỉ được tiến hành đơn lẻ, trong nội bộ của từng tỉnh;(iv) Trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu đưa ra kiến nghị UBND và sở ban ngành của 5tỉnh cần đưa ra những sáng kiến về liên kết vùng, hợp tác trong chia sẻ rủi ro và phân

bổ lợi tích để ứng phó với thiên tai, BĐKH

Bên cạnh đó vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH cũng

đã được đề cập đến trong các Hội thảo, diễn đàn khoa học, như: Hội thảo “Khí hậu

và môi trường sông Mekong” tại TPHCM tháng 4/2011, Hội thảo đã đề cập đến một

số vấn đề như: Một trong những giải pháp trước mắt mà Việt Nam cần triển khainhanh để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu chính là nâng cao khả năng liênkết giữa các vùng thuộc khu vực ĐBSCL Sự liên kết vùng sẽ làm cho kế hoạch ứngphó biến đổi khí hậu giữa các vùng như tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng ThápMười, bán đảo Cà Mau hay vựa lúa sông Tiền – sông Hậu… trở nên khả thi hơn.Trên nền tảng liên kết đó, từng vùng sẽ xây dựng phương thức sản xuất, nuôi trồngđặc thù phù hợp với đặc tính khí hậu, nguồn nước theo điều kiện sinh thái riêng

Những công trình nghiên cứu, những hội thảo và dự án kể trên đã góp phầnnhận diện các biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam, chỉ ra những tác động về nhiều mặt(kinh tế-xã hội-môi trường), tác động vùng miền của BĐKH dưới các góc nhìn khácnhau Và các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ ảnh hưởng của BĐKH Tuy nhiên,mới chỉ có một số nghiên cứu bước đầu đề cập vấn đề liên kết vùng (nội vùng vàliên vùng) trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:

Qua tổng hợp khái quát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cóliên quan đến liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH, cho thấy:

1 Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập đến một số nội dung cơ sở

lý luận về vùng, chính sách phát triển vùng, liên kết vùng; Phân tích đánh giá biểuhiện của BĐKH và thiên tai, tác động của BĐKH đến kinh tế-xã hội và môi trường;Các giải pháp ứng phó với BĐKH và thiên tai được đề xuất, như: thể chế, nguồnlực, tài chính, giải pháp ứng phó của ngành, lĩnh vực

Trang 36

2 Chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính lý luận cơ bản về cơ chếchính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

3 Đối với Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về BĐKH, cácnghiên cứu đã tập trung làm rõ: các hiện tượng thiên tai, biểu hiện, nguyên nhân vàtác động của nó tới cộng đồng, từ đó đề xuất giải pháp tổng thể Tuy nhiên, chưa cómột nghiên cứu tổng kết các biểu hiện và tác động của BĐKH đến 6 vùng KTXH ởViệt Nam; Chưa có nghiên cứu sâu về liên kết vùng trong phát triển kinh tế xã hộinói chung và liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH nói riêng; Chưa có nghiên cứunào về cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này mang nhiều ý nghĩa quan trọng về

lý luận và thực tiễn

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các vùng ở Việt Nam; Và thực trạng

cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam; Đềxuất những giải pháp cơ chế, chính sách và chiến lược nhằm tăng cường liên kết vùngtrong ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong giai đoạn tới

3) Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và cácgiải pháp ứng phó với BĐKH mang tính chất vùng ở Việt Nam trong thời gian qua;

4) Đánh giá thực trạng, khả năng, thách thức và triển vọng liên kết vùng;chính sách, chiến lược thúc đẩy liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai, biến đổikhí hậu ở nước ta;

5) Đề xuất được các quan điểm, định hướng, giải pháp về cơ chế, chính sách vàchiến lược liên kết vùng trong việc ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu ở Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết vùngtrong ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó tập trung nghiên cứu cơ sở khoa họccủa các mối liên kết vùng, thực trạng liên kết và đề xuất các luận cứ nhằm xây dựng

cơ chế, chính sách phù hợp và hiệu quả

Trang 37

Với cách tiếp cận này, đề tài xem xét tổng thể vấn đề nghiên cứu như một hệthống, vừa đánh giá phân tích các yếu tố riêng lẻ vừa đặt chúng trong một tổng thểlớn hơn Điều này, hàm ý nhấn mạnh rằng lợi ích của vùng và cả nước là quan trọnghơn lợi ích của một địa phương và lĩnh vực riêng lẻ Do vậy, cơ chế, chính sách liênkết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu cần được cân nhắc và quyết định trongbối cảnh chung và tránh gây tổn hại đến lợi ích tổng thể.

(2) Tiếp cận tổng hợp liên ngành

Tiếp cận tổng hợp nhấn mạnh đến mối quan hệ thống nhất giữa các yếu tốtrong một tổng thể hoàn chỉnh, mà mỗi yếu tố là một mắt xích trong một mạng lướiliên hệ với các yếu tố khác trong hệ thống Với cách tiếp cận này, đề tài xem xét tất

cả các yếu tố về cơ chế, chính sách liên kết vùng có liên quan và đặt trong cách nhìntổng thể ở cấp vùng, cấp quốc gia thay vì ở cấp tỉnh như hiện nay

Thực tế, liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu liên quan đếnnhiều chủ thể và đối tượng khác nhau, tạo nên tính tổng thể liên ngành, liên vùng,nhưng ở đấy cũng thường xuất hiện những xung đột lợi ích của các lĩnh vực khácnhau, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, điều đó dẫn đến những bất cập trong ứng phó vớibiến đổi khí hậu hiện nay Để đánh giá tổng hợp các mối liên kết vùng và đề xuất cơchế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả và phùhợp, đề tài được tổ chức theo hướng liên ngành với sự tham gia của các nhà hoạchđịnh chính sách, cơ quan thực thi chính sách và chính quyền địa phương

(3) Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái

Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái là cách thức đưa ra quyết định để quản lýcác hoạt động của con người một cách bền vững Nó thừa nhận con người là một

Trang 38

phần không thể tách rời của hệ sinh thái và các hoạt động của con người đều ảnhhưởng đến hệ sinh thái và phụ thuộc vào hệ sinh thái Tiếp cận hệ sinh thái thích ứngvới BĐKH (EBA) là một chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước và các tàinguyên sinh vật khác nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững trên nguyêntắc bình đẳng giúp người dân và đa dạng sinh học thích ứng với những tác động xấucủa thay đổi môi trường, bao gồm cả BĐKH Theo cách tiếp cận này quá trình raquyết định sẽ là cách tiếp cận mang tính hợp tác trong quy hoạch và ra quyết định,với sự tham gia của các bên có liên quan, các cơ quan của chính phủ, đại diện cácngành, nhóm môi trường và cộng đồng Cách tiếp cận này khuyến khích việc trao đổithông tin, phát triển các chiến lược giải quyết các thách thức và cải thiện bảo tồn môitrường thiên nhiên vùng.

Cách tiếp cận sinh thái hệ thống là công cụ để phát triển bền vững, quản lý dựatrên hệ thống sinh thái là một cách tiếp cận chủ đạo trong các chiến lược phát triểnngành tài nguyên và môi trường Tuy nhiên , cách tiếp cận này phải kết hợp hài hòavới chính sách ở tầm vĩ mô (chương trình phát triển quốc gia, chương trình hànhđộng môi trường quốc gia) và vùng để đảm bảo tính thống nhất trong một quốc gia.Hơn nữa, cách quản lý sinh thái hệ thống cũng phải đảm bảo hài hòa giữa hai xuhướng: quản lý từ trên xuống và từ dưới lên Nói cách khác, trong tiếp cận hệ thống,điều quan trọng hàng đầu là phải chú ý tiếp cận theo hướng những ảnh hưởng của các

cơ chế chính sách vĩ mô cho phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường

Trong nội dung nghiên cứu, đề tài kết hợp tiếp cận vùng theo cách phân vùng kinh tế-xã hội của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 4 với phương pháp tiếp cận hệ sinh thái xã hội, trong đó con người trở thành trung tâm của hệ sinh thái (xem Hình 1.2) Như vậy việc phân vùng sẽ dựa trên phân vùng kinh tế- xã hội có bổ sung yếu

tố sinh thái từ vùng địa lí tự nhiên.

4 Vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long

Trang 39

Hệ sinh thái xã hội

Các hoạt động can thiệp Các hoạt động

của con người

Cá thể Theo nhóm Thể chế

Các hệ sinh thái

Cấu trúc Các chức năng

đề môi trường được thể hiện trong tiếp cận hệ sinh thái, còn các quy định về mặt cơchế chính sách được thể hiện và có hiệu lực thực hiện, tổ chức trong các vùng kinh

tế - xã hội

(4) Cách tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia

Trong bối cảnh BĐKH và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cùngvới quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, rủi ro do thiên tai có xu hướng gia tăngđòi hỏi chính phủ, chính quyền địa phương, cộng đồng phải nỗ lực hơn trong sảnxuất và ứng phó để tránh, giảm thiểu tổn thất Đồng thời việc ứng phó rủi ro đòi hỏi

có sự trợ giúp của nhiều bên liên quan (nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng và các

tổ chức xã hội khác) Vì vậy, việc thu hút các bên có liên quan vào quá trình nghiêncứu, đề xuất cơ chế và giải pháp ứng phó liên kết các bên là cách tiếp cận được lựachọn nhằm đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi cao cho các kết quảnghiên cứu đề xuất

Các bên có liên quan được chú trọng tham vấn trong quá trình nghiên cứu đềtài gồm:

Trang 40

Cán bộ lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn các cấp từ trung ương đến địa

phương có vai trò trong việc ban hành cơ chế chính sách và giám sát thựchiện cơ chế chính sách liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH;

Các tổ chức doanh nghiệp có vai trò cung ứng dịch vụ hỗ trợ giảm thiểu rủi

ro được chú trọng sẽ tham vấn thông qua các hội thảo, hội nghị chuyên đề đểthu thập căn cứ cho việc đề xuất cơ chế và giải pháp liên kết doanh nghiệptrong vùng;

Các nhà khoa học có hiểu biết và kinh nghiệm trong nghiên cứu, xây dựng

cơ chế chính sách liên kết vùng ứng phó với biến đổi khí hậu

Quá trình tham vấn các bên có liên quan sẽ được thực hiện qua sử dụng cácphương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng một cách gắn kết và linh hoạttrong tất cả các giai đoạn của quá trình nghiên cứu

5.2 Phương pháp nghiên cứu

(1) Phương pháp phân tích, tổng hợp tư liệu

Đề tài tiến hành thu thập, phân tích các thông tin thứ cấp từ các tư liệu, tàiliệu, số liệu thống kê đã có từ các công trình nghiên cứu đã công bố, sách, tài liệu,

số liệu thống kê của các cơ quan trung ương và địa phương có liên quan đến nộidung nghiên cứu của đề tài nhằm đảm bảo kế thừa tối đa và tổng hợp tốt nhất nhữngkết quả đã có về lĩnh vực nghiên cứu trên thế giới và trong nước Các tài liệu thứcấp gồm các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các địa phương; cácvăn bản chính sách; những biểu hiện, diễn biến và tác động của BĐKH lên khu vựcnghiên cứu; các báo cáo của các Bộ ngành, địa phương về các nội dung liên quan

(2) Phương pháp điều tra và xử lý phiếu

Đề tài đã tiến hành điều tra cán bộ của Bộ ngành Trung ương và cán bộ sởban ngành cấp tỉnh, cán bộ huyện, doanh nghiệp theo phiếu soạn sẵn, nội dung điềutra tập trung vào việc xác định tác động của biến đổi khí hậu, các giải pháp thíchứng, thực trạng liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH

CẤP TRUNG ƯƠNG

Ở cấp Trung ương đề tài sẽ lựa chọn một số cơ quan trung ương có nhiệm vụtham mưu xây dựng chính sách cho Chính phủ và trực tiếp hoạch định chính sách,liên kết vùng như sau: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Côngthương; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Văn phòngUBQG về BĐKH…

Ngày đăng: 14/02/2019, 13:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. ADB (2012), “Greater Mekong Sub-Region ATLAS of Environment” (2nd Editor), Manila, Philippines, 300 page Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Greater Mekong Sub-Region ATLAS of Environment”
Tác giả: ADB
Năm: 2012
2. Ananda, C.F. (1998), Linkages of agriculture to small-scale up and downstream enterprises in South Kalimantan, Indonesia: an explorative study; Goettingen: Cuvillier Verlag Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Linkages of agriculture to small-scale up anddownstream enterprises in South Kalimantan, Indonesia
Tác giả: Ananda, C.F
Năm: 1998
3. An My (2008), “Increasing the Linkage in the Mekong Delta,” Vietnam Economics News, no. 21, p. 28-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Increasing the Linkage in the Mekong Delta,” "VietnamEconomics Ne
Tác giả: An My
Năm: 2008
4. Apichai Sunchindah (2013), “ASEAN Environmental Cooperation Framework” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ASEAN Environmental CooperationFramework
Tác giả: Apichai Sunchindah
Năm: 2013
5. Araya Nuntapotidech, “Thailand Strategic Plan on Climate Change” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thailand Strategic Plan on Climate Change
7. Boudeville, J. (1966), Problems of regional economic planning; Edinburgh:Edinburgh University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Problems of regional economic planning; Edinburgh
Tác giả: Boudeville, J
Năm: 1966
8. Bộ Giáo dục và Nghiên cứu (2014), Climate change in regions- Adaptation strategies for seven regions ( BĐKH ở các vùng- Các chiến lược ứng phó cho 7 vùng), Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Climate change in regions- Adaptationstrategies for seven regions
Tác giả: Bộ Giáo dục và Nghiên cứu
Năm: 2014
9. Brand & Karvonen (2007), The Ecosystem of Expertise: Complementary Knowledges for Sustainable Development Sustainability: Science, Pactice,& Policy Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Ecosystem of Expertise: ComplementaryKnowledges for Sustainable Development Sustainability: Science, Pactice
Tác giả: Brand & Karvonen
Năm: 2007
11. Carel D.(2011), “International water negotiations under asymmetry, Lessons from the Rhine chlorides dispute settlement (1931–2004)”, Int Environ Agreements Sách, tạp chí
Tiêu đề: International water negotiations under asymmetry, Lessonsfrom the Rhine chlorides dispute settlement (1931–2004)
Tác giả: Carel D
Năm: 2011
12. Carmelita A.L., “The Philippine Disaster Management System” Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Philippine Disaster Management System
13. Climate Action Partnership, “Climate change Law and policy from a South Africa: Conservation perspective” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Climate change Law and policy from a SouthAfrica: Conservation perspective
17. Dai Mingzhong, Tang Zhigang, Wang Bo, Wang Lachun (2001), “Discussion on Inter-regional Environmental Relationship and Its Regulation”, Department of Urban and Resources Science, Nanjing University, Nanjing 210093, ISSN:1001-2141.0.2001-03-003, Nanjing Sách, tạp chí
Tiêu đề: Discussionon Inter-regional Environmental Relationship and Its Regulation”",Department of Urban and Resources Science
Tác giả: Dai Mingzhong, Tang Zhigang, Wang Bo, Wang Lachun
Năm: 2001
18. Dai Mingzhong, Wang Lachun, Dou Yijian (2010), “Regional environmental issues and inter-regional environmental collaboration”, Departmentof Urban and Resources Science, Nanjing University, Nanjing Sách, tạp chí
Tiêu đề: Regional environmentalissues and inter-regional environmental collaboration”," Departmentof Urbanand Resources Science
Tác giả: Dai Mingzhong, Wang Lachun, Dou Yijian
Năm: 2010
19. Danis Institute for international studies (2012), “Addressing climate change and conflict in development cooperation: experiences from natural resurource management” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Addressing climate changeand conflict in development cooperation: experiences from naturalresurource management
Tác giả: Danis Institute for international studies
Năm: 2012
20. Danny Marks (2011), “Climate change and Thailand: impact and response”, Contemporary Southeast Asia Vol. 33, No 2 (2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Climate change and Thailand: impact and response”,"Contemporary Southeast Asia
Tác giả: Danny Marks
Năm: 2011
21. European Environment Agency (2014), National Adaptation policy process in European countries, Luxembourg, Publication Office for European Union Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), National Adaptation policy processin European countries
Tác giả: European Environment Agency
Năm: 2014
22. Globe International, The GLOBE Climate Legislation Study, 4 th edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: The GLOBE Climate Legislation Study
23. Giroud, A. & Scott-Kennel, J. (2006); Foreign-local linkages in international business: A review and extension of the literature, WP No.06 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ); Foreign-local linkages ininternational business: A review and extension of the literature
24. Hare. M, C. van Bers, J. Mysiak (2013), A best practices notebook for disaster risk reduction and climate change adaptation: guidance and insights for policy and practice from the CATALYS project Sách, tạp chí
Tiêu đề: A best practices notebook fordisaster risk reduction and climate change adaptation
Tác giả: Hare. M, C. van Bers, J. Mysiak
Năm: 2013
25. Hass and Richard Capella (2006), Intergration and Regional Linkage – Papers of Harvard University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Intergration and Regional Linkage – Papers of Harvard
Tác giả: Hass and Richard Capella
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w