1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỊA LÍ VIỆT NAM: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM pot

11 2,1K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 241,49 KB

Nội dung

ĐỊA LÍ VIỆT NAM: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1. Nền nông nghiệp nhiệt đới: a. Điều kiện tự nhiên và TNTN cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Thuận lơi: - Điều kiện TN và TNTN + Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiêp + Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ. + Tùy thuộc vào địa hình, đất để có các hình thức canh tác khác nhau. Khó khăn: Thường xuyên phải chịu những thiên tai( bão, lũ lụt, hạn hán )sâu bệnh, dịch bệnh. -Với việc đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp nông nghiệp chúng ta có thể chưng minh rất dễ ràng đó là nước ta có rất nhiều sản phẩm từ cây lương thực như lúa gạo, ngô cho đến các cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, đỗ tương rồi các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều, cà phê, các cây ăn quả như bưởi, cam… -Tuy nhiên với đặc điểm tự nhiên như vậy cũng đã ảnh hưởng lớn đến cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta. -Theo chiều Bắc – Nam ta thấy: + Miền Bắc : Mùa đông lạnh ngoài 2 vụ lúa còn kết hợp trồng vụ màu vào tháng giáp Tết ( cây ôn đới ) : bắp cải, cà chua ,su hào,… + Miền Nam : Cơ cấu mùa vụ phát triển một vụ hoặc 2 vụ lúa. -Thời gian mùa vụ cũng khác nhau ở cả 2 miền. - Ngoài ra thì điều kiện địa hình, đất còn ảnh hưởng rất lớn các hệ thống canh tác, làm thay đổi tính chất sản xuất của nền nông nghiệp phần này chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn ở những phần tiếp theo. - Bên cạnh những thuận lợi thì nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta cũng gặp không ít những khó khăn luôn phải đối mặt với những thiên tai. Mỗi năm nước ta phải gánh chịu từ 7-10 cơn bão tạo sự khắt khe trong mùa vụ hay những đợt sâu bệnh hại lúa như dịch rãy nâu, đạo ôn, vàng lá… làm giảm năng suất cây trồng hoặc mất mùa hoàn toàn Đứng trước những thuận lợi và khó khăn như vậy nếu em là Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì em sẽ có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn trên ? Trả lời : -Cơ cấu mùa vụ chặt chẽ thu hoạch trước mùa bão -Tạo ra các giống lúa mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta kháng chịu sâu bệnh tốt Nhờ vào những giải pháp đó mà nước ta ngày càng khai thác tốt hơn nền nônng nghiệp nhiệt đới. Những biểu hiện đó như thế nào chúng ta cùng chuyển sang một phần tiếp theo b. Nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới Quan tâm chủ yếu tới 2 nhân tố là đất, khí hậu. Trong nông nghiệp người ta vẫn có câu: Đất nào cây ấy hay khoai ruộng lạ mạ ruộng quen.Khi nào cho tới tháng ba hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng. Ngay xưa ông cha ta đã đút rút những kinh nghiệm như vậy và ngày nay việc phân bố cây trồng vật nuôi thì càng được chú ý bởi hiệu quả kinh tế Việc khắc phục những hạn chế của nền nông nghiệp nước ta nhằm thu hoạch trước mùa bão, lũ, hạn hán. Vd: Trước đây từ lúc gieo lúa cho tới khi thu hoạch thì mất tới 5-6 tháng nhưng ngày nay với nhiều giống mới được đưa vào sản xuất thì khoảng thời gian nay chỉ còn 3tháng Biểu hiện này đề cập tới thời gian thu hoạch và việc chế biến sản phẩm được chú ý hơn nhằm bảo quản nông phẩm và tạo sự trao đổi nông phẩm giữa các miền Vd: chôm chôm, sầu riêng là các đặc sản của miền Nam nhưng vẫn luôn xuất hiện ở miền bắc. Các nông sản xuất khẩu của VN tương đối đa dạng như: lúa gạo, cà phê, cao su, hoa quả… VN là một trong 3 nước xuất khẩu gạolớn trên thế giới( sau Ấn Độ, Thái Lan ). Hiện nay một trong số mặt hàng được đẩy mạnh xuất khẩu ở nước ta là hàn thủy sản( tôm, cá…) Và cùng với xu thế chung của nền kinh tế thì tính chất sản xuất cua nền nông nghiệp cũng có sự thay đổi. Cụ thể đó là việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa tuy vậy vẫn tồn tại cùng với đó là một nền nông nghiệp cỏ truyền giữa hai hình thức 2. Phát triển một nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. Nền nông nghiệp nước ta hiện nay tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa Có rất nhiều nguyên nhân chi phối tới hình thức tổ chức sản xuất nông nnghiệp nhưng cơ bản vẫn là do: - Nông nghiệp nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu với tính chất tự cấp, tự túc và phụ thuộc nhiều vào tự nhiên - Do đường lối đổi mới của nước ta là chuyển sang nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa có sự điều tiết của nhà nước. - Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại như: ĐKTN, tài nguyên thiên nhiên phong phú, trình độ chuyên môn kinh tế ngày càng tăng. - Nền nông nghiệp cổ truyền thường tồn tại ở khu vực Trung du miền núi phía bắc hạn chế trong việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. - Nền nông nghiệp hiện đại thể hiện ở việc hình thành các vùng chuyên canh hiệu quả kinh tế tương đối cao tạo nông sản cho xuất khẩu Từ việc thay đổi trong hình thức sản xuất đã tạo ra sự chuyển dịch trong nền kinh tế nông thôn và đây cũng là một đặc điêm của nền nông nghiệp nước ta 3. Kinh tế nông thôn nuớc ta đang chuyển dịch rõ nét a. Hoạt động nông nghịêp là bộ phận chủ yếu của nông thôn. - Hoạt động nông nghịêp là bộ phận chủ yếu của nông thôn. -Trong cơ cấu hoạt động kinh tế nông thôn của nước ta chủ yếu hoạt động trong ngành nông-lâm- thủy sản ( chiếm 71% ) -Công nghiệp- xây dựng và dịch vụ nông nghiệp còn thấp - Trong cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch mạnh theo hướng là: +Giảm dần số hộ sản xuất trong lĩnh vực nông- lâm- thủy sản + Tăng dần số hộ trong ngành sản xuất công nghiệp- xây dựng và dịch vụ nông nghiệp Hoạt động nông nghiệp vẫn là chủ yếu trong phát triển kinh tế nông thôn. Với xu hướng chuyển dịch như vậy nền nông nghiệp VN vẫn chưa phát triển đáp ứng tiềm năng nền nông nghiệp nước ta Sự chuyển dịch trong nền kinh tế nông thôn còn chậm( trong cả nước nhìn chung trong nông nghiệp nông thôn vẫn chủ yếu hoạt động trong ngành nông- lâm- thủy sản chiếm 70% thu nhập. Khu vực trung du miền núi tỉ lệ này còn chiếm tới trên 85% ) =>Đây là biểu hiên phát triển của nền nông nghiệp thuần nông đang chuyển dịch trong cơ cấu nông thôn. Bên cạnh đặc điểm trên mà chúng ta vừa nghiên cứu thì trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế còn thấyđược các hoạt của các thành phần kinh tế nông thôn cụ thể chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo - Các doanh nghiệp nông- lâm- thủy hải sản - Các hợp tác xã nông- lâm- thủy hải sản - Kinh tế hộ gia đình - Kinh tế trang trại Trong cơ cấu các doanh nghiệp nông- lâm- thủy sản chủ yếu vẫn gồm các doanh nghiệp nhà nước, các công ti trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Trong sản xuất cú trọng nhiều đến hiệu quả kinh tế, thị trường, trong lĩnh vựcchế biến được quan tâm để đưa ra sản phẩm. Vd: Trước là các nông trường quốc doanh thuộc sự quản lí của nhà nước và hiện giờ phát triển theo cơ chế thị trường như: doanh nghiệp trồng và chế biến chè Mộc Châu, chăn nuôi và chế biến sũa Mộc Châu, Ba Vì…Phát triển chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi của nước ta Trước đổi mới: HTX nông nghiệp quản lí toàn bộ nền sản xuất nông nghiệpở nông thôn từ lao đông đến phân phối sản phẩm mà khi đó có rất nhiều lĩnh vực đề cập như văn học điện ảnh đã xây dựng lên rất nhiều tác phẩm phản ánh điều này và cũng phản ánh sự sai lầm trong chính sách nông nghiệp của VN. Nhưng ngày nay thì HTX chỉ đảm nhận một số khâu như thủy nông, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp… - Thành phần kinh tế hộ gia đình sản xuấ chủ yếu dựa vào nguồn vốn, nguồn lao động, là thành viên trong gia đình không thuê lao động và sản phẩm chia điều cho các thành viên trong nhà và chỉ chịu một số thuế cho nhà nước - Kinh tế trang trại phát triển với quy mô lớn có thể thuê thêm lao đông, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chúng ta có những trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm, cây hàng năm, chăn nuôi nuôi trồng thủy sản, trang trại kết hợp… Sản xuất chủ yếu theo tính chất hàng hóa trong đó thì trang traị nuôi trổng thủy hải sản chiếm tỉ trọng cao nhất khoảng trên 30% tổng số trang trại của cả nước tập trung chủ yếu ở khu vực ĐBSCL với 46,2% tổng số trang trại của vùng. Kinh tế hộ gia đình Kinh tế hộ gia đình vẫn phát triển nhất trong đó thì chủ yếu là hộ nông nghiệp chiếm 77, 33% tổng số hộ nông thôn Ngoài sự chuyển dịch cơ cấu nông thôn của nước ta theo 2 hướng trên thì sự chuuyển dịch còn thể hiện theo hướng hàng hóa và đa dạng hóa b. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa. - Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp: + Đẩy mạnh chuyên môn hóa + Hình thành càc vùng nông nghiệp chuyên môn hóa + Kết hợp công nghiệp chế biến với hướng ra xuất khẩu. - Đa dạng hóa nền kinh tế nông thôn: + Cho phép khai thác tốt các nguồn TNTN + Đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường + Giảm tỉ trọng thuần nông trong nông nghiệp Vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như Tây Nguyên, Trung du miền núi phía bắc Vùng chuyên canh cây lương thực- thực phẩm như vùng ĐBSH, ĐBSCL [...]...Vùng chăn nuôi thủy hải sản như duyên hải miền trung -> Vùng chuyên môn hóa nông nghiệp VN có nhiều sản phẩm để xuất khẩu đặc biển là sản phẩm qua chế biến như: gạo, thủy sản đóng hộp, cà phê… Ngoài sản xuất hàng hóa thì trong nông nnghiệp còn thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm . ĐỊA LÍ VIỆT NAM: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1. Nền nông nghiệp nhiệt đới: a. Điều kiện tự nhiên và TNTN cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới một nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. Nền nông nghiệp nước ta hiện nay tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông. như vậy nền nông nghiệp VN vẫn chưa phát triển đáp ứng tiềm năng nền nông nghiệp nước ta Sự chuyển dịch trong nền kinh tế nông thôn còn chậm( trong cả nước nhìn chung trong nông nghiệp nông thôn

Ngày đăng: 23/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w