1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài chính Ngân hàng và sự phát triển

37 293 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1 I. Lý thuyết chung về hệ thống tài chính 1 1. Hệ thống tài chính và vai trò của hệ thống tài chính 1 2. Cấu trúc của hệ thống tài chính. 2 2.1. Tài ch

Trang 1

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

I Lý thuyết chung về hệ thống tài chính

1 Hệ thống tài chính và vai trò của hệ thống tài chính

Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liềnvới quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ Trong thực tế, cácquan hệ tài chính diễn ra rất phức tạp và đa dạng, chúng đan xen nhautrong một tập hợp hàng loạt các hoạt động khác nhau của nền kinh tế.Tuy nhiên, đó không phải là một hoạt động hỗn loạn mà ngược lại, chúngtuân thủ những nguyên tắc, những quy luật nhất định, trong đó những

Trang 2

quan hệ tài chính có tính chất đặc thù giống nhau nhóm lại thành một bộphận riêng Giữa các bộ phận này luôn có mối liên hệ, tác động ràng buộclẫn nhau và tạo thành hệ thống tài chính.

Do vậy, hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận khác nhautrong một cơ cấu tài chính, mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trêncác lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ tác động lẫn nhau theonhững quy luật nhất định.

Các bộ phận trong hệ thống tài chính hoạt động trên các lĩnh vực:tạo ra nguồn lực tài chính, thu hút các nguồn tài chính và chu chuyển cácnguồn tài chính (dẫn vốn) Với các lĩnh vực hoạt động này, toàn bộ hệthống tài chính thực hiện vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tếquốc dân là đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội

2 Cấu trúc của hệ thống tài chính.

Cấu trúc của hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm vốn và cácbộ phận dẫn vốn bao gồm: Tài chính doanh nghiệp, Ngân sách Nhà nước,thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian, tài chính dân cưvà các tổ chức xã hội, tài chính đối ngoại

Các tụ điểm vốn là bộ phận mà ở đó các nguồn tài chính được tạora, đồng thời cũng là nơi thu hút trở lại nguồn vốn, tuy nhiên ở các mứcđộ và phạm vi khác nhau Trong hoạt động kinh tế, các tụ điểm vốn nàycó mối liên hệ thường xuyên với nhau thông qua những mối quan hệ nhấtđịnh

2.1 Tài chính doanh nghiệp.

Chính tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng lànơi thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính trong nền kinh tế.trong hệ thống tài chính, tài chính doanh nghiệp được coi như những tếbào có khả năng tái tạo ra các nguồn tài chính Do vậy nó có khả năng tácđộng rất lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nềnsản xuất Tài chính doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với tất cả các bộphận của hệ thống tài chính trong quá trình hình thành và sử dụng vốncho các nội dung khác nhau, quá trình kinh doanh chứng khoán trên thịtrường chứng khoán mỗi quan hệ đều có những nét khác biệt và cónhững tác động khác nhau đến tài chính doanh nghiệp Chính sự đa dạngnày phản ánh mối quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các bộ phậnkhác trong hệ thống tài chính.

Trong nền kinh tế thị trường, đặc trưng cơ bản của bộ phận tàichính doanh nghiệp thể hiện ở chỗ: nó bao gồm những quan hệ tài chínhvận hành theo cơ chế kinh doanh hướng tới lợi nhuận cao Chính nhờ cơchế này mà nguồn tài chính được tăng cường và mở rộng không ngừng,đáp ứng tốt nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.2.Ngân sách Nhà nước.

Ngân sách Nhà nước ngắn liền với các chức năng, nhiệm vụ củanhà nước, đồng thời là phương tiện vật chất cần thiết để hệ thống chính

Trang 3

quyền nhà nước thực hiện được nhiệm vụ của mình Trong điều kiện củanền Kinh tế thị trường Ngân sách Nhà nước còn có vai trò to lớn trongđiều tiết vĩ mô của nền kinh tế – xã hội Đó là vai trò định hướng pháttriển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xãhội Để thực hiện được các vai trò đó, ngân sách nhà nước phải có cácnguồn vốn được tập trung từ các tụ điểm vốn thông qua các chính sáchthu thích hợp Ngân sách Nhà nước thực hiện các khoản chi cho tiêu dùngthường xuyên và chi đầu tư kinh tế Việc cấp phát vốn Ngân sách Nhànước cho các mục đích khác nhau sẽ làm tăng nguồn vốn ở các tụ điểmnhận vốn Như vậy hoạt động thu – chi của Ngân sách Nhà nước đã làmnảy sinh các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các tổ chức kinh tế,xã hội, các tầng lớp dân cư, nhà nước với các nhà nước khác Các mốiquan hệ kinh tế giữa một tụ điểm vốn quan trọng: Ngân sách Nhà nướcvới các bộ phận khác của hệ thống tài chính.

2.3 Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội

Đây là một tụ điểm vốn quan trọng trong hệ thống tài chính Hoạtđộng tài chính của các nước có nền kinh tế phát triển và hoạt động tàichính ở nước ta những năm gần đây đã chỉ ra rằng: nếu có những biệnpháp thích hợp, chúng ta có thể huy động được một khối lượng vốn đángkể từ các hộ gia đình để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, đồngthời còn góp phần to lớn vào việc thực hiện các chính sách về định hướngtích lũy và tiêu dùng của nhà nước.

2.4 Tài chính đối ngoại

Trong nền kinh tế thị trường, khi các quan hệ kinh tế đã quốc tếhoá thì hệ thống tài chính cũng là một hệ thống mở với những quan hệ tàichính đối ngoại hết sức phong phú Trên thực tế, những quan hệ nàykhông tập trung vào một tụ điểm nhất định mà chúng phân tán, đan xenvào các quan hệ tài chính khác Tuy nhiên, do tính chất đặc thù và vị tríđặc biệt quan trọng của quan hệ tài chính đối ngoại cho nên người ta thừanhận nó hình thành một bộ phận tài chính có tính chất độc lập tương đối.Với những kênh vận động của tài chính như viện trợ, thanh toán xuấtnhập khẩu nếu chỉ đứng trên góc độ của từng tụ điểm vốn ở trong nướcđể xem xét thì hoạt động tài chính đối ngoại được xem như là một trongsố các biện pháp để huy động nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước (quaviện trợ, vay nợ từ nước ngoài), huy động vốn của các doanh nghiệp (qualiên doanh, góp vốn cổ phần) đối với hoạt động tài chính đối ngoại phảiđứng trên góc độ tổng hợp, toàn cục để xem xét, nghiên cứu Khi đó cácmối quan hệ cụ thể, cục bộ sẽ hoà nhập vào một tụ điểm duy nhất và quanhệ tài chính sẽ xảy ra giữa hai tụ điểm lớn, đó là quan hệ giữa tài chínhquốc gia và tài chính quốc tế và hoạt động tài chính quốc tế cũng cónhững nét đặc thù riêng và chịu sự tác động của những quy luật biến độngtài chính quốc tế.

2.5 Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian

Trang 4

Hoạt động của thị trường tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từnhững người có vốn sang những người cần vốn thông qua hoạt động tàichính trực tiếp Hoạt động dẫn vốn trực tiếp được thực hiện bằng cáchnhững người cần vốn bán ra thị trường các công cụ nợ, các cổ phiếu hoặcthực hiện các món vay thế chấp Những người có vốn sẽ sử dụng tiền vốncủa mình để mua vào các công cụ nợ hoặc các cổ phiếu đó Như vậy, vốnđã được chuyển từ người có vốn sang người cần vốn một cách trực tiếp.Với chức năng này, thị trường tài chính có chức năng thu hút mọi nguồnvốn cần thiết cho đầu tư phát triển kinh tế, làm nâng cao hiệu quả chungcủa toàn nền kinh tế và cải thiện mức sống của người tiêu dùng ngay cảkhi khả năng thực tế về tài chính của họ chưa cho phép.

Trong hệ thống tài chính, các trung gian tài chính thực hiện việcdẫn vốn thông qua hoạt động tài chính gián tiếp Trước hết các trung giantài chính huy động vốn từ những người có vốn (người tiết kiệm) bằngnhiều hình thức để tạo thành vốn kinh doanh của mình Sau đó, sử dụngvốn kinh doanh này để cho người cần vốn vay lại hoặc thực hiện các hìnhthức đầu tư khác Bằng cách này, các trung gian tài chính đã tập trungđược các nguồn vốn nhỏ, từ các hộ gia đình các tổ chức kinh tế thành mộtlượng vốn lớn, đáp ứng nhu cầu của người cần vốn từ những khối lượngvay nhỏ đến những khối lượng vay lớn, từ những cá nhân chưa từng aibiết đến tới những công ty lớn có tiếng trên thị trường Chính vì vậy, cáctrung gian tài chính đã đáp ứng được những nhu cầu mà thị trường tàichính không giải quyết được, hoặc giải quyết không có hiệu quả Tuỳtheo lĩnh vực và phạm vi hoạt động, các trung gian tài chính được chiathành các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trung gian phingân hàng như công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp, công ty tài chính

II Tính tất yếu khách quan của việc thực hiện cải cách hệ thống tài chính

Một hệ thống tài chính năng động đóng vai trò hết sức quan trọngđối với tích luỹ và phân chia nguồn vốn Do vậy, nó cũng đặc biệt có ýnghĩa đối với năng suất lao động cũng như tăng trưởng kinh tế quốc dân.

Tại các nước đang phát triển thì hệ thống tài chính đang bộc lộnhững đặc điểm sau đây:

- Nó được tăng cưòng bởi các ngân hàng kinh doanh.

- Nó bị đánh thuế cao nhằm chi phí cho những thâm hụt Ngânsách.

- Hệ thống Ngân hàng không đáp úng được yêu cầu phục vụ vàđiều chỉnh cao.

- Có sự chế định giới hạn lãi suất và mức cho vay.- Xuất hiện lạm phát và mức thâm hụt tiền quá cao.

- Có sự phụ thuộc lẫn nhau cao độ giữa phát triển tài chính vàtăng trưởng kinh tế.

Trang 5

Chính vì lẽ đó, nó đã tạo ra áp lực buộc các nước phải cải cách hệthống tài chính.

1 Áp lực từ bên ngoài

1.1 Áp lực từ các tổ chức tài chính quốc tế

Hầu hết các quốc gia theo đuổi chính sách kiềm chế tài chính là cácquốc gia đang phát triển Ở các nước này, nhu cầu nhận vốn từ các tổchức tài chính quốc tế để phát triển kinh tế trong nước là rất lớn Một khiđã nhận viện trợ từ các tổ chức tài chính đa phương thì chắc chắn đi kèmvới nó là các điều kiện về kinh tế và đôi khi có cả điều kiện về chính trị,xã hội Các tổ chức này thường đòi hỏi các nước nhận viện phải đảm bảocó một nền kinh tế được tự do phát triển, một hệ thống tài chính được tựdo hoá, nghĩa là lãi suất, tỷ giá… được điều chỉnh bởi thị trường chứkhông phải bằng các quyết định của chính phủ.

Ví như IMF, khi cho Việt Nam vay thì yêu cầu Việt Nam phải đápứng các điều kiện: tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước, tự do hoá lãisuất, tự do hoá thương mại… Và các nước đang cần vốn, muốn nhậnđược các khoản viện trợ này thì tất nhiên phải thực hiện theo các yêu cầucủa các tổ chức này Điều này có nghĩa là Chính phủ các nước này buộcphải tiến hành cải cách hệ thống tài chính, phải từ bỏ sự can thiệp quá sâucủa mình vào hệ thống tài chính Thực tế cho thấy, ở một số các quốc giaĐông Á, hầu hết các cuộc cải cách đều thực hiện dưới sức ép của IMF vàHoa Kỳ Đầu thập kỷ 90, chính phủ Hoa Kỳ đã gây sức ép buộc HànQuốc tự do hoá tài chính một cách triệt để nếu muốn gia nhập OECD.

1.2 Áp lực trong quá trình hội nhập

Bên cạnh những áp lực của các tổ chức tài chính đa phương thì áplực về hội nhập quốc tế cũng là một nhân tố quan trọng đòi hỏi các quốcgia phải cải cách hệ thống tài chính

Đối với hệ thống các ngân hàng thương mại, hội nhập tài chínhquốc tế sẽ khiến cho các ngân hàng này chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽtừ phía các ngân hàng nước ngoài trong mọi lĩnh vực hoạt động từ nghiệpvụ kinh doanh, giành giật khách hàng, mở rộng quy mô hoạt động cho tớiviệc thu hút nguồn lao động có kỹ thuật cao Điều này xảy ra là vì mộtmặt, sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng ở các nước đang phát triểnthường không cao (trình độ quản lý và kinh doanh kém, cơ cấu tài sảnkhông hợp lý, bị hạn chế về thể chế, cơ sở công nghệ lạc hậu…) Mặtkhác, các ngân hàng nước ngoài đều là những ngân hàng có ưu thế về quymô (thực lực vốn hùng hậu, chất lượng tài sản tốt, cơ chế quản lý kinhdoanh linh hoạt, thiết bị tiên tiến…), về kinh nghiệm quản lý và kinhdoanh (thích nghi nhanh với sự biến đổi của môi truờng quốc tế, dịch vụtài chính đa dạng…), về kỹ năng và thiết bị hiện đại… Do đó, đòi hỏiphải cải cách hệ thống ngân hàng để nâng cao khả năng cạnh tranh củacác ngân hàng trong nước

Trang 6

Tình hình thực tế tại Việt Nam cũng tương tự như vậy Hiện naycác ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam bị hạn chế rất nhiều

loại dịch vụ so với các ngân hàng Việt Nam Tuy nhiên, trong một vài

năm tới, với việc thực hiện các quy định cam kết với các tổ chức quốc tếtrong tiến trình hội nhập quốc tế như AFTA, APEC…, đặc biệt là hiệpđịnh thương mại Việt-Mỹ, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần phải ngàycàng phát triển, nâng cao tính cạnh tranh Với việc cam kết thực hiệnHiệp định thương mại Việt Mỹ, từng bước nới lỏng các hạn chế hoạtđộng đối với các ngân hàng Mỹ bằng cách chỉnh sửa luật lệ trong nước sẽlà những mốc quan trọng tiến tới tự do hoá ngân hàng ở Việt Nam Hiệnnay, các ngân hàng Việt Nam chỉ có khoảng 200 loại hình dịch vụ trongkhi đó, một ngân hàng phát triển ở Mỹ cung cấp đến khoảng 6000 loạidịch vụ Mặt khác, tiềm lực tài chính của các ngân hàng Việt Nam quánhỏ bé so với các ngân hàng Mỹ.

Do đó, một khi thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập bắtbuộc Việt Nam phải nới lỏng các luật lệ hạn chế hoạt động của các ngânhàng nước ngoài thì chắc chắn các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽchịu sức ép từ cạnh tranh mạnh mẽ hơn Nếu vẫn bình chân như vại thìđến một lúc nào đó, các ngân hàng Việt Nam sẽ không còn đủ sức chốngđỡ với làn sóng cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài Vì vậy, chúngta cần cân nhắc việc thực hiện cải cách hệ thống tài chính nói chung, cảicách hệ thống ngân hàng nói riêng vào một thời điểm thích hợp và theotừng bước đi vững chắc.

2 Áp lực từ bên trong

2.1 Các nguyên nhân có tính lịch sử

Bên cạnh những áp lực từ bên ngoài thì đôi khi có những lý do từbên trong đòi hỏi các quốc gia phải cải cách hệ thống tài chính Có thể kểra đây những lý do mang tính lịch sử Chẳng hạn như trong quá trình chạyđua vào chiếc ghế tổng thống, cương lĩnh tranh cử của các ứng cử viênquan tâm đến việc thực hiện cải cách hệ thống tài chính, khi trúng cử,những nhân vật này sẽ tiến hành các kế hoạch của mình.

2.2 Do bản thân yêu cầu nội tại trong hệ thống ngân hàng

Các ngân hàng muốn mở rộng qui mô hoạt động, mở rộng thị phầnthì cần phải có một số vốn lớn nhất định Vấn đề về vốn có thể được giảiquyết bằng việc sáp nhập các ngân hàng với nhau, hoặc tiến hành cổ phầnhoá, tư nhân hoá các ngân hàng quốc doanh Ngoài ra, để tăng hiệu quảhoạt động của các ngân hàng thì nhất thiết phải chú ý đến sự minh bạchtrong các luồng thông tin và cơ chế quản lý Đặc biệt có đủ sức cạnhtranh trong điều kiện nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, các ngân hàngcần tiếp tục gấp rút thực hiện việc lành mạnh hoá trong tổ chức và tronghoạt động kinh doanh Do đó cần phải cải tổ bộ máy ngân hàng.

III Xu hướng cải cách hệ thống tài chính

Trang 7

Trong những giai đoạn nhất định, tuỳ thuộc vào những đặc điểmriêng và căn cứ vào những mục tiêu riêng mà mỗi quốc gia có thể theođuổi chính sách kiềm chế tài chính hoặc tự do hóa tài chính Tuy nhiên,xu hướng chung là các quốc gia đều chuyển từ kiềm chế tài chính sang tựdo hóa tài chính.

1 Sự lựa chọn kiềm chế tài chính

Kiềm chế tài chính là sự lựa chọn của một số quốc gia trong nhữnggiai đoạn nhất định Nó có một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, về lãi suất: Các quốc gia lựa chọn kiềm chế tài chínhthường áp dụng chính sách lãi suất cố định hoặc lãi suất trần.

Thứ hai, về chính sách tỷ giá: Chính sách tỷ giá khi các quốc giatheo đuổi kiềm chế tài chính thường là chính sách tỷ giá cố định hoặcchính sách tỷ giá không linh hoạt.

Thứ ba, về mức dự trữ bắt buộc: Mức dự trữ bắt buộc mà các quốcgia theo đuổi kiềm chế tài chính thường ở mức cao Sự lựa chọn này xuấtphát từ quan điểm cho rằng mức dự trữ cao sẽ hạn chế được rủi ro dẫnđến sự đổ vỡ của hệ thống tài chính.

Thứ tư, về mức độ can thiệp của Chính phủ: Sự can thiệp củaChính phủ vào quá trình phân bổ tài chính là rất sâu Các ngân hàngthương mại phải tham gia các dự án của Chính phủ mà biết chắc rằng cácdự án này là không hiệu quả nhưng vì mục tiêu xã hội mà vẫn phải thựchiện

2 Sự lựa chọn tự do hoá tài chính

Tự do hoá tài chính thể hiện ở 4 đặc điểm chính như sau:

Một là, tự do hoá lãi suất, theo đó những hạn chế (như những quiđịnh về trần và sàn lãi suất) đối với lãi suất tiền gửi cũng như lãi suất chovay của các ngân hàng được xoá bỏ và các loại lãi suất này được xác địnhmột cách tự do trên thị trường.

Hai là, tự do hoá tỷ giá, nghĩa là không quy định tỷ giá chính thứcđối với các giao dịch của tài khoản vãng lai cũng như giao dịch của tàikhoản vốn.

Ba là, trong trường hợp tự do hoá tài chính toàn bộ thì dự trữ bắtbuộc thường được quy định thấp hơn 10%, còn nếu tự do hoá một phầnthì dự trữ bắt buộc thường từ 10-50 %.

Bốn là, tự do hoá hoạt động phân bổ tín dụng, theo đó tín dụngđược phân bổ theo lãi suất thị trường chứ không phải bởi các quyết địnhhành chính của chính phủ.

Như vậy, kiềm chế tài chính cũng mang lại một số kết quả nhấtđịnh đặc biệt là đối với các mục tiêu về xã hội Tuy nhiên, để có một nềnkinh tế kinh tế phát triển bền vững thì không thể thiếu được một hệ thốngtài chính vững mạnh Do đó, tuỳ thuộc điều kiện của mỗi nước mà tiếnhành cải cách hệ thống tài chính vào những thời điểm thích hợp nhất.

Trang 8

IV Các biện pháp cải cách hệ thống tài chính

1 Cải cách các chính sách tài chính

Các chính sách tài chính được cải cách theo xu hướng hướng vàothị trường, giảm bớt sự can thiệp một cách trực tiếp của Nhà nước vào hệthống tài chính, thay vào đó sự can thiệp của Nhà nước chỉ mang tínhchất định hướng, gián tiếp.

2 Cải cách hệ thống ngân hàng

Hệ thống ngân hàng được cải cách theo hướng phân rõ chức năngcho vay thương mại và cho vay chính sách Tiến hành tăng nguồn vốnthông qua biện pháp tư nhân hoá, cổ phần hoá, sát nhập Đồng thời cácngân hàng phải cái tiến công nghệ, tăng số lượng các loại hình dịch vụtheo hướng hiện đại và phù hợp với tiêu chuẩn thông lệ quốc tế.

3 Phương pháp tiến hành cải cách

3.1 Cải cách đồng bộ hệ thống tài chính

Cải cách đồng bộ hệ thống tài chính là sự chuyển hướng từ kiềmchế tài chính sang tự do hoá tài chính mà theo đó các biện pháp được tiếnhành một cách đồng bộ, tức thời Các chính sách tài chính chuyển từ cốđịnh lãi suất sang tự do hoá lãi suất, từ tỷ giá cố định sang tự do hoá tỷgiá Hệ thống các ngân hàng được cổ phần hoá hàng loạt Phương phápnày thường gây ra phản ứng sốc đối với hệ thống tài chính và nền kinh tế.Phản ứng này có thể có tác dụng tốt đối với nền kinh tế có sự chuẩn bị kỹcàng Tuy nhiên hầu hết các quốc gia khi chuyển đổi từ kiềm chế tàichính sang tự do hoá tài chính đều có hệ thống tài chính rất yếu kém.Chính vì vậy biện pháp này nhiều khi lại gây ra tác động xấu dẫn đến sựsụp đổ của hệ thống tài chính của các quốc gia áp dụng biện pháp này.

3.2 Cải cách từng bước hệ thống tài chính

Biện pháp cải cách từng bước hệ thống tài chính thường được cácquốc gia lựa chọn vì nó không gây ra các phản ứng sốc quá mạnh đối vớicác hệ thống tài chính và nền kinh tế của các quốc gia Tuy nhiên, để biệnpháp này tiến hành có hiệu quả thì tiến độ thực hiện cải cách hệ thống tàichính phải được đẩy nhanh tránh để lâu dài sẽ không hiệu quả vì sức ỳcủa nền kinh tế quá lớn.

Tóm lại, mỗi phương pháp cải cách hệ thống tài chính đều cónhững ưu điểm và hạn chế riêng Tuỳ vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗinước mà việc áp dụng phương pháp nào cho phù hợp là hết sức quantrọng.

Trang 9

PHẦN II

THỰC TRẠNG CẢI CÁCHHỆ THỐNG TÀI CHÍNH ỞMỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM

Trang 10

I Xu hướng tài chính - tiền tệ quốc tế đầu thế kỷ XXI

Tự do hoá tài chính đang là xu hướng nỗi bật trên thị trường tàichính quốc tế thế kỷ XXI Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹthuật tác động sâu sắc tới thị trường tài chính quốc tế Nó làm cho khônggian và thời gian ngắn dần, khoảng cách địa lý sẽ ngày càng mất dần ýnghĩa Khối lượng và tốc độ chu chuyển của các dòng vốn ngày càng cao.Chính vì vậy, thị trường tài chính của các quốc gia sẽ ngày càng thâmnhập lẫn nhau và phụ thuộc nhau nhiều hơn Sự phát triển tài chính tiền tệquốc tế vừa mang lại cơ hội vừa mang lại thách thức cho các quốc gia.

Quá trình tự do hoá tài chính sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn baogồm các nội dung sau:

- Xoá bỏ kiểm soát tín dụng - Tự do hoá lãi suất

- Tự do hoá việc tham gia và rút khỏi các hoạt động ngân hàng vàcác dịch vụ tài chính, kể cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài.- Bảo đảm quyền tự chủ của các ngân hàng, các quỹ tài chính, quan

trọng nhất là chấm dứt sự can thiệp vào công việc hàng ngày củacác đối tượng này.

- Phát triển các ngân hàng tư nhân, các trung gian tài chính, đặcbiệt là các quỹ tài chính dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Tự do hoá các luồng vốn quốc tế.

II Cải cách hệ thống tài chính ở một số nước trên thế giới

1 Cải cách hệ thống tài chính của ASEAN:

Cũng như các nước khác trên thế giới, hầu hết các nước ở khu vựcASEAN, chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu và thu hút đầutư nước ngoài đang là một chiến lược quan trọng Các quốc gia áp dụngchiến lược này không những thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu mà còn vươnlên ngang hàng với các nước phát triển trên thế giới Để thực hiện tốtđược chiến lược này, các quốc gia ASEAN đã và đang tăng cường ổnđịnh chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cải thiện môi trường đầutư đặc biệt là cải cách hệ thống tài chính

Hai biện pháp được các nước này áp dụng là xoá bỏ những quyđịnh về lãi suất và cải cách hệ thống ngân hàng.

Các nước ASEAN thực hiện trong lĩnh vực này là xóa bỏ nhữngquy định về lãi suất và nâng cao tính cạnh tranh của thị trường tài chính.Để thực hiện được việc xoá bỏ quy định về lãi suất, các nước này buộcphải gia tăng cạnh tranh trên thị trường tài chính chủ yếu bằng cách giatăng thành lập các công ty tài chính, tư nhân hoá các tổ chức tài chính củachính phủ.

1.1 Công cuộc cải cách hệ thống tài chính ở Thái Lan

Thái Lan đã tăng cường cạnh tranh thông qua thành lập các công tytài chính và thực hiện cải cách như sau:

Trang 11

 Xoá bỏ mức trần lãi suất, nới lỏng việc quản lý tài sản củacác tổ chức tài chính & tạo điều kiện thuận lợi cho sự tự do di chuyển cácdòng vốn

 Cải thiện các tiêu chuẩn của các tổ chức tài chính theo tiêuchuẩn của ngân hàng thanh toán quốc tế.

 Tiếp tục các biện pháp tăng cường cạnh tranh đã được tiếnhành trước đó, đồng thời đề ra mục tiêu giám sát chặt chẽ các tổ chức vàhệ thống tài chính.

1.2 Công cuộc cải cách hệ thống tài chính ở Indonesia,

Tại Indonesia, việc gia tăng cạnh tranh được tiến hành thông qua tưnhân hoá các ngân hàng nhà nước Vào giữa thập kỷ 80, các ngân hàng tưnhân ở nước này được phát triển rất nhanh với 39 ngân hàng tư nhân và1.400 chi nhánh được thành lập mới Chúng được phép kiểm soát cáckhoản tiền vay, tiền gửi Tiếp đó, Luật ngân hàng năm 1992 đã cho phéptư bản nước ngoài tham gia sở hữu ngân hàng bằng cách tham gia mua cổphần, mở rộng liên doanh giữa nhà nước, tư nhân trong và ngoài nước.

Indonesia cũng có bước đi tương tự như Thái Lan:

 Tiến hành tự do hoá lãi suất, tăng tính cạnh tranh của thị trườngtài chính bằng cách tư nhân hoá các ngân hàng quốc doanh.

 Xoá bỏ kiểm soát vốn.

 Vào tháng 1/1995, ban hành hệ thống kế toán đặc biệt đối với cácngân hàng.

Indonesia cũng xoá bỏ kiểm soát vốn sớm, song tác động khônglớn như Thái Lan, vì nước này đã áp dụng một số biện pháp ngăn chặncác dòng vốn ngắn hạn, như đưa ra giới hạn trần đối với các khoản vaynước ngoài của các ngân hàng, của các doanh nghiệp thuộc khu vực nhànước và của các doanh nghiệp tư nhân chịu sự quản lý của các ngân hàngnhà nước, đánh thuế thu nhập đối với thu nhập từ việc bán cổ phiếu vàcác công cụ nợ khác trên thị trường chứng khoán của các công ty đượcniêm yết

1.3 Công cuộc cải cách hệ thống tài chính ở Malaysia

Ở Malaysia đã có một trình tự cải cách khác so với Thái Lan vàIndonesia Malaysia vẫn duy trì việc kiểm soát các dòng vốn nước ngoàiở mức độ nhất định Chính phủ Malaysia quy định chỉ có những ngườikhông thường trú ở nước này mới được phép mở tài khoản tiền gửi bằngngoại tệ ở các ngân hàng thương mại trong nước Malaysia vẫn hạn chếsự tham gia của các ngân hàng nước ngoài trên thị trường nội địa Hơnthế, việc thành lập chi nhánh thuộc các ngân hàng này phải tuân thủ theomột quy định riêng Những công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tiềnmặt tối thiểu được sử dụng rất thường xuyên ở nước này trong việc điềutiết cung tiền, hỗ trợ việc cân bằng ngân sách và thực hiện chức nănggiám sát

Trang 13

2 Cải cách hệ thống tài chính của Trung Quốc

Quá trình cải cách hệ thống tài chính ở Trung Quốc được tăngcường từ giữa thập kỷ 80, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của một nềnkinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thích ứng với những đòi hỏi của quátrình phi tập trung hoá đang tăng lên trong nền kinh tế và quá trình mởcửa để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài.

Để tăng cường cạnh tranh trong khu vực tài chính, nhiều tổ chứctài chính phi ngân hàng và ngân hàng đã được thành lập và tham gia vàocác hoạt động thu hút tiền gửi và cho vay, như Công ty uỷ thác và đầu tư,Hợp tác xã tín dụng, Công ty thuê mua, các ngân hàng không thuộc sởhữu nhà nước Vì vậy, vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàngtrong việc huy động và cung cấp vốn ngày càng gia tăng.

Ở Trung Quốc, Chính phủ vẫn duy trì việc kiểm soát vốn Tuy chophép các công ty uỷ thác đầu tư được vay vốn nước ngoài nhưng khôngđược phép vay dài hạn và chỉ được vay trong hạn ngạch dưới hình thứcvay trực tiếp hoặc thông qua kênh tín dụng Các công ty này có thể huyđộng vốn thông qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng, phát hành trái phiếucổ phiếu.

Những quy định điều tiết trên đây của Chính phủ Trung Quốc đãđặt các công ty uỷ thác và đầu tư trước những vấn đề mới Các công tynày buộc phải tiến hành các hoạt động có độ rủi ro cao hơn như phát hànhcổ phiếu, huy động vốn với lãi suất thay đổi trên thị trường liên ngânhàng, thực hiện các khoản đầu tư dài hạn Như vậy có thể nói, giống nhưcác công ty tài chính Thái Lan, các công ty uỷ thác và đầu tư Trung Quốcđã vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn và cũng phải gánh chịu những khoảnnợ xấu Song, các công ty Trung Quốc chưa bị khủng hoảng như ở TháiLan vì Chính phủ nước này vẫn duy trì việc kiểm soát vốn khá chặt chẽ.

3 Cải cách hệ thống tài chính của Liên bang Nga.

Công cuộc cải cách kinh tế thị trường ở Liên bang Nga đã thu đượccác kết quả đáng kể, đặc biệt từ năm 2000 đến nay Khu vực ngân hàngcũng tăng trưởng tương đối mạnh mẽ trong giai đoạn 2001 – 2003.Nhưng đến cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2004, hệ thống ngân hàng Ngagặp nhiều khó khăn đã bộc lộ những yếu kém:

- Tốc độ phát triển của hệ thống ngân hàng chưa theo kịp tốc độphát triển của nền kinh tế.

- Thiếu tin tưởng giữa các ngân hàng trong hệ thống

- Ngân hàng Trung ương chưa có chính sách hợp lý với quá trìnhphát triển của hệ thống ngân hàng.

Trang 14

Trước tình hình đó, Chính phủ Nga đã đề ra một chiến lược pháttriển đồng bộ hệ thống ngân hàng với nhiệm vụ trọng tâm là củng cố hệthống giám sát ngân hàng, đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàngvới ưu tiên số một là ngăn chặn các cuộc khủng hoảng Cụ thể:

 Cần tiếp tục phát triển hệ thống ngân hàng 2 cấp, đề cao vai trò củaNgân hàng Trung ương cải cách mạng lưới ngân hàng thương mại theohướng tăng cường tích tụ tập trung tư bản, hình thành những ngân hànghạt nhân có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại, giảm bớt sốlượng ngân hàng.

 Tạo điều kiện thu hút tư bản nước ngoài đầu tư vào khu vực ngânhàng Khuyến khích các ngân hàng Nga mở rộng ra thị trường quốc tế.

 Cải cách sâu rộng Ngân hàng Trung ương nhằm nâng cao vai trògiám sát hệ thống ngân hàng của nó.

 Nâng cao vai trò của nhà nước trong phát triển ngân hàng theohướng kinh tế thị trường Tăng cường kiểm soát của nhà nước với hoạtđộng của ngân hàng thương mại trước hết là củng cố những nguyên tắcthị trường trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

- Tăng cường gắn bó giữa các ngân hàng với khu vực sản xuất.- Gắn tổ chức hoạt động và cơ cấu mạng ngân hàng với khía cạnh

khu vực, giảm sự mất cân bằng của các ngân hàng theo khu vực.- Tăng cường bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, nhà tài trợ và các

cổ đông ngân hàng Cụ thể đã đưa ra hệ thống bảo hiểm tiền gửivà hoạt động.

 Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của hệ thống ngân hàngtheo hướng bình đẳng và minh bạch.

 Lành mạnh hoá hệ thống tài chính, tái cấu trúc các tổ chức tín dụnggặp khó khăn.

 Nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các ngânhàng theo hướng mở rộng lĩnh vực kinh doanh.

 Như vậy, cùng với việc hoàn thiện cơ chế thị trường, hoàn thiệncác công cụ tài chính -tiền tệ ngân hàng ở Liên bang Nga là những nhiệmvụ quan trọng đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược của Nga trongnhững năm đầu của thế kỷ 21.

4 Cải cách hệ thống tài chính của Hàn Quốc

Đối với Hàn Quốc, cải cách hệ thống tài chính tập trung chủ yếuvào tài chính ngân hàng với lý do sau:

Các ngân hàng của Hàn Quốc đã phải chịu đựng những tác độngnặng nề nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra vào giữanăm 1997 Sự mất giá của đồng nội tệ cùng với mức lãi suất cao trongnhững năm 1997- 1998 đã làm nhiều công ty không thể trả nổi các mónnợ ngân hàng Điều này đã đẩy hệ thống ngân hàng Hàn Quốc rơi vàotình trạng “hiểm nghèo” và nhiều ngân hàng đã buộc phải tuyên bố mất

Trang 15

khả năng thanh toán Các biện pháp mà Chính phủ Hàn Quốc tiến hànhcải cách hệ thống ngân hàng như sau:

Thứ nhất, chỉ những tổ chức có thể hoạt động hiệu quả mới được

tiếp tục hoạt động và khi cơ cấu lại thì thiệt hại phải được phân bổ mộtcách minh bạch và hạn chế tối đa cho những người đóng thuế.

Thứ hai, việc cơ cấu lại phải củng cố các nguyên tắc tài chính bằng

việc chia sẻ thiệt hại trước hết cho các cổ đông, sau đó mới đến các chủnợ, và có thể cả một số người gửi nhiều tiền.

Thứ ba, phải có biện pháp duy trì nguyên tắc tín dụng đối với

người vay vốn của ngân hàng và có những biện pháp khuyến khích tăngvốn từ nguồn tư nhân mới.

Thứ tư, tốc độ cơ cấu lại phải nhanh để có thể khôi phục được tín

dụng, đồng thời duy trì được lòng tin của quần chúng đối với hệ thốngngân hàng.

Bên cạnh các biện pháp trên, Chính phủ Hàn Quốc còn dự kiến tưnhân hoá các quĩ đầu tư và sáp nhập các ngân hàng, đồng thời nới lỏngnhững hạn chế đối với các ngân hàng thương mại gặp khó khăn Theocách này, kể từ tháng 3 năm 2000 các ngân hàng Hàn Quốc đang gặp khókhăn do giảm sút tiền gửi sẽ được phép mở rộng hoạt động sang lĩnh vựcmôi giới Uỷ bán giám sát tài chính Hàn Quốc cũng tuyên bố nới lỏngnhững hạn chế đối với việc chuyển đổi, sáp nhập các ngân hàng thươngmại thành các công ty môi giới nhằm cho phép các ngân hàng này cungcấp các dịch vụ tài chính hợp nhất Đồng thời các ngân hàng thương mạiHàn Quốc có thể nhằm tiền gửi tiết kiệm trong thời hạn 5, 6 năm thay vì 3năm như hiện nay.

5 Kinh nghiệm đối với Việt Nam:

Trong hai thập kỷ qua, các nước đang phát triển Châu Á đã rấtquan tâm đến việc cải cách lĩnh vực tài chính theo hướng tự do hoá và đãđạt được những thành công nhất định Qua nghiên cứu quá trình cải cáchkhu vực tài chính của một số nước ta có thể rút ra vài nhận xét sau:

Thứ nhất, những nước tương đối thành công hơn thường là những

nước có tốc độ cải cách từ từ và đáp ứng nguyên tắc cơ bản của trình tựcải cách kinh tế tối ưu mà Mc.Kinnon đã đưa ra là không thể xoá bỏ kiểmsoát vốn trước khi tự do hoá thương mại và tài chính Đó là trường hợpcủa Trung Quốc.

Thứ hai, sự kém thành công hơn trong cải cách tài chính ở một số

nước có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tạo nên, nhưng tốc độ cảicách quá nhanh (đặc biệt trong việc phi điều tiết hệ thống ngân hàng), cảicách không đồng bộ (ví dụ cải cách quá nhanh trong lĩnh vực tổ chức vàquản lý, nhưng lại quá chậm trong lĩnh vực luật pháp, hoặc chưa đáp ứngnhững tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình cải cách như tiêu chuẩn kế toán)

Thứ ba, trong điều kiện của các nước đang phát triển - trình độ

quản lý yếu kém, thiếu kinh nghiệm trong phát triển kinh tế thị trường,

Trang 16

cải cách với tốc độ từ từ là phù hợp hơn Trong quá trình cải cách cầnphải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

- Không nên tự do hoá hệ thống ngân hàng trong nước hoặc mởcửa hoàn toàn đối với các dòng vốn vào trong điều kiện một bộ phận củahệ thống không có khả năng trả nợ hoặc trở nên không trả được nợ khi tựdo hoá.

- Nên tự do hoá các dòng vốn vào dài hạn, đặc biệt là đầu tư trựctiếp nước ngoài, trước các dòng vốn vào ngắn hạn.

- Cần loại bỏ từng bước những méo mó như nguyên tắc kế toán,kiểm toán và công bố thông tin cân xứng, đảm bảo ngầm của chính phủđể khuyến khích các dòng vốn vào quá nhiều (chính sách tỷ giá, tiềntệ…)

Qua phân tích trên ta thấy rằng đối với Việt Nam trong thời giantới có thể cải cách theo các hướng sau:

Thứ nhất, Chính phủ và ngân hàng trung ương phải thể hiện vai trò

lãnh đạo rõ ràng và nhất quán trong việc cải cách hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, tái điều chỉnh khu vực tài chính- ngân hàng gắn liền với

việc cải cách hệ thống doanh nghiệp để tạo ra một trật tự kinh tế thịtrường lành mạnh cho mọi đối tượng thị trường hoạt động.

Thứ ba, chương trình cải cách chủ yếu là dùng công quĩ và có thể

phát hành trái phiếu nội địa để tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng, muanợ khó đòi để lành mạnh hoá tài chính của các ngân hàng thương mạinhằm khôi phục khả năng tín dung của nó.

Thứ tư, cải cách hệ thống tài chính cần phải được tiến hành từ từ để

tránh những cú sốc ngoại sinh Bên cạnh đó, cải cách hệ thống tài chínhmột cách đồng bộ là hết sức quan trọng.

6 Quá trình cải cách hệ thống tài chính ở Việt Nam

6.1 Cải cách chính sách tài chính6.1.1 Chính sách lãi suất

Từ khi có Pháp Lệnh Ngân hàng đến nay, Ngân hàng Nhà nước(NHNH) đã không ngừng đổi mới cơ chế điều hành lãi suất nhằm từngbước tiến tới tự do hoá lãi suất

Bắt đầu từ năm 1989, Việt Nam đã thực hiện chính sách lãi suấtthực dương tạo cơ hội cho các ngân hàng thu hút được nhiều hơn cácnguồn vốn trong dân cư Tiếp theo đó, chính sách lãi suất đã được điềuchỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế tài chính trong nước và quốc tế.Lãi suất đã được thay đổi từ chỗ khống chế lãi suất cho vay theo ngànhsang cơ chế lãi suất trần tín dụng và bỏ dần các mức chênh lệch khốngchế nhằm nâng cao tính tự chủ cho các ngân hàng

Năm 1992, NHNN đã thực hiện một bước đổi mới đáng kể về điềuhành chính sách lãi suất bằng việc chuyển từ cơ chế lãi suất âm sang cơchế lãi suất dương Có thể nói đây là bước khởi đầu, tạo cơ sở cho việctheo đuổi mục tiêu tự do hoá lãi suất và tạo đòn bẩy quan trọng để các

Trang 17

ngân hàng thương mại (NHTM) chuyển hoạt động kinh doanh từ thua lỗsang có lãi Trên cơ sở lãi suất thực dương, NHNN đã từng bước nới lỏngsự quản lý trực tiếp lãi suất của mình và trao dần quyền tự chủ về quyđịnh lãi suất cho các NHTM.

Bước sang năm 1996, NHNN đã tiến hành cải cách đáng kể tiếptheo về điều hành lãi suất thông qua việc tự do hoá lãi suất tiền gửi vàthực hiện quy định trần lãi suất cho vay Việc chỉ khống chế lãi suất chovay tối đa, không quy định lãi suất tiền gửi được thực hiện nhằm từngbước tiến tới tự do hoá lãi suất mà vẫn đảm bảo sự kiểm soát mặt bằng lãisuất của NHNN, phù hợp với sự phát triển của các công cụ hiện có Vớiquy chế này, các NHTM được phép tự do quy định mức lãi suất huyđộng, tự chủ hơn trong kinh doanh Song việc quy định trần lãi suất chovay có một số hạn chế nhất định do lãi suất nhiều khi không phản ánhđúng cung cầu vốn trên thị trường, không gắn liền với mức độ rủi ro củamón vay, gây nên sự méo mó trong phân bổ nguồn vốn tín dụng.

Từ tháng 8/2000, NHNN đã thực hiện bước đổi mới cơ bản về điềuhành lãi suất, thay thế cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng cơ chếđiều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng tiền Việt Nam, và cơchế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ NHNNcông bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo lãi suất cho vay thương mạiđối với khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tính dụng được lựachọn theo quyết định của thống đốc ngân hàng trong từng thời kỳ Trêncơ sở lãi suất cơ bản do NHNN công bố, tổ chức tín dụng (TCTD) ấnđịnh lãi suất cho vay đối với khách hàng theo nguyên tắc không vượt quámức lãi suất cơ bản và biên độ do NHNN quy định trong từng thời kỳ.Ngoài ra, NHNN đã có cơ chế chính thức liên hệ lãi suất đồng USD trongnước và lãi suất đồng USD quốc tế thông qua lãi suất đồng USD trên thịtrường tiền tệ Singapore.

6.1.2 Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng cũng có những thay đổi căn bản đáng kể theohướng tiến dần tới mục tiêu tự do hoá tín dụng thể hiện ở việc xoá bỏ cáchạn mức tín dụng Trước hết cần phải kể đến việc Chính phủ và NHNNđã ban hành các cơ chế tín dụng khá đồng bộ, tạo khuôn khổ hành langpháp lý ngày càng có tính hệ thống phù hợp với cơ chế thị trường, hạnchế tới mức thấp nhất bao cấp qua tín dụng và cơ chế “xin-cho”, từngbước tách tín dụng theo chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng của cácNHTM Các cơ chế tín dụng mới ngày càng được hoàn thiện theo hướngchỉ đưa ra các quy định mang tính nguyên tắc Theo đó các TCTD chủđộng tìm kiếm các dự án khá thi có hiệu quả và có khả năng trả nợ đểquyết định cho vay và tự chịu trách nhiệm về việc cho vay Phạm vi điềuchỉnh của cơ chế tín dụng cũng ngày càng mở rộng phù hợp với quy địnhcủa luật pháp.

Trang 18

Theo quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 ngày 25/8/2000 củathống đốc NHNN, quy chế cho vay mới được chỉnh sửa trên nguyên tắcthông thoáng về thủ tục nhưng vẫn đảm bảo an toàn hiệu quả của hoạtđông tín dụng, nâng cao năng lực kinh doanh của các TCTD Bên cạnhcác hình thức cho vay thông thường theo quy chế cho vay, Chính phủ vàNHNN đã ban hành một số văn bản quy định về một số hình thức cấp tíndụng khác như cho thuê tài chính, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu vàgiấy tờ có giá trị ngắn hạn….

Đặc biệt, để tạo môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng có hiệuquả, tháo gỡ các vướng mắc, nâng cao quyền tự chủ và trách nhiệm củacác TCTD trong việc quyết định cho vay, tạo lập sự bình đẳng giữa mọikhác hàng và mọi TCTD trong đảm bảo tín dụng, Chính phủ đã ban hànhNghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay củacác TCTD Theo đó, vấn đề bảo đảm tiền vay được quy định theo hướngbở sung thêm hình thức tín chấp… Thủ tục cấp tín dụng và đảm bảo tiềnvay được đổi mới theo hướng đơn giản hoá Việc đảm bảo tiền vay đốivới các khoản tín dụng ưu đãi theo chính sách của Nhà nước được tách rakhỏi tín dụng thương mại Ngoài ra, các TCTD được tự quyết định việcáp dụng các biện pháp bảo đảm hay không bảo đảm trong cấp tín dụngđối với từng khách hàng, không có sự chỉ định bắt buộc hay miễn trừ ápdụng biện pháp bảo đảm đối với từng loại TCTD và khách hàng của họ từphía Chính phủ.

Cho đến nay, cơ chế bảo đảm tiền vay cũng đã được ban hành kháhệ thống và đồng bộ Bên cạnh Nghị định 178 nêu trên, Chính phủ,NHNN và các Bộ ngành khác đã ban hành một số các văn bản liên quandến đảm bảo tiền vay như Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999“Về giao dịch bảo đảm”, Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000“Về đăng ký giao dịch đảm bảo”, Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày29/3/1999 “Về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,thừa kế quyền sử dụng đất, góp vốn bằng giá trị sử dụng đất” và cácThông tư hướng dẫn các Nghị định nêu trên.

6.1.3 Chính sách tỷ giá

a Về quản lý ngoại hối

Trong những năm qua, chính sách quản lý ngoại hối đã từng bướcđổi mới theo hướng tăng cường khả năng quản lý, kiểm soát ngoại hốicủa Nhà nước, thu hẹp dần phạm vi hoạt động của ngoại tệ Một loạt cácchính sách, quy định về quản lý ngoại hối và các hoạt động liên quan đếnngoại hối đã được ban hành và ngày càng hoàn thiện và hỗ trợ thực hiệnmục tiêu chính sách tiền tệ, tạo tiền đề thực hiện mục tiêu trên đất ViệtNam chỉ lưu hành đồng Việt Nam, hướng tới mục tiêu đồng Việt Nam trởthành đồng tiền có khả năng chuyển đổi và tự do hoá các giao dịch ngoạihối.

Ngày đăng: 27/11/2012, 10:52

Xem thêm: Tài chính Ngân hàng và sự phát triển

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Dự báo mức độ thiếu vốn và nhu cầu bổ sung vốn của các NHTMNN, giai đoạn 2005 - 2010 - Tài chính Ngân hàng và sự phát triển
Bảng 1 Dự báo mức độ thiếu vốn và nhu cầu bổ sung vốn của các NHTMNN, giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w