Các giải pháp về cải cách các chính sách tài chính

Một phần của tài liệu Tài chính Ngân hàng và sự phát triển (Trang 31 - 34)

1. Hoàn thiện chính sách tỷ giá

Để thực hiện một chính sách tỷ giá hối đoái thực sự hoạt động có hiệu quả và phát huy tác dụng của mình thì vấn đề đầu tiên là việc lựa chọn một chế độ tỷ giá phù hợp, đồng thời là việc xác định tỷ giá hợp lý; tiếp đó là các chính sách điều hành, điều chỉnh tỷ giá phải phù hợp với mục đích đặt ra

Thứ nhất, về lựa chọn và áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái

Chính sách tỷ giá Việt Nam hịên nay cần theo các định hướng sau: - Về chiến lược dài hạn, phải áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi

- Về chiến lược ngắn hạn và trung hạn cần áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà nước

Trên thực tế hiện nay có 2 chế độ phổ biến được IMF khuyến nghị có thể áp dụng cho các nước đang phát triển, đó là chế đọ tỷ giá “ biên độ- rổ tiền tệ- trượt”(Band-Basket-Crawl:BBC) và chế độ tỷ giá bình quân thị trường( Market Average Exchange Rate reglme: MAERR)

+ Chế độ tỷ giá “biên độ- rổ tiền tệ- trượt”, có 3 điểm nổi bật sau:Tỷ giá ngang giá được phép thay đổi theo thời gian, tỷ giá ngang giá được hình thành theo một rổ tiền tệ, bao gồm các đồng tiền chủ chốt khác nhau mà không phải là một đồng tiền duy nhất, Biên độ dao động xung quanh tỷ giá ngang giá đủ rộng cho tỷ giá trên thị trường có thể dao động.

+ Chế độ tỷ giá trung bình thị trường: Chế độ này dường như linh hoạt hơn hệ thống BBC với nghĩa là NHTW từ bỏ khả năng xác định tỷ giá mang tính chuyên quyền, nó cho phép lực lượng thị trường giữ vai trò quan trọng trong việc xác địng tỷ giá, tạo cho thị trường hoạt động có hiệu quả hơn.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng BBC là chế độ phù hợp hơn với tư cách là chế độ trung gian cho Việt nam hiện nay. BBC dường như thích hợp hơn trong các giai đọan trung gian tiến tới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi

Thứ hai, về xác định và điều chỉnh tỷ giá hối đoái

+ Về nguyên tắc khi áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi thì mức giá được hình thành dưới các tác động của các yếu tố thị trường. Tuy nhiên đối với Việt Nam hiện nay khi chúng ta lựa chọn chê độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý thì việc can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp kinh tế và hành chính nhằm xác lập tỷ giá phù hợp, thúc đẩy xuất khẩu và thu hút ĐTNN là cần thiết và quan trọng.

+ Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, việc tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát lạm phát đề duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu được ưu tiên hàng đầu. Việc thực hiện những mục tiêu này đều có liên quan chặt chẽ đến chính sách tỷ giá hối đoái.

+ Trước mắt điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa ngang bằng tỷ giá hối đoái thực. Song để tránh gây sốc cho thị trường, loại trừ hoạt động

đầu cơ, việc điều chỉnh phải được chuẩn bị chu đáo kỹ lưỡng và có những bước đi cẩn trọng, việc điều chỉnh cần được tiến hành theo một lộ trình có hoạch định trước.

2. Giải pháp cho chính sách lãi suất

+ Trong bối cảnh lãi suất đồng ngoại tệ đã được tự do hóa, thì đòi hỏi NHNN phải có những bước đi thích hợp để tiến tới tự do hóa lãi suất đồng nội tệ. Đó là cần tập trung phát triển thị trường tiền tệ: Hình thành và xây dựng cấu trúc các loại lãi suất chủ yếu trên thị trường tiền tệ như: lãi suất tái cấp vốn của NHNN; lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước và tín phiếu NHNN; lãi suất cho vay liên ngân hàng. Một khi các loại lãi suất này phát huy vai trò tích cực trong việc điều tiết lãi suất thị trường thì NHNN có thể loại bỏ cơ chế công bố lãi suất cơ bản để thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất.

+ Do thị trường tiền tệ đang trong quá trình hoàn thiện cho nên bước đi thích hợp cho tiến trình tự do hóa lãi suất đồng nội tệ hiện nay là nên thực hiện đối với lãi suất cho vay ngắn hạn, và NHNN vẫn phải duy trì cơ chế quản lý lãi suất cơ bản và biên độ giao dịch đối với lãi suất cho vay dài hạn.

+ Thời gian tới khi nền kinh tế có sự hội nhập hoàn toàn vào khu vực về kinh tế và tiếp đến là tài chính thì NHNN có thể thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất hoàn toàn, xóa bỏ chính sách lãi suất cơ bản và quản lý biên độ đối với lãi suất cho vay dài hạn đồng nội tệ. Đồng thời, NHNN sẽ tăng cường sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn và kết hợp với lãi suất thị trường mở để can thiệp và điều chỉnh lãi suất thị trường.

3. Giải pháp cho chính sách tín dụng

+ Vốn tín dụng nhà nước phải tập trung cho vay các chương trình, các dự án , mục tiêu theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiên vào một số ngành mũi nhọn, các vùng trọng điểm, các dự án đầu tư có khả năng tạo ra tăng trưởng kinh tế cao.Nândg cao khả nằn hỗ trợ của tín dụng nhà nước và trách nhiệm ncủa các đơn vị sử dụng vốn vay thông qua xác định mức vốn vay và lãi suất cho vay hợp lý; đặc biệt những dự án thuộc các ngành nghề, vùng miền cần khuyến khích nên được ưu tiên ở mức thấop hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại.

+ Giảm số lượng các chương trình tín dụng chỉ định, giảm tỷ lệ tín dụng phải chịu tác động của việc chỉ định và giảm mức độ trợ cấp lãi suất.

+ Mở rộng qui mô và tăng nhịp độ phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình để huy động vốn phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đổi mới phương thức và cơ chế hoạt động của Quỹ hỗ trợ và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho Quỹ chủ động huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển. Mở rộng quyền phát hành trái phiếu đầu tư cho các địa

phương thông qua các quỹ đầu tư phát triển ở địa phương để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Tài chính Ngân hàng và sự phát triển (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w