1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tại Công ty XNK Intimex

56 2K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 533,5 KB

Nội dung

Đổi mới và phát triển luôn là mục tiêu hàng đẩu của mỗi quốc gia nói chung,ở từng doanh nghiệp nói riêng. Nhưng trong bối cảnh hiện nay khi mà bất ổn về kinh tế, trính trị và quá trình toàn cầu ho

Trang 1

Lời mở đầu

Đổi mới và phát triển luôn là mục tiêu hàng đẩu của mỗi quốc gia nóichung,ở từng doanh nghiệp nói riêng Nhưng trong bối cảnh hiện nay khi mà bất ổnvề kinh tế, trính trị và quá trình toàn cầu hoá có tác động bất lợi đến nước ta Nhậnthức được điều này, ngay từ đầu Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ chương,chính sách nhằm tong bước đưa nền kinh tế hội nhập cùng xu thế quốc tế Một trongnhững biện pháp đó chính là thông qua xuất khẩu ở đây, xuất khẩu là một hoạtđộng có tác động trực tiếp đến kết quả của quá trính sản xuất kinh doanh Tư khiViệt Nam chính thức gia nhập khối ASEAN và tương lai gần (dự kiến là cuối năm2006) là một thành viên của WTO thì xuất khẩu càng trở nên đặc biệt quan trọng.Bởi nó cho phép ta có thể khai thác một cách tối đa lợi thế so sánh, đem lại nguồnthu ngoại tệ lớn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tiếp cận nhữngtiến bộ của khoa học công nghệ

Trong xu hướng vận động chung đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực củaViệt Nam thì mặt hàng nông sản đã và đang tạo ra nhiều công ăn việc làm, tận dụnglợi thế so sánh một cách có hiệu quả Hiện nay lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu mũinhọn đứng đầu của Việt Nam với hơn 80% lao động Từ một nước phải nhập khẩuvà cần có sự trợ giúp của liên hiệp quốc về an ninh lương thực thì trong những nămvừa qua hoạt động sản xuất lúa gạo của nước ta khá khởi sắc- diện tích, năng suet,sản lượng gạo tăng lên rõ rệt, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thựcquốc gia, giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động,… thúc đẩy phát triểnkinh tế đất nước Kết quả là, Việt Nam vươn lên đứng vị trí thứ hai trên thị trườngthế giới về xuất khẩu Tuy nhiên, vấn đề tồn tại lớn nhất ở Việt Nam là xuất khẩuvới số lượng lớn nhưng trị giá thực xuất khẩu thu về chưa cao; nguyên nhân sâu xalà do chất lượng gạo chưa được đẩy mạnh; điều này làm giảm sức cạnh tranh củamặt hàng này trên thị trường quốc tế Bởi thế, tạo nên sức đột phá về mặt chất lượng

Trang 2

gạo là yếu tố then chốt nhằm đảm bảo sự ổn định và bền vững trong hoạt động xuất

khẩu gạo của nước ta.

Là một doanh nghiệp Nhà nước tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tếtrước đây Công ty chỉ chú trọng nhập khẩu nhưng thời gian qua, Công ty XNKIntimex đang chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu trong đó có hàng nông sản chủ lực củamình, bao gồm cả mặt hàng gạo Tuy vậy thực tế cho thấy rằng, hiệu quả hoạt độngxuất khẩu gạo còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của Công ty Biểu hiện cụthể là số lượng gạo xuất khẩu chưa nhiều, chất lượng chưa cao dẫn đến số lượng

hợp đồng ngoại thương ký kết còn hạn chế Đó là do Công ty còn một số vướng

mắc trong hoạt động xuất khẩu nói chung và qui trình tổ chức thực hiện hợp đồngxuất khẩu gạo nói riêng như khó khăn trong công tác thu mua gạo xuất khẩu, thuhút vốn, nghiên cứu và mở rộng thị trường, đầu tư chiều sâu mặt hàng gạo,…; trongđó đặc biệt bức xúc là khâu thu mua gạo xuất khẩu trong qui trình tổ chức thực hiện

hợp đồng làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng Bởi vậy, xem xét thực trạng của

Công ty, rút ra các nguyên nhân tồn tại để từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu thựcsự cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩugạo, là tiền đề góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo vị trí vững chắc của Côngty trên thị trường quốc tế.

Trong quá trình thực tập tại công ty và các lý do đã đưa ra em xin trình bầy

chuyên đề này với đề tài “ Hoàn thiện việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tạiCông ty XNK Intimex ”

Bài viết này có thể thực hiện và hoàn thiện được là nhờ tới sự giúp đỡ, chỉ bảo

tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc và các anh chị tại

Công ty Vì thời gian và năng lực còn hạn chế khiến bản chuyên đề này khó tránhđược những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiên từ phía Thầy vàcác anh chị trong Công ty để nội dung được hoàn thiện hơn nữa Một lần nữa emxin trân thành cảm ơn.

Trang 3

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế của các bên có trụ sở kinh doanh

ở những quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là nhà xuất khẩu chuyển giaoquyền sở hữu hàng hoá cho bên kia gọi là nhà nhập khẩu; bên này nhận hàng và trảtiền hàng Thực chất, xuất khẩu là hoạt động sản xuất hàng hoá tại một nước và đembán sang nước khác; chủ thể thực hiện hoạt động này được gọi là nhà xuất khẩu.

Theo lệnh số 10/2005/L-CTN ngày 27-6-2005 của chủ tịch nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam về việc công bố Luật thương mại mới, có hiệu lực thi hànhtừ ngày 01-01-2006 thay cho Luật thương mại ngay 10-05-1997 Tại Điều 28 có nêu

“xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc từkhu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêngtheo quy định của pháp luật.”

2- Vai trò của xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.2.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân.

Trang 4

Trong cơ cấu kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới thì hoạt động xuấtkhẩu luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng Nó phản ánh tốc độ phát triển kinh tếxã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất Mà cụ thể ở đây là:

Thứ nhất: Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Từ đó kết hợp

hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, góp phần tạo ranhững biến chuyển tốt để giải quyết những vấn đề còn bức xúc trong xã hội

Thứ hai: Tăng thu ngoại tệ tạo nguồn vốn cho đất nước và cho cả nhập khẩu,

phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đồng thời cải thiện cáncân thanh toán, cán cân thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ cho ngân sách nhà nước vàqua đó tăng khả năng nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị tiên tiến hiện đạithay thế cho những thiết bị lạc hậu còn đang sử dụng để phục vụ cho sự phát triểnkinh tế đất nước.

Thứ ba: Xuất khẩu tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh Nhờ có cạnh tranh đã thúc

đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ để có thể cung cấp những sản phẩm dịchvụ có chất lượng cao tạo ra năng lực sản xuất mới Mặt khác cũng giúp cho ta biếtvà phát huy được các mặt hàng có thế mạnh của mính.

Thứ tư: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu, nâng cao uy tín và vị

thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế Khi hoạt động xuất khẩu xuất phát từ nhucầu thị trường thế giới thì nó sẽ góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếhướng nội sang hướng ngoại Thúc đẩy sản xuất phát triển thể hiện ở một số điểmsau:

+ Mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất góp phần nâng cao nănglực sản xuất trong nước.

+ Tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ làm cho sản xuất phát triển và ổnđịnh.

+ Tạo ra những tiền đề kinh tế kĩ thuật hiện đại.

+ Thông qua xuất khẩu, sản phẩm Việt Nam có thể tham gia vào thị trườngcạnh tranh thế giới Do vậy bắt buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn

Trang 5

thiện cơ cấu sản phẩm để thích nghi với điều kiện thị trường ngày càng yêu cầu caohơn và đòi hỏi khắt khe hơn.

+ Tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển, đồng thời kéo theo cácngành liên quan phát triển theo.

2.2 Vai trò của xuất khẩu đối với từng doanh nghiệp.

Xuất khẩu là phương thức xâm nhập và tiếp thị trường quốc tế đầu tiên đối vớibất kỳ doanh nghiệp nào Nhu cầu của con người ngày càng chuyển biến đi lên,sâu rộng cùng với xu thế toàn cầu hoá, hợp tác hoá trên toàn thế giới là động lực tolớn thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm các cơ hội, điều kiện thuậnlợi từ môi trường bên ngoài Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tếở Việt Nam, với kinh nghiệm và nguồn lực còn hạn chế, hoạt động kinh doanh theocon đường “xuất khẩu” giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanhnhư sau

Một là, xuất khẩu thúc đẩy và mở rộng hoạt động sản xuất: Nhờ vào việc

khai thác hiệu quả nguồn nội lực và phát huy lợi thế so sánh của doanh nghiệptrong nước so với các doanh nghiệp nước ngoài như đội ngũ lao động dồi dào vớichi phí rẻ; nguồn tài nguyên trong nước phong phú, sẵn có, hoạt động xuất khẩutừng bước được hoàn thiện và nâng cao đáp ứng mục tiêu kinh doanh của doanhnghiệp.

Hai là, xuất khẩu tạo tiền đề nâng cao năng lực kinh doanh của doanhnghiệp: Tiếp cận và gắn liền thị trường nước ngoài, doanh nghiệp có thể học hỏi,

tiếp thu kiến thức mới, đúc kết kinh nghiệm kinh doanh cần thiết Quan trong hơn làtránh vấp phải các vụ kiện như các năm vưa qua chúng ta đã bị vấp phải

Ba là, xuất khẩu góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, tạo dựngvà củng cố uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài: Cácdoanh nghiệp ngoại thương nếu như biết chú trọng áp dụng công nghệ tiên tiến, các

tiêu chuẩn quốc tế; phương thức quản lý hiệu quả và đặt yếu tố chất lượng lên hàng

Trang 6

đầu nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng nước ngoài thì vai trò mục tiêu thứ

3 chắc chắn sẽ đạt được.

Bốn là, xuất khẩu giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế: dựa trên

cơ sở tăng doanh thu theo qui mô xuất khẩu, từ đó góp phần tăng lợi nhuận theomục tiêu doanh nghiệp đề ra Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh

thì đều hường tới cái đích cuối cùng là lợi nhuận Một mặt để duy trì sự tồn tại, mặt

khác ngày càng mở rông quy mô sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu muốn thựchiện được điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao uy tín, vịthế; luôn luôn phải đổi mới công nghệ kết hợp phương thức kinh doanh hợp lý cóhiệu quả.

2.3 Vai trò thực hiện hợp đồng xuất khẩu đối với doanh nghiệp.

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, ở lĩnh vực xuất khẩu bất kìdoanh nghiệp nào cung muốn có được thật nhiều hợp đồng Để có nó đã khó nhưngthực hiện nó còn là vấn đề khó hơn Thể hiện ở những điểm sau;

- Thực hiện hợp đồng sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cũng như doanhthu cho doanh nghiệp.

- Nếu làm tôt và chính xác nhứng gì đã kí trong hợp đồng thứ nhất cònmang lại uy tín cho các hợp đồng tiếp sau Với tình hình kinh tế hiện nay thì uy vàđộ tin cậy của bận hàng luôn là yếu tố quan trọng Đó sẽ là lợi thế cạnh tranh củabất kì doanh nghiệp nào trong việc chay đua tìm kiếm hợp đồng mới.

II- thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá

1- Sơ đồ thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa.

Trang 7

1.1 Ký kết hợp đồng xuất khẩu.

Hợp đồng xuất khẩu là loại hàng xuất khẩu mua bán đặc biệt, trong đó ngườibán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu một loại hàng hoá nhất định, với một khốilượng cụ thể cho người mua, còn người mua có nghĩa vụ trả cho người bán mộtkhoản tương đương với gía trị lô hàng bằng một phương thức thanh toán nào đó

Về thực chất hợp đồng xuất khẩu là một thoả thuận, về các điều kiện mua bánhàng hóa như: tên hàng , khối lượng hàng, chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng,điều kiện thanh toán giữa các doanh nghiệp và các khách hàng cụ thể Nhữngthoả thuận này, được thể hiện bằng các hình thức văn bản nhất định.

Về mặt pháp lý hợp đồng xuất khẩu là căn cứ pháp lý, rằng buộc các bên thựchiện các nghĩa vụ của mình, cũng như được hưởng các quyền lợi nhất định Chínhvì vậy mà, trước khi ký kết hợp đồng doanh nghiệp phải xem lại các điều khoảntrứơc khi ký kết hợp đồng.

1.2 Giục mở L/C (Nếu có)Giục mở L/C

(nếu có)

Xin giấy phép XK

Chuẩn bị nguồn hàng

Làm thủ tục hải quan

Thuê tàu và

mua bảo hiểmKiểm trahàng hoá

Giao hàng lên tàu

Làm thủ tục

thanh toánGiải quyết khiếu nạiKý kết hợp

đồng XK

Trang 8

Nếu hợp đồng qui định việc thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từtrong hợp đồng, doanh nghiệp xuất khẩu cần nhắc nhở, đôn đốc bên nhập khẩu mởthư tín dụng (L/C- Letter of credit) đúng thời hạn Chỉ khi người mua mở L/C mớithể hiện rõ ý chí thực sự muốn nhận hàng và thanh toán tiền hàng doanh nghiệp tiếnhành và đẩy nhanh các khâu tiếp theo trong hợp đồng.

1.3 Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá.

Muốn thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, doanh nghiệp phải có giấyphép xuất khẩu hàng hoá Giấy phép xuất khẩu là một loại công cụ quản lý của cácnước về các hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Trước khi muốn xuất khẩudoanh nghiệp phải xin giấy phép xuất khẩu Tại điêu 28 khoản 3 luật thương mại2005 viết “Căn cứ vào các điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ướcquốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chình phỉ quy địnhcụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu và danh mục hàng hoá được xuất khẩutheo giấy phép của cơ quan nhà nước có thầm quyền và thủ tục cấp giấy phép” Quyđịnh này không áp dung với các mặt hàng quản lý riêng: sách, gạo, chất nổ, ngọctrai, kim loại, tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm, vũ khí và đồ cổ.

Việc cấp giấy phép do Bộ Thương Mại và Tổng cục Hải quan tiến hành Bộhồ sơ xin phép xuất khẩu của doanh nghiệp, về cơ bản gồm: hợp đồng thương mại,phiếu hạn ngạch (nếu hàng thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch), giấy báo trúng thầucủa Bộ Tài chính (nếu là hàng xuất khẩu trả nợ nước ngoài),…

Nếu hàng xuất khẩu qua nhiều cửa khẩu, cơ quan Hải quan sẽ cấp cho doanhnghiệp ngoại thương một phiếu theo dõi Mỗi khi hàng thực tế được giao nhận ởcửa khẩu đó sẽ trừ lùi vào phiếu theo dõi.

1.4 Chuẩn bị nguồn hàng.

Thu gom tập trung thành lô hàng xuất khẩu : Doanh nghiệp tiến hành thu

gom hàng hóa từ nhiều chân hàng Cơ sở để tiến hành thu gom hàng hoá là hợpđồng kinh tế được ký kết giữa doanh nghiệp và chân hàng.

Trang 9

Đóng gói bao bì xuất khẩu: Việc đóng gói bao bì căn cứ theo yêu cầu trong

hợp đồng đã ký kết, nó có ý nghĩa rất quan trọng, với quá trình kinh doanh bao bìvừa phải đảm bảo chất lượng của hàng hoá, vừa thuận tiện cho quá trình vận chuyểnbốc xếp hàng hoá, tạo ấn tượng và làm cho người mua có cảm tình với hàng hoá củadoanh nghiệp.

Kẻ ký mã hiệu hàng hoá xuất khẩu : Ký hiệu bằng chữ hay số, hình vẽ được

ghi ở mặt ngoài bao bì để thông báo thông tin cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ,bảo quản.

1.5 Kiểm tra nguồn hàng xuất khẩu.

Đây là công việc cần thiết và quan trọng, nhờ nó mà quyền lợi của khách hàngđược bảo đảm, ngăn chăn kịp thời những hậu quả sấu, phân định trách nhiệm củacác khâu trong quá trình sản xúât, cũng như quá trình tạo nguồn hàng xuất khẩu vànhà sản xuất trong quá trình mua bán

Trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp phải có trách nhiệm kiểm tra phẩm chất,khối lượng, bao bì của hàng hóa.

1.6 Thuê tàu và mua bảo hiểm.

Trong qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, công việc này có thể được thựchiện hoặc không thực hiện Căn cứ để quyết định nghĩa vụ thực hiện các nghiệp vụnày của doanh nghiệp và mức độ thành công, đó là dựa vào các yếu tố như: điềukiện cơ sở giao hàng, đặc điểm hàng hoá và điều kiện vận chuyển.

Trang 10

* Trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quanđược khai và gửi hồ sư hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hảiquan.

Bước 2 Xuất trình hàng hoá: đây là bước làm thủ tục hải quan tiếp theo.

Doanh nghiệp cần sắp xếp hàng hoá xuất khẩu, phương tiện vận tải đến địa điểmquy định; sau đó tiến hành việc mở, đóng các kiện hàng nhằm tạo điều kiện cho cánbộ hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải;

Bước 3 Thực hiện các quyết định của hải quan: dựa vào các quyết định

của cán bộ hải quan, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc: thông quan vôđiều kiện, thông quan có điều kiện (sau khi sửa chữa, bao gói lại,…), thông quansau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định củapháp luật.

1.8 Giao hàng

Giao hàng có thể được thực hiện theo đường biển, đường không, đường thuỷ,đường sắt, đường ống, đường ô tô Hiện nay, ở nước ta hàng xuất khẩu chủ yếuđược giao bằng đường biển, đường không và đường sắt Trong đó, giao hàng theođường biển quan trọng hơn cả.

1.9 Làm thủ tục thanh toán.

Công việc này là dấu hiệu kết thúc quá trình thực hiện hợp đồng Hiệu quảhợp đồng cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộckhông nhỏ vào chất lượng của việc thanh toán Nó đảm bảo cho người xuất khẩuthu được tiền về và người nhập khẩu nhận được hàng hoá, phản ánh rõ nét lợi íchcác bên.

Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán, bao gồm: tỷ giáhối đoái, phương thức thanh toán và điều kiện bảo đảm hối đoái Trong đó, phươngthức thanh toán đóng vai trò then chốt Hiện nay, hai phương thức được áp dụng

chủ yếu là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, phương thức nhờ thu

Trang 11

Phương thức nhờ thu (Collection of Payment) là phương thức thanh toán trong

đó, người bán sau khi giao hàng hoá và dịch vụ sẽ uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiềnhàng hoá hay dịch vụ đó

Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit) là sự thoả thuận trong

đó một ngân hàng (gọi là ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu bên mua (bênnhập khẩu) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởnglợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba này ký pháttrong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng bộ chứngtừ thanh toán phù hợp với các qui định đề ra.

Ngoài ra để đảm bảo thời gian trả tiền, không đọng vốn ở nước ngoài còn có

phương thức thư bảo đảm thanh toán (Letter of Guarantee) là phương thức mà

trong đó, ngân hàng theo yêu cầu của người nhập khẩu phát hành một chứng thư

đảm bảo thanh toán cho người hưởng lợi (người xuất khẩu) trong trường hợp

người được bảo lãnh (người nhập khẩu) không trả tiền.

1.10 Giải quyết khiếu nại.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu bị khiếu nại, doanh nghiệpxuất khẩu hàng cần nghiêm túc, thận trọng xem xét yêu cầu của bên nhập khẩu.Việcgiải quyết nên diễn ra nhanh, hợp tình hợp lý.

* Cách thức giải quyết được thực hiện như sau:

- Hai bên cùng giải quyết, thoả thuận với nhau Nếu lỗi thuộc về bên xuấtkhẩu, doanh nghiệp có thể sử dụng một số biện pháp như giao hàng thiếu, giảm giáhàng,…Nếu không có lỗi, doanh nghiệp cần bình tĩnh và nhanh chóng giải thích chophía bên kia với mục đích là sau đó, hai bên vẫn duy trì tốt mối quan hệ kinh doanh.- Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thoả đáng, hai bên có thể gửi đơn kiệntại Hội đồng trọng tài để giải quyết.

III- Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá nói chung và mặt hàng gạo nói riêng.

Trang 12

1.Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá nóichung.

1.1 Các yếu tố khách quan.a/ Hệ thống chính sách- luật pháp

Với tư cách là các chủ thể kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trườngcó sự điều tiết quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp buộc phải chấp nhận vôđiều kiện nhóm nhân tố này để có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu Một sốnhân tố điển hình ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu củadoanh nghiệp như thuế quan, hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu…bỗng nhiên thay đổisau khi hợp đồng được kí thì nhiều khí chúng không còn có thể thực hiện được nữa

b/ Các quan hệ kinh tế quốc tế

Thương mại quốc tế là hoạt động hướng ra thị trường nước ngoài với các hệthống chính trị, văn hoá, phong tục, tập quán,…khác nhau Do vậy, khi thực hiệnmột hợp đồng nào đó chúng ta cũng cần phải xem xét đến các yếu tố này.

Mặt khác, sau khi kí hợp đồng đang trong khoảng thời gian thực hiện lại lẩysinh mâu thuẫn trong quan hê kinh tế giữa nước có đơn vị xuất khẩu và nước có đơnvị nhập khẩu Thì ngay lập tức có thể hợp đồng đó bị huỷ bỏ do chính sách cấm vậncủa một hoặc cả hai nước đó đưa ra.

c/ Tình hình chính trị trong và ngoài nước

Tình hình kinh tế- chính trị trong và ngoài nước tác động đến hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá trong việc thực hiện hợp đồng nói chung gồm các yếu tố như chiếntranh, nội chiến,…Song đặc biệt quan trọng là năng lực cung trong nước (VD:lượng cung bỗng nhiên không đủ để đáp ứng về số lượng, chất lượng…như tronghợp đồng) và cầu về mặt hàng xuất khẩu ở thị trường nước ngoài ảnh hưởng rất lớnđến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ngoại thương.

d/ Tác động của hệ thống ngân hàng- bảo hiểm- vận tải và hải quan

Trang 13

Sự vận động của hệ thống ngân hàng- bảo hiểm- vận tải và hải quan với thựcsự có ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá của các doanhnghiệp do mối quan hệ chặt chẽ của các yếu tố này với các khâu thực hiện cụ thểtrong quy trình này.

e/ Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng và các yếu tố khác

Theo khía cạnh khác, nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩukhông thể không đề cập đến hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng như giao thông, hệthống thông tin thương mại, bưu chính viễn thông,…Sự phát triển của hệ thống nàygóp phần không nhỏ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh

doanh quốc tế Các yếu tố này sẽ tác động đến tốc độ thực hiện hợp đồng.1.2 Các yếu tố chủ quan.

Bên cạnh các yếu tố khách quan thuộc môi trường kinh doanh bên ngoàidoanh nghiệp, các yếu tố bên trong có vai trò tương đương Nếu các yếu tố bênngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp, thì ngược lại, các yếu tố bêntrong chính là “ nguồn tài sản quí giá” duy trì và đảm bảo sự tồn tại và phát triểncủa bất kỳ doanh nghiệp nào, cụ thể là

* Nguồn vốn

Đối với tất cả các doanh nghiệp thì nguồn vốn luôn là yếu tố khởi nguồn quantrọng Nguồn vốn dành cho hoạt động hướng về xuất khẩu lớn hơn rất nhiều so vớisản xuất trong nước do đầu tư xây dựng cơ bản nhà xưởng, kho tàng; mua sắm thiếtbị máy móc tiên tiến; hay thu mua nguồn nguyên liệu chất lượng tốt Hơn thế nữa,một lượng vốn không nhỏ dành cho hoạt động tái mở rộng sản xuất, nghiên cứu vàphát triển kinh doanh, giúp tạo ra sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao đáp ứng nhucầu thị trường nước ngoài Như vậy, có thể thấy rằng, việc huy động và sử dụng vốncó hiệu quả sẽ đảm bảo cho dòng vận động hàng xuất khẩu được chuyển biến liêntục, ổn định và mạnh mẽ.

* Trình độ kiến thức chuyên môn của đội ngũ lao động

Trang 14

Yếu tố này hiện nay cũng là mối quan tâm của các doanh nghiệp khi muốnđẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu Một doanh nghiệp không thể đạt hiệu quảcao trong kinh doanh xuất khẩu khi nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ còn kém, khảnăng thông hiểu ngôn ngữ và ý đồ của khách hàng chưa cao,…Do đó, một trongnhững thế mạnh của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là biếtquan tâm nhiều hơn đến nhân tố con người.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật

Nhóm yếu tố này bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị công nghệ,…ảnhhưởng trực tiếp đến năng xuất, chất lượng hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp.Với một dây chuyền sản xuất tiên tiến phù hợp giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chiphí nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, do đó, góp phần nâng cao hiệuquả kinh doanh hàng xuất khẩu và ngược lại.

* Ngoài các yếu tố nêu trên, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp còn chịu tác

động của các nhân tố khác như yếu tố quản lý, tổ chức hành chính…

2.Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo nói riêng.

Các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng; tácđộng theo hai hướng tích cực và tiêu cực đến thực hiện hợp đồng xuất khẩu hànghoá nói chung và mặt hàng gạo nói riêng Tuy nhiên, với tư cách là một bộ phận

riêng biệt, độc lập; thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo còn chịu tác động của nhómyếu tố riêng Điều này biểu hiện cụ thể như sau:

2.1 Nhóm yếu tố khách quan, bao gồm:

- Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên như: khí hậu, địa hình, lũ lụt, hạn hán…- Tình hình sản xuất trong nước: liên quan đến các vấn đề như khả năng cung

ứng gạo xuất khẩu, giá thu mua gạo trong nước,…Ngoài ra, các khâu sản xuất- chếbiến và bảo quản gạo xuất khẩu không kém phần quan trọng, trong đó gồm một sốkhía cạnh đặc trưng như: kỹ thuật sản xuất (cấy giống, gặt hái, đập tuốt, chế biến,bảo quản…), cơ sở vật chất ( máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, hệ thống thuỷ

Trang 15

lợi, ), trình độ lao động Yếu tố này ảnh hưởng đến các điều kiện đã kí trong hợpđống.

- Cơ chế, chính sách điều hành xuất khẩu gạo

- Hệ thống chính sách hỗ trợ khác như: chính sách khoa học- công nghệ,

chính sách khuyến khích đầu tư và sản xuất gạo xuất khẩu.

- Tình hình chính trị: chiến tranh, nội chiến, an ninh lương thực của quốc gia

xuất khẩu…

Ngoai ra hợp đồng khi thực hiện còn chịu ảnh hưởng bởi các bước như: xingiấy phép xuất khẩu co thuân lợi; nơi làm thủ tục hải quan có dễ, đơn giản haykhông; nguồn hàng cung ứng có đủ về số lượng và chất lượng…

2.2 Nhóm yếu tố chủ quan.

Kết quả của các khâu nghiệp vụ giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng xuấtkhẩu gạo đều ảnh hưởng đến khâu thực hiện hợp đồng nói riêng và hoạt động xuấtkhẩu gạo của doanh nghiệp ngoại thương nói chung Bởi nếu như các khâu trên màgiải quyết tốt thì việc thực hiện nó sau khi kí kết sẽ trở nên thuận lợi hon cho bênxuất khẩu Và tốc độ tiến hành cũng nhanh hơn rất nhiêu.

Mặt khác còn có các yếu tố bản thân doanh nghiệp chuẩn bị nguồn hàng (đủ sốlượng chất lượng); phương tiện vận chuyển và bảo quản; nguồn vốn lưu động đểthực hiện hợp đồng có đáp ứng được hay không…

Chương II

Thực trạng việc thực hiện

hợp đồng xuất khẩu gạo của công ty XNK INTIMEXI- Tổng quan về công ty xuất nhập khẩu Intimex

1 Lịch sử ra đời và sự phát triển của công ty.

Công ty xuất nhập khẩu Intimex ngày nay, tiền thân là Công ty xuất nhập khẩuhàng hoá nội thương và hơp tác xã, trực thuộc Bộ Nội thương (nay là Bộ Thương

Trang 16

mại) Công ty được thành lập theo quyết định 217 TTg ngày 23 tháng 6 năm 1979của Thủ tướng Chính phủ và quyết định 58/NT-QĐ ngày 10 tháng 8 của Bộ Nộithương.

Những ngày đầu thành lập cơ sở vật chất còn thiếu thốn, về tổ chức gồm có mộtgiám đốc và 20 cán bộ công nhân viên nhưng bằng nghị lực và ý chí vươn lên đãnhanh chóng xáo đi sự trở ngại của cơ chế xơ cứng thời bao cấp, Ban lãnh đạo Côngty, đã mạnh dạn đề xuất với Bộ nội thương và Nhà nước cho Intimex được thựchiện cơ chế tự cân đối tự trang trải trong kinh doanh, thay cho cơ chế bù chênh lệchngoại thương là cơ chế thông lĩnh các hoạt động xuất nhập khẩu thời bấy giờ Chọnphương thức này là một cuộc cách mạng, một bước ngoặt đối với Intimex, chấpnhận một thử thách lớn lao.

Để giải đáp bài toán nan giải trên, Intimex đã vận dụng tinh thần Nghị định40CP, đi vào khai thác khu vực kinh tế tập thể (các hợp tác xã) để khơi dậy tiềmnăng tiềm ẩn dồi dào, bị hạn chế và kìm hãm trong cơ chế quan liêu bao cấp Hướngđi này đã tạo được công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, phát triển nhiều ngànhnghề xuất khẩu Nhờ có trao đổi hàng hóa mà hàng năm Intimex đã mang về chođất nước trong giai đoạn này một nguồn hàng tiêu dùng phong phú đa dạng, bổ sungcho nhu cầu tiêu dùng trong nước, góp phần cân đối cho ngành Nội thương

Sự thành công này một lần nữa được Nhà nước khẳng định, năm 1986 Chínhphủ đã quyết định xếp Intimex vào hàng các Tổng công ty lớn của Bộ Nội thương,Intimex đứng ngang hàng với các Tổng công ty lớn, lâu năm trong ngành (chứcnăng nhiệm vụ được hoàn thiện hơn ) và năm 1988 Nhà nước tặng thưởng Huânchương lao động hạng 3 cho Tổng công ty.

Tháng 7 năm 1987 Bộ Nội thương sát nhập công ty Hữu nghị vào Tổng Công tyIntimex, phạm vi hoạt động của Tổng công ty lại càng được mở rộng, nhiều chứcnăng mới mẻ được bổ sung như: bán hàng thu ngoại tệ mạnh, chi trả kiều hối, kinhdoanh nội địa, hoạt động dịch vụ… Trong 2 năm 1988 – 1989 từ chỗ quan hệ vớicác thị trường truyền thống, Intimex đã dần đặt chân vào rất nhiều thị trương mới.

Trang 17

Bước vào những năm đầu thập niên 90, cơ chế quản lý kinh tế quan liêu bao cấpbị xoá bỏ, Intimex cũng như các doanh nghiệp trong cả nước được cởi trói, mạnhdạn tự tin bước vào nền kinh tế thị trường Song tại thời điểm này tình hình trính trịthế giới hết sức phức tạp, hệ thống phe XHCN bị khủng hoảng trầm trọng Năm1991 Liên Xô sụp đổ khối Sev tan rã, các lợi thế kinh doanh trao đổi hàng hoá nộithương và hợp tác xã của Intimex cáo chung, các ưu đãi về bán hàng thu ngoại tệphục vụ cho đối tượng miễn thuế tai Quyết định 156CP của Chính phủ cũng chấmdứt.

Năm 1993 Bộ thương mại sắp xếp lại doanh nghiệp, tách Tổng công ty xuấtnhập khẩu nội thương và hợp tác xã Intimex thành 2 đơn vị là Công ty Intimex HàNội và Công ty Intimex Thành phố Hồ Chí Minh, sự chia tách này làm cho Công tyIntimex Hà Nội đã khó khăn lại càng thêm khó khăn.

Quý II năm 1995, Bộ thương mại hợp nhất Công ty Intimex và Công ty

Gesevina thành 1 đơn vị và tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán cho các đơn vị phòngban Cơ chế khoán gọn bắt đầu được áp dụng từ năm 1996 đã góp phần phát huyđược tính chủ đông sáng tạo năng động trong kinh doanh, phá vỡ thế bế tắc trì trệcủa cơ chế quan liêu bao cấp đã giúp cho hoạt động kinh doanh của Công ty gắn vớithị trường, đem lại kết quả nhất định, duy trì đươc sự phát triển của Công ty, đảmbảo đời sống của cán bộ công nhân viên.

Quý IV năm 1998, đây là thời kỳ Công ty vô cùng khó khăn Cơ sở vật chất

Công ty sau nhiều năm hoạt động không được tu sửa xuống cấp nghiêm trọng,nguồn vốn nhỏ hẹp không đủ để kinh doanh lớn, hoạt động chủ yếu là xuất nhậpkhẩu uỷ thác Mặt khác trình độ cán bộ công nhân viên đại bộ phận chưa thích nghiđược với cơ chế thị trường, thiếu năng động, sáng tạo trong kinh doanh Các chínhsách của nhà nước tuy có cởi mở nhưng đang trong giai đoạn hoàn thiện còn nhiềubất cập

Đứng trước nguy cơ tụt hậu, ngày 29/9/1998 Ban Giám đốc và Ban chấphành Đảng uỷ đã tổ chức Hội nghị cán bộ bàn về định hướng phát triển Công tytrong thời gian tới Tại Hội nghị này Công ty đã ban hành quy chế tạm thời về đẩy

Trang 18

mạnh xuât khẩu để tạo điều kiện cho các đơn vị và các phòng kinh doanh yên tâm tổchức thực hiện.

Có thể nói giai đoạn từ 1999 đến 2003 là giai đoạn phát triển và tăng trưởngmạnh mẽ của Công ty và được đánh giá là doanh nghiệp hàng đầu của Bộ thươngmại Trong giai đoạn này, Công ty ngày càng hoàn thiện, giữ vững và đẩy mạnhhoạt động xuất khẩu, kinh doanh nội địa và sản xuất Cùng vói sự lớn mạnh về kinhtế, Công ty ngày càng phát triển về quy mô và lĩnh vực kinh doanh.

Năm 2002 là năm mà công ty phải hoàn thiện một loạt các dự án nằm trongđịnh hướng Ban giám đốc và Ban chấp hành Đảng uỷ thống nhất ý chí hành độngquyết tâm lãnh đạo Công ty khắc phục các khó khăn tồn tại đẩy mạnh việc thực hiệncác dự án đầu tư nằm trong hoạch định để sớm đưa vào khai thác kinh doanh sảnxuất, đồng thời Công ty cũng đề ra các biện pháp thực hiện các chương trình kháccủa định hướng như đầu tư cơ sở vật chất để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, đầu tưphát triển ngành hàng thuỷ hải sản, đầu tư phát triển kinh doanh thị trường trongnước…

Như vậy kể từ ngày thành lập, Công ty Intimex đã trải qua biết bao thăngtrầm với bốn lần đổi tên cho phù hợp với quá phát triển và hoàn thiện về mọi mặt:

- Công ty XNK nội thương và HTX- Tổng công ty XNK nội thương và HTX

- Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội- Công ty XNK dịch vụ thương mại – Bộ thương mại

- Năm 2000 được đổi thành Công ty xuất nhập khẩu Intimex

Hiện nay:

+ Tên giao dịch đối ngoại của Công ty là:

INTIMEX-IMPORT-EXPORT CORPORATION + Tên điện tín là: INTIMEX

+ Trụ sở chính của Công ty đặt tại 96 Trần Hưng Đạo- Quận Hoàn Hà Nội.

Trang 19

+ Bảng 1: thồng tin cần biết về Intimex:

STT Hoạt động của Công ty với Đặc điểm thông tin

1 - Số đăng ký KINH DOANH 110002

Trinh-Hà Nội-Việt Nam)

2 Chức năng và nhiêm vụ của Công ty Intimex.2.1 Chức năng

Công ty có 4 chức năng chủ yếu như sau:

* Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm,

hải sản, thực phẩm chế biến,… do Công ty sản xuất, gia công, chế biến, hoặc liêndoanh, liên kết tạo ra.

* Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu: các mặt hàng như vật

tư nguyên liệu, vật liệu xây dựng, hàng may mặc sẵn, phương tiện vận tải thựcphẩm và hàng tiêu dùng và cả chuyển khẩu tạm nhập tái xuất.

* Tổ chức sản xuất lắp ráp, gia công, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư

với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêudùng

Trang 20

* Dịch vụ: phục vụ người Việt Nam định cư ở nước ngoài (chi trả kiều hối),

kinh doanh nhà hàng, khách sạn du lịch, bán buôn và bán lẻ các mặt hàng thuộcphạm vi công ty kinh doanh sản xuất, gia công và lắp ráp.

Trong các chức năng trên, chức năng kinh doanh thương mại là chính, cấchoạt động khác mang tính hỗ trợ để thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại.

2.2 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ trươc đây của Intimex là kinh doanh xuất nhập khẩu dưới hình thứctrao đổi hàng hoá nội thương và hợp tác xã với các nước XHCN anh em và một sốnước khác Còn hiện nay doanh nghiệp đã có những nhiệm vụ chủ yếu như sau:

* Xây dựng và tổ chức các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất kinhdoanh xuất nhập khẩu, gia công, lắp ráp, kinh doanh thương mại, dịch vụ khách sạndu lịch, siêu thị…

* Xây dựng các phương án kinh doanh sản xuất và dịch vụ phát triển theomục tiêu và chiến lược của công ty.

* Tổ chức nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ kỹ thuật,cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng.

* Chấp hành pháp luật Nhà nước, thực hiện chế độ chính sách quản lý và sửdụng tiền vốn, tài sản, nguồn lực, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, bảo toàn vốnvà phát triển, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

* Thực hiện mọi đầy đủ cam kết trong hợp đồng kinh tế ký kết với các tổchức nước ngoài và trong nước.

* Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viênchức theo pháp luật, chính sách của Nhà nước và sự quản lý phân cấp của Bộ đểthực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, chăm lo đời sống, tạo điềukiện thuận lợi cho người lao động và thực hiện vệ sinh môi trường, thực hiện phânphối công bằng.

Trang 21

Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự antoàn xã hội theo qui định của pháp luật, phạm vi quản lý của công ty.

Trang 22

P Tổ ChứcCán Bộ & LĐ

Tiền Lương

P Tài Kế ToánVăn phòng

Chính-P.K.Tế TổngHợp

P.Quản Trị

P.Thông.Tin&Tin Học

Phòng nghiệpvụ kinh doanh

Phòng nghiệpvụ kinh doanh

C.N IntimexHải PhòngC.N Intimex

Nghệ An

C.N Intimex ĐàNẵng

C.N IntimexHồ Chí Minh

C.N IntimexĐồng Nai

C.N IntimexMát-xco-va

Trung Tâm TMIntimexX.Nghiệp May

XN xe máyIntimex

XN KD tổnghợp Intimex

XN KD tổnghợp Intimex

Tây NinhXN KD tổng

hợp IntimexĐồng Nai

XN chế biếnnông sản XK

Nhà máy sảnxuất tinh bột

Trang 23

Bảng 2: Kết quả kinh doanh chung

Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp của công ty

=> Thông qua bảng số liệu ta có những nhận xét sau:

- Doanh thu của INTIMEX không ngừng được tăng lên trong những năm gần đây,

điều đó cho they các chính sách - định hướng kinh doanh của Công ty đưa ra là phùhợp ( năm 2001 là 1.472.334 triệu đồng -> năm 2005 là 3.100.000 triệu đồng).

- Nộp ngân sách và lợi nhuận do doanh thu liên tục tăng lên khoản ngân sách nộp

cho nhà nước từng năm đều tăng góp phần vào công cuộc hiện đại hoá đất nước vớimức năm 2001 là 94.838 triệu đồng -> 2005 là 450.000 triệu đồng Việc kinh doanhcó hiệu quả dẫn tới lợi nhuận năm 2001 là 2.450 triệu đồng tăng cho đến năm 2005là 5.418 triệu đồng.

- Thu nhập cùng với thời gian và lỗ lực hết mình của từng thành viên trong Công ty

với mục đích phấn đấu lập thành tích cao đưa Công ty không ngừng phát triển Cốgắng đó đã đem lại mức thu nhập tăng từ năm 2001 là 1,2 triệu đồng -> năm 2005 là1,75 triệu đồng Mức lương này chưa cao nhưng cũng không phải là quá thấp so vớimức lương bình quân của Việt Nam.

4.2 Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu.

Trang 24

KH xkKN NK

Bảng 3: Kim ngạch xuât nhập khẩu

NamKim ng?ch XK (USD)Kim ngạch NK(USD)KN XNK(USD)

5 Các lĩnh vực kinh doanh.5.1.Thương mại.

Trang 25

- Nông sản: Công ty XNK Intimex được xem là nhà xuất khẩu hàng đầu trong

lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, lạcnhân…

- Thuỷ hải sản: Là một trong các công ty xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu tại

miền Bắc Việt Nam và đây là ngành kinh doanh quan trọng hiện nay cùng nhưtrong tương lai của Công ty Công ty có thể cung cấp các mặt hàng thuỷ hải sản vớisố lượng lớn, chất lượng cao theo thời gian thoả thuận.

- Thủ Công mỹ nghệ: Mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà Công ty XNK Intimex

kinh doanh bao gồm:

- May mặc, bột giặt: Với quy mô sản xuất và dây chuyền may hàng dệt kim

xuất khẩu đồng bộ và tương đối hiện đại, các san phẩm may mặc của công ty cóchất lượng cao và đã được xuất khẩu sang các nước Mỹ, EU, LB Nga…

5.2 Dịch vụ.

- Dịch vụ kiều hối: Công ty Intimex là một trong những đơn vị đầu tiên đựơc

Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép làm dịch vụ chi trả kiều hối và đãhoạt động liên tục từ năm 1989 đến nay Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như:nhận đặt hàng và chuyển phát phiếu mua hàng đến gia đình, thân nhân tại ViệtNam.

- Dịch vụ viễn thông: Để đẩy mạnh và phát triển hơn nữa các hoạt động kinh

doanh, Công ty đã và đang phát triển mạng lưới kinh doanh các dịch vụ viễn thôngmở đầu là thành lập Trung tâm dịch vụ Viễn thông Intimex tại Hà Nội

II- Thực trạng thực hiện hợp đồng xuất khẩu Gạo của công ty xNK INtimextrong những năm qua.

1 Ký kết hợp đồng xuất khẩu

Trong những năm gần đây, những bước tiến trong hoạt động xuất khẩu đã gópphần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty Vì vậy, để đạt được các kết quả

Trang 26

cao hơn nữa, Công ty đã không ngừng nghiên cứu, tổ chức hoạt động xuất khẩu saocho có hiệu quả nhất

Thông qua nhiều cách tiếp cận thị trường khác nhau Công ty đã nhanh chóngtạo được niềm tin với bạn hàng Bằng chứng là đã có rất nhiều hợp đồng được kí kếtvà đi vào thực hiện Để có được kết quả này toàn thể cán bộ công nhân viên củaCông ty đã phải lỗ lục hết mình.

2 Giục mở L/C

Trên cơ sở các thoả thuận, cam kết trong hợp đồng xuất khẩu gạo về phươngthức thanh toán tín dụng chứng từ, nhằm đẩy nhanh tiến trình thực hiện hợp đồng,Công ty nhanh chóng nhắc nhở, đôn đốc bên nhập khẩu mở thư tín dụng Công việcnày được thực hiện chủ yếu bằng thư điện tử, fax; do cước phí điện thoại quốc tếcòn khá cao nên trong những thương vụ quan trọng, Công ty mới sử dụng điện thoạitrực tiếp.

Hiện nay, để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nên công ty áp dụng hầuhết mọi phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế nó chỉ phụ thuộc vào điềukiện thanh toán được gi trong hợp đồng như: Phương thức chuyển tiền(R); phươngthức nhờ thu (C/P); phương thức tín dụng chứng từ (D/C); thư tín dụng (L/C); điệnchuyển tiền (TT)…

3 Xin giấy phép xuất khẩu

Là một Công ty thuộc Bộ thuơng mại với các quan hệ rông khắp của mìnhnên việc xin giấy phép xuất hết sức nhanh chóng Bởi vậy ở khâu này nếu như mặthàng xuất khẩu là hợp pháp thì thu tục được thực hiện nhanh gọn, rút ngắn đượcquy trình thực hiện hợp đồng của Công ty khiến các bạn hàng rất yên tâm Đó cũnglà một lợi thế cho Intimex.

4 Chuẩn bị nguồn hàng

4.1 Thu gom lô hàng xuất khẩu

Trang 27

Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, Công ty tiến hành các bước thu gomgạo xuất khẩu như sau:

* Chuẩn bị liên hệ với các đơn vị sản xuất thu mua (chân hàng) gạo xuấtkhẩu: để có thể tập trung thành nguồn hàng xuất khẩu, Công ty liên hệ đến nhiều

chân hàng phân bố ở một số tỉnh khu vực phía Bắc và Nam- Trung Bộ, điển hìnhmột số chân hàng như: công ty Nông sản xuất khẩu Sóc Trăng, công ty nông sảnxuất khẩu Cần Thơ,…Phương thức liên hệ chủ yếu là sử dụng điện thoại Các đơnvị thu mua của Công ty thường là các bạn hàng lâu năm nên việc liên hệ không gặptrở ngại khó khăn Nội dung liên hệ của Công ty gồm nhiều vấn đề, điển hình như:

- Giá thu mua gạo: do mức giá gạo xuất khẩu khá biến động tại các thời

điểm khác nhau Bởi vậy, khi Công ty chấp nhận mức giá đưa ra của đơn vị thumua, việc thu mua gạo của đơn vị đó coi như được hoàn thành Tuy nhiên, trongmột số lần giao dịch, Công ty chưa chấp nhận mức giá tại thời điểm đó, nên việchoàn giá được thực hiện, nghĩa là hai bên sẽ thoả thuận về mức giá khác Một sốtrường hợp khác, Công ty phải chấp nhận mức giá cao hơn giá quốc tế do đảm bảouy tín của Công ty trong thực hiện hợp đồng xuất khẩu với các khách hàng nướcngoài quan trọng Điển hình trường hợp cuối tháng 8/2002, giá lúa thu mua tăng lênrất cao (1700đồng/ kg) so với giá gạo xuất khẩu; do đó hợp đồng xuất khẩu gạo số09 vào thời điểm đó của công ty xuất sang thị trường Indonexia đã chịu lỗ mộtkhoản không nhỏ.

- Số lượng có thể cung ứng: số lượng gạo xuất khẩu của một chân hàng cấu

thành nên tổng số lượng giao dịch xuất khẩu, do đó Công ty cần nắm rõ để có kếhoạch thu mua ở các đơn vị sản xuất khác phù hợp nhằm đảm bảo tập trung đủ sốlượng hàng theo hợp đồng Tuỳ theo năng lực cung ứng của từng chân hàng và sốlượng gạo đã ký kết, Công ty có thể tiến hành thu mua một hay nhiều chân hàng,thông thường là hai hoặc ba chân hàng.

- Về chất lượng gạo cung ứng: dựa trên hợp đồng đã ký kết, Công ty giao

dịch với các chân hàng về chất lượng hàng, trong đó hai loại gạo chủ yếu xuất khẩu

Trang 28

của Công ty là gạo 5% tấm và gạo 25% tấm Nhìn chung, do hạn chế về số lượnggạo chất lượng cao của các đơn vị sản xuất nên phần nhiều hợp đồng của Công tyxuất khẩu gạo 25% tấm.

Các thoả thuận khác về phương thức thanh toán và giao hàng không kém phầnquan trọng Tuy nhiên, do mối quan hệ làm ăn lâu năm, tin tưởng nhau nên trongcác lần liên hệ, Công ty không đề cập chi tiết mà những điều khoản này thườngđược qui định cụ thể trong hợp đồng; với cơ sở đảm bảo là các cam kết và chịu bồithường thiệt hại của các chân hàng khi thực hiện không đúng hợp đồng Phươngthức thanh toán Công ty chủ yếu sử dụng là mua đứt bán đoạn, ứng trước thanh toánsau; bên cạnh đó là các phương thức khác như uỷ nhiệm chi, séc, chuyển khoản.

* Ký kết hợp đồng nội với các đơn vị chân hàng: hợp đồng nội được ký kết

theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi Trong các loại hợp đồng nội, Công ty chủ yếusử dụng hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu với đối tượng giao dịch của hợp đồng làgạo Hợp đồng được ký kết theo những nguyên tắc, trình tự và nội dung đã được quiđịnh trong “Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế” do chủ tịch hội đồng Nhà nước banhành ngày 25/9/1989 Việc thực hiện hợp đồng giữa hai bên không gặp khó khăntrở ngại do công việc liên hệ trước đó được Công ty chuẩn bị khá kỹ lưỡng.

Việc ký kết hợp đồng nội với các đơn vị chân hàng của Công ty tạo nền tảngvững chắc cho các công việc tiếp theo như kiểm tra và giao hàng hoá trong qui trìnhthực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo.

* Thực hiện thu mua gạo xuất khẩu: thực tế, trong quá trình thực hiện hợp

đồng, Công ty uỷ quyền cho đơn vị chân hàng thực hiện mọi công đoạn từ sản xuấtđến thu gom, sơ chế, phân loại, bảo quản,…Tuy vậy, Công ty vẫn rất quan tâm đếncác công đoạn này do từng công đoạn đều ảnh hưởng đến chất lượng gạo Bởi thế,Công ty thường cử cán bộ nghiệp vụ xuống tận địa bàn để trực tiếp giám sát, kiểmtra quá trình thu mua tập trung gạo xuất khẩu Nhìn chung, phần lớn các lần thựchiện thu mua đều đạt kết quả khả quan Tuy nhiên, đôi khi xảy ra trường hợp thờigian giao hàng đã đến nhưng hàng chưa chuẩn bị xong, dẫn đến chậm tiến độ giao

Ngày đăng: 27/11/2012, 10:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Kết quả kinhdoanh chung - Hoàn thiện việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tại Công ty XNK Intimex
Bảng 2 Kết quả kinhdoanh chung (Trang 22)
Bảng 3: Kim ngạch xuât nhập khẩu - Hoàn thiện việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tại Công ty XNK Intimex
Bảng 3 Kim ngạch xuât nhập khẩu (Trang 23)
5. Các lĩnh vực kinh doanh. 5.1.Thương mại. - Hoàn thiện việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tại Công ty XNK Intimex
5. Các lĩnh vực kinh doanh. 5.1.Thương mại (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w