II- Mục tiêu phát triển và định hướng xuất khẩu của công ty XNK
1- Giải pháp từ phía Công ty
1.6- Giải pháp đa dạng hoá thị trường và mặt hàng
a) Giải pháp đa dạng hoá thị trường
Thực chất của giải pháp này nhằm tránh sự phụ thuộc xuất khẩu gạo của Công ty quá nhiều vào một vài thị trường cụ thể. Điều này góp phần giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất khi có sự biến động của thị trường nước ngoài.
- Bên cạnh các thị trường truyền thống như Đông Nam á, hay Đông Âu, định hướng của Công ty nên tập trung vào các thị trường mới ở khu vực Châu Phi, Nam Mỹ. Thực tế cho thấy rằng, một số năm qua do ma lũ kéo dài ảnh hưởng đến tình hình sản xuất trong nước, do đó một số nước ở Châu á như Indonexia, Philipin,…trở thành thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam. Trong thời gian tới, muốn tăng xuất khẩu gạo, Việt Nam phải hướng tới các thị trường thật sự có nhu cầu tiêu thụ gạo nhưng khả năng sản xuất bị hạn chế như các nước Châu Phi, Châu Mỹ và Trung Cận Đông. Đáng lưu ý là xuất khẩu gạo của VN nói chung và của Công ty nói riêng còn hạn chế một phần do khả năng thanh toán của nước bạn gặp khó khăn. Do đó, giải pháp trước mắt là áp dụng phương thức hàng đổi hàng ( như đổi gạo lấy diều thô) để cân bằng tệ xuất nhập khẩu. Riêng với thị trường Châu Phi, Công ty cần tiếp tục giữ mối quan hệ giao dịch dù vẫn đang tiến hành qua trung gian; nhằm tranh thủ nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này- một thị trường tiềm năng trong thời gian tới đây.
- Trong khu vực Châu á, đáng lưu ý là các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản là những thị trường hứa hẹn nhiều triển vọng.
b) Thứ hai là giải pháp đa dạng hoá mặt hàng gạo
Đa dạng hoá mặt hàng gạo ở đây được hiểu là việc mở rộng và phát triển các sản phẩm gạo đã qua chế biến. Cụ thể là, Công ty hướng đến chế biến sâu dưới dạng “Fast food” như mỳ gạo đóng gói, gạo đặc sản đồ hấp đóng gói,…Mục tiêu của giải pháp này là nhằm tăng mạnh hơn nữa số lượng gạo xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.