II- Mục tiêu phát triển và định hướng xuất khẩu của công ty XNK
1- Giải pháp từ phía Công ty
1.2- Giải pháp về thanh toán
Nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro khi thực hiện đơn thuần một loại chứng từ, khai thác và phát huy các ưu điểm của các phương thức đối với hoạt động xuất khẩu, Công ty nên thực hiện kết hợp nhiều chứng từ khác nhau. Cụ thể là, Công ty có thể áp dụng kết hợp phương thức L/ C và TTR, điều này không những đảm bảo thanh toán tiền hàng cho Công ty từ phía Ngân hàng (vốn là ưu điểm của L/C) mà một
khoản tiền được thanh toán sớm (nhờ phương thức TTR); do đó góp phần đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn của Công ty. Khi thực hiện theo cách này, điều đáng lưu ý Công ty phải chấp nhận trả phí chuyển tiền, điều này cần ghi rõ trong hợp đồng nhằm tránh thoả thuận lại giữa các bên.
Bên cạnh đó, do tầm quan trọng trong công việc kiểm tra chứng từ nên phân giao công việc này cho cán bộ phải là người có trình độ chuyên môn ngoại thương, có kinh nghiệm trong việc phát hiện và xử lý các lỗi sơ suất trong L/C. Hơn thế nữa, Công ty nên thoả thuận chi tiết và kỹ lưỡng về các chi phí phát sinh và chi phí sai phạm- qui định cụ thể trong hợp đồng ngoại thương, từ đó giúp Công ty đảm bảo thực hiện thanh toán tiền hàng trong thời gian có hiệu lực của thư tín dụng L/C.
1.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại
Sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay đòi hỏi bản thân Công ty không ngừng tiếp nhận các biện pháp thông tin nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Cụ thể như, Công ty có thể vận dụng các biện pháp sau:
* Thiết lập riêng trang Web để giới thiệu về Công ty và một số mặt hàng chủ lực và tiềm năng.
* Thường xuyên cập nhật thông tin và quảng cáo có chọn lọc ở các tạp chí kinh tế trong nước như Báo Thương Mại, Đầu Tư, Thời báo kinh tế, hay các tạp chí nước ngoài như Times, Business,…để xúc tiến, nâng cao vị thế và hình ảnh của Công ty.
1.4. Giải pháp huy động và sử dụng vốn hiệu quả
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, vốn vẫn luôn là vấn đề bức xúc của Công ty Intimex. Sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước phần nào giảm bớt tình trạng căng thẳng trong Công ty. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả nhằm đẩy nhanh hiệu quả qui trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo nói riêng và hoạt động xuất khẩu nói chung của Công ty.
* Huy động vốn từ việc trích một phần lợi nhuận hàng năm: Điều này giúp
cho Công ty có thể bổ sung vào nguồn vốn lưu động và cố định của mình. Tuy nhiên, nguồn vốn này bất ổn định do kết quả kinh doanh của mỗi năm khác nhau. Hơn thế nữa, do tiến hành nhiều lĩnh vực kinh doanh nên việc huy động vốn trong trường hợp này gặp khó khăn.
* Huy động vốn từ hoạt động liên doanh- liên kết: Đặc biệt đối với các đối tác nước ngoài. Thực tế cho thấy rằng, việc sử dụng nguồn vốn của khá nhiều các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ta chưa đạt hiệu quả cao. Do đó, liên doanh- liên kết với các đối tác nước ngoài chính là cách thức sử dụng vốn gián tiếp của đối tác nước ngoài nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực của Công ty.
* Huy động vốn thông qua các tổ chức tài chính tín dụng: Cùng với sự lớn
mạnh của nền kinh tế thị trường là sự hoàn thiện của hệ thống ngân hàng ở nước ta. Ngân hàng trở thành nơi quan trọng cung cấp vốn tín dụng cho doanh nghiệp ngoại thương thông qua các hình thức vay ngắn hạn, dài hạn; tín dụng xuất khẩu,…Đây là cách thức huy động vốn đã đang và tiếp tục được Công ty Intimex áp dụng do tính năng linh hoạt, đơn giản của nó so với các phương thức khác.
1.5. Nâng cao trình độ đội ngũ lao động, đặc biệt là cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu khẩu
Chất lượng đội ngũ lao động là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu và quá trình thực hiện hợp đồng của Công ty. Thời gian qua, những nỗ lực hết mình trong công việc của toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong từng đơn vị thực sự đáng ghi nhận, góp phần quan trọng tạo nên kết quả cao trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi hướng chiến lược đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, một phần vướng mắc của Công ty là thiếu đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu có trình độ chuyên môn cao; điều này hạn chế phần nào hoạt động xuất khẩu của Công ty, đặc biệt là trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
1.6. Giải pháp đa dạng hoá thị trường và mặt hànga) Giải pháp đa dạng hoá thị trường a) Giải pháp đa dạng hoá thị trường
Thực chất của giải pháp này nhằm tránh sự phụ thuộc xuất khẩu gạo của Công ty quá nhiều vào một vài thị trường cụ thể. Điều này góp phần giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất khi có sự biến động của thị trường nước ngoài.
- Bên cạnh các thị trường truyền thống như Đông Nam á, hay Đông Âu, định hướng của Công ty nên tập trung vào các thị trường mới ở khu vực Châu Phi, Nam Mỹ. Thực tế cho thấy rằng, một số năm qua do ma lũ kéo dài ảnh hưởng đến tình hình sản xuất trong nước, do đó một số nước ở Châu á như Indonexia, Philipin,…trở thành thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam. Trong thời gian tới, muốn tăng xuất khẩu gạo, Việt Nam phải hướng tới các thị trường thật sự có nhu cầu tiêu thụ gạo nhưng khả năng sản xuất bị hạn chế như các nước Châu Phi, Châu Mỹ và Trung Cận Đông. Đáng lưu ý là xuất khẩu gạo của VN nói chung và của Công ty nói riêng còn hạn chế một phần do khả năng thanh toán của nước bạn gặp khó khăn. Do đó, giải pháp trước mắt là áp dụng phương thức hàng đổi hàng ( như đổi gạo lấy diều thô) để cân bằng tệ xuất nhập khẩu. Riêng với thị trường Châu Phi, Công ty cần tiếp tục giữ mối quan hệ giao dịch dù vẫn đang tiến hành qua trung gian; nhằm tranh thủ nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này- một thị trường tiềm năng trong thời gian tới đây.
- Trong khu vực Châu á, đáng lưu ý là các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản là những thị trường hứa hẹn nhiều triển vọng.
b) Thứ hai là giải pháp đa dạng hoá mặt hàng gạo
Đa dạng hoá mặt hàng gạo ở đây được hiểu là việc mở rộng và phát triển các sản phẩm gạo đã qua chế biến. Cụ thể là, Công ty hướng đến chế biến sâu dưới dạng “Fast food” như mỳ gạo đóng gói, gạo đặc sản đồ hấp đóng gói,…Mục tiêu của giải pháp này là nhằm tăng mạnh hơn nữa số lượng gạo xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
IV. Kiến nghị với Nhà nước và cơ quan liên quan.1. Đẩy mạnh và sản xuất chế biến mặt hàng gạo 1. Đẩy mạnh và sản xuất chế biến mặt hàng gạo
Sản xuất chính là khâu tạo ra hàng xuất khẩu. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô, cơ cấu, chất lượng hàng xuất khẩu. Do đó, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả xuất khẩu gạo, Nhà nước cần đầu tư mạnh phát triển sản xuất, chế biến mặt hàng này theo chiều sâu. Các giải pháp tiến hành, đó là:
* Hỗ trợ về vốn: bao gồm việc tạo nguồn vốn ban đầu cho người nông dân,
cung cấp chi phí cho việc nghiên cứu cải tạo giống gạo, đặc biệt quan tâm phát triển gạo đặc sản . Cụ thể các giải pháp chú trọng theo hướng sau:
+ Phát huy vai trò của hệ thống các ngân hàng, trong đó ngân hàng đầu tư và phát triển nông nghiệp làm trụ cột nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của nông dân các vùng lúa.
+ Mở rộng mạng lưới quỹ tín dụng nhân dân.
+ Phát triển hình thức tín dụng thương mại cho nông dân vay qua các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vừa đảm bảo cung cấp vốn cho người nông dân vừa đảm bảo tiêu thụ sản phẩm thóc của người nông dân.
* Hỗ trợ về máy móc, thiết bị hiện đại cùng với việc áp dụng khoa học-
kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, chế biến gạo
Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại ở nước ta hiện còn gặp nhiều khó khăn do thiếu đội ngũ lao động nông thôn có trình độ, hơn thế nữa nguồn vốn của Nhà nước có hạn; còn nếu áp công nghệ quá cũ kỹ, lạc hậu sẽ kìm hãm sản xuất. Bởi thế, quan trọng hơn cả đó là lựa chọn máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến phù hợp với trình độ sản xuất của nước ta, tạo nên “sức đột phá” trong lĩnh vực sản xuất- chế biến nông nghiệp.
* Nâng cao trình độ đội ngũ người sản xuất- cán bộ nông nghiệp: Hơn
80% dân số nước ta hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn rất nhỏ. Nhằm cải thiện tình trạng này, các
cơ quan Nhà nước liên quan nên hỗ trợ mở các lớp bồi dưỡng kỹ thuật ở các cấp cơ sở miễn phí, mời các chuyên gia có uy tín giúp đỡ về mặt chuyên môn, kinh nghiệm, …Đặc biệt hơn, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với trường Đại học Nông nghiệp- là nơi đào tạo đội ngũ cử nhân nông nghiệp trong tương lai.
Tất cả các biện pháp hỗ trợ về vốn, công nghệ và lao động của Nhà nước, tựu chung, có thể nói hướng đến giải pháp then chốt là xây dựng các nhà máy chế biến, tạo các vùng nguyên liệu tập trung có chất lượng cao. Điều này không những thúc đẩy hoạt động khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguyên liệu mà còn làm tăng giá trị mặt hàng gạo theo hướng chuyển đổi từ dạng thô, sơ chế sang dạng tinh, chế biến có chất lượng cao; góp phần quan trọng nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường quốc tế.
* Một biện pháp không kém phần quan trọng, đó là nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ bình ổn thị trường lúa gạo trong nước.
Nâng cao quĩ bình ổn giá là giải pháp cần thiết nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro cho người sản xuất, ổn định hoạt động sản xuất của họ. Hoạt động chính của quĩ này là điều chỉnh mức giá trong nước phù hợp với giá quốc tế. Chẳng hạn như, trong trường hợp giá lúa gạo trong nước cao hơn giá xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ cho thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, giảm chi phí đầu vào cho sản xuất để giảm giá thành, như bình ổn giá phân bón trong nước, có chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với lúa đất,…Để nâng cao hiệu quả hoạt động của quĩ này, cần thiết tăng nguồn thu quĩ, cải tiến cơ chế hoạt động phù hợp nhằm tăng cường sức mạnh, giúp các quĩ có đủ sức can thiệp vào thị trường khi cần thiết.
2. Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Nổi cộm nhất ở phần lớn các doanh nghiệp ngoại thương nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng hiện nay là vấn đề về vốn và xúc tiến thương mại.
* Tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo: mặt hàng gạo mang tính thời vụ đậm nét với chu kỳ sản xuất tương đối dài, trong khi đó hoạt động
xuất khẩu diễn ra liên tục. Vì vậy, đòi hỏi công ty phải có lượng vốn đủ lớn, đủ sức thu mua trong vụ thu hoạch đáp ứng xuất khẩu. Hơn thế nữa, việc vay vốn ở các ngân hàng của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do yêu cầu khắt khe về tài sản thế chấp, thủ tục vay phức tạp,…Do đó, Nhà nước nên qui định mức tín dụng ưu đãi ở các ngân hàng thương mại nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
* Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại cùng với việc phát huy vai trò của các hiệp hội : vừa qua, Bộ Tài chính có thông tư 86 qui định dành 25% giá trị tổng
kim ngạch xuất khẩu mỗi năm (trừ dầu thô) cho hoạt động XTTM. Phát huy tính khả thi trong việc triển khai thông tư này là động lực mạnh mẽ hỗ trợ các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu. Do vậy, các kế hoạch cụ thể được thiếp lập cần hướng đến ưu tiên giải quyết dành cho các vấn đề cấp bách hiện nay của các doanh nghiệp như hỗ trợ vốn, nghiên cứu thị trường mới,…Bên cạnh đó, Nhà nước cần phát huy hơn nữa vai trò của hiệp hội nông sản, các tổ chức xúc tiến thương mại thông qua các biện pháp như trợ cấp về vốn, có chế độ khuyến khích các đơn vị hoạt động có hiệu quả.
3. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hàng xuất khẩu
Việc hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hàng xuất khẩu nên theo hướng đơn giản, thông thoáng hơn phù hợp với cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Một số giải pháp được đề cập cụ thể, bao gồm:
* Tạo nên tính nhất quán và đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp lý: Hiện
nay, do khá nhiều văn bản pháp lý qui định không rõ ràng, cụ thể, chồng chéo lên nhau, …điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình tiến hành hoạt động xuất khẩu. Chẳng hạn như, một số văn bản qui định khuyến khích hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, một số văn bản khác còn chặt chẽ trong việc khuyến khích hoạt động sản xuất hướng về xuất khẩu; tựu chung các doanh nghiệp ngoại thương bị “tắc nghẽn” ở khâu đầu vào, làm giảm hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
Khuyến khích hoạt động xuất khẩu là tổng hợp những nỗ lực trong việc nới lỏng các qui định đối với hoạt động sản xuất, hoạt động liên doanh liên kết xuất khẩu, hoạt
động nghiệp vụ xuất khẩu và hoạt động XTTM. Bởi thế, Nhà nước cần tập trung đẩy mạnh từng khâu dựa trên cơ sở lấy mục tiêu “khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu” làm nòng cốt.
* Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu gạo: nhằm tạo sự thông thoáng hơn
trong cơ chế quản lý xuất khẩu gạo, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu gạo , các biện pháp đề xuất đó là:
- Bên cạnh các hợp đồng Chính phủ, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa phát triển các hợp đồng thương mại bằng cách nới lỏng hơn số lượng gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác cũng như các doanh nghiệp Nhà nước không trực thuộc Tổng công ty lương thực Việt nam, trong đó có Công ty XNK Intimex nhằm tận dụng và phát huy tối ưu nguồn nội lực của các doanh nghiệp này.
Kết luận
Kể từ khi thành lập đến nay, INTIMEX đã không ngừng lớn mạnh. Trong đó xuất khẩu là hoạt động quan trọng không thể thiêu của công ty, trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thì gạo là mặt hàng xuất khẩu cơ bản. Hoạt động xuất khẩu gạo của công ty bên cạnh việc đem lại lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp, còn góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê của công ty.
Nhưng thực tế, trong vài năm gần đây, việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo của Công ty Intimex có xu hướng giảm đi. Đó là do số lượng và chất lượng mặt hàng gạo xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, có thể thấy rằng mặt hàng gạo vốn là nguồn lợi thế của nước ta nên sẽ còn nhận được nhiều sự hỗ trợ, khuyến khích từ phía Chính phủ. Hơn thế nữa, với tư cách là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động