Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tại Công ty XNK Intimex (Trang 47 - 48)

IV- Kiến nghị với Nhà nước và cơ quan liên quan

2-Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Nổi cộm nhất ở phần lớn các doanh nghiệp ngoại thương nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng hiện nay là vấn đề về vốn và xúc tiến thương mại.

* Tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo: mặt hàng gạo mang tính thời vụ đậm nét với chu kỳ sản xuất tương đối dài, trong khi đó hoạt động

xuất khẩu diễn ra liên tục. Vì vậy, đòi hỏi công ty phải có lượng vốn đủ lớn, đủ sức thu mua trong vụ thu hoạch đáp ứng xuất khẩu. Hơn thế nữa, việc vay vốn ở các ngân hàng của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do yêu cầu khắt khe về tài sản thế chấp, thủ tục vay phức tạp,…Do đó, Nhà nước nên qui định mức tín dụng ưu đãi ở các ngân hàng thương mại nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

* Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại cùng với việc phát huy vai trò của các hiệp hội : vừa qua, Bộ Tài chính có thông tư 86 qui định dành 25% giá trị tổng

kim ngạch xuất khẩu mỗi năm (trừ dầu thô) cho hoạt động XTTM. Phát huy tính khả thi trong việc triển khai thông tư này là động lực mạnh mẽ hỗ trợ các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu. Do vậy, các kế hoạch cụ thể được thiếp lập cần hướng đến ưu tiên giải quyết dành cho các vấn đề cấp bách hiện nay của các doanh nghiệp như hỗ trợ vốn, nghiên cứu thị trường mới,…Bên cạnh đó, Nhà nước cần phát huy hơn nữa vai trò của hiệp hội nông sản, các tổ chức xúc tiến thương mại thông qua các biện pháp như trợ cấp về vốn, có chế độ khuyến khích các đơn vị hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tại Công ty XNK Intimex (Trang 47 - 48)