1 Téng quan don vi céng tac:
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hồi; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động
ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng: bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của
hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đây phát triển kinh tế - xã hội theo
định hướng xã hội chủ nghĩa
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ nhánh thành phố Hà Nội (gọi tắt là NHNN chỉ nhánh thành phố Hà Nội) là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng
và ngoại hối trên địa bàn thành phố Hà Nội và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân
hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc
Theo Quyết định 1358/QĐ-NHNN ngày 26/6/2019, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các Quyết định quy định nhiệm vụ của các phòng thuộc
cơ cấu tổ chức của của Ngân hàng Nhà nước chỉ nhánh thành phố Hà Nội gồm
05 phòng như sau:
Phòng Tổng hợp, Nhân sự, Kiểm soát nội bộ:
Tham mưu, giúp Giám đốc: Thực hiện các công việc liên quan đến công tác tổ chức, nhân sự của Chỉ nhánh, công tác hành chính, văn thư, lưu trữ theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật Thực hiện quy chế đân chủ cơ sở, cải cách hành chính, văn hóa công sở, xây dựng Quy chế, nội quy làm việc,
công tác bảo vệ chính trị nội bộ
Thực hiện công tác quốc phòng, an ninh; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa
cháy, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tài sản tại Trụ sở Chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thấm quyền quản lý của Chỉ nhánh, mua sắm tài sản cố định, công tác xây dựng cơ bản, bé tri, sử dụng tài sản và các
cơ sở vật chất khác thuộc quyền quản lý của Chi nhánh
Thực hiện công tác thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tỉnh
hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành,
Trang 2ngân hàng và ngoại hối trong phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công tác thông tin tín dụng
Những vấn đề vượt thâm quyền báo cáo Thống đốc (qua Văn phòng) để xử
lý, yêu cầu các tổ chức tín đụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức
khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ
hoặc đột xuất để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chỉ
nhánh Trong trường hợp cần thiết, tham mưu, giúp Giám đốc đề nghị Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội phối hợp xử lý các trường hợp
vi phạm của các tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài về công tác báo cáo Thực hiện công tác Thi đua - Khen thưởng, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định và các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
Phòng Quản lý ngoại hồi - Vàng:
Tham mưu, giúp Giám đốc: Thực hiện các nghiệp vụ và biện pháp quản lý
nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hếi và kinh doanh vàng trên địa bàn
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật Chỉ đạo, quản lý hoạt động
ngoại hối và kinh doanh vàng trên địa bàn, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc
chấp hành chế độ quản lý ngoại | hối và hoạt động kinh doanh vàng đối với các tô
chức và cá nhân trên địa bàn, cấp các loại giấy phép và giấy xác nhận liên quan đến hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng theo phân cấp ủy quyền của Thống đốc
Thẩm định hồ sơ và tham mưu, giúp Giám đốc trình Thông đốc cấp một số
giấy phép liên quan đến hoạt động ngoại hối đối với các tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định và các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
Phòng KẾ toán - Thanh toán:
Tham mưu, giúp Giám đốc: Thực hiện các công việc liên quan đến cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các t6 chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài và kho bạc Nhà nước trên địa
bàn, thực hiện quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật Triển khai thực hiện các nhiệm vụ thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, công khai tài sản, tài chính, thực hiện các công việc liên quan đến công tác tin học, quản lý trang thiết bị tin học
Quản lý và vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong phạm vi trách nhiệm của Chi nhánh, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định và các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
Trang 3Tham mưu, giúp Giám đốc: Thực hiện cung ứng tiền mặt cho các tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước trên dia ban theo
quy định và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Trung ương Tổ chức kiểm tra
việc chấp hành chế độ an toàn kho, quỹ và việc chấp hành quy định về quản lý tiền mặt của các tổ chức tín đụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ
chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn
Đầu mối phối hợp với công an địa phương, bộ đội biên phòng, cơ quan hải
quan trong việc đấu tranh phòng, chống tiền giả, tổ chức giám định tiền giá, tiền
nghỉ giả, quản lý, bảo quản an toàn quỹ dự trữ phát hành, quỹ nghiệp vụ phát hành, tài sản quý, giấy tờ có giá tại Chí nhánh; thực hiện nghiệp vụ xuất, nhập quỹ dự trữ phát hành; thu, chi quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh và giao nhận tiền mặt với các tổ chức tín dụng và khách hàng theo quy định, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định và các nhiệm vụ khác
do Giám đốc giao
Phòng Thanh tra, giám sát ngân hàng:
díTham mưu, giúp Giám đốc: Thanh tra theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng (Cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý;
Quỹ tín dụng nhân dân có trụ sở đặt tại Hà Nội ) Giám sát an tồn vi mơ theo
quy định của pháp luật (Đối với Chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt
tại Hà Nội; Đơn vị trực thuộc có trụ sở tại Hà Nội )
Giám sát theo quy định cùa pháp luật đối với đơn vị trực thuộc có trụ sở đặt
tại Hà Nội (Ngân hàng chính sách; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ) Áp dụng các
biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan, tổ chức, cá nhân có thắm quyền thực hiện các biện pháp bảo đám an toàn, xừ lý vi phạm,
quyết định mức độ giám sát đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng,
thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến cấp phép đối với quỹ tín dụng nhân
dân, tổ chức tài chính vi mô, chỉ nhánh ngân hàng thương mại, tổ chức túi dụng phi ngân hàng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức
túi dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác cỏ hoạt động ngân hàng theo phân cấp, ủy quyền của Thống đốc
Trang 4các đơn vị này thực hiện viéc bé nhiém, bé nhiệm lại, kéo dài thời hạn giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyên, kỷ luật, thôi
việc đối với Giám đốc và chức danh tương đương của đơn vị trực thuộc
Đề xuất, kiến nghị với cấp có thâm quyền về những vấn để có liên quan đến
tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn Tham mưu, đề xuất cử công chức thuộc Chỉ nhánh tham gia Ban
kiểm soát đặc biệt, Tổ giám sát thanh lý và Ban, Tổ khác đối với tổ chức tín
dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài và đối tượng thanh tra, đối tượng giám
sát khác có trụ sở đặt trên địa bàn thuộc trách nhiệm thanh tra, giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Chỉ
nhánh theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
2 Chức trách, nhiệm vụ học viên được giao tại đơn vị
- Tham gia Đoàn thanh tra: tham gia khảo sát, xây dựng quyết định, kế hoạch tiến hành thanh tra, thực hiện chế độ báo cáo trong Đoản thanh tra, thực
hiện các công việc khác dưới sự phân cơng của Trưởng đồn thanh tra
- Thực hiện các báo cáo về hoạt động thanh tra, thực hiện đóng, lưu trữ hồ sơ theo quy định
- Tham gia xây dựng, góp ý về các văn bản, quy định về quy trình, hoạt động thanh tra
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo giao Il NOIDUNG - TINH HUONG THUC TE 1 Mô tả tình huỗng:
Ngân hàng thương mại cổ phần ABC - chỉ nhánh Thăng Long được thành lập
vào năm 2010, tại quận Đống Đa, Hà Nội Hoạt động của chi nhánh là huy động
vốn nhàn rỗi từ dân cư, tổ chức và cho vay đối với các thành phần kinh tế góp phần giúp thị trường tiền tệ phát triển, tăng trưởng kinh tế bền vững
Sự việc xây ra tại chỉ nhánh Thăng Long vào quý II năm 2020, khi đoàn
thanh tra Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội tiến hành thanh tra tại đơn vị theo Quyết định số 312/QĐTT-NHNNHN ngày 22/08/2020, thời gian thanh tra
25 ngày kế từ ngày công bố Quyết định thanh tra
Nội dung thanh tra theo kế hoạch số 65/KHTT, theo đó đoàn Thanh tra sẽ thanh tra về chất lượng tín dụng nhằm đưa ra phương hướng để góp phần đảm bao tiền vay phải sử dụng đúng mục dich, thu hồi đúng kỳ hạn cả vốn và lãi, tránh
Trang 5Qua việc kiểm tra thực tế tại đơn vị, Đoàn kiểm tra nhận thấy một số van dé
chính, cụ thể:
- Đến thời điểm 31/05/2020: Tổng dư nợ của chỉ nhánh là 3.600.000 triệu đồng (Trong đó: Nợ đủ tiêu chuẩn: 850.000 triệu đồng; Nợ cần chú ý: 560.000
triệu đồng: Nợ xấu: 2.190.000 triệu đồng, chiếm 60,83% tổng dư nợ)
- Tiến hành kiểm tra 50 bộ hồ sơ với tổng dư nợ được kiểm tra là 2.945.000
triệu đồng (chiếm §1,80% tổng dư nợ)
- Kiểm tra đối tượng vay vốn là khách hàng liên quan (thuộc nhóm nợ xấu) như sau:
+ Công ty TNHH đầu tư và xây dựng X: Mục đích sử dụng tiền vay: Bổ sung vốn lưu động kinh doanh xây dựng công trình giao thông, thủy lợi Dư nợ
tại thời điểm 31/05/2020: 115.000 triệu đồng, nợ nhóm 4
+ Công ty TNHH Y: Chỉ nhánh cho vay theo dự án đầu tư ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa Dư nợ tại thời điểm 31/05/2020: 175.000 triệu đồng, nợ nhóm
5
+ Công ty CP Đầu tư XNK Z: Mục đích sử dụng tiền vay: Mua bán sắt thép,
vật liệu xây dựng Dư nợ tại thời điểm 31/05/2021: 130.000 triệu đồng Nợ nhóm
5
Nhóm khách hàng liên quan trên gồm 03 công ty, đều vay vốn tại chỉ nhánh
Thăng Long, trong đó các thành viên trong các công ty trên đều thuộc cùng một gia đình với ông Nguyễn Long (là chủ sở hữu của cả 03 công ty) Tinh dén thoi
điểm thanh tra, 03 công ty đều thuộc nhóm khách hàng nợ xấu của chỉ nhánh Trong quá trình cho vay, đoàn thanh tra đã phát hiện ra nhiều sai phạm trong
hoạt động cấp tín dụng của Chi nhánh đối với nhóm khách hàng liên quan kể trên Hoạt động của các công ty trên hiện nay không có hiệu quả, theo dõi số
phụ tiền gửi của các công ty tại chỉ nhánh Thăng Long đều không thấy có doanh
thu chuyển về, có sự chuyên tiền lòng vòng giữa các công ty này với nhau Tình
huống này có thể dẫn đến thất thoát về vốn tại chỉ nhánh khi nhóm khách hàng
liên quan này mất khả năng thanh toán, gây ra hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động cho vay đối với chỉ nhánh Thăng Long nói riêng và đối với ngân hàng Thương mại cô phần ABC nói chung
2 Phan tích diễn bién tình huống
Trang 6+ Công ty CP Đầu tư XNK Z không có giấy chứng nhận phần vốn góp của các thành viên theo Điều lệ của công ty; Chưa đăng ký bổ sung tăng vốn điều lệ
trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Thiếu biên bản họp thành lập hội đồng thành viên, không có quyết định bổ nhiệm Giám đốc; Quyết định bố nhiệm
Kế toán trưởng của giảm đốc là không đúng thâm quyển (theo Điều lệ Cty, Hội
đồng thành viên bổ nhiệm Kế toán trưởng), Kiểm tra giao dịch tiền gửi: Không
có doanh thu chuyển về tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, chủ yếu nộp tiền mặt trả nợ gốc và lãi vay
+ Công ty TNHH đầu tu và xây dựng X: Tài sản của công ty nay dé dam
bảo nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn của công ty kia nhưng hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ
để thực hiện Công chứng và Đăng ký giao dịch bảo đảm Chỉ nhánh cho khách
hàng rút tài sản bảo đảm có giá trị lớn để bán là căn biệt thự tại phố A, phường
B, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội được định giá là 115.000 triệu đồng khi khách hàng
có nợ xấu và không thực hiện trả nợ cho Ngân hàng, thay thé tài sản đảm bảo
không tương đương về giá trị
+ Công ty TNHH Y: Báo cáo tài chính các năm gần với thời điểm thâm
định chưa được kiểm toán; Vốn lưu động ròng âm, không có vốn tự có tham gia
vào phương án
s_ Về thẩm định hỗ sơ vay vẫn:
+ Công ty TNHH đầu tư và xây dựng X: Chỉ nhánh Thăng Long đã thâm
định cho vay không chặt chẽ, cho vay khi khách hàng có tình hình tài chính bị
suy giảm, không đảm bảo vốn tự có tham gia vào phương án, dự án vay vốn, xác định nguồn trả nợ không bảo đảm;
+ Công ty TNHH Y: Chi nhánh không thẩm định nguồn vốn tự có của khách hàng, không có chứng từ, tài liệu chứng minh vốn góp vào phương án
thắm định tình hình quan hệ với các TCTD không chính xác: Theo CIC khách hàng đã từng phát sinh nợ nhóm 3 tại NHTMCP P - chỉ nhánh H nhưng báo cáo thâm định nêu không có dư nợ không đủ tiêu chuẩn tại các TCTD Cán bộ thâm
định đã không đánh giá đúng tình hình tài chính của Cty, xác định nguồn thu và
khả năng trả nợ không đảm bảo;
+ Công ty CP Đầu tư XNK Z: không thấm định nguồn vốn tự có tham gia,
không có chứng từ chứng minh vốn góp vào phương án, thâm định nguồn trả nợ
thiếu cơ sở
s_ VỀ việc kiểm tra sau khi cho vay:
Chi nhánh kiểm tra sử dụng vốn vay không kịp thời, không tiến hành kiểm
tra hoạt động kinh doanh của các khách hàng vay vốn, dẫn tới doanh thu trả nợ
Trang 7Tờ trình gia hạn hợp đồng của Chỉ nhánh đối với các khách hàng được lập
sau khi kết thúc các hợp đồng tín dụng từ 03 đến 05, thời gian gia hạn giải ngân vượt quá thời hạn hạn mức tín dụng tối đa 12 tháng Hồ sơ gia hạn không có
giấy đề nghị gia hạn của khách hàng, không có báo cáo thâm định cơ cấu lại thời
hạn trả nợ và ký Phụ lục hợp đồng bd sung hoặc điều chỉnh điều khoản của HĐTD
« VỀ lưu giữ hỗ sơ vay vốn:
Chi nhánh không lưu giữ đầy đủ hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế theo đúng quy
định
3 Phân tích nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan: Tình hình dịch bệnh Covid gây ánh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và đến hoạt động kinh đoanh đến các
doanh nghiệp nói riêng
- Nguyên nhân chú quan: Ngân hàng thương mại cỗ phan ABC - Chi nhanh Thăng Long không thực hiện đúng các quy định về cấp tín dụng, thâm định không đúng với tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty, công tác kiêm tra sử dụng vốn vay không được quan tâm, buông lỏng, không
kiểm soát được nguồn thu của khách hàng và mục đích sử dụng vốn
4 Phân tích hậu quả
Việc mất khả năng thanh toán nợ đúng hạn của nhóm khách hàng liên quan
này sẽ dẫn đến ảnh hưởng không tết đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng
thương mại cổ phần ABC Chỉ nhánh Thăng Long Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi
ro đối với các khoản nợ xấu tăng cao, thu nhập của toàn chỉ nhánh giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của chỉ nhánh, và ảnh hưởng đến lương
của cán bộ cơng nhân viên Ngồi ra, với tỷ lệ nợ xấu cao như hiện nay, ngân hàng khơng kiểm sốt được các khoản nợ xấu này, làm giảm hiệu quả hoạt động
của chi nhánh
5 Căn cứ pháp luật
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2012/QH12 và luật số 17/2017/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng;
Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây được gọi là QÐ 1627),
Trang 8Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng để xây dựng ra các văn bản tín dụng nội bộ đối với từng TCTD phù hợp với quy định
Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
6 Mục tiêu xử lý tình huỗng
Các sai phạm được phát hiện trong quá trình cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại chi nhánh Thăng Long có tính chất nghiêm trọng, xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan của các cán bộ ngân hàng, gây nên những tổn thất cho chỉ nhánh Thăng Long, làm tăng tý lệ nợ xấu tại chí nhánh và phải trích I khoản tiền lớn cho dự phòng rủi ro đối với các khoản vay này, làm ảnh hưởng đến thu nhập và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Chi nhánh
Mục tiêu của việc phân tích tình huống này nhằm giúp cho các cán bộ ngân hàng có sự nhìn nhận rõ ràng hơn về những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại chỉ nhánh, từ đó có thể đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả tốt nhất trong tình hình hiện nay
Phát hiện ra các vi phạm trong quá trình thanh tra có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần thu nhận, xử lý thông tin phản hồi phục vụ chủ thể quản lý, bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thi hành nghiêm chỉnh Đồng thời thanh tra đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chếng bệnh quan liêu, nạn tham ô, lãng phí, tệ nạn tham nhũng cũng như các hành vi vi phạm khác trong hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước
7 Đề xuất phương án và lựa chọn phương án xử lý 7.1 Đề xuất các phương án
e Phuong 4n A:
+ Lập biên bản với những vi phạm phát hiện được trong quá trình thanh tra tại đơn vị
+ Yêu cầu những cán bộ chịu trách nhiệm liên quan đến khoản vay chính sửa những khuyết điểm dẫn đến nợ xấu như trên
+ Tiến hành thực hiện các công việc cần thiết để ban hành kết luận thanh tra, trong đó có nêu rõ nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại chi nhánh và đưa ra các kiến nghị, đề xuất
+ Làm việc với ban lãnh đạo Chi nhánh về những tồn đọng tại chỉ nhánh + Sau khi tông hợp, theo dõi chỉnh sửa sau thanh tra
Ưu điểm:
Trang 9thu hồi các khoản nợ xấu này Định kỳ báo cáo về Cục I để có hướng giải quyết tiếp các khoản nợ xấu
Nhược điểm:
Chưa có những biện pháp xử lý đồng thời khác để tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật và góp phần củng có, tạo ổn định cho hoạt động của Ngân hàng thương mại cỗ phần ABC - Chỉ nhánh Thăng Long
e Phương ánB:
+ Thu thập các thông tin, chứng cứ trong quá trình kiểm tra từng bộ hồ sơ tín dụng cụ thể
+ Lập biên bản làm việc thống nhất các nội dung trong quá trình thanh tra giữa đoàn thanh tra và chỉ nhánh Thăng Long
+ Lập biên bản và xử phạt hành chính đối với những vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước
+ Kiến nghị Ban lãnh đạo xây dựng lại một số quy chế hoạt động nội bộ cho phù hợp, hạn chế tối đa các khoản nợ xấu
Uu điểm:
Phương án này cũng tuân theo trình tự tiến hành một cuộc thanh tra tại chỗ Việc xử phạt hành chính mang tính răn đe cao của pháp luật đối với các vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng
Nhược điểm:
Việc xử phạt hành chính có thể ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đề ra của chỉ nhánh, như chỉ tiêu huy động, chỉ tiêu cho vay
7.2 Lựa chọn phương án
Qua 2 phương án đã trình bày ở trên, tôi chọn phương án 2 làm phương án dé giải quyết, xử lý tình huống vì phương án này theo tôi là khả thi nhất, phù hợp nhất Việc xử phạt theo đúng quy định của pháp luật hiện hành sẽ giúp cho các cán bộ ngân hàng nhìn nhận ra các thiếu sót trong quá trình làm việc và mang tính chất răn đe cao, đề cao pháp luật thượng tôn đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động ngân hàng
8 Giải pháp thực hiện
Trang 10Đối với các sai phạm phát hiện trong quá trình kiểm tra các bộ hỗ sơ tín dụng của nhóm khách hàng liên quan nêu trên, đoàn thanh tra kết luận Chi nhánh Thăng Long đã vi phạm nghiêm trọng các quy định:
+ Điều 7 của QÐ 1627 về điều kiện vay vốn; + Điều 14 của QÐ 1627 về hồ sơ vay vốn;
+ Điều 15 của QÐ 1627 về thắm định và quyết định cho vay; + Khoan 5 diéu 1 QD 127 về kiểm tra sử dụng vốn vay;
+ Khoản 6 điều 1 QÐ 127 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Đoàn thanh tra đã tiến hành lập các biên bản vi phạm hành chính dối với các cán bộ có liên quan đến những khoản vay nêu trên Biên bản được lập thành 02 bản, yêu cầu các cán bộ chịu trách nhiệm đến khoản vay ký xác nhận vào biên bản
Trưởng đoàn thanh tra báo cáo và gửi các biên bản vi phạm hành chính cho người ra Quyết định thanh tra xem xét va ra quyết định xử phạt hành chính theo
điều 15 quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 đối với các vi
phạm kể trên, cụ thể:
- Phạt tiền 80 triệu đồng đối với hành vi cấp tín dụng đối với tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
- Phạt tiền: 10 triệu đồng đối với hành vi lưu giữ hồ sơ cấp tín dụng không đúng quy định của pháp luật;
- Phạt tiền 15 triệu đồng đối với hành vi không kiểm tra, giám sắt sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo quy định của pháp luật
- Phạt tiền 20 triệu đồng đối với hành vi cơ cấu lại thời hạn trả nợ không đúng quy định của pháp luật
Kiến nghị Ban lãnh đạo xây dựng lại một số quy chế hoạt động nội bộ cho phù hợp, hạn chế tối đa các khoản nợ xấu
9 Kiến nghị
Kiến nghị với Đảng, Nhà nước và Chính phủ:
Cần tiếp tục nghiên cứu rà soát lại các văn bản Luật như Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, các Luật dân sự Trong đó có những vấn đề mới cần nghiên cứu sâu hơn phù hợp với hoàn cảnh thay đổi, từ đó quy định rõ hơn điều kiện thành lập doanh nghiệp và phạm vi quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước
Kiển nghị với ngành Ngân hàng:
Trang 11Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng và quản lý cán bộ Đảng viên; nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về trình độ, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ; bố trí cán bộ đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực, trình độ, sở trường Đồng thời rà soát đội ngũ cán bộ, loại khỏi đội ngũ cán bộ những người sa sút phẩm chất, đạo đức, có hành vi tiêu cực, tham nhũng; xây dựng đội ngũ cán bộ phải đảm bảo, vừa “hồng”, vừa “chuyên” như lời Bác Hồ dạy
Kiến nghị với ngân thương mại cổ phần ABC ~ Chỉ nhánh Thăng Long:
Nghiêm túc chỉnh sửa những tồn tại, sai phạm mà Thanh tra, giám sát đã nêu trong quá trình thanh tra
Chỉ đạo các phòng, bộ phận liên quan đến nội dung kết quả thanh tra tiếp tục hoàn thiện, chỉnh sửa, bể sung những tài liệu còn chưa đầy đủ, chưa đúng trong hồ sơ vay vốn
Chỉ nhánh có biện pháp quản lý nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh
về qua tài khoản của khách hàng được mở tại Chỉ nhánh đám bảo kiểm soát được khả năng thanh toán và trả nợ gốc lãi khi đến hạn; Tăng cường bỗ sung và nhận tài sản đủ yếu tố pháp lý làm tài sản bảo đảm nợ vay, đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay khi có rủi ro xảy ra, giám thiểu rủi ro cho ngân hàng
Trang 12TAI LIEU THAM KHAO
1 Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010
2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010 3 Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chỉ tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra
4 Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh
tra chuyên ngành
5 Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động, quan hệ cơng tác của Đồn thanh tra và trình tự thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra
6, Thông tư 36/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành ngân hàng
7 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2012/QH12 và luật số 17/2017/QH14 sửa đôi bé sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng;
8 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân nn Nhà nước (sau đây được gọi là QD 1627);
9 Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bố sung một số điều quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban
hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống
đốc Ngân hàng, Nhà nước (sau đây gọi là QÐ 127),
10 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng để xây dựng ra các văn bản tín đụng nội bộ đối với từng TCTD phù hợp với quy định
11 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
12 Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
12 Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chương trình thanh tra viên do Trường Cán bộ thanh tra biên soạn