1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÂU HỎI ÔN THI TỐT NGHIỆP SẢN VÀ CHUYÊN KHOA LẺ Y SĨ ĐA KHOA

18 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

CÂU HỎI ÔN THI TỐT NGHIỆP SẢN VÀ CK LẺ Y SĨ ĐA KHOA Câu 1: Trình bày các dấu hiệu chắc chắn có thai Câu 2: Định nghĩa ngôi, thế, kiểu thế Câu 3: Khám 4 thủ thuật Leopold Câu 4: Trình 9 bước khám thai chung Câu 5: Trình bày chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt tiền sản giật Câu 6: Biến chứng sản giật Câu 7: Trình bày triệu chứng cơ năng và thực thể thai trứng Câu 8: Trình bày triệu chứng lâm sàng thai ngoài tử cung chưa vỡ cơ năng, thực thể, cận lâm sàng Câu 9: Phòng bệnh thai ngoài tử cung Câu 10: Các nguyên tắc cơ bản về chăm sóc trong khi chuyển dạ Câu 11: Chăm sóc hậu sản Câu 12: Chăm sóc trẻ ngay sau khi sổ thai Câu 1: Trình bày các dấu hiệu chắc chắn có thai Bao gồm nghe được tim thai, sờ được các phần của thai nhi hoặc nhìn thấy hình ảnh thai nhi qua siêu âm +Tim thai Với ống nghe gỗ ta có thể nghe được tim thai từ tuần lễ thứ 2022, với tần số 120160 nhịp phút. Máy Doppler nghe được tim thai từ tuần lễ thứ 1012 trở đi, Khi nghe tim thai nên phân biệt với mạch mẹ thường có tần số chậm hơn nhiều, bằng cách vừa nghe tim thai vừa bắt mạch mẹ (động mạch quay) +Nắn được phần thai Cho sản phụ nằm ngửa hai chân gấp 45 độ, dùng hai bàn tay nắn trên tử cung có thể thấy được cực đầu, cực mông của thai nhi, ở hai bên tử cung có thể sờ được các chi của thai nhi, và có thể cảm nhận được cử động thai, phần thai bập bềnh trong nước ối. +Siêu âm Là kỹ thuật được sử dụng phổ biến hiện nay, cho phép chẩn đoán thai sớm và chắc chắn nhất là siêu âm với đầu dò âm đạo thường giúp nhìn thấy túi thai sớm khi 5 tuần tuổi (1 tuần sau khi trễ kinh). Đa số các trường hợp, siêu âm bụng có thể xác định được tình trạng có thai trong tử cung kể từ khi thai được 6 tuần tuổi với siêu âm ta có thể thấy Túi thai, từ tuần lễ thứ 5 sau khi tắt kinh Cấu trúc phôi từ tuần lễ thứ 67 Tim thai từ tuần lễ thứ 78 Hoạt động thai từ tuần lễ thứ 9 Trước tuần lễ thứ 14 với siêu âm đo chiều dài đầu mông là phương pháp tốt nhất để dự đoán tuổi thai (sai lệch 4 ngày) Tuổi thai có thể được ước lượng bằng một số cách đo lường thông dụng sau: Tuổi thai số ngày = đường kính trung bình của túi thai +30 tuổi thai số ngày = Kích thước phôi +36 Sau tuần thứ 14 đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi là chỉ số chính xác nhất để tính tuổi thai Thai bị hỏng ở giai đoạn sớm : siêu âm phát hiện một túi thai có đường kính trung bình dưới 2.5 cm nhưng không có phôi hoặc đường kính 2 cm nhưng không có túi noãn hoàng và hình dạng túi thai bị biến dạng Khi siêu âm không xác định được túi thai trong tử cung nhưng hcc và các dấu hiệu khác nghi ngờ có thai thì phải nghĩ đến chửa ngoài tử cung. Có thể nghĩ đến chửa trứng khi hình ảnh siêu âm cho thấy các túi hình tổ ong, có thể có hoặc không có thai nhi kèm theo + Xquang Mặc dù có thể thấy hình ảnh thai nhi khi xương thai đã được canxi hóa nhưng xét nghiệm này cần hạn chế tối đa trong thai kỳ để tránh tiếp xúc với phóng xạ cho thai nhi Câu 2: Định nghĩa ngôi, thế, kiểu thế +Ngôi: Là phần thai nhi trình diện trước eo trên trong khi có thai hoặc khi chuyển dạ Có hai loại ngôi cơ bản sau : Ngôi dọc: khi trục dọc của thai nhi cùng trục với trục tử cung của người mẹ có hai loại ngôi dọc Ngôi đầu: Đầu thai nhi trình diện trước eo trên. Ngôi đầu được chia ra thành các loại : ngôi chỏm (chẩm), ngôi trán và ngôi mặt tùy thuộc vào mức độ cúi của đầu thai nhi Ngôi mông (ngôi ngược) mông thai nhi trình diện trước eo trên, ngôi mông được chia thành : Ngôi mông hoàn toàn hay còn gọi là ngôi mông đủ (khớp háng và gối gấp, mông trình diện ), ngôi mông không hoàn toàn, còn gọi là ngôi mông thiếu (kiểu mông, kiểu đầu gối và kiểu chân) Ngôi ngang: Khi trục dọc của thai nhi vuông góc hoặc bắt chéo với trục tử cung của người mẹ. Ngoài ra còn có thể gặp ngôi phức hợp Mốc của ngôi: Mỗi loại ngôi thai có một diểm mốc, dựa vào điểm mốc đó để phân biệt các loại ngôi thai Ngôi chỏm: mốc là xương chẩm Ngôi mặt: mốc là mõm cằm Ngôi trán: mốc là gốc mũi Ngôi ngang: mốc là mõm vai Ngôi mông: mốc là đỉnh của xương cùng +Thế : Là tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với bên phải hoặc bên trái của người mẹ hay nói rõ hơn là bên phải hoặc bên trái của khung chậu người mẹ. Vậy mỗi ngôi có hai thế: thế phải và thế trái +Kiểu thế: Là mối tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với vị trí trước sau của khung chậu người mẹ. Như vậy phần trình diện của thai có thể nằm ở phía trướcsau, bên tráiphải và tạo ra 6 kiểu thế lọt cho một ngôi thai Ví dụ ngôi chỏm, có thể có các kiểu thế lọt sau đây, tính theo chiều kim đồng hồ: Chấm trái trước, chấm trái ngang, chấm trái sau, chấm phải sau, chấm phải ngang, chấm phải trước Khi ngôi đã xuống eo giữa và eo dưới thì tùy theo cơ chế đẻ và điểm mốc của ngôi so với khung chậu của người mẹ ta có 2 kiểu thế sổ sau đây Ngôi chỏm có hai kiểu thế sổ đó là chẩm trước và chẩm sau tùy theo chẩm ở phía xương mu hay phía xương cùng Ngôi mặt có một kiểu thế sổ đó là cằm trước và một kiểu thế không sổ được là cằm sau Ngôi mông có hai kiểu thế sổ đó là cùng ngang trái và cùng ngang phải Ngôi trán và ngôi ngang không có kiểu thế sổ vì không lọt xuống eo dưới được Câu 3: Khám 4 thủ thuật Leopold Để biết vị trí các phần của thai nhi việc sờ nắn có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán ngôi thế. Thai phụ nằm ngửa, hai chân chống để đùi tạo với mặt giường 1 góc 45 độ làm các cơ bụng chùng dễ nắn hơn. Áp dụng 4 thủ thuật của Leopold, người khám đứng bên phải sản phụ, nắn lần lượt từ thủ thuật 1,2,3 đến thủ thuật 4 thì xoay nhìn về phía chân sản phụ Thủ thuật thứ 1: nắn cực trên đáy tử cung, để biết ở đáy tử cung là đầu hay là mông của thai nhi. Nếu sờ được một khối có chỗ rắn, chỗ mềm, không tròn ít di động đó là mông. Nếu sờ được một khối rắn chắc tròn đều, dễ di động có dạng đá cục đó là đầu của thai nhi Thủ thuật thứ 2: Nắn nhẹ nhàng nhưng sâu hai bên bụng, để xác định bên nào là lưng, bên nào là chi của thai nhi. Nếu sờ được một diện phẳng, rắn, đó là lưng, đối diện với lưng nắn thấy lổn nhổn những khối to nhỏ khác nhau di động dễ, có khi nắn mạnh thấy phần thai nhi mất đi rồi hiện lại đó là tay chân của thai nhi Thủ thuật thứ ba: Nắn cực dưới để biết có đầu hay mông, dựa vào các tính chất như nắn cực trên của tử cung. Nếu không sờ thấy gì ta nói hạ vị rỗng và xác định đó là trường hợp ngôi ngang Thủ thuật thứ tư: Người khám xoay mặt về phía chân của sản phụ Dùng một bàn tay ấn sâu xuống bờ trên xương vệ, khi ngôi còn cao thì bàn tay người khám ấn xuống dễ Dùng hai bàn tay ấn dọc hai bên cực dưới của tử cung. Khi đầu chưa lọt hai bàn tay có hướng hội tụ vào nhau. Khi đầu đã lọt hai bàn tay hướng ra ngoài không thể chạm vào nhau được Câu 4: Trình bày 9 bước khám thai chung Bước 1: Hỏi thông tin Đây là bước đầu tiên và không thể bỏ qua trong quy trình 9 bước khám thai chuẩn. cần hỏi những thông tin cần thiết để có những chẩn đoán ban đầu và quyết định nên khám gì, làm xét nghiệm gì cho chính xác. Tùy vào thời gian mang thai,sẽ được hỏi những câu hỏi khác nhau. Cụ thể: – Mang thai 3 tháng đầu: sẽ hỏi các thông tin cá nhân như tên, tuổi, gia đình… Sau đó, sẽ được hỏi về các dấu hiệu thai nghén, tình hình sức khỏe hiện tại, các dấu hiệu bất thường và hỏi tiền sử bệnh tật trước đó… – Mang thai 3 tháng giữa: hỏi han về hiện tượng thai, về những thay đổi hay những dấu hiệu bất thường của cơ thể cũng như được hỏi về tình hình phát triển cân nặng và những loại thuốc đang sử dụng… – Mang thai 3 tháng cuối: Giai đoạn này, ở những lần khám thai, sẽ hỏi về thai, tình hình sức khỏe và hỏi xem có xuất hiện triệu chứng cơ năng nào hay không… Bước 2: Khám toàn thân Sau khi hỏi thăm các thông tin cơ bản ở bước một, kiểm tra chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp… Sau khi đo khám, coi có dấu hiệu bất thường nào không, có tăng cân quá nhanh hoặc tăng quá chậm hay không để từ đó tư vấn chế độ ăn uống, vận động hợp lý để có cân nặng phù hợp và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời khi cần thiết. Bước 3: Khám sản khoa Trong 9 bước khám thai thì đây là bước quan trọng chẩn đoán được những thông tin cần thiết như kiểm tra xem mẹ có vết sẹo mổ cũ không, đo chiều cao tử cung, nghe nhịp tim thai… Bên cạnh đó, việc khám sản khoa còn giúp phát hiện bệnh viêm nhiễm phụ khoa để đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả, hạn chế tối đa biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như ảnh hưởng đến quá trình sinh. Bước 4: Xét nghiệm thai nhi Tùy vào thời điểm khám thai bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm thích hợp. Các mốc quan trọng để làm xét nghiệm cho thai nhi là thai nhi 1114 tuần tuổi, thai 2223 tuần tuổi và thai 3132 tuần tuổi. Các xét nghiệm được thực hiện trong khám thai gồm xét nghiệm thử protein niệu, đường máu… Những xét nghiệm này giúp phát hiện bất thường của thai nhi về nhiễm sắc thể hoặc những dị tật bẩm sinh nếu có. Bước 5: Tư vấn tiêm hoặc tiêm phòng uốn ván Uốn ván là căn bệnh rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Vì thế, khi mang thai, sẽ được tư vấn tiêm phòng uốn ván để vừa bảo vệ mẹ vừa bảo vệ thai nhi trong bụng. Việc tiêm phòng như thế nào, tiêm vào thời điểm nào Bước 6: Bổ sung thuốc bổ Khi mang thai, cơ thể cần nhiều hơn các loại chất dinh dưỡng để có thể đáp ứng nhu cầu và cung cấp đủ cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn uống bình thường, nhất là những ốm nghén nặng thì không thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Thông thường, bổ sung thêm các loại thuốc bổ, khoáng chất cần thiết như sắt, canxi, acid folic. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người thì nhu cầu bổ sung sẽ khám nhau. Quan khám thai, sẽ nắm bắt được và chỉ định liều lượng phù hợp. Bước 7: Hướng dẫn vệ sinh thai nghén Trong bước khám thai này, sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh cơ thể để có được một thai kỳ khỏe mạnh. Ví dụ như: – Cách vệ sinh tuyến vú tốt nhất – Cách vệ sinh vùng kín  – Cách sử dụng trang phục phù hợp – Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả – Tư vấn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý Bước 8: Cập nhật thông tin vào bảng quản lý thai kỳ Đây là bước quan trọng và không được bỏ sót trong 9 bước khám thai vì những ghi chép thông tin sẽ nắm bắt và theo dõi được tình hình cũng như quá trình phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Đồng thời, thông qua những thông tin của các lần khám thai, sẽ tư vấn kế hoạch chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý để có được sức khỏe tốt nhất Nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào trong suốt thai kỳ, đưa ra phương pháp xử trí kịp thời. Bước 9: Thông báo kết quả và hẹn lịch khám lại Đây là bước cuối cùng trong 9 bước khám thai. thông báo kết quả khám thông báo tình hình sức khỏe hiện tại . Nếu có bất thường, sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời. Nếu mọi thứ ổn định, hẹn lịch khám lại vào lần sau để mẹ chủ động sắp xếp thời gian, công việc. Câu 5: Trình bày chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt tiền sản giật Chẩn đoán tiền sản giật Dựa vào ba triệu chứng chính là cao huyết áp, phù, protein niệu Tiền sản giật nhẹ Huyết áp tâm thu 140160mmhg Huyết áp tâm trương 90110mmhg Protein niệu (+) đến (++) Tiền sản giật nặng Khi có ít nhất một trong những dấu hiệu sau Huyết áp tối đa lớn hơn 160mmHg và hoặc tối thiểu lớn hơn 110 mmHg Protein niệu >3gl (+++) Rối loạn thị giác và tri giác Đau đầu nhưng không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường Đau vùng thượng vị hoặc phần tư trên của hạ sườn phải Phù phổi hoặc xanh tím Thiểu niệu lượng nước tiểu 15.000mm 3 với ƣu thế đa nhân gợi ý viêm phổi do vi khuẩn Bạch cầu bình thƣờng hoặc tăng nhẹ với ƣu thế Lympho gợi ý viêm phổi do virus Tiểu cầu tăng > 90% viêm phổi do vi khuẩn 4.3. Xét nghiệm vi sinh, CRP là dấu chỉ điểm không đặc hiệu của tình trạng viêm Câu hỏi 3: Nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, biến chứng, tiến triển và tiên lượng của viêm cầu thận cấp 1. Dịch tễ học và nguyên nhân Viêm cầu thận cấp thƣờng xảy ra sau nhiễm liên cầu ở họng hoặc da Bệnh xảy ra lẻ tẻ, quanh năm, về mùa lạnh thì hay gặp do các chủng liên cầu β tan huyết nhóm A typ 12 gây nhiễm viêm họng, còn về mùa nóng, ấm thì hay gặp do các chủng liên cầu typ 49 gây nhiễm trùng da hoặc viêm da mủ 2. Biểu hiện lâm sàng Hay gặp ở trẻ từ 3 tuổi trở lên, xảy ra 12 tuần sau khi bị nhiễm khuẩn da hoặc viêm họng do liên cầu Bệnh có thể gặp từ nhẹ đến nặng, nghĩa là chỉ có đái máu vi thể và chức năng thận hoàn toàn bình thƣờng đến suy thận cấp nặng Phù nhiều hay ít, thƣờng gặp ở mắt, mí mắt, mắt cá chân do giữ nƣớc và muối. Tăng huyết áp Đái ít, nước tiểu đỏ như nước rửa thịt hoặc có màu nâu đen Các triệu chứng không đặc hiệu nhƣ: mệt mỏi, ngủ gà, đau bụng, đau thắt lƣng, sốt là thường gặp 3. Biến chứng Tăng áp lực nội sọ và phù não từ nhẹ đến nặng: đau đầu, ngủ gà, lờ đờ, hoặc hôn mê, nôn, mờ mắt, giảm thị lực, tạm thời rối loạn định hƣớng, liệt hoặc co giật Suy tim Suy thận cấp Trong giai đoạn cấp bệnh có thể kéo dài 1 tháng, nhƣng bất thƣờng ở nƣớc tiểu, có thể còn tồn tại nhiều tháng, hàng năm 4.Tiến triển và tiên lƣợng 90% – 95% trẻ em khỏi hồn tồn trong vòng 10 – 14 ngày nhƣng các bất thƣờng ở nước tiểu có thể còn tồn tại nhiều tháng hoặc hàng năm Tử vong trong giai đoạn cấp có thể tránh đƣợc bằng điều trị thích hợp suy thận và suy tim Tiến triển thành mạn tính tuy ít nhƣng cũng có thể gặp với 2 thể tiến triển nhanh trong vài tháng và tiến triển từ từ trong nhiều năm Câu hỏi 4: Các nguyên nhân co giật, phân biệt động kinh toàn thể và độnh kinh cục bộ . Nguyên nhân gây co giật ở trẻ em. Co giật có nhiều nguyên nhân gây ra và có thể chia thành 5 nhóm chính. 1. Do tổn thực thể ở não, màng não. Nhiễm khuẩn ở hệ thần kinh Viêm màng não. Viêm não. Áp xe não Chấn thƣơng sọ não. Sang chấn sản khoa. Do choán chỗ trong hộp sọ Tắc mạch máu não. Các bệnh thoái hóa não. Các bệnh não bẩm sinh, vàng da nhân ở trẻ sơ sinh, sốt rét thể não 2. Do rối loạn chuyển hóa: ngộ độc thức ăn, theophylin, thiếu vitaminB6, hạ đƣờng máu, hạ natri máu, hạ calci máu. 3. Do cao huyết áp. 4. Do sốt cao: thƣờng gặp trẻ em từ 6 tháng – 6 tuổi, co giật xảy ra khi trẻ sốt cao ≥ 390C, và hay tái phát khi trẻ sốt cao. 5. Co giật trong bệnh động kinh: Co giật do động kinh là hậu quả của các rối loạn nêu trên hoặc bệnh tự phát có căn nguyên ẩn. Đặc diểm co giật trong bệnh động kinh là: + Co giật xảy ra đột ngột và ngắn. + Các cơn co giật có tính định hình lặp lại nhiều lần + Trong cơn co giật: có các rối loạn chức năng thần kinh (đái ỉa trong quần trong cơn co giật) + Sau cơn co giật, bệnh nhân không nhớ những gì vừa xảy ra đối với chúng và với xung quanh + Trên điện não đồ: phát hiện đƣợc các sóng kịch phát Động kinh toàn thể Động kinh điển hình (động kinh cơn lớn ở trẻ lớn) +Trước cơn động kinh thƣờng có triệu chứng báo trƣớc: khoảng 5 – 10 giây bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau đầu, buồn bực. + Cơn động kinh điển hình trải qua 3 giai đoạn; • Giai đoạn co cứng: kéo dài 5 – 12 giây. Bệnh nhân đột nhiên ng xuống bất tỉnh, Cơ Co cứng: các chi duỗi cứng, các ngón tay gấp, đầu ƣỡn quay sang một bên, hàm nghiến chặt, thƣờng cắn vào lƣỡi, hai mắt trợn ngƣợc. Bệnh nhân không thở đƣợc vì các cơ ngực co cứng. Do đó sắc mặt của bệnh nhân nhợt nhạt rồi tím tái. Bệnh nhân có thể ỉa, đái trong quần do mất trƣơng lực các cơ tròn. • Giai đoạn co giật: kéo dài vài phút. Tất cả các cơ đều giật, giật liên tiếp, ngắn, mạnh, có nhịp, đầu lắc lƣ, hai mắt giật ngang hoặc giật lên trên, lưỡi thè ra dễ cắn vào. • Giai đoạn duỗi: các cơ doãi ra, các phản xạ giảm, đồng tử giãn, bệnh nhân thở mạnh, nhanh và có sùi bọt mép. Sau 1 2 phút sắc mặt bệnh nhân dần dần trở về bình thƣờng. • Sau cơn co giật: bệnh nhân lớn tuổi thƣờng tỉnh táo bình thƣờng nhƣng lại không nhớ tất cả những gì vừa xảy ra với chính mình và xung quanh. Đối với trẻ nhỏ thì sau cơn động kinh bệnh nhân thƣờng ngủ lịm và mệt đi. Động kinh không điển hình: + Cơn vắng ý thức: • Vắng ý thức với giật cơ nhẹ: mắt nhắm lại, mồm nhai, chuyển động các ngón tay, vai, tư thế không thay đổi những các vật đang nằm trên tay lại rơi xuống. • Vắng ý thức và tăng trương lực cơ. • Vắng ý thức và giảm trƣơng lực cơ: mất ý thức đầu gục xuống hoặc nghiêng sang một bên, nhưngng trẻ không ngã. Co giật sơ sinh lành tính: thường xảy ra vào ngày thứ 5 sau khi ra đời với biểu hiện bằng cơn co giật trong vòng 30 giây: giật bàn chân, run chân, giật tay, có khuynh hướng lan tỏa từ nửa ngƣời sang bên đối diện. Bệnh có tiên lượng tốt. 4.3.2. Động kinh cục bộ: Động kinh cục bộ thùy trán. Động kinh cục bộ thùy thái dƣơng Cơn động kinh thực vật. Động kinh kịch phát vùng trung tâm. Động kinh kịch phát vùng chẩm.

Ngày đăng: 20/05/2022, 00:09

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w