CÂU HỎI ÔN THI MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG Y SĨ ĐA KHOA

6 28 0
CÂU HỎI ÔN THI MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG Y SĨ ĐA KHOA

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI Y TẾ CÔNG CỘNG LỚP Y SĨ ĐA KHOACâu 1: YTCC là gì? Thành phần của YTCC? Nhiệm vụ của YTCC?Định nghĩa: YTCC là một khoa học và Nghệ thuật của việc phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khỏe thông qua những hoạt động dược tổ chức ở Cộng đồng về Vệ sinh môi trường, kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, giáo dục vệ sinh cá nhân , tổ chức các dịch vụ y tế và điều dưỡng cho việc chẩn đoán sớm và điều trị phòng bệnh và cho sự phát triển của bộ máy xã hội để đảm bảo cho mọi người một chẩn mực sống phù hợp nhằm duy trì sức khỏe, giúp mọi người nhận ra được quyền lợi về sức khỏe và tuổi thọ của mình .Thành phần của YTCC:Đầu vào: là các nguồn lực (tài chính, con người, thông tin, tổ chức XH…)Quá trình hoạt động và đầu ra: bao gồm các giải pháp, các dịch vụ y tế được triển khai nhằm xác định và giải quyết các vấn đề sức khỏe, can thiệp ngăn ngừa dịch bệnh, tử vong và tàn tật Kết quả: là các chỉ số về sức khỏe dịch bệnh đã được cải thiện, giảm nguy cơ, nâng cao chất lượng cuộc sống…Nhiệm vụ của YTCC:GDSK, thực hiện vệ sinh phòng bệnh, nâng cao sức khỏe nhân dânBảo vệ môi trường, kiểm soát, ngăn ngừa các yếu tố nguy hạiPhòng chống dịch bệnh, thảm họa và phòng ngừa thương tích, tai nạnThực hiện chăm sóc sức khỏe cộng đồng và quản lý công tác điều dưỡng cộng đồng . Đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế và sự tiếp cận của dịch vụ với cộng đồng. Câu 2: Chăm sóc sức khỏe ban đầu là gì? 10 nội dung của CSSKBĐ?Chăm sóc sức khỏe ban đầu là:Chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người cần nó nhấtChăm sóc sức khỏe tới tận gia đình chứu không chỉ hạn chế ở cơ sở y tế.Thiết lập thường xuyên liên tục với mọi người và gia đình,10 nội dung của CSSKBĐ:Giáo dục sức khỏeDinh dưỡng hợp lýTiêm chửng phòng bệnhChăm sóc bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đìnhCung cấp nước và vệ sinh Phòng chống các bệnh dịch lưu hànhĐiều trị các bệnh thông thườngCung cấp thuốc thiết yếuCủng cố màng lưới y tế cơ sởQuản lý sức khỏe toàn dânCâu 3: Trình bày phân cấp dự phòng trong YTCC?Dự phòng cấp I: là dự phòng xuất hiện của bệnh. Nghĩa là giảm khả năng gây ra bệnh cho người lành.Biện pháp: hai biện pháp chính nâng cao sức khỏe và bảo vệ đặc hiệu;+ Nâng cao sức khỏe bao gồm việc tạo điều kiện tốt cho ăn, mặc, ở, làm việc, học hành… Nhớ dinh dưỡng tốt, mặc ấm mùa đông, mát mùa hè, nhà ở hợp lý, điều kiện làm việc đầy đủ so với các chỉ tiêu hợp vệ sinh, lớp học đủ ánh sáng, thoáng khí, bàn ghế đúng kích cỡ, mọi đối tượng được giáo duicj thường xuyên và thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe phù hợp.+ Bảo vệ đặc hiệu bao gồm: việc gây miễn dịch đặc hiệu, thanh khiết, kiểm soát môi trường sống về mọi mặt, bảo vệ chống các tế nạn xã hội, tai nạn nghề nghiệp…nhớ tiêm phòng vacxin, dùng bảo hộ lao động, luật an toàn giao thông….Dự phòng cấp II: Là dự phòng bệnh mạn tính. Hay biến chứng nặng ở những người mới bị mắc bệnh và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.Biện pháp: phát hiện sớm và điều trị triệt để bằng chăm sóc và thuốc đặc hiệu để có thể chữa khỏi hẳn ngay từ đầu, hoặc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, hoặc phòng ngừa được các biến chứng, hoặc hạn chế khả năng lây lan rộng với các bệnh truyền nhiễm…Dự phòng cấp III: là dự phòng những di chứng, các tật nguyền và hạn chế tử vong ở những bênh không chữa khỏi được. Đây chính là việc chăm sóc điều trị tối đa cho người mắc bệnh trong đó cần nhấn mạnh bảo tồn hơn là loại bỏ bộ phận cơ thể, giúp cho người bệnh sử dụng tối đa những khả năng còn lại của các nhân, trở nên có ích hơn, có thể tự lo được phần mình trong xã hội.Biện pháp: Tư vấn, giáo dục sức khỏe, xoa bóp dưỡng sinh, PHCN, cung cấp dụng cụ và phương tiện hỗ trợ.Câu 4: Định nghĩa điều dưỡng cộng đồng? Mục tiêu của Đ DCĐĐiều dưỡng cộng đồng là làm cho cộng đồng khỏe mạnh bằng các can thiệp của Y tế cộng đồng, thông qua cách sống lành mạnh và xây dựng những quan niệm sức khỏe đúng đắn, khoa học mà có thể thực hiện được tại cộng đồng.Mục tiêu của Đ DCĐ:Phục hồi sức khỏe, duy trì sức khỏe, dự phòng nguy cơ và nâng cao sức khỏe, định hướng phục vụ vào cộng đồng, vào các nhóm người có nguy cơ, các gia đình và cá nhân một cách liên tục trong suốt cuộc đời họ chứu không phải chỉ lúc họ bị bệnh tật hoặc thương tật.Câu 5: 10 năng lực của điều dưỡng cộng đồng?1.Áp dụng vào thực tế địa phương các mục tiêu của CSSKBĐ và thực hiện các chỉ tiêu sức khỏe theo phân cấp quy định trong chiến lược y tế Quốc gia.2.Xác định nhu cầu sức khỏe của cộng đồng (phường, xã, thôn, làng) lựa chọn chăm soc sức khỏe ưu tiên, đề xuất biện pháp giải quyết.3.Có kiến thức và kỹ năng lâm sàng cần thiết, nhận định tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người bệnh, gia đình và cộng đồng,4.Lập kế hoạch điều dưỡng cho các nhân và gia đình và cộng đồng, cùng với các nhân viên y tế khác cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.5.Sơ cứu, cấp cứu tai nạn, thảm họa với trang bị và kỹ thuật điều dưỡng tại cộng đồng .6.Tham gia chăm sóc môi trường sinh sống của cộng đồng , thực hiện dự phòng cấp I,II,III, với điều kiện, phương tiện thích hợp tại cơ sở. Thực hiện các chương trình y tế tại địa phương.7.Giáo dục sức khỏe , tham gia hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng cho người bệnh và nhân viên y tế cơ sở.8.Huy động cộng đồng, các gia đình và các cá nhân vào CSSk, nâng cao sức khỏe tại cộng đồng.9.Có khả năng làm việc trong nhóm y tế và hoạt động liên ngành với mục tiêu sức khỏe cho mọi người.10.Tham gia lập kế hoạch hành động, tiến hành giám sát và lượng giá kết quả hoạt động điều dưỡng tại địa phương.Câu 6: Liệt kê 5 bậc thang nhu cầu chăm sóc cá nhân và 14 yếu tố chăm sóc cơ bản đối với người bệnh?5 bậc thang nhu cầu chăm sóc các nhân:Tự hoàn thiện Tựu trọngTình cảmAn toàn và được bảo vệVật chất14 yếu tố chăm sóc cơ bản đối với người bệnh:1.Đáp ứng nhu cầu về hô hấp2.Giúp đỡ người bệnh về ăn uống3.Giúp đỡ người bệnh trong sự bài viết4.Giúp đỡ người bệnh về tư thế, vận động và tập luyện5.Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi6.Giúp người bệnh mặc thay quần áo7.Giúp người bệnh duy trì thân nhiệt8.Giúp người bệnh vệ sinh các nhân hằng ngày9.Giúp người bệnh tránh được nguy hiểm khi nằm viện10.Giúp người bệnh trong sự giao tiếp11. Giúp người bệnh thoải mái về tinh thần, tự do, tín ngưỡng.12.Giúp người động lao động làm việc gì đó để tránh mặc cảm là người vô dụng.13.Giúp người bệnh các hoạt động vui chơi, giải trí.14.Giúp người bệnh có kiến thức về Y học.Câu 7: Mục tiêu của lượng giá nhu cầu chăm sóc người bệnh?Phát hiện và xác định nhu cầu chăm sóc cơ bản của “khách hàng”Phát hiện nguy cơ đe dọa tới tính mạng cuae người bệnhLập được kế hoạch chăm sóc người bệnh Tất cả nhắm tới mục tiêu:Duy trì sức khỏePhòng bệnh và đề phòng các yếu tố đe dọa.Nâng cao sức khỏePhục hồi chức năng cho cwo thể đã thiếu hụt Chăm sóc một cách tổng thể.Câu 8: Định nghĩa điều dưỡng gia đình? Nguyên lý cơ bản của điều dưỡng gia đình? Định nghĩa:Điều dưỡng sức khỏe gia đình là mức độ của việc thực hành điều dưỡng sức khỏe cộng đồng được hướng vào hoặc tập trung vào gia đình như là một đơn vị chăm sóc, với sức khỏe là mục đích và việc điều dưỡng như phương tiện, dòng kênh hoặc người cung cấp chăm sóc.Nguyên lý cơ bản của điều dưỡng gia đình:Gia đình là bệnh nhân và đơn vị chăm sóc: một nguyên lý cơ bản trong thực hành điều dưỡng cộng đồng bởi vì:+ Gia đình là đơn vị cơ bản là cơ cấu tự nhiên của xã hội+ Gia đình là nhóm vừa phát sinh, vừa phòng ngừa, vừa chịu đựng và khắc phục các vấn đề sức khỏe các thành viên trong gia đình.+ Sức khỏe thành viên trong gia đình gắn kết mật thiết, chặt chẽ với nhau.+ Các quyết định về hoạt động chăm sóc sức khỏe thường xuyên xuất phát từ gia đình.+ Gia đình là nơi điều dưỡng viên tiếp xúc trực tiếp để tiếp cận với cộng đồng.Tóm lại Điều dưỡng gia đình thuộc mức độ chăm sóc thứ hai trong điều dưỡng cộng đồng.Gia đình đói nghèo tại cộng đồng thường là trọng tâm ưu tiên của điều dưỡng gia đình:Do những gia đình này thường có nhiều nhu cầu chăm sóc cơ bản và cấp thiết, sự đói nghèo và bệnh tật đã tạo ra một vòng luẩn quẩn. Tôn trọng, kích lệ tính tự chủ quyết định của gia đình lấy gia đình làm trung tâm chăm sóc. Người điều dưỡng là phương tiện, dòng kênh và là người cung cấp sự chăm sóc.Câu 9 : Nêu 7 nội dung chính của chăm sóc sức khỏe gia đình?Chăm sóc sức khỏe gia đình lành mạnh tức là duy trì sức khỏe các thành viên trong gia đình.Chăm sóc người ốm và khuyết tật trong gia đình tức là khôi phục sức khỏe cho gia đình.Gửi người bệnh nặng (vượt khả năng) của gia đình lên tuyến trên.Vệ sinh gia đình (dự phòng bệnh dịch)Giáo dục sức khỏe gia đình (nâng cao sức khỏe)Tư vấn sức khỏe gia đình.Đối tượng ưu tiên chăm soc sức khỏe gia đình là người nghèo, phụ nữ có thai, trẻ em, người cao tuổi.Câu 10: Trình bày vai trò của người điều dưỡng cộng đồng trong việc thăm khám sức khỏe gia đình?Bảo trợ:Thường xuyên có mặt để hỗ trợ sức khỏe gia đình.Thay mặt gia đình trao đổi vưới bác sĩ, điều dưỡng và tuyến trên, cũng như đối với trưởng thôn, UBND xã các vấn đề liên quan đến sức khỏe gia đình…Giáo dục và tư vấn:Chọn vấn đề giáo dục thường xuyênSẵn sàng tư vấn, hướng dẫn các gia đình khi có yêu cầu.Chăm sóc:Thực hiện các kế hoạch chăm sóc tại nhà theo kế hoạch chăm sóc.Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh nặng hoặc vượt qua khả năng của mình (là cầu nối giữa gia đình và tuyến trên).Duy trì:Hướng dẫn gia đình tự chăm sóc cùng duy trì sức khỏe gia đình.Cập nhật và theo dõi hồ sơ sức khỏe gia đình thường xuyên liên tực.Làm mẫu và gương mẫu:Hướng dẫn cụ thể, chuẩn xác, mẫu mực chu đáo cho các thành viên gia đình thao tác chăm sóc và hành vi sức khỏe lành mạnh.Bản thân người điều dưỡng cộng đồng phải thực hiện trước và thường xuyên để cho các gia đình và cộng đồng noi theo.

Ngày đăng: 20/05/2022, 00:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan