Lời nói đầu 1 Nội dung 2 I. Tổng quan về ngành thuỷ sản ở Việt Nam 2 1. Điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thuỷ sản 2 2. Điều kiện kinh tế xã hội để phát triển ngành thủy sản 2 3. Vị trí
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ-NĂM 2010”
PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÁC CÔNG TY DƯỢC VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Trang 2
Chương 1: một số vấn đề về lý luận 5
1.1 Một số vấn đề/lý luận liên quan đến thị trường 5
1.1.1 Khái niệm về thị trường và phân loại thị trường 5
1.1.2 Các yếu tố hình thành nên thị trường 6
1.1.3 Chức năng của thị trường 6
1.2 Một số vấn đề liên quan đến thuốc và việc sản xuất thuốc 7
1.2.1 Thuốc và một số khái niệm có liên quan 7
1.2.2 Khái niệm về cung ứng thuốc 8
1.2.3 Tính đặc thù của thuốc và ngành công nghiệp dược 10
1.2.4 Tính đặc thù của thị trường thuốc 11
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và phân phối thuốc của doanh nghiệp 12
1.2.5.1 Các yếu tố của môi trường vĩ mô 12
1.2.5.2 Các yếu tố của môi trường vi mô 16
1.2.6 Nhu cầu thuốc 16
1.2.6.1 Khái niệm về nhu cầu thuốc 18
1.2.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thuốc 19
1.2.7 Vai trò ngành công nghiệp dược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 20
1.3 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ngành dược Việt Nam 22
1.4 Kinh nghiệm phát triển ngành dược của các nước trên thế giới 23
Tổng kết chương 1 24
Trang 32.1 Tổng quan về thị trường thuốc Việt Nam 28
2.2 Nguyên vật liệu sản xuất thuốc 30
2.2.1 Những nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất dược trong nước 30
2.1 Nguồn nguyên vật liệu trong nước 30
2.2 Nguồn nguyên vật liệu nước ngoài 31
2.2.2 Thực trạng sử dụng nguồn nguyên vật liệu của các công ty dược Việt Nam 34
2.3 Thực trạng hoạt động sản xuất của các công ty dược Việt Nam 36
2.3.1 Sự tăng trưởng trong sản xuất thuốc 36
2.3.2 Sự gia tăng chủng loại thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc đặc trị 39
2.3.3 Chất lượng của các cơ sở sản xuất thuốc (GMP-WHO, GLP) 42
2.3.4 Thực trạng đầu tư các dự án mới của các công ty dược Việt Nam 43
2.3.5 Thực trạng R&D của các công ty dược Việt Nam 45
2.4 Thực trạng hoạt động phân phối thuốc trên thị trường 46
2.4.1 Mạng lưới phân phối thuốc của ngành dược 46
2.4.2 Hoạt động quảng bá thương hiệu 52
2.4.3 Hoạt động quản lý giá thuốc trên thị trường và chiến lược giá 53
của các doanh nghiệp Dược 2.5 Vai trò của Nhà Nước trong việc quản lí sản xuất và phân phối thuốc 55
Trang 43.2.1.1 Giải pháp về nguyên liệu đầu vào 59
3.2.1.2 Giải pháp về sản xuất sản phẩm 61
3.2.2 Giải pháp về nghiên cứu triển khai 61
3.2.3 Giải pháp về phân phối 62
3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực 63
3.2.5 Giải pháp về quản lí của Nhà nước 63
3.3 Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng 64
Tổng kết chương 3 65
Kết luận 66
Trang 5
LỜI MỞ ĐẦU
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, là một sản phẩm thiết yếu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân Các sản phẩm này có tính đặc trưng cao, khó có thể thay thế bằng một loại sản phẩm khác, thậm chí giữa hai sản phẩm khác nhau cũng có những đặc trưng, công dụng và giá trị khác nhau, mỗi công thức nghiên cứu sản xuất một loại sản phẩm mới đều được đăng ký quyền sáng chế và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Những điều này đã làm nên giá trị và tầm quan trọng của ngành sản xuất và phân phối thuốc xã hội Tuy nhiên, trình độ sản xuất và nghiên cứu của ngành Dược Việt Nam còn nhiều yếu kém, chưa phát triển kịp với tốc độ phát triển của xã hội, chưa có khả năng tạo ra những loại thuốc đặc trị chuyên biệt để phục vụ nhu cầu trong nước; do đó, hằng năm chúng ta phải nhập khẩu một số lượng lớn dược phẩm từ nước ngoài Với mong mỏi tìm một hướng đi thích hợp giúp cho ngành dược trong nước hoàn thiện và phát triển, phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và tiết kiệm nguồn lực quốc gia thông qua việc giảm bớt sản lượng nhập khẩu Xuất phát từ ý nghĩa này,
nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài “NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC SẢN XUẤT
VÀ PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÁC CÔNG TY DƯỢC VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: Nghiên
cứu đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đối với ngành dược; phân tích thực trạng sản xuất và phân phối của ngành dược Việt Nam nói chung và một số công ty dược nói riêng, nhằm tìm ra những mặt hạn chế đang cản trở sự phát triển của ngành Từ những cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những giải pháp phát hoàn thiện hoạt động sản xuất và phân phối của ngành
Để thực hiện bài viết này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp chuyên gia, sau đó tiến hành tổng hợp, thống kê, phân tích duy vật biện chứng để đưa ra bức tranh chính xác nhất về toàn cảnh ngành sản xuất và phân phối dược phẩm trong nước Các thông tin nghiên cứu bao gồm cả thông tin thứ cấp thu thập từ Cục quản lý Dược, Sở y tế, và các trang web của công ty chứng khoán SSI
Trang 6và MHB, từ Internet, báo tạp chí và các tài liệu khác có liên quan Thông tin sơ cấp: thu thập thông qua việc thu thập ý kiến từ các chuyên gia của các công ty dược: Công ty dược 2/9, công ty dược Hậu Giang, công ty dược Bến Tre
Trong quá trình thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu, nhóm đã tìm được một số công trình nghiên cứu về ngành công nghiệp Dược như:
Luận án Nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp quản lý sản xuất và cung ứng thuốc nhằm phục vụ tốt sức khỏe nhân dân trong cơ chế thị trường hiện nay – luận án tiến sĩ dược học 2003 – TS Nguyễn Văn Yên
Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam đến năm 2010 – luận án tiến sĩ Kinh tế 2004 – TS Trần Công Kỷ
Các đề tài này đưa ra các giải pháp chung và số liệu thu thập từ trước năm 2003 nên đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp dược lần lượt tiến hành việc cổ phần hóa Điều cấp thiết là phải có một đề tài nghiên cứu khảo sát thực trạng sản xuất và phân phối hiện tại của ngành dược Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp đúng đắn và phù hợp với tình hình hiện tại Đề tài nghiên cứu này đã khắc phục những hạn chế đó
Kết cấu của đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương với 3 nội dung chính được đề cập như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản Chương này bao gồm 19 trang từ trang
5 đến trang 24 Trong chương này nhóm đã đưa ra một số khái niệm có liên quan về thị trường, khái niệm thuốc, tính đặc trưng và tầm quan trọng của thuốc Ngoài ra trong chương này, những vấn đề liên quan đến ngành dược Việt Nam như lịch sử hình thành ngành Dược, năm áp lực cạnh tranh và những yếu tố tác động đến ngành này Những khái niệm đưa ra nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về ngành dược nói chung và ngành dược Việt Nam hiện nay nói riêng, tạo nền tảng cho việc nghiên cứu
Trang 7sâu hơn về hoạt động sản xuất và phân phối của ngành Dược nước ta trong giai đoạn hiện nay
Chương 2: Thực trạng sản xuất và phân phối thuốc của các công ty dược
Chương này bao gồm 30 trang, từ trang 28 đến trang 57 , với 4 nội dung chính được đề cập bao gồm:
- Tổng quan về thị trường thuốc Việt Nam: trong phần này nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích nhu cầu thuốc của thị trường qua các năm, đồng thời so sánh chi tiêu của người Việt Nam cho thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu từ nước ngoài về số lượng và chất lượng
- Nguyên vật liệu phục vụ cho ngành sản xuất trong nước: trong chương này nhóm đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát lấy thông tin về các loại nguyên vật liệu bao gồm 2 nhóm chính là nguyên vật liệu trong nước và nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài Nội dung cuối cùng của phẩn này là kết quả mà nhóm thu thập được về thực trạng sử dụng nguyên vật liệu ở hai doanh nghiệp Công ty dược Hậu Giang, và Công ty dược 2/9 (Nadyphar) nhằm cho thấy cái nhìn cụ thể về việc sử dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và 2 doanh nghiệp kể trên nói riêng
- Thực trạng sản xuất của các công ty dược Việt Nam: phần này sẽ trình bày về sự tăng trưởng về số lượng và đa dạng hóa chủng loại trong hoạt động sản xuất thuốc Điều tra chất lượng các cơ sở sản xuất thuốc Trình bày các dự án đầu tư mới và các hoạt động R&D của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây
- Thực trạng phân phối của các công ty dược Việt Nam: Phần này trình bày hệ thống phân phối và ưu nhược điểm các kênh phân phối của ngành dược Việt Nam, và ví dụ về hệ thống phân phối của hai công ty dược Hậu Giang và Bến Tre Phần này cũng có trình bày thêm về các hoạt động quảng bá của các công ty dược Việt Nam Ngoài ra phần này cũng đề cập đến hoạt động quản lý giá thuốc trên thị trường hiện nay
Trang 8Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và phát triển sản xuất, phân phối của ac1c công ty Dược Việt Nam
Chương này bao gồm 9 trang, từ trang 58 đến trang 66
Dựa vào kết quả nghiên cứu của chương 2, trong chương này, nhóm tập trung trình bày các giải pháp cụ thể để hoàn thiện và phát triển các hoạt động sản xuất và phân phối của các công ty Dược theo 4 nhóm giải pháp chính: nhóm giải pháp về công nghệ, nhóm giải pháp cho nguồn nguyên vật liệu, nhóm giải pháp sản xuất và một số giải pháp khác như: nhân sự và quảng cáo
Trang 9CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
Trên cơ sở tổng hợp của đề tài, trong chương 1, nhóm tác giả sẽ đưa ra những cơ sở lí luận lien quan chủ yếu đến thị trường và ngành công nghiệp dược, được trình bày từ trang đến trang của đề tài Cụ thể là, chương này sẽ đề cập đến các vấn đề lí luận liên quan đến thị trường như khái niệm phân loại thị trường, các yếu tố hình thành và chức năng của thị trường; bên cạnh đó là các khái niệm về thuốc, nhu cầu thuốc, tính đặc thù của thi trường thuốc, của ngành công nghiệp dược, các tếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và phân phối thuốc của doanh nghiệp và cuối cùng là tiến hành tìm hiểu về lịch sử hình thành phát triển của ngành công nghiệp dược Việt Nam, vai trò của nó đối với sự phát triển của kinh tế- xã hội đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của cac quốc gia trên thế giới về lĩnh vực phát triển công nghiệp dược tạo nền tảng cho việc phân tích so sánh cho thực trạng ngành công nghiệp nước nhà và đưa ra những kiến nghị, giải pháp trong chương 3
1.1 Một số vấn đề/ lí luận liên quan đến thị trường 1.1.1 Khái niệm thị trường
Hiện nay có rất nhiều tài liệu định nghĩa về thị trường,tuy nhiên theo nhóm tác giả, các khái niệm phổ biến và chính xác nhất là:
“Thị trường là lĩnh vực lưu thông hàng hóa tổng thể nói chung những hoạt động mua, bán, nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa”
“Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm tàng, cùng có chung một nhu cầu, đồng thời họ đều đang muốn và đều có khả năng tiến hành trao đổi để thoản mãn nhu cầu đó.”
“Theo nghĩa hẹp thì thị trường là nơi diễn ra trao đổi, mua bán hàng hoá Nhưng theo nghĩa rộng thì thị trường là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh, cung - cầu, giá cả, giá trị mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hoá tiêu thụ được xác định”
Trang 10Thị trường có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo đối tượng giao dịch, theo tính chất và cơ chế vận hành thị trường, theo quy mô, phạm vi nhưng với căn cứ vào mục tiêu của đề tài và tính chất của thị trường thuốc thì hình thức phân loại thị trường theo số lượng người mua và số lượng người bán là phù hợp hơn cả.Trong đó thị trường được chia làm hai loại
Thị trường độc quyền
Thị trường độc quyền là lượng hàng hóa, dịch vụ và giá của chúng được điều khiển theo ý muốn của một hoặc nhiều nhóm người có cung lợi ích từ hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó.Thị trường độc quyền bao gồm thị trường độc quyền hoàn hảo và không hoàn hảo
Thị trường cạnh tranh
Thị trường cạnh tranh xuất hiện khi có nhiều người mua nhiêu người bán cùng thực hiện hành vi mua bán trên một loại hàng hóa, dịch vụ hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ.Trong đó, các doanh nghiệp tham gia trên thĩ trường này có thực lực tương đối như nhau và các quan hệ kinh tế diễn ra tương đối ổn định và khách quan.Thị trường cạnh tranh bao gồm cạnh tranh hoàn hảo và không hoàn hảo
1.1.2 Các yếu tố hình thành nên thị trường:
Thị trường bao gồm ba yếu tố:
Chủ thể thị trường:là các pháp nhân kin tế có lợi ích độc lập, có quyền tụ chủ
quyết định các sách lược, chiến lược hoạt động của mình
Khách thể thị trường: là các sản phẩm hữu hình hoặc vô hình được trao đổi
thông qua thị trường, các sản phẩm đã tồn tại trên thực tế hoặc các sản phẩm sẽ có trong tương lai
Giới trung gian thị trường: là hệ thống cầu nối hữu hình hoặc vô hình liên kết
giữa các các thành phần đang tham gia hoạt động trên thị trường với nhau
1.1.3 Chức năng của thị trường
Trang 11Dù thị trường có nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung thị trường thực hiện ba chức năng chủ yếu và luôn có quan hệ mật thiết với nhau như sau:
Chức năng thừa nhận công dụng XH của hàng hoá (giá trị sử dụng XH) và lao
động đã chi phí để sản xuất ra nó Nếu hàng hoá bán được và bán với giá cả bằng giá trị thì XH đã thừa nhận công dụng của nó cũng như thừa nhận mức hao phí lao động để sản xuất ra nó phù hợp với mức hao phí lao động XH cần thiết, giá trị hàng hoá được thực hiện Nếu hàng hoá không bán được thì hoặc là công dụng của hàng hoá không được thừa nhận, hoặc là do chi phí sản xuất cao hơn mức trung bình của XH nên XH không chấp nhận Nếu hàng hoá bán được với giá cả thấp hơn giá trị thì có nghĩa là XH chỉ thừa nhận công dụng của nó và một phần chi phí sản xuất ra nó
Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng về cơ cấu hàng
hoá, giá cả, chất lượng Chức năng thông tin luôn tác động các chức năng khác
Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng Từ những thông tin
thu được trên thị trường, người sản xuất hay tiêu dùng sẽ có những điều chỉnh kịp thời để phù hợp với biến đổi của thị trường Nhờ đó mà sản xuất và tiêu dùng được hạn chế hoặc kích thích
1.2 Một số vấn đề liên quan đến thuốc và việc sản xuất thuốc 1.2.1 Thuốc và một số khái niệm liên quan
Theo luật dược 2005, thuốc được định nghĩa như sau: "Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng"
Theo điều lệ thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, thuốc được định nghĩa như sau: "Thuốc là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật, hay sinh học được bào chế để dùng cho người nhằm:
Trang 12 Phòng bệnh, chữa bệnh,
Phục hồi, điều chính chức năng cơ thể, Làm giảm triệu chứng bệnh,
Chuẩn đoán bệnh,
Phục hồi và nâng cao sức khoẻ,
Làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn thân, Làm ảnh hưởng quá trình sinh đẻ,
Làm thay đổi hình dạng cơ thể.”
Theo nhóm nghiên cứu, thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người Thuốc vừa tuân theo quy luật thị trường, vừa chịu sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước
Thuốc biệt dược là thuốc có tên thương mại do cơ sở sản xuất thuốc đặt ra, khác với tên gốc hoặc tên chung quốc tế
Thuốc gerenic là tên chung của các loại thuốc được sản xuất đại trà khi bằng sáng chế, phát minh hết hiệu lực, thuốc không còn được độc quyền bởi các công ty nắm giữ bằng phát minh, sang chế
Nguyên liệu làm thuốc là chất tham gia vào thành phần cấu tạo sản phẩm trong quá trình sản xuất thuốc
Thuốc thành phẩm là dạng thuốc đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cả đóng gói trong bao bì cuối cùng và dán nhãn
1.2.2 Khái niệm về cung ứng thuốc
Cung ứng thuốc được định nghĩa là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người sử dụng dựa trên bốn nhiệm vụ cơ bản là lực chọn thuốc, mua sắm thuốc quốc gia, phân phối thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc Trong đó:
Trang 13 Lựa chọn thuốc
Việc lựa chọn thuốc cho một quốc gia được dựa vào những căn cứ sau: +Mô hình bệnh tật, mô hình tử vong toàn quốc
+Các phác đồ điều trị chuẩn đã được xây dựng
+Kinh phí quốc gia và khả năng chi trả của người bệnh +Dự toán tình hình bệnh tật trong kì tới
+Tham khảo danh mục thuốc, hoạt chất, mô hình bệnh tật đã được lưu hành của WHO hoặc một số quốc gia có tương đồng về kinh tế, y tế
Mua sắm thuốc quốc gia
+Xác định nhu cầu về số lượng và chủng loại
+ Lựa chọn các phương thức cung ứng mua bán, đấu thầu (quốc gia, địa phương, đơn vị)
+Kí kết các hợp đồng kinh tế mua bán +Thanh toán tiền và kiểm nhận thuốc Phân phối thuốc
+Cung cấp thông tin về thuốc cho các đối tượng bệnh viện, bệnh nhân, các trung gian trên kênh phân phối
+Tồn trữ thuốc
+Vận chuyển, giao nhận thuốc đến các đơn vị y tế, các kênh phân phối +Thanh, quyết toán tiền thuốc, kiểm nhận
Hướng dẫn sử dụng thuốc +Bán thuốc OTC hướng dẫn sử dụng +Kê đơn, bán thuốc, hướng dẫn sử dụng
Trang 14+Các hoạt động truyền thông về sử dụng thuốc an toàn hợp lí
Ngoài ra, quá trinh cung ứng thuốc còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như môi trường công nghệ, thông tin, sự phát triển khoa học hay tăng trưởng kinh tế Các yếu tố này cùng với 4 nhiệm vụ căn bản trên tạo ra một chu trình cung ứng thuốc khép kín Mỗi bước trong chu trình đều có vai trò quan trọng và tạo tiền đề cho các bước tiếp theo
1.2.3 Tính đặc thù của thuốc và ngành công nghiệp dược
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, là sản phẩm thiết yếu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng Việc mua hàng của khách hàng hoàn toàn bị động Khách hành thường mua thuốc theo sự kê đơn hoặc hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn Mức cầu thị trường của loại hàng hoá này không phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu để sản xuất thuốc chủ yếu là nguồn nguyên liệu thứ cấp đã qua sơ chế Việc sơ chế nhằm tổng hợp những chất hóa học phục vụ cho việc sản xuất thuốc nên đòi hỏi một công nghệ cao và hiện đại, vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thuốc đều phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu Từ những đặc thù của thuốc, ngành công nghiệp sản xuất thuốc cũng trở thành một ngành khá đặc biệt
Thứ nhất, việc sản xuất và bào chế các loại thuốc đòi hỏi độ chính xác cao đối với từng
hàm lượng biệt dược nên việc sản xuất thuốc phải được thực hiện trên dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ cao Vì thế, ngành công nghiệp dược được coi là một ngành kỹ thuật - công nghệ cao Hiện nay, Việt Nam là một nước đang phát triển nên kỹ thuật – công nghệ còn thấp nên các doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào bào chế thuốc gốc, chưa có khả năng sản xuất thuốc công nghệ cao
Thứ hai, việc sản xuất thuốc được tiến hành theo lô Số thuốc được lấy ra để thử trong
mỗi lô sẽ bị huỷ và không được đưa vào sử dụng Vì thế, không thể kiểm tra tất cả
Trang 15lượng thuốc trong lô hàng Khi đưa ra thị trưòng, thuốc phải đảm bảo chất lượng như trong phòng thí nghiệm, đảm bảo độ an toàn cho bệnh nhân sử dụng Vì vậy, việc sản xuất thuốc yêu cầu phải có sự đồng đều và chính xác cao
Thứ ba, việc nghiên cứu để đưa ra một loại thuốc mới đòi hỏi phải nghiên cứu lâu dài
và cẩn trọng Vì thế chi phí nghiên cứu cho một loại thuốc mới là rất cao Các công ty dươc ở Mỹ thông thường mất từ 8,5 đến 10 triệu USD cho một loại thuốc mới Một loại thuốc trước khi được đưa ra thị trường phải được nghiên cứu lâm sang trong một thời gian dài ( thử nghiệm lâm sang trên chuột, động vật trước, nếu thành công thì sẽ tiến hành thử nghiệm trên bệnh nhân)
Thứ tư, nhiều sản phẩm có chu kỳ đời sống rất dài và trong quá trình sử dụng có thể
phát hiện ra nhiều công dụng Các sản phẩm khi mới được phát minh sẽ được đăng ký bảo hộ quyền sáng chế Khi hết thời gian bảo hộ bản quyền sáng chế, các sản phẩm này trở thành thuốc generic, các doanh nghiệp khác đều có quyền sử dụng hóa dược của sản phẩm để bào chế thuốc generic tương đương Vì thế, thị trường dược phẩm trở nên đa dạng và phong phú
1.2.4 Tính đặc thù của thị trường thuốc
Thị trường thuốc gần như bị chi phối bởi các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia như hãng dược Pfizer, Novartis và Eli Lilly,… Các doanh nghiệp này chủ yếu cạnh tranh với nhau về các loại thuốc biệt dược độc quyền Các công ty nhỏ chỉ cạnh tranh với nhau trên thị trường thuốc generic là chủ yếu
Những loại thuốc mới được bào chế lần đầu tiên phải có bằng sáng chế Bằng sáng chế không cho phép bất cứ ai khác sản xuất và bán thuốc này Khi bằng sáng chế hết hiệu lực, những công ty sản xuất thuốc khác có thể bắt đầu bán thuốc đồng dạng tương tự Những loại thuốc này trở thành thuốc generic
Trang 16Việc đưa một loại thuốc biệt dược mới vào thị trường thuốc đòi hỏi các công ty phải đầu tư nghiên cứu( trên 80 triệu USD/1 thuốc), tiến hành thử nghiệm( trên động vật, sau đó là trên người tình nguyện) Thông thường, để đưa ra một loại thuốc biệt dược mới cần từ 10 đến 12 năm Như vậy, việc nghiên cứu đưa ra thuốc biệt dược thường được tiến hành bởi các công ty thuộc các quốc gia phát triển
Việt Nam là một nước đang phát triển nên chưa có khả năng đầu tư nghiên cứu thuốc biệt dược mà chỉ có khả năng đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển thuốc gerenic Bên cạnh đó, tham gia thị trường thuốc Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, chủ yếu là các công ty dược của nhà nước và thị trường thuốc trở thành thị trường độc quyền
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và phân phối thuốc của doanh nghiệp
1.2.5.1 Các yếu tố từ môi trường vĩ mô
Kinh tế
Ngày 11/01/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO Sự kiện kinh tế này đã đem lại những cơ hội và cũng như thách thức cho nền kinh tế VN nói chung và ngành dược nói riêng Khi gia nhập vào tổ chức thương mại WTO thì các hàng rào thuế quan sẽ bị hạ thấp, các doanh nghiệp sản xuất có quyền lựa chọn nguyên liệu đầu vào đa dạng hơn với mức chi phí và chất lượng hợp lý hơn Hiện nay, theo thống kê, 90% nguyên liệu sản xuất thuốc đều phải nhập khẩu Vì vậy, việc gia nhập WTO đã làm cho mức chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất thuốc giảm xuống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và phát triển trong nước Bên cạnh đó, khi gia nhập WTO, thì các doanh nghiệp trong nước có nhiều thuận lợi khi tiếp cận với các đối tác kinh doanh để hợp tác chuyển giao công nghệ Với việc chuyển giao công nghệ dễ dàng này này có 2 khía cạnh để nói Thứ
Trang 17nhất, việc chuyển giao này cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực tài chính của mỗi công ty mạnh yếu như thế nào mà nó sẽ trở thành một cơ hội hay một nguy cơ cho mỗi công ty Nếu tiềm lực tài chính mạnh, thì công ty sẽ có khả năng chuyển giao những công nghệ mới, tăng khả năng cạnh tranh cho mình nhưng nếu tài chính của công ty yếu, thì đây là một mối đe dọa cho các công ty Khi gia nhập WTO, các nhà sản xuất thuốc trong nước sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn gắt gao hơn Các doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định nghiêm ngặt về thuốc sẽ bị đào thải theo quy luật thị trường
Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người lien tục tăng qua các năm Theo đánh giá của Phòng Phân tích Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho thấy, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP, chi tiêu bình quân đầu người tăng lên hàng năm dẫn đến nhu cầu chi tiêu cho y tế và chăm sóc sức khỏe cũng tăng theo Trong khoảng thời gian 5 năm, chi tiêu y tế bình quân mỗi người tại Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi, từ 6 USD/người (năm 2001) lên đến 13 USD/người (năm 2007) Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành là 15%/năm (không tính yếu tố lạm phát) và giá trị tiêu thụ đạt 1,6 tỷ USD năm 2010 Vì vậy, ngành dược ở Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng rất lớn
Có thể nói đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu nói chung và nhập khẩu dược liệu nói riêng thì tỷ giá hối đoái và xu hướng biến đổi của tỷ giá trên thị trường luôn là điều mà các nhà nhập khẩu rất quan tâm Đặc biệt đối với ngành dược phẩm, một thách thức là 90 % nguyên liệu sản xuất thuốc phải nhập khẩu, vì vậy việc theo dõi sự biến động của tỷ giá là điều không thể thiếu
Các yếu tố về chính trị pháp luật
Công nghiệp dược là một ngành đặc biệt và nhạy cảm đối với một quốc gia nhằm bảo đảm an ninh và quyền lợi của người tiêu dùng Do đó chính trị-luật pháp cùng với những quy định chặt chẽ cũng là những nhân tố lớn tác động đáng kể dến hoạt động kinh doanh của ngành và các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm
Từ trước đến nay, chính trị của Việt Nam tương đối ổn định hơn so với nhiều nước
Trang 18trong khu vực do đó đã tạo một điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc đầu tư phát triển ngành dược Việt Nam Bên cạnh đó, Nhà nước đang có chủ trương tăng cường quản lí đối với ngành dược đồng thời chú trọng phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế- kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Mặt khác, trong thời gian gần đây, trước bối cảnh nền kinh tế đất nước đang phát triển mạnh mẽ nói chung và ngành dược đang có những bước chuyển biến tích cực nói riêng thì việc sửa đổi và hoàn thiện các bộ luật như luật thương mại, luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ… đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự đi lên của tất cả các ngành các doanh nghiệp
Các yếu tố văn hoá xã hội
Theo GS.TS Trương Việt Dũng, vụ trưởng Vụ Khoa học đào tạo, Bộ Y tế cho biết “Nếu kinh tế tăng trưởng một lần thì nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tăng 1,5 lần” Vì thế, khi cuộc sống càng văn minh hiện đại, con người càng có nhu cầu chăm sóc bản thân Người dân có nhiều nhận thức hơn, trình độ học vấn cao hơn, nên cũng quan tâm nhiều hơn đến việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe bản thân so với khi còn nghèo thì không có điều kiện Phần lớn cộng đồng Việt Nam hiện nay đã có ý thức cao hơn về sức khỏe, họ đòi hỏi một cuộc sống chất lượng hơn, đòi hỏi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, bên cạnh đó là muốn nắm bắt, cập nhật các thông tin về Y tế và Sức khỏe, việc sử dụng các loại dược phẩm chất lượng cao để duy trì và tăng cường sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị một số các loại bệnh cũng được nhiều người quan tâm Ngoài ra, không thể không nhắc đến tâm lý thích sử dụng hàng nhập ngoại của phần lớn người tiêu dùng Việt Nam, trong đó bao gồm cả các loại dược phẩm Tại rất nhiều nhà thuốc, các loại thuốc mang nhãn mác ngoại được bày bán nhiều hơn hẳn thuốc sản xuất trong nước Tâm lý sính ngoại trong dùng thuốc chữa bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng cơ cấu thuốc trong các bệnh viện Trong nhiều năm qua, các bệnh viện thường xuyên nhập khẩu trực tiếp các loại thuốc ngoại với số lượng lớn,
Trang 19thậm chí có bệnh viện đặt chỉ tiêu sử dụng thuốc ngoại cho bệnh nhân như một qui chế bắt buộc trong khi thuốc nội không được chú ý đến Thuốc điều trị dùng trong các cở sở khám chữa bệnh hiện chủ yếu vẫn là thuốc ngoại nhập, theo tin từ Bộ Y tế ngày 15/4/2009 Thống kê cho thấy, tổng số tiền mua thuốc năm 2008 của hệ thống bệnh viện là 7,6 nghìn tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2007 Trong đó, tỷ lệ tiền mua thuốc ngoại nhập chiếm 63,3%, tương đương hơn 4,8 nghìn tỷ đồng, cao gần gấp đôi tiền mua thuốc nội
Môi trường dân số
CẢ NƯỚC 86,2108 triệu người DIỆN TÍCH 331150,4km2
MẬT ĐỘ 260 người/km2
Theo số liệu thống kê trên cùng với tỷ lệ tăng dân số trung bình cuả nước ta là 1.2% một năm cho thấy nhu cầu về dược phẩm sẽ ngày càng cao Đồng thời cùng với tốc độ tăng trưởng của GDP, chi tiêu bình quân theo đầu người tăng lên hàng năm dẫn đến chi tiêu cho y tế và sức khoẻ tăng Chi tiêu y tế bình quân mỗi người tại Việt Nam đã tăng hơn gấp hai, từ 6 USD (năm 2001) lên 13 USD (năm 2007) Con số này được đánh giá vẫn còn ở mức trung bình so với khu vực Song song đó, một vấn đề rất đáng lo ngại nữa là tuổi thọ bình quân khỏe mạnh của Việt Nam chỉ đạt 60,2 tuổi, xếp thứ 116/174 nước trên thế giới Như vậy, so với tuổi thọ trung bình khỏe mạnh của con người là 72,2 tuổi thì mỗi người dân có tới 12 năm sống không khỏe mạnh Với những biểu hiện trên, nếu nhìn theo góc độ là một cơ hội thì đây được coi là một thuận lợi cho sản xuất dược phẩm mở rộng thị trường và lượng khách hàng Tuy nhiên, nếu nhìn về sự thử thách thì nó cũng là một sức ép lớn bởi nhu cầu tăng cao và liệu rằng việc sản xuất có thể đáp ứng đủ cả về chất và lượng hay không?
Hiện nay, chất lượng cuộc sống chưa được đảm bảo, số lượng người bị tàn tật, khuyết tật của cả nước khá lớn, khoảng 5,3 triệu người, chiếm tỷ lệ 6,3% dân số Số trẻ em bị
Trang 20khuyết tật, dị tật bẩm sinh, mắc các bệnh bẩm sinh lien tục tâng qua các năm Số người bị khuyết tật do tai nạn giao thông, tai nạn lao động có chiều hướng gia tăng Thêm vào đó là sự phân bố dân cư không đồng đều, theo khảo sát thì có đến 71,89 % dân số ở thành thị và 28,11 % ở nông thôn Một đặc điểm đáng chú ý là thông thường nhu cầu về thuốc men ở thành thị cao hơn ở nông thôn Nguyên nhân không chỉ ở mức sống cao mà còn môi trường ở các thành phố lớn thường bị ô nhiễm do đó dẫn đến nhu cầu khám chữa bệnh thường xuyên ngày càng tăng Điều này cũng thể hiện cho sự phân bố rộng rãi hơn của các đại lý nhà thuốc tại thành phố Thế nhưng ở nông thôn vẫn rất cần nhiều loại dược phẩm và đây cũng là cơ hội cho các công ty dược quan tâm đến việc mở rộng thị trường thông qua các kênh phân phối tại các tỉnh lân cận
1.2.5.2 Các yếu tố từ môi trường vi mô
Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh:
Với dân số hơn 80 triệu người, Việt Nam là một thị trường dược phẩm có tiềm năng rất lớn Hiện nay, có khá nhiều hãng dược phẩm lớn trên thế giới đã tham gia vào thị trường Việt Nam như Mega Product Lmt, Helm AG, … Ưu thế của các hãng dược này khi tham gia thi trường thuốc Việt Nam là trình độ mảketing cao,chiến lược kinh doanh thích hợp, có uy tín trên thị trường Họ sản xuất thuốc biệt dược, thuốc gốc là chủ yếu
Các hãng dược phẩm này cạnh tranh với nhau quyết liệt nhằm tranh giành thị phần Cuộc cạnh tranh này đã có lúc trở thành cuộc chạy đua về quảng cáo Vì thế, giá thuốc giữa các hãng dược phẩm trên thị trường Việt Nam cũng rất khác biệt
Ngoài sự cạnh tranh của các hãng dược phẩm nước ngoài thì giữa các hãng dược trong nước cũng có những sự cạnh tranh gay gắt
Trang 21Đối với thị trường ngoài nước, Việt Nam không có thế mạnh về các thuốc tân dược nên chưa thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài trên thị trường ngoài nước Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu tinh dầu thô và dược liệu
Các doanh nghiệp trong nước hiện nắm giữ trên 40% thị phần dược phẩm trong nước, chủ yếu là các đối tượng có thu nhập thấp, thuốc thiết yếu chăm sóc sức khỏe ban đầu và thuốc y tế Các doanh nghiệp này đang nhắm đến các đối tượng có thu nhập trung bình và cao là khu vực do các hãng lớn chi phối
Khách hàng nước ngoài chủ yếu là các nước Đông Âu, khu vực Đông Nam Á, Cuba,… và đang nhắm tới thị trường Tây Âu
Nguồn cung ứng
Nguyên vật liệu phục vụ cho ngành dược bao gồm hóa dược, tá dược, chất phụ gia, màu thực phẩm và các loại phụ liệu Hiện nay,sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu về hóa dược và tá dược, 80% còn lại đều phải nhập khẩu Sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến sự không ổn định trong sản xuất, giá thành Ngành dược là một ngành có hàm lượng kỹ thuật cao nên yếu tố nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng Hiện nay, nguồn lao động đáp ứng cho nhu cầu này còn hạn chế, thiếu công nhân có trình độ, dược sĩ được đào tạo mang tính lý thuyết, chưa có thực tế, thiếu các chuyên gia giỏi về dược
Các tổ chức hữu quan
Ngành dược là một ngành đặc biệt, khá nhạy cảm nên chịu sự quản lý gắt gao của nhà nước Hiện nay, trong ngành dược còn khá nhiều rào cản pháp luật khiến các doanh nghiệp dược gặp khó khăn Hoạt động của các doanh nghiệp này có mối quan hệ với khá nhiều cơ quan chức năng như thuế, quản lý thị trường, quảng cáo, kiểm tra chất lượng, Viện kiểm nghiệm thuốc,…
Yếu tố bên trong doanh nghiệp
Trang 22Hiện nay, các doanh nghiệp dược Việt Nam chưa có sự đầu tư đúng mức về kỹ thuật công nghệ Kỹ thuật công nghệ lạc hậu, làm giảm chất lượng sản phẩm và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như doanh nghiệp
Nguồn nhân lực của ngành dược nói chung còn thiếu Hàng năm, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tao được một số lượng lớn dược sĩ, bác sĩ,… nhưng lại thiếu công nhân tay nghề cao Như vậy, nguồn nhân lực cho ngành dược vừa thừa, vừa thiếu
1.2.6 Nhu cầu thuốc
1.2.6.1 Khái niệm về nhu cầu thuốc:
Giống như lương thực thực phẩm và quần áo, thuốc là một nhu cầu tất yếu không thể thiếu và vô cùng cần thiết trong đời sống của con người Ở bất kì thời đại nào, xã hội, quốc gia hay hoàn cảnh sống nào con người đều có nhu cầu sử dụng thuốc để phòng và chữa bệnh Vì vậy, có thể nói, thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, vô cùng quan trọng đối với cá nhân mỗi con người nói riêng và sự tồn tại phát triển của xã hội nói chung Đó cũng chính là lí do khiến cho nhu cầu sử dụng thuốc mang tính chất khác biệt hơn so với nhu cầu về mặt hàng khác Nếu như với các mặt hàng khác, nhu cầu mua đựợc xác định bởi một mức giá nhất định thì với thuốc, việc sử dụng thuốc loại nào, số lượng và cách thức sử dụng ra sao lại không phải do người bệnh tự quyết dịnh mà phụ thuộc vào thầy thuốc Nhu cầu thuốc lúc này không phải đơn giản là lượng thuốc mà người bệnh muốn mua ở mỗi mức giá nữa mà thay vào đó nó được quyết định bởi nhiều yếu tố khác như: trình độ của nhân viên y tế, loại bệnh, kĩ thuật điều trị
Như vậy, nhu cầu thuốc có thể được định nghĩa là “ tập hợp tất cả những loại thuốc với dạng bào chế thích hợp, hàm lượng thích hợp, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và hiệu lực để đáp ứng các yêu cầu về phòng chữa bệnh của cá thể, của cộng đồng trong
Trang 23một phạm vi về thời gian, không gian, một trình độ xã hội, khoa học, kĩ thuật và khả năng chi trả nhất định.”
1.2.6.2 Các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến nhu cầu thuốc:
Thuốc là một loại hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người dân, quá trình sử dụng luôn đòi hỏi sự an toàn, hợp lí Vì vậy việc xác định những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc cung ứng thuốc và phải được căn cứ dựa trên đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: Tình trạng bệnh tật và mô hình bệnh tật
“Tình trạng bệnh tật là tình trạng mất cân bằng về thể xác và tinh thần dưới tác động của một loạt các yếu tố ngoại môi và nội môi lên con người” Nhu cầu về thuốc của người bệnh phụ thuộc vào tình trang sức khỏe hay bệnh tật của họ còn nhu cầu thuốc của một cộng đồng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật của cộng đồng đó trong những điều kiện nhất định về ngọai cảnh, thời gian và được khái quát thành mô hình bệnh tật Vậy mô hình bệnh tật được định nghĩa là “ tập hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác động của những yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó trong một khoảng thời gian nhất định.”
Nghiên cứu bệnh tật nếu được tiến hành một cách hợp lí và chính xác thì kết quả của nó sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp quãn lí được sức khỏe và bệnh tật của toàn xã hội, xác định xu hướng thay đổi cơ cấu bệnh tật để có chiến lược phòng chống và đối phó, nhờ đó, các định hướng chiến lược phát triển kĩ thuật điều trị, nghiên cứu về sản xuất, cung ứng, phân phối thuốc và lập kế hoạch ngân sách y tế
Kĩ thuật chẩn đoán bệnh và điều trị
Không giống như các loại hàng hóa khác, dựa vào sở thích của người tiêu dùng, quá trình sử dụng thuốc được quyết định dựa vào ý kiến và chẩn đoán của thầy thuốc Do đó việc xác định nhu cầu thuốc phụ thuộc vào chất lượng và kĩ thuật chẩn đoán, điều
Trang 24trị bệnh nói chung và trình độ khả năng, chuyên môn của người cung cấp dịch vụ y tế nói riêng, đặc biệt là các y bác sĩ khám chữa bệnh
Hiệu lực điều trị của thuốc
Thời gian điều trị và số lượng thuốc sử dụng trong mỗi lần khám chữa bệnh tùy thuộc vào hiệu lực điều trị và chất lượng sản phẩm thuốc nên tác động rất lớn đến nhu cầu trong từng giai đoạn cụ thể Trình độ khoa học kĩ thuật càng phát triển sẽ dẫn đến sự ra đời của nhiều loại thuốc có hiệu lực điều trị cao hơn, hiệu quả hơn, kinh tế hơn và do đó nhu cầu thuốc về một chủng loại, mặt hàng cụ thề nào đó cũng sẽ thay đổi
Quyết định cuối cùng của người bệnh
Giá cả không đóng vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến nhu cầu tiêu thụ thuốc nhưng bên cạnh đó cũng có những tác động gián tiếp bởi sức mua của người tiêu dùng ở mỗi mức giá cả khác nhau Bên cạnh đó, mỗi người bệnh hoặc thầy thuốc đều có những thói quen, thị hiếu riêng trong khi thể hiện cách mua thuốc hoặc các yếu tố trình độ văn hóa, thu nhập trung bình và tầng lớp xã hội cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng
Yếu tố môi trường xã hội
Ngoài ra, những yếu tố thuộc mội trường xã hội cũng có tác động không nhỏ đến nhu cầu thuốc thông qua các ảnh hưởng từ nền văn hóa khác biệt, phong tục tập quán, tôn giáo và tín ngưỡng Các tác động trực tiếp từ yếu tố thiên nhiên, địa lí đến tình trạng sức khỏe của con người cũng có thể là động lực làm tăng hay giảm đáng kể nhu cầu thuốc
1.2.7 Vai trò của ngành công nghiệp dược đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Từ trước đến nay, dược tuy là một ngành công nghiệp khá nhạy cảm nhưng lại không thể thiếu và đóng vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của
Trang 25bất cứ quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là đối với những nước đang trên đà phát triển như Việt Nam
Công nghiệp dược đóng vai trò trực tiếp trong việc bảo đảm và nâng cao sức khỏe của người dân cũng chính là bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển đất nước Trong bất cứ giai đoạn phát triển nào, trong thời chiến hay thời bình, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng giữ vị trí trung tâm và do đó bảo đảm nguồn thuốc phục vụ cho việc chăm lo sức khỏe nhân dân luôn được xem là ưu tiên hàng đầu
Chi tiêu về thuốc của mỗi quốc gia chiếm một phần quan trọng trong tổng chi tiêu y tế Hiện nay, tỷ lệ này chiếm từ 7 đến 66% trên thế giới, trong đó các quốc gia đang phát triển như Việt Nam là 24% đến 66% Ngoài ra, chi tiêu về thuốc cũng chiếm một phần quan trọng trong ngân sách gia đình Chính vì thế mà tiết kiệm tiêu dùng thuốc giúp tiết kiệm ngân sách quốc gia và của mỗi gia đình Điều đó đồng nghĩa với việc ngành công nghiệp dược nếu phát triển tốt sẽ là một ngành mang lại lợi nhuận cao, tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia nói chung và giảm chi tiêu gia đình nói riêng Tầm quan trọng của phát triển công nghiệp dược càng được khẳng định hơn trong vai trò cung ứng thuốc chất lượng cao, giá cả thích hợp cho nhu cầu tiêu dùng, đồng thời chủ động được nguồn thuốc, đặc biệt trong các điều kiện thiên tai, dịch bệnh
Thêm vào đó, việc cung ứng thuốc sản xuất từ trong nước sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu từ nước ngoài, giúp tiết kiệm ngoại tệ, gia tăng sự phù hợp cho khả năng chi trả, thu nhập của nhân dân Ngoài ra, phát triển sản xuất thuốc trong nước vừa tạo thêm việc làm vừa góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách; đồng thời với những lợi thế so sánh trong một số lĩnh vực, có thể tham gia xuất khẩu, góp phần cân đối ngoại tệ và cán cân thương mại
Phát triển sản xuất thuốc trong nước trên cơ sở đẩy mạnh nghiên cứu, phát minh thuốc mới sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ cùng phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường xuất khẩu Bên cạnh những ý nghĩa kinh tế còn giải quyết cả những vấn đề xã hội như thuốc cai nghiện ma tuý, thuốc điều trị các bệnh xã hội
Trang 26giúp trả lại cho cộng đồng một lực lượng lao động lớn, giảm nguồn chi tiêu lớn cho trợ cấp
1.3 Lịch sử hình thành và phát triền ngành công nghiệp dược Việt Nam
Ngành Dược Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ khi còn sản xuất thủ công cho đến khi hội nhập công nghiệp Dược thế giới Từ đầu Thế chiến 2 (1940 -1945), để thay thế thuốc ngoại, một số nhà thuốc đã bắt đầu sản xuất biệt Dược bằng phương tiện thủ công của phòng pha chế theo đơn, thuốc sản xuất theo phương pháp cổ truyền dân tộc cũng đã được biết trong cả nước Trong kháng chiến chống Pháp, đã hình thành các xưởng Dược quân dân từ Việt Bắc đến Khu III-IV, Khu V và Nam Bộ, và trong kháng chiến chống Mỹ đã được tái lập lại tại miền Trung, miền Ðông và miền Tây Nam Bộ và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết chiến tranh (1975)
Các giai đoạn phát triển của ngành Dược Việt Nam:
- Giai đoạn 1975 – 1990: Ngành Dược Việt Nam trong giai đoạn thời bao cấp
Ngành dượ c Việt Nam giai đoạn này chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, sản xuấtkhông đáng kể Mức tiêu thụ bình quân thuốc trên đầu người thời kỳ này đạt vào khoảả1USD/năm Do thuốc trong thời kỳ này khan hiếm nên tiêu chuẩn chất lượng thuốc trong sử dụng chưa được chú trọng
- Giai đoạn 1991-2005: Ngành Dược bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện sự
chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường Các xí nghiệp, công ty nhà nước trong ngành được thay đổi cơ cấu tập trung, cổ phần hóa đầu tư sản xuất, đầu tư vào chiều sâu, nâng cấp để thực hiện các quy định về thực hành tốt sản xuất GMP Số lượng thuốc được sản xuất ngày càng nhiều, từ 175 hoạt chất (năm 1997) lên đến 384 hoạt chất (năm 2002) Cơ quan quản lý cấp cao của ngành Dược là Cục Quản Lý Dược thành lập Luật Dược cũng được ban hành, làm cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh toàn
Trang 27bộ hoạt động trong lĩnh vực Dược để ngành Dược Việt Nam được hoạt động trong một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ
- Giai đoạn 2006-2007: Ngành Dược tiếp tục phát triển với tốc độ cao, khoảng
20%/năm Việt Nam gia nhập WTO mang lại những thuận lợi cũng như khó khăn cho ngành Dược Năm 2006 -2007, ngành Dược đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển Đây cũng là giai đoạn mà các công ty Dược phẩm đã đạt được chứng nhận GMP ASEAN đẩy mạnh đầu tư GMP-WHO Việt Nam gia nhập WTO có những ảnh hưởng nhất định đến ngành Dược Bên cạnh những thuận lợi về môi trường đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, đón một lượng vốn đầu tư lớn, có cơ hội lựa chọn nguồn nguyên liệu đa dạng với chi phí hợp lý,…, ngành Dược phải đối đầu với không ít khó khăn như: năng lực cạnh tranh yếu, thiếu hiểu biết các quy định về sở hữu trí tuệ; thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ; đối mặt với các doanh nghiệp Dược phẩm nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng khi chính phủ cam kết giảm thuế suất thuế nhập khẩu; nới lỏng chính sách với các doanh nghiệp nước ngoài
- Giai đoạn 2008-2009: Ngành Dược Việt Nam có những chuẩn bị và chủ động
hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm đảm bảo cung cấp đủ thuốc có chất lượng và an toàn Ngành dượ c Việt Nam đang bước vào thời kỳ cạnh tranh theo các nguyên tắc cạnh tranhcơ bản kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc “đổi mới”, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá - tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng
Sau hơn 20 năm phát triển trong môi trường cạnh tranh, có thể khẳng định thị trường Dược Việt Nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường với các đặc thù riêng của một ngành kinh doanh đặc biệt Điều này cũng có nghĩa là các nguyên tắc và quy luật cạnh tranh đã từng bước phát huy tác dụng và ngày càng đóng vai trò chi phối trên thị trường
Trang 28
1.4 Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp dược của một số nước trên thế giới
Dược phẩm là một ngành công nghiệp không những đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của một đất nước mà còn mang một ý nghia đặc biệt đối với việc đảm bảo sự phát triển xã hội Vì vậy mà ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp dược luôn là mối quan tâm được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu và triển khai với mui nhọn là công nghệ sinh học
Một trong những quốc gia có thể nói là đáng chú ý nhất với vị thế dẫn đầu thế giới về các thành tựu trong linh vực y học chính là Mỹ Đất nước này có ngành công nghiệp hóa dược rất phát triển và dẫn đầu thị trường dược phẩm thế giới nhờ vào khả năng sáng tạo và những nguồn đầu tư khổng lồ cho việc nghiên cứu, phát triển ra những loại thuốc mới Những thống kê gần đây cho thấy, Mỹ nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ của một tỷ lệ rất lớn các loại thuốc mới và chiếm hơn 80% hoạt động nghiên cứu phát triển hóa dược trên thế giới Ngoài ra, hiện nay, họ đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng nhiều loại thuốc mới tiềm năng hơn tất cả các quốc gia trên thế giới cộng lại
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ngành công nghiệp dược thế giới cũng đã chứng kiến những thay đổi bởi đóng góp đáng kể của các quốc gia khác bên cạnh Mỹ như Trung Quốc và Ấn Độ Điển hình là, trong năm 2006, hơn 5 phần trăm của tất cả các ứng dụng bằng sáng chế dược phẩm toàn cầu mang tên một nhà phát minh hoặc nằm ở Ấn Độ và nhiều hơn 8 phần trăm mang tên một nhà phát minh hoặc tại Trung Quốc Những con số này có thể nhỏ, nhưng họ đại diện cho một sự gia tăng gấp bốn lần từ năm 1995
Ngành dược phẩm Trung Quốc hiện nayluôn phải đối mặt với thách thức chủ yếu đó là áp lực về giá thành sản xuất lớn do gía các loại nguyên liệu tăng và căng thẳng về nguồn cung cấp năng lượng Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các chính sách trong nước, ngành công nghiệp này đã bắt đầu hồi phục từ năm 2007 Theo số liệu của Hiệp Hội
Trang 29thương mại dược phẩm Trung quốc CAPC giá trị công nghiệp dược phẩm năm 2007 đạt 693 tỷ NDT tăng 25,1% so với năm 2006, doanh thu đạt 639 tỷ NDT, tăng 29.9% và lợi nhuận đạt 63 tỷ NDT, tăng 55,6% Trong 6 tháng đầu năm 2008 ngành công nghiệp này tiếp tục tăng trưởng mạnh với sản lượng tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước Ngoài ra Trung Quốc còn có thế sản xuất nhiều loại nguyên liệu làm thuốc có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới Sản xuất các loại nguyên liệu hóa dược đạt 1,13 triệu tấn, tăng 6,2%, các loại thuốc pha chế đạt 0,61 triệu tấn, tăng 21,7% so với 2007 Có thể nói, Trung Quốc đạt được những tiến bộ và thành tựu như hiện nay là do có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, đẩy mạnh nghiên cứu triển khai và hơn hết là định hướng phát triển ngành công nghiệp dược với sự hỗ trợ chặt chẽ của công nghệ sinh học Công nghệ sinh học có thể trở thành ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất tại Trung Quốc trong vòng 15 năm tới, với các khoản đầu tư ngày càng được mở rộng Trung Quốc hiện có 200 phòng thí nghiệm chuyên về nghiên cứu công nghệ sinh học do ngân sách nhà nước tài trợ, cùng 500 công ty có liên quan đến lĩnh vực này.Trong nhiều thập kỷ qua, chính quyền Trung Quốc đã đầu tư 15 tỷ nhân dân tệ (1,8 tỷ USD) vào phát triển công nghệ sinh học, trong đó sẽ dành ưu tiên để thúc đẩy các hoạt động sáng tạo trong thời gian dài Ý nghĩa của lĩnh vực này gắn liền với các đột phá trong nghiên cứu gen, thực phẩm biến đổi gen, vaccine và hiện đại hoá nền y học truyền thống của Trung Quốc Bên cạnh đó, sự chuyển dịch sản xuất của các công ty đa quốc gia cũng đang hỗ trợ cho sự phát triển của ngành dược phẩm Trung quốc Nhiều công ty nước ngoài đã bắt đầu tin tưởng vào các đối tác Trung quốc Pfizer đã ký hợp đồng sản xuất các loại hóc môn với Tập đoàn dược phẩm Thượng Hải trong khi AstraZeneca đã dừng sản xuất nguyên liệu để mua từ Trung quốc và Ấn Độ Một số công ty nước ngoài khác như Merck và Daiichi cũng đã thiết lập quan hệ hợp tác với đối tác Trung quốc Trong 5 đến 10 năm tới ngành dược phẩm Trung quốc sẽ chú trọng đến các sản phẩm hóa dược cùng với sự bổ trợ của các loại thuốc cổ truyền dân tộc và các sản phẩm sinh học
Trang 30Ngoài ra sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp dược Ấn Độ cũng là một sự đáng chú ý.Ngành công nghiệp này đã tăng trưởng rất nhanh chóng từ doanh thu chỉ có 0,3 tỷ USD năm 1980 lên 19 tỷ USD năm 2008 - 2009 Ấn Độ xếp 3 về sản xuất dược phẩm trên thế giới, chiếm 10% tổng sản lượng toàn cầu và xếp thứ 14 về trị giá, chiếm 1,5% tổng trị giá toàn cầu Sở dĩ trị giá của ngành này thấp so với sản lượng vì chi phí và giá bán sản phầm tại Ấn Độ thấp hơn từ 5 - 50% so với các nước phát triển Xuất khẩu là một trong những động lực chính thúc đẩy ngành này tăng trưởng mạnh trong những năm qua Hiện nay, sản phẩm của Ấn Độ được xuất khẩu đến trên 200 nước trên thế giới, nhưng chủ yếu là các thị trường Mỹ và Tây Âu Ngành công nghiệp sử dụng 340.000 lao động cùng với khoảng 400.000 bác sỹ và 300.000 dược sỹ Có khoảng 250 công ty lớn và khoảng 8.000 công ty quy mô nhỏ là nòng cốt của ngành công nghiệp dược phẩm ở Ấn Độ (bao gồm 5 đơn vị Trung ương khu vực công) Trong đó, các đơn vị này sản xuất hoàn chỉnh các công thức dược phẩm và thành phẩm thuốc sẵn sàng cho tiêu dùng Có thể nói, các công ty quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kích thích, hỗ trợ cho ngành công nghiệp dược Ấn Độ phát triển năng động trong 53 năm qua và đưa Ấn Độ lên bản đồ dược phẩm thế giới Bên cạnh đó, dựa vào trình độ công nghệ phát triển mạnh mẽ và hoàn toàn tự lực cánh sinh, ngành công nghiệp dược phẩm ở Ấn Độ còn có các thuận lợi trên lĩnh vực này là chi phí sản xuất thấp, chi phí R & D thấp, nguồn nhân lực khoa học sáng tạo, các phòng thí nghiệm quốc gia hoạt động mạnh mẽ, hiệu quả và số dư cán cân thương mại ngày càng tăng Qua đó, có thể thấy ngành công nghiệp dược phẩm Ấn Độ, với tài năng khoa học phong phú và khả năng nghiên cứu, được hỗ trợ bởi chế độ sở hữu trí tuệ cũng là một trong những động lực góp phần thiết lập vị trí Ấn Độ trên thị trường quốc tế
Trang 31Tổng kết chương 1
Như vậy, nội dung được đề cập đến trong chương 1 đã đưa ra một cách tổng quan những cơ sở lí luận về thị trường và dược phẩm nhằm tạo nền tảng logic cho những nội dung được đề cập ở chương hai và ba Qua đó, có thể thấy, dược phẩm là một ngành công nghiệp hết sức nhạy cảm và đặc biệt so với các ngành công nghiệp khác, nó có những đặc thù riêng biệt, vai trò ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của cả nền kinh tế và xã hội Đó là lí do tại sao mà việc tìm hiểu những bài học kinh nghiệm của ngành công nghiệp dược các nước trên thế giới nói chung và sự hình thành phát triển công nghiệp dược ở Việt Nam nói riêng rất cần thiết đồng thời góp phần tạo tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng ngành công nghiệp dược nước nhà, phân tích những tồn tại yếu kém và từ đó dưa ra những giãi pháp kiến nghị cho giai đoạn tương
lai
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÁC CÔNG TY DƯỢC VIỆT NAM
Chương 1 đã trình bày những cơ sở lý thuyết vể thuốc và ngành Dược Tống quan ngành Dược Việt Nam về lịch sử hình thành, và các yếu tố tác động đến ngành để có cái nhìn tổng quan trước khi bước vào nghiên cứu sâu hơn ở chương này Trong chương 2 này sẽ tập trung nghiên cứu về thị trường thuốc Việt Nam, nhu cầu và chi tiêu cho Dược phẩm của người tiêu dùng, xác định nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Dược Việt Nam, phân tích hoạt động sản xuất và phân phối của các doanh nghiệp Dược hiện nay, đây cũng là hai phần nghiên cứu chính của chương
2.1 Tổng quan về thị trường thuốc Việt Nam
Trong những năm gần đây ngành Dược nước ta phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, càng ngày càng thể hiện rõ nét vị thế là một trong những ngành quan trọng của đất nước Sự tăng trưởng của ngành gắn liền sự gia tăng không ngừng cả về số lượng lẫn chất lượng trong nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân
Cùng với sự gia tăng dân số và thu nhập đầu người, các khoản chi tiêu cho dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho Dược phẩm không ngừng gia tăng, là động lực thúc đẩy ngành sản xuất Dược trong nước phát triển mạnh mẽ Trong giai đoạn từ năm 2001-2008, giá trị tiêu thụ thuốc đạt mức bình quân khoảng 19%
Bảng 2.1: Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong năm
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng
trị giá
472.356 525.807 608.699 707.535 817.396 956.353 1.136.353 1.425.657
(Cục quản lý Dược)
Trang 33Nếu như năm 2002 giá trị tiền thuốc sử dụng là 525.807 triệu đô, tăng khoảng 15% so với năm 2001 thì những năm tiếp theo đã co bước tăng vượt bậc Năm 2005 giá trị sản xuất trong nước là 395,157 triệu đô, đến năm 2006 giá trị này tăng lên 475,403 triệu đô, đạt tỉ lệ tăng 20% Đến năm 2007 con số này tiếp tục tăng lên 600.63 triệu đô, tăng 26.34% so với năm 2006 Từ năm 2007 đến 2008 giá trị sản xuất thuốc trong nước đạt 715.435 triệu đô, tăng số lượng thuốc sử dụng là 25%
Hình 2.1: Bình quân tiền thuốc trên đầu người trong năm (USD)
Nguồn: Cục Quản lý Dược
Nếu như năm 2001 việc chi tiêu cho tiền thuốc theo đầu người mới chỉ ở mức 6 đô la Mỹ, thì năm 2008 con số này đã lên tới 16,45 đô la Mỹ, tăng gần gấp 3 lần năm 2002 Như vậy có thể kết luận rằng việc gia tăng lượng thuốc sử dụng không chỉ do dân số tăng cao mà còn do chi tiêu tiền thuốc trên đầu người tăng lên trong những năm gần đây Điều này càng chứng tỏ một cách rõ nét sự quan tâm nhiều hơn của người dân đến việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình Nếu so sánh với phần thu nhập tăng thêm, chúng ta cũng nhận thấy rằng người dân đang có xu hướng chi tiêu ngày càng nhiều hơn cho Dược phẩm Và tính cho đến nay, cứ mỗi USD thu nhập tăng thêm
Trang 34(khoảng 17.000 VND) thì người Việt Nam đã trích ra thêm khoảng 1 cent (khoảng 170 đồng) cho tiền thuốc - tức khoảng 1% phần tăng thêm của thu nhập
2.2 Nguyên vật liệu sản xuất thuốc
2.2.1 Những nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất Dược trong nước
2.2.1.1 Nguồn nguyên vật liệu trong nước
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng với khoảng 10.350 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn hai nghìn loài tảo Kết quả điều tra, cả nước ghi nhận được 3.948 loài thực vật và nấm lớn có thể sử dụng làm thuốc, trong đó có hàng chục loại có giá trị chữa bệnh cao Tổng sản lượng Dược liệu ở Việt Nam hằng năm ước tính khoảng từ ba đến năm nghìn tấn Tuy nhiên, thực tế cho thấy đến nay các vùng phân bố tự nhiên của cây thuốc bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác một cách cạn kiệt Nhiều vùng rừng có cây thuốc phong phú nay đã hoàn toàn bị phá bỏ, như khu vực núi Hàm Rồng (Sa Pa, Lào Cai); Cao nguyên An Khê (thuộc hai tỉnh Gia Lai và Bình Ðịnh) Nguồn Dược liệu thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ, nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng Bên cạnh đó, nhiều địa phương có đầy đủ các điều kiện để trồng trọt Dược liệu có giá trị cao, nhưng do cách làm manh mún, tự phát, thiếu liên kết và thị trường Dược liệu không ổn định nên việc phát triển các vùng Dược liệu hiện nay gặp nhiều khó khăn Chính sách bảo tồn nguồn gien, nhất là các cây quý còn quá ít
Hiện nay, chỉ một số cơ sở sản xuất Dược liệu mới sử dụng nguồn nguyên vật liệu có sẵn trong nước Còn đa phần các doanh nghiệp sản xuất tân Dược chỉ sử dụng một số lượng ít ỏi lượng nguyên vật liệu được trồng và chế biến trong nước Các loại nguyên liệu này chỉ là những nguyên liệu phụ dùng để bổ sung và giá trị rất thấp so với nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài
Trang 35Để hạn chế sự phục thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nước ta cũng đã có một số cơ sở trồng trọt Dược liệu đạt tiêu chuẩn VietGAP, nhiều đơn vị đang triển khai áp dụng nguyên tắc "thực hành tốt trồng trọt, thu hái cây thuốc" Bên cạnh đó cũng có những cơ sở chế biến thực hiện việc thu mua Dược liệu, lo đầu ra cho các hộ trồng trọt, kết hợp các hoạt động tập huấn quy trình kỹ thuật, cung cấp giống cây trồng, phân bón cho nhà nông, hình thành các vùng Dược liệu trọng điểm nhằm phục vụ cho việc sản xuất thuốc trong nước và tạo tiềm năng phát triển cho ngành Dược trong thời gian tới
Ngoài nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất thuốc, còn phải kể đến nhà cung cấp bao bì trong nước Ngành sản xuất bao bì ngày càng phát triển giúp đảm bảo chất lượng thuốc sản xuất trong một thời gian dài, tránh những hư hại từ môi trường gây mất tác dụng hoặc gây tác dụng phụ cho người tiêu dùng Hiện nay, các doanh nghiệp Dược rất quan tâm lựa chọn nhà cung cấp bao bì chất lượng cao Một số doanh nghiệp Dược còn tự xây dựng cơ sở sản xuất bao bì cho mình nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp
2.2.1.2 Nguồn nguyên vật liệu nước ngoài
Do ngành công nghiệp hóa Dược của Việt Nam còn hạn chế, nên đến 90% - 95% nguyên liệu cho sản xuất thuốc hiện nay phải nhập khẩu Trong thời gian gần đây, nhà nước đã đẩy mạnh nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích để thúc đẩy việc sản xuất thuốc của các doanh nghiệp nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu thị trường, hạn chế lượng thuốc thành phẩm vào nước ta Trong khi các doanh nghiệp đầu tư nâng cao dây chuyền sản xuất, trang thiết bị hiện đại để gia tăng số lượng và chất lượng thuốc phục vụ thị trường, nhưng nhà nước ta lại chưa chú trọng quan tâm phát triển các khu vực trồng và nhà máy chế biến nguyên vật liệu khiến nguồn cung ứng thiếu thốn Do đó, các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài gây nhiều bất lợi trong việc cạnh tranh về chất lượng và giá cả với các doanh nghiệp nước ngoài đồng thời gây nhiều rủi ro cho nền kinh tế và đời sống xã hội do phải phụ thuộc phần lớn
Trang 36vào lượng đầu vào nhập khẩu này Có thể nói, doanh nghiệp sản xuất Dược hiện nay đa phần chỉ là doanh nghiệp “nấu cao”, nghĩa là nhập khẩu các nguyên phụ liệu làm thuốc từ nước ngoài về, sau đó trộn với nhau, bổ sung thêm một số tá Dược thông thường rồi dập viên hoặc vô nang để bán ra thị trường
Các Dược liệu được nhập chủ yếu là nguyên liệu kháng sinh, vitamin và chiếm trên 80% giá trị nhập khẩu.Việc hầu hết các loại thuốc đặc trị trong nước phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài cũng là một rủi ro tiềm tàng cho nền kinh tế
Hình 2.2: Các loại nguyên liệu nhập
(Nguồn: Tạp chí thương mại) Các trong các nước thì Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia chiếm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu Dược nhiều nhất vào Việt Nam, với tỷ trọng tương ứng là 25% và 21% (tính trong năm 2008) Trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn đang chủ yếu sản xuất các dòng thuốc phổ thông, do đó sử dụng nhiều các loại Dược liệu giá rẻ và vốn là mặt hàng chủ lực của hai quốc gia này
Trang 37Hình 2.3: Các quốc gia Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu dược
(Nguồn: Tạp chí thương mại) Với việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, ngành Dược Việt Nam đang gặp một số rủi ro như rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá cả nguyên liệu, rủi ro chất lượng nguyên liệu và rủi ro thương mại
Rủi ro tỷ giá: Năm 2008, hầu hết các doanh nghiệp Dược đều phải gánh chịu những khoản lỗ do tỷ giá biến động tăng đột biến Chúng tôi nhận thấy, cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp Dược vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nào để phòng tránh rủi ro biến động tỷ giá trong tương lai
Rủi ro biến động giá nguyên vật liệu: Năm 2008, các nguyên liệu nhập khẩu chính như kháng sinh tăng trung bình 2% (đặc biệt Cephalexin Bp có giá trị nhập khẩu cao đã tăng giá đến 11,7%), vitamin tăng 34% và nguyên liệu của thuốc giảm đau, hạ sốt tăng 80% Ðây là nguyên nhân chính gây ra những điều chỉnh mạnh về giá thuốc trên thị trường Việt Nam năm qua
Trang 38 Rủi ro chất lượng Dược liệu: Thị trường Trung Quốc với hàng giá rẻ lại luôn tiềm ẩn rủi ro về tình trạng hàng kém chất lượng; tuy nhiên đây là một rủi ro hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu các doanh nghiệp trong nước kiểm soát và tuân thủ chặt chẽ các quy trình kiểm tra nghiệm thu chất lượng
2.2.2 Thực trạng sử dụng nguồn nguyên vật liệu ở các công ty Dược Việt Nam
Theo kết quả báo cáo, doanh nghiệp Dược phẩm 2/9 nguồn cung ứng nguyên vật liệu
dùng cho sản xuất thuốc chủ yếu được nhập khẩu từ các nhà sản xuất lớn từ các nước như: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, CH Sec, Trung Quốc, Ấn Độ đạt tiêu chuẩn GMP, ISO và có uy tín trên thế giới như: Johson Matthey (Anh), Givaudan, Aventis, Rhodia, SPI Pharm, Orgasyth, Roquette (Pháp), The Nutrasweet (Mỹ), DSM Nutritional (Đức), Western Drugs, Sri Krishna, Amoli organics, Vasudha Pharm, Virchows, Jayco chemicals, Supriya (Ấn Độ), Precheza (CH Sec), Shanghai, Zhejiang Tianxin, Hangzhou minshang, Sichuan Xieli, Jiangxi Ganjiang, Zhejiang Jingan, Zhejiang Zhenyan, Formstand, Dong Gang, North China, Hubei, Hubei Tianmen, Xiang fan goto, Shandong Xinhlia, North East, Jiangsu Jiangshan (Trung Quốc)
Ngoài ra, nguồn nguyên liệu trong nước được cung cấp bởi các công ty có uy tín trong ngành Dược trong nước như: Công ty Dược Sài Gòn, Công ty cổ phần đường Biên Hòa, Công ty cổ phần Y Dược phẩm VIMEDIMEX, công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long, Công ty TNHH Nam Long Phát, Công ty TNHH Oai Hùng, công ty cổ phần Bao Bì Sài Gòn, công ty cổ phần Thủy tinh Hưng Phú Đối với nguyên vật liệu sản xuất trong nước tại công ty 2/9 chỉ chiếm khoảng 15% nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm, bao gồm:
Bảng 2.2: Danh mục nguyên vật liệu trong nước chính
Trang 39BỘT DIỆP HẠ CHÂU Trung tâm nghiên cứu bảo tồn & Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười
BỘT NADYGAN Trung tâm nghiên cứu bảo tồn & Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười
KALI CLORID Công ty cổ phẩn Hóa Dược Việt Nam
Tại doanh nghiệp Dược Hậu Giang, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất cũng được
nhập khẩu là chủ yếu Nguồn nguyên liệu này được nhập từ các nhà sản xuất lớn, đạt tiêu chuẩn GMP và ISO và có uy tín trên thế giới như: Mallinckrodt INC (Mỹ), ACS Dobfar (Italia), Antibioticos SA (Tây Ban Nha), Moehs Catalana SA (Tây Ban Nha), và các nhà cung cấp nổi tiếng khác ở các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc Hiện nay, Dược Hậu Giang là đối tác tiêu thụ Paracetamol lớn nhất tại Việt Nam của Công ty Mallinckrodt INC - nhà cung ứng Paracetamol của Mỹ lớn nhất thế giới
Bảng 2.3: Nguồn cung cấp nguyên liệu, hoạt chất chính NGUYÊN LIỆU, HOẠT
CHẤT NHÀ SẢN XUẤT NƯỚC SẢN XUẤT
Acetyl cysteine Moehs Catalana SA Tây Ban Nha Alimemazine tartrate Pcas Site De Seloc Pháp
Antibioticos SA Tây Ban Nha Amoxycillin trihydrate
Trang 40NGUYÊN LIỆU, HOẠT
CHẤT NHÀ SẢN XUẤT NƯỚC SẢN XUẤT
Cefuroxime axetil
Codein (base, phosphate) Sanofi Chimie Pháp
(Nguồn: Dược Hậu Giang) Ngoài ra, để đảm bảo cung ứng bao bì kịp thời, đúng yêu cầu cho các loại sản phẩm của Công ty với kỹ thuật và chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá thành thấp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, Dược Hậu Giang đã tổ chức xây dựng Xưởng Bao bì cho riêng mình Xưởng Bao bì của Công ty được đầu tư với quy mô lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất của Công ty mà còn in gia công cho khách hàng bên ngoài góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty Doanh thu từ in gia công bao bì mỗi năm trên 1,3 tỷ đồng, mang lại lợi nhuận trung bình 430 triệu đồng/năm
2.3 Thực trạng hoạt động sản xuất của các công ty Dược Việt Nam 2.3.1 Sự tăng trưởng trong sản xuất thuốc
Trước nhu cầu sử dụng Dược phẩm ngày càng tăng của thị trường đã thúc đẩy ngành sản xuất Dược đẩy mạnh sản xuất và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận