MỤC LỤC
Bên cạnh những thuận lợi về môi trường đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, đón một lượng vốn đầu tư lớn, có cơ hội lựa chọn nguồn nguyên liệu đa dạng với chi phí hợp lý,…, ngành Dược phải đối đầu với không ít khó khăn như: năng lực cạnh tranh yếu, thiếu hiểu biết các quy định về sở hữu trí tuệ; thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ; đối mặt với các doanh nghiệp Dược phẩm nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng khi chính phủ cam kết giảm thuế suất thuế nhập khẩu; nới lỏng chính sách với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngành dượ c Việt Nam đang bước vào thời kỳ cạnh tranh theo các nguyên tắc cạnh tranhcơ bản kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc “đổi mới”, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá - tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.
Có thể nói, Trung Quốc đạt được những tiến bộ và thành tựu như hiện nay là do có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, đẩy mạnh nghiên cứu triển khai và hơn hết là định hướng phát triển ngành công nghiệp dược với sự hỗ trợ chặt chẽ của công nghệ sinh học. Trung Quốc hiện có 200 phòng thí nghiệm chuyên về nghiên cứu công nghệ sinh học do ngân sách nhà nước tài trợ, cùng 500 công ty có liên quan đến lĩnh vực này.Trong nhiều thập kỷ qua, chính quyền Trung Quốc đã đầu tư 15 tỷ nhân dân tệ (1,8 tỷ USD) vào phát triển công nghệ sinh học, trong đó sẽ dành ưu tiên để thúc đẩy các hoạt động sáng tạo trong thời gian dài. Có thể nói, các công ty quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kích thích, hỗ trợ cho ngành công nghiệp dược Ấn Độ phát triển năng động trong 53 năm qua và đưa Ấn Độ lên bản đồ dược phẩm thế giới.
Bên cạnh đó, dựa vào trình độ công nghệ phát triển mạnh mẽ và hoàn toàn tự lực cánh sinh, ngành công nghiệp dược phẩm ở Ấn Độ còn có các thuận lợi trên lĩnh vực này là chi phí sản xuất thấp, chi phí R & D thấp, nguồn nhân lực khoa học sáng tạo, các phòng thí nghiệm quốc gia hoạt động mạnh mẽ, hiệu quả và số dư cán cân thương mại ngày càng tăng. Qua đó, có thể thấy ngành công nghiệp dược phẩm Ấn Độ, với tài năng khoa học phong phú và khả năng nghiên cứu, được hỗ trợ bởi chế độ sở hữu trí tuệ cũng là một trong những động lực góp phần thiết lập vị trí Ấn Độ trên thị trường quốc tế.
Trong chương 2 này sẽ tập trung nghiên cứu về thị trường thuốc Việt Nam, nhu cầu và chi tiêu cho Dược phẩm của người tiêu dùng, xác định nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Dược Việt Nam, phân tích hoạt động sản xuất và phân phối của các doanh nghiệp Dược hiện nay, đây cũng là hai phần nghiên cứu chính của chương. Rủi ro chất lượng Dược liệu: Thị trường Trung Quốc với hàng giá rẻ lại luôn tiềm ẩn rủi ro về tình trạng hàng kém chất lượng; tuy nhiên đây là một rủi ro hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu các doanh nghiệp trong nước kiểm soát và tuân thủ chặt chẽ các quy trình kiểm tra nghiệm thu chất lượng. (Nguồn: Dược Hậu Giang) Ngoài ra, để đảm bảo cung ứng bao bì kịp thời, đúng yêu cầu cho các loại sản phẩm của Công ty với kỹ thuật và chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá thành thấp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, Dược Hậu Giang đã tổ chức xây dựng Xưởng Bao bì cho riêng mình.
- Triển khai thực hiện Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT và Quyết định số 12/2007/QĐ- BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc áp dụng thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc (GPP) và Thực hành tốt phân phối thuốc (GDP) trong hệ thống kinh doanh Dược phẩm, ngành Dược Việt Nam đã có đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật (Gồm có GMP, GLP, GSP, GDP, GPP) để quản lý toàn diện chất lượng thuốc, kể từ nguyên liệu đầu vào cho tới khi thuốc tới tay người bệnh. - Phối hợp với Vụ KHĐT sửa đổi, bổ sung Quyết định số 01/2007/QĐ-BYT về yêu cầu thử lâm sàng đối với thuốc đăng ký lưu hành ; Xây dựng Quy chế về yêu cầu thử tương đương sinh học và sinh khả dụng của thuốc ; Hoàn thiện để ban hành Danh mục thuốc không kê đơn, góp phần hoàn thiện các quy định liên quan tới việc quản lý các thuốc kê đơn và không kê đơn của Bộ Y tế.
Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hoá và áp lực của hội nhập WTO, đặc biệt là việc mở cửa thị trường xuất nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài xuất nhập khẩu và quyền bán lẻ của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì trong thời gian không xa khi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia sân chơi sẽ có sự cạnh tranh rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Dược hiện nay đang nỗ lực không ngừng để nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân thông qua việc sản xuất và phân phối sản phẩm chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu thị trường, đồng thời thực hiện các chiến lược quảng bá hiệu quả để giành được sự chú ý của người tiêu dùng và thay đổi cái nhìn về Dược phẩm thương hiệu Việt trong mắt người tiêu dùng. Có thể nói, Dược Hậu Giang là đơn vị đi đầu trong ngành Dược về công tác xây dựng thương hiệu Công ty thông qua các chương trình PR và xây dựng các nhãn hàng thông qua các chương trình truyền thông, quảng cáo, PR, hội thảo, ngày hội giới thiệu sản phẩm và các họat động cộng đồng, tạo nền tảng cho thương hiệu Dược Hậu Giang ngày càng phát triển vững chắc.
Nhà nước thiết lập những định hướng nhằm phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng phát triển, quy hoạch từng vùng trồng dược liệu đồng thời giữ vai trò trung tâm xây dựng các cơ chế chính sách thông thoáng, tạo điều kiện tốt nhất cho "ba nhà": Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nhà nông liên kết chặt chẽ phát triển những sản phẩm dược liệu hiệu quả; trong đó, quy hoạch hệ thống các cơ sở sản xuất, vùng nguyên liệu gắn liền với xúc tiến đầu tư, quy hoạch, sắp xếp hệ thống phân phối, hệ thống kiểm tra, giám sát về giá, chất lượng, tính cạnh tranh.
Theo số liệu từ Cục Sở hữu trí tuệ thì từ năm 2000 đến năm 2008, cả nước có 13 bằng độc quyền sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm, trong khi nước ngoài có tới 1.198 bằng độc quyền sáng chế được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.Việc đầu tư nghiên cứu phát triển dược ở Việt Nam còn quá thấp, các công ty chủ yếu đầu tư sản xuất các loại thuốc generic. Bên cạnh đó, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ vốn, hỗ trợ lãi suất giúp doanh nghiệp đầu tư đúng đăn cho công nghệ, hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp để các doanh nghiệp dược Việt Nam phát triển hơn tiến tới hội nhập thị trường dược quốc tế. Để có thể quản lý tốt việc quảng cáo thuốc của các doanh nghiệp, đồng thời tránh được việc các doanh nghiệp lợi dụng các hình thức quảng cáo thuốc để tiến hành gian lận, Nhà nước nên mở một trung tâm trưng bày và giới thiệu thuốc của các doanh nghiệp.
Trung tâm này vừa tạo cầu nối giữa nhà sản xuất với khách hàng, vừa giúp Nhà nước quản lý chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất tốt hơn, vừa giúp các doanh nghiệp sản xuất lựa chọn được nhà phân phối phù hợp cho mình. Bộ Y tế cần có những chính sách quản lý chất lượng thuốc lưu thông, kiểm soát số lượng thuốc lưu thông, có thể áp dụng thời hạn lưu thông của thuốc khi thuốc mới được đăng ký nhằm làm giảm số lượng thuốc trùng lắp giữa các doanh nghiệp.